You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TPHCM
KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở CHÂU MỸ TỪ SAU


CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2 ĐẾN NAY
TÊN ĐỀ TÀI: QUAN HỆ HOA KỲ- CUBA GIAI ĐOẠN 1991-2008
MÃ LỚP HỌC PHẦN: HIST107203

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Ngọc Diễm Thanh


Họ tên sinh viên: Phan Đặng Gia Hân
MSSV: 47.0.608.052
TPHCM, ngày 9 tháng 7 năm 2023
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
Mục đích nghiên cứu.................................................................................................1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................1
Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................1
Kết cấu đề tài.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HOA KỲ -
CUBA GIAI ĐOẠN 1991-2008
1.1 Khái quát quan hệ Mỹ - Cuba trước năm 1991...............................................3
1.2 Tình hình thế giới và khu vực Mỹ Latinh.........................................................7
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HOA KỲ- CUBA GIAI ĐOẠN 1991-2008
2.1 Quan hệ chính trị - ngoại giao .........................................................................11
2.2 Quan hệ kinh tế.................................................................................................15
2.3 Giải pháp nào cho những căng thẳng của quan hệ Hoa Kỳ - Cuba?...........17
KẾT LUẬN..............................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết đề tài
Lịch sử quan hệ Hoa Kỳ- Cuba đã có từ rất lâu, cả hai nước đều có quan hệ nồng thắm,
tốt đẹp trước khi cách mạng Cuba nổ ra và giành thắng lợi vào năm 1959, đưa hòn đảo
này trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa ở
Tây bán cầu, đối với Hoa Kỳ thì đây không khác gì là tiền đồn chống Mỹ của Liên Xô.
Dù gần gũi về khoảng cách địa lý chỉ với 150km thế nhưng quan hệ giữa Hoa Kỳ -
Cuba luôn trong tình trạng tiến thoái lữ nan. Điều này có xuất phát điểm từ sự khác
biệt về ý thức hệ, chính trị, kinh tế, xã hội giữa Mỹ và Cuba trong thời kỳ chiến tran
Lạnh. Kể từ năm 1961 Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với quốc đảo này, trải
qua các đời tổng thống Mỹ luôn thực hiện chính sách thù địch, không khoan nhượng,
họ tăng cường cấm vận kinh tế và thậm chí còn muốn tiêu diệt người lãnh đạo tối cao
của Cuba là Fidel Castro. Sau khi chiến tranh Lạnh qua đi, thế giới bước vào kỉ
nguyên cùng hợp tác để tạo môi trường thuận lợi, hòa bình để phát triển kinh tế. Quan
hệ giữa các nước thực hiện theo chiều hướng đối ngoại, tránh xung đột. Tuy nhiên có
một nước vẫn tự coi mình là người thiết lập luật pháp quốc tế, sẵn sàng vùi dập một
quốc gia khác không đi theo đường lối mà Hoa Kỳ mong muốn. Thực tế đã chứng
minh, các lệnh cấm vận của Mỹ từ giai đoạn 1961 đến những năm 2000 không đạt
được kết quả như mong muốn mà ngược lại còn khiến Cuba có thêm nhiều động lực
phát triển đất nước. Cụ thể dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro, hệ thống chăm sóc sức
khỏe của Cuba được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá vào hàng tốt trên thế giới, Cuba
đứng top 1 thế giới về tỉ lệ đầu tư ngân sách cho giáo dục với 100% trẻ em trong độ
tuổi đi học đều được đến trường, phúc lợi xã hội phát triển với đảm bảo không có ai
phải sống trên đường phố…Những thành tựu này đã giúp đưa dân tộc Cuba nhỏ bé
thành “ngọn hải đăng” cho các phong trào tiến bộ tại Mỹ Latinh. Các chính sách của
Mỹ không những không có hiệu quả mà còn bộc lộ sự trái đạo lý, giả tạo mà Hoa Kỳ
luôn tuyên truyền và coi là điều đáng tự hào. Mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba là quan hệ
của hai nước láng giềng nhận được sự chú ý của quốc tế nhiều nhất. Kể từ sau kết thúc
chiến tranh Lạnh và Liên bang Xô Viết tan rã, Cuba không còn nhận được sự trợ giúp
đắc lực của Liên Xô nên đất nước này phải xoay xở rất nhiều để vực dậy nền kinh tế,
cũng như bảo vệ thành quả cách mạng trước một quốc gia láng giềng hung hăng, bất
công. Để hiểu rõ hơn về những chính sách cấm vận thù địch, những sự kiện quan trọng
trong quan hệ Hoa Kỳ - Cuba, từ đó biết được những ảnh hưởng và hệ lụy của các sự
kiện ấy kéo dài đến những năm về sau, em xin chọn đề tài “Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba
giai đoạn 1991-2008” là đề tài tiểu luận của mình, trong quá trình làm khó tránh khỏi
những sai sót mong cô có thể bỏ qua.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Tiểu luận trình bày sự vận động, biến chuyển trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba giai
đoạn 1991-2008 và rút ra bài học kinh nghiệm.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ Hoa Kỳ - Cuba giai đoạn từ 1991-2008
Về phạm vi thời gian nghiên cứu bao gồm nội dung nghiên cứu trên các phương diện
chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa Hoa Kỳ và Cuba, những chính sách và cấm vận qua
các đời tổng thống
Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận dùng phương pháp lịch sử, phương pháp logic,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp nghiên cứu trong quan hệ quốc tế.
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm hai chương, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, trong đó:
5

Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Hoa Kỳ-Cuba giai đoạn 1991-2008
Chương 2: Quan hệ Hoa Kỳ- Cuba giai đoạn 1991-2008
6

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HOA KỲ -


CUBA GIAI ĐOẠN 1991-2008
1.1 Khái quát quan hệ Mỹ - Cuba trước năm 1991
Cuba là một quốc đảo nằm trong khu vực biển Caribbean, có diện tích 104.556 km2
với dân số hơn 11 triệu người (theo số liệu vào năm 2021), quốc gia đông dân thứ 2
chỉ sau Haiti ở vùng Caribbean. Cuba có nước láng giềng là Hoa Kỳ, khoảng cách địa
lý là 150km. Cuba đóng vai trò quan trọng trong địa chính trị. Cuba đóng vai trò là cửa
ngõ vào khu vực Mỹ Latinh, nằm ở các điểm tiếp cận vịnh Mexico vào Đại Tây
Dương. Bởi vì lẽ đó, Cuba có ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp của Mỹ. Nếu New Orleans là cầu nối quan trọng để khu vực trung tâm Bắc Mỹ
tiếp cận với thế giới thì Cuba là án ngữ trên trục quan trọng này. Bên cạnh đó, đường
vào Đại Tây Dương từ vịnh Mexico theo trục từ Key West tới bán đảo Yucatan dài
khoảng 380 dặm. Cuba nằm ở giữa trục này. Trên tuyến đường phía Bắc, Bahamat
chạy song song với Cuba khoảng một nửa quãng đường, buộc các tàu đi về hướng
Nam, về hướng Cuba. Trên tuyến đường phía Nam, kênh Yucatan nhập với hành lang
đường biển ra khỏi Caribe kéo dài và hợp với West Indies. Điều trọng yếu là lực lượng
hải quân hoặc không quân thù nghịch nếu đóng trên địa bàn Cuba có thể phong tỏa
vịnh Mexico và qua đó cả trung tâm của Mỹ. Chính vì vị trí chiến lược đó mà Cuba
luôn giữ vị trí quan trọng đối với Mỹ ở khu vực Tây bán cầu ở bất kỳ thời điểm nào. 1
Từ thế kỉ XIV, Cuba là thuộc địa của Tây Ban Nha, sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây
Ban Nha năm 1898, Mỹ chiếm đóng Cuba. Kinh tế và nền chính trị ở đảo quốc này
phụ thuộc nặng nề vào Hoa Kỳ. Khi Cuba giành lại độc lập hoàn toàn vào năm 1902
thì Hoa Kỳ vẫn có những ảnh hưởng vô hình nhất định ở hòn đảo này. Chế độ độc tài
do Mỹ hậu thuẫn là Machado và Barista làm cho hệ thống chính trị ở Cuba không ổn
định. Giai đoạn cầm quyền của Fulgencio Batista trong khoảng thời gian 1940-1944
chứng kiến tầng lớp chính trị đầy tham nhũng ở Cuba. Điều này đã gây nên sự bất
đồng sâu sắc trong lòng người dân, từ đây nổi lên cuộc cách mạng Cuba và nó giành
thắng lợi vào năm 1959. Fidel Castro đã chính thức lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ
Batista, thiết lập Nhà nước công nông đầu tiên ở Tây bán cầu, chấm dứt gần 5 thế kỷ
đô hộ của thực dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, độc lập, tự do và tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba tới giai đoạn này vẫn có thể nói
là tốt đẹp. Thế nhưng mọi chuyện bắt đầu chuyển hướng xấu đi khi Castro quyết định
quốc hữu hóa các tài sản nước ngoài, trong đó có cả các doanh nghiệp của Mỹ đang
hoạt động tại Cuba và đồng thờ thiết lập quan hệ với Liên Xô. Điều này khiến Hoa Kỳ
vô cùng tức giận vì đây là thời điểm cạnh tranh gay gắt trong Chiến tranh Lạnh, việc
một quốc gia "sân sau" có mối quan hệ thân thiết với kẻ thù của mình là điều không
thể chấp nhận được. Cũng cần phải nói thêm rằng quyết định quốc hữu hóa của Cuba
không phải là hành động khiêu khích hay tỏ rõ sự phân biệt với nước Mỹ mà trên thực
tế đó là nhu cầu của cách mạng. Cuba ngay từ đầu đã tuyên bố sẵn sàng thương lượng
việc đền bù một cách hợp lý các bài sản của Mỹ bị quốc hữu hóa. Và trên thực tế Cuba
đã làm được điều này với các nước như Pháp, Anh, Bắc Ailen, Canada và Tây Ban
Nha, chỉ duy nhất Mỹ từ chối thương lượng về phương thức thanh toán. Khi này tổng
thống thứ 34 của Hoa Kỳ, Dwight D. Eisenhower quyết định cắt đứt quan hệ ngoại
1
Lê Minh Giang. (2020). QUAN HỆ MỸ - CUBA (1991-2016).

https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/49239
7

giao và rút đại sứ quán Mỹ tại Havana là ông Philip W.Bonsal. Trong một số tài liệu
cá nhân được công bố sau này, ông Bonsal thừa nhận chính phủ Mỹ lúc đó tìm mọi
cách để vô hiệu hóa nền kinh tế Cuba. Ông cũng biết rõ về những chương trình bí mật
đào tạo và trang bị vũ khí các đối tượng Cuba lưu vong để phục vụ cho kế hoạch lật đổ
chính quyền cách mạng Cuba non trẻ.2
Sau thất bại ở sự kiện Vịnh Con Lợn (1961) nhằm lật đổ chế độ cộng sản ở Cuba, quan
hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng hơn nữa, có thể nói là điểm nổi bật nhất trong
cuộc chiến ý thức hệ. Hoa Kỳ không hề bỏ cuộc mà còn thực hiện nhiều chiến dịch
hơn nữa để lật đổ Castro bao gồm các hoạt động gián điệp, ám sát hoặc “làm nhục”
nhà lãnh đạo Cuba. Tổng cộng đã có hơn 600 âm mưu ám sát của CIA nhắm vào
Castro. Nếu sống sót qua khỏi các âm mưu ám sát là một sự kiện Olympic thì tôi hẳn
đã giành huy chương vàng”. Ông Fidel đã từng nói như vậy về các kế hoạch hãm hại
mình. 3
Lệnh cấm vận đầy đủ của Mỹ đối với Cuba được đưa ra vào tháng 2/1962. Trước đó,
năm 1961, Tổng thống J. Kennedy đã ký Đạo luật Hỗ trợ nước ngoài năm 1961, cho
phép Tổng thống thực hiện lệnh cấm vận toàn bộ thương mại với Cuba. Điều này đã
được thực hiện trong Bản tuyên bố 3447 về lệnh cấm vận đối với tất cả thương mại
Cuba. Theo đó, việc nhập khẩu tất cả hàng hoá có nguồn gốc Cuba vào Mỹ và xuất
khẩu sang Cuba bị cấm.4 Quả thật Cuba luôn có những cách thức để chống đối lại một
cường quốc láng giềng mà ít có quốc gia nào làm được. Cuba cho Liên Xô - đối thủ số
một của Mỹ, xây dựng các địa điểm tên lửa hạt nhân. Vụ việc này gây ra cuộc khủng
hoảng tên lửa nổi tiếng ở Cuba vào năm 1962, suýt khiến thế giới đi vào cuộc chiến
tranh hạt nhân, nếu xảy ra hậu quả sẽ rất tàn khốc. Cuối cùng, một thỏa thuận bí mật
giữa Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev và tổng thống John F. Kennedy gồm việc
Liên Xô sẽ phá hủy hết căn cứ hạt nhân ở Cuba, đổi lại Mỹ sẽ không xâm lược Cuba,
đồng thời rút tên lửa đạn đạo tầm trung Jupiter của Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhanh
chóng bay đến thủ đô Moskva thế nào. Dưới thời hai Tổng thống Richard Nixon và
Gerald Ford, đã có những nỗ lực để làm giảm căng thẳng với Cuba nhưng không có
kết quả. Dưới thời tổng thống Nixon (1969-1974) đã có những cáo buộc rằng Hoa Kỳ
2
Hoài Nam. (2016, 3 13). Sự thật về những “đồn thổi” xung quanh quan hệ Cuba-Mỹ -

Kỳ 1. baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/ho-so/su-that-ve-nhung-don-thoi-xung-quanh-

quan-he-cubamy-ky-1-20160313202205491.htm

3
Fidel Castro vượt qua hơn 600 âm mưu ám sát của CIA ra sao? (2016, 11 27).

hanoimoi.vn. https://hanoimoi.vn/fidel-castro-vuot-qua-hon-600-am-muu-am-sat-cua-

cia-ra-sao-608444.html

4
Lê Minh Giang. (2020). QUAN HỆ MỸ - CUBA (1991-2016).

https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/49239
8

đã tiến hành chiến tranh sinh học với Cuba. Những cáo buộc này càng được chứng
minh tính xác thực hơn nữa vào năm 2017 khi Washington giải mật các hồ sơ của Cục
tình báo trung ương Mỹ (CIA). Tháng 5-1971, Cuba phát hiện các trường hợp đầu tiên
của dịch tả lợn châu Phi, căn bệnh mà tới thời điểm đó chưa từng hiện hữu tại “hòn
đảo tự do”. La Habana khi đó đã phải tiêu hủy trên toàn quốc gần 400.000 con lợn,
loại thịt được người Cuba tiêu thụ nhiều nhất. Tháng 1-1977, tờ The Washington Post
đã đăng tải lời thú nhận của một điệp viên CIA rằng ông ta đã tham gia trong chiến
dịch truyền dịch tả lợn châu Phi vào Cuba, và những tài liệu vừa được giải mật tháng
10 vừa qua đã chứng tỏ tính xác thực của luận điểm này. Cuộc chiến tranh sinh học mà
Mỹ gây ra cho Cuba còn tác động trực tiếp tới con người. Năm 1983, dịch bệnh sốt
xuất huyết type 2 bất ngờ bùng phát tại Cuba (trước đó Cuba chỉ có sốt xuất huyết type
1 và có hệ thống phòng ngừa khá hiệu quả dịch bệnh này) khiến 154 người thiệt mạng,
trong đó có tới 110 trẻ em. Đây là chiến dịch do một nhóm chống đối chính phủ cách
mạng Cuba tiến hành, nhóm này có trụ sở tại Mỹ và được Washington bảo vệ. Sự việc
cũng đã được khẳng định một lần qua lời khai của nhân vật diều hâu gốc Cuba
Eduardo Arocena tại Tòa án liên bang New York năm 1984. 5 Trong nhiệm kỳ của
mình (1977 - 1980), Tổng thống Jimmy Carter đã cố gắng thực hiện bình thường hóa
quan hệ giữa Mỹ với Cuba và đạt được một số thỏa thuận với Chính phủ Cuba. Cụ thể
là, đã bãi bỏ một phần trong chính sách cấm vận Cuba là các hạn chế khi đi đến nước
này (công dân Mỹ có thể chi 100 USD cho mua hàng hoá Cuba khi đến thăm Cuba).
Hội đồng An ninh Quốc gia cũng ngừng đưa các tàu nước ngoài tham gia thương mại
Cuba vào danh sách đen. Nỗ lực này của Carter đã nhận rất nhiều chỉ trích từ công
chúng vì đã gây ra khủng hoảng người tị nạn. Đến đời tổng thống Ronald Reagan
(1981-1989) lệnh cấm vận về đi lại một lần nữa được ông áp dụng. Tuy nhiên, một số
hoạt động đi lại (bao gồm đi du lịch) được cho phép cho một số đối tượng cụ thể: các
quan chức Chính phủ Mỹ, nhân viên của các tổ chức làm phim hoặc tin tức, những
người tham gia vào nghiên cứu chuyên nghiệp hoặc những người thăm thân nhân gần
gũi của họ. Dấu hiệu này cho thấy, từ những năm 80 của thế kỷ XX về sau, lợi ích phi
chính trị bắt đầu đóng một vai trò ngày càng tăng trong việc duy trì chính sách của Mỹ
đối với Cuba.6
5
Hoa Huyền. (2017, 11 27). Lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Cuba: Kéo lùi lịch sử.

cand.com.vn. https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Lenh-trung-phat-moi-cua-

My-doi-voi-Cuba-Keo-lui-lich-su-i456155/#amp_tf=From

%20%251%24s&aoh=16880134719422&referrer=https%3A%2F

%2Fwww.google.com&ampshare=https%3A%2F%2Fcand.com.vn%2FSu-kien-Binh-

luan-antg%2FLenh-t

6
Lê Minh Giang. (2020). QUAN HỆ MỸ - CUBA (1991-2016).

https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/49239
9

Reagan là vị tổng thống đầu tiên đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ cho
khủng bố (SSOT) vào năm 1982, vì khoảng thời gian này diễn ra những cuộc nội chiến
ở vùng Trung Mỹ, chẳng hạn như Nicaragua, El Salvador, các khu vực nằm ngoài Mỹ
Latinh như Afghanistan, Angola. Trong khi Mỹ ủng hộ những nhà độc tài chống cộng
sản thì Cuba gửi vật liệu, quân lính đến để hỗ trợ những người cộng sản, các phong
trào du kích xuất hiện như Mặt trận giải phóng dân tộc Sandinista (FSLN), mục đích
chống chính quyền Somoza ở Nicaragua do Mỹ hậu thuẫn. Khi Hoa Kỳ kêu gọi
Gorbachev gây áp lực để Castro rút quân lính ở khu vực thì những nỗ lực của Liên Xô
không có tác dụng. Các phong trào tài trợ cho khủng bố của Hoa Kỳ còn tồi tệ hơn
những gì mà Cuba đã làm, nhưng đó là sự đạo đức giả bao biện cho các gọi là nền dân
chủ mà chúng ta vẫn thường thấy trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Thoạt đầu những hệ
quả của việc Cuba bị liệt vào danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố khá hạn chế
vì thực chất các cuộc cấm vận kinh tế từ năm 1962 bởi tổng thống Kennedy đã có tác
dụng. Thế nhưng tác động đối với các nhà quản lý rủi ro tại các tổ chức tài chính toàn
cầu là rất lớn. Khi thực hiện kinh doanh với khách hàng bị nghi ngờ dính líu đến
khủng bố, các tổ chức phải tăng cường thẩm định theo luật pháp tốn rất nhiều thời gian
và chi phí. Không chỉ về mặt kinh tế mà việc chỉ định Cuba tài trợ cho khủng bố làm
gia tăng tổn thương cho hòn đảo này. Kể từ năm 1959, Cuba là nạn nhân của hàng
trăm cuộc tấn công bán quân sự được thực hiện bởi những người lưu vong, được Hoa
Kỳ huấn luyện và tài trợ trong “Cuộc chiến bí mật” những năm 1960, 1970. Ngay cả
khi Washington ngừng hỗ trợ những cuộc tấn công này thì nhóm này vẫn chứa chấp
những tên thủ phạm, đình đám nhất là Luis Posada Carriles và Orlando Bosch, người
đã tổ chức vụ đánh bom năm 1976 vào chiếc máy bay dân sự của Cuba và giết tổng
cộng 76 người.7
Cũng trong năm 1982, tổng thống Reagan đã tuyên bố một chương trình mới về hỗ trợ
kinh tế và quân sự cho các quốc gia vùng Caribbean nhằm mục đích “ngăn chặn việc
lật đổ các chính phủ trong khu vực” bởi các lực lượng cộng sản “tàn bạo và toàn trị”.
Sáng kiến lòng chảo Caribbean (CBI) là một phần trong nỗ lực của chính quyền
Reagan nhằm hạn chế những gì họ gọi là sự trỗi dậy nguy hiểm trong hoạt động cộng
sản ở Trung Mỹ và vùng Caribbean. Trong một bài diễn văn tại Tổ chức Các Quốc gia
Châu Mỹ, Reagan lập luận rằng một chương trình viện trợ khổng lồ mới cho vùng
Caribbean là rất cần thiết. Nếu chúng ta không hành động kịp thời và dứt khoát để bảo
vệ tự do, thì những nước Cuba mới sẽ nảy sinh từ những tàn tích của xung đột ngày
nay. Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều chế độ toàn trị có liên hệ về quân sự với Liên Xô,
nhiều chế độ xuất khẩu lật đổ, nhiều chế độ không có năng lực nhưng lại toàn trị đến
nỗi hy vọng duy nhất của công dân là một ngày nào đó được di cư sang các nước châu
Mỹ khác như những năm gần đây họ đã đến sống tại Mỹ.” Cụ thể, Tổng thống kêu gọi
tăng 350 triệu USD viện trợ kinh tế và 60 triệu USD hỗ trợ quân sự cho vùng
Caribbean. Ông cũng cam kết nước Mỹ sẽ hỗ trợ trong việc tăng cường thương mại

7
William LeoGrande. (2023, 2 8). It’s time to take Cuba off the terror list.

responsiblestatecraft.org. https://responsiblestatecraft.org/2023/02/08/its-time-to-take-

cuba-off-the-terror-list/
10

với Caribbean và khuyến khích đầu tư tư nhân ở Caribbean. Chương trình này có thể
được coi như một phương tiện cô lập các lực lượng cách mạng do Cuba và Liên Xô
ủng hộ. Tuy nhiên Sáng kiến CBI lại ít có tác động đến việc cải thiện tình hình kinh tế
của các quốc gia này nên mờ nhạt dần những năm tiếp theo.8
Khi Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991, Cuba mất đi nguồn hỗ trợ quan trọng về
kinh tế, Cuba dần tiến về giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Cuba là nước duy nhất theo
chế độ Marx- Lenin ngay sau sân nhà của Mỹ, nhưng giờ đây khối CNXH do Liên Xô
lãnh đạo đã không còn thì chế độ của Castro hiển nhiên không còn là mối đe dọa với
Mỹ nữa. Tuy nhiên trong những năm 1990, mối quan hệ Hoa Kỳ - Cuba chuyển từ
chiến tranh lạnh sang chiến tranh lạnh giá hơn nữa. Mặc dù trận chiến ý thức hệ kết
thúc nhưng khái niệm tận cùng lịch sử trong cuốn sách của Fukuyama lại trở thành nền
tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ là thúc đẩy nền dân chủ tự do mới, đặc biệt là
các nước trong khu vực. Muốn làm được điều này, Hoa Kỳ thấy tầm quan trọng trong
việc lật đổ Castro. Như vậy quan hệ Hoa Kỳ - Cuba trước năm 1991 gồm nhiều yếu tố,
cấu thành một mối quan hệ phức tạp, nếu trước năm 1959 Hoa Kỳ hỗ trợ hết mình cho
Cuba thì sau năm 1959, ta chứng kiến hàng loạt những lệnh cấm vận hà khắc mà Hoa
Kỳ dành cho quốc gia này.
1.2 Tình hình thế giới và khu vực Mỹ Latinh
*Tình hình thế giới
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh hòa bình trên thế giới được củng cố, nhưng hòa bình
ở một số khu vực vẫn bị đe dọa và xảy ra những xung đột, nội chiến dai dẳng do các
mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ…đã có từ thời chiến tranh Lạnh nay
mới có cơ hội xuất hiện. Khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa chính thức tan rã
vào năm 1991 đã đánh dấu kết thúc thời kỳ chiến tranh Lạnh trong suốt bốn thập kỷ
giữa hai cường quốc lúc bấy giờ là Hoa Kỳ và Liên Xô. Từ thế đối đầu hai cực về hệ
tư tưởng, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giờ đây chỉ còn lại một cực duy
nhất là Mỹ. Tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ lúc này vẫn chưa nguôi ngoai khi
mong muốn thiết lập thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo. Chính sách đối ngoại của Mỹ
theo tư duy chiến lược mới được thể hiện trong các văn kiện, như “Hướng dẫn hoạch
định quốc phòng (Defense Planning Guidance), sau đó được viết lại dưới tên gọi
“Chiến lược quốc phòng cho những năm 1990” (Defense Strategy For the 1990’s) vào
năm 1991; “Từ ngăn chặn đến lãnh đạo toàn cầu” (From Containment to Global
Leadership) nhằm mục tiêu chiến lược là củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trong hệ
thống kinh tế, chính trị toàn cầu.9
8
KIm Phụng. (2018, 2 24). 24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo

Caribbean. nghiencuuquocte.org. https://nghiencuuquocte.org/2018/02/24/reagan-

sang-kien-long-chao-caribbean/

9
Đại tá Lê Thế Mẫu, Nguyễn Anh. (2017, 1 4). Thế giới 25 năm sau Chiến tranh lạnh:

Một số nét nổi bật. tapchicongsan.org. https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-

ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/42862/the-gioi-25-nam-sau-%20chien-tranh-

lanh--mot-so-net-noi-bat.aspx#
11

Cơ sở quân sự của Mỹ hiện diện ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, trừ Nam Cực,
về phương diện kinh tế Mỹ sở hữu phần lớn các công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới,
đồng dollar của Mỹ thống trị trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, thương mại. Song song
đó, lợi dụng sự sụp đổ và vị trí yếu thế của liên bang Nga, Mỹ đơn phương tiến hành
những “cuộc thập tự chinh”, thúc đẩy các giá trị của Mỹ như “dân chủ”, “nhân quyền”,
“mô hình phát triển kiểu Mỹ” ra khắp nơi trên thế giới. Khối quân sự Warszawa – đối
trọng với khối quân sự Nato trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mặc dù đã giải thể, tưởng
chừng không còn một liên minh quân sự nào trên thế giới nhưng các nước phương Tây
vẫn không từ bỏ khối Nato – phần lớn chịu sự chi phối và kiểm soát của Mỹ, chẳng
những vậy nó còn tiếp tục mở rộng thành viên về phía Đông và cho gia nhập các quốc
gia thuộc Liên Xô cũ như Ba Lan, cộng hòa Séc, Hungary…đe dọa biên giới và an
ninh nước Nga. Bên cạnh đó, Mỹ còn ngang nhiên can thiệp vào công việc nội bộ ở
các quốc gia và núp dưới chiêu bài “dân chủ” và sẵn sàng can thiệp bằng quân sự, nổi
bật là chiến tranh vùng vịnh Péc-xích (vịnh Ba Tư) năm 1991, chiến tranh tại Nam Tư
năm 1999, chiến tranh tại Afghanistan năm 2001, chiến tranh Iraq năm 2003…Phương
án “nhất siêu đa cường” có thể tạm gọi là hợp lý và khả thi nhưng kể cả những nước
lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…không dễ dàng gì để Mỹ thiết lập một trật tự
đơn phương và nắm vận mệnh của các quốc gia này. Hơn nữa trong suốt những năm
tháng chiến tranh Lạnh, vai trò của Mỹ về đối nội và đối ngoại bị suy giảm do phải
chạy đua với Liên Xô thì các nước kể trên có thời gian phục hồi, ổn định và phát triển
kinh tế nên cũng có tiềm lực không hề nhỏ so với Mỹ. Bước sang thế kỷ 21 xu thế toàn
cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại đã tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các
nước và các khu vực. Các quốc gia nhận thấy mình không thể ở ngoài vòng xoáy phát
triển của toàn cầu hóa. Làn sóng toàn cầu hóa nổi lên mạnh mẽ kéo theo làn sóng khu
vực hóa cũng được hình thành và phát triển, tác động sâu sắc đến việc tập hợp lực
lượng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Từ sau năm 1991, các khu vực mậu dịch tự do bao
gồm các nền kinh tế có thể chế chính trị hoặc trình độ phát triển khác nhau như AFTA
(Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN), ACFTA (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- Trung Quốc), NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ)…lần lượt ra đời. Các
sáng kiến này nhằm thúc đẩy các nước tham gia tích cực và góp phần tạo ra môi
trường quốc tế hòa bình, ổn định, là động lực phát triển trong quan hệ quốc tế.
*Bối cảnh khu vực Mỹ Latinh
Sau Chiến tranh Lạnh, làn sóng chính trị cánh tả nổi dậy ở khu vực Mỹ Latinh, ở
Venezuela chứng kiến sự đắc cử tổng thống Hugo Chavez năm 1998, tiếp sau đó các
chính phủ cánh tả cũng được lần lượt thành lập tại Chile (2000), Brazil (2002),
Argentina (2003), Panama (2004), Uruguay (2004), Bolivia (2005)...tiếp sau đó ⅔ dân
số Mỹ Latinh sống trong chế độ cánh tả, một số ít như Colombia, Mexico có chế độ
chính phủ bảo thủ cánh hữu. Sau chiến tranh Lạnh, Mỹ chọn khu vực “sân sau” Mỹ
Latinh là nơi tiến hành chủ nghĩa tự do mới với những hình thức tinh vi và thủ đoạn
nhất, rõ nét nhất là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản tài chính, xóa bỏ vai trò quản lý
của Nhà nước, vùi dập giai cấp công nhân, cổ xúy chủ nghĩa tiêu dùng và tôn sùng vật
chất10.

10
TS Lê Viết Duyên. (2022, 1 20). Triển vọng mới của phong trào cánh tả Mỹ La-tinh.

tapchicongsan.org.

https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/824958/trien-
12

Sự áp dụng mô hình không phù hợp này đã gây ra những hệ quả khôn lường với nền
kinh tế chính trị - xã hội cho phần nhiều các quốc gia ở khu vực Tây bán cầu. Thoạt
đầu đã có những kết quả tích cực trên lĩnh vực kinh tế, nhưng chủ nghĩa tự do mới đã
dần bộc lộ những mặt trái, tiêu cực vốn dĩ âm ỉ chỉ chờ đợi để xuất hiện, các vấn đề đó
có thể kể đến như sự phân hóa sâu sắc trong xã hội, tình trạng bất bình đẳng, khủng
hoảng kinh tế, nghèo đói, thất nghiệp, nạn tham nhũng, nợ nước ngoài, sự nổi dậy của
quần chúng và các phong trào cách mạng xã hội…Các nước Mỹ Latinh phụ thuộc
nặng nề vào Mỹ, nền độc lập dân tộc bị tổn hại nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó mà tinh
thần tự chủ, ý thức bản sắc dân tộc đã nổi lên mạnh mẽ ở các nước Mỹ Latinh để dấy
lên các phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân lao động. Đây là điều kiện thuận
lợi để các lực lượng cánh tả, trong đó có các khuynh hướng dân tộc cấp tiến, đẩy mạnh
hoạt động và trở thành lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tự do
mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ
quốc tế. 11
Những người lãnh đạo của lực lượng cánh tả đã mang đến những sự thay đổi tích cực
trong khu vực, chuyển từ mô hình chủ nghĩa tự do mới sang chế độ dân chủ hóa, thực
hiện nền kinh tế thị trường kết hợp giải quyết những vấn đề bức bối trong xã hội như
tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, cải thiện dịch vụ y tế…Brazil là quốc gia chứng kiến
những con số đầy triển vọng và khả quan nhất. Trong nhiệm kỳ đầu (2002 – 2006),
Chính phủ cánh tả của Tổng thống Silva đã cố gắng kiểm soát lạm phát, duy trì sự phát
triển kinh tế ổn định gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết một số vấn đề
xã hội bức xúc. Mỗi năm Chính phủ chi hơn 4 tỷ USD trợ cấp cho 11,5 triệu gia đình
nghèo với tổng số gần 60 triệu người, chiếm 1/3 dân số. Các chỉ số phát triển kinh tế -
xã hội đều đạt kết quả khả quan: Tốc độ tăng trưởng trung bình 5%/năm, lạm phát
được khống chế, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh (lên 375 tỷ USD), tỷ lệ thất nghiệp giảm
còn 7% (năm 2009), 24 triệu người thoát khỏi tình trạng nghèo đói, hàng triệu trẻ em
được trợ cấp giáo dục hàng tháng... Nhờ đó, đến cuối năm 2005, Brazil đã thanh toán
xong các khoản nợ nhiều chục tỷ USD cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và trở thành một
trong 3 nước có quy mô kinh tế lớn nhất châu Mỹ (sau Mỹ và Canada). 12

vong-moi-cua-phong-trao-%20canh-ta-my-la-tinh.aspx

11
PGS. TS NGUYỄN HOÀNG GIÁP TS NGUYỄN THỊ QUẾ. (n.d.). TRÀO LƯU

CÁNH TẢ MỸ LA-TING NÉT MỚI TRÊN BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI.

xaydungdang.org.vn. http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/Data/2008/9/32.pdf

12
Nguyễn Văn Khánh. (2016, 9 28). Vài nét về lực lượng cánh tả ở các quốc gia Mỹ

Latinh hiện nay. lyluanchinhtri.vn.

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1665-vai-net-%20ve-luc-luong-

canh-ta-o-cac-quoc-gia-my-latinh-hien-nay
13

Trên lĩnh vực đối ngoại, các nước ở khu vực Mỹ Latinh chưa thể hoàn toàn thoát khỏi
sự lệ thuộc vào Mỹ nhưng cũng đã có những chính sách độc lập, dù các chính phủ
cánh tả Mỹ Latinh vẫn có xu hướng hợp tác về thương mại nhưng họ cũng sẵn sàng
lên án, chỉ trích sự áp đặt, cấm vận đối với Cuba hay những cuộc can thiệp ở khu vực
Trung Đông. Năm 2005, để đối phó với dự án Khu vực Mậu dịch tự do toàn châu Mỹ
(FTAA), nếu áp dụng sẽ khiến các nước Mỹ Latinh mất đi phương tiện bảo vệ nền sản
xuất của họ. Ba nước Venezuela, Cuba và Bolivia đã đưa ra Giải pháp Bolivia cho
châu Mỹ (ALBA) nhằm trao đổi thương mại và cùng nhau phát triển. Trong khuôn
khổ ALBA đã hình thành dự án liên kết năng lượng PETRO CARIBE và hợp tác năng
lượng Nam Mỹ, nhằm khai thác, hỗ trợ lẫn nhau để sử dụng hiệu quả nguồn năng
lượng khu vực. Các chính phủ cánh tả Mỹ Latinh không tiến hành cô lập Cuba mà
ngày càng đoàn kết, gắn chặt hơn với nước này mặc cho những chính sách cấm vận vô
lý, hà khắc của Mỹ. Venezuela và Bolivia tiến hành quan hệ chiến lược và trở thành
đối tác thương mại lớn đối với Cuba. Một điểm mới trong nền ngoại giao của các
chính phủ Mỹ Latinh là mở rộng mối quan hệ với Nga, Trung Quốc, Iran, Việt Nam…
Ngoài thiết lập quan hệ Nga - Cuba, Nga còn mở rộng quan hệ ngoại giao với
Venezuela, Nicaragua, Bolivia, góp phần làm tăng cường ảnh hưởng của Nga ở khu
vực. Trung Quốc cũng triển khai chiến lược tổng thể với các nước Mỹ Latinh từ năm
2008 và tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ đến khu vực này. Trong chuyến thăm Nga năm
2008, tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã bày tỏ mong muốn quan hệ hợp tác
chiến lược với Nga về năng lượng, thành lập một ngân hàng Nga - Venezuela, sau đó
hai bên cũng đã ký kết các hợp đồng Nga sẽ cung cấp cho Venezuela máy bay trực
thăng, tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel của Nga…Những động thái này càng khiến
cho Mỹ “đứng ngồi không yên”, hoạch định chính sách để tăng cường ảnh hưởng ở
khu vực này.
14

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HOA KỲ- CUBA GIAI ĐOẠN 1991-2008


2.1 Quan hệ chính trị - ngoại giao
*Quan hệ ngoại giao
Bước sang thế kỷ 21, Hoa Kỳ đưa ra những điều kiện để bình thường hóa quan hệ với
Cuba, Hoa Kỳ chỉ dỡ bỏ những lệnh cấm vận khi Cuba tiến hành các cuộc bầu cử tự
do, công bằng và chuyển sang chính phủ dân chủ theo mô hình của phương Tây. Năm
1992, cơ quan lập pháp Hoa Kỳ thông qua đạo luật Dân chủ Cuba (CDA). Một trong
những điểm đáng chú ý của đạo luật này là các thương thuyền lớn từng cập cảng Cuba
trước đó 180 ngày (hay 6 tháng) sẽ không được dừng tại bất kỳ hải cảng nào khác của
Hoa Kỳ. Đạo luật này cũng đưa ra các biện pháp để đối phó với các công ty con của
Hoa Kỳ lập ra ở hải ngoại với mục tiêu kinh doanh tại Cuba. 13 Năm 1994-1995, một
hiệp định về người tị nạn được ký kết giữa Washington và La Habana, theo đó tổng
thống Bill Clinton kêu gọi đưa tất cả những người Cuba được cứu trên biển đến căn cứ
hải quân Hoa Kỳ tại Vịnh Guantanamo. Hoa Kỳ hợp pháp hóa nhập cư 20.000 người
Cuba/ năm, giúp Cuba hạn chế được sự di cư của người tị nạn. Tưởng chừng jai nước
đã gỡ bớt được một nút thắt, thế nhưng Cuba đã tố cáo Mỹ đã không thực hiện đúng
cam kết này mà ngược lại còn khuyến khích việc nhập cư trái phép theo Luật Điều
chỉnh Cuba, gây ra những cái chết thảm thương cho hàng trăm người dân nước này khi
di cư bất hợp pháp.
Năm 1996, Clinton đã ký ban hành đạo luật Helms Burton- dựa theo tên của hai
thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Đạo luật Helms -Burton còn có tên gọi khác là Đạo luật Dân
chủ và Tự do Cuba (LIBERTAD). Nó được ký kết một vài tuần sau khi máy bay chiến
đấu MIG của Cuba bắn hạ máy bay thuộc tổ chức Brothers to the Rescue do Mỹ tài
trợ.
Mục đích của đạo luật này là hạn chế đến mức tối đa đầu tư của nước ngoài vào Cuba,
bao gồm bốn nội dung chính:
1. Tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Chính phủ Cuba (mục đích chính).
2. Chính sách của Mỹ hướng tới hỗ trợ Cuba miễn phí và độc lập.
3. Cho phép các công dân Mỹ nộp đơn kiện tại Mỹ đối với những người buôn bán
hàng bị tịch thu tài sản ở Cuba.
4. Từ chối cấp thị thực và trục xuất những người Cuba đến Mỹ sau ngày
12/3/1996 khi có yêu cầu của công dân14
Thế nhưng có một điều trớ trêu là dù ban hành vào năm 1996, nhưng Helms - Burton
chưa bao giờ được áp dụng và liên tục bị trì hoãn ở phía Hoa Kỳ để không làm phật
lòng các đồng minh kinh doanh với Cuba. Lý do là đạo luật này cho phép những người
tị nạn Cuba ở Mỹ truy tố ra các tòa án Hoa Kỳ mọi doanh nghiệp nước ngoài làm ăn
với các công ty bị chính quyền Castro tịch thu sau cuộc Cách mạng năm 1959. Vào lúc
đạo luật Helms-Burton được thông qua, số đơn kiện tiềm tàng được thẩm định lên đến
13
Vài điều hiểu lầm về các cuộc biểu tình ở Cuba. (2021, 7 25). luatkhoa.org.

https://luatkhoa.org/2021/07/vai-dieu-hieu-lam-ve-cac-cuoc-bieu-tinh-o-cuba/

14
Lê Minh Giang. (2020). QUAN HỆ MỸ - CUBA (1991-2016).

https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/49239
15

200.000. Theo Hội Đồng Kinh Tế và Thương Mại Mỹ và Cuba, trụ sở ở New York,
những đơn khiếu kiện có thể sẽ tác động đến các tập đoàn của Pháp như Accor,
Bouygues hay Pernod Ricard, ngoài ra cũng có thể nhắm vào các hãng hàng không
Mỹ.15 Phía Cuba cũng đã kiện lên tổ chức Liên Hợp Quốc vì hành động bất hợp pháp
và không phù hợp với luật pháp quốc tế đối với một nước có chủ quyền, thế nhưng
Hoa Kỳ vẫn không màng đến sự chỉ trích này mà tiếp tục thực hiện chính sách của
mình, Hoa Kỳ cho rằng đây là chuyện cá nhân liên quan đến quan hệ song phương với
Cuba chứ không liên quan gì đến Liên Hiệp Quốc. Về phía Cuba, để đối phó sự chống
phá của Mỹ, Chính phủ nước này khẳng định đất nước vẫn đang trong giai đoạn quá
độ lên CNXH, đồng thời lên án Mỹ và kêu gọi sự giúp đỡ, hợp tác từ các quốc gia ở
Tây bán cầu cũng như các quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới. Từ giữa năm
2004, Cuba triển khai cuộc tiến công ngoại giao trên ba hướng chủ yếu và đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Trước hết, củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền
thống như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và các nước Đông Âu. Hai là đẩy
mạnh các cuộc tiếp xúc với các nước ở Trung và Nam Mỹ và ba là, tăng cường gắn kết
với Liên minh châu Âu (EU). Từ nỗ lực này, Cuba giành được chỗ đứng trong Tổ
chức hợp tác khu vực, nhiều nước đã khôi phục và bình thường hóa quan hệ ngoại giao
với Cuba như Đức, Anh, Pháp, Áo, Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Tây Ban
Nha, Hungary và Bỉ (2005). Đặc biệt, năm 2008, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Felipe
Roque và Ủy viên Hội đồng châu Âu phụ trách phát triển và viện trợ nhân đạo, Louis
Michel đã ký thỏa thuận về hợp tác phát triển, chính thức khôi phục quan hệ hợp tác
sau 5 năm cắt đứt quan hệ. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
khôi phục quan hệ hợp tác song phương trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử
và tôn trọng chủ quyền. Quan hệ Mỹ - Cuba (1991-2016)
*Quan hệ chính trị
Lĩnh vực truyền thông
Để chống lại chính quyền Cuba và Fidel Castro, không một đất nước nào có nhiều
mưu mô và thủ đoạn hơn Hoa Kỳ. Đài phát thanh Marti và đài truyền hình Martin
được coi là một trong những sản phẩm quái dị trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Hoa Kỳ
- Cuba. Vào đầu thập niên 80 thế kỷ XX, chính quyền Mỹ đã dự định lập nên một Đài
phát thanh Cuba Tự do tương tự các hình mẫu đài phát thanh chống Cộng tiêu biểu
như Đài châu Âu Tự do (Radio Free Europe) hay Đài châu Á Tự do (Radio Free Asia).
Đài Cuba Tự do hướng đến mục tiêu thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ cách mạng ở Cuba
do Chủ tịch Fidel Castro lãnh đạo. Về sau, tên đài được đổi thành Đài Phát thanh
Marti, lấy theo tên nhà văn Cuba thế kỷ XIX Jose Marti. Năm 1983, Radio Marti được
chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan thành lập theo sự hối thúc của các phần
tử Cuba lưu vong ở Miami, bang Florida. Tiêu chí hoạt động ban đầu của Radio Marti
là "vận động, cổ vũ cho tự do, dân chủ". Ngày 20/5/1985, Radio Marti bắt đầu phát
sóng buổi đầu tiên bằng tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên những toan tính của Mỹ khó
lòng thực hiện bởi ngay từ đầu đài phát thanh không thể xâm nhập vào mặt đất có tần
số trung bình ở Cuba. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Mỹ thay đổi phương án
truyền sóng, từ khinh khí cầu chuyển sang sử dụng máy bay cánh cố định, loại C-130
Hercules, sau đổi sang cùng loại Gulfstream 2 động cơ, để chở thiết bị phát sóng bay
15
(2016, 4 17). rfi.fr. https://www.rfi.fr/vi/quoc-te/20190417-my-nhan-don-kien-cac-

doanh-nghiep-nuoc-ngoai-hoat-dong-o-cuba
16

ngay sát không phận Cuba. Khi lượng khán giả Cuba nghe và xem truyền hình Marti
rất hạn chế, chủ yếu là phát sóng về đêm, nên Mỹ đã nghĩ ra phương án đó là cho nhân
viên ghi các chương trình đã phát sóng vào đĩa DVD rồi phát tán ở Cuba. Trung bình
mỗi tháng TV Marti phát tán khoảng 15.000 đĩa DVD như thế. Ngoài ra, TV Marti,
Radio Marti còn chuyển các nội dung tuyên truyền vào ổ đĩa di động (USB) và tuồn
lậu vào Cuba qua nhiều ngả, được phân phối miễn phí cho người Cuba. Đài radio và
truyền hình Marti không được lòng người dân Cuba cũng là điều dễ hiểu, thế nhưng
công chúng Hoa Kỳ cũng không mặn mà gì đối với việc làm này của chính quyền
nước mình. Fabio Leite, Phó giám đốc Văn phòng Truyền thông vô tuyến thuộc Liên
minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã kịch liệt lên án hành động của Mỹ cho phát sóng
phát thanh và truyền hình vào Cuba thông qua Radio Marti và TV Marti. Ông Leite
khẳng định, hành động của Mỹ đã vi phạm các quy định của ITU về nội dung và chất
lượng phát sóng phát thanh truyền hình trên băng tần thương mại quốc gia. Hội nghị
Truyền thông vô tuyến Thế giới ngày 15/11/2007 cũng ra tuyên bố hành động của Mỹ
dùng sóng phát thanh và truyền hình tấn công vào Cuba là bất hợp pháp. Tuyên bố nêu
rõ, việc phát sóng vô tuyến từ máy bay truyền thẳng vào lãnh thổ một quốc gia khác
mà không có sự đồng ý của quốc gia đó là vi phạm các quy định chung về truyền
thông vô tuyến. 16
Hợp tác chống ma túy
Đối đầu với nhau là thế nhưng những diễn biến quốc tế luôn có những sự kiện khiến
hai quốc gia láng giềng xích lại gần nhau, dù chỉ là một khoảng cách rất nhỏ. Cuba
đóng một vai trò quan trọng trong việc chống buôn lậu ma túy và là trợ thủ đắc lực
ngầm của Washington. Theo Báo cáo Chiến lược Kiểm soát ma túy Quốc tế (INCSR).
Mặc dù vị trí nằm giữa một số quốc gia trọng yếu xuất khẩu ma túy trong khu vực và
thị trường Mỹ, Cuba lại không là nơi tiêu thụ, sản xuất hay trung chuyển ma túy.
Nhưng, bọn tội phạm thường men theo những vùng nước bên trong lãnh thổ Cuba để
tránh né tàu tuần tra cũng như máy bay trinh sát của Mỹ và Cuba". Trước khi Castro
lên nắm quyền lãnh đạo ở Cuba thì hòn đảo này là nơi tụ tập khét tiếng của những hộp
đêm và công khai bán thuốc cấm, thuốc phiện. Mọi chuyện thay đổi tích cực sau năm
1959, Chủ tịch Fidel Castro đã ra lệnh đóng cửa mạng lưới casino, đề ra luật chống ma
túy vô cùng nghiêm khắc đồng thời đưa người nghiện ngập đến các trại cai nghiện.
Thậm chí, hiện nay bất cứ ai sở hữu lượng cần sa dù rất nhỏ cũng có thể bị phạt tù.
Với các loại ma túy nặng khác thì án tù càng cao. Chó nghiệp vụ đánh hơi dò tìm ma
túy luôn có mặt tại các sân bay quốc tế ở Cuba. Barry McCaffrey, tướng về hưu từng
là quan chức chống ma túy dưới chính quyền Tổng thống Bill Clinton và là cựu chỉ
huy Bộ Tham mưu Phương Bắc tập trung về Mỹ Latinh của quân đội Mỹ, nhận định:
Chính quyền Cuba không muốn nước này trở thành hang ổ của bọn tội phạm ma túy.
Họ coi đó là mối đe dọa cho trẻ em, lực lượng lao động, nền kinh tế cũng như chính
quyền". McCaffrey cho biết thời ông còn đương chức đã có "mọi dạng liên lạc trực
16
An Tôn (tổng hợp). (2015, 4 2). Số phận các đài phát thanh và truyền hình Marti khi

Mỹ cải thiện quan hệ với Cuba. cand.com.vn. https://cand.com.vn/Ho-so-mat/My-se-

lam-gi-voi-cac-dai-phat-thanh-va-truyen-hinh-Marti-khi-cai-thien-quan-he-voi-Cuba-

i346245/
17

tiếp" giữa hai chính quyền Mỹ và Cuba, bao gồm liên lạc radio giữa Lực lượng Bảo vệ
Bờ biển Mỹ (USCG) và giới chức Havana. 17
Vấn đề gián điệp
Ana Montes là điệp viên kỳ cựu và nổi tiếng nhất của Cuba, cô ấy bắt đầu làm việc
trong cơ quan tình báo quốc phòng, cơ quan sản xuất chính của Lầu Năm Góc về tình
báo quân sự nước ngoài. Bà đã làm gián điệp cho Cuba trong suốt gần hai thập kỷ,
Ana bị bắt chỉ 10 ngày sau vụ khủng bố 11/9 nhưng những gì mà bà đã làm khiến cho
bà có biệt danh “Nữ hoàng Cuba”. Để có thể truyền hết những thông tin tuyệt mật từ
Hoa Kỳ về Cuba mà không bị phát hiện sau một thời gian rất lâu thì trí nhớ siêu phàm
của Ana là điều tối quan trọng. Bà ghi nhớ hết chi tiết nội dung tài liệu nhạy cảm và
khi về nhà, bà đánh máy thông tin vào máy tính sau đó mã hóa chúng và cho vào đĩa.
Tiếp đến bà sẽ nhận hướng dẫn về địa điểm giao đĩa thông tin cho người liên lạc.
“Theo FBI, một số thông tin quan trọng nhất mà Montes thừa nhận gửi cho Cuba là
danh tính 4 đặc vụ mật của Mỹ đang làm việc ở Cuba. Montes cũng gửi cho Cuba
thông tin về vị trí của Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ ở El Salvador những năm 1980.
Ngoài ra, bà còn tiết lộ một vệ tinh "tàng hình" trị giá vài tỷ USD mà Mỹ sử dụng để
theo dõi Trung Quốc, Iran và Nga. Cựu đặc vụ phản gián Scott Carmichael nói rằng
Montes không những cung cấp các thông tin về Mỹ cho Cuba, mà bà còn tác động lên
cả cách thức các cơ quan an ninh Mỹ đánh giá về hòn đảo. Vào năm 1998, tổng thống
Bill Clinton tuyên bố "Cuba không còn là một mối đe dọa cho nước Mỹ", vì Ana
Montes đã hạ thấp mối đe dọa từ Cuba. Thế nhưng khác với những điệp viên khác,
Ana Montes làm gián điệp không phải mục đích chính là vì tiền mà là nhận thấy những
hành động vô lý mà Mỹ dành cho Cuba. Tại tòa, Montes giải thích động cơ: "Tôi cho
rằng chính sách của chính phủ chúng ta với Cuba là độc ác và bất công. Tôi cảm thấy
về mặt đạo đức phải có nghĩa vụ giúp họ bảo vệ đất nước trước nỗ lực của Mỹ nhằm
áp đặt các giá trị, hệ thống chính trị lên nước họ". Dù nhận án tù dài tới một phần tư
thế kỷ, Montes tỏ ra không hối hận vì ủng hộ Cuba. Bà viết thư cho một người bạn:
"Nhà tù là một trong những nơi cuối cùng tôi muốn tới, nhưng một số điều trong cuộc
sống rất đáng để đấu tranh". Bà được trao trả tự do vào tháng 1 năm 2023 và bày tỏ
mong muốn sống bình yên tại Puerto Rico.
Ông Rolando Sarraf Trujillo, người từng giữ vai trò chuyên viên mật mã cấp cao thuộc
Cục tình báo Cuba dưới trướng Bộ Nội vụ, ông có thể dễ dàng tiếp cận hệ thống mật
mã mà các điệp viên Cuba ở nước ngoài dùng để liên lạc. Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã gọi ông là những điệp viên quan trọng nhất mà Mỹ từng triển khai ở nước
ngoài, nhưng có rất ít người Mỹ biết về công lao to lớn của ông. “tờ The Washington
Post nhận định nhân vật này là một “điệp viên hoàn hảo” và đóng góp rất lớn vào các
chiến dịch bắt giữ nhiều điệp viên cấp cao của Cuba trên đất Mỹ. Nổi bật trong số này
có chuyên viên phân tích Ana Belen Montes của DIA, vợ chồng cựu quan chức Bộ
Ngoại giao Mỹ Walter Kendall Myers và Gwendolyn Myers cũng như nhóm Bộ ngũ
Cuba tại bang Florida. Trang tin Infobae của Argentina dẫn một số nguồn cấp cao cho
biết Trujillo bị bắt vào ngày 2.11.1995 và lãnh án 25 năm tù giam tại nhà tù an ninh
17
Thiên Minh (tổng hợp). (2015, 11 20). Mỹ - Cuba: Hợp tác bí mật chống tội phạm ma

túy. cand.com.vn. https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Hop-tac-bi-mat-chong-toi-

pham-ma-tuy-i338587/
18

nhất của Cuba tại Guanaja, ngoại ô thủ đô Havana. Theo cựu quan chức Chris
Simmons, lý do giúp Trujillo không bị tử hình là nhờ cha mẹ ông từng giữ các vị trí
quan trọng trong chính quyền Cuba và họ không biết gì về hoạt động gián điệp của con
trai.18
Vấn đề di cư
Năm 1994, Hoa Kỳ và Cuba đã đàm phán về việc ngăn chặn dòng người ồ ạt trốn khỏi
Cuba và chạy đến Mỹ, trong đó Mỹ cam kết tạo điều kiện cho người di cư sang Mỹ có
trật tự và an toàn. Vào tháng 5/1995, Mỹ đã đạt được một thỏa thuận khác với Cuba,
theo đó Mỹ sẽ tạm dừng đưa hơn 30.000 người Cuba ở Guantanamo vào Mỹ, nhưng sẽ
chặn những người di dân Cuba cố gắng vào Mỹ bằng đường biển trong tương lai và sẽ
trả họ lại cho Cuba. Hai nước sẽ hợp tác cùng nhau trong nỗ lực này. Cả hai nước cam
kết sẽ đảm bảo rằng không có hành động nào kết tội những người di cư trở về Cuba do
hậu quả của nỗ lực di dân bất hợp pháp của họ. Kể từ năm 1995, Lực lượng Cảnh sát
biển Mỹ đã chặn đứng hàng nghìn người Cuba trên biển và đưa họ về nước. 19 Sự kiện
của cậu bé người Cuba 5 tuổi Elian Gonzalez đã làm tốn không ít giấy mực của giới
báo chí trong khoảng năm 1999 và 2000. Elian được tìm thấy trôi dạt trên bờ biển
Florida khi mẹ của em ấy bị chết đuối trong chuyến hành trình thoát khỏi Cuba và đi
đến sống tại nhà họ hàng Miami. Sự việc có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu như nhà lãnh đạo
người Mỹ gốc Cuba ở Miami không muốn Elian đến sống ở Miami, trong khi đó cha
của cậu bé thì muốn em quay về Cuba. Và khi ấy, lãnh đạo Fidel Castro cũng mong
muốn tương tự, một cuộc tranh giành quyền giữ Elian Gonzalez đã thu hút sự chú ý
quốc tế. Luật pháp quốc tế khi ấy đứng về phía Cuba vì cha mẹ là người có tư cách
hợp pháp nhất với con mình. Đó là lý do tại sao vào cuối tuần lễ Phục sinh vào tháng 4
năm 2000, các đặc vụ Hoa Kỳ đã bắt giữ Elian trong một cuộc đột kích gây tranh cãi ở
nhà của họ hàng ở Miami. hai tháng sau đó, vào ngày 28 tháng 6, tòa án quyết định
trao Elian về lại Cuba. Sự kiện đã khiến cho công chúng quốc tế nhìn nhận vào cộng
đồng người Mỹ gốc Cuba theo một phương diện tiêu cực nhất. Sự không khoan
nhượng của cộng đồng này đã biến một đứa trẻ vô tội và chấn thương tâm lý thành con
cờ chính trị. Vụ việc của Elian giúp nước Mỹ lần đầu tiên xem xét lại việc cô lập
Cuba.
2.2 Quan hệ về kinh tế
*Giai đoạn khó khăn của Cuba những năm 1990
Trong thời gian rất ngắn, Cuba đã mất đi toàn bộ quan hệ kinh tế, thương mại ưu đãi
của Liên Xô và khối các nước XHCN. Năm 1990, kinh tế Cuba giảm 2,6%; GDP của
năm 1993 giảm 35% so với năm 1989. Chính phủ Cuba nhận thấy cần thích ứng lâu
dài với sự hội nhập kinh tế quốc tế nên đã tìm kiếm những đối tượng hợp tác thương
mại như Bắc Hàn, Trung Quốc, Venezuela, Việt Nam. Cuba cũng hoạt động tích cực
trong khu vực biển Caribbean, năm 1994 tuyên bố là thành viên của Cộng đồng
18
Thụy Miên. (2014, 12 20). Cuộc đấu gián điệp Cuba - Mỹ. thanhnien.vn.

https://thanhnien.vn/cuoc-dau-gian-diep-cuba-my-185437651.htm

19
Lê Minh Giang. (2020). QUAN HỆ MỸ - CUBA (1991-2016).

https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/49239
19

Caribbean. Để tháo gỡ khủng hoảng kinh tế, từ tháng 7/1993, Cuba chính thức tiến
hành cải cách kinh tế-xã hội vừa phải đảm bảo mục tiêu, định hướng của sự nghiệp
cách mạng, vừa phải đáp ứng kịp thời những đòi hỏi gay gắt của tình hình trong nước
và thế giới. Theo đó, Cuba sắp xếp lại sản xuất nông nghiệp, trao quyền sử dụng đất
của Nhà nước cho các hợp tác xã và gia đình, mở lại các chợ nông sản; hợp pháp hóa
quyền sử dụng ngoại tệ và tiền của kiều dân Cuba gửi về cho thân nhân trong nước; ưu
tiên các ngành có thể thu ngoại tệ, các ngành có vị trí chiến lược như du lịch, công
nghệ sinh học, thăm dò và khai thác dầu khí. Cuba cũng mở rộng các ngành thủ công,
buôn bán nhỏ, cải cách bộ máy hành chính nhà nước; cải cách hệ thống ngân hàng, tài
chính, xây dựng hệ thống thuế; tăng quyền tự quyết kinh tế cho cơ sở…
*Những cấm vận về kinh tế của Mỹ và tác động
Để ngăn chặn Cuba phát triển kinh tế, Hoa Kỳ đã đưa ra hai đạo luật có thể xem là
hiệu quả trong việc cô lập Cuba. Đạo luật CDA ra đời năm 1992 cấm hoạt động
thương mại giữa hai nước và bên trung gian thứ ba, trừ phi hàng hóa được chứng minh
là cứu trợ nhân đạo được Bộ thương mại Mỹ cấp phép. Đạo luật Helms Burton nghiêm
cấm các công ty Hoa Kỳ và nước ngoài đầu tư vào Cuba. Đạo luật CDA gây tranh cãi
bởi tính chất cá nhân, công kích từ Hoa Kỳ. Các nước Anh, Canada, Mexico, Nhật Bản
đã lên án CDA. Vào ngày 24/11/1992, một tháng sau khi CDA được ký kết thành luật,
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết chống lại lệnh cấm vận của
Mỹ đối với Cuba. Số quốc gia bỏ phiếu chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối
với Cuba tiếp tục tăng mỗi năm, với mục đích cô lập Cuba nhưng Mỹ gần như bị cô
lập và phản ứng dữ dội hơn. Số phận của đạo luật Helms Burton cũng không khá khẩm
gì hơn khi nó bị chỉ trích là vi phạm luật pháp quốc tế và cản trở tự do hóa thương mại.
“Về phía Cuba, sau khi Mỹ thực hiện CDA, nền kinh tế Cuba bị suy giảm nghiêm
trọng. Cùng với việc mất trợ cấp của Liên Xô, Đạo luật CDA đã góp phần làm cho
GDP của Cuba giảm 35% vào năm 1993 so với mức năm 1989. Để bù đắp những thiệt
hại về kinh tế mà Đạo luật CDA đã gây ra, Chính phủ Cuba đã thực hiện những cải
cách hạn chế nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành khai thác mỏ, viễn
thông và du lịch của Cuba. Mặc dù trong những năm 1980, Cuba chỉ chiếm 7% thương
mại với châu Âu và khoảng 6% với Mỹ Latinh và Canada, nhưng vào giữa những năm
1990, các đối tác này đã chiếm tới 90% tổng số giá trị thương mại của Cuba. Thương
mại Liên minh châu Âu với Cuba vẫn duy trì ở mức cao, tăng từ 6% trong tổng thương
mại của Cuba năm 1989 lên 33,5% năm 1994. Năm 1994, chính phủ Cuba cho phép
các thị trường tự do hóa, được phép bán các sản phẩm nông nghiệp vượt mức trên giá
thị trường. Năm 1994, GDP của Cuba cho thấy sự tăng trưởng tích cực lần đầu tiên kể
từ khi kết thúc trợ cấp của Liên Xô, mặc dù khiêm tốn chỉ đạt 0,7%. Tăng trưởng GDP
được báo cáo ở mức 2,5% (năm 1995), thì vào năm 1996 đã lên đến 7,8%. Chính sự
kết hợp của việc thu hút đầu tư vốn nước ngoài vào các doanh nghiệp Cuba và việc
Cuba sử dụng tài sản bị tịch thu của Mỹ đã làm cho nền kinh tế Cuba cạnh tranh hơn
trên thị trường thế giới. Để đối phó với đạo luật Helms Burton, Cuba đã tìm cách thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực như: thuốc lá, niken và đường, cùng
với sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ngoài việc liên doanh với các công ty nước ngoài,
Chính phủ Cuba đã tìm cách biến quốc đảo thành điểm đến cho kỳ nghỉ hè. Ngành du
lịch được coi là nguồn thu nhập quan trọng của Cuba, đã có sự gia tăng ổn định từ
300.000 du khách vào năm 1990 đến hơn 700.000 vào năm 1995. Từ đầu thế kỷ XXI,
quan hệ thương mại có sự gia tăng đáng kể: xuất khẩu của Mỹ sang Cuba đã tăng từ
khoảng 7 triệu USD (năm 2001) lên 404 triệu USD (năm 2004) và lên mức cao 712
triệu USD vào năm 2008, cao hơn rất nhiều so với những năm trước, một phần là do
20

giá lương thực tăng và hậu quả của một số cơn bão nhiệt đới làm suy giảm nghiêm
trọng ngành nông nghiệp của Cuba. 20
2.3 Giải pháp nào cho những căng thẳng của quan hệ Hoa Kỳ - Cuba?
Chính phủ Hoa Kỳ thiếu một chính sách chặt chẽ với Cuba. Thay vì có chiến lược toàn
diện để chú tâm vào các lợi ích của Mỹ và trong giải quyết vấn đề Cuba gồm dân chủ
hay nhân quyền thì Hoa Kỳ thực thi một chính sách không có hiệu lực. Duy trì cấm
vận đã trở thành công thức lâu đời của các nhà lãnh đạo ở Nhà Trắng. Lệnh cấm vận
được đưa ra trong giai đoạn đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh mà giờ đây bối cảnh địa
chính trị không còn giống như vậy. Sau sự kiện 11/9, những câu hỏi về an ninh quốc
gia xuất hiện về quan hệ với các nước khác của Hoa Kỳ. Liệu Cuba có chứa những
nguy hiểm mà gây tổn hại cho lợi ích của Hoa Kỳ ở Tây bán cầu? Nếu xét về mặt
chiến tranh thông thường thì câu trả lời là không, quân đội Cuba giảm đáng kể sau khi
kết thúc chiến tranh Lạnh và sự hỗ trợ của Liên Xô biến mất. Trên thực tế mối đe dọa
duy nhất mà Cuba mang lại nằm ở sự bất ổn chính trị, xã hội, có thể dẫn đến những sự
nổi loạn bên trong, nội chiến, dòng người di cư ở khu vực Caribbean, Florida và vùng
duyên hải Hoa Kỳ. Một chính sách đối ngoại mới với Cuba thay thế cho chính sách cũ,
lỗi thời đã đến lúc cần được thực hiện. Đối với vị thế là một nước lớn, Hoa Kỳ nên
nhìn nhận rõ rằng xây dựng quan hệ mới với Cuba sẽ là một quá trình dài và phức tạp.
Cuba cũng có những nghi ngờ dành cho Mỹ và ngược lại, để cải thiện vấn đề, những
khúc mắt giữa hai nước cần có sự tin tưởng lẫn nhau, mỗi bên cần “hạ bức tường”
nhân danh là bảo vệ lợi ích quốc gia. Những gợi ý trong việc thực thi các chính sách
mới gồm có: thiết lập lại quan hệ đối tác với Cuba, xây dựng thương mại hai chiều,
khuyến khích sự quay về hòn đảo của người Mỹ gốc Cuba để thăm gia đình, khuyến
khích trao đổi văn hóa, khoa học, nghiên cứu, cho phép du lịch tới Cuba đối với công
dân Hoa Kỳ, loại Cuba khỏi quốc gia tài trợ khủng bố, tăng viện trợ nhân đạo, cấp học
bổng du học, mở rộng dòng kiều hối, trao trả lại vịnh Guantanamo cho Cuba, gia tăng
mức độ ngoại giao dần dần dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ hai nước, Hoa Kỳ
thừa nhận sự khác nhau về vấn đề nhân quyền với Cuba nhưng vẫn có thể có quan hệ
bình thường với nước này, cũng giống như quan hệ giữa Hoa Kỳ với nhiều nước khác
trên thế giới.
Hơn thế nữa, yếu tố địa chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Hoa Kỳ và
Cuba gần hơn. Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, những năm gần đây, môi trường
địa - chính trị khu vực Mỹ La-tinh đã có thay đổi căn bản. Theo đó, các nước Mỹ
Latinh đều đi theo hướng cánh tả, nhất là cánh tả ôn hòa ở các nước, như: Brasil,
Argentina hay chính phủ cánh tả cấp tiến ở Venezuela, làm cho vai trò chủ đạo của
Washington đối với khu vực này bị suy giảm đáng kể. Trong khi đó, Cuba không chỉ
là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu, mà còn là một trong những ngọn cờ
đầu của phong trào cánh tả Mỹ La-tinh, nên có uy tín và quan hệ mật thiết với các
nước trong khu vực. Hằng năm, vào thời điểm định kỳ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh
các nước châu Mỹ, các nước Mỹ Latinh thường mời Cuba tham gia, bất chấp sự phản
đối của Mỹ. Thậm chí gần đây, Panama đã không tổ chức hoặc không tham gia Hội
nghị để yêu cầu Mỹ chấp thuận Cuba trở lại cơ cấu của khu vực, v.v. Chính vì thế,
bình thường hóa quan hệ với Cuba là vấn đề có tính chiến lược, nhằm duy trì ảnh
20
Lê Minh Giang. (2020). QUAN HỆ MỸ - CUBA (1991-2016).

https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/49239
21

hưởng của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh. Đồng thời, từng bước thiết lập thế đứng
chân chiến lược tại hòn đảo này trước sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc khác.
Đây cũng là cách tốt nhất, vừa tránh cho Mỹ khỏi bị cô lập, suy giảm vị thế, vừa có tác
dụng để “sân sau” của họ an toàn hơn. Cách mạng Cuba đưa nước này trở thành nước
theo chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Mỹ Latinh cho nên Cuba có quan hệ tốt đẹp
với Nga hay Trung Quốc cũng không phải là điều quá ngạc nhiên. Trong bối cảnh Nga
và Hoa Kỳ luôn đối đầu với nhau, không trực tiếp thì cũng gián tiếp thì Nga khôi phục
hợp tác quân sự với Havana sẽ làm giảm trầm trọng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại khu
vực. Việc thực thi hai đạo luật CDA và Helms Burton khiến cho đồng minh của Mỹ bị
ảnh hưởng vì không hợp tác thương mại được với Cuba. Việc bình thường hóa quan hệ
với Cuba sẽ khôi phục vị thế ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ ở toàn khu vực, trong đó
có các đồng minh chủ chốt. 21

21
Đại tá Lê Thế Mẫu. (2015, 10 22). Bình thường hóa quan hệ Mỹ – Cu-ba nhìn từ góc

độ địa - chính trị. tapchiqptd.vn. http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-

ngoai/binh-thuong-hoa-quan-he-my-%E2%80%93-cuba-nhin-tu-goc-do-dia-chinh-

tri/8214.html
22

KẾT LUẬN
Trải qua hơn 40 năm (1959-2008) với những mưu đồ, những chính sách cấm vận của
Mỹ để hướng Cuba đi theo mô hình dân chủ mà Mỹ coi là lý tưởng nhưng kết quả
Cuba không chỉ bảo vệ được thành quả cách mạng mà còn tự thân vận động, viết lại
tên mình đầy tự hào trên bản đồ thế giới. Với những gì Hoa Kỳ thể hiện sức mạnh của
mình về kinh tế, quân sự, chính trị…thì ta có thể suy ra được một điều rằng nếu không
làm bạn được với Hoa Kỳ, chí ít cũng đừng là kẻ thù, vậy mà một quốc gia nhỏ bé
nằm ở trên một hòn đảo, với dân số ít ỏi và cách Hoa Kỳ 150km lại có thể đương đầu
trực diện với Hoa Kỳ. Trong những năm qua, quan hệ Hoa Kỳ - Cuba chưa cải thiện
nhiều do hai bên vẫn chưa thể sẵn sàng bỏ qua quá khứ để bình thường hóa quan hệ.
Mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ - Cuba được quốc tế hóa, với các yếu tố thứ ba đan xen, mối
quan hệ nhập nhằng giữa Washington và La Habana gây chú ý với các tổ chức quốc tế
và khu vực, thu hút sự quan tâm của nhiều nước. Trong một số giai đoạn, các đời tổng
thống Mỹ luôn thực hiện phương châm trừng phạt, cấm vận Cuba, tuy cũng có những
vị tổng thống mong muốn nới lỏng các chính sách liên quan đến vấn đề như thăm
người thân, gửi kiều hối về nước…Năm 2002, Jimmy Carter đã đến thăm Cuba và gặp
trực tiếp lãnh tụ nước này là Fidel castro, cựu tổng thống Mỹ đến Cuba để thảo luận
những phương thức cải thiện quan hệ giữa hai nước cũng như có bài phát biểu tại
trường đại học Havana. Ông trở thành chính trị gia cấp cao nhất của Mỹ đặt chân tới
quốc đảo Caribbean kể từ khi cách mạng Cuba thành công năm 1959. Có thể nói nếu
lãnh đạo trong hai quốc gia có thiện chí hàn gắn mối quan hệ thì mọi chuyện sẽ tiến
triển tốt đẹp hơn. Hoa Kỳ nên nhận thấy rằng các chính sách cấm vận đánh thẳng vào
người dân Cuba vốn vô tội chứ không phải giới chức hay nhà nước cầm quyền. Trong
suốt hơn 40 năm, cấm vận của Mỹ đã đặt sự ấm no của người dân Cuba lên bàn cân để
rồi thứ nhận lại không là gì, hơn thế nữa là gây tổn thương cho các doanh nghiệp Hoa
Kỳ muốn đặt chân vào thị trường tiềm năng Cuba và nhận lại những ánh mắt chỉ trích
từ các quốc gia, cộng đồng quốc tế. Trong 20 năm qua, mỗi khi Đại hội đồng Liên
Hợp quốc họp, các quốc gia thành viên đã tiến hành bỏ phiếu, ra nghị quyết về việc đề
nghị Hoa Kỳ xóa bỏ cấm vận đối với Cuba. Đa số các quốc gia thành viên bỏ phiếu
thuận. Số lượng các nước bỏ phiếu chống, tức là ủng hộ cấm vận của Hoa Kỳ đối với
Cuba giảm dần theo từng kỳ họp. Trong đó, tại kỳ họp Đại hội đồng năm 2014 chỉ còn
3 nước trong đó có Hoa Kỳ vẫn giữ phiếu chống. Tại kỳ họp này, phía Cuba cung cấp
con số thiệt hại chính thức do cấm vận gây nên cho nền kinh tế Cuba là 1150 tỷ USD
và gần 80% dân số Cuba đã trải qua và chịu ảnh hưởng nặng nề của bao vây, cấm
vận.22 Hoa Kỳ luôn luôn muốn Cuba theo đường lối chính trị đa đảng, cùng tồn tại
những đảng đối lập, thậm chí là những đảng do Mỹ hậu thuẫn và tiến hành bầu cử
công khai. Đó là cái mà chúng ta vẫn thường gọi là diễn biến hòa bình. Nước Mỹ có
tham vọng rất lớn như mong muốn thay đổi một loạt các nguyên tắc mà cuộc cách
mạng Cuba đã đề ra liên quan tới sở hữu, giáo dục, y tế, vai trò của các tổ chức quần
chúng và quốc phòng, thay đổi Hiến pháp để đảng cộng sản không còn là đảng cầm

22
Cuba và Hoa Kỳ thiết lập lại quan hệ ngoại giao. (2014, 12 18). moit.gov.vn.

https://moit.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/cuba-va-hoa-ky-thiet-lap-lai-quan-he-ngoai-

giao.html
23

quyền…và cánh tay quyền lực của Mỹ đối với Cuba cũng rất ngắn. Thế nhưng có một
điều tối quan trọng là một đất nước dù cho có quyền lực thế nào cũng không thể thay
đổi được bản chất chính trị của một quốc gia khác, huống chi cách mạng Cuba thắng
lợi được coi là nền tảng xây dựng đất nước Cuba và là điều người dân nước này rất lấy
làm tự hào. Quan hệ Hoa Kỳ - Cuba giai đoạn 1991-2008 chủ yếu là những lệnh cấm
vận vô tận mà Hoa Kỳ dành cho quốc gia vùng Caribbean và nỗ lực của Cuba nhằm
phát triển đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(2016, 4 17). rfi.fr. https://www.rfi.fr/vi/quoc-te/20190417-my-nhan-don-kien-cac-doanh-

nghiep-nuoc-ngoai-hoat-dong-o-cuba

An Tôn (tổng hợp). (2015, 4 2). Số phận các đài phát thanh và truyền hình Marti khi Mỹ cải

thiện quan hệ với Cuba. cand.com.vn. https://cand.com.vn/Ho-so-mat/My-se-lam-gi-

voi-cac-dai-phat-thanh-va-truyen-hinh-Marti-khi-cai-thien-quan-he-voi-Cuba-i346245/

Cuba và Hoa Kỳ thiết lập lại quan hệ ngoại giao. (2014, 12 18). moit.gov.vn.

https://moit.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/cuba-va-hoa-ky-thiet-lap-lai-quan-he-ngoai-

giao.html

Đại tá Lê Thế Mẫu. (2015, 10 22). Bình thường hóa quan hệ Mỹ – Cu-ba nhìn từ góc độ địa -

chính trị. tapchiqptd.vn. http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/binh-

thuong-hoa-quan-he-my-%E2%80%93-cuba-nhin-tu-goc-do-dia-chinh-tri/8214.html

Đại tá Lê Thế Mẫu, Nguyễn Anh. (2017, 1 4). Thế giới 25 năm sau Chiến tranh lạnh: Một số

nét nổi bật. tapchicongsan.org. https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-

lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/42862/the-gioi-25-nam-sau-%20chien-tranh-lanh--mot-

so-net-noi-bat.aspx#

Fidel Castro vượt qua hơn 600 âm mưu ám sát của CIA ra sao? (2016, 11 27). hanoimoi.vn.

https://hanoimoi.vn/fidel-castro-vuot-qua-hon-600-am-muu-am-sat-cua-cia-ra-sao-

608444.html

Hoa Huyền. (2017, 11 27). Lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Cuba: Kéo lùi lịch sử.

cand.com.vn. https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/Lenh-trung-phat-moi-cua-

My-doi-voi-Cuba-Keo-lui-lich-su-i456155/#amp_tf=From

%20%251%24s&aoh=16880134719422&referrer=https%3A%2F
%2Fwww.google.com&ampshare=https%3A%2F%2Fcand.com.vn%2FSu-kien-Binh-

luan-antg%2FLenh-t

Hoài Nam. (2016, 3 13). Sự thật về những “đồn thổi” xung quanh quan hệ Cuba-Mỹ - Kỳ 1.

baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/ho-so/su-that-ve-nhung-don-thoi-xung-quanh-quan-

he-cubamy-ky-1-20160313202205491.htm

KIm Phụng. (2018, 2 24). 24/02/1982: Reagan công bố Sáng kiến Lòng chảo Caribbean.

nghiencuuquocte.org. https://nghiencuuquocte.org/2018/02/24/reagan-sang-kien-long-

chao-caribbean/

Lê Minh Giang. (2020). QUAN HỆ MỸ - CUBA (1991-2016).

https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/view/49239

Nguyễn Văn Khánh. (2016, 9 28). Vài nét về lực lượng cánh tả ở các quốc gia Mỹ Latinh

hiện nay. lyluanchinhtri.vn.

http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1665-vai-net-%20ve-luc-luong-

canh-ta-o-cac-quoc-gia-my-latinh-hien-nay

PGS. TS NGUYỄN HOÀNG GIÁP TS NGUYỄN THỊ QUẾ. (n.d.). TRÀO LƯU CÁNH TẢ

MỸ LA-TING NÉT MỚI TRÊN BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI. xaydungdang.org.vn.

http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/Data/2008/9/32.pdf

Thiên Minh (tổng hợp). (2015, 11 20). Mỹ - Cuba: Hợp tác bí mật chống tội phạm ma túy.

cand.com.vn. https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Hop-tac-bi-mat-chong-toi-pham-ma-

tuy-i338587/

Thụy Miên. (2014, 12 20). Cuộc đấu gián điệp Cuba - Mỹ. thanhnien.vn.

https://thanhnien.vn/cuoc-dau-gian-diep-cuba-my-185437651.htm

TS Lê Viết Duyên. (2022, 1 20). Triển vọng mới của phong trào cánh tả Mỹ La-tinh.

tapchicongsan.org.
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/824958/trien-

vong-moi-cua-phong-trao-%20canh-ta-my-la-tinh.aspx

Vài điều hiểu lầm về các cuộc biểu tình ở Cuba. (2021, 7 25). luatkhoa.org.

https://luatkhoa.org/2021/07/vai-dieu-hieu-lam-ve-cac-cuoc-bieu-tinh-o-cuba/

William LeoGrande. (2023, 2 8). It’s time to take Cuba off the terror list.

responsiblestatecraft.org. https://responsiblestatecraft.org/2023/02/08/its-time-to-take-

cuba-off-the-terror-list/
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Hình ảnh biếm họa các lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Cuba

https://havanatimes.org/diaries/elio/the-truth-about-cuba/

Hình 2.2: Radio mà Marti TV thâu đĩa DVD để phân phát


cho người dân Cuba

https://cand.com.vn/Ho-so-mat/My-se-lam-gi-voi-cac-
dai-phat-thanh-va-truyen-hinh-Marti-khi-cai-thien-quan-
he-voi-Cuba-i346245/

Hình 2.2: Các đồng nghiệp cùng tổ chức sinh nhật cho bà
Ana Montes một vài ngày trước khi bà bị bắt

https://nypost.com/2023/01/14/ana-montes-is-the-
most-damaging-spy-in-us-history/

Hình 2.3: Tổng thống Jimmy Carter gặp lãnh đạo Fidel
Castro năm 2002

pp_cuba.html

You might also like