You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. MÔN: LỊCH SỬ.

KHỐI: 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)


Câu 1. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau CTTG thứ 2 như thế nào:
- Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước XHCN
Câu 2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm:
A. 1945 B. 1947 C. 1949 D. 1951
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai biến đổi lớn nhất của các nước châu á là:
- Từ chổ hầu hết là thuộc địa cả các nước thực dân các nước châu Á đã giành được độc lập
Câu 4. Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1949) ra đời có ý nghĩa lịch sử gì:
- Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ
nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa
Câu 5. Ai là người đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Cu Ba năm 1959 là ai:
- Phi-đen Ca-xto-rô
Câu 6. Tổ chức ASEAN được thành lập nhằm mục đích:
- Phát triển kinh tế, xã hội khu vực, hạn chế ảnh hưởng cường quốc bên ngoài
Câu 7. Điểm chung cơ bản của các nước XHCN là:
- Do Đảng Cộng sản lãnh đạo
- Lấy chủ nghĩa Mác Leenin làm nền tảng tư tưởng
- Cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội
Câu 8. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam như thế nào:
- Ngày càng trở nên căng thẳng
Câu 9. Ai là người da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi trở thành tổng thống:
- Nenxon Madila
Câu 10. Nhiệm vụ to lớn nhất của các nước á - Phi - Mĩ latinh sau khi giành được độc lập là:
- Xây dựng và phát triển đất nước
Câu 11: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân cơ bản sụp đổ vào khoảng thời
gian nào?  
- Giữa những năm 60 của thế kỉ XX
Câu 12: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình
thức nào?
- Chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc (chế độ A-pác-
thai)
Câu 13:  Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những nước nào giành được độc
lập sớm nhất ?
- Indonexia, Lào, Việt Nam 
Câu 14: Vì sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?
- Vì có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập
Câu 15:  Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?
- Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn
Câu 16. Tổ chưc ASEAN hiện nay có bao nhiêu thành viên?
- 10 quốc gia thành viên
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chứcASEAN?
Trả lời:
*Hoàn cảnh ra đời:
- Do nhu cầu hợp tác phát triển, đồng thời nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên
ngoài
- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái
Lan) với sự tham gia của 5 nước: Indonexia, Malaysia, Singapore, Philipine, Thái Lan
*Mục tiêu:
- Hợp tác kinh tế văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực
*Nguyên tắc hoạt động:
- Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có
hiệu quả…
Câu 2: Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
Trả lời:
- Thời cơ của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN:
Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch
dịch vụ
 Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền
thống độc đáo,tiếp cận nền giáo dục cở các quốc gia tiên tiến
 Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn
định chính trị của khu vực
- Thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN:
 Chênh lệch về mức sống và sự tăng trưởng giữa các nước
 Khác biệt về chế độ chính trị
 Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội
 Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn…
Câu 3: Tại sao nói: “Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của Chủ nghĩa đế quốc
- thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ”?
Trả lời:
- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc nhằm đập tan hệ thống thuộc địa của chủ
nghĩa đế quốc, nhấn mạnh nơi, khởi đầu là Đông Nam Á, tiêu biểu là các nước
Inđônêxia, Việt Nam, Lào thành lập chính quyền cách mạng, tuyên bố độc lập trong
năm 1945.
- Phong trào đã lan rộng sang Nam Á và Bẳc Phỉ, nhiều nước đã giành được độc lập.
- Năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi”: 17 nước tuyên bố độc lập, sau đỏ nhiều nước
được trao trả độc lập.
- Ở Mĩ Latinh, ngày 1-1-1959, cách mạng Cu Ba thành công, chế độ độc tài thân Mĩ bị
lật đổ.
- Tới giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản
đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc chỉ còn tồn tại ở các
nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền Nam Châu Phi.

Câu 4: Tại sao nói “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”?
Trả lời:
- Bước vào thế kỉ XXI, nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh
tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po,… Từ sự
phát triển đó, nhiều người dự đoán “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
Câu 5: Vì sao nói: “CuBa-Hòn đảo anh hùng”?
Trả lời:
- Vì nhân dân CuBa anh hùng dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô đã đứng lên lật đổ
chế độ BaTixta và đánh bại cuộc xâm lược của Mĩ tại bờ biển Hi Rôn. Cu Ba trở thành
nước theo Chủ Nghĩa Xã Hội đầu tiên ở Tây Bán Cầu sát ngay bên cạnh kẻ đế quốc đầu
sỏ Thế giới là Mỹ. Mỹ tiến hành bao vậy, cấm vận đeo đẳng và kéo dài chống Cuba,
chính thức kéo dài 50 năm nhằm làm cho đất nước CuBa “sống dở, chết dở”. Bất chấp sự
bao vây, cấm vận kéo dài và tàn bạo của Mỹ, Cuba - hòn đảo XHCN vẫn hiên ngang tồn
tại, phát triển. Điều này khẳng định Cuba là hòn đảo anh hùng.

..................................................

You might also like