You are on page 1of 3

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN

Vấn đề đài Loan từ trước đến nay vẫn luôn là một vấn đề nóng được toan thế
giới quan tâm. “Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể thiếu của Trung
Quốc”- câu biểu ngữ đã thể hiện rõ lập trường và phương hướng của Trung
Quốc đối với phần lãnh thổ đầy tranh cãi này. Với chính sách ngoại giao độc lập
tự chủ kể từ những ngày đầu lập nước đến nay, Trung Quốc liệu đã có những
phương hướng hay quyết sách như thế nào để giải quyết những vấn đề phát sinh
từ vùng lãnh thổ đặc biệt này?
Sau một khoảng thời gian bị Nhật chiếm đóng, vào tháng 10/1945, Trung Quốc
chính thức thu phục lại đảo Đào Loan, khôi phục lại chủ quyền cho hòn đảo này,
Đài Loan chính thức trở về làm một phần của Trung Quốc không chỉ trong pháp
luật mà cả trên thực tế. Sau đó 4 năm, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
chính thức được thành lập, là đại diện hợp pháp duy nhất và thay thế hoàn toàn
Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Vì thế, ngay lập tức, một bộ phận quân nhân
thuộc Quốc Dân Đảng và ban lãnh đạo của Trung Hoa Dân Quốc đã bỏ sang Đài
Loan và tạo nên bố cục chia rẽ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Tình hình dần trở nên căng thẳng hơn khi mà Mỹ lợi dụng sự bùng nổ của cuộc
chiến tranh Triều Tiên để xâm nhập vào eo biển Đài Loan và tạo nên thế “Bảo
hộ” đối với khu vực này. Trung Quốc lại một lần nữa chịu cảnh bị xâm lược,
tình trạng căng thẳng giưuax Đài Loan và Trung Quốc đại lục bị đẩy lên cao
trào. Suy cho cùng, Đài Loan vốn là một phần của Trung Quốc, vì vậy, vấn đề
Đài Loan cũng được xem như là một vấn đề nội chính mà Chính phủ Trung
Quốc toàn quyền quyết định và phản đối mọi hình thức can thiệp. Trung Quốc
vẫn luôn cho rằng Mỹ can thiệp và cổ súy việc Đài Loan tách ra độc lập và kịch
liệt phản đối cũng như có những động thái cho thấy sẽ không nương tay nếu như
Mỹ vẫn tiếp tục như vậy. Về phía Mỹ, vào cuối những thập niên 70 của thế kỷ
XX, Mỹ đã chính thức rút quân khỏi Đài Loan và thiết lập mối quan hệ ngoại
giao với Trung Quốc. Việc thiết lập mối quan hệ với một nước lớn như Mỹ
khiến Trung Quốc hy vọng vào sự phát triển đầy mới mẻ và vượt bậc cũng như
làm hòa dịu mối quan hệ giữa đại lục và Đài Loan. Với hy vọng đó, Trung Quốc
đã quyết định loại bỏ chính sách vẫn luôn theo đuổi là “Nhất định phải giải
phóng Đài Loan” và chuyển sang “Một nước hai chế độ” với mong muốn có thể
thông qua con đường hòa bình để thống nhất đất nước. Giai đoạn sau đó là một
khoảng thời gian đầy khó khăn trong cả quan hệ Mỹ Trung và tình hình giữa hai
bên lục địa và Đài Loan. Mỹ có những hành động đi trái lại với thỏa thuận giữa
hai nước, nghiêm trọng nhất trong số đó là việc bán vũ khí cho Đài Loan. Chính
phủ Trung Quốc cho rằng Mỹ đang tực tiếp đe dọa đến chủ quyền quốc gia và ly
gián nội chính Trung Quốc, mối hòa hảo gữa hai nước đang ở ranh giới hết sức
mong manh. Mãi cho tới khi Mỹ chính thức lên tiếng giải thích cho hành động
ấy, quan hệ Trung- Mỹ mới dần ổn định hơn và vấn đề Đài loan cũng trở nên
bớt căng thẳng.
Chiến tranh lạnh kết thúc, Chính quyền Đài Loan tuyên bố chối bỏ chính sách
“Một nước Trung Quốc”, nuôi ý định gia nhập Liên Hiệp Quốc với tư cách một
nước độc lập và trực tiếp khẳng định mối quan hệ đối với trung Quốc đại lục là
“Mối quan hệ giữa hai nước”. Hành động của Đài Loan cộng thêm những biểu
hiện lại một lần nữa đi trái với những cam kết giữa hai nước của Mỹ khiến
Chính phủ Trung Quốc không khỏi “đau đầu”.
Trung Quốc kiên quyết phản đối việc các nước tự ý can thiệp vào nội chính quốc
gia hay nói một cách cụ thể là cổ súy cho việc Đài Loan tách rời và bán vũ khí
cho khu vực này. Với tư cách là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc,
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa luôn giữ vững lập trường “Một
nước Trung Quốc”, Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ
Trung Quốc và tất cả những nước khác cũng phải tôn trọng chủ quyền đó. Chính
phủ trung Quốc cam kết đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả những đồng bào
Đài Loan đang sinh sống ở đại lục cũng như ở nước ngoài. Đối với việc để Đài
Loan tham gia vào các tổ chức khu vực hay quốc tế, Chính phủ sẽ xem xét toàn
diện dựa trên nhiều yếu tố để đưa ra sự sắp xếp và đưa ra quyết định hợp lý nhất.
Chính phủ Trung Quốc từ trước tới nay vẫn luôn cố gắng thực hiện chính sách
“Một nước hai chế độ”, đặt hòa binh thống nhất lên đầu, toàn tâm toàn ý thúc
đẩy quan hệ hai bờ đi lên phát triển, với hy vọng tiến tới một ngày cả hai sẽ trở
thanh một thực thế thống nhất dù cho điều đó quả thực là rất khó trong bối cảnh
hiện tại. Đồng thời, Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng, không một
quốc gia hay thế lực nào được phép can dự hay xâm phạm đến lãnh thổ quốc gia
nói chung và bán đảo Đài Loan nói riêng. Để khẳng định chắc chắn hơn điều đó,
Chính phủ Trung Quốc đã thông qua văn bản luật “Luật phản đối chia rẽ quốc
gia” với nội dung chính là khẳng định nền hòa binh thống nhất, phản đối chiến
tranh chia rẽ, trong đó có ghi rõ: “Đối với các thế lực chia rẽ đòi ‘Đài Loan độc
lập’, dù dùng bất cứ danh nghĩa nào, với bất cứ hình thức nào tạo nên thực tế
chia rẽ Đài Loan khỏi Trung Quốc, hoặc xảy ra những biến cố trọng đại khiến
cho Đài Loan chia tách khỏi Trung Quốc, hoặc làm cho khả năng đi đến thống
nhất hòa binh hoan toan không còn, khi ấy Trung Quốc sẽ áp dụng hình thức phi
hòa binh và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toan
vẹn lãnh thổ.”

You might also like