You are on page 1of 2

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan: Chiến lược ngăn

chặn chiến tranh


QH MỸ-ĐÀI
Năm 1954, Washington, theo tinh thần của Chiến tranh Lạnh đang gia tăng, đã chính thức
hóa sự trợ giúp cần thiết cho Đài Loan bằng Hiệp ước Phòng thủ lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và
Trung Hoa Dân Quốc, bắt đầu hàng thập kỷ ủng hộ của Mỹ đối với hòn đảo này.
Trong thông cáo năm 1979, chính quyền Carter thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh và
thừa nhận “vị trí của Trung Quốc chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung
Quốc,” công nhận CHND Trung Hoa “là Chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc,” và
tuyên bố rằng "người dân Hoa Kỳ sẽ duy trì các mối quan hệ văn hóa, thương mại và các mối
quan hệ không chính thức khác với người dân Đài Loan." Nói tóm lại, Washing ton cắt đứt
quan hệ chính thức với Đài Bắc để thiết lập quan hệ với Bắc Kinh.
Mặc dù trên phương diện ngoại giao, Mỹ không công nhận Đài Loan như một quốc gia độc
lập nhưng đồng thời Mỹ cũng không chấp nhận việc chấm dứt các hoạt động viện trợ vũ
trang cho hòn đảo này nhằm biến Đài Loan thành tiền đồn đối đầu với TQ, đơn cử qua các
đời tổng thống:
Chính quyền Obama đã bán cho Đài Loan các khẩu đội phòng thủ tên lửa PAC-3 tiên tiến và
thông báo về việc nâng cấp đáng kể F-16 nhằm đưa lực lượng của Đài Loan lên ngang tầm
với cấu hình F-16 tiên tiến nhất.
Chính quyền Trump đã nâng sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan cao hơn bất kỳ thời
điểm nào kể từ năm 1971. Nó đã đảo ngược chính sách của chính quyền Obama và giúp hoàn
tất việc bán sáu mươi sáu chiếc F-16 cho Đài Loan vào năm 2020.
HẬU QUẢ NẾU CHIẾN TRANH BÙNG NỔ
Sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc có thể sẽ tạo ra một cuộc suy thoái
toàn cầu, nếu không muốn nói là một cuộc suy thoái. Nó sẽ làm gián đoạn thương mại châu Á
và quốc tế, cắt đứt các chuỗi cung ứng chính và có thể làm sụp đổ các hệ thống tài chính quốc
tế. Điều này sẽ tạo ra những hậu quả kinh tế đau đớn sâu sắc cho các đồng minh của Hoa Kỳ,
những người buôn bán với Trung Quốc nhiều hơn là với Hoa Kỳ. Một nghiên cứu ước tính
rằng một năm xung đột Mỹ-Trung có thể khiến GDP của Mỹ giảm từ 5 đến 10 phần trăm.
CÁCH TIẾP CẬN: Tác giả dựa trên mối quan hệ Mỹ Đài, nhằm đưa ra những đánh giá cho
nguy cơ về một cuộc chiến giữa TQ và Mỹ cùng các đồng minh ở eo biển Đài Loan đồng thời
thể hiện tầm nhìn chiến lược của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Mỹ đã dùng một nước cờ
ngoại giao nước đôi, một mặt công nhận Đài Loan là một phần của TQ đại lục nhằm giữ và
phát triển mối quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh, một mặt viện trợ, thúc đẩy tiến trình dân chủ
với mục đích lôi kéo Đài Loan về phía mình nhằm cùng với một đồng minh khác của Mỹ là
Nhật Bản tạo nên một vòng vây địa chính trị kiềm hãm sự gia tang ảnh hưởng của TQ trên
Thái Bình Dương.
PPNC:
PP tiếp cận lịch sử: dùng thực chứng về lịch sử quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan
xuyên suốt các đời tổng thống Mỹ từ sau Quốc Cộng nội chiến.
PP phân tích - tổng hợp: Bài nghiên cứu thể hiện rõ tầm nhìn và tham vọng của Mỹ ở khu vực
Đông Bắc Á và Thái Bình Dương, đồng thời cũng chỉ ra những nước cờ ngoại giao cụ thể mà
các đời tổng thống Mỹ đã thực hiện nhằm hiện thực hóa tham vọng và tầm nhìn của mình.
ĐÁNH GIÁ CỦA NHÓM: Bài viết đã cung cấp một cái nhìn trực quan và cụ thể về tham
vọng và mong muốn của người Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Đặc biệt là khi đây là nơi
tập trung cả hai đại kình địch thách thức vị thế của nước Mỹ trong một trật tự đa cực mới
chính là Nga và TQ. Chính vì nhu cầu cấp thiết nhằm kiềm tỏa những cường quốc đối thủ của
mình đồng thời giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại nên việc tạo dựng các mối quan hệ xuyên đại
dương và duy trì sự hiện diện của bản thân ở khu vực Thái Bình Dương đối với Mỹ đã khiến
cho những bộ óc lãnh đạo trong Nhà Trắng đã phải dùng mọi chiêu bài ngoại giao có thể
nhằm kéo về phía mình càng nhiều đồng minh càng tốt và cũng đồng thời duy trì một mối
quan hệ ít xung đột nhất có thể với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, có một điều mà tác giả
làm chưa tốt chính là mặc dù nêu ra được những thiệt hại về kinh tế, con người và vật chất
nếu như mối quan hệ xuyên đại dương giữa Mỹ và TQ trở nên tồi tệ nhưng lại chưa đưa ra
được một chiến lược cụ thể và toàn diện nhằm cùng lúc vực dậy mối quan hệ Mỹ-Trung và
thúc đẩy tiến trình độc lập của đảo Đài Loan.

You might also like