You are on page 1of 3

UBND QUẬN TÂN PHÚ Họ và tên:…………………………….

TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG Lớp:…………..

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KỲ LỊCH SỬ 9 – HK 1

Bài 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á

I/ TÌNH HÌNH CHUNG


- Trước chiến tranh thế giới thứ hai: đều bị bóc lột và nô dịch
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai: hầu hết các nước châu Á đã giành được độc lập và ra sức phát triển kinh tế
II/ TRUNG QUỐC
1/ Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa:
Năm 1949, Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời
4/ Công cuộc cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay)
- Tiến hành cải cách mở cửa và đạt được nhiều thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
- Đối ngoại: Cái thiện quan hệ với các nước, địa vị được nâng cao trên trường quốc tế

BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á


I/ TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU 1945
- Trước CTTG II: đều là thuộc địa của chủ nghĩa Đế quốc (trừ Thái Lan)
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai: hầu hết các dân tộc Đông Nam Á đã giành được độc lập
- Trong thời kì chiến tranh lạnh, Mĩ can thiệp vào khu vực: lập khối quân sự SEATO, xâm lược Việt Nam, Lào và
Cam-pu-chia.
II/ SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN
- Hoàn cảnh: Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á nhận thấy phải cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời
hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng-cốc, gồm 5 nước với 2 văn
kiện: Tuyên bố Băng-cốc và Hiệp ước Ba-li.
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình, an ninh khu vực…
- Nguyên tắc hoạt động: Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết
tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, hợp tác và phát triển.
III/ TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”
- Từ những năm 90 lần lượt các nước trong khu vực tham gia tổ chức ASEAN
- Hoạt động trọng tâm: kinh tế
Câu 1: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong
đường lối đối ngoại?
- Thái Lan, Phi-lip-pin gia nhập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
- Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành kháng chiến chống xâm lược.
- In-đô-nê-xi-a, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập.
Câu 2: Lập bảng thời gian gia nhập ASEAN của các nước Đông Nam Á
- 8/8/1967, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin
- 1984, Bru-nây được kết nạp là thành viên thứ 6
- 7/1995, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 7
- 7/1997, Lào và Mi-an-ma được kết nạp là thành viên thứ 8 và 9.
- 4/1999, Campuchia được kết nạp là thành viên thứ 10
Câu 3: Tại sao có thể nói : Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu
vực Đông Nam Á”? Theo em, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là gì?
Lần đầu tiên 10 nước ĐNÁ cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động
sang hợp tác kinh tế, biến ĐNÁ thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và lập diễn đàn khu vực (ARF) -> Bộ mặt khu
vực ĐNÁ có sự thay đổi căn bản.
- Cơ hội: Có điều kiện phát triển, thu hút đầu vốn đầu tư nước ngoài. Ứng dụng được thành tựu KH-KT tiên tiến của
thế giới, rút ngắn khoảng các với các nước. Góp phần làm phong phú nền văn hóa
1
- Thách thức: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh
tế; Không cạnh tranh được với các nước tiên tiến do trình độ lao động và tay nghề còn thấp, sự du nhập văn hóa nước
ngoài nhiều làm cho văn hóa Việt Nam bị lai căng, có nguy cơ mất gốc.
Câu 4: Mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với ASEAN
- Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, năm 1975 quan hệ ngoại giao giữa 3 nước Đông Dương và
ASEAN được thiết lập
- Năm 1979, do vấn đế Campuchia quan hệ trở nên căng thẳng và đối đầu
- Sau chiến tranh lạnh chuyển sang đối thoại
BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI

I/ TÌNH HÌNH CHUNG


1/ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước giành được độc lập : Ai Cập (6-1953), An-giê-ri (1962)…
- Năm 1960 là năm châu Phi, có tới 17 nước giành độc lập.
-> Hệ thống thuộc địa châu Phi tan rã, các nước giành được độc lập chủ quyền.
2/ Công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế ở châu Phi:
- Phát triển kinh tế - xã hội đã thu được nhiều thành tích nhưng chưa làm thay đổi căn bản bộ mặt các nước Châu Phi.
- Từ cuối những năm 80 đến nay, tình hình Châu Phi rất khó khăn, không ổn định với nội chiến, xung đột, đói
nghèo…
- Để khắc phục, Tổ chức thống nhất Châu Phi được thành lập, gọi là Liên minh Châu Phi (AU)
II/ CỘNG HÒA NAM PHI
1/ Khái quát:
- Năm ở cực Nam châu Phi
- Diện tích: 1,2 triệu km2
- Dân số: 43,4 triệu người (1999)
- 1961: Cộng hòa Nam Phi tuyên bố độc lập
2/ Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi:
- Chính sách phân biệt chủng tộc A-pác-thai cực kì tàn bạo
- Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) -> chống chủ nghĩa A-pác-thai -> Năm 1993 chế độ A-pác-thai
bị xóa bỏ ở Nam Phi.
- Tháng 5-1994, Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
Câu: Từ năm 1945 đến những năm 90 của thế kỷ XX, có bao nhiêu liên minh kinh tế - chính trị:
- Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Liên minh châu Phi (AU)
- Liên minh châu Âu (EU)
BÀI 7: CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH
I/ NHỮNG NÉT CHUNG
1/ Phong trào đấu tranh củng cố độc lập chủ quyền:
- Một số nước giành được độc lập nhưng lại lệ thuộc vào Mĩ
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai: Cao trào đấu tranh mạnh mẽ, mở đầu là cách mạng Cu-ba (1959).
- Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, được gọi là “Lục địa bùng cháy”.
2/ Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Mĩ La-tinh:
- Củng cố độc lập dân tộc.
- Dân chủ hóa sinh hoạt đời sống chính trị.
- Cải cách dân chủ
- Các tổ chức Liên minh khu vực thành lập.
- Đầu những năm 90, tình hình kinh tế và chính trị khó khăn, căng thẳng.
II/ CU-BA – HÒN ĐẢO ANH HÙNG
- Mĩ thiết lập chế độ độc tài quân sự Ba-ti-xta
- Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa do Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnh đạo.
- Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, cách mạng Cu-ba thắng lợi.
- Sau cách mạng, Cu-ba thực hiện dân chủ, cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của Tư bản nước ngoài.
- Xây dựng chính quyền mới, phát triển giáo dục, y tế…
- Tháng 4-1961, tiến lên CNXH.
Câu 5: Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Mĩ Latinh có gì khác so với PTGPDT ở châu Á, châu Phi?

2
- PTGPDT ở Mĩ Latinh là đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
- PTGPDT ở châu Á, châu Phi là chống đế quốc, tay sai, giành độc lập tự do, thành lập nhà nước độc lập.
Câu 6: Em hiểu thế nào là “ sân sau” của Mĩ?
Bằng sức mạnh của đồng đô la, Mĩ chiếm Mĩ La tinh làm thuộc địa kiểu mới, biến Mĩ La tinh thành bàn đạp để xâm
lược bành trướng ra thế giới.
Câu 7: Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu
tranh của nhân dân Cu-ba ?
Đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trên toàn đảo với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới – trẻ tuổi đầy nhiệt tình và
kiên cường.
Câu 8: Mối quan hệ VN – CUBA ?
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. Phi-đen Ca-xtơ-rô là vị nguyên thủy nước ngoài duy nhất đã vào
tuyến lửa Quãng Trị động viên nhân dân ta. Cu-ba ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân VN : “ Vì VN, CUBA sẵn
sàng hiến cả máu”.
- Cu-ba đã đưa các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ sang VN để giúp các thương binh trên chiến
trường.
Câu 9: Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên Thế giới
Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với người nước ngoài, có thái độ tôn trọng, thân thiện…..
Câu 10: Vì sao Mĩ La-tinh được gọi là « Lục địa bùng cháy » ?
- Vì cơn bão táp cách mạng đã làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước. Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng
nề và trở thành « sân sau » của Mĩ, bây giờ phong trào đấu tranh cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ
nghĩa thực dân mới của Mĩ.
Câu 11: Vì sao Cách mạng Cuba được coi là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?
Là nước đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, là nước đầu tiên giành thắng lợi; Góp phần cổ vũ PTGPDT....
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................
3

You might also like