You are on page 1of 11

I. Khái niệm. Tại sao Đài Loan từng được coi là một quốc gia độc lập?

Trong quá trình phát triển, hệ thống luật quốc tế đã hình thành nên một
cách khách quan cơ chế thỏa thuận mà ở đó trung tâm luôn luôn là các
quốc gia. Khi tham gia vào mối quan hệ này, quyền lợi pháp lý của các
quốc gia sẽ là mục tiêu hướng đến và được đặt cạnh lợi ích của các quốc
gia khác, một cách bình đằng (Điều 4 Công ước montevideo). Việc phát
sinh sự va chạm pháp lý giữa các quốc gia (trong một hệ thống lấy các
quốc gia làm trung tâm và được tạo nên bởi các quốc gia) đã xác định tư
cách pháp lý của các quốc gia là tư cách chủ thể chủ yếu trong mối quan
hệ pháp lý quốc tế. Để trở thành chủ thể của luật pháp quốc tế thì phải
đáp ứng được những điều kiện như sau:
1. Có sự tham gia vào những quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh.
2. Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể khác) trong sinh hoạt
quốc tế.
3. Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế.
4. Có khả năng độc lập gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do
những hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.
Một điều kiện tiên quyết nữa đó chính là một thực thể pháp lý quốc tế
khi trở thành một chủ thể chủ yếu của quan hệ luật quốc tế phải được
xác định là một quốc gia với bốn yếu tố: (điều 1 Công ước Montevideo)
1. Dân cư thường xuyên
2. Lãnh thổ được xác định
3. Chính phủ
4. Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác (sự
công nhận quốc tế)
Theo như Điều 6 Công ước Montevideo thì “sự công nhận là vô điều
kiện và không thể thu hồi” nhưng trên thực tế xuất hiện trường hợp rất
đặc biệt của Đài Loan khi sự can thiệp chính trị mạnh mẽ đã thay đổi vị
thế quốc tế của đất nước này.
Nhìn lại lịch sử, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) hoàn toàn đáp ứng
đầy đủ các điều kiện để được công nhận là một quốc gia độc lập. Xét các
yếu tố để công nhận một quốc gia, Đài Loan sau thế chiến thứ II có vùng
lãnh thổ riêng (gồm đất liền và các đảo) với sự sinh sống của hơn 9 triệu
công dân. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cũng là một chính phủ độc
lập, hoạt động hiệu quả và nhận được sự ủng hộ từ công dân Đài Loan;
chính quyền Trung Hoa Dân Quốc cũng từng là đại diện duy nhất của
Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, cho thấy sự năng nổ và khả năng tham
gia các quan hệ quốc tế của Đài Loan thời điểm đó là rất tốt, hiệu quả
trong việc để lại ấn tượng trong các mối quan hệ với bạn bè quốc tế. Đến
năm 1971, ảnh hưởng từ chính quyền Bắc Kinh với nguyên tắc “Một
Trung Quốc” đã khiến Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi Liên Hợp Quốc.
Điều này đã thay đổi vị thế trong mối quan hệ quốc tế của Đài Loan và
tạo sức ép thường trực trong việc phát triển và mở rộng sự ảnh hưởng
của mình ra thế giới ngày nay. Dù vậy, trong bối cảnh hiện đại Đài Loan
vẫn luôn cố gắng để giữ một vị thế độc lập lấy lại sự ảnh hưởng của
mình trong các mối quan hệ quốc tế. Để có thể hiểu rõ hơn về Đài Loan
ngày này, hãy xem xét lại một lần nữa chính quyền Đài Bắc đang đáp
ứng các yếu tố công nhận một quốc gia của luật quốc tế ra sao.
II. Áp dụng vào Đài Loan
Đài Loan có dân cư ổn định ?
Dân số hiện tại của Đài Loan là hơn 23 triệu người tính đến năm 2023
Có Tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 0,13%, cao hơn 0,1% trung
bình các quốc gia trên thế giới
Có Tỉ lệ sinh sản là 1.2
Đài Loan có lãnh thổ xác định ?
Đảo Đài Loan nằm ở ngã ba Biển Hoa Đông và Biển Đông ở phía tây
bắc Thái Bình Dương, với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở phía tây
bắc, Nhật Bản ở phía Đông bắc và Philippines ở phía Nam.
Các lãnh thổ do ROC kiểm soát bao gồm 168 hòn đảo với tổng diện tích
hơn 36 nghìn kilômét vuông. Đảo chính của Đài Loan, còn được gọi là
Formosa, là nơi tập trung dân số đô thị hóa cao
Chính phủ Đài Loan hoạt động có hiệu quả không ?
Hiện tại
Đài Loan có nền dân chủ đa đảng
Chính phủ chính thức bao gồm tổng thống và năm nhánh của chính phủ
Có các cấp chính quyền:
Chính quyền trung ương và Chính quyền địa phương
Có hệ thống luật pháp Civil law
=> Đài Loan đã đáp ứng đủ 3/4 yếu tố để trở thành 1 quốc gia theo Công
ước Montevideo: có dân cư sinh sống thường xuyên, lãnh thổ xác định
không thể bị xâm phạm và chính phủ hoạt động hiệu quả.
Khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế của Đài Loan (Sự công nhận
của các quốc gia khác đối với Đài Loan)
4.1. Định nghĩa
Sự công nhận quốc tế có thể hiểu là hành vi chính trị - pháp lý của quốc
gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (mà chủ yếu là
động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của
thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc
gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế,.. của thành
viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bình
thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều
lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.
4.2. Sự công nhận của các quốc gia khác đối với Đài Loan
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) có một chính phủ riêng có chủ quyền
và quyền tài phán trên một vùng lãnh thổ đã xác định với 23 triệu dân →
Điều duy nhất còn thiếu là sự công nhận của các quốc gia khác
Trước đây, Trung Hoa Dân Quốc từng là một trong thành viên sáng lập
Liên hiệp quốc và giữ ghế của Trung Quốc tại Hội đồng bảo an cho đến
tận năm 1971, khi Nghị quyết 2758 ra đời của Đại hội đồng đã trục xuất
và thay thế ở mọi tổ chức của Liên Hợp quốc bởi nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa cộng sản. Do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ chối giữ
quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào chính thức công nhận Trung
Hoa Dân Quốc, dẫn tới một sự rắc rối trong vị thế chính trị Đài Loan.
⇒ Cho đến nay, Đài Loan chỉ còn được 13 nước trong Liên Hợp Quốc
công nhận. Việc áp dụng luật quốc tế về công nhận vào Chinese case là
một câu hỏi đầy thách thức. Đầu tiên, không có bất kỳ nghi ngờ nào về
việc Trung Quốc là một quốc gia tuân theo luật pháp quốc tế. Vấn đề là
chính phủ nào của Trung Quốc - chính phủ THDQ (Chính phủ Đài
Loan) hay chính phủ CHND Trung Hoa (Chính phủ Bắc Kinh) - là chính
phủ hợp pháp của Trung Quốc. Cho đến năm 1971, Trung Quốc vẫn có
đại diện là chính phủ Đài Loan tại Liên hợp quốc và trong hầu hết các tổ
chức quốc tế, đồng thời có nhiều quốc gia công nhận chính phủ Đài
Loan hơn chính phủ Bắc Kinh. Tuy nhiên sau đó, tình hình đã thay đổi
hoàn toàn với việc chính quyền Bắc Kinh trở nên lớn mạnh. Thứ hai,
chính phủ Bắc Kinh đã nói rõ rằng vũ lực sẽ được sử dụng để chống lại
Đài Loan nếu chính phủ Đài Loan tuyên bố mình là một quốc gia riêng
biệt. Thứ ba, cho đến nay chưa có nước nào công nhận và thiết lập quan
hệ ngoại giao với chính phủ Bắc Kinh mà không hủy bỏ công nhận và
cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính phủ Đài Loan.
Một số ví dụ về các quốc gia điển hình về các nước đã rút sự công nhận
Đài loan sau tuyên bố của Bắc Kinh:
Mỹ
Vào năm 1978, cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc và Đại sứ quán Đài
Loan tại Mỹ đã bị hạ xuống. Đây là dấu hiệu hai bên đã chính thức chấm
dứt quan hệ. Ngày 01/01/1979, Mỹ chính thức công nhận chính phủ
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Bắc Kinh và cắt đứt quan hệ
với Đài Loan.. Tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan của
Tổng thống Carter (do điều kiện của CHND Trung Hoa) đã khiến nhiều
thành viên Quốc Hội Mỹ tức giận. Ngay sau đó, đạo luật Quan hệ với
Đài Loan (The Taiwan Relations Act) đã nhanh chóng được thông qua
để trả đũa cho động thái này. Đạo luật này gần như đã cho Đài Loan địa
vị tương tự như bất kỳ quốc gia nào được Mỹ công nhận, nó cũng chứa
các quy định về việc tiếp tục bán vũ khí cho chính phủ Đài Loan.
Pháp
Vào tháng 10 năm 1963, Tướng de Gaulle cử cựu thủ tướng Edgar Faure
tới Trung Quốc để thảo luận về vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai
nước đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao trước, dẫn đến việc cắt đứt
quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Đài Loan.
Ngày 27 tháng 1 năm 1964, Trung Quốc và Pháp tuyên bố thiết lập quan
hệ ngoại giao, các đại sứ sẽ được trao đổi trong vòng ba tháng tiếp theo.
Đại sứ quán Đài Loan đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động "không
thân thiện" này của Pháp nhưng không cắt đứt quan hệ ngoại giao với
Pháp. Tuy nhiên, dưới áp lực mạnh mẽ từ Trung Quốc, có thông tin cho
rằng Pháp đã thúc giục Đài Loan tự nguyện rút đại sứ quán của mình
trước khi phải đối mặt với việc bị trục xuất khỏi Pháp. Vào ngày 10
tháng 2 năm 1964, Đài Loan chấm dứt quan hệ ngoại giao với Pháp.
Cộng hòa Nhân dân Công-gô
Ngày 15 tháng 8 năm 1960, Congo thuộc Pháp trở thành một quốc gia
độc lập và sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Vào tháng 8
năm 1963, đất nước này được đổi tên thành Cộng hòa Nhân dân Congo
và đã đàm phán với Trung Quốc để thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo
một nguồn tin của Trung Quốc, Congo và Trung Quốc đã đồng ý bằng
miệng rằng vào ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, “đại diện của chính
quyền Đài Loan tại Congo sẽ mất tư cách là đại diện ngoại giao”. Vào
ngày 22 tháng 2 Năm 1964, Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Congo
chính thức tuyên bố quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao. Đại sứ quán
của Đài Loan vẫn tồn tại cho đến ngày 17 tháng 4 năm 1964 thì buộc
phải đóng cửa.

Sau khi bị trục xuất khỏi Liên Hợp Quốc cũng như nhiều nước rút sự
thừa nhận, Đài Loan vẫn giành nhiều sự nỗ lực để xin tái gia nhập không
với tư cách đại diện cho Trung Quốc mà chỉ đại diện cho dân cư trên
vùng lãnh thổ do họ quản lý nhưng vẫn không được thông qua chủ yếu
do áp lực ngoại giao từ CHND Trung Hoa cho rằng Nghị quyết 2578 đã
giải quyết vấn đề này.
Một câu hỏi đặt ra là liệu việc một quốc gia có thể “công nhận kép” cả
Trung Quốc lẫn Trung Hoa Dân Quốc như hai quốc gia riêng biệt trong
ngoại giao (do cả hai đều đáp ứng những tiêu chuẩn cần thiết để trở
thành một quốc gia theo luật quốc tế) hay không, tuy nhiên việc nhấn
mạnh chế độ “Một Trung Quốc" của CHND Trung Hoa khi các quốc gia
muốn hợp tác với Trung Quốc vẫn dẫn đến sự không công nhận Đài
Loan một cách rộng rãi. Một trường hợp cho thấy rõ ràng rằng về mặt
chính trị, không thể có cách tiếp cận “công nhận kép” đối với trường
hợp của Trung Quốc và Đài Loan là mối quan hệ giữa 2 bên với Cộng
Hòa Bénin (trước là Dahomey).
19/1/1964: Dahomey và THDQ thiết lập quan hệ ngoại giao
12/11/1964: Dahomey thiết lập quan hệ ngoại giao với CHND Trung
Hoa → 2 tháng sau đó THDQ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Dahomey
và đóng cửa đại sứ quán
3/1/1966: Dahomey cắt đứt quan hệ với CHND Trung Hoa →
21/4/1966: THDQ nối lại quan hệ với Dahomey
10/1/1973: Dahomey tuyên bố nối lại quan hệ với CHND Trung Hoa →
17/1/1973: THDQ tuyên bố đình chỉ quan hệ ngoại giao với Dahomey
→ Do hầu hết tất cả các quốc gia thành viên LHQ không công nhận Đài
Loan, và chính nó cũng khó thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước
công nhận Trung Quốc, Đài Loan đã không được coi là một quốc gia
độc lập hay đại diện cho Trung Hoa lục địa trên mặt Luật pháp quốc tế
⇒ Theo lý thuyết, Đài Loan không phải là một chủ thể của luật quốc tế
và không có tư cách pháp lý cũng như những hệ quả pháp lý đi kèm với
sự công nhận.
III. Mối quan hệ giữa Đài Loan và các nước trên thế giới
Sau khi bị trục xuất khỏi Liên Hợp Quốc, Đài Loan đã rất nỗ lực để có
thể tiếp tục duy trì/ nối lại mối quan hệ của mình với các quốc gia khác.
Mối quan hệ chính thức
Để duy trì quan hệ đối ngoại của mình, Đài Loan đã sử dụng cách tiếp
cận duy trì sự hiện diện chính thức, tức thành lập phái đoàn dưới tên
“Trung Hoa Dân Quốc” ở một số quốc gia đã công nhận Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa. Trên thực tế, quan hệ giữa Đài Loan và các quốc gia đó
chỉ tương tự như quan hệ ngoại giao chứ không thật sự là như vậy.
Hiện tại, Đài Loan đang duy trì mối quan hệ chính thức như vậy với 10
quốc gia đã công nhận Trung Quốc. Một trường hợp khác cũng duy trì
mối quan hệ này với Đài Loan đó là Singapore- quốc gia không công
nhận cả Trung Hoa Dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Quan hệ bán chính thức
Cách tiếp cận thứ hai của Chính phủ Đài Loan Đài Loan là duy trì quan
hệ bán chính thức với một số quốc gia đã công nhận Chính Phủ Bắc
Kinh.
Nhật Bản
Nhật Bản vốn có quan hệ kinh tế, thương mại và văn hóa sâu rộng với
Đài Loan nên việc duy trì mối quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia là
điều cần thiết.
Năm 1972 sau khi công nhận Trung Quốc và cắt đứt quan hệ ngoại giao
với Đài Loan, Nhật Bản đã khởi xướng quan hệ bán chính thức với Đài
Loan bằng cách thành lập một cơ quan tư nhân ở Tokyo trên danh nghĩa
Hiệp hội Trao đổi, với trụ sở đặt tại Đài Bắc (Đài Loan) thay thế cho đại
sứ quán cũ và văn phòng của Hiệp hội ở Cao Hùng thay thế cho tổng
lãnh sự quán. Cơ quan này hoạt động như một thực thể tư nhân, nhưng
có sự tài trợ từ chính phủ Nhật Bản và nhân sự là các quan chức chính
phủ.
Tương tự, Đài Loan cũng đã thành lập Hiệp hội Quan hệ Đông Á tư
nhân với trụ sở ở Tokyo để thay thế đại sứ quán cũ, cùng với các văn
phòng tại Yokohama, Osaka và Fukuoka, là các tổng lãnh sự quán trên
danh nghĩa. Hiệp hội Quan hệ Đông Á và tất cả các văn phòng của Hiệp
hội đều được Chính phủ Đài Loan tài trợ và tất cả nhân viên đều là quan
chức chính phủ.
→ Cách tiếp cận này của Nhật Bản đã tạo nên một bước đột phá trong
việc duy trì quan hệ ngoại giao với cả 2 quốc gia Trung Quốc và Đài
Loan, được biết đến là “Japanese formula”. Philippines cũng sử dụng
phương pháp này khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm
1975.
Hoa Kỳ
1-1-1979, Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc. Sau đó, nước này tiếp tục
quan hệ với Trung Hoa Dân quốc ở Đài Loan. Ngoài quan hệ kinh tế,
thương mại và văn hoá, Mỹ còn chú trọng đến lợi ích chính trị và quân
sự ở Đài Loan.
Tháng 4/1979, Hoa Kỳ ban hành Luật Quan hệ Đài Loan, thành lập Viện
Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) nhằm duy trì quan hệ thương mại, văn hóa
và những quan hệ khác giữa nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân Đài Loan
thông qua một kênh không chính thức, không thuộc chính quyền.
→ Đạo luật này quy định Đài Loan được coi như một nước ngoài dưới
pháp luật Hoa Kỳ và chính quyền Hoa Kỳ được đối xử với Đài Loan
như thể Hoa Kỳ có quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Như vậy, giới hạn
trong phạm vi đạo luật này có hiệu lực, Đài Loan được coi như một quốc
gia, là chủ thể của Luật quốc tế và có tư cách pháp nhân quốc tế.
Bất lợi của Đài Loan khi duy trì mối quan hệ bán chính thức với các
nước
Ký kết các thỏa thuận quốc tế:
Không chỉ Nhật Bản và Hoa Kỳ, các quốc gia Tây u đã phải ký kết các
hiệp định “không chính thức” trên danh nghĩa với Đài Loan. Bởi mối
quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, nước này thậm chí không có khả
năng tham gia vào các công ước quốc tế đa phương được ký kết theo sự
bảo trợ của LHQ và các cơ quan trực thuộc của nó. Đài Loan đã phải tìm
cách ký kết hiệp định với các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc hoặc các hiệp định “không chính thức” với các quốc gia không có
quan hệ ngoại giao với Đài Loan trong một số trường hợp để có thể
thông qua một công ước quốc tế về quan hệ song phương. Tuy nhiên,
biện pháp này vẫn còn rất hạn chế và chỉ có thể sử dụng trong 1 số ít các
trường hợp.
Tham gia các tổ chức công quốc tế:
Đài Loan không có khả năng tham gia các công ước quốc tế đa phương
được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và các cơ quan trực
thuộc. Cùng với việc bị Trung Quốc tẩy chay, cô lập nên Đài Loan
không thể tham gia vào nhiều tổ chức công quốc tế.
IV. Kết Luận
Tóm lại, về bản chất thì chúng ta hoàn toàn có thể coi Đài Loan là một
quốc gia độc lập với sự tự ý thức về chủ quyền, sự xuất hiện của chính
phủ riêng biệt và nhiều đặc điểm khác. Xét đến pháp luật quốc tế về
công nhận thì nhìn nhận từ góc độ của lịch sử và lý luận Trung Hoa Dân
Quốc cũng hoàn toàn xứng đáng được công nhận là một chủ thể của luật
quốc tế, thậm chí còn là một trong những chủ thể xuất hiện sớm nhất
trong mối quan hệ quốc tế giữa Châu Á và phương Tây. Tuy nhiên, tại
mốc thời gian hiện tại sẽ thật khó để để xác định chính xác tư cách pháp
lý của Đài Loan trong mối quan hệ pháp lý quốc tế. Nếu chúng ta đặt ra
một giả thuyết không có sự ảnh hưởng chính trị sâu rộng từ chính quyền
Bắc Kinh thì Đài Loan vẫn là một quốc gia độc lập cả trên danh nghĩa và
trong mắt luật pháp quốc tế, ít nhất đại diện cho vùng lãnh thổ Đài Loan
tham gia luật pháp quốc tế.
Với đa số các quốc gia không công nhận Đài Loan một cách chính thức
trong mối quan hệ quốc tế thì nghiễm nhiên sự nó không đáp ứng được
đủ các điều kiện pháp luật quốc tế định nghĩa về quốc gia. Như vậy, xét
về tư cách pháp lý thì Đài Loan không thể nào được xét đến như là một
chủ thể chủ yếu trong luật pháp quốc tế; nhưng trong một số trường hợp
đặc biệt như việc Mỹ đối xử với Đài Loan như một quốc gia dưới pháp
luật Mỹ. Các quốc gia trên thế giới cũng ghi nhận những nỗ lực ngoại
giao không chính thức đối với Đài Loan, nghĩa là các quốc gia hoàn toàn
nhận thức được năng lực tham gia quan hệ quốc tế của Đài Loan với các
chủ thể khác trong luật quốc tế. Vậy thì việc xác định một cách tuyệt đối
Đài Loan không có tư cách pháp lý theo như luật pháp quốc tế về sự
công nhận là không hợp lý.
Có lẽ, việc xác định hợp lý nhất trong trường hợp của Đài Loan là một
chính quyền (về bản chất là một quốc gia độc lập) xuất hiện trong mối
quan hệ pháp luật quốc tế là một thực thể pháp lý đặc biệt; các quốc gia
không thể công nhận nhưng cũng không thể phủ nhận sự tồn tại và khả
năng tham gia quan hệ quốc tế của Trung Hoa Dân Quốc. Đây có lẽ
chính một nỗ lực nhìn nhận tư cách pháp lý trong trường hợp của Đài
Loan khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế một cách hài hòa và hợp lý
nhất.
Sự kiên định và cứng rắn trong chính sách “Một Trung Quốc” của chính
quyền Bắc Kinh là một thử thách rất khó khăn trong việc tham gia sâu
hơn các mối quan hệ quốc tế và cản trở sự đánh giá khách quan tư cách
pháp lý của Đài Loan. Có lẽ trong tương lai, sự thay đổi trong chính sách
chính trị và kinh tế, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ hài lòng với sự độc
lập riêng biệt của Đài Loan; công nhận tư cách pháp lý của Đài Loan là
một quốc gia độc lập - chủ thể chủ yếu của luật pháp quốc tế.

You might also like