You are on page 1of 20

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

BÁO CÁO
MÔ PHỎNG HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO 1951

Học phần : Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại


Lớp : LSQHQTHĐ-49-QHQT.2_LT
Nhóm : 03

Hà Nội – 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3

NỘI DUNG ....................................................................................................... 4

I – BỐI CẢNH THẾ GIỚI 1950-1951.......................................................... 4

II – CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO 1951 .... 5

1. Vấn đề Hoà bình .................................................................................. 5

2. Vấn đề Lãnh thổ .................................................................................. 5

3. Vấn đề An ninh .................................................................................... 7

4. Vấn đề Kinh tế ..................................................................................... 8

5. Vấn đề Bồi thường chiến phí ............................................................... 9

6. Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật 8/9/1951 .............................................. 10

III – ĐÁNH GIÁ HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO 1951 ............................ 12

1. Các vấn đề còn tồn đọng .................................................................... 12

2. Tầm quan trọng của Hội nghị ........................................................... 12

3. Thái độ của các nước ......................................................................... 13

4. Tác động/Ảnh hưởng đến trật tự thế giới và quan hệ quốc tế ......... 14

5. Rút ra bài học kinh nghiệm ............................................................... 15

KẾT LUẬN .................................................................................................... 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 18

DANH SÁCH THÀNH VIÊN........................................................................ 20

2
LỜI MỞ ĐẦU
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã kết thúc với thắng lợi của phe
Đồng minh và đầu hàng của phe Phát xít. Các hội nghị nhằm giải quyết vấn đề
chiến tranh và thiết lập trật tự thế giới mới đã lần lượt diễn ra từ năm 1945 như
Hội nghị Yalta (2/1945), Hội nghị Potsdam (7-8/1945). Trong khi vấn đề nước
Đức đã được thoả thuận và giải quyết, thì vấn đề kết thúc chiến tranh với Nhật
Bản vẫn chưa được giải quyết xong. Do đó, đầu tháng 9/1951, theo lời mời của
Chính phủ Mỹ, các quốc gia trước kia đã từng tham gia hay có liên hệ tới cuộc
chiến chống xâm lược Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai đã tham dự một Hội nghị
hòa bình để thảo luận về vấn đề chấm dứt tình trạng chiến tranh và tái lập bang
giao với Nhật Bản.
Đó chính là Hội nghị San Francisco, tổ chức từ ngày 4 – 8/9/1951, bàn về
việc ký các hòa ước hòa bình với Nhật Bản. Hội nghị diễn ra tại War Memorial
Opera House, thành phố San Francisco, Mỹ. Thành phần tham gia gồm đại diện
của 51 quốc gia. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam đại diện cho Việt Nam do Thủ
tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu làm trưởng đoàn được mời tham gia hội
nghị. Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Triều Tiên không được mời
tham dự. Ấn Độ, Miến Điện từ chối tham gia Hội nghị.
Trong Hội nghị này, nội dung chính là thảo luận bản dự thảo hòa ước do
hai nước Mỹ và Anh đã đề xuất ngày 12/7/1951. Đồng thời, Mỹ cũng muốn kí
riêng với Tokyo một hiệp ước song phương về các nguyên tắc quan hệ.
Hội nghị San Francisco 1951 là một hội nghị quan trọng nhưng thông tin,
tài liệu về hội nghị này bằng tiếng Việt khó tìm kiếm và không có nhiều. Nhưng
với mong muốn đưa đến cho các bạn một cái nhìn tổng thể và khách quan, đồng
thời muốn giúp các bạn biết được, hiểu được những vấn đề trong hội nghị, nhóm
03 đã cố gắng tiếp cận những nguồn tài liệu khác nhau bằng cả tiếng Anh, tiếng
Nhật và tiếng Việt.
Tuy nhiên, sự thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực hiện bài tập là điều
khó tránh khỏi. Do đó, nhóm xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và
các bạn, để rút kinh nghiệm và sẵn sàng sửa đổi. Nhóm 03 mong rằng bản báo
cáo này là một tài liệu có ích cho các bạn trong quá trình học tập.

3
NỘI DUNG
I – BỐI CẢNH THẾ GIỚI 1950-1951
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều bước chuyển
to lớn, tác động mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế và trật tự thế giới. Trong những năm
1950-1951, các nước Đông Âu, Liên Xô đã dần khôi phục lại đất nước trong thời
kì hậu chiến. Cũng trong giai đoạn ấy, các nước tư bản chủ nghĩa cũng thực hiện
những biện pháp nhằm khôi phục đất nước sau chiến tranh. Đặc biệt, với sự phát
triển mạnh mẽ, nền kinh tế đứng đầu thế giới, Mĩ đã viện trợ cho các quốc gia
Tây Âu, Nhật Bản.
Do sự mâu thuẫn về ý thức hệ, quan hệ giữa hai khối xã hội chủ nghĩa
(đứng đầu là Liên Xô) và tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Mĩ) trở nên đối đầu căng
thẳng. Cuộc Chiến tranh lạnh đã nổ ra và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình hình
thế giới, đặc biệt là sau khi Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949.
Mĩ đã thiết lập liên minh quân sự NATO, còn Liên Xô đã thành lập Hội đồng
tương trợ kinh tế SEV. Đến 1950, Chiến tranh lạnh đã từ châu Âu dần lan sang
châu Á.
Tình hình các nước Châu Á trong giai đoạn này cũng xảy ra nhiều biến
động lớn. Sự ra đời của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1949 đã xác lập hình
thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Cùng với việc để mất
Trung Hoa Dân Quốc và lo ngại về sự mở rộng của phe xã hội chủ nghĩa, Mĩ
muốn đặt quan hệ với Nhật Bản nhằm phục vụ cho những toan tính của mình ở
khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quá trình bình thường hoá với Nhật Bản là
khâu chủ yếu trong một chuỗi những nỗ lực nhằm bù đắp lại việc để “mất Trung
Quốc” của Mĩ.
Thời điểm 1950 – 1951 tại châu Á đang diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Thực chất đây là cuộc chiến tranh uỷ nhiệm giữa Mĩ và Liên Xô. Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa đã tham gia vào cuộc chiến tranh này với tư cách “kháng Mĩ viện
Triều”. Đây là một lý do quan trọng khiến Trung Quốc không được mời tham dự
Hội nghị San Francisco 1951. Trung Hoa Dân Quốc đã mất đi tính chính danh,
còn Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thì lại đang trực tiếp đối đầu với Mĩ tại bán
đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, Nhật Bản đi ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư
cách là một nước bại trận, hoàn toàn đầu hàng vào năm 1945. Tuy nhiên, sau 6
năm khôi phục đất nước, Nhật Bản đã có sự phục hồi và đi vào ổn định lại đất
nước. Nhật muốn thiết lập lại quan hệ hoà bình với các nước Đồng minh. Đến

4
năm 1951, những vấn đề mà Nhật Bản đã gây ra trong chiến tranh thế giới thứ
hai, việc bồi thường chiến phí hay việc trao trả những vùng đất bị Nhật chiếm
đóng được đưa vào đàm phán, thỏa thuận trong Hội nghị San Francisco.
Ngoài ra, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh cũng đang diễn ra mạnh
mẽ.
II – CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO 1951
1. Vấn đề Hoà bình
Trong hiệp ước có rất nhiều vấn đề được đưa ra và một trong những vấn đề
quan trọng nhất là vấn đề hoà bình. Vấn đề hoà bình được đề cập đến ngay từ
chương I của bản Hiệp ước:
a) Tình trạng chiến tranh giữa Nhật Bản và mỗi cường quốc đồng minh
chấm dứt kể từ ngày Hiệp ước hiện tại có hiệu lực giữa Nhật Bản và cường quốc
đồng minh liên quan.
b) Các cường quốc đồng minh công nhận toàn bộ chủ quyền của nhân dân
Nhật Bản đối với Nhật Bản và các vùng lãnh hải của nước này.
Vấn đề hoà bình là vấn đề quan trọng nhất trong bản hiệp ước, là mong
muốn của các quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản để chấm dứt tình trạng chiến tranh,
cải thiện mối quan hệ trong quan hệ quốc tế; dựa trên nguyên bình đẳng về chủ
quyền, thúc đẩy hợp tác trong hiệp hội hữu nghị để thúc đẩy phúc lợi chung của
họ, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
2. Vấn đề Lãnh thổ
Về vấn đề này, tại Điều 2 (Chương II) Trong Dự thảo Hòa ước (trình phiên
họp toàn thể) có ghi:
a) Nhật Bản, công nhận nền độc lập của Triều Tiên, từ bỏ mọi quyền, danh
nghĩa và đòi hỏi đối với Triều Tiên, kể cả các quần đảo Quelpart, Port Hamilton
và Dagelet.
b) Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với Đài Loan và
quần đảo Bành Hồ.
c) Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Kurile,
đảo Sakhalin và quần đảo nằm sát Nhật Bản, mà Nhật Bản đã giành được chủ
quyền theo Hiệp ước Portsmouth ngày 5 tháng 9 năm 1905.
[…]

5
f) Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo
Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Theo đó, Hiệp ước không nói rõ sẽ trao trả hay công nhận những vùng lãnh
thổ đó thuộc về quốc gia nào. Riêng đối với vấn đề lãnh thổ của quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, ngày 15/8/1951, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa – Chu Ân Lai đã tuyên bố về Dự thảo Hiệp ước như sau: “Dù xét về
thủ tục mà Hoà ước chuẩn bị hay về nội dung, ta thấy dự thảo Hoà ước mà Anh
– Mĩ đề xuất trắng trợn vi phạm các thoả thuận quốc tế quan trọng, mà Anh – Mĩ
đều là phe khế ước. Vi phạm thoả thuận theo Tuyên cáo Cairo, Thoả ước Yalta và
Tuyên bố Potsdam. Dự thảo Hoà ước chỉ quy định là Nhật Bản sẽ khước từ đối
với Đài Loan và Bành Hồ, cũng quy định rằng Nhật Bản sẽ từ bỏ tất cả các yêu
sách đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng không nói gì tới vấn đề
khôi phục chủ quyền. Thật ra, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa luôn luôn là
lãnh thổ của Trung Quốc. Cho dù Dự thảo Hoà ước của Anh – Mỹ có chứa các
điều khoản về vấn đề này hay không và không quan trọng các điều khoản này viết
như thế nào, chủ quyền của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa không hề bị ảnh hưởng.”1
Về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đại diện phái đoàn
Quốc gia Việt Nam được mời tham dự là Trần Văn Hữu đã phát biểu: “Và để dập
tắt những mầm mống bất hoà, chúng tôi xin khẳng định chủ quyền của chúng tôi
trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa đến nay vẫn là một bộ phận
lãnh thổ của Việt Nam.”2 Không có đại biểu nào tham gia Hội nghị bình luận về
lời phát biểu này và đã được ghi vào biên bản.
Tuyên bố trên của phái đoàn Việt Nam nhằm lợi dụng tất cả mọi cơ hội trên
diễn đàn quốc tế để xác nhận và khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây cũng là một trong những
cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở Hoàng Sa,
Trường Sa hiện nay ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế.
Tại Điều 3 (Chương II), Nhật Bản đồng ý với đề xuất đặt Nansei Shoto ở
phía Nam 29 vĩ độ Bắc (bao gồm Quần đảo Ryukyu và Quần đảo Daito),
Nanpo Shoto ở phía Nam Sofu Gan (bao gồm Quần đảo Bonin, Đảo Rosario và

1
Nguyễn Việt Long, “Hoàng Sa, Trường Sa: Các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý chính - Tập 1 (Thế kỉ
XV – 2000)”, NXB Trẻ, 2013, tr.118
2
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 132

6
Quần đảo Kazan) và Parece Vela và Đảo Marcus dưới sự ủy thác của Liên hợp
quốc và Mỹ.
Và cũng tại Hội nghị này, nhằm lợi dụng cục diện đối đầu trong Chiến tranh
lạnh, sự tranh giành thế lực ở nhiều nơi trong đó có biển Đông, Liên Xô đã đề
nghị trao hai quần đảo trên cho Trung Quốc nhưng đã bị bác bỏ. Liên Xô cũng
phản ứng gay gắt với việc Nhật từ bỏ mọi quyền đối với Kurile và Sakhalin nhưng
lại không đề cập tới việc trao trả cho Liên Xô ở các quần đảo trên.
3. Vấn đề An ninh
Vấn đề này được đề cập tại chương III của bản Hiệp ước với những điều
khoản cụ thể sau:
Điều 5:
(a) Nhật Bản chấp nhận các nghĩa vụ quy định tại Điều 2 của Hiến chương
Liên Hợp Quốc, và đặc biệt là các nghĩa vụ:
i. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình sao
cho không đe doạ tới hòa bình, an ninh và công lý quốc tế;
ii. Kiềm chế trong quan hệ quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc
gia nào hoặc theo bất kỳ cách nào khác không phù hợp với Nguyên
tắc của Liên Hợp Quốc;
iii. Hỗ trợ đầy đủ cho bất kỳ hành động nào mà Liên Hợp Quốc thực
hiện theo Hiến chương, và không hỗ trợ bất kỳ quốc gia nào mà Liên
Hợp Quốc có thể thực hiện hành động ngăn chặn hoặc cưỡng chế.
(b) Các nước Đồng minh xác nhận sẽ tuân theo các nguyên tắc của Điều 2
Hiến chương Liên Hợp Quốc trong quan hệ với Nhật Bản.
(c) Các nước Đồng minh công nhận rằng Nhật Bản có quyền tự vệ cá nhân
hoặc tập thể cố hữu được đề cập trong Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc
và Nhật Bản có thể tự nguyện tham gia vào các thỏa thuận an ninh tập thể.
Điều 6:
(a) Tất cả các lực lượng chiếm đóng của Đồng minh sẽ rút khỏi Nhật Bản
càng sớm càng tốt sau khi Hiệp ước này có hiệu lực, trong mọi trường hợp không
muộn hơn 90 ngày sau khi Hiệp ước có hiệu lực. Tuy nhiên, các quy định của
Điều này sẽ không ngăn cản sự hiện diện hoặc duy trì của các lực lượng vũ trang
nước ngoài trên lãnh thổ Nhật Bản theo kết quả của bất kỳ thỏa thuận song

7
phương hay đa phương nào đã hoặc có thể đạt được giữa một hoặc nhiều Đồng
minh với Nhật Bản.
(b) Các điều khoản trong Điều 9 của Tuyên bố Potsdam ngày 26 tháng 7
năm 1945, liên quan đến việc các lực lượng quân sự Nhật Bản trở về quê hương
của họ, trong phạm vi chưa hoàn thành, sẽ được thực hiện.
(c) Tất cả tài sản của Nhật Bản chưa được bồi thường, được cung cấp để
sử dụng bởi lực lượng chiếm đóng và vẫn thuộc sở hữu của lực lượng chiếm đóng
khi Hiệp ước này có hiệu lực, sẽ được trả lại cho Chính phủ Nhật Bản trong cùng
thời hạn 90 ngày, trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên.
4. Vấn đề Kinh tế
Vấn đề kinh tế tại hội nghị này không được đề cập tới nhiều, chủ yếu là
vấn đề quan hệ thương mại, hàng hải.
Tại Điều 9 của chương (IV) trong bản Hiệp ước: “Nhật Bản sẽ nhanh chóng
tham gia đàm phán với các Đồng minh mong muốn ký kết các hiệp định song
phương và đa phương để điều chỉnh quy định hoặc hạn chế đánh bắt cá cũng như
bảo tồn và phát triển nghề cá trên biển.”
Điều 12 của hiệp ước cũng chỉ ra rằng, Nhật Bản đồng ý trao cho Đồng
minh một số quyền lợi về thương mại:
a) Nhật Bản tuyên bố sẵn sàng đàm phán với mọi Đồng minh để ký kết các
hiệp ước hoặc hiệp định nhằm thiết lập các mối quan hệ thương mại, hàng hải và
các mối quan hệ thương mại khác trên cơ sở ổn định và thân thiện
b) Trong vòng bốn năm kể từ ngày Hiệp ước này có hiệu lực lần đầu tiên,
trước khi ký kết Hiệp ước hoặc Hiệp định liên quan:
1) Nhật Bản sẽ dành cho mỗi Đồng minh, công dân, sản phẩm và tàu thuyền
của mỗi Đồng minh: nguyên tắc Tối huệ quốc (most-favored-nation treatment)
và nguyên tắc Đối xử quốc gia (national treatment) liên quan đến xuất nhập khẩu
hàng hóa hoặc các khoản thuế, phí, hạn chế và các quy định khác liên quan đến
xuất nhập khẩu hàng hóa […]
2) Đảm bảo rằng việc mua bán nước ngoài của các doanh nghiệp thương
mại nhà nước Nhật Bản chỉ dựa trên các cân nhắc thương mại. […]
Các công ty tư bản độc quyền của Nhật Bản tái lập, kinh doanh, kinh tế
phát triển với sự đầu tư của Mỹ.

8
Trong số 13 khoản tu chính Liên Xô đưa ra cũng có một điều khoản liên
qua đến vấn đề kinh tế: phát triển kinh tế phục vụ hòa bình cùng với ngoại thương
và hàng hải của Nhật Bản.
Từ những điều khoản trên ta có thể thấy được rằng, vấn đề kinh tế ở đây
không quá được chú trọng, hơn nữa, đây là hòa ước do Mĩ đề ra nên có thể thấy
được rằng, Mĩ đang muốn biến Nhật Bản trở thành một trụ cột kinh tế để tiến vào
khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
5. Vấn đề Bồi thường chiến phí
Nhật Bản là một trong những quốc gia thua cuộc trong Thế chiến II và phải
chịu trách nhiệm bồi thường chiến phí cho các nước đồng minh. Theo điều 14
trong Hiệp ước hòa bình San Francisco 1951, Nhật Bản phải trả tiền bồi thường
cho các cường quốc Đồng minh vì những thiệt hại và đau khổ đã gây ra trong
chiến tranh. Vì vậy Nhật Bản nhanh chóng tham gia đàm phán với các cường
quốc Đồng minh, những quốc gia có lãnh thổ đã bị Nhật Bản chiếm đóng và bị
Nhật Bản gây thiệt hại, với mục đích hỗ trợ bồi thường cho các quốc gia đó chi
phí sửa chữa thiệt hại đã xảy ra, bằng cách sẵn sàng cung cấp dịch vụ của người
Nhật Bản trong sản xuất, cứu hộ và các công việc khác. Những thoả thuận như
vậy sẽ tránh được việc áp dụng các trách nhiệm pháp lý bổ sung đối với các cường
quốc Đồng minh khác và việc sản xuất nguyên liệu thô sẽ được cung cấp bởi các
cường quốc Đồng minh để không tạo ra bất kì gánh nặng ngoại hối nào với Nhật
Bản.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng các nguồn lực của Nhật Bản tại thời
điểm đó không đủ để duy trì một nền kinh tế khả thi hay để thực hiện bồi thường
đầy đủ cho tất cả các thiệt hại và đồng thời đáp ứng các nghĩa vụ khác của mình.
Nhật Bản lúc đó lượng lớn dân số thất nghiệp và kĩ thuật công nghiệp không được
tận dụng triệt để. Cả hai khía cạnh này đều xảy ra do việc thiếu hụt thiếu nguyên
liệu thô. Tuy nhiên, những quốc gia mà bị Nhật Bản xâm lược lại sở hữu số lượng
nguyên liệu khá lớn. Nếu những quốc gia này gửi đến Nhật Bản nguyên liệu thô,
người Nhật có thể gia công chúng cho các quốc gia chủ nợ. Các thoả thuận có thể
bao gồm không chỉ hàng tiêu dùng mà cả máy móc, tư liệu sản xuất giúp các nước
kém phát triển tăng tốc phát triển ngành công nghiệp của mình, cũng như về sau
giảm bớt sự phụ thuộc vào sức mạnh công nghiệp bên ngoài.
Cuối cùng, Nhật Bản đã đồng ý chi trả bồi thường cho các nước đồng minh.
Tuy nhiên, số tiền bồi thường được quy định là một khoản rất nhỏ và không đủ
để đền bù cho tất cả các tổn thất của các nước đồng minh. Nhật Bản sẽ chuyển tài

9
sản của mình và của công dân Nhật Bản ở các quốc gia trung lập trong chiến tranh,
hoặc đang có chiến tranh với bất kỳ Lực lượng Đồng minh nào cho Uỷ ban Chữ
thập đỏ quốc tế để thanh lý các tài sản đó và phân phối quỹ kết quả cho các cơ
quan quốc gia thích hợp, vì lợi ích của các cựu tù nhân chiến tranh và gia đình
của họ. Nhật Bản từ bỏ tất cả tài sản ở nước ngoài (khoảng 23,681 tỷ USD). Số
tiền bồi thường này đã được gọi là "một khoản thanh toán rẻ tiền cho những tổn
thất lớn lao" của các nước đồng minh, bởi số tiền này không đủ để đền bù cho
những mất mát khổng lồ của các nước trong Thế chiến thứ hai. Hiện không ai biết
tổng chi phí cuối cùng mà Nhật Bản phải trả để thực hiện các nghĩa vụ của mình
theo Điều 14(a) là bao nhiêu. Vì các cuộc đàm phán giữa Nhật và các cường quốc
Đồng minh chắc chắn dẫn đến việc thực hiện các nghĩa vụ bồi thường diễn ra
trong nhiều năm, nên có thể sẽ mất một thời gian trước khi có thể đưa ra một con
số chính xác. Tuy nhiên, đây là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng lại
khu vực và hàn gắn các mối quan hệ giữa các quốc gia sau chiến tranh.
6. Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật 8/9/1951
Cùng với Hiệp ước San Francisco, cũng trong ngày 8/9/1951, Hiệp ước An
ninh Mĩ – Nhật đã được kí kết. Hiệp ước đã đánh dấu một mối quan hệ liên minh
chặt chẽ giữa hai nước này. Mặc dù trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật và Mĩ
là hai nước đối đầu trực tiếp tại châu Á – Thái Bình Dương, Mĩ thả hai quả bom
nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki khiến hàng trăm người chết và bị thương,
Nhật Bản thiệt hại nặng nề. Nhưng Nhật Bản lại chấp nhận làm đồng minh chặt
chẽ với Mĩ. Theo đó Nhật chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho
Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ trên lãnh thổ và xung quanh Nhật Bản. Mĩ cung
cấp các lực lượng không quân và lực lượng biển cho Nhật Bản, các lực lượng này
có thể được sử dụng để góp phần duy trì hòa bình và an ninh ở vùng Viễn Đông
và an ninh của Nhật Bản, chống lại các cuộc tấn công vũ trang.
Những nguyên nhân để ra đời hiệp ước an ninh Mĩ -Nhật đầu tiên phải nhắc
tới vai trò của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đối với Mĩ. Mĩ nhận thấy rõ
lợi ích của Mĩ ở khu vực này không kém gì Châu Âu và cũng đang chuyển trọng
tâm chiến lược của mình dần về khu vực này. Đặc biệt khi Liên Xô cũng muốn
tăng cường ảnh hưởng của mình tại đây, và thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung
Quốc năm 1949 cùng sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc
cũng là nguy cơ to lớn đối với Mĩ. Mĩ muốn dùng Nhật Bản như một mắt xích tại
châu Á – Thái Bình Dương cùng những liên minh khác với Australia, New
Zealand, Philippines,… để phục vụ cho những tham vọng chiến lược của mình.
Đồng thời, cũng là để ngăn chặn sự tái thiết lập quân phiệt Nhật Bản.

10
Lúc đầu Mĩ chỉ muốn duy trì một nước Nhật yếu ớt cả về kinh tế, chính trị
và quân sự để đảm bảo quốc gia này không trở thành đối thủ cạnh tranh của Mĩ.
Tuy nhiên, từ khi Mĩ thực hiện “Chiến lược toàn cầu” và phát động Chiến tranh
lạnh, nhất là Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc đang dần yếu thế thì chính sách
của Mĩ đối với Nhật Bản có sự chuyển hướng. Mĩ chủ trương xây dựng Nhật Bản
thành một nước kinh tế phát triển, thành đối trọng của chủ nghĩa cộng sản ở châu
Á. Đồng thời, Mỹ muốn biến Nhật Bản thành bức tường bao vây Liên Xô và ngăn
chặn “làn sóng đỏ” đang lan tràn ở châu Á. Theo tính toán của Mĩ, Nhật Bản có
thể trở thành căn cứ hậu cần, căn cứ quân sự của Mĩ, nơi cung cấp nhu yếu phẩm
cần thiết cũng như cung cấp trang thiết bị phục vụ cho cuộc chiến ở các điểm
nóng tại châu Á - Thái Bình Dương. Đây là cơ sở quan trọng để Mĩ lựa chọn Nhật
Bản làm đồng minh chính trị và xây dựng nhiều căn cứ quân sự của Mĩ trên đất
Nhật.
Chính phủ Mỹ công khai tuyên bố rằng việc ký hòa ước với Nhật Bản
không chỉ đơn thuần là vấn đề thủ tiêu tình trạng chiến tranh với Nhật Bản, mà
trước hết là nhằm “thiết lập một pháo đài hùng mạnh chống lại nguy cơ xâm lược
của chủ nghĩa cộng sản”
Về phía Nhật Bản, năm 1951, Thủ tướng Shigeru Yoshida đã đề ra “Học
thuyết Yoshida”. Nội dung của học thuyết này có 3 điểm cốt lõi: (1) Nhật Bản coi
mình là thành viên của phương Tây, nghĩa là đi với Mĩ, coi đó là nền tảng ngoại
giao; (2) Dựa vào Mĩ để đảm bảo an ninh quốc phòng, hạn chế đến tối thiểu việc
xây dựng lực lượng phòng vệ của riêng mình; (3) Coi trọng ngoại giao kinh tế.
Trọng tâm trong Học thuyết Yoshida là dưới sự bảo trợ về an ninh của Mỹ, Nhật
Bản tập trung phát triển kinh tế. Học thuyết này nhấn mạnh vào mối quan hệ với
Mỹ, sự phụ thuộc vào quân đội Mỹ để đảm bảo nền an ninh của Nhật Bản. Trên
cơ sở đó, Nhật Bản tập trung khôi phục kinh tế và đặt việc phát triển kinh tế lên
hàng đầu. Học thuyết Yoshida không chỉ đề ra chính sách đối ngoại của Nhật Bản
nói chung và đối với Mĩ nói riêng trong thời kỳ ông cầm quyền, mà còn được các
thủ tướng kế tiếp như: Hatoyama lchiro, Ishibashi Tanzan, Kishi Nobusuke... tiếp
tục thực hiện.
Trong tình hình đã không còn sức mạnh quân sự to lớn như trước và phải
đối đầu với khó khăn lớn về kinh tế, Nhật không còn con đường nào khác ngoài
việc phải tìm cách dựa vào Mĩ và chỉ có Mĩ mới giúp được Nhật khắc phục hậu
quả sau chiến tranh để lại để tập trung phát triển kinh tế. Vì thế Nhật Bản mong
muốn Mĩ duy trì quân đội xung quanh mình nhằm đẩy lùi bất kì nguy cơ an ninh

11
hay cuộc tấn công vũ trang nào vào Nhật. Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật ra đời nhằm
thỏa mãn lợi ích riêng của mỗi nước.
Liên minh Mĩ – Nhật đóng vai trò quan trọng nhất trong các liên minh của
Mĩ ở châu Á – Thái Bình Dương, là hòn đá tảng cho chiến lược an ninh và các
mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vực này.
III – ĐÁNH GIÁ HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO 1951
1. Các vấn đề còn tồn đọng
Về vấn đề lãnh thổ, Hiệp ước chỉ đề cập đến việc Nhật Bản từ bỏ mọi quyền
lợi đối với các đảo và quần đảo nhưng không nói rõ sẽ trao trả những vùng lãnh
thổ đó cho quốc gia nào và cũng không công nhận thuộc chủ quyền của quốc gia
nào. Điều này đã dẫn đến những tranh cãi và tranh chấp về sau.
Hiệp ước không có điều khoản nào quy định rằng Nhật Bản không được
tham gia các liên minh quân sự chống lại các quốc gia khác. Do đó, vấn đề an
ninh không thực sự được đảm bảo tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Về vấn đề bồi thường chiến tranh, những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp
và nặng nề nhất do Nhật Bản gây ra trong chiến tranh thế giới thứ hai như Trung
Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hay Triều Tiên lại không được mời tham gia.
Vì thế vấn đề này chưa công bằng và thoả đáng.
2. Tầm quan trọng của Hội nghị
Hội nghị San Francisco năm 1951 là một sự kiện quan trọng trong lịch sử
thế giới, với tầm quan trọng đặc biệt đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Hội nghị San Francisco với việc ký kết Hiệp ước San Francisco và đưa ra
các điều kiện cho việc tái thiết lập hòa bình đã công nhận chủ quyền của Nhật
Bản và chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh tại nước này. Hiệp ước đã
quy định quyền lợi và trách nhiệm của Nhật Bản trong cộng đồng quốc tế, đồng
thời giúp Nhật Bản trở thành một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Nó cũng đã
đặt ra các điều kiện để Nhật Bản phải bồi thường cho các nước bị tổn thất trong
chiến tranh.
Hội nghị có tầm quan trọng to lớn đối với việc thiết lập hệ thống các quan
hệ quốc tế mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Hội nghị này đã góp phần, cấu trúc định hình ảnh hưởng của các nước
lớn ở khu vực này; và bước đầu đánh dấu cho sự khởi đầu của một liên minh chặt
chẽ giữa Mĩ và Nhật Bản.

12
3. Thái độ của các nước
a. Mĩ
Mĩ là nước dàn xếp và chủ trì Hội nghị này, đại diện cho ý chí “sắp đặt”
của phương Tây khi có quyền quyết định các quốc gia khác phải như thế nào.
“Các nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
CHDCND Triều Tiên là những quốc gia phải chịu nhiều tai họa nhất của cuộc
xâm lược và đã góp phần cống hiến quan trọng vào chiến thắng phát xít Nhật lại
không được mời tham dự”. Ý đồ của Mĩ là muốn đại biểu các nước xã hội chủ
nghĩa đến dự Hội nghị này chỉ để thông qua và ký vào dự thảo do Mĩ soạn sẵn,
không cần thảo luận thêm và nghĩ rằng đại biểu Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa khác sẽ tẩy chay không đến. Trái với tính toán đó, đại biểu Liên Xô đã tham
gia Hội nghị San Francisco để tố cáo tính chất không công bằng và thái độ vô
trách nhiệm của Chính phủ Mỹ.
b. Liên Xô
Liên Xô thể hiện sự phản đối với bản hiệp ước, cùng với Ba Lan và Tiệp
Khắc là 3 nước không kí kết. Nước này đã đưa ra những quan điểm chỉ trích đối
với bản dự thảo hiệp ước mà Anh và Mĩ đề xuất. Liên Xô cho rằng: không có bất
kì đảm bảo an ninh nào chống lại sự tái lập chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; hiệp
ước dọn đường cho Nhật tham gia vào các liên minh quân sự ở Viễn Đông được
lập ra dưới sự bảo trợ của Mĩ nhằm chống lại Liên Xô; hiệp ước vi phạm các
quyền của Trung Quốc đối với các đảo như Đài Loan, Bành Hồ, Hoàng Sa,
Trường Sa, yêu cầu phải trao trả các đảo đó cho Trung Quốc; hiệp ước có mâu
thuẫn với thỏa thuận Ianta, đặc biệt là vấn đề trả lại Nam Sakhalin và chuyển giao
quần đảo Kuril cho Liên Xô.
Do đó, Liên Xô đã đưa ra 13 khoản tu chính, bao gồm đề nghị giải quyết
các vấn đề lãnh thổ trên cơ sở những hiệp ước quốc tế; hạn chế thiết lập các lực
lượng vũ trang và sản xuất thiết bị, phương tiện chiến tranh trong phạm vi và nhu
cầu quốc phòng của Nhật Bản; phát triển kinh tế phục vụ hoà bình; Nhật Bản
không được tham gia các liên minh quân sự nhằm chống lại bất kỳ một nước nào
tham chiến chống Nhật trước đây; nước ngoài rút tất cả các lực lượng chiếm đóng
và huỷ bỏ các căn cứ quân sự ở Nhật Bản. Tuy nhiên 13 khoản tu chính này đã bị
Hội nghị bác bỏ.
Liên Xô coi Hiệp ước San Francisco là hiệp ước riêng rẽ. Mặc dù Liên Xô
được mời tham gia nhưng hiệp ước không nhìn nhận đến lập trường của Liên Xô.

13
Vấn đề thiết lập lại mối quan hệ giữa Liên Xô và Nhật Bản phải đến năm 1956
mới được giải quyết.
c. Một số nước khác trong Hội nghị
Ngoài Liên Xô, đại biểu của Na Uy, Ai Cập, Indonesia, Syria, Arập Xêút
và một số đại biểu khác cũng phê phán nhiều điểm trong Dự thảo Hoà ước. Họ
nêu rõ: “vấn để đất đai đã không được giải quyết công bằng và chủ quyền của
Nhật bị xúc phạm”3. Tuy nhiên, đa số các nước khác tham gia Hội nghị dưới sự
dàn xếp và khống chế của Mĩ nên những quan điểm phê phán đều bị bác bỏ.
d. Trung Quốc
Trung Quốc không được mời tham gia nên cũng đã rất bất mãn. Chu Ân
Lai đã kết luận về vấn đề này bằng một tuyên bố: “Nếu không có sự tham gia của
nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và kí kết hoà
ước với Nhật Bản, dù nội dung và kết quả có như thế nào, Chính phủ Nhân dân
Trung Hoa cũng coi hoà ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp, và vì vậy sẽ vô hiệu.”4
4. Tác động/Ảnh hưởng đến trật tự thế giới và quan hệ quốc tế
Hội nghị San Francisco 1951 đã đánh dấu chuyển biến quan trọng trong
quan hệ quốc tế và ảnh hưởng đến trật tự thế giới, đặc biệt là trật tự ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương.
Hội nghị này đã đánh dấu sự kết thúc chính thức của chiến tranh và mở ra
một thời kỳ mới cho Nhật Bản, đánh dấu sự trở lại quốc tế của nước này. Với
Hiệp ước San Francisco, Nhật Bản càng có điều kiện tái thiết và phát triển kinh
tế sau chiến tranh, đồng thời cũng đưa ra các điều kiện về việc giảm quân đội
Nhật Bản, bồi thường cho các nạn nhân của chiến tranh và chấm dứt sự chiếm
đóng của Nhật Bản đối với các khu vực khác trên thế giới.
Hòa ước hòa bình được kí kết cho Nhật Bản là dấu mốc chấm dứt thời kỳ
gắn kết châu Á của Nhật Bản, là sự chuyển dịch lệ thuộc vào phương Tây của
Nhật Bản. Trước kia, Nhật muốn loại bỏ ảnh hưởng của phương Tây ra khỏi khu
vực này, muốn thực hiện “châu Á của người châu Á”. Nhưng từ hội nghị này,
Nhật Bản đã từ bỏ mọi thuộc địa của mình ở châu Á để chấp nhận lệ thuộc vào
Mĩ. Đây là sự thay đổi, sự chuyển dịch chiến lược tầm nhìn của Nhật Bản.

3
Trần Văn Đào, Phạm Doãn Nam, “Giáo trình lịch sử Quan hệ quốc tế 1945-1990”, Học viện Quan
hệ Quốc tế, 2001
4
Đinh Kim Phúc, “Hoàng Sa – Trường Sa: Luận cứ và sự kiện”, NXB Thời đại, 2012, tr. 112

14
Hiệp ước San Francisco cùng với Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật đã tạo cơ
sở pháp lý một cách đầy đủ cho việc quân Mĩ đồn trú lâu dài ở Nhật Bản. Thực
tế, đây là sự chính thức hóa hiện diện của quân Mĩ tại Nhật Bản cũng như sự phụ
thuộc an ninh hoàn toàn của Nhật vào Mĩ.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã tăng cường sự hiện diện và
ảnh hưởng của mình ở châu Á. Việc Nhật Bản trở thành một đồng minh quan
trọng của Mĩ trong khu vực này có thể làm giảm sự ảnh hưởng của Liên Xô ở đây.
Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng lực lượng và quan hệ quốc tế ở khu vực
châu Á-Thái Bình Dương, và Liên Xô có thể phải đối mặt với những thách thức
mới trong khu vực này.
Một trật tự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã được thiết lập. Cơ sở
pháp lý của nó được tạo ra trước hết là bởi hiệp ước hòa bình San Francisco 1951
với Nhật Bản, thứ hai là những hiệp ước giữa Mĩ và Australia, New Zealand,
Philippines, và thứ ba là hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật. Hệ thống các bảo đảm này
nói chung là vừa nhằm chống lại nguy cơ tái vũ trang của Nhật Bản, vừa ngăn
chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở châu Á.
Trật tự San Francisco có thể được coi là bộ hiệp ước, gồm hai bộ phận –
bộ phận nhóm đồng minh của Mĩ với các nước đã ký hiệp ước hòa bình với Nhật
Bản và bộ phận hiệp ước song phương Xô – Trung, là hai nước đứng ngoài khuôn
khổ giải pháp hòa bình. Liên minh Xô – Trung đồng thời phải định hướng chống
cả Nhật Bản, chống cả Mĩ và các đồng minh của Mĩ trong khu vực. Như vậy là
mô hình đối lập lưỡng cực nảy sinh ở châu Âu (giữa một bên là Mĩ và NATO với
một bên là Liên Xô và Đông Âu) đã chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình
Dương. Đến giữa thập niên 50, hệ thống chiến lược của Mĩ trong khu vực này đã
được củng cố thêm bằng các liên minh chính trị - quân sự giữa Mĩ với Hàn Quốc,
Đài Loan, có khuynh hướng chống cộng sản rõ rệt và đã góp phần củng cố tính
chất lưỡng cực ở châu Á. Tuy nhiên tính chất lưỡng cực trong khu vực này lại
khác với châu Âu. Nó ít quyết liệt hơn, dễ bị xói mòn hơn và không được thể hiện
trong các khối đa phương đối lập với nhau.
5. Rút ra bài học kinh nghiệm
Một là, “không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thuộc phe Phát xít đối lập với các
nước còn lại trong Hội nghị. Nhật chịu thiệt hại nặng nề từ việc thả 2 quả bom
nguyên tử của Mĩ. Nhưng với nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, các
nước Đồng minh đã gác lại quá khứ để thiết lập lại mối quan hệ hoà bình với Nhật

15
Bản trên cơ sở các bên cùng có lợi. Đồng thời, Mĩ và Nhật từ quan hệ đối đầu gay
gắt trong chiến tranh nay đã trở thành đồng minh với nhau.
Hai là, không nên có những điều khoản trừng phạt quá hà khắc và nặng nề
đối với các nước bại trận. Rút kinh nghiệm từ trường hợp của nước Đức sau chiến
tranh thế giới thứ nhất, bản hiệp ước này không có những điều khoản trả đũa hay
trừng phạt quá khắt khe, và cũng không áp đặt lên Nhật Bản bất kì hạn chế vĩnh
viễn nào. Vì vậy, Nhật Bản đã chấp nhận hiệp ước mà không nảy sinh mầm mống
thù hận nào.
Ba là, cần phải giải quyết triệt để các vấn đề, tránh để tồn đọng, gây ra
tranh cãi, tranh chấp về sau. Bản hiệp ước đã không giải quyết triệt để vấn đề chủ
quyền của một số đảo và quần đảo. Do đó đã gây ra sự tranh chấp chủ quyền giữa
các nước, cho đến tận ngày nay một số tranh chấp chủ quyền biển đảo vẫn tiếp
diễn như vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

16
KẾT LUẬN
Ngày 8/9/1951, 48 quốc gia tham dự Hội nghị đã kí kết Hiệp ước San
Francisco. Hiệp ước các điều khoản về các vấn đề như: Hoà bình, Lãnh thổ, An
ninh, Tài sản, Các điều khoản về chính trị và kinh tế,... Hiệp ước này chính thức
có hiệu lực vào ngày 28/4/1952.
Hội nghị San Francisco 1951 là sự kiện đánh dấu kết thúc xung đột của các
bên quốc gia lãnh thổ tong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng chấm dứt sự
chiếm đóng của Đồng minh dành cho Nhật Bản và đưa ra biện pháp giải quyết
hòa bình thời hậu chiến. Đây không chỉ là một hội nghị hòa bình, mà còn định
hình ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một trật
tự đã được thiết lập ở khu vực này. Đồng thời, đó còn là bước đầu đánh dấu sự
gắn kết mối quan hệ Nhật Bản – Hoa Kì.

17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bogaturov Aleksey Demofenovich. Lịch sử Quan hệ quốc tế. NXB Chính trị
Quốc Gia. 2015
2. Nguyễn Việt Long. Hoàng Sa, Trường Sa: Các sự kiện tư liệu lịch sử pháp lý
chính - Tập 1 (Thế kỉ XV – 2000). NXB Trẻ. 2013
3. Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. NXB Giáo dục Việt Nam. 2013
4. Đinh Kim Phúc. Hoàng Sa – Trường Sa: Luận cứ và sự kiện. NXB Thời đại.
2012.
5. Phạm Giảng. Lịch sử quan hệ quốc tế từ chiến tranh thế giới thứ hai đến chiến
tranh Triều tiên giai đoạn 1939-1952. NXB Chính trị Quốc gia. 2005
6. Trần Văn Đào, Phạm Doãn Nam. Giáo trình lịch sử Quan hệ quốc tế 1945-
1990. Học viện Quan hệ Quốc tế. 2001
7. Phạm Ngọc Bảo Liêm. Hội nghị San Francisco (9-1951) với vấn đề chủ quyền
của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nghiên
cứu Lịch sử, số 9. 2011.
https://repository.vnu.edu.vn/flowpaper/simple_document.php?subfolder=61
/55/88/&doc=6155882488653074196055308148816526441&bitsid=fde547
11-df7f-439b-b296-9e677e80efe3&uid=
8. Nguyễn Thanh Minh. Về một số hội nghị quốc tế liên quan đến chủ quyền của
VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa (1943-51). Nghiên cứu Quốc tế. 26/3/2017.
https://nghiencuuquocte.org/2017/03/26/hoi-nghi-quoc-te-chu-quyen-vn-
hoang-sa-va-truong-sa-1943-51/
9. United Nations — Treaty Series. Treaty of Peace with Japan.
https://treaties.un.org/doc/publication/unts/volume%20136/volume-136-i-
1832-english.pdf
10. Ministry of Foreign Affairs of Japan. Issues regarding History. 1/2/2021
https://www.mofa.go.jp/policy/q_a/faq16.html#:~:text=Reparations%20amo
unting%20to%20US%24200,80.3088%20billion%20yen)%20to%20Indones
ia.&text=The%20Soviet%20Union%20waived%20its,reparations%20claims
%20arising%20from%20war.
11. Ministry of Foreign Affairs of Japan. Joint Compendium of Documents on the
History of Territorial Issue between Japan and Russia. 1/3/2001.
https://www.mofa.go.jp/region/europe/russia/territory/edition92/period4.htm
l
12. Stanley D. Metzger. Liberal Japanese Peace Treaty. Cornell Law Review.
https://core.ac.uk/download/pdf/73962826.pdf

18
13. Kent E. Calder. Securing security through prosperity: the San Francisco
System in comparative perspective. The Pacific Review.
https://www.researchgate.net/publication/228749248_Securing_Security_Th
rough_Prosperity_The_San_Francisco_System_in_Comparative_Perspective
14. Seokwoo Lee. The 1951 San Francisco Peace Treaty with Japan and the eaty
Territorial Disputes in East Asia. Washington International Law Journal.
https://digitalcommons.law.uw.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1272&conte
xt=wilj

19
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV


1 Vũ Thị Ninh Nhi QHQT49A41363
2 Nguyễn Thu Ngân QHQT49C41335
3 Lê Ánh Quỳnh Dương QHQT49A41174
4 Nguyễn Thị Kim Anh QHQT49B11105
5 Nguyễn Thanh Lê QHQT49A41253
6 Nguyễn Anh Thư QHQT49C31435
7 Đỗ Thị Thanh Huyền QHQT49A41232
8 Nguyễn Thị Yến Nhi QHQT49B11361
9 Nguyễn Ngọc Tuệ Minh QHQT49A41313
10 Tô Bích Ngọc QHQT49A41343
11 Hà Thị Diệu Linh QHQT49A41284
12 Miêu Khả Tú QHQT49A41476
13 Nguyễn Thị Thanh QHQT49B11413

20

You might also like