You are on page 1of 6

Vấn đề 1: Một số vấn đề chung của LQT:

I. Khái niệm:
1. Định nghĩa:
- Nhà nước ra đời để thực hiện 2 chức năng:
+ Đối nội: thực hiện các chức năng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, điều chỉnh các
quan hệ giữa các cá nhân và pháp nhân, giữa cá nhân với nhà nước trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia => Sử dụng hệ thống PL quốc gia.
+ Đối ngoại: quan hệ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế => sử dụng hệ thống PL
quốc tế.
- Định nghĩa: là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm PL do các quốc gia và các chủ
thể khác của Luật Quốc Tế thỏa thuận xây dựng dựa trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể
đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
2. Các đặc trưng cơ bản:
a) Đối tượng điều chỉnh:
- Chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chính phủ, không điều chỉnh
các mối quan hệ giữa cá nhân và pháp nhân có yếu tố nước ngoài.
VD: Người VN kết hôn với người nước ngoài, doanh nghiệp VN ký kết hợp đồng
với doanh nghiệp nước ngoài đều không thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT mà
thuộc đối tượng điều chỉnh của LHNGD, Luật thương mại ở mục có yếu tố nước
ngoài.
Chú ý: Trong một số trường hợp đặc biệt thì cá nhân hay pháp nhân có quyền tham
gia vào QHPL Luật Quốc Tế.
VD: Trong liên minh EU cho phép cá nhân có quyền khởi kiện các quốc gia, chẳng
hạn khi quốc gia đó không đảm bảo quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên cá
nhân hay pháp nhân đó không được coi là chủ thể của LQT.
b) Chủ thể:
- Một thực thể được coi là chủ thể của LQT nếu thỏa mãn các yếu tố:
+ Có tham gia vào các quan hệ PL quốc tế.
+ Có quyền và nghĩa vụ gánh vác nghĩa vụ quốc tế một cách độc lập.
+ Có khả năng gánh vác các trách nhiệm pháp lý quốc tế phát sinh từ chính hành
vi của chủ thể đó.
- Chủ thể của LQT bao gồm:
+ Các quốc gia.
+ Các tổ chức liên chính phủ.
+ Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết.
+ Một số chủ thể đặc biệt: Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Tòa thánh Vatican, .....
c) Chủ thể là quốc gia:
- Là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật Quốc Tế.
- Một thực thể được coi là 1 quốc gia khi có đủ 4 yếu tố:
+ Có lãnh thổ xác định.
+ Có dân cư ổn định.
+ Có bộ máy quyền lực nhà nước ( Chính phủ ).
+ Có khả năng độc lập khi tham gia vào các QHPLQT.
- Là thuộc tính chính trị, pháp lý tưj nhiên, vốn có của quốc gia , bao gồm quyền
tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập trong QHQT.
- Tức là khi đã là quốc gia thì sẽ có chủ quyền, được thực hiện 2 khía cạnh:
+ Quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ: quốc gia có toàn quyền thiết lập thể chế
chính trị, chế độ xã hội, có toàn quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi
lãnh thổ của mình mà không bị các quốc gia khác tác động.
+ Quyền độc lập trong QHQT: có toàn quyền trong việc quyết định sẽ quan hệ với
ai, ký kết các ĐƯQT nào, ở lĩnh vực nào, mức độ đến đâu, .... hoàn toàn chỉ phụ
thuộc vào ý chí quốc gia đó mà không bị tác động của bên ngoài.
Chú ý: Chủ quyền dân tộc là khái niệm hẹp hơn so với chủ quyền quốc gia, chủ
quyền dân tộc là việc dân tộc tự quyết định vận mệnh của mình ( 1 quốc gia gồm
nhiều dân tộc ).
Chú ý: Đài Loan kh phải là quốc gia vì Đài Loan kh có lãnh thổ xác định (về mặt
pháp lý thì đảo Đài Loan vẫn thuộc về Trung Quốc), mặc dù có đủ 3 yếu tố còn lại.
Chú ý: Đôi khi vẫn gặp phải thông tin “Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới”, tuy
nhiên thực chất Vatican kh phải là 1 quốc gia.
+ Không có lãnh thổ xác định vì vẫn thuộc Italia.
+ Dân cư không ổn định vì khi 1 người từ quốc gia khác đến Vatican làm việc ( VD
mục đích tôn giáo ) thì ngay lập tức họ đc cấp quốc tịch Vatican trong khi vẫn còn
quốc tịch cũ và khi kết thúc công việc, họ rời đi thì ngay lập tức cũng không còn
quốc tịch Vatican.
+ Không có bộ máy quyền lực NN, mà chỉ có các thiết chế tôn giáo.
=> Tuy nhiên Vatican vẫn có tư cách độc lập khi tham gia vào các QHPLQT.
Chú ý: Vấn đề công nhận quốc gia.
- Hiện vẫn còn tranh luận về việc 1 thực thể có đủ 4 yếu tố mà khong được các
quốc gia khác công nhận sẽ ra sao.
+ VD trường hợp VN năm 1945 chưa được công nhận, đến năm 1979 mới được gia
nhập Liên Hợp Quốc.
- Hiện có 2 học thuyết:
+ Thuyết tuyên bố: 1 thực thể có đủ 4 yếu tố thì sẽ thành 1 QG, không cần biết các
QG khác có công nhận hay không ( Quan điểm của VN theo thuyết tuyên bố ).
+ Thuyết cấu thành: 1 thực thể có đủ 4 yếu tố và được hầu hết các QG công nhận
sẽ trở thành 1 QG.
* Công nhận: là hành vi chính trị pháp lý QG nhằm công nhận chủ thể mới ra đời
của LQT, thể hiện quan điểm muốn thiết lập quan hệ một cách toàn diện và đầy đủ
của chủ thể/QG đó.
- Tính chính trị và pháp lý của việc công nhận các quốc gia thể hiện ở:
+ Quyết định tới tư cách chủ thể LQT của QG mới ra đời ( pháp lý ).
=> Tuy nhiên việc không đc công nhận sẽ có ảnh hưởng đến việc QHQT của QG
đó.
VD: VN do kh đc công nhận nên kh thể tham gia vào Liên hợp quốc cho đến năm
1979, trước đó được xếp vào nhóm “ các nước dân tộc đang đấu tranh giành quyền
tự quyết”
+ Việc 1 QG ra đời cũng kh đặt nghĩa vụ cho các QG đã tồn tại phải tiến hành công
nhận QG đó ( tính chính trị ).
=> Việc 1 quốc gia công nhân 1 quốc gia khác ( mới thành lập ) phụ thuộc vào lợi
ích của việc công nhận quốc gia đó ( Nếu tôi công nhận anh thì tôi sẽ đc lợi gì và
có thể bất lợi gì ).
VD: Đài Loan hiện nay, rất nhiều quốc gia công nhận Đài Loan là 1 quốc gia ( các
quốc gia phương Tây ), trong khi có nhiều quốc gia khác kh coi Đài Loan là 1 QG
( các quốc gia chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như: VN, Lào, Campuchia, ...).
* Các thể loại công nhận:
- Các quốc gia đc thành lập theo 2 con đường:
+ Cách cổ điển: có 1 vùng lãnh thổ, con người đến ở, xã hội hình thành và phát
triển đến mức thành lập quốc gia. Hiện nay không còn QG nào hình thành theo
cách này, vì tất cả các vùng lãnh thổ trên thế giới đều thuộc về QG nào đó.
+ Thông qua cách mạng xã hội: VD: VN năm 1945 đc hình thành sau CMT8
( trước đó được xếp vào nhóm Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập ) => đặt ra
vấn đề công nhận từ các QG khác.
+ Công nhận chính phủ: chính phủ là đại diện cho QG, việc công nhận chính phủ
tức là thừa nhận sự hợp pháp của chính phủ đó. Vấn đề công nhận chính phủ
thường được đặt ra khi chính phủ được thành lập theo con đường không hợp hiến
( de-facto ), tức là chính phủ vi hiến ( không được thành lập theo hiến pháp của QG
đó, VD: gần đây chính phủ quân sự ở Thái Lan được thành lập sau cuộc đảo
chính ). Ngược lại chính phủ hợp hiến ( đc thành lập theo hiến pháp ) thì sẽ kh đặt
ra vấn đề phải công nhận.
* Điều kiện để 1 chính phủ vi hiến đc công nhận:
+ Được đa số cư dân QG đó thừa nhận và ủng hộ.
+ Chính phủ đó phải đã và đang thiết lập quyền kiểm soát một cách thực sự trên
phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
+ Chính phủ phải có khả năng kiểm soát lãnh thổ quốc gia đó 1 cách lâu dài.
* Các hình thức công nhận: 3 hình thức
+ Công nhận de-jure: là hình thức công nhận đầy đủ, chính thức và toàn diện nhất,
thể hiện mong muốn thiết lập quan hệ toàn diện, chính thức đầy đủ giữa 2 QG.
+ Công nhận de-facto: là hình thức công nhận nhưng chưa đầy đủ, thể hiện thái độ
thận trọng của QG công nhận đối với các diễn biến tiếp theo của chủ thể mới ( tức
là công nhận từng phần, có thể dễ tới công nhận de-jure hoặc kh công nhận nữa ).
+ Công nhận ad-hoc: tức là công nhận theo vụ việc. Chưa công nhận nhưng trong
từng vụ việc thì sẽ công nhận. VD: Chỉ công nhận QG trong hợp tác thương mại.
* Các phương pháp công nhận: 2 phương pháp
+ Công nhận minh thị: là hình thức công nhận công khai, minh bạch, như gửi điện
chúc mừng, tuyên bố hoặc bằng các văn bản thể hiện rõ ràng việc công nhận QG
đó.
+ Công nhận mặc thị: không công nhận một cách công khai mà bằng những hành
động cụ thể suy diễn rằng đã công nhận.
* Kế thừa QG: là việc 1 QG thay thé cho 1 QG khác trong vấn đề thực hiện quyền
và nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Kế thừa quốc gia được đặt ra khi có sự thay đổi về
chủ quyền QG một cách tuyệt đối gồm:
+ Thành lập QG sau cách mạng xã hội; VD: Liên Xô.
+ Thành lập QG sau cách mạng giải phóng dân tộc như: VN, Lào, Campuchia, ....
+ Thành lập sau khi chia tách, sáp nhập.
* Nội dung kế thừa:
+ Kế thừa về lãnh thổ QG: kể cả trường hợp lãnh thổ QG bị chiếm đóng bất hợp
pháp thì QG kế thừa vẫn có chủ quyền với phần lãnh thổ đó.
+ Kế thừa tài sản QG.
+ Kế thừa quyền và nghĩa vụ trong các ĐƯQT: các QG mới thành lập có quyền kế
thừa hoặc không kế thừa các ĐƯQT mà QG trước đây tham gia, có thể kế thừa
toàn bộ hoặc kế thừa chọn lọc những ĐƯQT phù hợp với QG mới thành lập. Tuy
nhiên theo Công ước Viên 1978 thì với ĐƯQT về biên giới lãnh thổ QG mới thành
lập bắt buộc phải kế thừa.
Thực tế: năm 1945 HCM đọc tuyên ngôn độc lập, trong đó tuyên bố “bãi bỏ tất cả
các ĐƯQT mà Pháp đã ký liên quan đến VN”, nhưng đến năm 1999, khi đàm phán
với Trung Quốc về việc phân chia biên giới trên bộ thì VN lại đề nghị 2 bên tuân
thủ theo hiệp ước Pháp – Thanh 1858 về phân định biên giới trên bộ VN-TQ.
+ Kế thừa về quy chế thành viên trong các ĐƯQT, chưa có quy định cụ thể, hiện
nay thông thường các tổ chức quốc tế sẽ kết nạp QG mới thành lập như 1 thành
viên mới.
d) Chủ thể là các tổ chức liên chính phủ:
- Là chủ thể hạn chế và phái sinh.
=> Khác với chủ thể QG là loại chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT, vì tất cả các
QHPL QT ban đầu đều do các QG đặt ra, các QG đóng vai trò trung tâm trong PL
QT, QG là thực thể có quyền năng cơ bản và đầy đủ nhất ( xuất phát từ thuộc tính
chủ quyền QG ), cứ có đầy đủ 4 yếu tố là trở thành QG và có đầy đủ quyền năng
tham gia các QHPL QT mà chỉ phụ thuộc vào ý chí của chính QG đó.

You might also like