You are on page 1of 21

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

BÁO CÁO

CHỦ ĐỀ: MÔ PHỎNG HỘI NGHỊ FONTAINEBLEAU 1946

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh


Lớp: LSQHQTHĐ-49-QHQT.2_LT
Nhóm thực hiện: Nhóm 02

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2023

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 02
1 Phạm Thùy Dung QHQT49B11159
2 Tống Đức Thái QHQT49C11407
3 Nguyễn Ngọc Diệp QHQT49B11155
4 Bùi Thị Ngát QHQT49B11336
5 Nguyễn Thị Nga QHQT49C11329
6 Bùi Cao Huy QHQT49B11224
7 Vũ Hải Yến QHQT49B11501
8 Chương Tiên Phát QHQT49B11371
9 Nguyễn Thị Huyền Nhi QHQT49B11360
10 Huỳnh Ngọc Minh QHQT49C11310
11 Lê Thị Thúy Nga QHQT49B11332
12 Lương Quốc Bảo QHQT49B11126
13 Bùi Thị Thanh Nhàn QHQT49B11353

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
I. TÌNH HÌNH CHUNG THẾ GIỚI .............................................................................5
1. Bối cảnh thế giới ......................................................................................................... 5
1. Bối cảnh thế giới .................................................................................................... 5
2. Toan tính của các nước lớn về Việt Nam ...............................................................5
2. Hoàn cảnh nước Pháp ................................................................................................ 6
3. Tình hình Đông Dương và Việt Nam ........................................................................6
II. HOÀN CẢNH DIỄN RA HỘI NGHỊ FONTAINEBLEAU 7/1946 .....................7
III. VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO ................................................................ 8
1. Vấn đề Chính trị ......................................................................................................... 8
2. Vấn đề Ngoại giao .....................................................................................................10
IV. VẤN ĐỀ QUÂN SỰ ............................................................................................... 11
1. Chính phủ Pháp ........................................................................................................ 11
2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ............................................................... 11
V. VẤN ĐỀ KINH TẾ - TÀI CHÍNH VÀ VĂN HÓA ..............................................12
VI. VẤN ĐỀ NAM BỘ ................................................................................................. 13
VII. TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP 14/9/1946 ..................................................................15
VIII. ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................................. 16
1. Đánh giá .....................................................................................................................16
a. Tầm quan trọng của Hội nghị Fontainebleau 1946 ............................................ 16
b. Mục đích của Hội nghị .........................................................................................16
2. Thái độ của các nước tham gia ............................................................................... 18
3. Bài học kinh nghiệm .................................................................................................18
KẾT LUẬN ....................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................21

3
LỜI MỞ ĐẦU
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia
độc lập, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập nhưng đất nước
bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Cùng với đó là việc quân Đồng
minh vào thực hiện giải giáp quân Nhật khiến cho Việt Nam rơi vào tình trạng đối mặt
với nhiều kẻ thù cùng lúc.
Việt Nam đã thể hiện sự nhân nhượng khi kí kết bản Hiệp định Sơ bộ Pháp - Việt
6/3/1946, nhưng Pháp đã cố tình không thực hiện theo những điều khoản đã được kí
kết. Vậy nên sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, hai phía Việt - Pháp tiếp tục tiến
hành hội nghị trù bị tại Đà Lạt và Hội nghị Fontainebleau 7/1946 tại Pháp để đàm
phán về nền độc lập của Việt Nam trong Liên hiệp Pháp và vấn đề thống nhất Nam Bộ.
Và sau đó, do bất đồng về nhiều vấn đề giữa hai bên, Hội nghị Fontainebleau 1946 đã
thất bại và không kí kết được thỏa thuận nào giữa Pháp - Việt.
Hội nghị Fontainebleau là một hội nghị còn gây nhiều tranh cãi đến ngày nay, vậy
nên trong học phần Lịch sử Quan hệ quốc tế Hiện đại, nhóm 02 lựa chọn tìm hiểu,
nghiên cứu và thực hiện mô phỏng lại Hội nghị Fontainebleau 1946 với mong muốn
giúp các bạn hiểu biết hơn về một hội nghị có tầm ảnh hưởng, tác động vào tình hình
Việt Nam trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Trong quá trình thực hiện bài tập, nhóm đã cố gắng tiếp cận nhiều nguồn tài liệu
khác nhau để có cái nhìn đa chiều, toàn diện nhất về Hội nghị Fontainebleau 1946.
Nhưng do nguồn tài liệu tương đối hạn chế, nên nhóm xin được cùng chia sẻ và sẵn
sàng nhận những ý kiến đóng góp để hoàn thành bài làm của chúng mình hơn nữa.
Dù đã cố gắng và cẩn thận nhưng những sai sót trong quá trình thực hiện là điều
khó tránh, vậy nên nhóm xin ghi nhận, rút kinh nghiệm và sẵn sàng sửa đổi những vấn
đề còn thiếu của chúng mình. Mong rằng đây là một tư liệu có ích giúp các bạn hiểu
thêm về Hội nghị Fontainebleau 1946.
Xin chân thành cảm ơn!

4
I. TÌNH HÌNH CHUNG THẾ GIỚI

1. Bối cảnh thế giới


1. Bối cảnh thế giới
Cuộc tranh đấu giữa hai hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa tiếp diễn và nảy
sinh nhiều mâu thuẫn mới sau Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945). Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia
- Nhật Bản sụp đổ, các nước đế quốc Anh - Mĩ - Liên Xô thắng trận. Theo quyết định của Hội
nghị Ianta, tổ chức Liên hợp quốc được thành lập để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Sau
đó, Hiến chương được ban hành đã nêu rõ bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự
quyết dân tộc; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị ở tất cả các quốc gia.
Từ 17/07 - 02/08/1945, các cường quốc đồng minh mở Hội nghị Potsdam, trong đó có
thỏa thuận phạm vi giải giáp phát xít Nhật ở Đông Dương. Quân Anh vào phía nam vĩ tuyến
16, ở phía bắc là quân Trung Hoa Dân Quốc.
Bên cạnh đó, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phong trào công nhân ở
các nước Tư bản chủ nghĩa dâng cao. Giai cấp vô sản thế giới mạnh hơn trước chiến tranh,
nhiều nơi đã nắm được chính quyền hoặc đã thành lực lượng quyết định. Các nước đế quốc
chủ nghĩa cần phải một thời kỳ ổn định để băng bó các vết thương, củng cố địa vị, dự bị cuộc
tiến công Liên Xô và các lực lượng dân chủ tiến bộ và phong trào dân tộc giải phóng ở các
thuộc địa.
Tình hình đó buộc các cường quốc thi hành một số chính sách nới lỏng ở thuộc địa; cả
đôi bên đều lợi dụng những điều kiện mới để củng cố lực lượng của mình, tạm thời hòa hoãn
với nhau nhưng vẫn tìm cách lấn át nhau.
2. Toan tính của các nước lớn về Việt Nam
 Mỹ:
Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt ủng hộ Việt Nam trong quá trình giành lại
độc lập, bởi ông mang tư tưởng chống chế độ thực dân mạnh mẽ và tư tưởng này hoà
quyện chặt chẽ với lợi ích riêng của nước Mỹ.
Trước sự rạn nứt về niềm tin mạnh mẽ trong quan hệ Xô-Mỹ, Truman chủ trương
không công khai ủng hộ sự trở lại của Pháp thông qua việc không can dự vào vấn đề
tại Đông Dương. Mục đích chính là để giữ gìn quan hệ Mỹ-Pháp, vốn đã có nhiều rạn
nứt dưới thời tiền nhiệm xoay quanh vấn đề thuộc địa.
 Trung Hoa Dân Quốc:
Việt Nam là quốc gia láng giềng với vai trò chính trị đặc biệt quan trọng, Tưởng
Giới Thạch không mong muốn Việt Nam đi theo chủ nghĩa Cộng Sản và tỏ ra ủng hộ

5
các đảng phái chính trị khác là Việt Quốc và Việt Cách. Tuy nhiên, sau này với Hòa
ước Hoa - Pháp 2/1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch sẵn sàng nhượng hoàn toàn
quyền kiểm soát Bắc Việt cho Pháp để nhận lại thêm nhiều quyền lợi kinh tế, gia tăng
nguồn lực đối phó với ĐCS Trung Quốc của Mao Trạch Đông.
 Pháp:
Pháp muốn giữ nguyên chính sách Đế chế Pháp sau chiến tranh, bất kể đảng nào
giành quyền kiểm soát đất nước sau bầu cử.
Pháp luôn muốn giữ Nam Kì của Việt Nam là thuộc địa lệ thuộc vào Pháp.
2. Hoàn cảnh nước Pháp
Sau Thế chiến II, nước Pháp bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, vị thế và uy tín bị
suy giảm, đứng trước nguy cơ phi thực dân hóa.
Đảng Cộng sản Pháp giành được nhiều hơn sự ủng hộ, có cơ hội nắm quyền bằng
bầu cử.
Việc quyết định các điều khoản và quy chế của Liên hiệp Pháp chưa được giới
chính pháp thống nhất, đang được bàn luận tại Paris.
3. Tình hình Đông Dương và Việt Nam
Các nước Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương
Tây (quyết định của Hội nghị Ianta) và quân đội các nước đồng minh vào Đông
Dương giải giáp quân đội phát xít Nhật (Hội nghị Potsdam) đã làm Đông Dương trở
thành một “điểm nóng”, là nơi bị vây hãm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.
Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, có đủ vị thế hợp pháp, hợp hiến của một quốc gia độc
lập và tự chủ. Tuy nhiên, bằng những thỏa thuận ngầm của các cường quốc, thực dân
Pháp có điều kiện để can thiệp và xâm lược trở lại nước ta. Pháp dù không có nhiệm
vụ giải giáp phát xít ở Đông Dương, nhưng những hành động của các cường quốc đã
tạo ra sự “chính danh” để Pháp thuận lợi thay Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đầy đủ cơ sở pháp lí từ Hiến
chương Liên hợp quốc, cùng sự ủng hộ từ phong trào giải phóng dân tộc, sức mạnh nội
tại đất nước chống lại sự xâm lược của Pháp.

6
II. HOÀN CẢNH DIỄN RA HỘI NGHỊ FONTAINEBLEAU 7/1946

Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), phía thực dân Pháp tiếp tục có những
hành động khiêu khích, tiến công quân sự, không thi hành đúng những cam kết trong
bản Hiệp định. Trước tình hình ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp gặp mặt Đô
Đốc D'Argenlieu - Cao ủy Pháp ở Đông Dương trên tuần dương hạm Emile Bertin tại
vịnh Hạ Long để bàn về tiến trình thi hành Hiệp định.

Với mưu đồ trì hoãn, kéo dài thời gian đàm phán để đẩy mạnh chiến tranh ở miền
Nam Việt Nam, mở rộng âm mưu xâm lược nhằm tạo lợi thế trên bàn đàm phán, phía
Pháp đã khéo léo khước từ việc mở một cuộc đàm phán chính thức với phía Việt
Nam, đề nghị tổ chức một hội nghị trù bị trước khi đi đến một hội nghị chính thức.
Cuối cùng, hai bên đã thống nhất ba điểm chính:

1. Tháng 4 - 1946, phái đoàn Quốc hội Việt nam sẽ thăm hữu nghị Quốc hội
Pháp;
2. Tháng 4 - 1946, phái đoàn Việt Nam và phái đoàn Pháp sẽ tổ chức một phiên
họp trù bị;
3. Sau phiên họp trù bị, vào nửa cuối tháng 5 - 1946, đoàn đại biểu Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ sang Pháp để tiến hành thương thảo với Pháp.

Để tránh việc quan hệ ngoại giao Việt - Pháp đi vào bế tắc, Hồ Chủ tịch đã đồng ý
với D'Argenlieu về việc tổ chức một hội nghị trù bị Việt - Pháp tại Đà Lạt (19-4 đến
11-5-1946). Tuy nhiên, do thực dân Pháp không thực tâm đàm phán và cố tình phá
hoại hội nghị nên hai phái đoàn đã không thể đi tới những thỏa thuận nhất định. Mặc
dù vậy, hội nghị Đà Lạt đã giúp Đảng và Chính phủ ta thăm dò, hiểu được lập trường
và ý đồ của Pháp, từ đó có sự chuẩn bị cho hội nghị chính thức diễn ra tại
Fontainebleau, Pháp.

Hội nghị chính thức tại Fontainebleau diễn ra từ ngày 6-7 đến 10-9-1946 giữa phái
đoàn Việt Nam, do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn và phái đoàn Pháp, do
ông Max André làm trưởng đoàn. Hội nghị tập trung giải quyết hai vấn đề chính:

7
1. Cơ chế Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp;
2. Mối quan hệ giữa Pháp với các nước thuộc địa.

Trong đó, phía Việt Nam triển khai hai vấn đề lớn. Đó là vấn đề độc lập chủ quyền
và thống nhất lãnh thổ. Còn về phía Pháp, phái đoàn chủ trương duy trì và củng cố hệ
thống các quốc gia trong mô hình Liên hiệp Pháp và Liên bang Đông Dương nhằm mở
rộng ảnh hưởng của mình.

Hội nghị diễn ra trong không khí căng thẳng. Trước thái độ kiên quyết của phái
đoàn Việt Nam, phía Pháp vẫn ngoan cố giữ nguyên lập trường với những quyết định
từ hội nghị trù bị tại Đà Lạt khiến cho buổi đàm phán không thể đi đến những quyết
định cuối cùng.

III. VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO

1. Vấn đề Chính trị


Về vấn đề chính trị, Việt Nam tập trung bàn luận vào một số vấn đề sau:
1. Việt Nam đòi quyền độc lập trong Liên hiệp Pháp;
2. Việt Nam tán thành Liên bang Đông Dương nhưng quyết không thành lập
Chính phủ Liên bang;
3. Việt Nam nhấn mạnh vào vấn đề Nam Bộ, thống nhất đất nước và việc trưng
cầu ý dân.

Trong quá trình đàm phán, phái đoàn Việt Nam theo đuổi mục tiêu về độc lập
chính trị. Tuy nhiên, quan điểm của phái đoàn Pháp chỉ xét Việt Nam là quốc gia tự trị
hay độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp còn Liên bang Đông Dương là một liên
các quốc gia tự trị tại Đông Dương trong Liên hiệp Pháp. Phái đoàn Việt Nam muốn
Việt Nam trong Liên hiệp Pháp là sự hợp tác tự do và bình đẳng về mọi mặt, còn Việt
Nam trong Liên bang Đông Dương chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và tài chính vì Liên
bang Đông Dương không phải là một quốc gia. Việt Nam độc lập, cần phải có ngoại
giao độc lập với các nước và có đại biểu trong Liên hợp quốc. Những người ngoại giao
và những đại biểu Việt Nam ở trong Liên hợp quốc sẽ cộng tác thật thà với đại biểu
ngoại giao của nước Pháp, vì quyền lợi của các nước trong Liên bang Pháp quốc là
8
giống nhau. Người giải thích quan điểm về độc lập: “Hoàn toàn độc lập quyết không
có nghĩa là đoạn tuyệt. Nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng những lợi ích
văn hóa và kinh tế của Pháp trên đất nước Việt Nam; hơn thế nữa, Việt Nam còn sẵn
sàng phát triển nó bằng sự hợp tác anh em và trung thực. Việt Nam độc lập, chẳng
những không làm hại đến lợi ích của Pháp, mà còn tăng cường vị trí và củng cố uy tín
của Pháp ở châu Á". Chỉ cần nước Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam thì nước
Pháp sẽ chiếm được trái tim và tình cảm của tất cả những người Việt Nam.

Trong buổi họp báo ngày 12 tháng 7, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày lập
trường đàm phán của Việt Nam, trong đó Việt Nam đòi quyền độc lập. Độc lập không
đoạn tuyệt với Pháp mà ở trong Liên hiệp Pháp. Việt Nam tán thành Liên bang Đông
Dương nhưng quyết không có một chính phủ liên bang. Nam Bộ là một bộ phận của
nước Việt Nam, không một lực lượng nào có thể chia rẽ. Hồ Chí Minh tuyên bố: Việt
Nam cần nước Pháp. Nước Pháp cũng cần Việt Nam. Chỉ có lòng tin cậy lẫn nhau và
sự cộng tác bình đẳng, thật thà thì mới đi đến kết quả thân thiện giữa hai nước. Và nếu
cần mời cố vấn, Việt Nam sẽ ưu tiên dùng người Pháp. Như vậy, lập trường Việt Nam
rất rõ ràng: Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất. Đồng thời, Việt Nam vẫn
giữ quan hệ với nước Pháp, tham gia Liên hiệp Pháp, có thể lập Liên bang Đông
Dương nhưng không có chính phủ liên bang, đảm bảo lợi ích kinh tế và văn hóa của
người Pháp, ưu tiên sử dụng các chuyên gia người Pháp. Mối quan hệ giữa hai nước
phải đặt trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, cộng tác bình đẳng, thật thà.

Từ ngày 6 tháng 7 đến 13 tháng 9, Hội nghị chính thức Việt - Pháp họp tại
Fontainebleau do Phạm Văn Đồng và Max André làm trưởng đoàn mỗi bên. Đoàn Việt
Nam nêu lên những nguyên tắc về chủ quyền của nước ta: độc lập, thống nhất và hợp
tác trên cơ sở bình đẳng. Nhưng phía Pháp vẫn chủ trương duy trì Liên bang Đông
Dương như một cơ quan điều hành chung để phủ nhận quyền độc lập và hạn chế chủ
quyền của ta. Với bản chất thực dân cố hữu, phía Pháp không thừa nhận Việt Nam là
một quốc gia độc lập, mà ép Việt Nam chấp nhận chế độ “tự trị” nằm trong khối Liên
hiệp Pháp. Lập trường trước sau như một của Việt Nam là không chấp nhận chế độ “tự
trị” do phía Pháp đưa ra. Họ đòi nắm quyền ngoại giao, kiểm soát ngành thuế, coi
tiếng Pháp là ngôn ngữ chính ở Việt Nam và không nhắc đến việc trưng cầu ý dân ở

9
Nam Bộ. Ngoan cố theo đuổi chính sách thực dân, tìm mọi cách phục hồi chế độ thuộc
địa ở Đông Dương, phía Pháp đã khước từ thiện chí của Việt Nam và gây trở ngại cho
cuộc đàm phán Việt - Pháp. Về vấn đề thống nhất Việt Nam phía Pháp đòi phải tái lập
trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề sáp nhập
Nam Kỳ vào Việt Nam DCCH (thống nhất với Trung và Bắc Kỳ). Điểm gây nhiều
tranh luận nhất là Chính phủ Pháp đã đơn phương tán thành việc thành lập Nam Kỳ
quốc, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung.

Hội nghị kéo dài gần một tháng, hai bên tranh cãi gay gắt, không đi đến một thỏa
thuận nào. Trong khi đó, ngày 1 tháng 8, D’Argenlieu mở tại Đà Lạt “Hội nghị trù bị
và nghiên cứu quy chế Liên bang Đông Dương” gồm đại diện tay sai của Pháp ở Nam
Kỳ, Tây Nguyên, Ai Lao và Cao Miên, coi Liên bang Đông Dương như “sự đã rồi”.
Pháo đoàn Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án hành động trắng trợn phá hoại cuộc
đàm phán. Trường đoàn Phạm Văn Đồng tuyên bố ngừng họp cho đến khi phía Pháp
làm sáng tỏ sự việc trên.

2. Vấn đề Ngoại giao


Quan điểm của Pháp cho rằng Việt Nam là quốc gia tự trị nằm trong liên hiệp Pháp,
trong Liên Bang Đông Dương do Pháp nắm quyền, do đó trách nhiệm ngoại giao
chung sẽ do Pháp quản thác và chỉ nên quan hệ với chính quốc Pháp. Tuy nhiên, phía
Việt Nam vẫn sẽ có những đại diện ngoại giao với các nước thông qua Liên hợp Pháp,
chính phủ ngoại giao sẽ song hành cùng các viên chức cấp cao của nước Pháp. Và
không đồng thuận lập trường để cho Việt Nam tự chủ về quyền ngoại giao.

Phái đoàn Việt Nam hoàn toàn không đồng ý về lập trường của phía Pháp, cho
rằng Liên hiệp Pháp là sự hợp tác bình đẳng mọi mặt của các quốc gia tự do. Việt Nam
đồng ý rằng Pháp đứng đầu khối liên hiệp này và đồng tình với việc Pháp - một quốc
gia có sự tiến bộ về mặt chính trị, quốc phòng và ngoại giao sẽ trợ giúp, cố vấn các
quốc gia nằm trong khối. Tuy vậy, phía Pháp không thể toàn quyền quyết định mọi
vấn đề ngoại giao và chính trị của các nước thành viên. Bởi vì một quốc gia đã giành
được độc lập như Việt Nam, hơn hết là có cơ sở pháp lí rõ ràng từ quốc tế thì việc
được độc lập về ngoại giao là điều tất yếu.

10
IV. VẤN ĐỀ QUÂN SỰ

1. Chính phủ Pháp


Phía Pháp cho rằng vấn đề sức mạnh tổng hợp quân sự và an ninh chung cần có sự
giúp sức của toàn bộ các nước thành viên trong Liên hiệp Pháp. Có được sự góp chung
năng lực về quân sự và kinh tế thì toàn bộ hệ thống sẽ được củng cố và phát triển.
Nghĩa là tất cả các quốc gia trong Liên hiệp phải phục vụ tối đa cho chính quốc, để
đảm bảo sức mạnh và vị thế của Pháp. “Gia nhập Liên hiệp Pháp, Việt Nam thuộc vào
một gia đình trong ấy hết thảy các phần tử phải giúp đỡ lẫn nhau như đã đề nghị.
Nhưng muốn cho những phần tử ấy có thể giúp đỡ lẫn nhau, phải thực hiện ngay trong
thời bình góp chung năng lực về quân sự”.

Pháp còn khẳng định một khi là thành viên trong cùng một khối an ninh chung thì
việc giúp đỡ nhau bằng cách góp chung năng lực về quân sự là điều thiết yếu. Cần
phải có sự thống nhất toàn diện về sức mạnh quân sự tổng hợp; phủ nhận quan điểm sự
“giúp đỡ tùy sức mình”, quân đội không phụ thuộc vào Pháp và mang những đặc thù
riêng của Việt Nam.

Luận điệu của Pháp là không công nhận sự độc lập về mặt quân sự của Việt Nam,
đồng thời muốn các quốc gia trong Liên hiệp phải phục vụ tối đa cho mình.
2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Nam đồng tình việc thành lập khối an ninh chung trong Liên hiệp Pháp.
Nhưng Pháp phải đảm bảo rằng sự “góp chung năng lực quân sự và kinh tế” là sự hợp
tác dựa trên lập trường giúp đỡ lẫn nhau như mối quan hệ hợp tác trên cơ sở cân bằng
quân sự Pháp - Anh. Pháp sẽ không được toàn quyền kiểm soát chặt chẽ, hoàn toàn
quân sự của các nước tham gia. Ta đã khôn khéo khi đưa ra quan điểm cần để quân sự
nước ta trưởng thành, sự hợp tác Việt - Pháp như giữa một nước đã trưởng thành về
quân sự với một nước được coi mãi mãi phải ở thời kỳ vị thành niên là hoàn toàn
không hợp lí.
Có được sự phát triển mới tăng cường được sự giúp đỡ. Các nước trong Liên hiệp
Pháp phải phát triển để cho sự hợp tác quân sự có thể như hợp tác giữa hai nước Anh
và Pháp. Phái đoàn Việt Nam cũng cho rằng nước ta đã biểu hiện được đến triệt để
mối quan hệ và nghĩa vụ, biểu hiện cái gì là tinh túy của Liên hiệp Pháp.

11
Đồng thời, Việt Nam đã nghiên cứu kỹ lưỡng thông điệp Pháp, và chỉ có thể nhận
để quân lực tất cả các nước trong Liên hiệp Pháp kết hợp chặt chẽ thành một khối.
Nhưng, trong khối ấy quân lực mỗi nước vẫn giữ cá tính của mình. Nếu trái lại, thì
hoàn toàn không tán thành.
Tiểu ban quân sự của Việt Nam phản bác: Ngoài những điều ước riêng có kỳ hạn,
những điều kiện nhất định được ký kết giữa hai hay nhiều nước trong Liên Hiệp Pháp,
các nước thành viên cần phải có sự hỗ trợ, viện trợ theo những điều kiện sau đây:

Thứ nhất, nếu một quốc gia trong Liên hiệp Pháp bị công kích và xin cứu viện,
những nước thành viên khác sẽ giúp đỡ trong phạm vi Hiến pháp và tùy theo điều kiện
của nước mình.

Thứ hai, nếu một quốc gia trong Liên hiệp Pháp gây ra chiến tranh trái với luật
pháp quốc tế, những nước hội viên khác không bắt buộc phải chịu nghĩa vụ nói trên.

Những quan điểm đó thể hiện sự cứng rắn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trong việc cần có sự độc lập về quân sự trong Liên hiệp, đồng thời sử dụng những
luận điểm vừa mềm dẻo khôn khéo vừa đủ “cứng” để thể hiện thái độ không tánh
thành của mình.

V. VẤN ĐỀ KINH TẾ - TÀI CHÍNH VÀ VĂN HÓA

Việt Nam mong muốn trở thành quốc gia độc lập, không đặt dưới sự bảo hộ của
Pháp, có sự hợp tác tự do, bình đẳng giữa các quốc gia về mọi mặt nhưng Chính phủ
Việt Nam vẫn sẽ đảm bảo cho Pháp một số những quyền lợi nhất định về kinh tế, văn
hóa ở Việt Nam. Việc Việt Nam độc lập về mặt thể chế chính trị sẽ không ảnh hưởng
đến các quyền lợi về kinh tế cũng như văn hoá của chính phủ Pháp. Ngoài ra, Việt
Nam sẽ bảo vệ tài sản của người Pháp, giữ quyền mua lại các sản nghiệp có liên quan
đến quốc phòng, đáp ứng những quyền lợi tối thiểu giữa các quốc gia nhằm duy trì
một sự hợp tác, gắn kết nhất định.

Cùng với đó, phía Việt Nam tán thành với đề nghị sử dụng tiếng Pháp là tiếng nói
thông dụng trong Liên Bang Đông Dương nhưng Việt Nam - một nước từng sống dưới
sự bảo hộ của chính quyền phương Bắc hơn 1000 năm vẫn duy trì, phát triển ngôn ngữ

12
riêng của dân tộc mà cha ông để lại. Do đó, với mong muốn là quốc gia độc lập, Việt
Nam cũng mong muốn sử dụng tiếng nói dân tộc của chính nước mình, không chấp
thuận đề nghị rằng tiếng Pháp sẽ trở thành ngôn ngữ bắt buộc của nước Việt Nam.

VI. VẤN ĐỀ NAM BỘ

Tại Hội nghị trù bị tại Đà Lạt, phó đoàn Việt Nam Võ Nguyên Giáp tuyên bố :
“ Ngày nào Nam Bộ còn bị tách khỏi Việt Nam thì ngày ấy mỗi người dân Việt Nam
còn không ngừng dốc hết nghị lực của mình vào cuộc đấu tranh để đưa Nam Bộ về
trong lòng Tổ Quốc” . Sang đến Hội nghị Fontainebleau, phía Việt Nam vẫn nhất quán
quan điểm vấn đề Nam Bộ nhưng phía Pháp đòi phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau
đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (thống nhất với Trung và Bắc Kỳ). Điểm gây nhiều tranh luận nhất
là Chính phủ Pháp từ đầu tháng 6/1946 đã đơn phương tán thành việc Cao ủy
D’Argenlieu thành lập cái gọi là “Cộng hòa Nam Kỳ tự trị” tách rời khu vực này khỏi
những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung, công bố vào ngày 1/6/1946 tại Sài
Gòn cái gọi là “Chính Phủ cộng hòa Nam kỳ tự trị” do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm
“Thủ tướng”. Ngày 5/6/1946, Chính phủ Pháp do Bộ trưởng Thuộc địa M. Moutet
chấp thuận hành xử của D’Argenlieu nhằm đặt vấn đề Nam kỳ vào sự đã rồi và gây áp
lực cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong đàm phán. Tại Nam Kỳ, Đại tá
Cédile - đại diện Cộng hòa Pháp liền ký với “Tân Thủ tướng Thinh” hiệp ước nhìn
nhận Nam kỳ là một xứ tự do, riêng biệt trong “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp.

Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, của Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và Quốc hội Việt Nam trước sau như một vẫn là kiên quyết giành cho được
độc lập và thống nhất đất nước. Lập trường đó được thể hiện trong lời tuyên bố tại
Paris ( 7/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt
của thịt Việt Nam”. Độc lập tự do luôn gắn liền với thống nhất đất nước, do đó Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết chống lại âm mưu chia cắt Nam Bộ ra
khỏi Việt Nam của thực dân Pháp như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định :
“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
song chân lý ấy không bao giờ có thể thay đổi”.

13
Quan điểm của phái đoàn Việt Nam căn cứ vào một điều khoản của Hiệp định Sơ
bộ 6/3/1946, nghĩa là khoản trưng cầu dân ý, bắt buộc phải ấn định rõ ràng cách thức
tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Nhưng phía Pháp lại nói cuộc trưng cầu dân ý chưa mở
được trước khi trật tự Nam Bộ được khôi phục lại.

Giữa lúc Hội nghị diễn biến giằng co vẫn không đạt được sự đồng thuận của cả hai
bên, ngày 1-8-1946, mặc dù Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp Moutet đã khuyên cần phải
thận trọng nhưng Cao ủy Đô đốc D'Argenlieu vẫn triệu tập một Hội nghị Liên bang
Đông Dương gồm đại diện Nam Kỳ, Tây Nguyên, Lào, Campuchia và Nam Trung Kỳ
họp tại Đà Lạt. Trước hành động ngang ngược, khiêu khích đó, ngày 2-8-1946,
Trưởng đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng đã tuyên bố tạm ngừng Hội nghị cho đến khi
phía Pháp giải thích về sự kiện ở Đà Lạt.

Đến ngày 9-9, phía Pháp đưa ra dự thảo Hiệp định tạm thời với những điểm chưa
được thỏa thuận và không đề cập đến vấn đề Nam Bộ. Đoàn Việt Nam không chấp
nhận dự thảo này.

Chiều ngày 10-9-1946, hai phái đoàn gặp nhau để ký Tạm ước Việt - Pháp. Trưởng
phái đoàn Việt Nam yêu cầu Pháp ấn định chắc chắn thời điểm và cách thức thực hiện
cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ trước khi ký Tạm ước, phía Pháp không trả lời nên
phái đoàn Việt Nam rời phòng họp. Như vậy là Hội nghị Fontainebleau 1946 chính
thức tan vỡ.

Trong các cuộc đàm phán Việt - Pháp từ sau Hiệp định Sơ Bộ 6/3/1946, về phía
Chính Phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đại diện
hơn 20 triệu đồng bào cả nước luôn cho rằng Nam bộ là trái tim của Việt Nam, là bộ
phận không thể tách rời của nước Việt Nam độc lập và tống nhất. Chính vì thế trong
những ngày là thượng khách của nước Pháp, lập trường của Người là không để Pháp
chia cắt Nam Bộ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, mong muốn ở Chính Phủ Pháp có một sự
thành thật trong cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến tranh ở Nam Bộ, để đẩy lùi
nguy cơ chiến tranh và nhìn nhận sự thống nhất, độc lập thật sự của Việt Nam. Tuy
nhiên từ Hội nghị trù bị tại Đà Lạt đến Hội nghị Fontainebleau, phía phái đoàn Pháp

14
luôn ngoan cố với âm mưu chia cắt Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, biến vùng đất này
thành một thuộc địa trực trị của Pháp như trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

VII. TẠM ƯỚC VIỆT - PHÁP 14/9/1946

Ngày 12/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra dự án nghị định thư gồm 11 điểm
với một số nhân nhượng.
Ngày 13/9/1946, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng và phần lớn thành viên phái đoàn
rời Paris về nước. Để cứu vãn tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nán lại Paris thêm vài
ngày.

Bác chủ động gặp Thủ tướng Pháp George Bidault và trực tiếp đàm phán với Bộ
trưởng Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet một văn bản thỏa thuận trong ngày
14/9/1946.

Đến 1h sáng ngày 15/9/1946, tại nhà riêng của ông Moutet, Hồ Chủ tịch và Bộ
trưởng Moutet đã ký bản Tạm ước (modus vivendi) 14/9/1946 gồm 11 điều khoản có
tính chất nguyên tắc và sau này sẽ được hai bên tiếp tục đàm phán cụ thể hóa.

Tạm ước 14/9/1946 quy định hai bên sẽ tiếp tục cuộc đàm phán chậm nhất là tháng
1/1947, sẽ cùng ấn định thể thức trưng cầu dân ý ở Nam Bộ và đảm bảo các quyền tự
do, dân chủ ở Nam Bộ. Tạm ước 14/9/1946, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/1946,
chứa đựng những nhân nhượng cao nhất về kinh tế, thương mại mà Chính phủ Việt
Nam có thể dành cho Pháp.

Sáng 16/9/1946, Hồ Chủ tịch rời Paris đi cảng Toulons và lên tàu Dumont
d’Urville về Việt Nam ngày 19/9/1946.

Với thiện chí mong muốn duy trì kênh liên lạc, tiếp xúc trực tiếp với chính phủ
Pháp, Hồ Chủ tịch cử một Phái đoàn đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ở lại Paris do ông Hoàng Minh Giám làm Trưởng đoàn, và gồm các ông Dương Bạch
Mai và Trần Ngọc Danh. Có thể coi đây là Cơ quan đại diện ngoại giao đầu tiên của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở ngoài nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ định.

Với dã tâm quyết lập lại chế độ thực dân lỗi thời ở Việt Nam, chính quyền thực
dân Pháp ở Đông Dương không ngừng gia tăng các hoạt động khiêu khích, gây chiến
nên chỉ hơn ba tháng sau khi được ký kết, Tạm ước 14/9/1946 đã bị phá bỏ, nhân dân

15
Việt Nam buộc phải đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược trên phạm vi cả nước.

VIII. ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Đánh giá
a. Tầm quan trọng của Hội nghị Fontainebleau 1946
Hội nghị Fontainebleau là sự kiện quan trọng trong quá trình đấu tranh giành
độc lập của Việt Nam. Tại hội nghị Fontainebleau, Việt Nam cũng đã đưa ra một bản
tuyên ngôn độc lập để khẳng định ý chí độc lập của đất nước và đề nghị Pháp công
nhận chủ quyền của Việt Nam trên đất nước của mình. Điều này một lần nữa khẳng
định ý chí sắc son vì một nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Nhưng sự bất đồng trong
kỳ vọng giữa hai bên đã khiến hội nghị bất thành, quân Việt Minh của ta buộc phải
quyết định chuyển hướng sang chiến lược vũ trang và chuẩn bị tiến hành cho một
cuộc kháng chiến chống lại Pháp trong tương lai.

Tầm quan trọng của hội nghị Fontainebleau còn được thể hiện qua việc tạo ra
sự đồng tình và ủng hộ từ phía các quốc gia đang tự do và phát triển ở châu Á, như Ấn
Độ, Trung Quốc và Indonesia. Những nước này đều đã đặt niềm tin vào khả năng độc
lập của Việt Nam và hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh độc lập của Việt Nam. Đây cũng
chính là một thắng lợi lớn của nước Việt Nam trong công cuộc xây dựng niềm tin với
các quốc gia trên toàn thế giới đặc biệt là các nước trong phong trào giải phóng dân tộc.

b. Mục đích của Hội nghị


*Việt nam

Đạt được sự công nhận độc lập:


Việt Nam chứng tỏ rằng đất nước ta có thể tự quản lý và tự trị và là một quốc
gia độc lập trên trường quốc tế. Bằng cách đạt được sự thừa nhận độc lập, Việt Nam có
thể khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế và nâng cao uy tín của mình
trên trường quốc tế.
Đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là của các quốc
gia phương Tây:

16
Việt Nam muốn được những nước phát triển hỗ trợ về kinh tế, thương mại, giáo
dục và văn hóa. Việt Nam cũng muốn hợp tác với các quốc gia trên thế giới để xây
dựng một nền kinh tế phát triển, cải thiện đời sống nhân dân và giảm bớt sự phụ thuộc
vào chính quyền Pháp.
Đưa ra các đề xuất về chính sách kinh tế và giáo dục dành cho quốc gia:
Việt Nam muốn tăng cường năng lực kinh tế và giáo dục của mình để phát triển
một cách bền vững và có lợi cho nhân dân Việt Nam. Đồng thời, nước ta cũng muốn
được chính quyền Pháp hỗ trợ trong việc xây dựng các chương trình giáo dục và nâng
cao năng lực của người dân.
Đạt được sự hỗ trợ từ các chính phủ phương Tây trong việc giải quyết các
vấn đề bất đồng với chính quyền Pháp:
Việt Nam muốn được các nước phương Tây hỗ trợ và giúp đỡ để đạt được sự
công nhận độc lập của mình, đồng thời giải quyết các vấn đề khác như xóa bỏ các luật
pháp và chính sách phụ thuộc đối với Việt Nam.
Tìm kiếm một giải pháp đúng đắn và bảo đảm cho quyền tự trị của mình:
Việt Nam muốn có sự đồng ý từ chính quyền Pháp để tự quản lý và tự trị một
cách trọn vẹn và không bị can thiệp từ bên ngoài. Ta muốn đưa ra các đề xuất và chính
sách để phát triển các ngành kinh tế, giáo dục và văn hóa của mình và được hỗ trợ từ
các quốc gia phương Tây.

*Pháp

Tìm kiếm giải pháp để duy trì sự thống trị của mình tại Đông Dương:
Khi tham gia hội nghị, Pháp đã nhận thấy rằng nước này đang phải đối mặt với
những thách thức lớn trong việc kiểm soát và duy trì sự thống trị của mình tại Đông
Dương. Trong bối cảnh thời gian này, Việt Nam đã đòi độc lập và quyền tự trị, điều
mà Pháp không chấp nhận. Vì vậy, Pháp cần phải tìm ra giải pháp để duy trì được sự
thống trị và ổn định tại khu vực Đông Dương. Đây là một trong những mục đích chính
của Pháp khi tham gia hội nghị Fontainebleau.
Tìm kiếm một giải pháp đối với tình hình kinh tế khó khăn:
Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
Pháp, đặc biệt là về mặt kinh tế. Việc chiến tranh kéo dài đã đẩy nền kinh tế của Pháp

17
vào tình trạng khủng hoảng, khiến cho nhiều tài nguyên và cơ sở hạ tầng bị phá hủy
hoặc suy giảm. Để giải quyết vấn đề này, Pháp cần tìm kiếm một giải pháp tối ưu để
phục hồi kinh tế và đủ sức chi trả các chi phí liên quan đến việc kiểm soát và duy trì sự
thống trị tại khu vực Đông Dương.
Ngoài ra, Pháp còn hy vọng rằng cuộc hội nghị Fontainebleau có thể giúp họ
đạt được mục tiêu quan trọng khác, đó là:
Pháp muốn khiến Việt Nam đồng ý với các điều kiện mà họ đưa ra, cũng như
mở ra một kênh đối thoại và hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
chính trị trong khu vực.
Mục đích của Pháp khi tham gia hội nghị Fontainebleau đa dạng và rất phức tạp,
liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như quân sự, chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, có thể
khẳng định rằng, mục đích chính của Pháp khi tham gia hội nghị Fontainebleau là tìm
kiếm một giải pháp hợp lý để duy trì sự thống trị của mình tại Đông Dương mà vẫn
đáp ứng được yêu cầu kinh tế và tài chính của mình.

2. Thái độ của các nước tham gia


Sau hội nghị Fontainebleau, thái độ của Việt Nam và Pháp đã có những chuyển biến
đáng kể.
Việt Nam: Sau khi thất bại trong việc đòi Pháp công nhận chủ quyền của Việt
Nam, Việt Nam đã quyết định chuyển đổi hoạt động đấu tranh từ đòi hỏi độc lập sang
đòi hỏi chấm dứt chiến tranh và hợp tác với Pháp trong việc xây dựng một Việt Nam
độc lập và phát triển.
Pháp: Sau hội nghị Fontainebleau, Pháp cũng đã có những chuyển biến đáng kể
trong thái độ của mình. Pháp đã chấp nhận chính thức đàm phán với Việt Nam và đề
xuất một bản hiệp định với Việt Nam vào năm 1946. Tuy nhiên, Pháp hiểu rằng Việt
Nam chỉ được coi là một trong những thực thể của Liên bang Đông Dương và chiến
tranh tiếp tục diễn ra.

3. Bài học kinh nghiệm


Hội nghị Fontainebleau được diễn ra với sự tham gia của các đại diện của Việt
Nam và Pháp, được dẫn đầu bởi những người lãnh đạo có uy tín nhất của hai nước.

18
Tuy nhiên, cuộc hội nghị này đã không đạt được kết quả như mong đợi và đã đưa ra
nhiều bài học cho các bên liên quan:

Sự cần thiết của một chính phủ độc lập và tự chủ để thay thế cho sự kiểm soát
của đế quốc.
Điều này giúp xác định quyền lực và trách nhiệm của chính phủ trong việc xây
dựng đất nước, cũng như đề ra một kế hoạch và chiến lược cho quốc gia. Đây là một
phần thiết yếu trong việc xây dựng một quốc gia độc lập.

Quyết tâm kiên trì và sự đoàn kết là rất quan trọng.


Điều này được thể hiện ở Hội nghị Fontainebleau, khi dân tộc Việt Nam đã
đứng vững bên nhau để đàn áp mọi động thái của Pháp. Sự đoàn kết như vậy là cần
thiết để đạt được mục tiêu giành độc lập và xây dựng đất nước.

Đấu tranh giành độc lập là một quá trình dài


Đây là điều mà không thể đạt được chỉ trong một ngày. Đòi hỏi sự kiên trì và
quyết tâm của dân tộc trong nhiều thế hệ. Tuy nhiên, những nỗ lực đó sẽ mang lại cho
quốc gia cơ hội phát triển hơn và giúp giành lại những quyền lợi mà đế quốc đã cướp
đi
Tôn trọng quan điểm và lợi ích của các bên
Kết quả của Hội nghị Fontainebleau đã chứng minh rằng đối với cuộc đàm phán
thì tôn trọng quan điểm của các bên là vô cùng quan trọng. Pháp mong muốn giữ lại
kiểm soát đối với Việt Nam như một phần của lãnh thổ của nó, trong khi người Việt
Nam muốn độc lập và kiểm soát tuyệt đối đối với quốc gia của họ. Các bên đã không
thể đạt được một thỏa thuận nào vì họ không thể chấp nhận quan điểm và lợi ích của
đối phương.

19
KẾT LUẬN

Sự chênh lệch kỳ vọng hai bên quá lớn đã khiến cho mâu thuẫn trong đàm phán
được đẩy lên cao. Hội nghị Fontainebleau tuy không gây được tiếng vang lớn trên bàn
đàm phán về những thỏa thuận giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp nhưng lợi ích
gián tiếp mà nó mang lại đã tác động trực tiếp vào nội bộ của chính giới Pháp, nhân
dân tiến bộ trên cả đất Pháp và thế giới. Như vậy, theo quan điểm của mỗi chúng ta,
Fontainebleau có thực sự là một cuộc đàm phán thất bại? Việt Nam đã bỏ lỡ hay nắm
bắt cơ hội qua Hội nghị này? Mong rằng nội dung nghiên cứu trên sẽ phần nào giúp
chúng ta tháo gỡ được những khúc mắc về Hội nghị.

Với mong muốn mang lại những kiến thức, cơ sở tài liệu nhằm phục vụ cho việc
học tập, nhóm 02 đã tập trung nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn tài liệu để có thể
cung cấp, đem đến nội dung chính xác và uy tín nhất. Dù quá trình làm việc diễn ra
nghiêm túc và cẩn thận, nhóm cũng không tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm
rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá chân thành từ phía thầy cô và các bạn. Đây sẽ
là bài học kinh nghiệm quý báu, giúp cho những sản phẩm tiếp theo của nhóm được
hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 02

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Biên niên ngoại giao Việt Nam (1945 - 1985), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.
2. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị Quốc gia, H.2002.
3. Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940-2010, NXB Chính trị
quốc gia.
4. 65 năm Ngoại giao Việt Nam
5. Vũ Dương Huân, Phạm Văn Đồng và Ngoại giao Việt Nam, NXB Chính trị Quốc
gia.
6. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập I (1930-1954), NXB Chính trị Quốc gia Sự
thật
7. Đỗ Hoàng Linh, Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946, Nghiên cứu quốc
tế, 2/10/2016.
https://nghiencuuquocte.org/2016/10/02/hoi-nghi-fontainebleau-1946/
8. Từ Hội nghị Fontainebleau đến Tạm ước 14/9 - giải pháp ngoại giao lúc nửa đêm,
HPnews.
https://haiphongnews.gov.vn/vn/hoat-dong-doi-ngoai/tu-hoi-nghi-fontainebleau-den-
tam-uoc-149-giai-phap-ngoai-giao-luc-nua-dem-ct1391.html
9. Tạ Quang Bửu tại Hội nghị Fontainebleau 1946, Nông nghiệp Việt Nam
https://nongnghiep.vn/ta-quang-buu-tai-hoi-nghi-fontainebleau-1946-d247346.html

21

You might also like