You are on page 1of 113

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


––––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở


PHILIPPINES
TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở PHILIPPINES


TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 0311

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS TRẦN THIỆN THANH GS.TS. NGUYỄN VĂN KIM

HÀ NỘI – 2015
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thiện Thanh.
Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .................................................................................
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................
5
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn ....................................................................
6
5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................
6
6. Nguồn tài liệu ......................................................................................................
6
7. Ý nghĩa khoa học của luận văn ...........................................................................
7
8. Đóng góp của luận văn .......................................................................................
7
9. Bố cục của luận văn ............................................................................................
7
Chương 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KINH
TẾ
CỦA MỸ Ở PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946 ...............................................
9
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực..............................................................................
9
1.1.1. Bối cảnh quốc tế ...........................................................................................
9
1.1.2. Bối cảnh khu vực .........................................................................................
12
1.2. Tình hình nƣớc Mỹ ..........................................................................................
14
1.3. Tình hình Philippines và chính sách cai trị của Mỹ ở
Philippines .............. 18
1.3.1. Tình hình Philippines trước khi Mỹ xâm nhập ...........................................
18
1.3.2. Sự xâm nhập và chính sách cai trị của Mỹ ở Philippines ..........................
21
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................
29
Chương 2: KINH TẾ PHILIPPINES DƢỚI SỰ CAI TRỊ CỦA MỸ
TỪ
NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946 ...................................................................................
30
2.1. Chính sách nông nghiệp...................................................................................
30
2.1.1. Chính sách ruộng đất ..................................................................................
31
2.1.2. Chính sách nông nghiệp thương phẩm .......................................................
37
2.2. Chính sách công nghiệp ...................................................................................
40
2.3. Chính sách thủ công nghiệp ...........................................................................
44
2.4. Chính sách thƣơng mại ....................................................................................
46
2.5. Chính sách đầu tƣ ............................................................................................
50
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................
53
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA
MỸ Ở
PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 -
1946 .............................................................................. 54
3.1. Đặc điểm của chính sách kinh tế của Mỹ ở
Philippines ............................... 54
3.2. Tác động đối với Philippines và Mỹ ...............................................................
56
3.2.1. Tác động đối với Philippines ...................................................................... 56
3.2.2.Tác động đối với Mỹ .................................................................................... 61
3.2.3. Tác động đối với quan hệ Mỹ - Philippines ................................................ 65
3.3. So sánh chế độ cai trị của Mỹ với Tây Ban Nha và các nước thực
dân khác ..................................................................................................................
67 Tiểu kết chƣơng
3 .................................................................................................... 71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
74
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Philippines một quốc gia hải đảo với 7.107 hòn đảo lớn nhỏ, gồm ba vùng địa
lý: Luzon, Visayas và Mindanao. Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, Philippines
có vị trí thuận lợi nằm ở ngã ba đường, nơi tiếp giáp giữa châu Á và châu Úc, án
ngữ con đường thương mại biển. Do vậy, từ lâu Philippines đã trở thành mục tiêu
xâm nhập của các nước tư bản phương Tây. Trước khi chịu sự thống trị của thực dân
phương Tây, Philippines còn ở giai đoạn kinh tế - xã hội lạc hậu, với nền kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc, chưa có một chính quyền trung ương thống nhất nên hầu như
không có khả năng chống cự lại sự xâm lược từ bên ngoài. Vì những lí do đó mà
400 năm Philippines bị ngoại bang đô hộ, lúc đầu là Tây Ban Nha, tiếp đó là Mỹ, và
trong chiến tranh thế giới thứ hai thì bị Nhật chiếm đóng.
Đến nửa cuối thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản phát triển lên đến đỉnh cao là
chủ nghĩa đế quốc, bên cạnh những thành tựu rực rỡ, sự phát triển không đều về
kinh tế dẫn đến mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa các nước tư bản về địa vị
phát triển kinh tế và nhu cầu thị trường, thuộc địa. Mỹ là một ―tư bản trẻ‖, có nền
kinh tế phát triển vươn lên đứng đầu thế giới tư bản. Trong bối cảnh thị trường trên
thế giới hầu như đã được các nước ―tư bản già‖ phân chia xong, để giải quyết nhu
cầu thuộc địa, thị trường, Mỹ đã áp dụng quan điểm ―thực lực‖ nhằm chia lại thị
trường thế giới.
Năm 1898, vịnh Manila là nơi diễn ra trận chiến trong cuộc chiến tranh đế
quốc đầu tiên, cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha ở mặt trận châu Á - Thái
Bình Dương. Sau thất bại của Tây Ban Nha, Philippines trở thành ―thuộc địa kiểu
mới” đầu tiên của Mỹ tại Đông Nam Á. Đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện ―chủ
nghĩa thực dân mới” ở một quốc gia ngoài châu Mỹ. Cho dù phương thức cai trị của
Mỹ ở Philippines thuộc địa có nhiều điểm khác so với các nước thực dân khác
nhưng mục đích thì giống nhau, cuối cùng vẫn là bóc lột, tìm lợi nhuận về kinh tế.
Kinh tế Philippines chịu ảnh hưởng hoàn toàn vào Mỹ, phát triển thiếu cân đối.

1
Song, không thể phủ nhận là sự thống trị của Mỹ ở Philippines đã ảnh hưởng mạnh
mẽ và lâu dài đến định hướng, con đường phát triển cũng như tạo cơ sở để
Philippines hội nhập với thế giới.
Với mục đích tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Một là, Mỹ đã thực hiện chính
sách kinh tế như thế nào ở Philippines giai đoạn từ 1898 – 1946? Hai là, việc thực
hiện các chính sách đó có đặc điểm gì và có tác động như thế nào đối với bản thân
hai nước Mỹ và Philippines? Ba là, những chính sách đó có điểm tương đồng và
khác biệt ra sao đối với chính sách của Tây Ban Nha trước đó cũng như đối với
chính sách của một số nước thực dân khác? Cùng với sự yêu thích của bản thân, tôi
quyết định chọn vấn đề: “Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines từ năm 1898 đến
năm 1946” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong phạm vi những công trình nghiên cứu tôi có cơ hội tiếp cận, tôi xin
nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu sau:
Tài liệu nghiên cứu tiếng Việt
Tác giả A.A.Gube với tác phẩm ― Nước cộng hòa Philippines năm 1898 và
đế quốc Mỹ‖ (1933), với nguồn tài liệu phong phú, tin cậy, tác giả đã nêu bật những
toan tính của Mỹ đối với cuộc cách mạng Philippines. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu
phân tích chính sách cai trị của Mỹ ở quần đảo này.
Nghiên cứu về Philippines thời kỳ này còn phải kể đến G.I.Lêvinsơn với tác
phẩm ―Philippines giữa hai cuộc chiến tranh thế giới”, (1958). Tác phẩm viết về
những phương pháp bóc lột của tư bản Mỹ, qua đó, cho người đọc thấy được âm
mưu của đế quốc Mỹ ở thuộc địa. Tuy nhiên, về phần kinh tế thì chưa được tác giả
đề cập nhiều.
Cuốn ―Philippines dưới ách thống trị của đô la Mỹ‖ (1961) của
E.S.Tơrôtski, nêu bật chính sách của Mỹ và những thay đổi kinh tế của Philippines
kể từ khi Mỹ cai trị Philippines. Với những số liệu đa dạng, chính xác, đáng tin cậy,

2
tác giả đã đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quát, xuyên suốt trong thời kỳ
lịch sử từ đầu thế kỷ XX cho đến những năm 1950.
Tác phẩm ―Nền nông nghiệp Philippines” (1975) của tác giả Ô.G.Barưshicôva
nói về nền nông nghiệp Philippines dưới thời thống trị của thực dân Tây Ban Nha để
từ đó người đọc có sự so sánh với chính sách cai trị của Mỹ sau này. Tuy nhiên, tác
giả mới chỉ tập trung đi sâu vào thành phần kinh tế nông nghiệp thời kỳ Philippines
là thuộc địa của Tây Ban Nha chứ không phải toàn bộ nền kinh tế nên chưa phân
tích được những thay đổi của toàn bộ nền kinh tế Philippines thời thuộc Mỹ một
cách toàn diện và sâu sắc.
D.E.G.Hall với công trình ―Lịch sử Đông Nam Á” bản dịch sang tiếng Việt
được NXB CTQG ấn hành vào năm 1997, đã giúp cho người đọc có cái nhìn bao
quát về Đông Nam Á từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Về lịch sử Philippines thời
cận đại, tác giả nêu một cách khái quát quá trình từ xâm nhập đến xâm lược của Mỹ
vào quần đảo này với những chính sách cai trị rất tự do, hoàn toàn trái ngược với
Tây Ban Nha trước đó. Đây là một công trình nghiên cứu tổng thể về Đông Nam Á
nên chính sách về kinh tế của Mỹ ở Philippines chưa được đề cập đến một cách sâu
sắc.
Những nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam) cũng góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử, văn hoá của các
nước Đông Nam Á nói chung và lịch sử của từng quốc gia nói riêng. Bộ sách “ Tìm
hiểu lịch sử - văn hóa Philippines” xuất bản tập I năm 1996 và tập II năm 2001. Tác
phẩm không chỉ đề cập đến đất nước, con người, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, văn
học, tôn giáo mà còn trình bày về lịch sử, kinh tế Philippines. Trong đó có việc
thành lập chính phủ Cộng hòa Philippines với vấn đề cụ thể như ―Cộng hòa
Philippines: Lịch sử lập hiến và cơ quan lập pháp‖, những chính sách đối ngoại của
chính phủ Cộng hòa…Song, đây là tác phẩm của nhiều tác giả nên tính hệ thống
chưa được thể hiện rõ nét.

3
Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập sơ lược trong các công trình nghiên
cứu của các học giả trong và ngoài nước: Flield (1963), ―Đông Nam Á trong chính
sách của Hoa Kỳ‖; G.Ruđencô (1963), ―Chủ nghĩa thực dân cũ và mới‖; Nguyễn
Tấn Chấn (1973), ―Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc ở philippines năm 1898‖; Minh Đức (1999), ―Cuộc cách mạng
Philippines (1896 – 1898), ý nghĩa và bài học‖; Cao Minh Chơng (1990), ―Cộng
hòa Philippin‖, (1995), Cuộc chiến tranh Philippines – Mỹ (1899 – 1903), Nghiên
cứu Đông Nam Á số 3/1998, ―Một số nét về Philippines”, (2007), ―Lịch sử
Philippines‖; Quang Thị Ngọc Huyền (2004), Quan hệ Mỹ - Philippines; Viện
nghiên cứu Đông Nam Á, ―25 năm nghiên cứu các nước Đông Nam Á‖; Trần
Khánh (2011), ―So sánh chế độ cai trị của Mỹ và Tây Ban Nha ở Philippines dưới
thời thuộc địa”; Trần Thiện Thanh (2011), Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Philippines; Dương Quang Hiệp, Vị trí chiến lược của Philippines trong chính sách
đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1898 – 1991, Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số
10/2014. Tuy nhiên, về kinh tế của Philippines thời kỳ thuộc địa của Mỹ không
được đề cập nhiều, nếu có thì cũng hết sức khái lược, các chính sách cai trị về kinh
tế chưa được phân tích một cách hệ thống, đặc biệt là dưới góc độ so sánh với chính
sách kinh tế của Tây Ban Nha ở Philippines và một số nước thực dân khác.
Tài liệu nghiên cứu tiếng nước ngoài
Những nghiên cứu nước ngoài có thể kể đến các tác phẩm như: Theodore
Frech (1965), Between two Empire, The Ordeal of the Philippines 1929 – 1946;
Golay, Frank (1966), The United States and the Philippines 1929 – 1946;
Salamanca (1968), The Filipino Reaction to American Rule; Teodoro A.Agoncilino
(1970), History of the Filipino people; Valdepenas Viecente B.Bautista Geemloon
(1977), The Emmergence of the Philippines Economy; Glenn Anthony May (1980),
Social Engineering in the Philippines; Timber David,G.Changeless Land
(1991),Community and change in Philippines politics; William (1992), The
Philippines: Colonialism, Collaboration and Resistance; Hotl, Elizabeth Kary

4
(2002), Coloniziny Filipinas Niniteenth – Century Representations of the
Philippines in the Western Historiography; Yoshihiro Chiba (2005), Cigar – Maker
in American Colonial: Survial During Structural Depressions in the 1920s;
Pomeroy; Katheleen Nadeau (2008), The history of the Philippines... Các tác phẩm
trên có đề cập đến kinh tế Phipippines thời thuộc địa, các thành phần kinh tế của
Philippines thuộc địa, sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với thuộc địa
Philippines. Nhưng hầu hết các tác phẩm trên đều đề cập sơ lược hoặc đi sâu phân
tích một thành phần kinh tế nhất định chưa làm nổi bật được chính sách kinh tế của
Mỹ đối với Philippines nói chung trong toàn bộ nền kinh tế của Philippines.
Tựu chung lại, trong phạm vi những công trình nghiên cứu tôi tiếp cận được
về lịch sử Philippines giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết đều tập
trung nghiên cứu về chính sách thống trị của Mỹ nói chung và văn hoá của
Philippines ở thế kỷ này chứ chưa có nhiều nghiên cứu mang tính chuyên khảo về
vấn đề kinh tế Philippines, đặc biệt là nghiên cứu so sánh với chính sách kinh tế của
Tây Ban Nha ở Philippines trước đó và một số nước thực dân khác. Tuy nhiên, đây
là nguồn tài liệu
tham khảo quý giá để tôi hoàn thành bản luận văn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách kinh tế của Mỹ đối với
Philippines từ năm 1898 đến năm 1946.
- Luận văn tập trung vào các vấn đề sau:
+ Những yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines;
+ Những nội dung cụ thể trong chính sách cai trị về kinh tế của Mỹ ở
Philippines thời kỳ 1898 đến 1946;
+ Những tác động của chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines đối với nền
kinh tế của hai nước.

5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu về những sự kiện diễn ra trên quần
đảo Philippines là chủ yếu, nhưng không tách biệt mà gắn với bối cảnh
quốc tế và khu vực tại Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương và Châu
Mỹ.
- Về thời gian: mở đầu bằng sự thất bại của thực dân Tây Ban
Nha, Mỹ thế chân Tây Ban Nha thực hiện chính sách thực dân kiểu mới
ở Philippines. Và kết thúc bằng sự kiện Mỹ trao trả độc lập cho
Philippines vào năm 1946.
- Về nội dung nghiên cứu: luận văn phân tích chính sách cai trị
về kinh tế của
Mỹ ở Philippines để từ đó thấy được những thay đổi trong nền kinh tế Philippines
và tác động của việc thực hiện chính sách này đối với Mỹ, Philippines và một số
chủ thể khác có liên quan.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Mục tiêu
- Làm rõ chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines và những tác động của việc
thực hiện chính sách này đối với các chủ thể có liên quan từ năm 1898 đến năm
1946.
4.2. Nhiệm vụ
- Làm nổi bật những yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của
Mỹ ở Philippines từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.
- Đi sâu phân tích chính sách về kinh tế Mỹ thực hiện ở
Philippines giai đoạn 1898 – 1946.
- Phân tích, đánh giá những tác động của chính sách kinh tế của
Mỹ ở
Philippines. So sánh với chính sách cai trị của một số nước thực dân khác, đặc biệt
là Tây Ban Nha.

6
5. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Hướng tiếp cận
Luận văn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên cơ sở hướng tiếp cận lịch
sử và logic.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu sử dụng hai phương pháp chính là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm khôi phục lại lịch sử một cách
rõ nét nhất.
- Bên cạnh đó luận văn cũng áp dụng một số phương pháp khác
như: phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc
tế…nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất.
6. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Tư liệu gốc: Các văn bản, các điều luật của Mỹ ban hành ở
Philippines trong thời kỳ 1898 – 1946.
- Tư liệu nghiên cứu: Các sách đã xuất bản, các bài tạp chí
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Tư liệu khác: Một số website trên mạng internet như:
https://www.whitehouse.gov/, www.statistic, http://www.nationsonline.org,
https://www.fas.org, ...
7. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đây không phải vấn đề nghiên cứu hoàn toàn mới ở Việt Nam, nhưng nghiên
cứu này góp phần làm rõ thêm về những chính sách cai trị của Mỹ ở Philippines
thời thuộc địa, đặc biệt đi sâu vào nội dung chính sách về kinh tế, những hệ quả và
ảnh hưởng đến giai đoạn sau này khi Philippines giành được độc lập và xây dựng
phát triển đất nước. Bên cạnh đó, góp phần lý giải mối ―quan hệ đặc biệt‖ giữa hai
nước về mọi mặt sau khi Philippines được trao trả độc lập.

7
8. Đóng góp của luận văn
- Luận văn cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu và học tập lịch sử
Philippines, về chủ nghĩa thực dân thời cận, hiện đại.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của đề
tài gồm ba chương như sau:
Chương 1: Các yếu tố tác động đến chính sách kinh tế của Mỹ ở
Philippines thời kỳ 1898 – 1946
Sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản khiến nhu cầu tìm kiếm thị
trường thuộc địa trở nên bức thiết. Sự phát triển của nền kinh tế Mỹ cùng với vị trí
chiến lược của Philippines thôi thúc Mỹ giành quyền kiểm soát Philippines từ Tây
Ban Nha. Bối cảnh quốc tế và khu vực đem lại những thời cơ và thách thức buộc
Mỹ phải điều chỉnh chính sách đối với thuộc địa cho phù hợp với hoàn cảnh.
Chƣơng 2: Kinh tế Philippines dƣới sự cai trị của Mỹ từ năm
1898 đến năm 1946
Chương này đề cập đến những nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của
Mỹ đối với Philippines và hệ quả của việc thực hiện chính sách đó đối với
Philippines. Đó là sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế, sự du nhập mạnh mẽ
quan hệ sản xuất mới tư bản chủ nghĩa, sự xuất hiện và phát triển của các giai tầng
mới trong xã hội…
Chƣơng 3: Một số nhận xét về chính sách kinh tế của Mỹ ở
Philippines thời kỳ 1898 - 1946
Từ việc phân tích chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines giai đoạn 1898 –
1946, chương này rút ra một số nhận xét về đặc điểm và tác động của chính sách
kinh tế của Mỹ ở Philippines. Cùng với đó, có sự so sánh với chính sách của Tây
Ban Nha trước đó ở Philippines và chính sách của một số nước thực dân khác cùng
thời, để thấy được điểm giống và khác giữa chủ nghĩa thực dân cũ và mới.

8
Chương 1
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KINH TẾ
CỦA MỸ Ở PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực


1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
thì các nước thực dân đã có mặt ở khắp các khu vực và việc phân chia ảnh hưởng về
cơ bản đã hoàn thành. Theo đó, thực dân Anh đứng đầu thế giới tư bản về hệ thống
thuộc địa, thuộc địa của Anh trải dài khắp các châu lục trên thế giới. Ở châu Á, Anh
chiếm được Ấn Độ - một vùng đất rộng lớn, giàu có, chiếm Miến Điện, Mã Lai, can
thiệp vào Trung Quốc, chia Afghanistan, Iran với Nga. Ở châu Phi, Anh chiếm Nam
Phi, Nigeria, Ai Cập, Sudan…Sau Anh là Pháp, với việc chiếm được các vùng đất
giàu có và rộng lớn, ở châu Á, Pháp chiếm được ba nước Đông Dương, can thiệp
vào Trung Quốc. Ở châu Phi, Pháp cũng chiếm được Angieri, Maroc, Tuynidi,
Ghine… Có thể nói, cho đến thời điểm này các quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ
La tinh về cơ bản đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
và Hà Lan, thế giới không còn một vùng ―đất trống‖.
Trong bối cảnh đó, nhu cầu tìm kiếm thuộc địa và thị trường lại càng trở nên
bức thiết hơn bao giờ hết. Các nước tư bản trẻ như Mỹ, Đức, Nhật Bản ra đời muộn
hơn nhưng có nền kinh tế phát triển vượt bậc, còn các nước thực dân như Anh,
Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha…từng một thời phát triển rực rỡ về mọi mặt thì ngày
càng phát triển chậm chạp, trở nên lạc hậu, lỗi thời. Vị trí số một và hai trong thế
giới tư bản không còn là Anh, Pháp mà được thay thế bằng Mỹ và Đức. Một thực tế
rằng, những nước thực dân ―già‖ lại nắm giữ quá nhiều thị trường, thuộc địa còn
các nước đế quốc mới nổi có nền kinh tế, chính trị, quân sự phát triển mạnh mẽ thì
không có hoặc có quá ít thuộc địa. Điều đó khiến những nước này quyết tâm phân
chia lại thị trường thế giới cho phù hợp với tương quan lực lượng mới trong thế giới
tư bản. Những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên bắt đầu nổ ra, tiêu biểu là chiến

9
tranh Mỹ - Tây Ban Nha năm 1898. Và sau đó là hàng loạt các cuộc chiến tranh
khác như: Chiến tranh Anh – Boer (1899 – 1902), Anh chiếm Nam Phi; chiến tranh

Nga – Nhật (1904 – 1905) giành ảnh hưởng ở Triều Tiên và Mãn Châu…
Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra năm 1914, với thắng lợi thuộc về phe
Hiệp ước. Trật tự thế giới mới được hình thành – Trật tự Versailles – Washington,
việc phân chia ảnh hưởng và thị trường, thuộc địa có lợi cho các nước thắng trận.
Các nước bại trận phải bồi thường chiến phí hết sức nặng nề, phải cắt phần thuộc
địa của mình cho các nước thắng trận. Điều này làm gia tăng mâu thuẫn trong lòng
chủ nghĩa tư bản.
Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa tư bản phát triển vượt bậc cùng
với đó là những mâu thuẫn không thể dung hòa trong nội bộ các nước tư bản. Sự
phát triển không đều và khủng hoảng là những căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tư
bản. Khủng hoảng thừa 1929 – 1933 bùng nổ ở Mỹ sau đó lan ra toàn bộ hệ thống
tư bản đã chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chủ nghĩa tư bản. Những hậu quả
nặng nề về mọi mặt từ cuộc khủng hoảng khiến cho những mâu thuẫn vốn có trong
lòng xã hội tư bản ngày càng gay gắt. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng
thừa, trên thế giới xuất hiện hai con đường: cải cách kinh tế, xã hội đối với các nước
có nhiều thị trường thuộc địa tiêu biểu như Anh, Pháp, Mỹ. Phát xít hóa bộ máy
chính quyền là cách mà các nước không có hoặc có quá ít thị trường thuộc địa chọn.
Tiêu biểu cho con đường thứ hai là Đức, Ý, Nhật, các nước này luôn tìm cách phá
vỡ trật tự Versailles – Washington nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho
mình. Có thể nói “Quan hệ giữa các cường quốc tư bản trong thập niên 30 của thế
kỷ XX chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập
nhau giữa một bên là Anh, Pháp, Mỹ với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc
chạy đua vũ trang giữa hai khối đã phá vỡ hệ thống thỏa hiệp tạm thời Versailles –
Washington , dẫn đến sự hình thành các lò lửa chiến tranh báo hiệu một cuộc chiến
tranh thế giới mới nhằm chia lại thị trường thế giới đang đến gần” [ 59; tr.32].

10
Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, thế giới hình thành hai trục đối lập nhau,
một do phe phát xít Đức, Ý, Nhật cầm đầu, một phe tư bản dân chủ do Anh, Pháp,
Mỹ cầm đầu. Hai phe này mâu thuẫn với nhau về thị trường thuộc địa và cùng mâu
thuẫn với Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Quan hệ quốc tế vô cùng căng thẳng, nguy cơ
chiến tranh là không thể tránh khỏi. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là
kết cục của những mẫu thuẫn không thể dung hòa được của chủ nghĩa tư bản. Kết
thúc chiến tranh, thắng lợi thuộc về phe Đồng Minh dân chủ và các lực lượng tiến
bộ chống phát xít. Một trật tự thế giới mới được hình thành thay thế cho trât tự
Versailles – Washington đó là Trật tự hai cực Yalta.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới phân chia thành hai cực, một bên là
các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, một bên là các nước tư bản chủ
nghĩa do Mỹ đứng đầu, cuộc Chiến tranh Lạnh được phát động. Cùng với đó, phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bùng lên mạnh mẽ, đe dọa đến sự sụp
đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Tất cả các sự kiện trên tác động
mạnh mẽ đến các nước ở khu vực Đông Nam Á. Để duy trì sự ảnh hưởng, chính
sách cai trị của chủ nghĩa thực dân ở khu vực này cũng có những thay đổi cho phù
hợp với quan hệ quốc tế.
Bối cảnh thế giới đã tác động đến tham vọng bành trướng ra bên ngoài của
giai cấp tư sản Mỹ. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, giới cầm quyền Mỹ đã bắt tay vào
công cuộc hoạch định chính sách thuộc địa. Mở đầu bằng việc mua lại vùng đất
Louisiana năm 1803, tiếp đến chiếm vùng Florida thuộc Tây Ban Nha vào năm
1819. Những năm 1846 – 1848, Mỹ gây chiến tranh với Mexico mà kết quả là Mỹ
sở hữu một vùng đất rộng lớn sau này là các bang Texas, California, Nevada,
Arizona, Iowa. Năm 1867, mua vùng Alasca của Nga. Năm 1892, chia đảo Samoa
với Đức. Năm 1898, thôn tính quần đảo Hawaii. Để mở đường sang châu Á,
Philippines trở thành mục tiêu hàng đầu của Mỹ. Việc giành thắng lợi trong cuộc
chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, giúp Mỹ có được Phililippines. Với Mỹ,

11
tầm quan trọng của thuộc địa Philippines ngoài vị trí chiến lược thì việc khai thác
nguồn lợi về kinh tế cũng là mục tiêu quan trọng.
Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines luôn thay đổi theo từng thời kỳ và
chịu tác động của bối cảnh quốc tế. Việc sử dụng hình thức cai trị ―thực dân mới‖
để cai trị thuộc địa Philippines thể hiện tính linh hoạt của Mỹ trước những biến đổi
của tình hình thế giới. Mỹ duy trì sự bóc lột ở Philippines về tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nhân công giá rẻ, biến Philippines thành nơi đầu tư và tiêu thụ nguồn hàng dư
thừa từ nền công nghiệp Mỹ, khiến kinh tế Philippines hòa nhập vào hệ thống kinh
tế tư bản chủ nghĩa. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, chính sách kinh tế
của Mỹ ở Philippines theo hướng ưu tiên trồng các loại cây công nghiệp phục vụ
chiến tranh như đay và gai dầu…tư bản Mỹ cũng tăng cường đâu tư xây dựng các
nhà máy sơ chế các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Philippines cũng giống như hầu
hết các nước thuộc địa, phụ thuộc khác, trở thành nơi trút gánh nặng của tư bản Mỹ.
Chính sách cai trị của Mỹ đối với Philippines tập trung vào việc tăng cường bóc lột
tô thuế, giảm lương công nhân và kéo dài thời gian làm việc của họ để giảm bớt
gánh nặng khủng hoảng.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ một mặt trao trả độc lập cho Philippines
vào năm 1946, một mặt biến Philippines trở thành ―đồng minh truyền thống‖ – mối
quan hệ đặc biệt kéo dài trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh đến nay. Mỹ tăng
cường đầu tư về kinh tế xây dựng các căn cứ quân sự lớn ở Philippines, Philippines
là nơi cung cấp nhu yếu phẩm, lực lượng lính đánh thuê cho Mỹ trong các trận đánh
lớn. Điều này đươc thể hiện rõ nét trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1953), và
chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975).
1.1.2. Bối cảnh khu vực
Cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã bị
biến thành thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây (trừ Siem vẫn
giữ được nền độc lập trên danh nghĩa). Số phận của các nước này đã thay đổi, từ

12
những quốc gia phong kiến độc lập trở thành các nước thuộc địa, phụ thuộc tư bản
phương Tây.
Bồ Đào Nha là nước thực dân đầu tiên đến khu vực Đông Nam Á, việc chiếm
Malacca năm 1511 mở đầu cho công cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào khu
vực này. Tiếp đến là Hà Lan chiếm Indonesia, Tây Ban Nha chiếm Philippines, Pháp
chiếm ba nước Đông Dương, Miến Điện và Mã Lai cũng chịu chung số phận thuộc
địa.
Có thể nói, khu vực Đông Nam Á thu hút sự chú ý của chủ nghĩa thực dân
nhất. Bởi, nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông đúc, và
một điểm quan trọng là vị trí thuận lợi của khu vực này có thể làm bàn đạp tấn công
sang thị trường Trung Hoa rộng lớn.
Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản dẫn đến mâu thuẫn giữa các
nước tư bản mới nổi có nền kinh tế phát triển năng động nhưng có quá ít hoặc
không có thị trường thuộc địa với các nước thực dân ―già‖ kinh tế trì trệ, lạc hậu
nhưng lại nắm giữ quá nhiều thuộc địa. Các nước thực dân ―già‖ không còn đủ sức
để duy trì sự thống trị thuộc địa như trước nữa, đành phải ―nhượng lại‖ cho các
nước thực dân mới có năng lực hơn. Điển hình là trường hợp của Tây Ban Nha
―nhượng‖ cho Mỹ quần đảo Philippines với giá 20 triệu đô la (USD).
Sự xâm nhập và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á, về mặt khách
quan đã tạo nên những thay đổi lớn về kinh tế xã hội của khu vực này. Sự du nhập
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cùng với sự xuất hiện của các giai tầng mới ngày
càng trưởng thành về ý thức hệ, đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử quan trọng là thức tỉnh
và lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập tự do. Phong trào giải phóng dân tộc của tầng
lớp trí thức tiểu tư sản bùng nổ mạnh mẽ nhưng thất bại. Trong lúc con đường giải
phóng dân tộc của các nước thuộc địa đang khủng hoảng về đường lối lãnh đạo thì
Cách mạng tháng Mười dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đã thành công ở Nga (
tháng 10/1917) mở ra con đường cứu nước mới cho các dân tộc thuộc địa, phụ

13
thuộc. Thắng lợi của cuộc cách mạng ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng
dân tộc tại các nước thuộc địa ở Đông Nam Á.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận cũng
như bại trận đều trút gánh nặng lên thuộc địa, làm cho mâu thuẫn dân tộc càng thêm
gay gắt. Phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân, đế quốc diễn
ra trên quy mô rộng lớn.
Từ sau cách mạng Tháng Mười ở Nga thành công phong trào đấu tranh của
nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc bùng nổ mạnh mẽ khiến các nước đế quốc
không thể cai trị thuộc địa như cũ được nữa. Mỹ buộc phải nới lỏng sự kiểm soát và
áp dụng quyền tự trị rộng rãi hơn cho Philippines. Cho phép thành lập Liên bang
Philippines. Năm 1935, Hiến pháp Philippines tự trị được Tổng thống Mỹ phê
chuẩn, Philippines có được địa vị Thịnh vượng chung dưới thời Tổng thống Manuel
Quezon. Các chính sách về kinh tế thời kỳ này có phần bớt khắt khe hơn. Chính phủ
tự trị tiến hành cải cách đất đai và chuẩn bị các kế hoạch để tiến tới độc lập, nhưng
sau đó bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thời điểm gần kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là thời cơ để các
nước thuộc địa đứng dậy đấu tranh đòi lại độc lập. Cách mạng giải phóng dân tộc
thành công ở một số nước, tiêu biểu là Cách mạng tháng Tám (tháng 8/1945) ở Việt
Nam và sau đó lan rộng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Tình hình đó đe dọa đến
sự tồn vong của hệ thống thuộc địa của thực dân phương Tây tại khu vực này. Điều
này đòi hỏi các nước thực dân phải đưa ra các chính sách cai trị phù hợp để tiếp tục
duy trì ảnh hưởng của mình tại thuộc địa. Trước cơn bão đấu tranh giành độc lập của
các nước trong khu vực, ngày 4/7/1946, Mỹ chính thức công nhận nền độc lập của
Philippines trong nhiệm kỳ Tổng thống Manuel Roxas.
1.2. Tình hình nƣớc Mỹ
Thế kỷ XIX, nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ ―là nước đi đầu trong cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XIX, nền kinh tế Mỹ có những bước phát
triển vượt bậc, nhanh chóng vượt qua nước Anh tư sản” [7; tr.96]. Không có nước

14
nào có nền kinh tế phát triển nhanh chóng như Mỹ ―Khoảng 30 năm sau cuộc nội
chiến (1861 – 1865), từ một nước nông nghiệp có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn
vào châu Âu, chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ đã vươn lên trở thành một cường
quốc công – nông nghiệp hàng đầu thế giới. Sản lượng công nghiệp Mỹ năm 1894
bằng 50% sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu gộp lại, gấp hai lần Anh. Cuối
thế kỷ XIX, sản xuất gang thép, máy móc của Mỹ đã chiếm hàng đầu thế giới‖ [35;
tr.256]. Mỹ vươn lên vị trí đứng đầu trong thế giới tư bản.Với những thành tựu vượt
bậc về kinh tế, giai cấp tư sản Mỹ đặt mục tiêu mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài để
đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.
Để giải quyết nhu cầu đó, giới cầm quyền Mỹ đã sớm đưa ra những quan
điểm mới về vấn đề mở rộng, bành trướng lãnh thổ ―Mỹ ngay từ những thập niên
cuối của thế kỷ XIX đã đưa ra thuyết “định mệnh lịch sử” hay “số mệnh hiển
nhiên”, trong đó cho rằng, người Mỹ phải chiếm lấy các vùng đất châu Á cả biển và
đất liền nếu như muốn tồn tại lâu dài và tiếp tục phát triển. Muốn thực hiện được
điều đó, Mỹ phải có lực lượng hải quân mạnh. Đây thực ra là sự nối dài của học
thuyết Monroe 1 đưa ra từ 1823‖ [54; tr.47]. Nội dung học thuyết này cũng được thể
hiện trong quan điểm của giới chính trị, quân sự, một số thương gia và một bộ phận
công chức Mỹ những giai đoạn sau đó. Thượng nghị sĩ Platt cho rằng ―Bất cứ sự
bành trướng nào của chúng tôi về mặt lãnh thổ đều hoàn toàn phù hợp với những
quy luật phát triển là những quy luật không thể khắc phục được‖ [37; tr.14]. Từ vị
thế hiện tại của Anh, Đô đốc hải quân Mahan cho rằng sức mạnh hải quân chính là
vấn đề mấu chốt đối với Mỹ. Mahan viết bài đăng trên các tạp chí kêu gọi nước Mỹ
chú ý tới các đặc điểm chiến lược của vùng biển Caribean. Mahan cũng xếp Cuba,
Eo Panama và Hawaii là một hệ thống và cho rằng hệ thống đó có ý nghĩa sống còn
đối với nền an ninh Mỹ [62; tr.83]. Xuất phát từ tư tưởng của Mahan, một quan
điểm mới được hình thành là quan điểm ―thực lực‖. Mỹ áp dụng thuyết ―định
mệnh‖ kết hợp với quan điểm ―thực lực‖ ở khu vực Mỹ Latinh và sau đó mở rộng
ra thế giới mà trước hết là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có
Philippines [54; tr.48].

15
Có thể nói học thuyết Monroe là mốc đánh dấu sự chuyển hướng trong chính
sách đối ngoại của Mỹ, chuyển từ chủ nghĩa ―_trung lập_‖ sang ―_chủ nghĩa bành
trướng_‖ mà mục tiêu trước hết là khu vực Mỹ Latinh.“ Có thể xem đây là mốc khởi
đầu cho những tham vọng toàn cầu của Mỹ” [24; tr.28]. Học thuyết Monroe là nền
tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ trong những giai đoạn sau.
Mặc dầu, Mỹ giành được ảnh hưởng ở khu vực Mỹ Latinh nhưng hệ thống

1
Nội dung của học thuyết Monroe năm 1823 được đưa ra trên các phương diện sau:
+Mỹ phải quan tâm đến các tranh chấp ở khu vực Mỹ Latinh.
+Vì lí do an ninh của mình, Mỹ sẽ có hành động can thiệp vào các cuộc xung đột hoặc chiến tranh giữa các
nước Mỹ Latinh với nhau hoặc giữa các nước này với các nước ngoài châu Mỹ. Mỹ cũng sẽ tham gia vào các
cuộc tranh chấp chính trị, kinh tế ở châu Mỹ.
+Mỹ tự cho rằng phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh của cả châu lục khỏi sự nhòm ngó từ bên ngoài.
Tuyên bố khẩu hiệu nổi tiếng ―châu Mỹ là của châu Mỹ‖ nhưng thực chất là ―Châu Mỹ của người Mỹ‖.
thuộc địa của Mỹ vẫn kém xa hệ thống thuộc địa mà Anh, Pháp đang nắm giữ và
điều này không xứng tầm với sự phát triển kinh tế của Mỹ. Mâu thuẫn giữa khả
năng kinh tế và địa vị trên trường quốc tế đã thôi thúc Mỹ phải nhanh chóng chiếm
được nhiều thuộc địa, để giành được vị trí tương xứng với sự phát triển kinh tế của
mình. Cùng với đó, chính sách thuế quan ngặt nghèo của các nước châu Âu khiến
thương mại Mỹ luôn thường trực mối lo ngại về nguy cơ thị trường thuộc địa bị thu
hẹp. Nhưng vào thời điểm cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản gần như đã chia xong
hệ thống thuộc địa trên thế giới, chỉ còn ―chiếc bánh ngọt Trung Quốc‖ là đang bị
các nước đế quốc xâu xé, và hiện chưa thuộc quyền sở hữu của bất cứ nước nào.
Mục tiêu của Mỹ đối với Trung Quốc thể hiện qua công hàm của Ngoại trưởng Jonh
Hay đề ra năm 1899 gửi cho các nước lớn, yêu cầu họ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của
Trung Quốc và mở rộng cửa cho hàng hoá nước ngoài vào buôn bán. Thực chất của
công hàm này là muốn ngăn chặn khả năng Trung Quốc bị biến thành thị trường,
thuộc địa độc quyền của những nước đế quốc khác, qua đó tạo cơ hội để hàng hoá
Mỹ có thể xâm nhập thị trường rộng lớn này. Ngoài ra, Mỹ còn đặt mục tiêu chiếm
các nước xung quanh để làm bàn đạp xâm nhập sâu hơn vào Trung Quốc.
Philippines trở thành mục tiêu đầu tiên mà Mỹ chọn để thực hiện mục tiêu này.

16
Bước sang thế kỷ XX, kinh tế Mỹ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Trong Chiến
tranh thế giới thứ nhất, Mỹ là nước tham chiến muộn, nhưng đóng vai trò quan
trọng, nhờ buôn bán vũ khí, Mỹ trở thành chủ nợ của các nước châu Âu. Kinh tế Mỹ
tăng trưởng nhanh chóng, trở thành trung tâm tài chính - thương mại quốc tế. Tuy
nhiên vào cuối những năm 1920, ở Mỹ nổ ra cuộc khủng hoảng thừa làm cho tình
hình chính trị xã hội bất ổn định. Phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân
lao động tăng cao. Bối cảnh đó khiến giới cầm quyền Mỹ phải đưa ra những chính
sách đối nội, đối ngoại phù hợp.
Đối với Mỹ, chính sách đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong tiến trình
phát triển của đất nước, góp phần đưa Mỹ trở thành một cường quốc số một trên thế
giới. Xuyên suốt quá trình phát triển của nước Mỹ chính sách đối ngoại được quyết
định và đuợc đưa ra bởi các Tổng thống Mỹ – người đứng đầu Nhà Trắng.
Dưới thời Tổng thống Wilson, Mỹ tập trung phát triển công nghiệp chế tạo
vũ khí, tăng cường bóc lột công nhân, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc làm
cho tình hình chính trị Mỹ thời kỳ này bất ổn. Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại
với Chương trình 14 điểm của Tổng thống Wilson - muốn thiết lập một trật tự thế
giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có lợi cho Mỹ. Áp đặt đối với cả các nước
thắng trận và bại trận, Mỹ tìm mọi cách để Chương trình 14 điểm 2 được thực hiện.
Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Warren G. Harding, chủ trương đưa
Mỹ trở lại với chủ nghĩa trung lập truyền thống. Mỹ rút khỏi Hội Quốc Liên để
không bị ảnh hưởng bởi những điều khoản và chủ trương của Hội và có thời cơ thực
hiện tham vọng toàn cầu. Tổng thống kế nhiệm là H.Hoover, khi Mỹ bước vào giai
đoạn khó khăn, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ mà Mỹ là nơi khởi
nguồn. Kinh tế khủng hoảng, chính trị bất ổn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó
khăn, mâu thuẫn xã hội tăng lên. Cuộc khủng hoảng để lại hậu quả nặng nề đối với
nền kinh tế, xã hội Mỹ. Yêu cầu đặt ra là Mỹ phải có chính sách mới nhằm ổn định
tình hình trong nước, cũng như chính sách mới đối với hệ thống thuộc địa của Mỹ
trong đó có Philippines.
Người kế nhiệm Hoover - Tổng thống F. Roosevelt với Chính sách mới

17
(New Deal), kéo dài trong 8 năm (1933 – 1941), nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi

2
Chương trình 14 điểm là bài diễn văn mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson trình bày trong phiên họp Quốc
hội Mỹ ngày 8/1/1918. Chương trình 14 điểm bao gồm nội dung vắn tắt như sau:
1. Hủy bỏ các thương lượng bí mật;
2. Đảm bảo tự do đi lại trên biển trong thời bình cũng như trong chiến tranh;
3. Gỡ bỏ các hàng rào kinh tế giữa các nước;
4. Đảm bảo giảm thiểu trang bị quân sự đủ đáp ứng nhu cầu an ninh nội địa;
5. Điều chỉnh một cách tự do, công bằng quyền yêu sách của các thuộc địa, đặt mối quan tâm tới quyền
lợi của những người dân bị tác động ngang hàng với lợi ích của các chính phủ liên quan tới yêu sách;
6. Các đạo quân ngoại quốc rút ra khỏi đất Nga và phục hồi các miền đất bị người Nga chinh phục;
7. Phục hồi nền độc lập cho nước Bỉ;
8. Trao trả 2 miền Alsace và Lorraine về cho nước Pháp;
9. Điều chỉnh lại biên giới của nước Ý;
10. Phát triển quyền tự trị cho các dân tộc Áo - Hung;
11. Phục hồi các xứ Rumani, Serbia và Montenegro, Serbia được tự do đảm bảo an ninh các con đường
thông ra biển; đảm bảo về độc lập chính trị; kinh tế và toàn vẹn lãnh thổ cho một số quốc gia vùng
Balkans;
12. Phát triển quyền tự trị dân tộc cho Thổ Nhĩ Kỳ, đảm bảo eo biển Dardanelles từ Biển Đen dẫn tới Địa
Trung Hải phải được mở thường xuyên cho tàu thuyền qua lại;
13. Đảm bảo một xứ Ba Lan độc lập cho dân tộc Ba Lan cư ngụ và có đường tiếp cận ra biển;
14. Thành lập một tổ chức của các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh
thổ của các nước thành viên. Nguồn: http://nghiencuuquocte.net/2015/03/27/chuong-trinh-14-diem/.
Truy cập ngày 3/10/2015.

khủng hoảng, ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế và tiếp tục thực hiện tham
vọng toàn cầu. Nền kinh tế Mỹ đã có bước phát triển mới cả về mô hình và cơ cấu.
Chính sách mới đưa Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tinh thần dân tộc được
củng cố, nhân dân Mỹ tin tưởng vào sự lãnh đạo của nhà cầm quyền. Trong bối cảnh
các nước Mĩ Latinh ngày càng đấu tranh quyết liệt nhằm chống lại ảnh hưởng của
Mỹ và sự xâm nhập của các cường quốc châu Âu vào khu vực này, chính sách đối
ngoại của Mỹ được Tổng thống Roosevelt thể hiện trong bản diễn văn nhậm chức
ngày 4/3/1933 ―chính sách láng giềng thân thiện‖ được thay thế cho ―chính sách
cây gậy lớn‖. Xóa bỏ ―Điều khoản bổ sung Platt 1901‖ đối với Cu Ba, rút quân đội
khỏi Nicaragoa, ký các hiệp ước thương mại đối với các nước Mĩ Latinh, tuyên bố
không can thiệp vào công việc nội bộ và hợp tác giúp đỡ các nước Mĩ Latinh như
một ―Láng giềng thân thiện‖. Đây là một biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu
mới và được Mỹ áp dụng trong thập kỷ tiếp theo.

18
Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, hầu hết các nước tư bản bị
kéo vào cuộc chiến, nhưng Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều. Mỹ thực hiện “chính
sách ngắm súng từ xa”, không tham gia vào bất cứ sự kiện nào ngay từ đầu. Chính
bởi vậy mà Mỹ không tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai ngay từ những ngày
đầu của cuộc chiến. Có ý kiến cho rằng “nếu không có sự kiện Nhật đánh chiếm
Trân Châu Cảng thì có lẽ Mỹ đã không tham gia vào cuộc chiến này” [41; tr.345].
Mỹ có cơ hội bán vũ khí cho cả hai phe tham chiến, thu được nhiều lợi nhuận. Sự
kiện Trân Châu Cảng (17/12/1941) đã đưa nước Mỹ tham chiến với tư cách là phe
Đồng minh chống phát xít. Philippines được Mỹ sử dụng như căn cứ địa trong mục
tiêu đánh bại Nhật Bản.
1.3. Tình hình Philippines và chính sách cai trị của Mỹ ở
Philippines
1.3.1. Tình hình Philippines trước khi Mỹ xâm nhập
Philippines nằm ở phía Đông Nam của Thái Bình Dương với diện tích
300.400km2, gồm hơn 7000 đảo lớn nhỏ, trong đó có các đảo chính là Luzon,
Mindanao, Negrox, Xama…Quần đảo được chia làm 3 miền theo tên của các đảo
lớn là Luzon ở Miền Bắc, Visayas ở Miền Trung và Mindanao ở Miền Nam.
Philippines nằm ở vị trí 116040’ đến 126034’ Đông và 4040’ đến 21010’ Bắc. Phía

đông là biển Philippines, phía Tây giáp Biển Đông và phía Nam giáp biển Celebes.

Toàn bộ quần đảo được bao phủ bởi lớp rừng nhiệt đới rậm rạp, xanh tốt
quanh năm, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi. Philippines là quê hương của các loại
cây ăn quả, cây công nghiệp, hương liệu quý…là các mặt hàng được các thương
nhân ngoại quốc ưa chuộng. Cùng với đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đa dạng như sắt, đồng, vàng, bạc…của Philippines là những nguồn nguyên liệu
quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Vị trí
chiến lược của quần đảo này cũng là điều mà bất cứ quốc gia tư bản nào muốn bành
trướng thế lực sang phương Đông rộng lớn đều muốn có được.

19
Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lý của người
Châu Âu, Philippines đã rơi vào tầm ngắm của Tây Ban Nha. Trước khi là thuộc địa
của Tây Ban Nha, ở Philippines vẫn tồn tại chế độ chính trị, kinh tế lạc hậu, đó là
điều kiện thuận lợi để Tây Ban Nha đặt ách thống trị lên đất nước nhỏ bé này.
Tây Ban Nha là nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý ở thế kỷ XVI,
đã chinh phục được nhiều vùng đất ngoài châu Âu, giàu có về hương liệu và thị
trường thuộc địa. Nhưng, bước sang thế kỷ XIX, trong khi các nước tư bản như:
Anh, Pháp, Mỹ, Đức… có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, thì kinh tế
Tây Ban Nha ngày càng lạc hậu, quan hệ sản xuất phong kiến còn nặng nề. Bởi vậy,
chính sách khai thác thuộc địa ở Philippines vì thế cũng không thoát khỏi phương
thức sản xuất phong kiến.
Dưới thời cai trị của Tây Ban Nha, nền kinh tế, xã hội Philippines có nhiều
thay đổi. Mọi giai tầng lao động trong xã hội Philippines bị áp bức nặng nề. Nông
dân là giai cấp chiếm đa số trong xã hội, phải chịu nhiều tầng áp bức của triều đình
Tây Ban Nha, của nhà thờ, giáo hội và của tầng lớp tay sai địa phương ―…người
nông dân phải làm việc đến hơi thở cuối cùng được hưởng 7 đến 8 rêan 1 …chết đói
mỗi tháng. Đói khát và lao động quá sức gây ra chết chóc hàng loạt‖ [43; tr.30]. Sự
cai trị nặng nề khiến cho mâu thuẫn giữa nông dân Philippines với triều đình Tây
Ban Nha và tay sai ngày càng gay gắt.

Trong suốt thế kỷ XVII, XVIII, Tây Ban Nha thực hiện chính sách đóng cửa,
độc quyền về ngoại thương để bóc lột nhân dân thuộc địa làm cho nền kinh tế
Philippines không phát triển được. Nhưng chính sách này của Tây Ban Nha đã tránh
cho Philippines khỏi hai cuộc xâm nhập của Hà Lan (1640 – 1648), và của người
Anh (1762 – 1764). Sang thế kỷ XIX, trước sự trỗi dậy của Mỹ, Anh, Tây Ban Nha
không đủ sức thực hiện chính sách đóng cửa Philippines nữa và buộc phải mở cửa
cho các nước này vào tự do buôn bán. Các nước tư bản châu Âu đã đặt các văn
phòng thương mại của mình tại Manila. Đến thập kỷ 60 của thế kỷ XIX, tất cả các

1 Re’al: Tiền Tây Ban Nha. 1 real = 100 centavo = 1peso.

20
cảng ở Philippines đều được tự do hóa thương mại. Mỹ là nước đầu tiên được tự do
buôn bán trong các hải cảng của Philippines.
Trong suốt gần bốn thập kỷ đô hộ Philippines, tính đến thế kỷ XIX do áp
dụng phương thức bóc lột phong kiến là chủ yếu nên những lợi nhuận thu được từ
thuộc địa giảm dần. Chính sách kinh tế Tây Ban Nha thực hiện ở Philippines đã
khiến cho nền kinh tế nước này phát triển phiến diện, đời sống của mọi tầng lớp
nhân dân khổ cực, mâu thuẫn dân tộc trở lên gay gắt. Các mâu thuẫn trên khơi dậy
lòng yêu nước trong quần chúng nhân dân, phong trào đấu tranh của nhân dân
Philippines chống lại ách thống trị của Tây Ban Nha nổ ra mạnh mẽ.
Thế kỷ XIX, Philippines cũng như hầu hết các quốc gia thuộc địa, phụ thuộc
khác đều nằm trong xu thế chung của thế giới đó là sự phát triển mạnh mẽ như vũ
bão của chủ nghĩa tư bản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quá trình đô thị hoá và
trào lưu lan toả của văn minh phương Tây cũng ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành
các tầng lớp mới ở quốc gia hải đảo này. Tầng lớp trí thức tiên tiến đã được hình
thành trong quá trình đó. Họ là kết quả của quá trình đô thị hoá, là thế hệ lai giữa
người bản xứ với những người Hoa kiều đang buôn bán và sinh sống trên quần đảo
hoặc lai giữa người Philippines với người Tây Ban Nha. Những người thuộc tầng
lớp cấp tiến này được đào tạo trong các trường đại học ở Manila và cả ở Tây Ban
Nha nên họ đã sớm tiếp thu được tư tưởng dân chủ tiến bộ từ châu Âu. Họ chính là
những người có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, trở thành
lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc sau này tiêu biểu như José Rizal – người
thành lập ra ―Liên minh Philippines” vào năm 1892 đã thu hút rất nhiều các trí
thức yêu nước, địa chủ, tư sản tiến bộ và cả một số dân nghèo. Liên minh chủ
trương tuyên truyền khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho
người Philippines. Bonifacio một lãnh tụ tiêu biểu khác, cũng đã lập ra một tổ chức
hội bí mật mang tên ―Hội đáng kính nhất của những người con dân tộc‖ (được viết
tắt là Katipunan) vào năm 1892. Tổ chức này đã thu hút được sự tham gia của rất
nhiều người bình dân và tri thức tiểu tư sản. Đây là tổ chức đầu tiên trong lịch sử đặt

21
ra vấn đề giành độc lập dân tộc cho Philippines. Tuy nhiên, còn hạn chế là không có
cương lĩnh hoạt động rõ ràng, hoạt động của các nhà lãnh tụ này và tổ chức của họ
đã góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức dân tộc ở Philippines, dẫn đến
cuộc đấu tranh có vũ trang của nhân dân Philippines vào năm 1896 – 1898 lật đổ
nền thống trị của Tây Ban Nha. Đó là thời cơ thuận lợi cho các nước tư bản muốn
xâm nhập thị trường Philippines trong đó có Mỹ.
1.3.2. Sự xâm nhập và chính sách cai trị của Mỹ ở Philippines
Là một nước ít thuộc địa, trong khi nền kinh tế tư bản đang trên đà phát triển
mạnh mẽ, Mỹ tìm cách xâm lược ra bên ngoài để giải quyết nhu cầu về thị trường
thuộc địa. Sự suy yếu của Tây Ban Nha và vị trí chiến lược đặc biệt của Philippines,
là những yếu tố quan trọng tác động đến việc xác định mục tiêu chiếm Philippines
từ Tây Ban Nha của Mỹ. Đối với Mỹ, Philippines không chỉ có vị trí chiến lược
quan trọng mà tình hình chính trị, quân sự ở đây có lợi cho Mỹ. Philippines sẽ trở
thành bàn đạp để Mỹ tiến vào khu vực châu Á trong đó có thị trường rộng lớn, đầy
tiềm năng là Trung Quốc. Nói về vai trò của Philippines Ngoại trưởng Mỹ Henry
Cabot Lodge nhấn mạnh ―Không có cái gì có thể buộc chúng ta từ bỏ Philippines.
Chúng ta nắm giữ bờ bên kia của Thái Bình Dương và giá trị của đất nước này hầu
như khó hình dung nổi‖. Philippines là ―mục tiêu đầu tiên và hợp lý của chúng ta‖
[11; tr.35].
Tận dụng thời cơ Tây Ban Nha đang trên đà suy yếu, mâu thuẫn giữa nhân
dân Philippines với Tây Ban Nha không thể điều hòa được nữa, Mỹ tranh thủ sự ủng
hộ của nhân dân Philippines bằng cách bắt liên lạc với các lãnh tụ Philippines đang
lưu lạc tại Hong Kong tiêu biểu là Aguinaldo và yêu cầu ông phát động cuộc chiến
tranh chống Tây Ban Nha. Mỹ hứa bảo vệ nền độc lập của Philippines sau khi
Philippines được giải phóng khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha.
Ngày 25/4/1898, Mỹ chính thức tuyên chiến với Tây Ban Nha. Được sự hỗ
trợ của Mỹ, Aguinaldo từ Hong Kong trở về Philippines lãnh đạo phong trào đấu
tranh chống Tây Ban Nha. Cuộc cách mạng Philippines đã đạt được những thành

22
quả cơ bản. Ngày 12/6/1898, Philippines tuyên bố độc lập, thành lập Cộng hòa
Philippines. Lịch sử gọi là nền Cộng hòa thứ nhất. Trong ngày Philippines độc lập,
Mỹ đã không đến và không ký vào bản Tuyên ngôn độc lập và cũng không thừa
nhận nền độc lập của Philippines. Ngày 11/12/1898, Hiến pháp mới của nước cộng
hòa được ban bố. Đây là nước Cộng hòa độc lập, có Hiến pháp theo mô hình dân
chủ tư sản đầu tiên ở Đông Nam Á.
Trong khi đó, ngày 10/12/1898, Mỹ buộc Tây Ban Nha ký ―Hiệp định
Paris‖ 4, theo đó, Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ quần đảo Philippines với giá 20
triệu USD. Những thỏa thuận giữa Mỹ với những người đứng đầu phong trào cách
mạng Philippines không được thực hiện. Trong vòng chưa đầy 3 năm từ tháng
8/1898 đến tháng 2/1900, Mỹ đã đánh tan sự phản kháng của các đội quân du kích.
Đến tháng 2/1900, phong trào đấu tranh của nhân dân Philippines dưới sự lãnh đạo
của quân đội và chính phủ Cộng hòa chấm dứt. Mỹ cơ bản bình định xong quần đảo
Philippines. Ngày 22/3/1901, Aguinaldo bị bắt. Ngày 1/4/1901, ông đọc lời tuyên
thệ trung thành với ―mẫu quốc‖ [25; tr. 1097]. Nhưng chiến tranh du kích vẫn còn

4
Quy định một nền độc lập cho Cuba nhưng Quốc hội Hoa Kỳ đã đảm bảo hòn đảo này sẽ phải nằm dưới sự
kiểm soát của Hoa Kỳ thông qua Đạo luật tu chỉnh Platt. Cụ thể, Tây Ban Nha từ bỏ tất cả các tuyên bố chủ
quyền và danh nghĩa đối với Cuba. Sau khi Tây Ban Nha rời khỏi Cuba, Hoa Kỳ sẽ chiếm đóng quần đảo
này, đồng thời đảm trách mọi trách nhiệm pháp lý theo luật pháp quốc tế liên quan đến hành động chiếm đảo.
Hiệp định cũng đảm bảo rằng Tây Ban Nha sẽ nhượng lại đảo Puerto Rico và các đảo khác thuộc vùng Tây
Ấn, đảo Guam thuộc quần đảo Mariana và quần đảo Philippines (được giới hạn bởi một đường cụ thể) cho
Hoa Kỳ.
Theo Hiệp định Paris Tây Ban Nha phải:
• Từ bỏ mọi quyền đối với Cuba.
• Giao nộp Puerto Rico và vùng Tây Ấn mà Tây Ban Nha kiểm soát trước đó.
• Giao nộp đảo Guam cho Hoa Kỳ  Nhượng lại quần đảo Philippines để lấy hai mươi triệu đô.
Xem thêm tại ―Treaty of Peace Between the United States and Spain; ngày 10 tháng 12 năm 1898‖.
http://avalon.law.yale.edu/19th_century/sp1898.asp, truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2015.
tiếp tục đến tháng 3/1903, Philippines chính thức trở thành thuộc địa của Mỹ.
Để phục vụ cho công cuộc khai thác và bóc lột thuộc địa về kinh tế, Mỹ đã
thi hành chính sách cai trị trên tất cả các lĩnh vực.

23
Về chính trị
Dưới thời thống trị của Tây Ban Nha, chính quyền người bản địa bị thủ tiêu,
thay vào đó chính quyền thuộc địa được thiết lập từ trung ương đứng đầu là tầng lớp
phong kiến người Tây Ban Nha. Nhưng ở địa phương vai trò của tầng lớp quý tộc
tay sai người bản địa vẫn được coi trọng “ Qua tầng lớp quý tộc, những yêu sách
của những thầy tu và viên chức Tây Ban Nha được truyền xuống quần chúng
Philippines. Do những yêu sách này thường là nặng nề, phiền nhiễu cho nên tầng
lớp này phải làm sao giải thích cho nhân của mình sao cho họ thấy các yêu sách đó
là hợp lí” [44; tr.35]. Với chính sách cai trị này, Tây Ban Nha không thể với tay tới
các đơn vị hành chính nhỏ nhất ở cấp làng xã, quyền hành sẽ rơi vào tay quý tộc địa
phương.
Đến thời thuộc Mỹ, ở địa phương, Mỹ đã tạo ra tầng lớp thân Mỹ là địa chủ
và quý tộc. Mỹ cũng cho họ được hưởng những quyền lợi lớn về chính trị, kinh tế:
quyền thu thuế, tước đoạt ruộng đất và nắm quyền hành ở nông thôn; giữ vai trò
trung gian với tư cách là người đại diện cho các ông chủ Mỹ. Với cách cai trị này,
Mỹ đã dựng lên chính quyền bản xứ thân Mỹ đáp ứng được yêu cầu về quyền lợi
của Mỹ và có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ.
Ở trung ương, Mỹ xây dựng bộ máy hành chính theo mô hình Mỹ. Năm
1907, Quốc hội Philippines được thành lập với 80 thành viên thông qua bầu cử hạn
chế. Tuy nhiên, quyền phủ quyết đối với các văn bản pháp luật do Toàn quyền người
Mỹ nắm giữ. Còn các văn bản pháp luật liên quan đến thuế, khai mỏ và đất đai phải
được sự phê chuẩn của tổng thống Mỹ. Để hợp pháp hóa quá trình cai trị, thể chế
hóa chế độ bù nhìn bản xứ, Mỹ đề ra các đạo luật, sắc lệnh không cho Philippines có
hiến pháp riêng.
Từ năm 1901, Mỹ cho thành lập Ủy ban Philippines – là một cơ quan lập
pháp thay mặt cho Quốc hội Mỹ và có chức năng như một bộ chỉ huy quân sự. Căn
cứ vào Đạo luật năm 1902, có 3 người Philippines được Tổng thống Mỹ mời tham

24
gia Quốc hội Mỹ nhưng không có quyền biểu quyết mà chỉ được tham gia vào một
số cuộc họp nhất định.
Theo Đạo luật 1902, Quốc hội đầu tiên của Philippines dưới thời Mỹ được
triệu tập vào năm 1907 để tiến hành lập pháp cùng với Ủy ban Philippines. Về thực
chất, cơ quan này không có thực quyền, Quốc hội chỉ đóng vai trò tư vấn cho viên
toàn quyền và hợp thức hóa các luật lệ do Quốc hội Mỹ ban hành. Viên toàn quyền
cũng có quyền phủ quyết bất cứ đề nghị nào của Quốc hội Philippines nếu trái với
quyền lợi của Mỹ.
Năm 1916, Mỹ đưa ra Đạo luật Jones quy định về tổ chức và hoạt động của
Quốc hội Philippines: thành lập Quốc hội với hai viện ( Thượng viện và Hạ viện)
theo mô hình Mỹ. Các thành viên của hai viện là người Philippines do dân bầu và
phải được Toàn quyền Mỹ nhất trí, Quốc hội Philippines có quyền lập pháp. Đến
đây, Ủy ban Philippines coi như chấm dứt hoạt động.
Sau năm 1916, Quốc hội Philippines được tổ chức lại gồm hai viện. Thượng
viện có 24 thành viên là thượng nghị sĩ có nhiệm kì 6 năm. Hạ viện có 90 thành
viên. Quốc hội Philippines là cơ quan lập pháp nhưng thực chất không có thực
quyền “ Quốc hội được lập ra chỉ như là một tổ chức hành pháp và mức độ tự trị
của người Philippines phụ thuộc vào cá tính và lòng từ bi của toàn quyền đương
nhiệm” [55; tr.104].
Các đảng phái tư sản cũng được phép thành lập và hoạt động trong khuôn
khổ luật pháp do Mỹ quy định. Tiêu biểu cho thời kỳ này là sự thành lập của Đảng
Liên bang và Đảng Dân tộc. Trong khi Đảng Liên bang chủ trương thành lập một
liên bang thống nhất với Mỹ, thì Đảng Dân tộc đề cao vấn đề độc lập dân tộc và
được sự ủng hộ của đa số quần chúng nhân dân.
Số lượng người Philippines tham gia vào bộ máy chính quyền ngày càng gia
tăng. Họ được giao nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính
hơn so với thời kỳ thống trị của Tây Ban Nha. Người Philippines được đưa vào
thành phần Tòa án Tối cao, Ủy ban Philippines, các văn phòng thuộc phủ toàn

25
quyền Mỹ, và trong đó một số người giữ chức Tổng đốc các tỉnh. “Năm 1913, khi
Harison lên làm toàn quyền Philippines, ông đã gia tăng đáng kể số người bản địa
phục vụ trong bộ máy thực dân. Số viên chức người Mỹ giảm từ 2680 xuống 610. Số
lượng quan chức Philippines trong khoảng năm 1913 – 1921 đã tăng gấp đôi họ
gồm 96% biên chế phục vụ cho nhà nước” [36; tr.70]. Ngày 24/3/1934, Tổng thống
Rooservelt chính thức thông qua Đạo luật Tydings – Mc Duffie 2, trao trả quyền tự
trị cho Philippines. Số lượng người Philippines tham gia bộ máy nhà nước trở nên
phổ biến.― Đến giai đoạn 1935 – 1941, hầu hết các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy
cai trị mà trước đó những người Mỹ giữ đã được chuyển giao cho người
Philippines” [36; tr.70]. Việc cho những người Philippines nắm giữ các chức vụ
quan trọng trong bộ máy chính quyền là một biện pháp nhằm củng cố và tăng cường
tư tưởng thân Mỹ trong đội ngũ quan chức Philippines, khiến người Philippines lầm
tưởng rằng nền cộng hòa là của họ.
Có thể nói, trong thời kỳ 1898 – 1946, Mỹ đã thiết lập được hệ thống chính
quyền chủ yếu là người bản xứ từ trung ương đến địa phương phục vụ cho việc cai
trị Philippines. Đây cũng là sự khác nhau trong chính sách cai trị của Mỹ với Tây
Ban Nha và một số nước thực dân cùng thời. Tây Ban Nha và các nước thực dân cũ
cũng sử dụng người bản xứ làm tay sai, nhưng chủ yếu là đưa người sang thuộc địa
trực tiếp cai trị từ trung ương đến địa phương. Điều này dẫn đến hạn chế là bộ cai trị
này không thể vươn tới các đơn vị hành chính cấp thấp như làng xã. Chính sách
chính trị của Mỹ đã nuôi dưỡng được lực lượng thân Mỹ người bản xứ để qua họ cai
trị thuộc địa. Trong một thời gian nhất định, chính sách này có nhiều tác dụng hạn
chế phong trào đấu tranh ở thuộc địa, giảm bớt chi phí cho bộ máy cai trị cồng kềnh.

2 Đạo luật Tydings – Mc Duffie quy định việc thực hiện chế độ tự trị trong thời hạn 10
năm, sau đó Philippines sẽ được trao trả độc lập. Trong 10 năm thực hiện chế độ tự trị, Mỹ nắm
quyền kiểm soát và quyết định toàn bộ các hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động ngoại
giao, tòa án tối cao và quyền phủ quyết bất cứ một đạo luật nào do cơ quan lập pháp
Philippines thông qua. Người Mỹ được bảo đảm quyền bất khả xâm phạm trong lĩnh vực đầu
tư, kinh doanh. Xem thêm ―Lịch sử Đông Nam Á‖, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2005, tr – 427.

26
Về văn hóa
Để phục vụ cho mục tiêu khai thác thuộc địa, Mỹ cũng tiến hành các chính
sách cai trị về mặt văn hóa. Trên lĩnh vực này, Mỹ đã du nhập nền văn hóa Mỹ vào
Philippines, hạn chế ảnh hưởng của nhà thờ, tăng tính thế tục của giáo dục đặc biệt
đối với cấp phổ thông và sơ cấp, thay thế tiếng Tây Ban Nha bằng tiếng Anh. Tiếng
Anh được đưa vào tất cả các cấp học, Mỹ đã đưa gần 200 người Philippines sang
Mỹ để đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đào tạo thế hệ người Philippines mới có tư
tưởng thân Mỹ.
Sách tiếng Anh được đưa sang Philippines. Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy
chủ yếu trong trường học từ bậc tiểu học trở lên “Đến năm 1939, số người biết chữ
đã tăng từ 20% lên 49% dân số từ 10 tuổi trở lên và gần 27% dân số nói được tiếng
Anh" [29; tr.123]. Tiếng Anh ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành ngôn
ngữ truyền tải văn hóa, kiến thức khoa học kỹ thuật, giao dịch thương mại từ Mỹ
đến Philippines [65; tr.166]. Năm 1908, trường Đại học tổng hợp Philippines được
thành lập theo khuôn mẫu của Mỹ “Đến năm 1940, trường đại học này có 8000
sinh viên và có hơn 12000 sinh viên ở bậc giáo dục đại học có sự hỗ trợ của nhà
nước…Người dân Philippines rất nhiệt tình đáp ứng cơ hội học tập ngày càng mở
rộng và sự ủng hộ của người dân đối với giáo dục ngày càng tăng lên, cùng với sự
tham gia vào chính trị ngày càng nhiều hơn của người Philippines” [13; tr.45].
Năm 1902, Mỹ đưa ra Đạo luật mới trong đó có việc tách nhà thờ khỏi nhà
nước, thế tục hóa hệ thống giáo dục quốc dân. Việc đầu tư cho giáo dục cũng tăng
nhanh, tính đến năm 1922 nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đã chiếm tới 50% tổng chi
phí của chính phủ [36; tr.10].
Nhìn chung, so với các thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ cùng thời, nền
giáo dục Philippines có nhiều tiến bộ hơn, tỉ lệ người mù chữ thấp hơn. Trong khi
các nước trong khu vực có tỉ lệ mù chữ lên đến 90% thì ở Philippines năm 1939 dân
số 10 tuổi trở lên tỉ lệ mù chữ là 52%. Có thể nói, dưới thời cai trị của Mỹ
“Philippines vẫn là một trong những “điểm sáng” về giáo dục học đường” [36;
tr.162]. Tuy nhiên, mục đích của chính sách giáo dục của Mỹ là phục vụ cho mục

27
đich trước mắt và lâu dài của Mỹ, không phải nhằm mở mang lại kiến thức cho nhân
dân Philippines.
Về mặt tôn giáo, nhà thờ Thiên chúa cũng là chỗ dựa vững chắc cho chính
quyền thực dân, những cha cố đạo giáo khu người Tây Ban Nha đã được thay thế
bằng người bản xứ. Lãnh đạo các giáo khu Thiên chúa giáo ở Philippines là những
giáo chủ người Mỹ. Đạo Tin lành cũng được du nhập và phát triển và trở thành công
cụ phục vụ cho quá trình cai trị Philippines.

Xã hội
Với chính sách cai trị của Mỹ, sau hơn một thập kỷ, trong xã hội Philippines
sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ dệt "…nó thay đổi một bộ phận quan trọng của
địa chủ thành tư sản mại bản và nó khuyến khích sự trưởng thành của giai cấp công
nhân và tiểu tư sản” [39; tr.14].
Tầng lớp địa chủ phân hóa, một bộ phận thành tư sản mại bản
Để lôi kéo sự ủng hộ của giai cấp đại chủ, biến họ thành tay sai của chế độ
thuộc địa, chính quyền Mỹ đã công nhận quyền sở hữu của giai cấp này cả phần
ruộng đất họ chiếm từ trước khi Mỹ thiết lập quyền thống trị. Nhà thờ Thiên chúa
cũng được trao trả những phần đất bị cách mạng thu giữ và được pháp luật bảo vệ.
Một số ít địa chủ người bản xứ được Mỹ nâng đỡ đóng vai trò trung gian thương
mại cho Mỹ, kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa, trở thành những nhà tư sản
mại bản. Họ chủ yếu dựa vào ruộng đất có sẵn để lập ra các đồn điền trồng mía,
thuốc lá, trồng abaca 3.v.v. Địa chủ và tư sản mại bản xuất thân từ địa chủ có quyền
lợi gắn chặt với Mỹ, có tư tưởng thân Mỹ, muốn duy trì sự ―bảo hộ‖ của Mỹ ở
Philippines.
Giai cấp nông dân
Là giai cấp chiếm đa số trong xã hội, họ sống nghèo khổ và không có ruộng
đất. Một bộ phận nhỏ có ruộng đất luôn ở trong tình trạng có thể bị địa chủ chiếm

3 Một loại chuối dùng làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm như dây thừng dùng
trong hàng hải, dây bện xoắn, hàng thủ công, dệt vải, bột giấy…, mặt hàng được thị trường Mỹ
ưa chuộng.

28
đoạt bất cứ lúc nào. Cho đến thời kỳ thuộc Mỹ, nông dân Philippines vẫn là những
tá điền lĩnh canh ruộng đất từ địa chủ với những khoản tô, thuế nặng nề. Chính sách
ưu đãi của Mỹ với địa chủ đã biến nông dân thành tá điền và bán tá điền. Đời sống
của họ vô cùng cực khổ. Họ phải chịu nhiều tầng áp bức: thực dân, giáo hội, nhà thờ
và địa chủ .Tình trạng nông nghiệp lạc hậu cùng sự bóc lột nặng nề của địa chủ và
đế quốc đã khiến cho nông dân Philippines thường xuyên phải đối mặt với nạn đói.
Là giai cấp đông đảo, có lòng yêu nước, có tư tưởng chống Mỹ giành độc lập dân
tộc, phong trào đấu tranh của nông dân chưa có tổ chức, thiếu hệ tư tưởng tiến bộ
nên thất bại.
Giai cấp công nhân
Xuất thân từ những người nông dân bị bần cùng hóa, không có ruộng đất,
ngập chìm trong cảnh nợ nần, để duy trì sự sống họ phải vào làm thuê cho giới chủ
trong các nhà máy, đồn điền. Tại đây, họ bị chủ tư bản bóc lột nặng nề bằng phương
thức tư bản và cả phương thức bóc lột phong kiến. Công nhân công nghiệp được
hưởng 2 peso một ngày. Công nhân nông nghiệp chỉ được trả tiền công bằng 1/4 so
với công nhân công nghiệp ( tức là họ chỉ nhận được khoảng 40 đến 60 centavo 4
một ngày). Họ làm việc trong điều kiện tồi tệ, dưới đòn roi, cúp phạt của chủ xưởng.
Ở một số nơi, công nhân còn phải nhận lương bằng chính sản phẩm họ làm ra với
giá cao hơn so với bên ngoài.
Tuy nhiên, cũng trong chính bối cảnh đó, giai cấp công nhân ngày càng có
điều kiện để phát triển ý thức giai cấp. Trước năm 1898, với số lượng ít ỏi, lạc hậu
về chính trị, ý thức giai cấp chưa đầy đủ, hình thức đấu tranh của họ chỉ là bãi công
nhằm cải thiện tình hình kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ Nhất, giai cấp vô sản
Philippines đã bước lên vũ đài chính trị, phong trào đấu tranh của họ dưới sự lãnh
đạo của các tổ chức “công đoàn”. Năm 1918, công nhân nhà in thành lập ra tổ chức
công đoàn đầu tiên. Năm 1928, công đoàn Philippines gia nhập tổ chức công đoàn
thế giới. Ngày 7/11/1930, Đảng Cộng sản Philippines ra đời lãnh đạo phong trào

4 Centavo là đồng xu nhỏ nhất mệnh giá của đồng


peso Philippines. 1centavo = 0.01 peso.

29
cách mạng Philippines, nhưng thực chất Philippines chưa có được những phong trào
đấu tranh lớn chống Mỹ.
Tầng lớp thợ thủ công
Có đời sống bếp bênh, họ bị phụ thuộc chặt chẽ vào chủ thầu cả về vốn,
nguyên liệu và giá cả. Họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản, vì sản phẩm
làm ra không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm hàng hóa của Mỹ.
Bộ phận tư sản dân tộc
Ra đời từ thời kỳ thống trị của Tây Ban Nha, nhưng tiềm lực kinh tế của họ
yếu kém do sự chèn ép của chính quyền thuộc địa. Đến thời thuộc Mỹ, họ là những
trung gian trong nền kinh tế thuộc địa, quyền lợi của họ luôn bị tư bản chính quốc
chèn ép. Một mặt họ có sự ràng buộc với chính quốc về lợi ích, song họ cũng luôn
muốn tách ra khỏi hệ thống thuộc địa để có điều kiện phát triển. Họ cũng có những
hình thức đấu tranh chính trị chống Mỹ, góp phần vào phong trào yêu nước, nhưng
tầng lớp này luôn có tư tưởng thỏa hiệp, dễ dao động, luôn đặt lợi ích giai cấp lên
trên lợi ích dân tộc.
Tiểu kết chƣơng 1
Do vị trí địa lý thuận lợi Philippines trở thành mục tiêu xâm lược của các
nước phương Tây. Sau các cuộc phát kiến địa lý đến giữa thế kỷ XVII, Tây Ban Nha
đã chinh phục được toàn bộ quần đảo Philippines. Trong suốt quá trình cai trị, Tây
Ban Nha thực hiện chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ, sử dụng hình thức cai trị
trực tiếp, nhà nước độc quyền thương mại, đóng cửa. Hình thức bóc lột thiên về thu
thuế thương mại, lợi tức từ chế độ địa tô hiện vật, làm cho nền kinh tế Philippines
phát triển què quặt, phiến diện.
Từ cuối thế kỷ XIX, với nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ,
Mỹ vươn lên đứng đầu trong thế giới tư bản. Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu về
thị trường và thuộc địa cũng trở lên bức thiết. Trong bối cảnh thị trường thế giới đã
được chia xong, Mỹ chỉ còn cách là chiếm lại thị trường thuộc địa của các nước tư
bản khác. Mỹ chọn Philippines làm mục tiêu xâm lược ngoài bởi vị trí địa lý quan

30
trọng của quần đảo này, còn một lí do khác là Philippines là thuộc địa của Tây Ban
Nha đang trên đà suy yếu. Việc chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha sẽ dễ dàng hơn so
với việc phải đối đầu với các nước tư bản mạnh khác.
Sau gần 3 năm từ 1898 đến 1901, Mỹ đã chinh phục được Philippines và biến
nơi đây thành ―thuộc địa kiểu mới‖ đầu tiên tại Đông Nam Á. ―Chế độ thực dân
mới‖ được Mỹ áp dụng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu về kinh tế.
Chương 2
KINH TẾ PHILIPPINES DƢỚI SỰ CAI TRỊ CỦA MỸ
TỪ NĂM 1898 ĐẾN NĂM 1946

2.1. Chính sách nông nghiệp


Dưới thời thuộc Tây Ban Nha, nền nông nghiệp Philippines là nền nông
nghiệp lạc hậu trì trệ do Tây Ban Nha áp dụng phương thức bóc lột phong kiến,
thậm chí một số nơi còn áp dụng chính sách tiền phong kiến. Thu tô thuế là hình
thức bóc lột chủ yếu của chính quyền thực dân Tây Ban Nha. Chế độ tô, thuế nặng
nề đã bòn rút của nhân dân Philippines một khối lượng tài sản không nhỏ, đẩy họ
rơi xuống vực thẳm đói nghèo.
Các biện pháp cưỡng bức trồng trọt được người Tây Ban Nha áp dụng triệt để
ở Philippines. Nhà cầm quyền thuộc địa đã vạch ra những bản kế hoạch kinh tế,
khuyến khích, ép buộc nhân dân Philippines trồng trọt những loại cây đang được thị
trường thế giới ưa chuộng và có giá trị cao như: bông, dâu tằm, thuốc lá, hương liệu.
Ngoài tô thuế, nhân dân Philippines còn phải chịu chế độ lao dịch vô cùng nặng nề.
Bên cạnh đó, họ còn bị đánh các loại thuế phụ, bị bắt buộc phải cung cấp các loại
thực phẩm với giá do chính quyền thực dân quy định, thường là thấp hơn từ 3 – 4
lần so với giá thị trường. Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay nhà thờ và giáo hội
Thiên chúa.

31
Đến thời thuộc Mỹ, các phương thức bóc lột phong kiến từ thời Tây Ban Nha
vẫn được Mỹ áp dụng. Mặc dù Mỹ luôn cho rằng quan hệ phong kiến là lạc hậu, lỗi
thời, đáng bị xoá bỏ nhưng ở thuộc địa Philippines, Mỹ lại duy trì, thậm chí là
khuyến khích phát triển quan hệ sản xuất phong kiến “…việc duy trì các phương
pháp bóc lột nông dân kiểu phong kiến là cơ sở của chính sách của Mỹ ở
Philippines. Các địa chủ Philippines bây giờ phải đóng vai trò làm chỗ dựa về
chính trị chủ yếu của chính quyền thuộc địa” [22; tr.13]. Song, để đạt được lợi
nhuận cao nhất, Mỹ cũng kết hợp phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa trong nông
nghiệp. Hai phương thức bóc lột phong kiến và tư bản chủ nghĩa được tư bản Mỹ
kết hợp linh hoạt.
2.1.1. Chính sách ruộng đất
Khi thực dân Tây Ban Nha thiết lập ách cai trị ở Philippines, quần đảo này
mới chỉ bắt đầu hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, còn một số đảo xa xôi vẫn
tồn tại quan hệ sản xuất thị tộc, bộ lạc. Ở đây, đã có sở hữu tư nhân về đất đai nhưng
chưa có sự tập trung lớn về đất đai trong tay một vài người hay một làng. Bởi vậy,
thực dân Tây Ban Nha dễ dàng chiếm đoạt đất đai để quản lý và bóc lột theo kiểu
encomienda ( tức là một kiểu điền trang thái ấp lớn như họ đã từng xây dựng ở châu
lục của mình). Kiểu kinh doanh đồn điền nửa phong kiến nửa tư bản này phát triển
mạnh nhất là ở đảo Luzon, nơi có diện tích lớn trồng mía, thuốc lá, đay và chuối
tiêu…Nhìn chung, các chính sách cai trị của Tây Ban Nha trong lĩnh vực ruộng đất
nông nghiệp chưa mấy rõ nét, bởi những nguồn của cải mà họ thu được từ các thuộc
địa khác ở Mỹ La tinh đã làm họ sao nhãng thuộc địa Philippines và nhanh chóng
để tư bản các nước khác đang buôn bán ở Philippines qua mặt.
Đến thời Mỹ, sau khi cơ bản bình định được quần đảo Philippines, bên cạnh
những luật lệ cũ của người bản địa và của thực dân Tây Ban Nha được Mỹ tiếp tục
duy trì, thì Mỹ cũng từng bước thay đổi các luật lệ, chính sách để phù hợp với lợi
ích và mục tiêu của Mỹ. Sự thay đổi chính sách mới của Mỹ diễn ra trước hết trong
lĩnh vực nông nghiệp và vấn đề ruộng đất.

32
Nông nghiệp là hoạt động kinh tế bao trùm nhất. Quá trình tập trung hóa và
tư bản hóa trong nông nghiệp ruộng đất diễn ra mãnh liệt. Những quan hệ phong
kiến dưới thời Tây Ban Nha vẫn còn tồn tại và được duy trì cho đến thời thuộc Mỹ.
Mỹ muốn tạo chỗ dựa từ giai cấp phong kiến để thiết lập bộ máy cai trị của mình
trên quần đảo nên đã công nhận quyền sở hữu ruộng đất của giai cấp này. Nhà thờ
Thiên chúa giáo cũng được trao trả những phần ruộng đất mà trước đó đã bị quân
cách mạng thu giữ và được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu. Nông dân phần lớn
không có ruộng đất. Về cơ bản, ruộng đất tập trung chủ yếu vào tầng lớp trên của xã
hội, những tướng tá cao cấp trong quân đội Mỹ, tư sản, quan chức trong bộ máy
chính quyền thuộc địa đều chiếm được những phần diện tích đất màu mỡ, rộng lớn.
Qua từng thời kỳ, chính sách về ruộng đất có nhiều thay đổi nhưng về cơ bản vẫn là
bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất của tầng lớp trên trong xã hội.
Năm 1902, Quốc hội Mỹ cho phép Chính phủ Philippines phân loại và xử lý
tất cả các loại đất công, quyền mua bán ruộng đất của Nhà thờ. Nhưng một năm sau
đó, chính sách này có sự thay đổi: ― hệ thống mượn thuê đất công của Mỹ được
đưa ra áp dụng ở Philippines, quy định mỗi công dân có thể được giao 24 ha đất
công. Đồng thời việc các công ty mua và thuê đất công cũng được gia hạn tối đa là
1024 ha. Nhưng chính sách “mượn thuê đất công” đã thất bại do thủ tục quá phức
tạp với nông dân trung bình và tín dụng không đủ” [9; tr.88].
Năm 1903, chính quyền Mỹ đã chuyển sang việc thông qua toà án để cấp
chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất. Quyền sở hữu, không chỉ ở các thái ấp mà đối
với cả ruộng đất. Dưới thời Tây Ban Nha, về hình thức, địa chủ chỉ được quyền thu
thuế thì nay họ đã có được bằng văn bản. Việc này khiến hoạt động của địa chủ
nhằm chiếm đoạt ruộng đất của nông dân diễn ra phổ biến, bởi người nông dân rất
hiếm khi có thể đưa ra được những giấy tờ chứng nhận họ đã được thừa hưởng
mảnh đất này từ cha mẹ họ. “Năm 1903 đã ra một đạo luật cho phép chiếm không
phải trả tiền những đất đai vỡ hoang bỏ không …chính quyền hành chính Mỹ đã
cấm tự ý cày cấy ruộng đất tư nhân bỏ hoang” [36; tr.68]. Bốn năm trước đó Chính
phủ cách mạng của nhà nước Cộng hòa Philippines đã ra sắc lệnh xử lý những

33
ruộng đất chưa được sử dụng. Những người nông dân, ngay cả khi Nhà nước cộng
hòa tan vỡ vẫn tiếp tục sinh sống trên những vùng đất hoang, biến nó thành đất
trồng hoa màu.
Tương tự như Mỹ, các nước thực dân khác cùng thời cũng đưa ra những
chính sách về ruộng đất. Nhưng về cơ bản là tạo cơ hội cho giới đầu cơ và tầng lớp
trên của xã hội. Còn người nông dân vẫn chịu nhiều thiệt thòi và phụ thuộc vào giới
chủ, hầu hết trở thành người làm thuê trên chính mảnh ruộng của mình. Trường hợp
người Anh ở Mã Lai, cũng đưa ra những chính sách nhằm chiếm đoạt ruộng đất của
nông dân thuộc địa để lập các đồn điền trồng cây công nghiệp. Năm 1896, người
Anh đưa ra Luật về ruộng đất, theo đó người Anh có quyền quyết định việc mua
bán, chuyển nhượng đất đai trên toàn Mã Lai. Tuy nhiên, do đất đai rộng lớn và dân
số thấp nên tình trạng người nông dân thiếu đất canh tác không nhiều như ở
Philippines và một số nước khác trong khu vực. Người dân Mã Lai vẫn có thể tự túc
lương thực, bởi ―Phần đất trung bình mỗi hộ của người Malaya lúc đó làm 2,5 acre
(xấp xỉ một ha), đủ cho họ trồng lúa và các loại hoa màu khác‖ [33; tr.207].
Cùng là thuộc địa của Anh, nhưng ở Miến Điện, người Anh lại khuyến khích
người dân khai hoang để trồng lúa. Có thể nói, dưới thời thuộc Anh, Miến Điện trở
thành ― Bát gạo của châu Á‖ [33; tr.209]. Chính quyền Anh cũng bảo vệ quyền lợi
của người Anh và người Ấn thông qua việc cho phép người Miến chuyển chuyển
nhượng đất đai cho người nước ngoài. Việc này gây ra những lo lắng, bất mãn cho
nông dân Miến Điện.
Việc thiết lập và mở rộng hệ thống kinh doanh đồn điền của thực dân Pháp ở
Đông Dương đồng nghĩa với việc tích tụ đất đai ở một nhóm người, đặc biệt là tư
bản người Pháp. Tình trạng bị mất đất, bị chiếm đoạt đất đai của nông dân bản xứ
ngày càng trầm trọng tạo nên một số lượng lớn nông dân bị bần cùng hóa.
Để bảo vệ quyền lợi của địa chủ, một mặt Mỹ cấm nông dân tự ý cày cấy
ruộng đất tư nhân bỏ hoang, mặt khác đồng ý cho địa chủ sử dụng những mảnh đất
đó. Sau này, chính quyền thuộc địa còn thông qua Đạo luật về cho vay lãi với nội

34
dung ngăn cấm việc địa chủ cho vay nặng lãi nhưng trên thực tế đạo luật này lại
giúp địa chủ tiếp tục thực hiện việc cho nông dân vay lãi nặng. Và Đạo luật về hợp
đồng, nhằm ràng buộc nông dân lĩnh canh và công nhân công nhật làm thuê không
được rời bỏ chủ khi không được chủ cho phép. Những đạo luật này càng làm gia
tăng sự bóc lột của địa chủ đối với người nông dân và công nhân công nhật. ―Một
thực tế có ý nghĩa là trong khi số lượng nông dân tăng thêm khoảng 700.000 người
thì số người xin thuê đất công được cấp đất chỉ khoảng 35.000 người. Các luật lệ
chống lại việc cho vay nặng lãi đã không ngăn được việc nông dân mất đất do lúc
đầu họ vay những khoản tiền nhỏ mà không trả đúng hẹn‖ [25; tr.1110].
Năm 1904, Chính phủ Mỹ chi 7 triệu USD để mua các khu đất của thầy tu và
những khu đất mà Chính phủ Aguinaldo đã quốc hữu hoá. Nếu điều này được thực
hiện thì đất đai sẽ được bán theo chế độ trả góp và người nông dân sẽ được sở hữu
ruộng đất trên quy mô rộng và không phải trả địa tô. Nhưng do việc soạn thảo luật
pháp và do sức ép của địa chủ đối với các quan chức Philippines trong việc thực
hiện các điều khoản này, nên việc sở hữu ruộng đất đã rơi vào tay địa chủ vừa và
nhỏ chứ không phải là người nông dân như nội dung kế hoạch.
Chính quyền Mỹ còn đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế quyền sở hữu
đất đai của địa chủ, nhà thờ như quy định quyền sở hữu tối đa cho mỗi cá thể là 350
mẫu, cho tập thể là 2.530 mẫu và khoán đất cho nông dân ít hoặc không có đất. Tuy
nhiên, những biện pháp đó không được thực hiện. Trái lại, những người ít đất hoặc
không có đất được cấp ít, còn địa chủ nhiều đất lại được bổ sung thêm đất khoán từ
nhà nước.
Việc địa chủ cho nông dân vay nặng lãi và chiếm dụng đất của nông dân
thông qua toà án đã làm cho phần lớn nông dân và tá điền bị phụ thuộc hoàn toàn
vào địa chủ hoặc trở thành cố nông làm công cho địa chủ. Địa chủ thường bóc lột
nông dân theo phương thức chia nhỏ ruộng đất của mình rồi chia cho nông dân canh
tác sau đó thu thuế rất cao bằng 1/2 hoa lợi mỗi vụ ―chế độ Kasma là phổ biến
nhất đặc biệt trong lĩnh vực trồng lúa. Địa chủ cung cấp ruộng, giống và vốn, tá

35
điền cung cấp sức lao động và trâu bò. Tá điền được hưởng 50% hoa lợi sau khi
anh ta đã được thanh toán chi phí về trồng trọt. Ở những vùng có sự cạnh tranh về
đất thì chế độ Inquilato, hay còn gọi là cho thuê đất bằng tiền mặt, là chế độ phổ
biến. Cả hai chế độ này đều là nguồn gốc của sự bất công. Người tá điền phải trả
hai bồ thóc vào vụ thu hoạch cho một bồ thóc vay, nếu trả không được thì vụ sau nợ
sẽ tăng lên gấp đôi” [9; tr.90]. Người thuê đất phải trả cho chủ đất bằng tiền mặt,
việc dân số tăng nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến việc tăng thuế đất, dân số càng tăng
thì giá đất càng cao. Nếu người nông dân, tá điền không trả được tiền thuê đất thì sẽ
bị đuổi khỏi mảnh đất hiện tại để người khác thuê và không được hưởng bất cứ
khoản tiền bồi thường nào. Có rất nhiều kiểu phát canh tùy theo từng địa phương. Ở
một số nơi, người nông dân, tá điền tự gieo trồng bằng lúa của mình sau đó nộp cho
địa chủ 1/2 thu hoạch. Nhưng phổ biến hơn cả vẫn là hình thức địa chủ cung cấp súc
vật và giống cho người lĩnh canh, sau đó đến vụ thu về 3/4 hoa lợi hoặc tính toán
toàn bộ giá trị giống má gieo trồng và thuê súc vật sau đó phần hoa lợi còn lại sẽ
được chia đều cho địa chủ và người lĩnh canh.
Đặc điểm chung của tất cả các hình thức phát canh đó là bóc lột theo kiểu nô
dịch bằng nợ (có nghĩa là dùng tiền cho vay để biến người lĩnh canh phụ thuộc vào
địa chủ). Địa chủ chỉ đồng ý cho người lĩnh canh thuê với điều kiện là phải thừa
nhận đã vay vốn của địa chủ cho dù người lĩnh canh không nhận được ít vốn nào.
Cuối vụ, người lĩnh canh buộc phải trả cho địa chủ bằng hiện vật (tức là lúa)
với giá thấp hơn so với ngoài thị trường rất nhiều ― Trong thời gian giáp hạt khi
kaxama (người lĩnh canh) bao giờ cũng chẳng còn một đồng xu nào và chẳng còn
một dúm lúa để ăn quà, kaxic (hay Kacuk – là người đứng đầu mỗi làng được chọn
từ giới quý tộc công xã cũ được ủy nhiệm cho họ thu thuế và một vài trạm cảnh sát.
Họ được miễn thuế cơ bản và không phải gánh nghĩa vụ lao động) sẵn lòng cho anh
ta vay trước bằng tiền (“buk – noc”) và đồng thời hàng tháng hay hàng tuần một
lượng lúa (nhưng chỉ vừa đủ để duy trì sự sống của người lĩnh canh và gia đình anh
ta). Cuối mùa, địa chủ tính, rút trong phần thu hoạch trả cho người lĩnh canh,
tương đương với số tiền ứng trước và toàn bộ khẩu phần ăn hàng tuần có thêm số

36
lãi ăn cướp đến mức, thậm chí khi thu hoạch cao nhất kaxama không những chỉ còn
hai bàn tay trắng mà còn là nợ của địa chủ” [36; tr47 - 48]. Bởi vậy, nông dân và
gia đình của họ bị trói chặt bởi nợ nần, quanh năm họ lao động chỉ để trả nợ cho địa
chủ, thậm chí bị rơi vào bước đường cùng phải cho con cái mình đến hầu hạ cho địa
chủ để trả nợ.
Ngoài ra, người lĩnh canh còn phải thực hiện những nghĩa vụ đối với địa chủ
như: sửa chữa ruộng, đắp đường, làm kho chứa…Có nơi còn có những luật lệ hết
sức vô lý chẳng hạn ―Kaxama bị bắt phải cống cho địa chủ nhân ngày sinh của
hắn ta “làm quà” – một kavan lúa = 75 lít, khoảng 75 kg lúa chưa sạch hoặc 44 kg
lúa sạch rồi” [36; tr4.8]. Do lợi nhuận bóc lột từ nông dân theo hình thức phát canh
và nô dịch nên địa chủ không muốn áp dụng kỹ thuật hay thuê sức lao động công
nhân theo hình thức tư bản chủ nghĩa. Kinh tế nông nghiệp vẫn hoàn toàn trì trệ,
diện tích gieo trồng vẫn ít ỏi, việc áp dụng khoa học kỹ thuật dường như vẫn còn
trong thời kỳ trung cổ. Ở vùng núi sâu, vẫn phổ biến hình thức canh tác theo kiểu
làm nương rẫy, sử dụng công cụ duy nhất là cây gậy vót nhọn, không phân bón, hệ
thống tưới tiêu tồi tàn vì thế năng suất vô cùng thấp và có đến 10% dân số sống
bằng phương thức này.
Từ khi Mỹ giao quyền tự trị cho người Philippines, các luật lệ đặt ra có phần
bớt khắt khe hơn. Ngày 27/2/1933, Chính phủ tự trị thông qua Đạo luật số 4054, với
một vài nhân nhượng với nông dân lĩnh canh. Ngày 13/11/1936, Đạo luật này chính
thức được Hội đồng thông qua với tên gọi ―Điều luật số 178 về việc lĩnh canh các
đồng lúa‖. Theo Đạo luật này, hợp đồng thuê đất giữa địa chủ và người lĩnh canh
phải được viết bằng tiếng địa phương, mọi chi phí gieo trồng như: gặt, đập lúa, thủy
lợi các bên phải chịu đều nhau. Sản phẩm thu hoạch cũng được chia đều, nếu người
lĩnh canh ứng trước tiền để phục vụ chi nhu cầu sản xuất sẽ phải trả số lãi 10% một
năm, và họ phải còn ít nhất 15% thu hoạch giữ lại cho mình, số nợ còn lại thì họ
phải nộp bằng tiền, và họ không có quyền bỏ ruộng khi chưa hết hợp đồng, địa chủ
thì có quyền đuổi người lĩnh canh nếu có ―nguyên nhân chính đáng”. Có thể nói,

37
điều luật này không mang lại nhiều điểm tích cực“Nó không giải phóng người lĩnh
canh khỏi tình trạng nô lệ vì nợ bởi nó cho phép địa chủ thu bằng thóc, phần lãi của
món nợ đã vay để ăn, không phải để gieo trồng. Bằng sự lộng quyền, địa chủ thực
tế có thể đuổi những người cấy rẽ, những “nguyên nhân chính đáng” cho điều luật
này là “hành động thô bạo”, “không làm tròn mệnh lệnh của địa chủ”…Điều luật
số 178 sẽ có hiệu lực sau ngày 1/1/1937 nhưng chỉ ở các thị trường hợp, thêm vào
đó sự thi hành điều luật có thể đình lại sau này” [36; tr.252].
Ngày 3/6/1939, Tổng thống Quezon thông qua Luật số 441 để tổ chức di
chuyển nông dân từ Luzon và Negros sang Mindanao. Vài ngày sau, ngày 9/6 Hội
đồng Dân tộc thông qua Luật số 461 khẳng định rằng người tá điền có thể bị đuổi
khỏi ruộng chỉ với những lí do đã được chỉ ra trong Luật về phát canh và cày thuê.
Nhưng giới địa chủ không chịu thực hiện theo đạo luật, không chịu cấp đất cho
những tá điền nào đòi tuân theo đạo luật, dẫn đến việc những người nông dân không
có ruộng cày cấy, gây ra nạn thiếu lương thực trầm trọng vào năm 1940 ở Luzon.
Nhìn chung, từ khi Mỹ trao quyền tự trị cho Philippines, nền kinh tế nông
nghiệp của nước này đã có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng còn
rất chậm chạp. Với hình thức phát canh, cấy rẽ, nền kinh tế nông nghiệp được duy
trì chủ yếu nhằm củng cố địa vị của giai cấp địa chủ. ― Tính đến năm 1939, diện
tích canh tác nằm trong tay địa chủ chiếm gần 50%. Năm 1918, người có ruộng đất
làm ăn chiếm trên 80% toàn bộ các phần ruộng ở Philippines, trước năm 1934,
những phần ruộng như vậy chỉ còn khoảng 60%” [55; tr.84].
2.1.2. Chính sách nông nghiệp thương phẩm
Với mục tiêu biến Philippines thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cần
thiết cho nền công, nông nghiệp chính quốc. Mỹ đưa ra một loạt đạo luật khiến nền
nông nghiệp Philippines gắn chặt với thị trường Mỹ, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu
thay đổi từ thị trường Mỹ. Chính sách đó đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của nền
kinh tế Philippines, cả trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực tiểu thương phẩm

38
trong nông nghiệp. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào nền kinh tế nông
nghiệp, quan hệ tiền - hàng chi phối các mối quan hệ sản xuất.
Sự phát triển của nền canh nông thương phẩm thu hút nền kinh tế Philippines
vào việc trồng các loại cây thương phẩm xuất khẩu phục vụ lợi ích của Mỹ, người
sản xuất hàng hoá thì gắn với thị trường bên ngoài nhiều hơn là thị trường trong
nước. Vì vậy, phần nào đó nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản ở
thuộc địa.
Sự phát triển quan hệ hàng hoá trong nông nghiệp Philippines không phản
ánh sự phát triển của sức sản xuất mà thể hiện ở sự gia tăng bóc lột của giới chủ đất
với người lĩnh canh. Việc địa chủ tăng cường bóc lột tô, thuế khiến cho thành quả
lao động của người tiểu nông, người lĩnh canh rơi vào tay giới chủ đất, giới cho vay
lãi và thương nhân. Người tiểu nông phải bán các nông sản cần thiết để lấy tiền nộp
tô, thuế, trả nợ, còn người lĩnh canh thì giành phần lớn thành quả lao động để trả
thuế ruộng.
Tư bản Mỹ tập trung đầu tư vào các đồn điền trồng các loại cây có giá trị
xuất khẩu cao như dừa và thuốc lá. Tại đây, người nông dân hoàn toàn chịu trách
nhiệm trong việc chăm bón cây cho đến khi thu hoạch và đổi lại, họ cũng được
hưởng lợi nhuận rất cao. Ở các đồn điền trồng dừa, nông dân lĩnh canh phải canh tác
đất trồng, chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch và sẽ được chia đến 1/5 số tiền bán
được. Còn ở các đồn điền trồng thuốc lá, nông dân lĩnh canh được hưởng 60% giá
trị thu được. Những sản phẩm nông nghiệp của Philippines chủ yếu xuất khẩu sang
thị trường Mỹ “gần 80% xuất khẩu Philippines xuất sang Mỹ, trong đó 100%
đường và 96% sản phẩm dầu dừa Philippines cung cấp cho Mỹ 99% bẹ dừa, 80%
thành phẩm thuốc lá 38% đường” [43; tr.66].
Vì vậy, dưới thời thuộc Mỹ, Philippines trở thành nước chuyên xuất khẩu với
những mặt hàng chủ yếu như các sản phẩm dừa, sợi đay, đường, thuốc lá, các mặt
hàng này đều chiếm giá trị cao trong tổng giá trị xuất nhập khẩu “tổng giá trị xuất
nhập khẩu là 301,9 triệu USD, đường chiếm 115,4 triệu USD (38%), sản phẩm dầu

39
dừa chiếm 78,7 triệu USD (26%) và đay chiếm 43,3 triệu USD (14%). Các loại
hàng xuất khẩu khác chiếm 64,5 triệu USD (22%)” [43; tr.67].
Các mặt hàng nông phẩm của Philippines được thị trường Mỹ ưa chuộng.
Bởi vậy, nhu cầu xuất khẩu với số lượng lớn đã thúc đẩy sự chuyên canh hoá trong
nông nghiệp Philippines, sự gia tăng diện tích đất gieo trồng và góp phần thúc đẩy
sự phát triển của quan hệ hàng hoá – tiền tệ trong nền nông nghiệp thương phẩm
Philippines. Những năm trước Chiến tranh thế giới thứ Hai, Philippines vẫn là nơi
cung cấp nguyên liệu nông nghiệp cho thị trường chính quốc, các sản phẩm nông
nghiệp được xuất sang thị trường Mỹ dưới dạng nguyên liệu “nguyên liệu đường
chở đi nhiều gấp 16 lần so với đường tinh chế. Hầu hết sợi chuối, hơn một nửa cùi
dừa, gần một nửa thu hoạch thuốc lá đưa xuất khẩu đều không được chế biến” [36;
tr216]. “1/3 sản phẩm nông nghiệp được đưa ra thị trường bên ngoài, xuất khẩu
Philippines chiếm hơn 9/10 sản phẩm nông nghiệp mà ở tại chỗ chúng chỉ được chế
biến lần đầu” [5; tr.66]. Các công ty thu mua sợi gai, mặt hàng được thị trường Mỹ
ưa chuộng từ lâu, đặt các đại lý thu mua ở khắp nơi trên quần đảo.
Nhu cầu của thị trường Mỹ đối với nông sản của Philippines tăng lên và việc
chế biến chúng tại chỗ đã thúc đẩy sự chuyên canh hoá giữa các vùng và sự gia tăng
diện tích gieo trồng các loại cây phục vụ xuất khẩu. Nhờ vậy, tỷ trọng xuất khẩu các
mặt hàng nông sản không ngừng tăng nhanh ―Từ năm 1918, nông sản xuất khẩu
của Philippines tăng lên trên 50% so với năm 1902. Tuy tỷ trọng của một số hàng
xuất khẩu khác như khai mỏ và thủ công nghiệp có tăng lên, nhưng nông sản xuất
khẩu của nước này vẫn chiếm vị trí chủ đạo, duy trì ở mức 77,52% tổng xuất khẩu
của cả nước vào năm 1938 so với 91,8% vào năm 1902‖ [79; tr117].
Để khai thác tối đa lợi ích kinh tế từ thuộc địa Philippines, tư bản Mỹ còn
tiến hành các phương pháp tiền tư bản kết hợp với phương pháp tư bản. Một mặt,
Mỹ duy trì các tập đoàn phong kiến trong các quan hệ ruộng đất, một mặt phát triển
kinh tế đồn điền, chủ yếu là đồn điền trồng đay ở đó có thuê công nhân và cố nông
canh tác. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sợi đay hoàn toàn chưa có,
các khâu sản xuất đều được làm bằng tay ― cắt đay bằng dao, bóc vỏ bỏ lõi, tước

40
lá thành sợi, dùng máy quay tay kéo sợi. Sau đó sợi được móc vào giàn phơi và tẩy
trắng, cuối cùng chúng được cuộn lại thành các ru-lô” [43; tr.64], chính vì vậy mà
năng suất thu được thấp hơn nhiều so với các loại cây dừa và thuốc lá.
Ngoài các đồn điền trồng mía, đay và thuốc lá, Philippines còn xuất hiện
nhiều các trang trại trồng chuối tiêu (chuối abaca). Ở đây, các ông chủ thuê người
nông dân trồng, thu hoạch, chế biến và trả lương cho họ. Cho đến những năm đầu
của thế kỷ XX, xuất khẩu chuối là một thế mạnh của thuộc địa Philippines (sản
phẩm chủ yếu xuất sang Mỹ). “…Sản lượng chuối xuất khẩu tăng từ 432 tấn trong
những năm 1825 – 1829 lên 12.599 tấn trong năm 1850 – 1854 và 115.985 tấn
trong năm 1900 - 1904 …xuất khẩu chuối abaca chiếm 2/3 tổng giá trị xuất khẩu
của Philippines” [76; tr.144].
Ở thuộc địa Mã Lai và Miến Điện thuộc Anh, biện pháp cưỡng bức trồng trọt,
chiếm đất đai của người nông dân để lập đồn điền cũng được áp dụng. Chính quyền
thuộc địa khuyến khích nhân dân trồng các loại cây có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.
―Malaya trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất mủ cao su‖ [33; tr.208].
―Miến Điện từ nửa sau thế kỷ XIX trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
lớn nhất Đông Nam Á‖ [33; tr.209]. Tình trạng cho vay nặng lãi đã bần cùng hóa
một lượng lớn người nông dân nghèo, biến họ trở thành đội quân làm thuê trong các
đồn điền. Để hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và cấp những ưu đãi cho người
nông dân, người Anh đã lập nên các Hợp tác xã tín dụng cho nông dân vay vốn với
lãi suất thấp. Chính quyền thuộc địa cũng đưa ra một số đạo luật về việc thuê đất
canh tác. Tuy nhiên, đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện.
Ở Đông Dương, Pháp cũng khuyến khích hình thức kinh doanh đồn điền tư
bản chủ nghĩa, đặc biệt là trồng cao su, trong những năm 20 của thế kỷ XX khi nhu
cầu của thị trường thế giới tăng. Lĩnh vực kinh doanh này đem lại lợi nhuận cho tư
bản phương Tây, còn tư sản bản địa thì hầu như vắng bóng. Điều này khác với thuộc
địa của Anh ở Mã Lai hay Hà Lan ở Java, ở đó tư bản người Hoa và người bản địa
đầu tư khá mạnh vào các đồn điền cao su, thu lợi nhuận cao.

41
Nhìn chung, so với thời Philippines thuộc Tây Ban Nha, Mỹ vẫn áp dụng các
phương thức cưỡng bức trồng trọt, vẫn phương pháp bóc lột phong kiến bằng tô
thuế. Điểm khác là Mỹ sử dụng thêm phương pháp bóc lột tư bản chủ nghĩa. Nhưng
lợi nhuận mà Mỹ thu được cao hơn so với thời thực dân Tây Ban Nha. Và những hệ
lụy mang lại là phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp nông dân Philippines
dưới thời thuộc Mỹ diễn ra không nhiều so với thời Tây Ban Nha. Bởi, chính sách
đầu tư vào các đồn điền trồng cây công nghiệp của Mỹ cũng giúp người nông dân
thu được khoảng 50% hoa lợi, đời sống của họ có phần được cải thiện hơn dưới thời
thống trị của Tây Ban Nha. Việc trồng các loại cây công nghiệp xuất khẩu, hình
thành các đồn điền, xuất hiện mối quan hệ tiền - hàng, chủ - thợ, làm cho nông
nghiệp Philippines sớm tiếp xúc với phương thức tư bản chủ nghĩa. Đây cũng là
điểm tích cực trong chính sách cai trị thuộc địa của Mỹ.
2.2. Chính sách công nghiệp
Dưới thời cai trị của Tây Ban Nha, khoáng sản của quần đảo không được chú
ý đến nhiều, bởi nền công nghiệp của Tây Ban Nha rất yếu ớt. Không có sự đầu tư
về cơ sở hạ tầng để khai thác khoáng sản ở thuộc địa mà chỉ dừng lại ở việc cướp
bóc vàng bạc và đặt ra các loại thuế .Chỉ có các mặt hàng thủ công như thuốc lá, đồ
thêu, dây thừng là được các lái buôn Tây Ban Nha quan tâm, nhưng đây lại không
phải là mặt hàng mà nền công nghiệp Tây Ban Nha cần nhiều. Các lái buôn thường
phải tiêu thụ các mặt hàng này ở các nước Châu Âu như Anh, Đức.
Trong thời gian chiếm đóng Philippines, Mỹ đã đầu tư mở mang xây dựng cơ
sở hạ tầng nhằm phục vụ cho mục đích khai thác tài nguyên và tìm kiếm lợi ích kinh
tế. Mỹ tiến hành xây dựng, làm mới các bến tàu, đường xá, hải cảng và các nhà máy
chế biến nông phẩm.
Mặc dù muốn khai thác thuộc địa một cách triệt để nhưng các nhà tư bản Mỹ
lại không muốn bỏ tiền đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế
tạo bởi các ngành này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, lợi nhuận vốn quay vòng lại lâu.
Hơn nữa, các sản phẩm làm ra có thể làm ảnh hưởng đến nền công nghiệp chính

42
quốc. Bởi vậy, phần lớn nguồn vốn đầu tư của họ là vào các ngành sản xuất mía
đường, thuốc lá và gai dầu. Ban đầu, những mặt hàng được Mỹ chú ý là những mặt
hàng thô, chưa qua chế biến do đó các nhà máy chế biến chưa được chú trọng xây
dựng. Bởi vậy, vốn liếng mà Mỹ đầu tư vào Philippines chỉ nhỏ giọt “ số vốn đầu tư
của Mỹ vào Philippines chỉ 140 triệu USD, chiếm khoảng 0,2% tổng sản phẩm quốc
dân của Mỹ” [ 13; tr.89].
Bước sang đầu thế kỷ XX, do nhu cầu của thị trường Mỹ, trong nền công
nghiệp Philippines đã bắt đầu xuất hiện một số cơ sở sản xuất bơ, nấu đường, sản
xuất thuốc lá, xẻ gỗ, xay xát, bện dây thừng. Để phục vụ cho các dự án đầu tư ở
thuộc địa, Mỹ đã thành lập các ngân hàng. Năm 1902, Mỹ bắt đầu thành lập các
ngân hàng ở thủ đô Manila. Cùng với sự xuất hiện của các ngân hàng, hoạt động
thương nghiệp và bảo hiểm cũng đi vào hoạt động để phục vụ cho các công ty tài
chính.
Có thể nói, trong vòng hai mươi năm đầu sau khi Mỹ tiến hành xâm lược,
Philippines vẫn là một nước thuộc địa lạc hậu về công nghiệp “Thống kê cho biết
năm 1903 ở Philippines mới có 3259 “xí nghiệp sản xuất”mà năm 1918 là 8354,
hơn nữa trong khoảng 15 năm này, tư bản tổng quát của chúng tăng 4 lần, còn giá
trị sản phẩm – gấp 8 lần” [36; tr.42 – 43]. Tuy nhiên, các xí nghiệp ở Philippines
không được trang bị nhiều về kỹ thuật, số lượng công nhân cũng không nhiều, chỉ
đủ để người chủ không phải tham gia vào quá trình sản xuất. Vì vậy, số lượng tư bản
dân tộc người Philippines ít, và tư bản lớn người Philippines hầu như không có. Nếu
như trước Chiến tranh thế giới thứ Nhất, tư bản Mỹ không dám đầu tư vào các xí
nghiệp ở Philippines thì sau chiến tranh với sự tăng giá của một số mặt hàng như
đường và dầu dừa, tư bản Mỹ “ đã mạnh dạn hơn tính cả những vốn đầu tư riêng
của Mỹ ở Philippines, đến năm 1923 đạt tới 145 triệu USD, có nghĩa là tăng lên
hơn hai lần so với thời gian trước chiến tranh” [36; tr.43]. Để đáp ứng nhu cầu
trong sản xuất công nghiệp, hoạt động của các ngân hàng cũng gia tăng nhanh
chóng.

43
Nhiều xí nghiệp được xây dựng từ nguồn kinh phí của chính phủ Mỹ mà
khoản kinh phí này cũng là nguồn thuế thu được của nhân dân Philippines. Nhưng
nhờ đó mà các công ty của tư bản người Philippines có điều kiện phát triển hơn, tuy
rằng để được vay vốn của chính phủ thì phải ―được lòng‖ quan toàn quyền.
Khoảng thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, từ năm 1919 đến năm 1922,
nhiều đại tư sản Philippines xuất hiện trong các ngành than, đường, tàu thuỷ…là các
ngành trực tiếp phục vụ cho nhu cầu của tư bản Mỹ và gắn chặt với Mỹ. Ngoài các
nhà đại tư sản, ở Philippines còn có tầng lớp tiểu tư sản. Đó là chủ của các xưởng
đóng giày, xưởng nấu xà phòng và nấu rượu… quản lý từ 2 đến 3 công nhân làm
thuê.
Trong cuộc đại khủng hoảng tài chính thế giới 1929 – 1933, mà Mỹ là nơi
khởi nguồn, Mỹ chịu hậu quả nặng nề. Là thuộc địa của Mỹ nên Philippines cũng
không tránh khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng “Giá sợi chuối trong khoảng 1928 –
1933 đã hạ 70%, cùi dừa giảm xuống 58%, dầu dừa 67%...Trong điều kiện chuyên
môn hoá độc canh đủ để làm sụt giá những sản phẩm chính tới hai ba lần làm suy
yếu toàn bộ nền kinh tế đất nước. Giá trị xuất nhập khẩu Philippines hạ từ 329 triệu
pê xô vào năm 1929 đến 191 triệu trong năm 1933” [36; tr.147]. Để vượt qua khủng
hoảng, tư bản Mỹ và địa chủ Philippines đã không ngừng trút gánh nặng lên vai
người dân Philippines bằng cách tăng tô thuế, giảm lương công nhân làm thuê và
kéo dài thời gian làm việc của họ. Điều đó khiến họ phải đối mặt với vô số khó khăn
như đồng lương sụt giảm trong khi chi phi sinh hoạt tăng nhanh chóng, nạn thất
nghiệp gia tăng trong khi việc làm và lương ít đi. Tất cả những điều đó làm cho mâu
thuẫn dân tộc và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, ngoài mâu thuẫn thường trực
là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Philippines với thực dân đế quốc thì mâu thuẫn
xã hội cũng nổi lên giữa giai cấp công nhân và tư sản. Đây là những vấn đề vô cùng
nóng hổi, bức thiết, và cũng là nguyên nhân bùng nổ cao trào đấu tranh của công
nhân và nông dân chống lại chế độ cai trị của Mỹ và tay sai diễn ra sôi nổi trong giai
đoạn này.

44
Để tiếp tục củng cố địa vị của mình ở Philippines, Mỹ đã thay đổi hình thức
cai trị sang chế độ tự trị, vì vậy việc xuất khẩu hàng hoá của Philippines vào Mỹ đã
tăng lên, nhưng chủ yếu là hàng nông nghiệp. Còn các ngành công nghiệp khai thác
mỏ và công nghiệp chế biến thì có phần sụt giảm so với các năm trước. Cụ thể, vào
năm 1938 chỉ còn khoảng 20% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân. Những năm
trước Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ tập trung phát triển các ngành khai thác dầu
và khai thác vàng, sản lượng các ngành này tăng lên rõ rệt, trong vòng từ năm 1931
đến năm 1940 sản lượng các ngành này tăng khoảng 10 lần.
Các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước
như dệt, xi măng, xà phòng…không được Mỹ chủ trọng đầu tư, nên sản lượng
không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các mặt hàng xà phòng, xì gà, cá
hộp đều nhập từ Mỹ, Philippines trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa lớn của Mỹ.
Về mặt đầu tư, cho đến năm 1939, Mỹ đầu tư vào Philippines 310 triệu USD,
chủ yếu là đầu tư vào các ngành then chốt là khai thác khoáng sản, trồng và sơ chế
các sản phẩm từ dừa, mía và chuối sợi. Còn về công nghiệp khai thác mỏ Mỹ để cho
các công ty sản xuất trong nước tự kiểm soát. Các xí nghiệp sơ chế nguyên liệu
được các nhà kinh doanh Mỹ sử dụng một cách rất hiệu quả để thu lợi nhuận bổ
sung.
Khác với người Mỹ, đầu tư vốn vào các ngành công nghiệp thuộc địa dưới
dạng vốn cho tư bản bản địa tự kiểm soát. Đối với thuộc địa Đông Dương, người
Pháp lại chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tác, khai thác mỏ và giao
thông vận tải. Các cơ sở kỹ nghệ trong các lĩnh vực này chủ yếu do tư bản Pháp trực
tiếp kiểm soát. Số vốn đầu tư vào công nghiệp thuộc địa khá lớn ― Giai đoạn 1919
– 1929, số vốn đầu tư của Pháp tăng lên 7 lần, bình quân hàng năm đạt tới 540 triệu
franc. Nhưng nếu tình hình thế giới hoặc khu vực biến động, Pháp sẽ rút vốn khỏi
thuộc địa đầu tư trong nước hoặc vào các khu vực khác.
Nếu như người Mỹ ít quan tâm đến khai mỏ, chỉ đầu tư vốn với số lượng ít
ỏi, cho tư bản người bản địa quản lý thì người Anh ở Mã Lai lại coi đây là ngành
công nghiệp mũi nhọn. Do chú trọng đầu tư, cải tiến về công nghệ mà người Anh ở

45
Mã Lai đã sớm vượt qua người Hoa, vốn kinh doanh lâu đời trong lĩnh vực khai mỏ
tại Mã Lai đặc biệt trong ngành thiếc.
Nhìn chung, chính sách về công nghiệp của Mỹ ở Philippines so với thời cai
trị của Tây Ban Nha có nhiều điểm tích cực hơn. Mỹ đã đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu từ Philippines. Việc lập
ra các đồn điền và thuê công nhân vào làm việc góp phần đưa quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa du nhập vào nền kinh tế Philippines, làm cho kinh tế Philippines trên
phương diện nào đó có bước phát triển tiến bộ và hội nhập với xu thế phát triển của
thế giới khi đó.
2.3. Chính sách thủ công nghiệp
Nhìn chung, dưới thời thuộc Mỹ, nền thủ công nghiệp của Philippines không
có nhiều cơ hội phát triển. Hàng hoá Mỹ không phải chịu thuế nên tràn lan khắp thị
trường Philippines, các sản phẩm thủ công của Philippines không có khả năng cạnh
tranh với hàng hóa Mỹ. Hàng loạt công trường thủ công bị phá sản trên quy mô lớn
đặc biệt là ngành dệt vải bằng tay. Đối với một số mặt hàng thủ công như mũ, chiếu
hoa mành mành, thêu… là những mặt hàng đang được tiêu thụ mạnh ở Mỹ thì tư
bản Mỹ ưu tiên phát triển. Những mặt hàng phục vụ cho sự phát triển của những
ngành công nghiệp này như vải vóc được tư bản Mỹ đưa sang Philippines rồi phân
phát cho các làng nghề thêu. Các mặt hàng thêu, thủ công mỹ nghệ được đưa về Mỹ
bán với giá rất cao, đem lại lợi nhuận rất lớn cho giới tư bản Mỹ.
Ngoài ra, các thương nhân Mỹ còn tận dụng nguồn nhân công lao động dồi
dào với giá rẻ là phụ nữ và trẻ em. Những người làm nghề thủ công nghiệp là vợ,
con của những người nông dân, thu nhập của họ rất thấp do bị thương nhân bóc lột,
thậm chí còn thấp hơn lương công nhân làm việc trong nhà máy gấp nhiều lần. Các
công trường thủ công, các xưởng thủ công nghiệp vẫn còn thô sơ nhưng lại thu hút
một lượng công nhân khá lớn, lớn hơn gấp nhiều lần các xí nghiệp hiện đại. Nhưng
điều kiện làm việc thì lạc hậu, vẫn tồn tại chế độ phường hội cổ lỗ.

46
Nhiều công trường thủ công được Mỹ duy trì, đặc biệt là trong ngành sản
xuất thuốc lá. Cho đến thời điểm này, hầu hết các sản phẩm vẫn được sản xuất bằng
tay, bởi các công nhân chủ yếu là những phụ nữ và các bé gái với số lượng rất đông,
có khi lên tới vài nghìn người. Ở các ngành thủ công nghiệp này vẫn duy trì mối
quan hệ theo kiểu chủ nghĩa gia trưởng truyền thống giữa chủ và thợ. Chủ của các
công trường thủ công trả lương cho công nhân rất thấp đặc biệt là trẻ em“ trẻ em
trong các nhà máy chỉ được trả 0,5 – 1 pê xô một tuần” [36; tr.53].
Khác với các xí nghiệp sản xuất thuốc lá thuê một lượng lớn lao động phụ nữ
và trẻ em “ có những nhà máy chế biến thuốc lá mà ở đó sử dụng tới 5.000 phụ nữ
làm việc”5, các xí nghiệp sản xuất những mặt hàng như giày, xà phòng, nước
khoáng, cúc áo…lại có lượng công nhân rất ít ― Ở Philippines tính được (vào
những năm 30) 350 xưởng đóng giày, 200 xưởng nấu xà phòng và nấu rượu, 150
nhà máy nước khoáng và số lượng tương tự những xí nghiệp gỗ, cúc áo và các xí
nghiệp nhỏ khác, phần lớn chúng chỉ có từ 2-3 công nhân làm thuê” [36; tr.58].
Philippines thời thuộc Mỹ vẫn tồn tại những công trường thủ công, những
nhà máy xí nghiệp nhỏ do tư bản tư nhân người Philippines trực tiếp quản lý nhưng
dưới sự kiểm soát của Mỹ. Trong khi, đối với ngành thủ công nghiệp ở Đông Dương
lại do các tư bản tư nhân người Pháp độc quyền hoạt động, được đầu tư một lượng
vốn lớn trong sản xuất xi măng, dệt vải, …thành lập các công ty lớn do tư bản Pháp
trực tiếp quản lý.
Mỹ đã thành công trong mục đích biến Philippines thành nơi tiêu thụ hàng
hóa dư thừa và là nơi cung cấp nguồn nhân giá rẻ. Trong lĩnh vực thủ công nghiệp,
một mặt Mỹ duy trì các phương pháp bóc lột phong kiến từ thời Tây Ban Nha, một
mặt áp dụng hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Tất cả các chính sách cai trị của Mỹ
đối với Philippines đều nhằm mục đích thắt chặt thêm sự phụ thuộc của nền kinh tế
thuộc địa vào chính quốc.

5 Xem thêm : Yoshihama Kunio, ―The Rise of Esartz Capitalsm in Southeast Asia”.
Singapore. Oxford University Press, Oxford New York, 1988, p p 9 -14. Số 5.000 phụ nữ ở đây
có thể bao gồm cả người trồng, chuyên chở, làm việc trong một công ty khép kín.

47
2.4. Chính sách thƣơng mại
Khi đặt được ách thống trị ở Philippines, người Tây Ban Nha đã ra sức biến
nơi đây thành thị trường riêng bằng các chính sách thuế ưu đãi nhất cho hàng hóa
của Tây Ban Nha và các tàu buôn Tây Ban Nha nhập nguyên liệu của Philippines.
Nhưng người Tây Ban Nha không hoàn toàn kiểm soát được các hoạt động thương
mại này. Bởi, Tây Ban Nha không có nhiều hàng hóa để tiêu thụ ở thị trường
Philippines, đồng thời cũng không có nhu cầu nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ
thuộc địa do sự phát triển chậm chạp của nền công thương nghiệp chính quốc. Sự
già cỗi của kinh tế Tây Ban Nha đã khiến nước này bị các đế quốc tiên tiến hơn như
Anh, Đức.v.v.qua mặt.
Cũng với chính sách thương mại đó, nhưng dưới thời cai trị của Mỹ, quan hệ
thương mại Mỹ - Philippines không ngừng phát triển nhanh chóng. Tư bản Mỹ thu
được nhiều lợi nhuận, đạt được địa vị thống trị nền thương mại Philippines, vượt
qua tất cả các nước tư bản khác đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Philippines.
Ngoài việc có một nền kinh tế phát triển mạnh, thì việc đề ra, áp dụng các chính
sách ngoại thương một cách linh hoạt với thuộc địa của các nhà hoạch định chính
sách của Mỹ cũng là lí do khiến Mỹ thống trị nền thương mại ở thuộc địa.
Vào thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, đã có sự thay đổi quan trọng trong chính sách
khai thác thuộc địa của các nước thực dân ―Bước vào thời kỳ này, những trường
hợp cướp bóc của cải thuộc địa bằng bạo lực thô bạo ngày càng ít dần. Để thay thế
sự cướp giật dựa trên cơ sở bạo lực thô bạo, người ta đặt ra “những quan hệ buôn
bán văn minh”, nhưng sự “buôn bán văn minh” đó lại càng phá hoại phúc lợi xã
hội của các thuộc địa nghiêm trọng hơn là thủ đoạn bạo lực thô bạo‖ [7; tr.42].
Nhìn tổng quát, chính sách thương mại của Mỹ ở Philippines chứa đựng
nhiều mâu thuẫn. Một mặt, Mỹ là quốc gia tư bản hiện đại, có nền kinh tế mở nên
muốn theo đuổi chính sách tự do thương mại, cho phép các nước tư bản nước ngoài
và người dân bản địa tham gia vào công cuộc khai thác, phát triển thuộc địa. Nhưng
chính sách này có vẻ mạo hiểm vì Mỹ cũng không muốn dẫm lên vết xe đổ của

48
người Anh trước đó ở 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ. Mặt khác, Mỹ cũng muốn độc
chiếm thuộc địa, muốn thuộc địa Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. ―Giới
cai trị Mỹ luôn có hai xu hướng giằng co, một mặt cho rằng Philippines giống như
một bang của nước Mỹ, vì vậy cần phải đối xử như lãnh thổ của mình; mặt khác lại
coi Philippines như một quốc gia nằm dưới sự bảo hộ của Mỹ, vì vậy cần đối xử
theo kiểu một nước riêng theo thông lệ quốc tế” [34; tr.7]. Vì vậy, chính sách
thương mại của Mỹ ở Philippines luôn thay đổi theo các thời kỳ.
Trong giai đoạn 1899 - 1909, Mỹ áp dụng chính sách thương mại mở cửa ở
Philippines, hầu như không đưa ra chính sách cấm đoán đối với các thương nhân
nước ngoài vào buôn bán ở Philippines. Hiệp ước Paris năm 1898 không có điều
khoản nào thể hiện sự ưu đãi đối với Mỹ và phân biệt đối với người Tây Ban Nha và
thương nhân các nước khác. Vì vậy, trong thời kỳ này, các thương nhân Mỹ hầu như
chưa có ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Philippines. Hoạt
động thương mại giữa hai nước còn hạn chế, chủ yếu là Mỹ xuất khẩu hàng tiêu
dùng sang thuộc địa và nhập về số lượng ít ỏi các sản phẩm của Philippines được thị
trường Mỹ ưa thích như cùi dừa, sợi gai, cây thuốc lá, hàng thủ công mỹ nghệ. Còn
người Anh, đã ghi dấu ấn đậm nét đối với nền ngoại thương nước này, Anh đã kiểm
soát tới hơn 90% sản phẩm nhập khẩu ở Philippines, đặc biệt đối với các mặt hàng
là bông và vải sợi.
Trước tình hình đó, năm 1909, Mỹ đưa ra Đạo luật thuế quan Payne –
Aldrich quy định chế độ tự do buôn bán giữa Mỹ và Philippines. Theo Đạo luật này,
“ tất cả các sản phẩm hàng hóa Mỹ, trừ gạo, đều được miễn thuế nhập khẩu vào
Philippines. Còn các sản phẩm của Philippines, trừ gạo, cùng với một số hạn ngạch
ít ỏi cho đường mía cũng được miễn thuế nhập khẩu vào Mỹ. trong lúc đó, hàng hóa
của các nước khác vẫn phải tuân theo thuế quan cũ” [77; tr.6]. Với Đạo luật này,
các công ty tư bản Mỹ có điều kiện vơ vét tài nguyên trên quần đảo, đồng thời bán
được các loại hàng hóa dư thừa sang thuộc địa với giá cao ―cắt cổ‖. Và, với việc
được miễn thuế, hàng hóa của các công ty tư bản Mỹ hoàn toàn có khả năng cạnh

49
tranh, chiếm ưu thế hơn nhiều so với các nước khác. “ Việc thực hiện từ năm 1909
chế độ buôn bán miễn thuế nhập khẩu giữa Mỹ và Philippines cùng với việc thiết
lập thuế quan xuất nhập khẩu rất cao, gần như để ngăn cấm các nước khác, đã cho
phép Mỹ thống trị trong ngoại thương của Philippines. Phần của Mỹ trong nhập
khẩu từ Philippines tăng hẳn lên từ 10% năm 1901 đến 41% năm 1914, còn giá
những hàng nhập khẩu của Mỹ trong thời gian đó gần như tăng tới 10 lần, xuất
khẩu hàng của Philippines sang Mỹ cũng tăng theo giá trị từ năm 1901 đến năm
1914 gấp 8,5 lần và đạt tới gần một nửa giá trị xuất khẩu của Philippines” [36;
tr.32].
Đến năm 1913, Mỹ đưa ra bản dự thảo thuế quan mang tên Simons –
Underwood. Theo bản dự thảo này, Mỹ sẽ dỡ bỏ các quy định hạn ngạch đối với
hàng hóa của Philippines nhập khẩu vào Mỹ. Từ đây, nền kinh tế Philippines chính
thức phụ thuộc vào Mỹ, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu nông sản, công nghiệp
cho nền công nghiệp Mỹ với các mặt hàng quan trọng như đường, mía, gai dầu,
thuốc lá, dừa. Đồng thời là nơi tiêu thụ các sản phẩm của nền công nghiệp Mỹ.
Các mặt hàng Mỹ xuất sang Philippines gồm các loại mặt hàng tiêu dùng
như: hàng may mặc, dệt, thuốc lá, sữa hộp, cá hộp…Còn nhập từ Philippines các
mặt hàng mà thị trường Mỹ ưa thích đó là: sợi gai, cây thuốc lá, cùi dừa và các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ…Lợi nhuận mà các thương nhân Mỹ thu được là vô cùng
lớn do mua được với giá ―bèo bọt‖ và bán được với giá ―cao ngất trời‖. ― Một
sản phẩm mà nhà buôn Mỹ mua được ở Philippines với giá chưa đầy 15 xu, khi về
Mỹ sẽ bán được 1 USD‖ [17; tr.12]. Còn đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì
― Đem lại lợi nhuận cho tư bản Mỹ gấp 15 lần so với giá trị của nó‖ [1; tr.11]. Điều
này gây nên những bất cập và khó khăn với đời sống người dân Philippines, các mặt
hàng của họ xuất khẩu sang Mỹ với giá rẻ không đúng với giá trị thực của nó, trong
khi họ lại phải mua các mặt hàng ế thừa từ Mỹ với giá cao. Trong khi đó, những mặt
hàng tương tự của các nước tư bản khác giá hợp lí hơn thì không đến được tay
người dân do bị đánh thuế quá cao.

50
Với mục đích biến Philippines thành nơi cung cấp nguyên liệu cho chính
quốc, tư bản Mỹ đã tăng cường vơ vét tài nguyên từ thuộc địa làm cho sản lượng
hàng hoá xuất khẩu của Philippines sang Mỹ tăng lên nhanh chóng “chiếm 33%
khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Philippines” [21; tr.11]. Để đáp ứng nhu cầu
của tư bản Mỹ về các sản phẩm từ cây công nghiệp phục vụ cho các ngành công
nghiệp chế biến ở Mỹ, Mỹ khuyến khích nhân dân Philippines trồng các loại cây
công nghiệp. Trong vòng 10 năm từ 1910 đến năm 1920 diện tích trồng các loại cây
công nghiệp đã gia tăng nhanh chóng “diện tích trồng cây thuốc lá đã tăng tới 89%,
trồng mía tăng 137%, dừa tăng 142%” [22; tr.9].
Nhìn chung, từ sau năm 1909, vị trí của Mỹ trong nền thương mại
Philippines được cải thiện rõ dệt. Điều này thể hiện trong giá trị xuất nhập khẩu
giữa hai nước qua từng thời kỳ cụ thể “ Nếu như năm 1899, giá trị xuất khẩu của
Mỹ sang Philippines mới đạt 1,5 triệu USD, sau đó tăng lên 5 triệu USD vào năm
1908, thì sau Đạo luật Payne – Aldrich năm 1909, thương mại song phương Mỹ -
Philippines tăng lên rất nhanh. Giá trị xuất khẩu từ Mỹ sang Philippines lên tới
92,5 triệu USD vào năm 1929, tăng khoảng 19 lấn so với năm 1908; Còn hàng xuất
khẩu từ Philippines sang Mỹ tăng từ 32 triệu USD năm 1908 lên 164,5 triệu USD
vào năm 1929, chiếm tới 83% tổng sản phẩm xuất khẩu của Philippines. Từ năm
1818, nông sản xuất khẩu của Philippines tăng lên 50% so với năm 1902” [79;
tr.117].
Trong những năm 1930, thời kỳ Philippines ở trong gian đoạn được gọi là
quá độ hay thời kỳ “Philippines tự trị”, một chế độ thuế quan đặc biệt được thiết
lập. Tháng 12/1931, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Hare – Hawes – Cutting, luật
mới với điều kiện hàng hóa của Mỹ sẽ được miễn thuế, hàng hóa của Philippines
xuất sang Mỹ sẽ bị tăng mức thuế trong mười năm. Sau khi quyền phủ quyết của
Tổng thống Hoover bị gạt bỏ, dự luật này chính thức trở thành luật. Theo đó, hàng
hóa của Mỹ nhập vào Philippines vẫn được miễn thuế và hàng hóa Philippines xuất
khẩu sang Mỹ thì vẫn phải chịu thuế, và tăng dần theo từng năm. Một số mặt hàng
xuất khẩu cơ bản của Philippines như nguyên liệu đường, đường tinh chế, dầu dừa,

51
sản phẩm bằng sợi…với hạn ngạch giới hạn. Tuy vậy, hàng hóa Philippines xuất
khẩu sang Mỹ có tăng lên “ Năm năm trước chiến tranh về phần Hợp chủng quốc
có gần 80% xuất khẩu của Philippines, trong đó có 100% số đường chở đi, 100%
vàng, 96% sản phẩm dừa” [36; tr.212].
Trước khi buộc phải trao trả độc lập cho Philippines vào năm 1946, Mỹ đã
đưa ra các điều khoản, hiệp định nhằm ràng buộc Philippines về các mặt kinh tế,
chính trị và quân sự. Về mặt thương mại, ngày 30/4/1946, Mỹ đã ký với Philippines
Hiệp định Thương mại Bell với nội dung: thời gian thực hiện tự do thương mại giữa
hai nước là 8 năm từ năm 1946 đến năm 1954; sau thời hạn này hàng hóa nhập từ
hai nước sẽ phải chịu thuế, mức thuế được tăng dần theo mỗi năm và đến năm 1974
thì phải thực hiện thuế quan theo quy định. Theo luật này, người Mỹ có quyền sở
hữu, khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn đất đai, tài nguyên như gỗ, than đá,
dầu mỏ các nguồn khoáng sản khác cũng như dịch vụ công cộng ở Philippines. Mỹ
còn quy định tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng peso là: 2 peso bằng 1 USD,
nếu muốn thay đổi tỷ giá này, phải được tổng thống Mỹ phê chuẩn. Ngoài ra theo
luật này, thì Hiến pháp năm 1935 của Philippines phải thêm một số điều khoản quy
định để bảo vệ quyền hạn của người Mỹ ở Philippines. Với hiệp định này, người Mỹ
đạt được nhiều lợi ích, còn “Philippines phải chịu nhiều thiệt hại về kinh tế và mất
chủ quyền của một quốc gia độc lập. Về kinh tế 50% các vị trí then chốt của
Philippines vẫn do các công ty của Mỹ nắm giữ” [33; tr.69].
Như vậy, chính sách thương mại của Mỹ ở Philippines được điều chỉnh qua
từng giai đoạn có lợi cho tư bản Mỹ. Về cơ bản được chia như sau: từ thời kỳ thực
hiện chính sách tự do thương mại, không phân biệt đối với các loại hàng hóa có xuất
xứ từ các nước khác nhau (1899 – 1909) sang thời kỳ buôn bán tự do song phương
theo hạn ngạch (1909 – 1913) và cuối cùng là thời kỳ tự do thương mại song
phương (từ 1913 – 1946). Có thể nói, chính sách thương mại như trên đã tạo điều
kiện làm giàu cho giới thương nhân người Mỹ và tầng lớp quý tộc Philippines, còn
nhân dân lao động luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và khổ cực.

52
2.5. Chính sách đầu tƣ
Để khai thác nguồn nguyên liệu ở thuộc địa, các nước thực dân thường đầu tư
nguồn vốn vào cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công cuộc khai thác, chế biến. Nhưng
đối với Tây Ban Nha - một nền kinh tế tụt hậu, một nền công nghiệp lạc hậu thì việc
khai thác tài nguyên thiên nhiên từ thuộc địa Philippines, đặc biệt là khai thác mỏ
còn quá xa lạ với họ. Bởi vậy, việc đầu tư tư bản ở thuộc địa Philippines hầu như
không có. Thực dân Tây Ban Nha bóc lột nhân dân Philippines bằng cách ép giá
nguyên liệu và cưỡng bức tô thuế.
Đến thời Mỹ, lúc đầu các nhà tư bản Mỹ ngập ngừng khi đầu tư vào thuộc
địa Philippines ― Năm 1914 những khoản đầu tư lẻ tẻ của Mỹ ở Philippines gộp
vào gần đến 64 triệu USD” [36; tr.33], bởi họ sợ rằng một ngày nào đó họ sẽ phải
trả lại độc lập cho quần đảo này. Sau đó, họ mạnh dạn đầu tư hơn vào thuộc địa
song các nguồn đầu tư còn rất nhỏ giọt, chỉ đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ,
công nghiệp chế biến phục vụ cho xuất khẩu. Các ngành công nghiệp nặng, công
nghiệp chế tạo không được chú trọng bởi các ngành này đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời
gian quay vòng, thu hồi vốn lâu. Tư bản Mỹ cũng sợ rằng nếu đầu tư vào các ngành
công nghiệp nặng ở thuộc địa có thể ảnh hưởng lớn đến nền công nghiệp chính quốc
“... Phần lớn đầu tư của họ là của các tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực đường
mía, thuốc lá và gai dầu” [33; tr.236]. Hệ quả là, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng
và công nghiệp khai thác không được Mỹ chú trọng, ngành công nghiệp khai thác là
thế mạnh của Philippines hầu như Mỹ không đề cập đến.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, nhằm đẩy mạnh sản xuất
và xuất khẩu tư bản, Mỹ đã tăng cường nguồn vốn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở
hạ tầng như sân bay, bến cảng, hệ thống các ngân hàng …
Trong ngành giao thông vận tải, tư bản Mỹ lại để tư bản Anh qua mặt, các
tuyến đường sắt ở Philippines đều do tư bản Anh đầu tư, khai thác, Mỹ không thể
cạnh tranh được với tư bản Anh trong lĩnh vực giao thông vận tải “ Cho đến giữa
thế kỷ XX, hệ thống đường sắt của Philippines mới chỉ xây dựng được 866 dặm và

53
chủ yếu tập trung ở đảo Luzon” [33; tr.238]. Nói chung, so với những gì mà các
nước tư bản thu được từ việc khai thác thuộc địa so với nguồn đầu tư mà các nước
này bỏ ra để đầu tư vào thuộc địa luôn tỉ lệ nghịch với nhau. Cơ sở hạ tầng, giao
thông vận tải của Philippines trong thời kỳ thuộc địa còn yếu kém, nên sau khi trao
trả độc lập cho Philippines, Mỹ đã dành một khoản viện trợ lên tới 120 triệu USD để
giúp quần đảo này xây dựng hệ thống đường sá, cầu cống…
Cho đến khi Philippines giành được độc lập năm 1946, do bị tàn phá nặng nề
sau chiến tranh và hệ quả của một thời gian dài chịu đô hộ, áp bức, Philippines vẫn
chưa có khả năng tự tiến hành công nghiệp hóa đất nước. Thời gian này, Mỹ đã bỏ
ra các nguồn đầu tư khá lớn vào các cửa hàng tổng hợp và các hãng nhập khẩu. Các
xí nghiệp phục vụ công cộng, giao thông liên lạc được đầu tư đặc biệt. Các thành
phố và xí nghiệp công nghiệp cũng được trang bị hệ thống kiểm tra.
Việc tăng dần nguồn vốn đầu tư tư bản vào thuộc địa Philippines giúp Mỹ thu
được món lợi lớn và cũng giúp Mỹ duy trì được sự ảnh hưởng của mình ở quốc gia
này, đây chính là kế hoạch ―ra đi nhưng vẫn ở lại” trong chính sách thực dân kiểu
mới của Mỹ.

54
Tiểu kết chƣơng 2
Những chính sách kinh tế về nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp, giao thông vận tải mà Mỹ thực hiện ở Philippines trong suốt những
năm 1898 - 1946 đã gắn chặt nền kinh tế Philippines vào nền kinh tế Mỹ. Nền kinh
tế Philippines không có điều kiện phát triển theo con đường riêng của mình mà phụ
thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Nhìn chung, đây là nền kinh tế phát triển phiến diện. Nông
nghiệp lạc hậu, các mặt hàng nông sản sản xuất ra chỉ để xuất khẩu phục vụ nhu cầu
của chính quốc. Các mặt hàng phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân lại nhập
khẩu từ nguồn hàng hóa ế thừa của Mỹ với giá cao. Điều này gây ra sự bất cập trong
nền kinh tế, hàng loạt cơ sở sản xuất thủ công bị phá sản vì không thể cạnh tranh
được với hàng hóa được miễn thuế từ Mỹ ồ ạt tràn sang.
Tuy nhiên, chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines vẫn đem lại những điểm
mới, tiến bộ mà trước đó dưới thời kỳ thống trị của thực dân Tây Ban Nha chưa xuất
hiện hoặc còn mờ nhạt. Đó chính là sự du nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa trong nền kinh tế, việc thu mua nguyên liệu nông phẩm trong nền kinh tế
nông nghiệp ở nông thôn cũng góp phần đưa mối quan hệ hàng hóa tiền tệ vào nền
kinh tế nông nghiệp. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng có cơ hội phát
triển. Hình thành các nhà máy, xí nghiệp, theo đó là các ngân hàng hoạt động nhộn
nhịp. Giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành, đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Điều này đã định hướng cho con đường phát triển kinh tế
sau này ở Philippines với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Chương 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ Ở
PHILIPPINES THỜI KỲ 1898 - 1946

3.1. Đặc điểm của chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines


Hình thức bóc lột siêu lợi nhuận bằng tô thuế, dùng vàng bạc để đổi lấy các
sản phẩm nông phẩm và hương liệu quý từ thuộc địa của Tây Ban Nha được thay

55
bằng hình thức đầu tư vốn và công nghệ để khai thác nguồn tài nguyên thuộc địa
với quy mô lớn của Mỹ. Các luật lệ thương mại tự do dần được Mỹ áp dụng để thay
thế các luật lệ cũ của người Tây Ban Nha. Các nhà tư bản Mỹ được khuyến khích
đầu tư vào Philippines. Hệ thống các ngân hàng được thiết lập, cung cấp quỹ tín
dụng cho công cuộc kinh doanh đường mía, thuốc lá và gai dầu để phục vụ xuất
khẩu. Chính quyền Mỹ cũng quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong đó
có mạng lưới đường sắt, hạn chế sự bành trướng của chủ đất, khuyến khích phát
triển các doanh nghiệp nhỏ. Nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu tư bản, Mỹ cũng tăng
cường đầu nguồn vốn vào xây dựng các sân bay, bến cảng, các nhà máy, xí nghiệp
sơ chế nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Kinh tế Philippines thời thuộc Mỹ, có nhiều
chuyển biến mới, tiến bộ nhưng về cơ bản, nguồn đầu tư của tư bản Mỹ chủ yếu vào
ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp nặng, sản
xuất hàng tiêu dùng không được Mỹ quan tâm nhiều. Nông nghiệp còn lạc hậu, kỹ
thuật canh tác hầu như không được Mỹ áp dụng, cải tiến. Nhìn chung, kinh tế
Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, Philippines là nơi sản xuất các mặt hàng
nông phẩm để xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng dư thừa từ Mỹ.
Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines trong những năm 1898 – 1946, kết
hợp hình thức cai trị cũ và mới, vừa duy trì quan hệ bóc lột phong kiến vừa du nhập
phương thức tư bản chủ nghĩa, giúp Mỹ thu được lợi nhuận cao và khai thác thuộc
địa có hiệu quả. Hình thức này được sử dụng phổ biến trong các đồn điền trồng cây
công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Hình thức kinh doanh đồn điền xuất hiện ngày càng
phổ biến và được các nước tư bản áp dụng cho thuộc địa. Từ thời Tây Ban Nha đã
hình thành hệ thống các đồn điền trồng chuối, mía, thuốc lá, gai dầu…phục vụ xuất
khẩu và áp dụng việc thuê khoán các tá điền và trả công cho họ. Đến thời thuộc Mỹ,
chính sách thuê khoán tá điền vẫn được áp dụng đặc biệt ở các đồn điền trồng abaca,
đay và mía đường. Sản lượng thu được từ các đồn điền ngày càng tăng nhưng không
phải do sự đầu tư lớn về khoa học kỹ thuật mà do khai thác được nguồn nhân lực giá
rẻ với số lượng lớn. ― Tuy có sự đầu tư vào cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học
trong việc trồng mía, nhưng sản lượng mía và lợi tức thu được tăng nhanh chủ yếu

56
là do tuyển dụng và kiểm soát chặt chẽ một lượng lớn công nhân khai hoang, làm
việc cật lực và giá nhân công rẻ‖ [33; tr.280].
Các chính sách kinh tế được Mỹ đề ra, áp dụng một cách linh hoạt, luôn thay
đổi theo từng giai đoạn mang lại lợi nhuận cao cho Mỹ. Trong giai đoạn từ 1898
đến 1909, Mỹ áp dụng chính sách thương mại mở cửa, chào đón tất cả các thương
nhân ngoại quốc dưới mọi sắc cờ. Nhưng từ sau năm 1909, với Đạo luật Payne –
Aldrich và năm 1913 là bản Dự thảo Thuế quan Underwood thì chính sách thương
mại của Mỹ đã có sự thay đổi. Hàng hóa của Mỹ nhập vào Philippines không phải
chịu thuế, hàng hóa của Philippines (trừ gạo, một số ít đường mía và thuốc lá) cũng
được miễn thuế nhập khẩu vào Mỹ. Còn hàng hóa của các nước khác vào
Philippines phải chịu thuế cao. Điều này khiến ―Philippines nhanh chóng trở
thành thị trường cung cấp nông sản và một số khoáng chất cho chính quốc và là thị
trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp từ Mỹ‖ [33; tr.236].
Về cơ bản, dưới thời thuộc Mỹ, tình hình đầu tư tái sản xuất và mở rộng thị
trường có được cải thiện, nhưng Philippines vẫn là một nước có nền kinh tế mang
tính nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Các tầng lớp cũ từ thời Tây Ban Nha vẫn được
duy trì gồm tư sản quan liêu, giới chủ đất phong kiến câu kết chặt chẽ với các tầng
lớp tư sản mới hình thành và giới tư bản nước ngoài, tạo nên một dạng tư bản độc
quyền thao túng nền kinh tế của Philippines. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình
xây dựng và phát triển kinh tế của Philippines khi nước này được trao trả độc lập
vào năm 1946.
Chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines góp phần quy định việc lựa chọn
con đường phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa của Philippines sau khi giành
độc lập. Dưới thời thuộc Mỹ, kinh tế Philippines có được những tiền đề về kinh tế,
xã hội phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng tư bản. Thứ
nhất, về kinh tế, kinh tế Philippines sớm được tiếp cận quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Philippines là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
Mỹ. Việc mua bán, trao đổi giữa thương nhân Mỹ với người dân bản địa xuất hiện,
quan hệ tiền – hàng phát triển trong nông nghiệp nông thôn. Việc lập các đồn điền

57
trồng cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã khiến người nông dân bị mất hoặc bị
chiếm ruộng đất. Họ được thuê vào trồng, chăm sóc và thu hoạch sau đó được giới
chủ trả lương. Cùng với những công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp
được trả lương theo giờ, ở Philippines xuất hiện quan hệ mới trong sản xuất, quan
hệ chủ - thợ. Cùng với đó là hệ thống các nhà máy, xí nghiệp, xưởng chế biến, hệ
thống giao thông đi lại…phục vụ việc sơ chế, chế tác, vận chuyển các nguyên liệu
phục vụ xuất khẩu. Thứ hai, về mặt xã hội,việc hình thành các giai tầng mới như
công nhân nông nghiệp, giai cấp tư sản ngày càng đông đảo. Giai cấp công nhân, tư
sản ngày càng trưởng thành về số lượng, chất lượng, đóng góp vào sự phát triển
kinh tế Philippines…Đây là những tiền đề kinh tế, xã hội phục vụ cho công cuộc
xây dựng và phát triển nền kinh tế tư bản ở Philippines sau này.
3.2. Tác động đối với Philippines và Mỹ
3.2.1. Tác động đối với Philippines
3.2.1.1. Tác động tích cực
Mục đích chính của các nước thực dân nói chung và Mỹ nói riêng trong
chính sách đối với thuộc địa là vơ vét tài nguyên, khai thác nguồn lao động giá rẻ
làm giàu cho chính quốc. Các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục, giao thông
vận tải.v.v.đều nhằm phục vụ mục đích cuối cùng là khai thác tối đa các nguồn lợi
về kinh tế. Nhưng những chính sách đó, bên cạnh việc phục vụ những tính toán lợi
ích của các nước thực dân, đế quốc thì về mặt khách quan cũng để lại những tác
động tích cực đối với thuộc địa.
Đối với Philippines, những chính sách mà Mỹ thực hiện ở quần đảo này đã
góp phần phá vỡ từng mảng những quan hệ kinh tế lạc hậu vốn đã tồn tại lâu đời ở
đây, chấm dứt tình trạng chia cắt, cát cứ ở các địa phương và kìm chế quyền lực của
các tiểu vương phong kiến, phần nào hạn chế được tàn tích của chế độ phong kiến,
góp phần đưa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Philippines. Tuy rằng, các
phương thức sản xuất tiên tiến không được Mỹ áp dụng nhiều vào nền kinh tế
Philippines nhưng đã tạo nên một số thay đổi tích cực cho nền kinh tế thuộc địa. Hệ

58
thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhiều hơn với các công trình như nhà ga,
bến cảng, đường sá, cầu cống.v.v.
Trong nông nghiệp, nền kinh tế tự cấp tự túc tồn tại trong suốt 3 thế kỷ dưới
thời thuộc địa của Tây Ban Nha đã có sự chuyển biến quan trọng chỉ trong vài thập
kỷ dưới sự cai trị của Mỹ. Quan hệ sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập
vào các thành phần kinh tế nông nghiệp, biến nền nông nghiệp Philippines từ chỗ
mang đậm nét phong kiến sang nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa. Sự xuất hiện của
các đồn điền, cùng với phương thức bóc lột của tư bản và địa chủ bằng cách thuê
nhân công và trả lương cho họ, xã hội Philippines đã xuất hiện thêm một tầng lớp
mới – tầng lớp công nhân nông nghiệp. Về mặt khách quan, việc xuất hiện thêm
những giai tầng mới tạo ra những biến đổi to lớn về mặt xã hội và chính trị. Giai cấp
công nhân ngày càng đông đảo về số lượng và chất lượng. Đây là lực lượng xã hội
mới, tiến bộ, mang trong mình sứ mệnh lịch sử đối với dân tộc trong tương lai.
Việc xuất hiện quan hệ tiền hàng ở nông thôn cộng với việc đưa các sản
phẩm nông nghiệp của nông dân Philippines vào nền thương nghiệp thế giới đã thúc
đẩy quá trình phân hóa các tầng lớp nông dân. Những người nông dân làm ruộng
trên những mảnh ruộng nhỏ bé không nuôi sống được gia đình họ nếu họ không
kiếm việc làm thêm, phương thức lĩnh canh và phong trào di dân ở nông thôn góp
phần đẩy nhanh quá trình phân hóa giai cấp nông dân. Một bộ phận lớn nông dân bị
mất ruộng đất đi vào làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ trở thành công nhân. Vì
điều kiện làm việc tập trung với số lượng lớn nên giai cấp công nhân Philippines
sớm trưởng thành về ý thức hệ. Trong cuộc cách mạng 1898, vì số lượng ít, lạc hậu
về chính trị, ý thức giai cấp chưa đầy đủ nên giai cấp công nhân Philippines chưa
thể đóng vai trò độc lập trong cuộc cách mạng. Dưới thời cai trị của Mỹ, giai cấp
công nhân Philippines có điều kiện để phát triển ý thức của giai cấp mình. Họ đóng
vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng tiến bộ vào phong trào công nhân
trong nước.

59
Về thương mại, nếu như quan hệ ngoại thương dưới thời còn là thuộc địa của
Tây Ban Nha là quan hệ ép buộc, nghĩa là chính quyền Tây Ban Nha ép nhân dân
thuộc địa phải mua những mặt hàng ế thừa từ chính quốc. Còn chính quốc sẽ mua
những mặt hàng mà họ không tự sản xuất được ở thuộc địa với giá rẻ hơn rất nhiều
so với giá trị thực của nó. Điều này gây ra những mâu thuẫn không thể điều hoà
được của nhân dân trên đảo với chính quyền thực dân đô hộ. Đến thời Mỹ, với
chính sách tự do thương mại, hàng hoá của Philippines có thể dễ dàng xuất khẩu
sang Mỹ. Tuy vẫn ở địa vị phụ thuộc, nhưng thuộc địa Philippines đã dần trở thành
―đối tác‖ của Mỹ, có thể nói : nếu như khi còn là thuộc địa của Tây Ban Nha,
Philippines chỉ được biết đến như là ― kho chứa đạn dược và kho hàng bán sỉ ‖ [76;
tr.144], thì khi là thuộc địa của Mỹ ―Philippines trở thành một đối tác quan trọng
trong nền kinh tế của Mỹ ‖ [35; tr.9]. Tuy nhiên, với các loại hàng hoá nhập khẩu từ
các nước khác thì sẽ có những hạn ngạch riêng, tất nhiên là thuế hàng hoá của các
nước khác khi muốn nhập khẩu vào Philippines sẽ cao hơn hàng hoá của Mỹ.
Nhìn chung, trên một vài khía cạnh, chính sách kinh tế mà Mỹ thực hiện ở
Philippines làm cho nền kinh tế Philippines phát triển, hội nhập mạnh mẽ hơn với
xu thế phát triển của thời đại. Có thể nói, Philippines chịu ảnh hưởng của Mỹ không
chỉ trên phương diện kinh tế mà trên tất cả các lĩnh vực, văn hóa, xã hội ―Ở
Philippines, từ vựng về chính trị, việc bầu cử, hệ thống chính trị, đảng phái, luật
pháp, các học thuyết về lập pháp, những lí thuyết về quản lí hành chính đều phản
ánh một nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Trong một thời gian dài các nguồn thương mại, tài
chính, đầu tư cũng vậy. Những khoa học kỹ thuật mà chỉ đến khi Mỹ vào thì
Philippines mới có điều kiện tiếp xúc. Ngoài ra, còn có ngôn ngữ, tư tưởng về giáo
dục, việc quản lý giáo dục, tiền tệ, các mặt hàng công nghiệp và mặt lối sống Mỹ.
Thậm chí đến cả báo chí, các mốt ăn mặc, hàng tiêu dùng…tất cả đều chịu ảnh
hưởng của Mỹ‖ [45; tr.85]. Dường như, một bộ phận người Philippines cảm thấy sự
cai trị của Mỹ giống như sự ―bảo hộ‖ cho đất nước họ. Bởi vậy, phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở Philippines thực tế không diễn ra mạnh mẽ như ở các

60
quốc gia Đông Nam Á khác. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ người Philippines,
chủ yếu là giai cấp tư sản, tiểu tư sản luôn mong muốn được duy trì sự ―bảo hộ‖ từ
Mỹ.
3.2.1.2 . Tác động tiêu cực
Philippines là thuộc địa của một trong những cường quốc trong thế giới tư
bản, nhưng Mỹ không đầu tư nhiều vào thuộc địa này, bởi mục đích của Mỹ là
muốn biến nơi đây thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công và là nơi tiêu thụ
hàng hoá ế thừa của chính quốc. Tư bản Mỹ chỉ đầu tư, khuyến khích phát triển một
số ngành, lĩnh vực có lợi cho Mỹ như trồng các loại cây công nghiệp phục vụ cho
xuất khẩu, lập các đồn điền. Khi thị trường thế giới yêu cầu thì Mỹ mới cho xây
dựng một số cơ sở chế biến nông sản. ―Năm 1914 những khoản đầu tư lẻ tẻ của
Mỹ ở Philippines gộp vào gần đến 64 triệu USD…Những vốn liếng này phần lớn
được đầu tư vào các xí nghiệp sơ chế nguyên liệu có giá trị kinh tế xuất khẩu (nhà
máy đường và ép dầu), vào những xí nghiệp thương nghiệp bán buôn” [36; tr.33].
Chính sách đó của Mỹ khiến cho nền kinh tế Philippines phát triển một cách thiếu
cân đối.
Với vị trí là nước thuộc địa, nền kinh tế Philippines bị phụ thuộc hoàn toàn
vào Mỹ. Khủng hoảng là căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tư bản, khi ―chính
quốc‖ bị khủng hoảng thì thuộc địa không những bị ảnh hưởng, mà là nơi chủ nghĩa
đế quốc trút gánh nặng khủng hoảng. Sau cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, ở
Philippines, nạn thất nghiệp trở thành nỗi ám ảnh nghiêm trọng đối với cuộc sống
nhân dân, trong suốt những năm chiến tranh, ở Philippines có tới hơn một vạn người
thất nghiệp thường xuyên, đa số những người thất nghiệp là công nhân nông nghiệp.
Để tồn tại, họ phải đổ dồn lên các thành phố để tìm kiếm việc làm. Nơi mà người
thất nghiệp đổ xô đến chính là thủ đô Manila làm cho số người thất nghiệp ở thành
phố này trong những năm 1935 – 1939 tăng lên tới 25 lần so với trước.
Trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ Hai, mức sống của giai cấp
công nhân Philippines rất thấp kém “ Ở Manila hơn 20 nghìn gia đình (nghĩa là

61
gần 50 nghìn người trong thành phố với số dân 620 nghìn người) sống ở mức bần
cùng” [38; tr230]. Cuộc sống của họ rất khổ cực, mức sống tối thiểu không được
đáp ứng. Họ phải sống trong các túp lều ẩm thấp, nạn đói, bệnh tật luôn rình rập.
Ngoài ra, họ còn phải chịu đựng nhiều mặt trái của nền công nghiệp đó là ô nhiễm
môi trường, bệnh tật ― người nghèo khổ vẫn đành phải uống chính dòng nước hôi
thối mà ông cha anh ta đã từng uống trước đây bao thế kỷ. Bệnh sốt rét, bệnh kiết
lị, bệnh lao phổi vẫn đe dọa anh ta và gia đình anh ta từ bất kì góc tối nào‖ [355;
tr.230].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong
kiến lỗi thời, lạc hậu từ thời Tây Ban Nha. Những tàn tích phong kiến ở nông thôn,
những phương pháp bóc lột, cổ hủ vẫn được áp dụng đối với nông dân và công nhân
nông nghiệp, sau đó còn được áp dụng với cả thợ thủ công trong làng và trong
những xí nghiệp khai thác mỏ.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có xuất hiện trong nông nghiệp nhưng còn
yếu ớt, ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, người nông dân bị mất ruộng đất trở thành
người phá sản, phải đi làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ. Vai trò của
địa chủ ngày càng lớn còn người nông dân, tá điền thì ngày càng khổ cực, bần cùng.
Điều này làm cho mâu thuẫn giữa các giai tầng trong lòng xã hội Philippines ngày
càng sâu sắc, phong trào đấu tranh giai cấp diễn ra ngày càng nhiều gây nên những
bất ổn trong lòng xã hội Philippines.
Công nghiệp Philippines cũng phát triển một cách chậm chạp do những năm
đầu của thời kỳ 1898 - 1946, Mỹ chỉ đầu tư vào các ngành công nghiệp không ảnh
hưởng gì đến công nghiệp chính quốc “Công nghiệp khai mỏ hoàn toàn không có,
mặc dù Philippines có rất nhiều khoáng sản. Các nguồn năng lượng có công suất
lớn hoàn toàn không được sử dụng” [23; tr.10]. Tư bản Mỹ chỉ cho phát triển ở
Philippines những ngành công nghiệp thu được nhiều lợi nhuận do nhu cầu của thị
trường thế giới, Philippines xuất khẩu rất nhiều mặt hàng phục vụ cho nền công,
nông nghiệp Mỹ và nhập khẩu những hàng hoá ế thừa từ Mỹ. Những hàng hóa mà

62
Mỹ nhập vào Philippines hoàn toàn không bị đánh thuế, hoặc nếu có thì cũng rất ít.
Bởi vậy, hàng hoá công nghiệp từ chính quốc tràn sang rất nhiều, làm cho các ngành
sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp không thể phát triển được, đã có rất nhiều
các xưởng thủ công nghiệp phá sản. Điều đó nói lên rằng, dưới thời thuộc Mỹ, công
nghiệp Philippines phát triển phiến diện, nội thương trì trệ, còn ngoại thương thì
phát triển mạnh hơn và phụ thuộc hoàn toàn vào tư bản nước ngoài.
Chính sách ngoại thương của Mỹ làm cho Philippines ngày càng phụ thuộc
vào tư bản Mỹ, những hàng hóa thiết yếu ở Philippines đều được đưa từ Mỹ sang
“Năm 1916 nhập khẩu của Philippines gồm 32% lương thực, thực phẩm, 27% là
hàng dệt, 9% là hàng kim loại [36; tr.33], điều này làm cho các sản phẩm công
nghiệp ở Philippines không có hoặc có rất ít cơ hội phát triển.
Tóm lại, dưới thời thuộc Mỹ, tình hình kinh tế Philippines có được cải thiện
về chính sách đầu tư, thị trường sản xuất và xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
Nhưng, những chính sách khai thác thuộc địa của Mỹ đã làm cho Philippines về cơ
bản vẫn là một nền kinh tế mang tính chất nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Đặc biệt,
trong sản xuất nông nghiệp, tính chất phong kiến càng nặng nề, giới chủ đất chủ yếu
sử dụng phương pháp phát canh thu tô, với hình thức ―cấy rẽ‖ thì người nông dân
bị phụ thuộc hoàn toàn vào giới chủ. Trong sản xuất công nghiệp, vấn đề cải tiến và
áp dụng kỹ thuật mới không được Mỹ chú trọng. Sau khi được trao trả độc lập, kinh
tế Philippines vẫn phụ thuộc vào Mỹ. Trong khi hơn 70% dân số sống bằng nghề
nông nhưng diện tích trồng lúa chỉ có 38% diện tích canh tác còn lại là diện tích
trồng cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Đa số đất đai nằm trong tay giới địa chủ,
tư sản, nhà thờ Cơ đốc và các công ty tư bản Mỹ. Ngành công nghiệp khai thác nằm
trong tay tư bản Mỹ hoặc do tư bản Mỹ đầu tư. Về cơ bản kinh tế Philippines sau
năm 1946 vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ, điều này làm cho kinh tế
Philippines lệ thuộc nhiều vào Mỹ.
3.2.2.Tác động đối với Mỹ
3.2.2.1. Tác động tích cực

63
Chính sách kinh tế mà Mỹ áp dụng ở Philippines đã đem về cho Mỹ những
lợi nhuận to lớn trong khi những khoản tiền đầu tư cho thuộc địa lại khá nhỏ giọt.
Đối với các nhà kinh doanh Mỹ, việc có một thuộc địa giàu tài nguyên như
Philippines là cơ hội để họ kiếm tiền. Lợi nhuận kiếm được từ việc kinh doanh rất
lớn, việc một người Mỹ bình thường trở thành triệu phú trong một thời gian ngắn
không phải là hiếm “ Nhà triệu phú Gay-xec-man (Jay cep man) đã tới quần đảo
năm 1898 là một thượng sỹ bình thường của trung đoàn lính tình nguyện Kan – zắc,
Hô – zắc Pôn trong vòng 30 năm đã biến từ một người ghi tốc kí trở thành một chủ
nhà buôn với vòng quay hàng năm là 15 triệu USD” [36; tr.214], “Ví dụ có thể tính
được một nhà doanh nghiệp năm 1912 – 1915 đã đặt ra 5 nghìn pê – xô vào cổ
phiếu “Ban – get Con – xô – li – đey – tet Mai”, trước năm 1935 đã thu được 1
triệu pê – xô là lãi cổ phiếu, còn giá thị trường cổ phiếu của anh ta còn tăng kì lạ
nữa” [36; tr.214 – 215].
Philippines trong thời kỳ ―tự trị‖ vẫn là nơi cung cấp nguyên liệu cho Mỹ, tư
bản Mỹ vẫn tiếp tục đầu tư vào các ngành có lợi cho họ, đặc biệt những năm chiến
tranh thì nhu cầu về đường, sợi gai và thuốc lá tăng lên. Tư bản Mỹ nhập khẩu các
mặt hàng này dưới dạng nguyên liệu chưa được chế biến với giá rất rẻ. Còn vấn đề
buôn bán trong nước thì hầu như không được chú trọng chính vì vậy vai trò của tư
bản Mỹ luôn chiếm ưu thế so với tư bản trong nước.
Về tài chính, vào năm 1903, Mỹ đặt ra quy định về giá của đồng peso, theo
quy định này thì 1 peso sẽ đổi được 0,5 USD. Với cách quy định như vậy đã quy
định giá quy đổi của đồng peso với đồng đô la là 2:1, nhưng thực thế giá trị của
đồng peso còn thấp hơn rất nhiều. Điều này làm cho sự lệ thuộc của nền kinh tế
Philippines vào đồng USD ngày một lớn hơn, tỷ lệ quy đổi này hoàn toàn có lợi cho
hàng hoá Mỹ khi nhập khẩu vào Philippines khiến cho nền kinh tế nước này bị đồng
USD khống chế .
Khi còn chiếm đóng Philippines, Tây Ban Nha cũng đề ra nhiều chính sách
thuế khoá có lợi cho mình như việc miễn thuế đối với hàng hoá từ Tây Ban Nha
sang Philippines và đối với tàu buôn Tây Ban Nha khi nhập khẩu hàng hoá từ

64
Philippines về nước. Song, do sự lạc hậu, yếu kém của một nền kinh tế đang ngày
càng đi xuống, Tây Ban Nha đã không thể kiểm soát được thuộc địa của mình mà để
cho tư bản các nước Anh, Pháp, Mỹ…qua mặt. Đến thời Mỹ, cũng vẫn những chính
sách độc chiếm thị trường như thời Tây Ban Nha, nhưng với nền kinh tế phát triển
mạnh của một đế quốc trẻ đã khiến cho tư bản các nước khác bị đánh bật khỏi thuộc
địa này. Mỹ vươn lên độc chiếm thị trường thuộc địa Philippines, biến nơi đây thành
thị trường cung cấp nguyên liệu và nguồn nhân công giá rẻ cho chính quốc. Và
Philippines cũng trở thành nơi tiêu thụ những nguồn hàng hoá dư thừa từ chính
quốc. Câu hỏi đặt ra là tại sao với cùng một phương thức bóc lột, cùng một thuộc
địa mà hai nước thực dân khác nhau lại thu được hai kết quả ngược nhau như vậy.
Câu trả lời có lẽ bởi sự tụt hậu của nền kinh tế Tây Ban Nha cùng với việc áp dụng
phương thức bóc lột phong kiến là chủ yếu khiến cho nền kinh tế nước này phụ
thuộc vào thuộc địa, không khai thác hết tiềm năng từ thuộc địa. Còn Mỹ đã khéo
léo kết hợp 2 phương thức bóc lột phong kiến và tư bản nên kết quả thu được hoàn
toàn ưu việt hơn. Và có lẽ lịch sử Mỹ giai đoạn thuộc địa cũng để lại những kinh
nghiệm quý báu, ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách này.
3.2.2.2. Tác động tiêu cực
Khi chinh phục Philippines, Mỹ đứng trước thử thách lớn trong việc lựa chọn
chính sách đối với thuộc địa này. Trước hết là sự phản đối của nhân dân Mỹ trước
tham vọng bành trướng của chính giới Mỹ. Đại đa số nhân dân lao động Mỹ, trí thức
và một số đại biểu trong Quốc hội, Chính phủ, quân đội và một số nhà doanh nghiệp
cho rằng nước Mỹ không nên theo đuổi chính sách xâm lược vì Mỹ giàu mạnh, có
thể tự phát triển mà không cần đến thuộc địa. Mỹ phải biết tôn trọng quyền sống,
quyền tự do của các dân tộc khác. Xâm lược nước khác là việc làm không những
chà đạp lên giá trị tự do mà chính nước Mỹ đã nêu ra và còn vi phạm Hiến pháp
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ… Cụ thể, cộng đồng kinh doanh Mỹ chống lại chiến tranh
với Tây Ban Nha tại Cu Ba vì cuộc chiến tranh đó ảnh hưởng đến đầu tư, thương
mại và làm mất túi tiền của họ tại hòn đảo có công nghiệp đường quan trọng. Hay

65
việc Thượng nghị sĩ Carl Shurz – đại diện bang Missouri, cho rằng việc sáp nhập
Philippines là vi phạm nguyên tắc cơ bản của người Mỹ về ―quyền công bằng và
tự do‖ [14; tr.48 – 49]. Tiếp theo là sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Philippines
đòi độc lập dân tộc, khiến Mỹ gặp nhiều khó khăn trong công cuộc bình định. Hơn
nữa, trong suốt gần 3 thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, những
tàn dư của nước thực dân này để lại còn khá nặng nề, mang nặng tư tưởng phong
kiến, sẽ khó khăn cho Mỹ trong việc áp dụng chính sách cai trị mới ở thuộc địa này.
Đối với hai bán đảo ở phía nam Philippines là Sulu và Mindanao nơi sinh
sống của người Moro theo đạo Hồi, Mỹ gặp khó khăn khi thiết lập ách cai trị của
mình tại đây “người dân xứ đảo này cũng chưa bao giờ xem họ bị người phương
Tây thống trị, do đó họ coi thường sự có mặt của người Mỹ đến bình định khu vực
này” [33; tr.187]. Người Mỹ thật sự gặp khó khăn trong việc thiết lập quyền cai trị
tại hai đảo này, mặc dù trên giấy tờ đây là phần lãnh thổ thuộc quyền quản lý, ảnh
hưởng của Mỹ. Song thực tế, chính quyền tại đây đều do phong kiến người Hồi giáo
quản lý và cư dân trong vùng nằm ngoài vùng ảnh hưởng của pháp luật cai trị của
Mỹ.
Trong những năm 1898 - 1946, Mỹ phải đối diện với phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc của nhân dân Philippines đang ngày càng lên cao và trào lưu dân
chủ trên thế giới. Đặc biệt vào những năm 1930, dưới sức ép của các phong trào
này, Mỹ buộc phải nới lỏng quyền kiểm soát của mình ở Philippines và trao quyền
tự trị rộng rãi hơn cho họ. Năm 1934, Mỹ buộc phải ký Đạo luật Tydings – Mc
Duffies, cho phép thành lập Liên bang Philippines, sau đó năm 1935, Hiến pháp
Philippines tự trị được tổng thống Mỹ phê chuẩn.
Trong quá trình cai trị Philippines, Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
cạnh tranh với các thương nhân người Hoa, vốn đã hoạt động lâu đời trên quần đảo
này. Hoạt động kinh doanh trên quần đảo này từ sớm lại nắm giữ trong tay số vốn
rất lớn nên các doanh nhân người Hoa kiểm soát các hoạt động thương nghiệp nhỏ
lẻ và là chủ thầu thu mua sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của nông dân. “Năm

66
1939, vốn của những người Hoa ở đây nâng tới 100 triệu USD. Những người Trung
Quốc kiểm soát 50% thương nghiệp bán lẻ, hơn nữa trong tay họ có hơn 80% các
quán nhỏ Xa – ri Xa – ri, rải khắp đất nước…Tư bản Trung Quốc cũng giữ vai trò
đáng kể ngay cả trong những xí nghiệp xay xát lúa, kiểm soát hơn ba phần tư các xí
nghiệp xay xát” [36; tr.214]. Tư bản Mỹ không thể qua mặt được các thương nhân
người Hoa ở đây nên đành có thái độ khéo léo để họ trở thành bạn hàng, để bảo vệ
quyền lợi của mình trên quần đảo này.
3.2.3. Tác động đối với quan hệ Mỹ - Philippines
Chính sách cai trị về kinh tế của Mỹ ở Philipines thực hiện trong thời gian từ
năm 1898 đến 1946 làm cho kinh tế Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Phụ
thuộc về kinh tế dẫn đến phụ thuộc về chính trị và mọi lĩnh vực. Mối quan hệ Mỹ -
Philippines thời kỳ này là quan hệ chính quốc - thuộc địa. Thuộc địa Philippines
cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu, nguồn nhân công giá rẻ và là nơi tiêu thụ sản
phẩm của nền công nghiệp Mỹ.
Nhằm biến Philippines thành nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc, Mỹ
đã khuyến khích nhân dân Philippines trồng các loại cây công nghiệp cần thiết cho
nền công nghiệp Mỹ, còn các loại cây lương thực phục vụ đời sống của nhân dân thì
không được chú ý đến. Các mặt hàng của Philippines như cùi dừa, cây thuốc lá, sợi
gai, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ…được thương nhân Mỹ đặc biệt ưa chuộng và
thu được lợi nhuận cao. Các sản phẩm hàng tiêu dùng như: hàng may mặc, dệt,
thuốc lá, cá hộp…là những mặt hàng dư thừa của nền công nghiệp Mỹ được các
thương nhân Mỹ chuyên chở sang thuộc địa bán với giá rất cao. Trong khi đó, các
mặt hàng khác với giá rẻ hơn lại không đến được với người dân bản xứ do chính
sách độc chiếm thị trường của Mỹ. Việc trao đổi hàng hóa không công bằng, bằng
cách đặt giá độc quyền cao cho hàng hóa chính quốc và đặt giá độc quyền thấp cho
hàng hóa thuộc địa giúp Mỹ thu được lợi nhuận cao.
Chính sách đồn điền của Mỹ khiến cho hầu hết nông dân bị mất ruộng đất,
một bộ phận nhỏ trở thành nông dân lĩnh canh, còn hầu hết trở thành công nhân
nông nghiệp hoặc công nhân làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ và được trả đồng

67
lương ít ỏi trong khi phải làm việc nhiều giờ. Ngoài ra, nông dân còn phải gánh vác
nghĩa vụ tô, thuế, phu phen, tạp dịch nặng nề, còn công nhân thì thường xuyên phải
đối mặt với đòn roi, cúp phạt, thậm chí họ phải nhận lương bằng chính những sản
phẩm mà họ làm ra với giá cao hơn gấp nhiều lần bên ngoài. Mối quan hệ chính
quốc - thuộc địa trong suốt thời kỳ 1898 – 1946 đã ràng buộc nền kinh tế
Philippines phụ thuộc hoàn toàn vào chính quốc. Thuộc địa Philippines là nơi cung
cấp nguyên liệu, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là nơi chính quốc trút gánh nặng
rủi ro sau các cuộc khủng hoảng.
Sau ngày Mỹ trao trả độc lập cho Philippines (4/7/1946), mối quan hệ giữa
hai nước là đồng minh. Song, Mỹ vẫn đưa ra những ràng buộc về chính trị, kinh tế
và quân sự đối với Philippines. Cụ thể, về chính trị, Mỹ thiết lập ở Philippines một
chính phủ thân Mỹ, theo mô hình chính trị của Mỹ - thể chế Cộng hòa Tổng thống,
do Manuel A. Roxas làm Tổng thống. Ngay sau khi nhận chức, Tổng thống Roxas
đã ký với Mỹ Hiệp ước chung Mỹ - Philippines. Trong đó, điều I của Hiệp ước quy
định ―Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đồng ý từ bỏ tất cả các quyền sở hữu, giám sát,
kiểm soát chủ quyền hiện tại ở quần đảo Philippines ngoại trừ một số quyền liên
quan bằng cách thỏa thuận với Cộng hòa Philippines về mục đích bảo vệ cho Mỹ và
Cộng hòa Philippines‖ 6. Thực chất của điều khoản này là nhằm đảm bảo cho người
Mỹ có mặt ở Philippines sau khi tuyên bố trả độc lập cho nước này.
Về kinh tế, Mỹ yêu cầu Philippines phải sửa đổi Hiến pháp, quy định người
Mỹ có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Philippines như người Philippines.
Mỹ quy định tỉ giá đồng peso, các vị trí then chốt trong kinh tế Philippines vẫn do
Mỹ nắm giữ. Mỹ thông qua đạo luật bồi thường chiến tranh, theo đó Philippines sẽ
nhận được khoảng 500 triệu USD nếu chấp nhận các điều trên. Kinh tế Philippines
chịu nhiều tổn thất và phụ thuộc chặt chẽ vào Mỹ.

6 Xem thêm ―Treaty of General Relations Between the United States of America and
the Republic of the Philippines Signed at Manila, on 4 July 1946‖, Treaty Series – Treaties and
international agreements registered or filed and recorded with the Secretariat of the United
Nations, United Nations, pp.4.

68
Về quân sự, trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Philippines đóng vai trò quan
trọng trong việc đánh bại phát xít Nhật. Trong Chiến tranh Lạnh, Philippines được
ví như ―những tàu sân bay không chìm‖ của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Khi Mỹ thực hiện chính chiến lược ―ngăn chặn cộng sản‖, ―bảo vệ thế
giới tự do‖ với thuyết Domino của Tổng thống Eisenhower thì Philippines đóng một
vai trò là căn cứ quân sự quan trọng. Với mục tiêu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản,
tháng 9/1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) được thành lập tại thủ đô
Manila, Philippines cũng trở thành thành viên của tổ chức này. Trước năm 1967, ở
Philippines có tới 23 căn cứ quân sự của Mỹ trong đó có hai căn cứ lớn, quan trọng
là căn cứ không quân Clark Field và căn cứ hải quân Vịnh Subic. Chính phủ
Philippines không chỉ ủng hộ Mỹ bằng tinh thần, lời nói mà còn bằng những việc
làm cụ thể. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), quân đội Philippines
đã sang giúp Mỹ. Họ cũng có mặt ở Lào những năm 1960 – 1961 và ở chiến trường
Việt Nam những năm 1966 - 1969.
Sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, Mỹ đã rút hết lực lượng của mình ở Khu
vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, những năm gần đây, ―sự trỗi dậy mạnh mẽ‖ của
Trung Quốc đe dọa đến quyền lợi của Mỹ tại khu vực châu Á. Trước tình hình đó,
Mỹ đã đưa ra những sách lược nhằm đối phó với Trung Quốc mà trọng tâm là chiến
lược ―trở lại châu Á‖ được đề ra trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.
Philippines lại một lần nữa đóng vai trò quan trọng trong chiến lược ―trở lại châu
Á‖ của Mỹ, điều đó được thể hiện qua các Hiệp định hợp tác tăng cường quốc phòng
giữa hai nước được ký kết giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Philippines
Benigno Aquino trong thời gian gần đây. Trong đó có điều khoản cho phép Mỹ tăng
cường sự hiện diện quân sự tại Philippines có thời hạn trong vòng 10 năm 7. Mối
quan hệ đồng minh giữa hai nước này hứa hẹn sẽ còn kéo dài trong tương lai.
3.3. So sánh chế độ cai trị của Mỹ với Tây Ban Nha và các nƣớc thực

7 Xem thêm tại : https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2014/04/28/fact-sheet-


united-statesphilippines-bilateral-relations , truy cập ngày 30/07/2015.

69
dân khác
Về mục tiêu: Cũng giống như Tây Ban Nha và các thực dân khác, Mỹ muốn
biến quần đảo Philippines thành thị trường riêng với các chính sách ưu đãi cho hàng
hóa, tàu bè Mỹ nhập nguyên liệu từ Philippines. Đồng thời, Philipines là nơi tiêu thụ
hàng hóa dư thừa từ chính quốc. Trong thời gian cai trị Philippines, Tây Ban Nha
không kiểm soát được hoạt động ngoại thương, bởi Tây Ban Nha không có nhiều
hàng hóa để tiêu thụ ở thuộc địa và cũng không có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu
do sự phát triển chậm chạp của nền sản xuất trong nước. Còn Mỹ, cùng với chính
sách đó, nhưng đã thật sự mang lại hiệu quả, khi Mỹ đạt địa vị thống trị về mặt
ngoại thương.
Các chính sách về chính trị, văn hóa, giao thông vận tải…đều nhằm phục vụ
cho mục đích kinh tế, phục vụ lợi ích của các nước thống trị khiến kinh tế thuộc địa
phụ thuộc vào chính quốc. Ở Philippines, cả Tây Ban Nha và Mỹ cùng theo đuổi
mục tiêu này, nhưng so với Tây Ban Nha, Mỹ có sự thành công hơn. Tây Ban Nha
thực thi chính sách ép buộc nông dân trồng các loại cây phục vụ cho xuất khẩu,
nhưng nông dân Philippines vẫn có thể tự túc lương thực và có một phần để xuất
khẩu. Đến thời Mỹ, với chính sách cưỡng bức trồng trọt, ép nông dân trồng các loại
cây có lợi cho nền kinh tế Mỹ, diện tích trồng các loại cây phục vụ xuất khẩu tăng
lên nhanh chóng, trong khi cây lương thực giảm. Nền nông nghiệp Philippines phụ
thuộc hoàn toàn vào Mỹ, đời sống người nông dân khổ cực, bị mất tư liệu sản xuất,
đói kém triền miên.
Về phương thức, việc Mỹ sử dụng đồng thời phương thức bóc lột phong kiến
và tư bản chủ nghĩa, đã đem lại cho các tập đoàn lũng đoạn Mỹ những lợi nhuận
khổng lồ. Thuộc địa Philippines trở thành nơi cung cấp nguyên liệu cho nền công,
nông nghiệp chính quốc và là nơi tiêu thụ nguồn hàng hóa dư thừa từ Mỹ. Các nước
Anh, Pháp, Hà Lan cũng áp dụng các phương thức này, nhưng về cơ bản sự phát
triển vượt bậc về kinh tế của Mỹ là nguyên nhân giải thích những Tây Ban Nha,
cũng từng áp dụng phương pháp bóc lột phong kiến song, chính sự phát triển trì trệ

70
của nền công thương nghiệp Tây Ban Nha đã khiến nguồn lợi thu được từ thuộc địa
ít dần, thậm chí thuộc địa còn trở thành gánh nặng cho triều đình.
Về mặt tự do hóa thương mại, giai đoạn đầu Mỹ thực hiện chính sách mở
của, tự do hóa thương mại ở Philippines, chính sách này khiến Mỹ bị Anh qua mặt.
Thương nhân Mỹ chưa có ảnh hưởng nhiều đối với thương mại ở Philippines trong
khi người Anh đã ghi dấu ấn đậm nét ở thuộc địa này. Từ sau năm 1909, Mỹ bắt đầu
đưa ra các đạo luật quy định thuế đối với các mặt hàng của thương nhân nước ngoài
vào buôn bán ở Philippines, nhằm độc chiếm thị trường thuộc địa. Chính sách mở
cửa được người Anh thực hiện trong suốt quá trình cai trị thuộc địa Mã Lai, Miến
Điện, chế độ miễn thuế, chào đón tàu buôn dưới mọi sắc cờ. ― Chính sách thương
mại mở cửa, không chỉ bao gồm tự do buôn bán, mà còn được mở rộng đến hầu hết
các mặt của đời sống xã hội. Mỗi cá thể, thành viên trong xã hội được tự do lựa
chọn, theo đuổi một cách tương đối những sở thích kinh doanh của trong khuôn khổ
mà pháp luật thuộc địa cho phép‖ [ 33; tr.205]. Trái ngược với chính sách tự do
thương mại thời kỳ đầu của Mỹ ở Philippines và của Anh ở Mã Lai và Miến Điện
thì Hà Lan ở Indonesia và Pháp ở Đông Dương lại thực hiện chính sách độc quyền
thương mại bằng cách đánh thuế cao đối với các mặt hàng của thương nhân các
nước khác.
Điểm khác biệt trong chính sách cai trị của Mỹ với Anh, Pháp là ― Nếu như
việc bóc lột thuộc địa của thực dân Anh và Pháp đem lại nguồn lợi rất lớn cho cả
hai nhưng lại làm cho nền kinh tế của các nước này ngày càng phát triển thụ động,
mang tính chất ăn bám và mất tính cạnh tranh‖ [7; tr.327]. Mỹ thì ngược lại, Mỹ
không bị lệ thuộc vào thuộc địa của mình mà dựa vào nguồn nguyên liệu và nhân
công rẻ mạt ở thuộc địa để phát triển năng động. Điều đó cho thấy ưu điểm vượt trội
của chính sách khai thác thuộc địa kiểu mới của Mỹ so với chính sách thực dân kiểu
cũ của Anh và Pháp.
Về mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, hầu hết chính sách đầu tư của các nước thực
dân ở Đông Nam Á đều tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế

71
biến, vào hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thành lập các ngân hàng…
để phục vụ cho công cuộc khai thác tài nguyên từ thuộc địa. Tuy mức độ đầu tư có
thể nhiều ít khác nhau, nhưng đề giống nhau về mục đích khai thác kinh tế.
Có thể nói ― Tuy có sự khác nhau nào đó trong chính sách khai thác và bóc
lột thuộc địa (như mức độ mở cửa, tự do hóa thương mại, hình thức cung cấp tín
dụng, mức độ đầu tư hạ tầng.v.v..) nhưng mục tiêu kiếm lợi nhuận bằng các hình
thức thuế, tước đoạt ruộng đất của người nông dân và bắt họ trồng các loại cây để
xuất khẩu, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng tối
thiểu như cầu cống, đường xá, sử dụng nguồn vốn và công nghệ hiện đại để chèn
ép, cạnh tranh với các đối thủ khác, trong đó có tư bản người bản địa là nét đặc
trưng trong chính sách kinh tế của phương Tây ở các nước Đông Nam Á thời thuộc
địa‖ [33; tr.205].
Về mối quan hệ sau khi độc lập: Sau khi trao trả độc lập cho Philippines vào
năm 1946, khái niệm thuộc địa – chính quốc không còn nhưng mối quan hệ giữa hai
nước vẫn rất đặc biệt. Philippines trở thành đồng minh truyền thống của Mỹ từ sau
chiến tranh thế giới thứ Hai. Cụ thể: hai nước đã ký hiệp định phòng thủ chung vào
năm 1951; Philippines ủng hộ các chính sách của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh;
Philippines đóng vai trò hỗ trợ Mỹ trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến
tranh Việt Nam. Philippines là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
(SEATO) tồn tại cho đến năm 1977. Sau khi chiến tranh chống khủng bố bắt đầu
năm 2001, Philippines cũng là một phần trong tổng liên minh hỗ trợ Mỹ tại Iraq 8.
Mỹ công nhận Philippines là đồng minh lớn phi NATO, vừa làm nghĩa vụ đối với
một đồng minh với Mỹ, vừa là hậu phương giúp Mỹ tham chiến chống lại các cuộc
xung đột trên khắp thế giới. Còn Mỹ giúp Philippines phát triển an ninh – quốc
phòng chống nội loạn, phát triển kinh tế, Philippines trở thành một quốc gia công
nghiệp mới, là đối tác lớn của Mỹ.

8 Xem thêm tại:


http://georgewbush-whitehouse.archives.gov/news/releases/2003/03/20030327-10.html truy
cập ngày 22/6/2015.

72
Khác với quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines, trong một thời gian dài,
mối quan hệ giữa Pháp với Việt Nam sau năm 1954 luôn ở hoàn cảnh tế nhị. Một
phần bởi mối quan hệ ―thù cũ bạn mới‖, hơn nữa, chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954 có tác động cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ
thuộc làm tan dã hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp. Cho đến năm 1993, hai nước
mới có những bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao song phương. Hiện nay, xu
thế hòa bình hợp tác giữa các nước trên thế giới được đẩy mạnh, quan hệ Pháp –
Việt cũng có xu hướng gia tăng hợp tác về các mặt kinh tế, chính trị.
Sau cuộc Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975), Mỹ đã cấm vận Việt Nam từ
năm 1975 đến năm 1994. Trong thời gian này, hai nước có cuộc đàm phán về việc
bình thường hóa quan hệ nhưng không thành. Đến năm 1993, Mỹ mới tuyên bố
không ngăn cấm các nước khác cho Việt Nam vay tiền trả nợ các tổ chức tài chính
quốc tế. Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt
Nam. Tháng 7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Việt Nam, gác lại quá khứ và mở ra một chương mới trong lịch sử
hai nước.
Tiểu kết chƣơng 3
Như vậy, chính sách kinh tế mà Mỹ thực hiện ở Philippines đã đem lại những
tác động hai mặt đến nền kinh tế của cả hai nước thuộc địa và chính quốc. Đối với
Philippines, những chính sách này đã làm cho nền kinh tế bị phụ thuộc hoàn toàn
vào Mỹ, nền kinh tế phát triển phiến diện, đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề xã
hội. Nhưng bên cạnh đó là những tác động tích cực đối với nền kinh tế Philippines
đồng thời cũng tác động đến sự lựa chọn con đường phát triển của Philippines sau
khi đất nước này được trao trả độc lập vào năm 1946. Đối với Mỹ, Philippines là
thuộc địa xa xôi ngoài châu Mỹ, nhưng Mỹ đã thu được nhiều thành quả từ thuộc
địa này, trước hết là nơi cung cấp nguyên liệu, nguồn nhân công giá rẻ, thứ hai là thị
trường tiêu thụ hàng hóa từ Mỹ, thứ ba là vị trí chiến lược của quần đảo này giúp
Mỹ tiến gần hơn đến ―tham vọng toàn cầu‖.

73
So với các nước thực dân cùng thời, chính sách thực dân mới mà Mỹ áp
dụng ở Philippines đã để lại những dấu ấn trên nhiều lĩnh vực. Việc Mỹ đầu tư tư
bản vào một số ngành ở Philippines làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sớm
phát triển trên quần đảo này. Hệ thống cơ sở hạ tầng của Philippines cũng được đầu
tư hơn so với một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Đây là những tiền đề
cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Philippines sau này. Những hiệp ước về
kinh tế, an ninh giữa Mỹ và Philippines được ký kết chứng tỏ hai nước vẫn giữ mối
quan hệ đặc biệt. Nhưng sự phụ thuộc đã giảm đi và thay vào đó là mối quan hệ hợp
tác đôi bên cùng có lợi. Điều này giúp Mỹ tiếp tục duy trì vai trò và ảnh hưởng nhất
định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

KẾT LUẬN
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra những kết luận sau:
1. Cuối thế kỷ XIX, Mỹ vươn lên vị trí đứng đầu trong thế giới tư
bản thì hệ thống thuộc địa trên thế giới về cơ bản đã được phân chia
xong. Nhu cầu về thị trường và ưu thế về kinh tế, quân sự đã thôi thúc
Mỹ phải nhanh chóng mở rộng khu vực ảnh hưởng để khẳng định vị thế
trong quan hệ quốc tế. Cùng với đó là mối lo ngại về thị trường ở khu
vực Đông Nam Á đang bị thu hẹp. Trong bối cảnh đó, Philippines –
thuộc địa của triều đình Tây Ban Nha đang trên đà suy yếu đã rơi vào
tầm ngắm của giới cầm quyền Mỹ. Sự lạc hậu, suy yếu của Tây Ban Nha,
phong trào cách mạng của nhân dân Philippines chống Tây Ban Nha diễn
ra mạnh mẽ, cùng sức mạnh của những vũ khí hiện đại từ phía Mỹ là

74
những nguyên nhân cơ bản giải thích thắng lợi của Mỹ trong cuộc chiến
tranh đế quốc đầu tiên giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1898. Sau khi bình
định được quần đảo Philippines, Mỹ tiến hành công cuộc khai thác thuộc
địa này.
2. Điểm khác biệt trong chính sách kinh tế của Mỹ ở Philippines
so với chính sách kinh tế của các nước thực dân cũ, tiêu biểu là của Tây
Ban Nha ở Philippines trước năm 1898, Pháp ở Đông Dương, và Hà Lan
ở Indonesia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thể hiện ở chỗ: Chủ nghĩa
thực dân cũ sử dụng hình thức bóc lột phong kiến là chủ yếu kết hợp với
việc du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cùng với đó là việc đưa
người trực tiếp sang cai trị thuộc địa, các chính sách kinh tế được đề ra
và áp đặt bởi hệ thống chính quyền thực dân. Sự khác biệt của chính sách
kinh tế của Mỹ ở Philippines là việc Mỹ vẫn ủng hộ những tàn dư phong
kiến và tiền phong kiến kết hợp với phương thức tư bản chủ nghĩa, Mỹ
đã biến Philippines thành thuộc địa kiểu mới đầu tiên tại Đông Nam Á.
Tại đây, có sự tham gia hạn chế của người Mỹ vào quân đội và bộ máy
chính quyền thuộc địa. Một chính phủ thân Mỹ được thành lập do chính
người Philippines quản lý, chính sách kinh tế dần được thực thi bởi chính
phủ này nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Mỹ.
3. Chính sách kinh tế của Tây Ban Nha ở Philippines trước đó và
chính sách kinh tế của một số nước thực dân cũ ở khu vực Đông Nam Á
đã làm cho thuộc địa của họ bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu,
nguồn nhân công giá rẻ và là nơi tiêu thụ hàng hóa dư thừa của ngành
công nghiệp chính quốc. Nền kinh tế thuộc địa phát triển phiến diện, mất
cân đối. Bên cạnh đó, kinh tế của các nước thực dân này phát triển đi
xuống, bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu từ thuộc địa, mất đi
sự phát triển năng động và cạnh tranh. Theo đó, nguồn đầu tư vào thuộc
địa bị hạn chế so với các nước phát triển như Anh, Mỹ. Tình trạng này
diễn ra phổ biến đối với Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan. Còn chính sách

75
kinh tế của Mỹ khiến cho nền kinh tế Philippines lệ thuộc vào nền kinh tế
Mỹ, những biến động dù nhỏ nhất ở chính quốc cũng ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nền kinh tế thuộc địa. Dưới tác động của việc thực thi chính sách
kinh tế của Mỹ, nền kinh tế Philippines tồn tại nhiều bất cập. Tuy nhiên,
chính sách kinh tế mà Mỹ áp dụng trên quần đảo này đã tạo nên những
nền tảng, cơ sở nhất định để nền kinh tế Philippines du nhập mạnh mẽ
hơn (so với thời thuộc Tây Ban Nha) vào xu hướng phát triển của thế
giới khi đó. Những di sản mà Mỹ để lại cho Philippines lớn hơn nhiều so
với các nước trong khu vực, đây là điều kiện thuận lợi giúp Philippines
phát triển kinh tế theo định hướng tư bản chủ nghĩa.
4. Sau khi Mỹ trao trả độc lập cho Philippines, hai nước vẫn giữ
―mối quan hệ đặc biệt‖. Với Mỹ, Philippines trở thành ―hạm đội thả
sẵn” [23; tr.28] trên bờ biển châu Á - Thái Bình Dương, là căn cứ quân
sự quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Á. Với Philippines, Mỹ là điểm
tựa vững chắc về an ninh, nguồn hỗ trợ về kinh tế để đất nước này tập
trung các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển, củng cố
và tăng cường vị thế trong các mối quan hệ quốc tế, trước hết là ở khu
vực Đông Nam Á.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
1. A. Gube (1933), Nước cộng hòa Philippin và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Tư liệu
khoa Sử, trường ĐH KHXH & NV – ĐHQGHN.

76
2. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Nxb Lửa
Thiêng, Sài Gòn.
3. Đinh Ngọc Bảo (1995), Một số vấn đề về lịch sử các quốc gia Đông Nam Á,
Nxb KHXH, Hà Nội.
4. Phan Trọng Báu (1983), Philippines và chủ nghĩa xã hội trước năm 1917,
Tài liệu nội bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
5. Beresine (1985), Philippin, một quần đảo ở ngã ba thời đại, Tài liệu nội bộ
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
6. Đỗ Thanh Bình (2010), Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỉ XX -
một cách tiếp cận mới, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
7. Cumachi Canêxabunô (1961), Chủ nghĩa thực dân mới, Nxb Sự Thật, Hà
Nội.
8. Nguyễn Tấn Chấn (1973), “Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Philippin năm 1898”, Nxb KHXH, Hà
Nội.
9. Cao Minh Chơng (1990), Cộng hòa Philippin, Tài liệu nội bộ Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á.
10. Cao Minh Chơng (1995), Một số nét về Philippines, Nxb KHXH, Hà Nội.
11. Cao Minh Chơng (1998), Cuộc chiến tranh Philippin – Mỹ (1899 – 1903),
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr 32 – 38.
12. Cao Minh Chơng (1998), Cuộc cách mạng Philippin (1896 – 1898) một trăm
năm sau nhìn lại, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1, tr 5 – 14.
13. Cao Minh Chơng, Lê Thanh Hương, Phạm Thị Vinh (2001), Tìm hiểu lịch sử
văn hóa Philippin, Nxb KHXH, Hà Nội.
14. Cao Minh Chơng (2008), Lịch sử Philippin, Tài liệu nội bộ Viện nghiên cứu
Đông Nam Á.
15. Đặng Văn Chương (2011), Chính sách hạn chế thương mại của Tây Ban Nha
ở thuộc địa Philippin (1593 – 1834), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1,
tr 27 – 33.

77
16. Clive J.Christie (2000), Lịch sử Đông Nam Á hiện đại, Nxb Chính trị quốc
gia Hà Nội.
17. Nguyễn Trọng Định (2009), Philippines trên con đường phát triển, Tài liệu
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
18. Minh Đức (1999), Cuộc cách mạng Philippin (1896 – 1898), ý nghĩa và bài
học. Kỉ niệm 100 năm cách mạng Philippin.
19. E.Jorge V. Arizabal (1998), Những điểm tương đồng của cuộc chiến tranh
Philippin và cuộc chiến tranh Việt Nam, Tài liệu nội bộ Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á.
20. E.S.Tơrốtxki (1961), Kinh tế Philippin dưới ách thống trị của đô la Mỹ, Nxb
Sự Thật, Hà Nội.
21. Flield (1993), Đông Nam Á trong chính sách của Hoa Kỳ, Tài liệu Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á.
22. G.I.Lêvinxơn (1958), Philippin giữa hai cuộc đại chiến thế giới, Nxb văn
học Phương Đông Matxcơva, ĐH KHXH & NV, Hà Nội.
23. G.Ruđencô (1962), Chủ nghĩa thực dân cũ và mới, Nxb Thông tấn xã
Nôvôxti, Matxcơva.
24. Phạm Gia Hải (1992), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
25. D.G.Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á. Nxb CTQG, Hà Nội.
26. Bùi Văn Hào, Trần Khánh (2011), Tranh giành thương mại và thiết lập chế
độ cai trị thuộc địa của Tây Ban Nha ở Philippines, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á số 12/2011, tr 42 – 48.
27. Dương Quang Hiệp (2014), Vị trí chiến lược của Philippines trong chính
sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1898 – 1991, Tài liệu nội bộ Viện Nghiên
cứu Đông Nam Á.
28. Nguyễn Huy Hồng, Ban Đông Nam Á (2013), Philippines một quần đảo ở
ngã ba thời đại, Tài liệu nội bộ Viện nghiên cứu Đông Nam Á.

78
29. Quang Thị Ngọc Huyền ( 2004), Quan hệ Mỹ - Philippines, ĐHQG Hà Nội,
Luận án tiến sĩ lịch sử.
30. Jacque Arnaulf (1958), Lên án chủ nghĩa thực dân, Phần 1: Những giai đoạn
của cuộc xâm lược thực dân, Paris, Thư viện ĐHSP Hà Nội.
31. Trần Khánh (2010), Đông Nam Á chặng đường dài phía trước, Tài liệu Viện
Nghiên cứu Đông Nam Á.
32. Trần Khánh (2011), So sánh chế độ cai trị của Mỹ và Tây Ban Nha ở
Philippin dưới thời thuộc địa, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2011.
Tr 3 – 13.
33. Trần Khánh (2012), Lịch sử Đông Nam Á, Tập IV, Nxb KHXH Hà Nội.
34. Trần Khánh (2009), Vấn đề xác định thời điểm thiết lập chế độ thực dân
phương Tây ở Đông Nam Á, Tài liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
35. Phan Ngọc Liên, Đào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai Phú
Phương (2008), Lịch sử thế giới cận đại, Tập 1, Nxb ĐHSP Hà Nội.
36. Mokba Nayka (1972), Philippines trên con đường tiến tới độc lập (1901 –
1946), người dịch Đỗ Việt Hùng, Trần Thị Hải, Tài liệu Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á.
37. N.I.Nozemsev (1961), chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb Sự Thật Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Nam (2008), Tìm hiểu lịch sử các nước Đông Nam Á – Asean
trước công nguyên đến thế kỉ XX, Nxb Hà Nội.
39. Nhiều tác giả (1964), Đánh giá giai cấp tư sản trong phong trào giải phóng
dân tộc, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
40. Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng (1998), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
41. Vũ Dương Ninh (1973), Nhìn lại con đường xâm lược của đế quốc Mỹ trong
thời kỳ lịch sử cận đại, Tư liệu trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội.
42. Lương Ninh (cb) (2008), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
43. O.G.Barusnicôva (1952), Nền nông nghiệp của Philippin, Tài liệu Viện

79
Nghiên cứu Đông Nam Á.
44. Onofre D. Copuz (1979), Philippin, người dịch Xuân Huy, Ban Đông Nam Á
– Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Phân viện Khoa học Quân Sự - Học viện Quân sự cao cấp (1978), Chính
sách của các nước lớn đối với Đông Nam Á, Hà Nội.
46. Hồng Quang (1998), Chính sách thuế của Tây Ban Nha ở Philippin (thời
thuộc địa), Tài liệu nội bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
47. Mạnh Quang (1998), Những ảnh hưởng của Tây Ban Nha đến xã hội
Philippin, Tài liệu nội bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
48. Trần Quỳnh (1964), Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
49. R.Uglanovsky (1970), Đồng USD và châu Á, Hành động và chính sách thực
dân mới của Mỹ, TTXVN phát hành.
50. Ramon Toric (1996), Tình hình phong trào công nhân ở Philippin, Tư liệu
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
51. Ray mông Bacbê (1963), Đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
52. Rơđôsigô Rôgia (1989), Phong trào giải phóng dân tộc ở Phi Luật Tân,
Phòng tư liệu khoa Sử ĐH KHXH & NV Hà Nội.
53. Phạm Đức Thành (chủ biên) (2001), Đặc điểm con đường phát triển kinh tế -
xã hội của các nước ASEAN, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Trần Thiện Thanh (2011), Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Philippines
nửa cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 11, tr 47 – 54.
55. Trung tâm KHXH & NVQG – Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1996), Tìm
hiểu lịch sử - văn hóa Philippin. Tập 1. Nxb KHXH, Hà Nội.
56. TTX Nôvôxti (1972), Đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, TTX Nôvôxti, Matxcơva.
57. V.D.Seetinin (1975), Sự tiến hóa của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Nxb

80
Sự Thật, Hà Nội.
58. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (2001), 25 năm nghiên cứu các nước Đông
Nam Á, Tài liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
59. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1983), Một số nét về Philippines, Tài liệu
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
60. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (1986), Philippines tiến trình lịch sử, Tài liệu
nội bộ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
61. Viện TTKHXH(1976), Chủ nghĩa thực dân mới, Sưu tập chuyên đề, Hà Nội.
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài
62. A.T.Mahan (1890), The Influence of Sea Power upon history, 1660 – 1873,
Little, Brown & Company, Boston, pp.83.
63. Caraga Antigua (1989), 1521 – 1910 – The Hispanization and
Christianization of Agusan Surigao and East Davao – Cebu City, Philipines,
Sancarlos publications, University of Sancarlos.
64. D.R.Sar Desai (1997), Southeast Asia – Past and Present (Fouth Edition),
University of California at Los Angeles, Westview Press, pp.164.
65. Garel A. Grunder, William E. Livezey (1951), The Philippines and the
United States. University of Oklahoman Press.
66. Glenn Anthony May (1980), Social Engineering in the Philippines.
Greenwood Press, London, England.
67. Golay Frank (1966), The United States and the Philippines, 1929 – 46,
Prentice – Hall, Englewood Cliffs, N.J.
68. Holt, Elizabeth Kary (2002), Coloniziny Filipinas Nineteenth – Century
Representations of the Philipines in the Western Historiography, Quezon:
ADMU press.
69. Ileto, Reynaldo (1989), Payson and Revolutions Popular Moverments in the
Philippines, 1840 – 1910, Ateneo de Man Press, Quezon City.

81
70. Katheleen Nadeau (2008), The history of the Philippines ( Greenwood
Histories of The Modern Nations) London : Green Press.
71. Pomeroy,William (1992), The Philipines: Colonialism, Collaboration and
Resistance. New York: International Publisher.
72. Salamanca, Bonifacio (1968),..The Filipino Reaction to American Rule. Shoe
String Press, Hamden, Corn.
73. Soria. M. Zaide (1999), The Philippin Unique Nation, All Nation publishing
Co,Inc, Quezon city.
74. Teodoro A. Agoncilino, Milagros C. Guerrero (1970), History of the Filipino
people, Quezon City Philippines.
75. The Cambridege (1999), History of Southeast Asia. Volume Two, part one.
Cambridge University Press.
76. Theodore French (1965), Between two Empires, The Ordeal of the
Philippines 1929 – 1946. New Haven : Yale Univ. Press, pp.6.
77. Timber. David.G.Changeless Land (1991), Community and change in
Philippines politics, Institute for Southeas Asian studies, Singapore.
78. Valdepenas Viecente B.Bautista Geemloon (1997), The Emmergence of the
Philippines Economy, Manila: Papyrus Press.
79. Yoshihiro Chiba (2005), Cigar – Makers in American Colonial: Survial
During Structural Depressions in the 1920s, Journal of Southeast Asian
Studies, UK, 2005 – Vol. 36 – NO, pp.373 – 399.

82
83
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PAYNE_ALDRICH TARIFF ACT

Payne_Aldrich Tariff Act, 1909, passed by the U.S. Congress. It was the first
change in tariff lawssince the Dingley Act of 1897; the issue had been ignored by P
resident Theodore Roosevelt. TheRepublican platform of 1908 pledged revision of t
he tariff downward, and to this end PresidentTaft called (1909) Congress into specia
l session. The House promptly passed a tariff bill,sponsored by Sereno E. Payne, wh
ich called for some reduced rates. The Senate substituted a bill,fathered by Nelson
W. Aldrich, which made fewer downward revisions and increased numerousrates. A
fter a sustained attack on the Aldrich Bill by a group of insurgent Republicans in the
Senate, a compromise bill was adopted, which somewhat moderated the high rates o
f the Aldrichbill; the measure was immediately signed by Taft. It lowered 650 tariff
schedules, raised 220, andleft 1,150 unchanged. Although the Payne-
Aldrich Tariff Act was less aggressively protectionistthan the McKinley Tariff Act
( 1890) and the later Dingley Act, it was, nevertheless, protectionist.

https://www.questia.com/read/1E1-PayneAld/payne-aldrich-tariff-act, ngày
truy cập 14/11/2015

1
Phụ lục 2 The Philippine Independence Act (Tydings-McDuffie Law)
Public Law 73-127
24 March 1934
An act to provide for the complete independence of the Philippine Islands, to
provide for the adoption of a constitution and a form of government for the islands,
and for other purposes.
Convention to Frame Constitution for Philippine Islandsq1
Section 1. The Philippine Legislature is hereby authorized to provide for the
election of delegates to a constitutional convention, which shall meet in the hall of
the House of Representatives in the capital of the Philippine Islands, at such time as
the Philippine Legislature may fix, but not later than October 1, 1934, to formulate
and draft a constitution for the government of the Commonwealth of the Philippine
Islands, subject to the conditions and qualifications prescribed in this Act, which
shall exercise jurisdiction over all the territory ceded to the United States by the
treaty of peace concluded between the United States and Spain on the 10th day of
December, 1898, the boundaries of which are set forth in Article III of said treaty,
together with those islands embraced in the treaty between Spain and the United
States concluded at Washington on the 7th day of November, 1900. The Philippine
Legislature shall provide for the necessary expenses of such convention.
Character of Constitutions — Mandatory Provisions
Section 2. (a) The constitution formulated and drafted shall be republican in
form, shall contain a bill of rights, and shall, either as a part thereof or in an
ordinance appended thereto, contain provisions to the effect that, pending the final
andcomplete withdrawal of the sovereignty of the United States over the Philippine
Islands.
(1)All citizens of the Philippine Islands shall owe allegiance to the
United States.
(2)Every officer of the government of the Commonwealth of the
Philippine Islands shall, before entering upon the discharge of his duties,

2
take and subscribes an oath of office, declaring, among other things, that he
recognizes and accepts the supreme authority of and will maintain true faith
and allegiance to the United States.
(3)Absolute toleration of religious sentiment shall be secured and no
inhabitant or religious organization shall be molested in person or property
on account of religious belief or mode of worship.
(4)Property owned by the United States, cemeteries, churches, and
parsonages or convents appurtenant thereto, and all lands, buildings, and
improvements used exclusively for religious, charitable, or educational
purposes shall be exempt from taxation.
(5)Trade relations between the Philippine Islands and the United
States shall be upon the basis prescribed in section 6.
(6)The public debt of the Philippine Islands and its subordinate branches
shall not exceed limits now or hereafter fixed by the Congress of the United States;
and no loans shall be contracted in foreign countries without the approval of the
President of the United States.
(7)The debts, liabilities, and obligations of the present Philippine
Government, its provinces, municipalities, and instrumentalities, valid
and subsisting at the time of the adoption of the constitution, shall be
assumed and paid by the new government.
(8)Provision shall be made for the establishment and maintenance
of an adequate system of public schools, primarily conducted in the
English language.
(9)Acts affecting currency, coinage, imports, exports, and
immigration shall not become law until approved by the President of the
United States.
(10) Foreign affairs shall be under the direct supervision and
control of the United States.

3
(11) All acts passed by the Legislature of the Commonwealth
of the Philippine Islands shall be reported to the Congress of the United
States.
(12) The Philippine Islands recognizes the right of the United
States to expropriate property for public uses, to maintain military and
other reservations and armed forces in the Philippines, and, upon order of
the President, to call into the service of such armed forces all military
forces organized by the Philippine Government.
(13) The decisions of the courts of the Commonwealth of the
Philippine Islands shall be subject to review by the Supreme Court of the
United States as provided in paragraph 6 of section 7.
(14) The United States may, by Presidential proclamation,
exercise the right to intervene for the preservation of the government of
the Commonwealth of the Philippine Islands and for the maintenance of
the government as provided in the constitution thereof, and for the
protection of life, property, and individual liberty and for the discharge of
government obligations under and in accordance with the provisions of
the constitution.
(15) The authority of the United States High Commissioner
to the government of the Commonwealth of the Philippine Islands, as
provided in this Act, shall be recognized.
(16) Citizens and corporations of the United States shall
enjoy in the Commonwealth of the Philippine Islands all the civil rights
of the citizens and corporations, respectively, thereof.
(b) The constitution shall also contain the following provisions, effective as
of the date of the proclamation of the President recognizing the independence of the
Philippine Islands, as hereinafter provided:

4
(1)That the property rights of the United States and the Philippine
Islands shall be promptly adjusted and settled, and that all existing
property rights of citizens or corporations of the United States shall be
acknowledged, respected, and safeguarded to the same extent as property
rights of citizens of the Philippine Islands.
(2)That the officials elected and serving under the constitution
adopted pursuant to the provisions of this Act shall be constitutional
officers of the free and independent Government of the Philippine
Islands and qualified to function in all respects as if elected directly
under such government, and shall serve their full terms of office as
prescribed in the constitution.
(3)That the debts and liabilities of the Philippine Islands, its
provinces, cities, municipalities, and instrumentalities, which shall be
valid and subsisting at the time of the final and complete withdrawal of
the sovereignty of the United States, shall be assumed by the free and
independent Government of the Philippine Islands; and that where bonds
have been issued under authority of an Act of Congress of the United
States by the Philippine Islands, or any province, city, or municipality
therein, the Philippine Government will make adequate provision for the
necessary funds for the payment of interest and principal, and such
obligations shall be a first lien on the taxes collected in the Philippine
Islands.
(4)That the Government of the Philippine Islands, on becoming
independent of the United States, will assume all continuing obligations
assumed by the United States under the treaty of peace with Spain ceding
said Philippine Islands to the United States.

5
(5)That by way of further assurance the Government of the
Philippine Islands will embody the foregoing provisions [except
paragraph (2)] in a treaty with the United States.
Submission of Constitution to the President of the United States
Section 3. Upon the drafting and approval of the constitution by the
constitutional convention in the Philippine Islands, the constitution shall be
submitted within two years after the enactment of this Act to the President of the
United States, who shall determine whether or not it conforms with the provisions
of this Act. If the President finds that the proposed constitution conforms
substantially with the provisions of this Act he shall so certify to the
GovernorGeneral of the Philippine Islands, who shall so advise the constitutional
convention. If the President finds that the constitution does not conform with the
provisions of this Act he shall so advise the Governor-General of the Philippine
Islands, stating wherein in his judgment the constitution does not so conform and
submitting provisions which will in his judgment make the constitution so conform.
The Governor-General shall in turn submit such message to the constitutional
convention for further action by them pursuant to the same procedure hereinbefore
defined, until the President and the constitutional convention are in agreement.
Submission of Constitution to Filipino People
Section 4. After the President of the United States has certified that the
constitution conforms with the provisions of this Act, it shall be submitted to the
people of the Philippine Islands for their ratification or rejection at an election to be
held within four months after the date of such certification, on a date to be fixed by
the Philippine Legislature, at which election the qualified voters of the Philippine
Islands shall have an opportunity to vote directly for or against the proposed
constitution and ordinances appended thereto. Such election shall be held in such
manner as may be prescribed by the Philippine Legislature, to which the return of
the election shall be made. The Philippine Legislature shall by law provide for the

6
canvassing of the return and shall certify the result to the Governor-General of the
Philippine Islands, together with a statement of the votes cast, and a copy of said
constitution and ordinances. If a majority of the votes cast shall be for the
constitution, such vote shall be deemed an expression of the will of the people of the
Philippine Islands in favor of Philippine independence, and the Governor-General
shall, within thirty days after receipt of the certification from the Philippine
Legislature, issue a proclamation for the election of officers of the government of
the Commonwealth of the Philippine Islands provided for in the constitution. The
election shall take place not earlier than three months nor later than six months after
the proclamation by the Governor-General ordering such election. When the
election of the officers provided for under the constitution has been held and the
results determined, the Governor-General of the Philippine Islands shall certify the
results of the election to the President of the United States, who shall thereupon
issue a proclamation announcing the results of the election, and upon the issuance of
such proclamation by the President the existing Philippine Government shall
terminate and the new government shall enter upon its rights, privileges, powers,
and duties, as provided under the constitution. The present Government of the
Philippine Islands shall provide for the orderly transfer of the functions of
government.
If a majority of the votes cast are against the constitution, the existing
Government of the Philippine Islands shall continue without regard to the
provisions of this Act.
Transfer of Property and Rights to Philippine Commonwealth
Section 5. All the property and rights which may have been acquired in the
Philippine Islands by the United States under the treaties mentioned in the first
section of this Act, except such land or other property as has heretofore been
designated by the President of the United States for and other reservations of the
Government of the United States, and except such land or other property or rights or

7
interests therein as may have been sold or otherwise disposed of in accordance with
law, are hereby granted to the government of the Commonwealth of the Philippine
Islands when constituted.
Relations with the United States Pending Complete Independence
Section 6. After the date of the inauguration of the government of the
Commonwealth of the Philippine Islands trade relations between the United States
and the Philippine Islands shall be as now provided by law, subject to the following
exceptions:
(a) There shall be levied, collected, and paid on all refined sugars
in excess of fifty thousand long tons, and on unrefined sugars in excess
of eight hundred thousand long tons, coming into the United States from
the Philippine Islands in any calendar year, the same rates of duty which
are required by the laws of the United States to be levied, collected, and
paid upon like articles imported from foreign countries.
(b)There shall be levied, collected, and paid on all coconut oil
coming into the United States from the Philippine Islands in any calendar
year in excess of two hundred thousand long tons, the same rates of duty
which are required by the laws of the United States to be levied,
collected, and paid upon like articles imported from foreign countries.
(c) There shall be levied, collected, and paid on all yarn, twine,
cord, cordage, rope and cable, tarred or untarred, wholly or in chief value
of Manila (abaca) or other hard fibers, coming into the United States
from the Philippine Islands in any calendar year in excess of a collective
total of three million pounds of all such articles hereinbefore enumerated,
the same rates of duty which are required by the laws of the United
States to be levied, collected, and paid upon like articles imported from
foreign countries.

8
(d)In the event that in any year the limit in the case of any article
which may be exported to the United States free of duty shall be reached
by the Philippine Islands, the amount or quantity of such articles
produced or manufactured in the Philippine Islands thereafter that may
be so exported to the United States free of duty shall be allocated, under
export permits issued by the government of the Commonwealth of the
Philippine Islands, to the producers or manufacturers of such articles
proportionately on the basis of their exportation to the United States in
the preceding year; except that in the case of unrefined sugar the amount
thereof to be exported annually to the United States free of duty shall be
allocated to the sugarproducing mills of the Islands proportionately on
the basis of their average annual production for the calendar years 1931,
1932, and 1933, and the amount of sugar from each mill which may be
so exported shall be allocated in each year between the mill and the
planters on the basis of the proportion of sugar to which the mill and the
planters are respectively entitled. The Government of the Philippine
Islands is authorized to adopt the necessary laws and regulations for
putting into effect the allocation hereinbefore provided.
(e) The government of the Commonwealth of the Philippine
Islands shall impose and collect an export tax on all articles that may be
exported to the United States from the articles that may be exported to
the United States from the Philippine Islands free of duty under the
provisions of existing law as modified by the foregoing provisions of this
section including the articles enumerated in subdivisions (a), (b) and (c),
within the limitations therein specified, as follows:
(1)During the sixth year after the inauguration of the new
government the

9
export tax shall be 5 per centum of the rates of duty which are required by the laws
of the United States to be levied, collected, and paid on like articles imported from
foreign countries;
(2)During the seventh year after the inauguration of the new
government the export tax shall be 10 per centum of the rates of duty
which are required by the laws of the United States to be levied,
collected, and paid on like articles imported from foreign countries;
(3)During the eighth year after the inauguration of the new
government the export tax shall be 15 per centum of the rates of duty
which are required by the laws of the United States to be levied,
collected, and paid on like articles imported from foreign countries;
(4)During the ninth year after the inauguration of the new
government the export tax shall be 20 per centum of the rates of duty
which are required by the laws of the United States to be levied,
collected, and paid on like articles imported from foreign countries;
(5)After the expiration of the ninth year of the inauguration of the
new government the export tax shall be 25 per centum of the rates of
duty which are required by the laws of the United States to be levied
collected and paid on like articles imported from foreign countries.
The government of the Commonwealth of the Philippine Islands shall place
all funds received in such export taxes in a sinking fund, and such funds shall, in
addition to other moneys available for the purpose, be applied solely to the payment
of the principal interest on the bonded indebtedness of the Philippine Islands,
provinces, municipalities, and instrumentalities until such indebtedness has been
fully discharged.
When used in this section in a geographical sense, the term "United States"
includes all Territories and possessions of the United States, except the Philippine
Islands, the Virgin Islands, American Samoa, and the island of Guam.

10
Section 7. Until the final and complete withdrawal of American sovereignty
over the Philippine Islands:
(1)Every duly adopted amendment to the constitution of the
government of the Commonwealth of the Philippine Islands shall be
submitted to the President of the United States for approval. If the
President approves the amendment or if the President fails to disapprove
such amendment within six months from the time of its submission, the
amendment shall take effect as a part of such constitution.
(2)The President of the United States shall have authority to
suspend the taking effect of or the operation of any law, contract, or
executive order of the government of the Commonwealth of the
Philippine Islands, which in his judgment will result in a failure of the
government of the Commonwealth of the Philippine Islands to fulfill its
contracts, or to meet its bonded indebtedness and interest thereon or to
provide for its sinking funds, or which seems likely to impair the
reserves for the protection of the currency of the Philippine Islands, or
which in his judgment will violate international obligations of the United
States.
(3)The Chief Executive of the Commonwealth of the Philippine
Islands shall make an annual report to the President and Congress of the
United States of the proceedings and operations of the government of the
Commonwealth of the Philippine Islands and shall make such other
reports as the President or Congress may request.
(4)The President shall appoint, by and with the advice and consent
of the
Senate, a United States High Commissioner to the government of the
Commonwealth of the Philippine Islands who shall hold office at the pleasure of the
President and until his successor is appointed and qualified. He shall be known as

11
the United States High Commissioner to the Philippine Islands. He shall be the
representative of the President of the United States in the Philippine Islands and
shall be recognized as such by the government of the Commonwealth of the
Philippine Islands, by the commanding officers of the military forces of the United
States, and by all civil officials of the United States in the Philippine Islands. He
shall have access to all records of the government or any subdivision thereof, and
shall be furnished by the Chief Executive of the Commonwealth of the Philippine
Islands with such information as he shall request.
If the government of the Commonwealth of the Philippine Islands fails to pay
any of its bonded or other indebtedness or the interest thereon when due or to fulfill
any of its contracts, the United States High Commissioner shall immediately report
the facts to the President, who may thereupon direct the High Commissioner to take
over the customs offices and administration of the same, administer the same, and
apply such part of the revenue received therefrom as may be necessary for the
payment of such overdue indebtedness or for the fulfillment of such contracts. The
United States High Commissioner shall annually, and at such other times as the
President may require, render an official report to the President and Congress of the
United States. He shall perform such additional duties and functions as may be
delegated to him from time to time by the President under the provisions of this Act.
The United States High Commissioner shall receive the same compensation
as is now received by the Governor-General of the Philippine Islands, and shall
have such staff and assistants as the President may deem advisable and as may be
appropriated for by Congress, including a financial expert, who shall receive for
submission to the High Commissioner a duplicate copy of the reports to the insular
auditor. Appeals from decisions of the insular auditor may be taken to the President
of the United States. The salaries and expenses of the High Commissioner and his
staff and assistants shall be paid by the United States.

12
The first United States High Commissioner appointed under this Act shall
take office upon the inauguration of the new government of the Commonwealth of
the Philippine Islands.
(5)The government of the Commonwealth of the Philippine
Islands shall provide for the selection of a Resident Commissioner to the
United States, and shall fix his term of office. He shall be the
representative of the government of the Commonwealth of the Philippine
Islands and shall be entitled to official recognition as such by all
departments upon presentation to the President of credentials signed by
the Chief Executive of said government. He shall have a seat in the
House of Representatives of the United States, with the right of debate,
but without the right of voting. His salary and expenses shall be fixed
and paid by the Government of the Philippine Islands. Until a Resident
Commissioner is selected and qualified under this section, existing law
governing the appointment of Resident Commissioners from the
Philippine Islands shall continue in effect.
(6)Review by the Supreme Court of the United States of cases
from the Philippine Islands shall be as now provided by law; and such
review shall also extend to all cases involving the constitution of the
Commonwealth of the Philippine Islands.
Section 8. (a) Effective upon the acceptance of this Act by concurrent
resolution of the Philippine Legislature or by a convention called for that purpose,
as provided in section 17:
(1)For the purposes of the Immigration Act of 1917, the
Immigration Act of 1924 [except section 13 (c)], this section, and all
other laws of the United States relating to the immigration, exclusion, or
expulsion of aliens, citizens of the Philippine Islands who are not citizens
of the United States shall be considered as if they were aliens. For such

13
purposes the Philippine Islands shall be considered as a separate country
and shall have for each fiscal year a quota of fifty. This paragraph shall
not apply to a person coming or seeking to come to the Territory of
Hawaii who does not apply for and secure an immigration or passport
visa, but such immigration shall be determined by the Department of the
Interior on the basis of the needs of industries in the Territory of Hawaii.
(2)Citizens of the Philippine Islands who are not citizens of the
United States shall not be admitted to the continental United States from
the Territory of Hawaii (whether entering such territory before or after
the effective date of this section) unless they belong to a class declared to
be non-immigrants by section 3 of the Immigration Act of 1924 or to a
class declared to be nonquota immigrants under the provisions of section
4 of such Act other than subdivision (c) thereof, or unless they were
admitted to such territory under an immigration visa. The Secretary of
Labor shall by regulations provide a method for such exclusion and for
the admission of such excepted classes.
(3)Any Foreign Service officer may be assigned to duty in the
Philippine Islands, under a commission as a consular officer, for such
period as may be necessary and under such regulations as the Secretary
of State may prescribe, during which assignment such officer shall be
considered as stationed in a foreign country; but his powers and duties
shall be confined to the performance of such of the official acts and
notarial and other services, which such officer might properly perform in
respect to the administration of the immigration laws if assigned to a
foreign country as a consular officer, as may be authorized by the
Secretary of State.

14
(4)For the purposed of sections 18 and 20 of the Immigration Act
of 1917, as amended, the Philippine Islands shall be considered a foreign
country.
(b)The provisions of this section are in addition to the provisions of
the immigration laws now in force, and shall be enforced as part of such
laws, and all the penal or other provisions of such laws not applicable,
shall apply to and be enforced in connection with the provisions of this
section. An alien, although admissible under the provisions of this section,
shall not be admitted to the United States if he is excluded by any
provision of the immigration laws other than this section, and an alien,
although admissible under the provisions of the immigration laws other
than this section, shall not be admitted to the United States if he is
excluded by any provision of this section.
(c) Terms defined in the Immigration Act of 1924 shall, when used
in this section, have the meaning assigned to such terms in the Act.
Section 9. There shall be no obligation on the part of the United States to
meet the interest or principal of bonds and other obligations of the Government of
the Philippine Islands or of the provincial and municipal governments thereof,
hereafter issued during the continuance of United States sovereignty in the
Philippine Islands: Provided, That such bonds and obligations hereafter issued shall
not be exempt from taxation in the United States or by authority of the United
States.
Recognition of Philippine Independence and Withdrawal of American
Sovereignty
Section 10. (a) On the 4th, day of July immediately following the expiration
of a period of ten years from the date of the inauguration of the new government
under the constitution provided for in this Act the President of the United States
shall by proclamation withdraw and surrender all right of possession, supervision,

15
jurisdiction, control, or sovereignty then existing and exercised by the United States
in and over the territory and people of the Philippine Islands, including all military
and other reservations of the Government of the United States in the Philippines
(except such naval reservations and fueling stations as are reserved under section 5),
and, on behalf of the United States, shall recognize the independence of the
Philippine Islands as a separate and self-governing nation and acknowledge the
authority and control over the same of the government instituted by the people
thereof, under the constitution then in force.
(b) The President of the United States is hereby authorized and empowered to
enter into negotiations with the Government of the Philippine Islands, not later than
two years after his proclamation recognizing the independence of the Philippine
Islands, for the adjustment and settlement of all questions relating to naval
reservations and fueling stations of the United States in the Philippine Islands, and
pending such adjustment and settlement the matter of naval reservations and fueling
stations shall remain in its present status.
Neutralization of Philippine Islands
Section 11. The President is requested, at the earliest practicable date, to enter
into negotiations with foreign powers with a view to the conclusion of a treaty for
the perpetual neutralization of the Philippine Islands, if and when the Philippine
independence shall have been achieved.
Notification to Foreign Governments
Section 12. Upon the proclamation and recognition of the independence of the
Philippine Islands, the President shall notify the governments with which the United
States is in diplomatic correspondence thereof and invite said governments to
recognize the independence of the Philippine Islands.
Tariff Duties After Independence
Section 13. After the Philippine Islands have become a free and independent
nation there shall be levied, collected, and paid upon all articles coming into the

16
United States from the Philippine Islands the rates of duty which are required to be
levied, collected, and paid upon like articles imported from other foreign countries:
Provided, That at least one year prior to the date fixed in this Act for the
independence of the Philippine Islands, there shall be held a conference of
representatives of the Government of the United States and the Government of the
Commonwealth of the Philippine Islands, such representatives to be appointed by
the President of the United States and the Chief Executive of the Commonwealth of
the Philippine Islands, respectively, for the purpose of formulating
recommendations as to future trade relations between the Government of the United
States and the independent Government of the Philippine Islands, the time, place,
and manner of holding such conference to be determined by the President of the
United States; but nothing in this proviso shall be construed to modify or affect in
any way any provision of this Act relating to the procedure leading up to Philippine
independence or the date upon which the Philippine Islands shall become
independent.
Immigration After Independence
Section 14. Upon the final and complete withdrawal of American sovereignty
over the Philippine Islands the immigration laws of the United States (including all
the provisions thereof relating to persons ineligible to citizenship) shall apply to
persons who were born in the Philippine Islands to the same extent as in the case of
other foreign countries.
Certain Statutes Continued In Force
Section 15. Except as in this Act otherwise provided, the laws now or hereafter
in force in the Philippine Islands shall continue in force in the Commonwealth of the
Philippine Islands until altered, amended, or repealed by the Legislature of the
Commonwealth of the Philippine Islands or by the Congress of the United States, and
all references in such laws to the government or officials of the Philippines or
Philippine Islands shall be construed, insofar as applicable, to refer to the government

17
and corresponding officials respectively of the Commonwealth of the Philippine
Islands. The government of the Commonwealth of the Philippine Islands shall be
deemed successor to the present Government of the Philippine Islands and of all the
rights and obligations thereof. Except as otherwise provided in this Act, all laws or
parts of laws relating to the present Government of the Philippine Islands and its
administration are hereby repealed as of the date of the inauguration of the government
of the Commonwealth of the Philippine Islands.
Section 16. If any provision of this Act is declared unconstitutional or the
applicability thereof to any person or circumstance is held invalid, the validity of the
remainder of the Act and the applicability of such provisions to other persons and
circumstances shall not be affected thereby.
Effective Date
Section 17. The foregoing provisions of this Act shall not take effect until
accepted by concurrent resolution of the Philippine Legislature or by a convention
called for the purpose of passing upon that question as may be provided by the
Philippine Legislature.
http://www.philippine-history.org/tydings-mcduffie-law.htm, ngày truy cập
20/3/2015

18
Phụ lục 3 Chân dung một số chính khách Mỹ tham gia vào quá trình bình
định và cai trị Philippines thời kỳ 1898 – 1946

Tổng thống Wiliam Mckinley ( 1897 – 1901), Tổng thống thứ 25 của Mỹ.
Nguồn: https://www.whitehouse.gov/1600/presidents/williammckinley, ngày
truy cập 18/11/2015.

Wiliam Howard Taft (1909 – 1913), Tổng thống thứ 27 của Mỹ.
Nguồn: https://www.whitehouse.gov/1600/presidents/williamhowardtaft, truy
cập ngày 18/11/2015.

19
Franklin D. Roosevelt ( 1933 – 1945), Tổng thống thứ 32 của Mỹ.
Nguồn: https://www.whitehouse.gov/1600/presidents/franklindroosevelt, ngày
truy cập 18/11/2015

20
Phụ lục 4 Chân dung một số nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Philippines

Bonifacio (1863 – 1897) – nhà lãnh đạo cách mạng Philippines, người sáng
lập tổ chức Katipunan.
Nguồn: http://malacanang.gov.ph/2942-imprinting-andres-bonifacio-
theiconization-from-portrait-to-peso/ ngày truy cập 17/11/12015.

21
Emilio Aguinaldo (1869 – 1964) - Tổng thống đầu tiên của Philippines (1899 –
1901)
Nguồn: https://spiderkien.wordpress.com/category/l%E1%BB%8Bchs
%E1%BB%AD-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BB%B9/mot-cuong-
quocdang-noi-len-1877-1914/ , truy cập ngày 18/11/2015.

22
Bản đồ sự phân chia khu vực ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân tại châu Á
giai đoạn 1898 – 1905.
Nguồn: http://nation-building.jeremisuri.net/philippines.htm, truy cập ngày
25/10/2015.

23
Bản đồ Philippines năm 1898
Nguồn: http://www.skyscrapercity.com/showthread.php?t=452798&page=82,
truy cập ngày 10/11/2015.

24

You might also like