You are on page 1of 2

Họ và tên: Vũ Ngọc Dũng

Lớp: TT47C1
MSV: TT47C1-0474
BÀI TÓM TẮT
Phần “VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC” trong 
cuốn “SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC TRONG 30
NĂM QUA” (NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT)

Cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam -Trung Quốc trong 30 năm qua” là
một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được công bố ngày 4 tháng 10 năm 1979 nhằm vạch trần bộ mặt phản động
của bọn bành trướng Bắc Kinh đối với nước ta trong suốt một thời gian dài tính từ
khi nước CHND Trung Hoa ra đời năm 1949 cho đến sự kiện chiến tranh biến giới
Việt – Trung năm 1979. Thông qua phần “Việt Nam trong chiến lược của Trung
Quốc”, bài phân tích đưa ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng của
những mâu thuẫn trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, phần lớn nguyên nhân
xuất phát từ việc Việt Nam là nhân tố, là mắt xích rất quan trọng trong chiến lược
toàn cầu và chính sách Đông Nam châu Á của Trung Quốc. Dù là nguyên nhân
nào, chính sách nào, tất cả đều phản ánh mục tiêu chiến lược bành trướng và bá
quyền của những người lãnh đạo Trung Quốc trong suốt 30 năm.
Trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc, Việt Nam được cho là một đối
tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược
của Trung Quốc. Trước hết, điều này được thể hiện ở việc Trung Quốc đã bắt tay
với Pháp trong kí kết hiệp định Giơnevơ nhằm đạt được một giải pháp có lợi cho
Trung Quốc và Pháp, không có lợi cho nhân dân 3 nước Đông Dương. Trong khi 3
nước Đông Dương phải tiếp tục tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc với việc
lãnh thổ bị chia rẽ thì Trung Quốc vừa được đảm bảo an ninh biên giới phía Nam,
vừa thực hiện mưu đồ kiểm soát Việt Nam và Đông Dương, đồng thời vừa củng cố
vai trò là một nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu
Á. Sau này, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách lật ngược đồng minh câu kết
với Mỹ, chống Liên Xô, gây cản trở cho cách mạng Việt Nam để đạt được ảnh
hưởng của mình trên thế giới. Sau này, Việt Nam thống nhất đất nước thành công,
do lo sợ ảnh hưởng đến chiến lược toàn cầu, Trung Quốc đã công khai chính sách
thù địch chống Việt Nam. Đối với chính sách Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục là
con bài chiến lược cần thu phục để làm bàn đạp thôn tính Đông Nam Á. Đông
Nam Á có nhiều tài nguyên, là khu vực tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ Trung
Quốc, hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi phục vụ cho chiến lược toàn cầu của
Trung Quốc cho nên giới lãnh đạo nước này tự tin cho rằng Đông Nam Á “xứng
đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”. Để thực hiện được mưu đồ đó, Trung
Quốc đã ngấm ngầm xây dựng lực lượng Hoa kiều tại các nước sở tại để phục vụ
cho mục đích làm suy yếu các quốc gia từ bên trong; cùng với đó, Trung Quốc
cũng sử dụng cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm để gây chia rẽ các quốc gia
trong khu vực này, đặc biệt là với trở ngại lớn nhất tức Việt Nam. Trung Quốc
muốn cô lập Việt Nam với các nước Đông Dương và cả Đông Nam Á để từ đó dễ
bề thôn tính, lập nên trật tự mới ở khu vực này và phần nào đã đạt được mục đích
của mình.
Khép lại 2 vấn đề lớn, tác giả muốn nhấn mạnh rằng, cả chiến lược toàn cầu
và chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc đều bộc lộ rõ âm mưu bá quyền, bành
trướng dưới mọi hình thức. Dù ở chiến lược toàn cầu hay khu vực, trong con ắt của
Bắc Kinh, Việt Nam luôn là mục tiêu cần phải chinh phục trước tiên; một Việt
Nam độc lập, tự chủ, giàu mạnh là điều Trung Quốc không muốn thấy và khi
Trung Quốc đã không thể kìm hãm được, họ sẵn sàng công khai thù địch và tuyên
chiến với nước ta. Đó là sự thật có thể kết luận sau 30 năm với 3 lần phản bội Việt
Nam từ Hiệp định Geneva đến câu kết với Mỹ chống Liên Xô cho đến đỉnh điểm là
sự kiện chiến tranh biên giới. Cho đến ngày nay, mặc dù nhiều mâu thuẫn đã được
giải quyết song bản chất giới cầm quyền Trung Quốc vẫn là bá quyền, bành trướng
luôn đi đôi cùng với tham vọng thôn tính Đông Nam Á và toàn cầu; điều này buộc
Việt Nam phải luôn ở trong tình trạng cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn đã,
đang và sẽ gây căng thẳng trong khu vực xuất phát từ phía Bắc Kinh.
Trong cương vị là sinh viên theo học học phần Chính sách đối ngoại Việt
Nam, việc dành thời gian đọc và nghiền ngẫm cả cuốn sách không chỉ gói gọn
trong chương 1 đã giúp em trả lời cho hầu hết mọi câu hỏi vốn còn đang mơ hồ về
quan hệ Việt – Trung trong lịch sử và cả trong hiện tại. Cuốn sách hấp dẫn em
không chỉ bởi dẫn chứng lịch sử khách quan, toàn diện mà còn bởi nhiều luận
điểm, luận cứ thuyết phục xuất phát từ các trích dẫn của giới cầm quyền Trung
Quốc (Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Trần Nghị…). Từ đây, em đã có thể tự xây
dựng cho mình hệ thống quan điểm, đánh giá, nhìn nhận khách quan hơn về Trung
Quốc và quan hệ Trung Quốc – Việt Nam; cùng với đó em có thể tự trang bị cho
mình các kỹ năng ứng xử, giao tiếp phù hợp trong trường hợp tiếp xúc với người
Trung Quốc đại lục trước các vấn đề nhạy cảm liên quan đến lịch sử. Điều em
nhận thấy cần cải thiện của cuốn sách là khồng nhiều, nếu có thể, tác giả có thể chú
thích 1 số thuật ngữ khó hiểu trong tài liệu; tuy nhiên theo em đây là tài liệu cần
được hạn chế sự tiếp cận với nhiều đối tượng độc giả vì có động chạm đến các vấn
đề nhạy cảm trong quan hệ Việt – Trung, do đó em không khuyến khích truyền bá
và dịch tài liệu này sang tiếng nước ngoài.

You might also like