You are on page 1of 2

Họ và tên: Vũ Ngọc Dũng

Mã sinh viên: TT47C1-0474


Tìm hiểu về án lệ

1. Thế nào là án lệ?

- Định nghĩa: Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối
cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

- Nguồn gốc: Cơ sở hình thành án lệ chính là những khiếm khuyết của hệ thống
pháp luật. Khi có những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, tòa án sẽ viện
dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý để đưa ra một phán quyết có
tính đột phá và bản án này sẽ được tòa án tối cao công bố là án lệ để áp dụng
chung cho các trường hợp tương tự do khiếm khuyết quy phạm hoặc chưa có
dẫn chiếu quy phạm rõ ràng.

- Phân biệt với án mẫu:

+ Án mẫu là những bản án được xây dựng trên những cơ sở pháp luật hết sức
chặt chẽ mà trong những tình huống như vậy, khó có thể đưa ra phán quyết
khác được.

+ Điểm giống nhau giữa án lệ và án mẫu là trong các điều kiện tương tự thì tòa
án đều phải ra những phán quyết chung được coi là chuẩn mực và các phán
quyết đó được thừa nhận như những giá trị bắt buộc chung.

+ Án lệ được phát triển từ các bản án, quyết định của Tòa án trước khi có các
văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các Tòa án khi đã có
văn bản quy phạm pháp luật.

+ Môi trường áp dụng của án mẫu trong các quan hệ pháp luật dường như
không có những hạn chế trong các ngành luật vì việc áp dụng án mẫu thường
không đi trái các nguyên tắc pháp lý thông thường. Việc ra đời của án mẫu xuất
phát từ những cơ sở pháp luật hết sức chặt chẽ mà trong những tình huống
tương tự khó có thể đưa ra phán quyết khác được.

2. Áp dụng án lệ trên thế giới:

Hiện nay, hầu hết các nước có nền luật pháp tiên tiến, đều có sự vận dụng án lệ
trong xét xử ở hệ thống Tòa án, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xét xử, với
nguyên tắc Tòa án không được quyền từ chối thụ lý bất cứ yêu cầu khởi kiện
nào của công dân và đồng thời cũng có nguyên nhân sâu xa từ sự hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới của các nước.

3. Áp dụng án lệ ở Việt Nam:

- Dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, tiền lệ pháp cũng được coi là một
nguồn trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba
tháng. Những bản án này là một trong những căn cứ pháp lý để xét xử cho
các tranh chấp tương tự về sau. Hệ thống luật pháp của chế độ Sài Gòn
trước đây vốn chịu ảnh hưởng của luật pháp châu Âu, nhất là luật pháp của
Pháp, đặc biệt là pháp luật dân sự, nên cũng rất quan tâm việc xây dựng án
lệ.

- Trong giai đoạn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thống nhất
việc xử phạt một số loại tội phạm, ngày 19/01/1955 Thủ tướng Chính phủ
ban hành Thông tư số 442/TTg về việc trừng trị một số tội phạm, mà theo
đó, Thông tư nêu rõ: “…Kinh nghiệm xét xử về một số loại phạm pháp đã
được trở thành án lệ. Tuy nhiên, án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa
phương. Đường lối xét xử do đó không được thống nhất, rõ ràng và có nơi
không được đúng. Cần phải thống nhất những án lệ ấy trong quy định
chung sau đây để hướng dẫn các tòa án trừng trị một số tội phạm thông
thường”.

- Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình với việc công nhận, áp dụng
án lệ ở Việt Nam. Vì: Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng sửa đổi,
bổ sung các quy định nên trong từng giai đoạn cụ thể thì chính sách pháp
luật sẽ không còn giống nhau.

 Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra
một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng
trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của
các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia
tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ
là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn
lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu để
đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một
kiểu. Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa
án là không bình đẳng. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi
đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại biết
phòng tránh rủi ro...

You might also like