You are on page 1of 20

Vấn đề 1.

Một số vấn đề lí luận chung về án lệ


1. Khái niệm Án lệ
 Thuật ngữ “Án lệ”: “precendent”= tiền lệ
 Judicial precedent = tiền lệ tư pháp
 Judicial opinions = các quan điểm tư pháp
 Case law: luật được hình thành theo vụ việc
 Án lệ là một loại tiền lệ bởi bó là các giải pháp pháp lí trong bản án của tòa án
trước được áp dụng để giải quyết trong các vụ việc tương tự về sau
 Từ điển Black’s Law:
1) Án lệ là việc làm luật của Tòa án trong việc công nhận và áp dụng các quy
tắc mới nhằm thực thi công lý (doctrine of stare decisis)
2) Vụ việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những
trường hợp có tình tiết hoặc vấn đề tương tự sau này
 Khái niệm: “án lệ là các quyết định có trước được sử dụng làm khuôn mẫu cho
các vụ việc tương tự về sau.”
Tại Anh:
 Theo nghĩa rộng, án lệ liên quan đến việc sử dụng các quyết định, bản án các
vụ án đã được xét xử trước đó như là những tuyên bố có quyền uy trong pháp
luật và nó dùng để làm cơ sở cho giải quyết các vụ việc sau đó
 Theo nghĩa hẹp, án lệ đòi hỏi thẩm phán trong mỗi tòa án cụ thể tôn trọng và
tuân theo các bản án đã tuyên của tòa án cấp trên theo nguyên tắc bắt buộc
Tại Hoa Kỳ: án lệ là các quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng
bởi các không chỉ các bên trong vụ án, mà còn được tôn tọng bởi cơ quan nhà nước, các
luật sư và trong đa số trường hợp bởi cả tòa án đã tuyên các quyết định, bản án đó.
Án lệ hình thành trên hai trường hợp sau:
1) Khi chưa có luật thành văn, tòa án phải xét xử để bảo đảm công lý (Án lệ giải
pháp – precedent of solution)
2) Đã có luật thành văn nhưng không rõ ràng (án lệ giải thích – precendent of
interpretation)
 Thứ nhất: án lệ là một loại tiền lệ do Tòa án tạo ra
- Tiền lệ là những việc xảy ra trước tạo thành lệ cho những việc xảy ra sau
- Án lệ chứa đựng các giải pháp pháp lý có giá trị áp dụng trong thực tiễn xét
xử
- Mối quan hệ giữa quá khứ và tương lai: tạo ra án lệ và tòa án áp dụng án lệ
 Thứ hai: án lệ tồn tại dưới hình thức các bản án, quyết định của Tòa án
- Không phải mọi quyết định, bản án của Tòa án là án lệ
- Quy trình lựa chọn công bố án lệ
 Thứ ba: án lệ là các bản án, quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới làm
khuôn mẫu hay chuẩn mực để áp dụng giải quyết các vụ việc tương tự về sau
2. Ratio Decidendi và Obiter Dictum
 Ratio Decidendi: “the reason for decision”
- The reason or ground for decision
- The rule of law which the decision is found
- The legal principles were establishes by the case
 Obiter dictaL things otherwise said
 Những giải thích cho quyết định được thẩm phán đưa ra trong phán quyết
nhưng không phải là Ratio
 Luận cứ phụ
 Không bắt buộc cho các tòa án khác, nhưng có tính thuyết phục cao
 Có 2 loại:
- Quy tắc được thẩm phán đưa ra mà không dựa trên các sự kiện pháp lý của
vụ việc
- Quy tắc pháp lý do thẩm phán đưa ra dựa trên các sự kiện pháp lý của vụ
việc nhưng không là cơ sở cho quyết định đối với vụ việc đó
3. Tầm quan trọng của án lệ trong hệ thống common law
 Án lệ là nguồn luật có giá trị bắt buộc được thừa nhận trong thực tiễn xét xử
của Tòa án trong các nước theo hệ thống Common Law
 Án lệ là một nguồn luật độc lập tồn tại song song với nguồn VBPL
- Án lệ có thể được viện dẫn làm cơ sở pháp lý độc lập để Tòa án đưa ra phán
quyết
- Án lệ là cơ sở để kháng cáo lên Tòa án có thẩm quyền xao hơn
- Tuy nhiên, án lệ có vị trí thấp hơn văn bản pháp luật trong hệ thống PL
quốc gia
4. Mối quan hệ giữa án lệ và luật thành văn ở các nước thuộc hệ thống common
law
 Các văn bản pháp luật có thể thay đổi nội dung các án lệ
 Án lệ không được bãi bỏ hoặc thay đổi nội dung của các VBPL
 Các VBPL chỉ có thể bị bãi bỏ hoặc sửa đổi bằng VBPL ban hành sau
 Án lệ có vị trí thấp hơn VBPL nhưng lại có vị trí cao hơn tập quán
5. …
5.1 Phải có vấn đề pháp lý (a point of law)
Thẩm phán xem xét áp dụng pháp luật đã có sẵn
Đánh giá chứng cứ hay áp dụng một hoặc một số điều luật có sẵn để giải quyết
mối QHPL tranh chấp cụ thể
Không tạo ra một tiền lệ mới mẻ nào trong việc xét xử
 Trong các bản án thông thường: các vấn đề pháp lý rõ ràng
 Bản án được xem xét thành án lệ: vấn đề pháp luật mới nảy sinh hoặc một nghi
vấn pháp luật
Trả lời câu hỏi:
1. Luật cần áp dụng đối với sự kiện thực tế nảy sinh trong vụ án là gì?
2. Luật được áp dụng vào các sự kiện thực tế trong vụ án như thế nào?
 Thẩm phán sáng tạo ra pháp luật
Tạo ra tiền lệ pháp cho các vụ việc trong tương lai
5.2 Phải xuất phát từ tranh chấp
- Án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phá từ tranh chấp xác định giữa các
bên trong vụ án (Related to an issue raised by the arguments of the parties)
- Cách tạo ra luật bởi thẩm phán (Judge – made law) trong điều kiện này
khắc phục với công việc xây dựng luật của các nhà lập pháp trong nghị viện
5.3 Phải có quan điểm pháp luật của Thẩm phán
Thẩm phán phải thể hiện được thái độ quan điểm của mình về các vấn đề pháp
luật được đặt ra – một cách rõ ràng dứt khoát, tính hợp lí và lập luận hợp lý –
logic pháp luật
5.4 Phải có thẩm quyền
- Án lệ được tạo ra bởi tòa án có thẩm quyền
Không phải tòa án nào cũng tạo ra án lệ mà những bản án quyết định thuộc
các Tòa có thẩm quyền mới đáp ứng điều kiện để trở thành án lệ
- Việc hình thành án lệ, hệ thống thứ bậc và hiệu lực án lệ gắn bó mật thiết
với tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án
5.5 Phải được công bố và hệ thống hóa
1. Phán quyết phải được ghi lại dưới hình thức văn bản mới trở thành án lệ
2. Các phán quyết phải được công bố và hệ thống hóa
3. Theo một trình tự thủ tục chặt chẽ
5.6 Phải gắn với nguyên tắc tiền lệ
 Nguyên tắc “Stare decisis” – tiền lệ phải được tôn trọng
 Xác định được tình tiết nào là tình tiết chính, tình tiết nào là tình tiết tương tự
hoặc có liên quan
 Giữa án lệ bắt buộc và án lệ không bắt buộc
 Giữa phần bắt buộc và phần không bắt buộc của bản án
Kỹ thuật phân biệt án lệ
 Chỉ ra điểm tương đồng của những tình tiết có liên quan của vụ án này với vụ
án trước đó nhằm tạo ra những tình tiết tương tự để áp dụng án lệ đã có
 Chỉ ra điểm khác biệt
6. Những nguyên tắc khi áp dụng án lệ
 Nguyên tắc tôn trọng quyết định của tòa cấp trên
 Nguyên tắc không buộc phải tuân theo án lệ của hệ thống tòa án khác (non-
binding principles)
- Những quyết định của tòa án thuộc hệ thống tòa án khác chỉ có giá trị tham
khảo chứ không có tính bắt buộc
- Đối với quyết định của tòa án cấp cao hơn của hệ thống tòa án khác sẽ có
giá trị thuyết phục hơn trong việc tham khảo để tòa án quyết định bản án
- Án lệ của tòa án cấp dưới được viện dẫn bởi các tòa án cấp cao
- Án lệ nước ngoài
- Án lệ của tòa án cùng cấp: ở Hoa Kỳ, Úc, Tòa án tối cao của tiểu bang này
không phải tuân thủ án lệ của tòa án tối cao của tiểu bang khác
 Nguyên tắc chỉ dựa vào cơ sở pháp lý
- Chỉ có những quyết định của thẩm phán trước đó dựa trên phần chứng cứ
pháp lý (Ratio decidendi) của vụ án thì mới có giá trị bắt buộc phải áp dụng
để ra quyết định cho vụ án sau này
- Ratio decidendi: Tiếng latin có nghĩa là: “Lý do để quyết định”, là phần cơ
sở pháp lý hay chứng cứ pháp lý của bản án. Đây là phần tố bắt buộc bắt kì
trong quá trình suy luận dẫn tới quyết định của tòa án. Là nhân tố quan
trọng nhất và là yếu tố bắt buộc của mỗi phán quyết
 Nguyên tắc tham khảo đối với phần bình luận
- Những nhận định hoặc quyết định của tòa án trước đó đối với một vụ án
không dựa trên cơ sở pháp lý mà chỉ dựa trên cơ sở bình luận ucar thẩm
phán (Obiter dictum) sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân
thủ
- Nó chính là lời nhận xét, bình luận, ý kiến phụ của thẩm phán, không có giá
trị bắt buộc, không mang nội dung trực tiếp của vụ tranh chấp và không thể
viện dẫn như một tiền lệ
 Nguyên tắc hiệu lực bất kể thời gian
- Yếu tố thời gian không thể làm mất đi tính hiệu lực của các án lệ
- Theo nguyên tắc này, những phán quyết của các tòa án cách đây hàng trăm
năm cũng vẫn có giá trị cho các thẩm phán sau này vận dụng để ra quyết
định cho một vụ án tương tượng
- Ở hệ thống thông luật, án lệ càng lâu càng có sức thuyết phục và giá trị
Ở Anh:
- Án lệ của tòa án tối cao có tính chấ bắt buộc tuân thủ với tất cả các tòa án
cấp dưới
- Án lệ của tòa phúc thẩm có tính chất bắt buộc tuân thủ đối với tòa án cấp
dưới (trừ luật hình sự) đối với chính Tòa phúc thẩm
- Án lệ do Tòa công lý tối cao có tính chất bắt buộc tuân thủ đối với các tòa
án cấp dưới
 ở Anh chỉ các tòa án cấp cao trở lên mới có thể tạo ra án lệ
 tòa án thường phải tuân thủ theo án lệ do chính mình tạo ra
Ở Hoa Kỳ:
- Án lệ của Tòa án tối cao liên bang có tính chất bắt buộc tuân thủ đối với
Tòa án liên bang cấp dưới
- Án lệ của Tòa án phúc thẩm liên bang có tính chất bắt buộc tuân thủ đối với
Tòa án liên bang quận là cấp dưới của mình trong khu vực địa lý xác định
- Tòa án tối cao mỗi tiểu bang phải tuân thủ án lệ của Tòa án tối cao liên
bang
- Án lệ của Tòa án tối cao mỗi tiểu bang có giá trị bắt buộc đối với tòa án cấp
dưới cùng tiểu bang
- Án lệ của mỗi tiểu bang có tính bắt buộc với Tòa án liên bang quận có trụ
sở trong phạm vi lãnh thổ của tiểu bang tương ứng

Vấn đề 2. Án lệ trong hệ thống common law


1. Hệ thống tòa án của Anh, Hoa Kỳ, Úc
2. “Rule of Precedent” or “Rule Decisis”
 Stare decisis: “to stand by things decided and do not díturb the calm” (hãy giữ
điều gì đã được quyết định và đừng thay đổi)
 Nguyên tắc Stare decisis xuất phát từ tư tưởng công bằng của nhà triết học
Aristole là “các trường hợp giống nhau phải được xử lý như nahu (Like cases
should be treated alike)
 Nguyên tắc tuân thủ án lệ của tòa án
 Bản chất của nguyên tắc này là khi xem xét các vụ án thì buộc các tòa án phải
tuân thủ các quyết định xét xử đã được đưa ra trước đây về các vụ án tương tự
Mục đích
 Nhằm mục đích thiết lập khả năng dự đoán và ổn định trong PL
 Áp dụng luật nhất quán
 Tạo ra các nguyên tắc nền tảng trong pháp luật góp phần vào sự toàn vện của
hệ thống PLQG
Quy tắc vận hành
 Chiều ngang (horizontal stare decisis) where a court follows its own decision
(from earlier to later)
 Chiều dọc (vertical stare decisis): which is the previous decisions of a superior
court (higher or lower courts)
Anh
 Án lệ vận hành theo cả chiều ngang và dọc
 Án lệ không chỉ được ban hành để giải thích luật thành văn mà còn có vai trò
trong sáng tạo ra một số QP thành văn (sản phẩm của cơ quan tư pháp chứ
không phải là cơ quan lập pháp)
Hoa Kỳ
 Theo chiều dọc: án lệ của tòa án cấp trên sẽ có giá trị ràng buộc đối với tòa án
cấp dưới
 Nguyên tắc “stare decisis” của Mỹ mềm dẻo và linh hoạt hơn Anh
 Án lệ của Mỹ thường được coi như một phương pháp, cách thức giải thích luật
Kỹ năng Distinction
 Các kĩ năng tuân thủ, khu biệt, bác bỏ
 Follows: nếu thẩm phán cho rằng, cách giải quyết trong án lệ là chấp nhận
được về mặt xã hội, thẩm phán ta sẽ tuân thủ và áp dụng án lệ
 Distingguishes: là chỉ áp dụng án lệ đối với một số sự kiện trong vụ án đang
xét xử
 Overules: nếu thẩm phán thấy án lệ không còn phù hợp, có thể bác bỏ và đưa
ra phán quyết khách với quyết định trong án lệ trước đó
Phương pháp so sánh tương đồng: (3 bước)
- Thiết lập những điểm tương đồng giữa 2 vụ việc
- Chỉ ra quy tắc pháp lý đã được tìm thấy trong vụ việc đã xảy ra
- Áp dụng quy tắc pháp lý đó cho vụ việc sau
VD. Trong vụ A kiện B, tòa án đã ra phán quyết X.
Tình tiết trong vụ này tương tự với tình tiết trong vụ A kiện B. Do đó trong
vụ này tòa án sẽ ra phán quyết X
VD. Tồn tại quy tắc: “một người nuôi giữ một động vật hoang dã (ví dụ
một con hổ) phải chịu trách nhiệm pháp lý cho bất kì thiệt hại nào gây ra
bởi động vật này
 Câu hỏi: quy tắc có áp dụng cho cho Pit Bull?
 Cần phải tìm ra những tiêu chí khác nhau để khẳng định chó Pit Bull có những
đặc điểm giống với con hổ, nếu muốn chứng minh có sự tương đồng
 Ví dụ: một người chạy bộ ngang qua một tấm biển đề: “Phạt 100 đô la cho
hành vi xả rác”. Chạy tiếp vài bước nữa người này ăn một quả chuối và anh
ta ném vỏ chuối xuống đất. Một cảnh sát xuất hiện. Trước đó cảnh sát này
không xé vé phạt cho người làm đổ cà phê xuống đất và đã xé vé phạt cho
người ném vỏ kẹo
 Câu hỏi: cảnh sát phạt người chạy bộ này ném vỏ chuối xuống đất được
không? Luật sư cần đặt những câu hỏi nào để tư duy
Phương pháp so sánh tương phán
 Phương pháp này đưa ra kết luận bằng cách chỉ ra những điểm khác biệt
(thường lạ về tình tiết) giữa vụ việc đã được giải quyết trước đây và vụ việc
đang cần được giải quyết. Nghĩa là đối với các vụ việc khác nahu, quy tắc của
vụ việc trước không thể áp dụng đối với vụ việc hiện tại
 VD. Trong vụ A kiện B tòa án đã ra phán quyết X. Tình tiết trong vụ này khác
việt với tình tiết trong vụ A kiện B. Do đó tòa án dẽ không ra phán quyết X (mà
sẽ ra phán quyết tương phản với phán quyết X)
 VD. X bị chồng bạo hành nhiều năm. Một đêm ông chồng về nhà trong trạng
thái say rượu, cầm một khẩu súng đe dọa giết bà X. Sau đó ông ta ngủ trên ghế.
Bà X cầm súng bắn chết ông chồng lúc ông đang ngủ
 Trước đó tòa án đã xử vụ việc: tên trộm Y vào nhà thấy chủ đang ngủ sat, bắn
chết chủ nhà. Tòa án kết luận tên trộm Y phạm tội giết người
 Câu hỏi: bà X có phạm tội giết người giống tên trộm Y không?
Các bước thực hiện so sánh tương phản – tương đồng
Bước 1. Xác định vụ án nguồn được đưa ra để so sánh (thường là vụ án có tình tiết tương
tự đã được tòa án giải quyết trước đây)
Bước 2. Xác định những tình tiết tương đồng và khác biệt có ý nghĩa pháp lý giữa vụ án
nguồn và vụ án đích (vụ án đang cần giải quyết)
Bước 3. Xác định mức độ tương đồng hay khác biệt giữa vụ án nguồn và vụ án đích để từ
đó quyết định tòa án cần ra quyết định cho vụ án đích tương tự như phán quyết trong vụ
án nguồn hay khác với phán quyết của vụ án nguồn
Ưu và nhược điểm
 Ưu điểm:
 Tiết kiệm thời gian, tránh được các vụ kiện tụng không cần thiết
 Dẫn đến sự phá triển có trật tự của PL
 Sự chắc chắn trong PL
 Nhược điểm
 Cứng nhắc: bad principle is binding where judicial is limit
 Phức tạp: chi phí và thời gian nghiên cứu
 Lí luận phi logic: sự khác biệt giữa một số trường hợp có thể dẫn đến việc giải
thích thiếu logic
 Chậm phát triển: một số lĩnh vực của PL không rõ ràng hoặc cần phải cải cách

Vấn đề 3. Án lệ trong hệ thống civil law và trong hệ thống pháp


luật Việt Nam
1. Án lệ trong hệ thống civil law
 Án lệ không phải là nguồn luật mang tính chính thức bắt buộc
 Tòa án không thể sử dụng án lệ làm cơ sở pháp lý độc lập để đưa ra phán quyết
 Không thừa nhận chức năng làm luật của tòa án
 Tòa án chỉ thực hiện vai trò thuần túy là áp dụng pháp luật
 Án lệ nhằm bổ sung cho văn bản pháp luật
 Thẩm quyền tạo lập án lệ thường không quá chú trọng vào thứ bậc của tòa án
 Tòa án tạo lập án lệ bằng hình thức giải thích pháp luật theo thủ tục giám đốc
thẩm
 Những giải thích pháp luật của Tòa án tối cao chứa đựng các giải pháp pháp lý
mới và những giải pháp này được lựa chọn công bố làm án lệ
Phương pháp lập luận trong án lệ của tòa án
 Phương án logic diễn dịch
 Đưa ra một quy tắc mang tính khái quá (luận đề chung) làm cơ sở để giải quyết
các vấn đề cụ thể đặt ra của vụ việc
 Lý lẽ tạo lập án lệ đề cao tính hợp phpas
 Mang tính áp đặt
 Yếu tố bắt buộc của án lệ nêu rõ ràng trong nội dung của án lệ
2. Án lệ Việt Nam
2.1 Khái niệm án lệ theo quy định của PLVN
 GS Vũ Văn Mẫu cho rằng: “Án lệ (jurisprudence) là đường lối giải thích và áp
dụng luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý đã được coi như thành một
lệ khiến các thẩm phán có thể noi theo đó mà xét xử trong các trường hợp
tương tự.” (Pháp luật thông khẩu, tập 1)
 Từ điển Luật học: án lệ là “Bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng
pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở để thẩm phán sau đó có thể áp
dụng trong các trường hợp tương tự.”
 GT Bộ Tư pháp
 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP do Hội đồng thẩm phán TAND tối cao: “án
lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
lựa chọn và được Chánh án TAND tối cao công bố là án lệ để các Tòa án
nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.”
2.2 Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng án lệ
 Án lệ chỉ được hình thành bằng con đường tòa án teen cơ sở hoạt động xét xử
của tòa án. Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định chứ
không phải là bản án, quyết định có chứa các giải pháp pháp lý mới
 Bản án quyết định của bất cứ Tòa án nào cũng có thể trở thành án lệ khi được
lựa chọn và được HĐTP TAND tối cao thông qua
 Chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành án lệ: Hội đồng thẩm phán
TAND tối cao
 Tòa án có thẩm quyền tạo lập nội dung án lệ (giải pháp pháp lý mới)
 Tòa án có thẩm quyền bằng việc thừa nhận hiệu lực pháp lý của án lệ
 Phân biệt giữa nguồn của án lệ với án lệ
Các trường hợp tạo ra án lệ
 Văn bản pháp luật có quy định nhưng ở dạng “khung” mang tính khái quát: án
lệ số 09
 VBPL không có quy đinh: án lệ số 02
 VBPL có quy định nhưng quá cứng nhắc: án lệ số 04
 Án lệ được xây dựng ban hành, hủy bỏ hoặc thay thế theo trình tự, thủ tục chặt
chẽ gồm các bước cụ thể được quy định trong PL
 Quy trình xây dựng và ban hành án lệ bao gồm:
1. Rà soát phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ
2. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển
thành án lệ
3. Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận, cho ý kiến đối với các nội
dung của bán án, quyết định được đề xuất lựa chọn làm án lệ
4. Thông qua án lệ
5. Công bố án lệ
Phương pháp lập luận tạo ra án lệ
 Gần giống logic quy nạp
 Mang tính áp đặt
 Không viện dẫn các điều khoản trong các văn bản pháp luật làm cơ sở để giải
quyết vụ việc
Quy trình lựa chọn án lệ (Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP)
Tiêu chí lựa chọn án lệ
1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của PL còn có cách hiểu khác nhau:
phân tích, giải thích các vấn đề sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường
lối xử lý, QPPL cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể
2. Có tính chuẩn mực: có bị lệch so với quan điểm chung về trọng tài viên của
thế giới hay không?
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất PL trong xét xử (nghiêng về cách
nhìn nhận án lệ là giải thích pháp luật) bảo đảm những vụ việc có tính tiết,
sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.
4. Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP
Nguyên tắc áp dụng án lệ
 Hai điều kiện:
 (i) có sự tương đồng hoặc tương tự về các tính tiết khách quan cơ bản của vụ
việc dân sự đang giải quyết với các tình tiết khách quan cơ bản của vụ việc dân
sự trong bản án, quyết định có chứa đựng án lệ.
 (ii) vấn đề pháp lý cần được giải quyết trong vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ
lý cũng tương đồng hoặc tương tự như vấn đề pháp lý đã được giải quyết bằng
án lệ
Nguyên tắc về giá trị pháp lý ràng buộc của án lệ
 Ở VN theo khoản 2 mục I điều 1 của Quyết định số 74/QĐ-TANDTC quy
đinh: “khi xét xử các Tòa án được khuyến khích viện dẫn án lệ của Tòa án
nhân dân tối cao. Việc viện dẫn án lệ vào một quyết định của Tòa án không có
nghĩa án lệ là cơ sở pháp lý cho quyết định của vụ án mà Tòa án xét xử. Cơ sở
cho quyết định của Tòa án phải dựa trên cơ sở pháp luật trong hệ thống các
VBQPPL. Việc dẫn án lệ là cách bày tỏ quan điểm về sự tôn trọng tính thống
nhất trong áp dụng pháp luật của Thẩm phán, đảm bảo tính chặt chẽ và tính có
căn cứ trong quyết định của mình. Thẩm phán tự mình quyết định có theo
đường lối xét xử trong án lệ viện dẫn hay không.”
2.3 Vai trò của nguồn án lệ trong hệ thống PLVN
 Là phương tiện TAND tối cao giải đáp những vướng mắc của các Tòa án cấp
dưới về đường lối xét xử tội phạm cụ thể hoặc việc vận dụng quy phạm pháp
luật
 Tài liệu để các Tòa án cấp dưới nghiên cứu rút kinh nghiệm trong xét xử
 Tính định hướng để các Tòa án cấp dưới vận dụng thống nhất trong việc xét xử
các vụ án tương tự
 Phục vụ cho xét xử, nghiên cứu khoa học và cho đông đảo người dân biết, vận
dụng hay tham khảo
Thảo luận:
Đọc Án lệ Donoghue v Stevenson (1932) AC 562
- Bối cảnh vụ việc

Thảo luận
Đọc án lệ Solomon v.Solomon & Co Ltd (1897) AC 22
- Fact:
Solomon là một người đóng giày ở Anh, với cơ sở kinh doanh hoạt
động theo kiểu một chủ. Ông ta chuyển cơ sở kinh doanh qua hình thức
công ty, vì lý do nhiều người con của ông làm việc trong cơ sở và ông
muốn mỗi người nhận một cổ phần. Tên đăng kí chính thức trong giấy phép
bao gồm Solomon, vợ ông ta và năm người con. Mỗi người chiếm một cổ
phần. Tuy nhiên chứng cứ cho thấy vợ và năm người con giữ cổ phần theo
kiểu được bổ nhiệm bởi Solomon. Kết quả là Solomon & Co Ltd trong thực
tế là một công ty “một người”. Ông ta cũng được giữ chức giám đốc quản
lý và hai người con được bổ nhiệm như hai giám đốc khác (director – như
thành viên của Hội đồng quản trị)
Solomon bán cơ sở đóng giày của ông cho công ty Solomon & Co
Ltd và nhận lại một khoản tiền từ công ty dưới dạng cổ phần và trái khoán
nợ và khoản vay. Sau đó công ty trải qua thời kì khó khăn tài chính và cuối
cùng rơi vào giai đoạn vỡ nợ phải thanh lí tài sản. Những chủ nợ của công
ty kiện Solomon để mong lấy lại tiền nợ từ công ty. Họ lý luận rằng
Solomon phải chịu trách nhiệm pháp lý cho khoản nợ của công ty vì thực ra
công ty chỉ là một danh phận khác của chính Solomon. Bên phía ngược lại,
Solomon lý luận rằng ông ta không phải là công ty và do đó không thể chịu
TNPL để bồi thường cho những khoản nợ đó. Nói cách khác, người thanh
lý đã tìm cách bỏ qua tính cách riêng biệt của Salomon Ltd khác biệt với
thành viên là Solomon để khiến Solomon phải chịu trách nhiệm cá nhân về
khoản nợ của công ty như thể ông đang tiếp tục tiến hành kinh doanh với tư
cách là một thương nhân duy nhất.
- Trong cấp sơ thẩm phán quyết ông phải chịu trách nhiệm vô hạn
- Legal issues:
Vậy ông Solomon có nghĩa vụ phải trả nợ (chịu trách nhiệm vô hạn) đối với
khoản nợ của công ty hay không?
Vậy Solomon và công ty Solomon Ltd có sự phân tách về trách nhiệm
không?
- Rules: (xem xét nguồn lực được áp dụng và các điều luật ấy được lập luận,
suy luận như thế nào để đưa ra kết luận ấy)
+ Thẩm phán đã áp dụng nguồn luật để giải quyết tranh chấp là: Companies
Act 1862
+ Tiêu chuẩn để được áp dụng Separate liabilities (nợ riêng) là gì? Tiêu chí
để chứng minh?
+ Tòa án phải cân nhắc lập luận của 2 bên xem bên nào là thuyết phục hơn
để phân định trách nhiệm (không được đưa ra một giả định không có thật)
Nhận định: Solomon chỉ lập ra công ty để tạo ra tấm màn che cho khoản nợ
của gia đình ông
Lập luận: (đặt ra ranh giới trong vụ việc nào được áp dụng Separate
liabilities và phải có bằng chứng và lập luận cuối cùng)
+ Mặc dù mô hình công ty được thành lập bao gồm thành viên gia đình
nhưng các cá thể khác vẫn có thể trở thành thành viên công ty, việc trở
thành thành viên công ty cũng khá linh hoạt và có thể xem xét vốn của
công ty và vốn của ông có độc lập với nhau không. Như vậy, vấn đề
kinh doanh của gia đình trong quá trình chuyển đổi có vì mục đích tốt
không? (lí do có thể là muốn mở rộng hoạt động kinh doanh chứ kp vì
trốn nợ)
+ Trong các giao dịch công ty thực hiện thì có sự phân định trách nhiệm
của ông với công ty hay không, và các khoản nợ đi vay của công ty
nhằm mục đích gì (vì công ty hay là do công việc riêng của Solomon)
- Kết quả: Tòa tuyên bố rằng công ty trên là một thực thể tách biệt với cổ
đông của nó. Công ty đã tiến hành kinh doanh trên những quyền hạn của
chính nó và không phải là một danh phận khác của Solomon. Vì vậy,
Solomon không chịu trách nhiệm pháp lý để bồi thường cho công ty. Tóm
lại, case Solomon đã thiết lập một nguyên tắc được sử dụng rộng rãi cho
đến nay trong hệ thống án lệ: Việc điều hành và kiểm soát một công ty luôn
tách biệt với việc sở hữu nó. Tòa án không nhìn vào phía sau cấu trúc công
ty để biết ai thực sự kiểm soát nó và do đó những người “đứng sau” một
công ty không nhận trách nhiệm pháp lý để bồi thường với tư cách cá nhân
cho những nợ nần của công ty. (facts, issue, rule, conclusion)
Án lệ vụ kiện Escola v. Cocacola, 24 CAL (1944)
 Fact:
Nguyên đơn: Gladys Escola – nhân viên nữ của một nhà hàng
Bị đơn: công ty đóng chai Coca cola ở Fresno (Fresno là một thành phố của
bang)
Lịch sử tố tụng: được kháng cáo tại Tòa án tối cao California
Tình tiết pháp lý:
Glasdys Escola là một nữ phục vụ tại một nhà hàng. Khi cô đặt những chai
cocacola vào tủ lạnh nhà hàng, một trong số đó đã phát nổ trên tay cô và
khiến cô bị thương với vết cắt sâu 5 inch, cắt vào một số mạch máu, dây
thần kinh, cơ và lòng bàn tay. Chai coca sau khi nổ bị vỡ thành 2 nửa trong
đó nửa dưới rơi xuống đất nhưng không vỡ, mảnh vỡ chai không xuất hiện
ở phiên tòa vì đã bị bỏ đi trước đó bởi một nhân viên khác. Tuy nhiên,
Escola đã mô tả lại cái chai bị vỡ và hình vẽ thể hiện đường đứt gãy của vỏ
chai đã được dựng lại. Ngoài ra, một người giao hàng cũng đã được mời tới
để làm chứng cho nguyên đơn và xác nhận rằng anh ta đã nhìn thấy một
chai Coca bị vỡ trong quá khứ khi anh ta đưa chiếc chai ra khỏi hộp trong
nhà khô nhưng không biết tại sao nó lại nổ
- Liệu đó có phải là lỗi bất cẩn của nhà sản xuất khi đưa sản phẩm lỗi ra thị
trường?
- Nhà sản xuất có phải chịu trách nhiệm đối với quá trình vận chuyển đưa sản
phẩm đến người tiêu dùng hay không?
- Liệu có thể dựa trên học thuyết … để suy luận ra lỗi bất cẩn của nhà sản
xuất khi đưa sản phẩm lỗi ra thị trường hay không?
- Với lỗi đó thì cocacola có phải chịu trách nhiệm cho khuyết tật của sản
phẩm gây thương tích cho Escola hay không?

Án lệ trong pháp luật thương mại quốc tế


Vai trò của án lệ trong pháp luật thương mại quốc tế
 Việc sử dụng án lệ trong PLQT đã được đề cập ngay từ thời điểm Tòa trọng tài
thường trực (permanent Court of Arbitration – PCA) được thành lập theo công
ước La Haye (Hague Convention) năm 1899 và 1907, với kì vọng “when a
controversial issue has been settled in the same way by several arbitration
tribunals, the chosen solution will enter the body of international law”
 In 1967, Sir Robert could still note: “Very little has been done to elaborate
principles governing the use of precedent in international law”
 Ngày nay với sự xuất hiện và phát triển của nhiều cơ quan, thiết chế giải quyết
tranh chấp thương mzij quốc tế, việc áp dụng án lệ trong lĩnh vực này cũng
được chú trọng hơn.
 Thông thường phán quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế không
có tính bắt buộc các cơ quan/ hội đồng giải quyết tranh chấp khác phải tuân thủ
theo (không tuân theo học thuyết stare decisis như án lệ tại các nước Common
Law)
VD. Điều 59 Quy chế ICI quy định: “the decision of the Court has no binding
force except between the parties and in respect of that particular case”
 Tuy vậy, những phán quyết này vẫn có giá trị tham khảo và cũng có ích trong
việc góp phần đảm bảo, thúc đẩy tính thống nhất giữa các bản án/ phán quyết
của các vụ tranh chấp có tình tiết tương tự hoặc giống nhau.
Án lệ trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Khái quát về WTO:
 Năm 1946, 23 quốc gia tiến hành đàm phán và đạt được một số ưu đãi về thuế
quan, gọi là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1947 – cơ
cấu điều chỉnh thương mại quốc tế duy nhất lúc bấy giờ
 Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ đã được các
nước thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi
trường thương mại thế giới
 Hiệp định GATT 1947 cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải
thích khác đã hợp thành GATT 1994
 Tại Vòng đàm phán Uruguay, các nước đã cho ra đời Tuyên bố Marakesh thahf
lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày
1/1/1995
Khái quát về cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB)
 WTO không thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp độc lập tách rời khỏi cơ
cấu tổ chức của WTO mà DSB chính là đại hội đồng của WTO (cơ quan chính
trị bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên)
 DSB không trực tiếp thực hiện việc xét xử, giải quyết tranh chấp mà có hai cơ
quan “giúp việc” cho DSB làm việc này là Ban Hội thẩm và cơ quan phúc
thẩm
 Ban hội thẩm là cấp xét xử đầu tiên, xét xử toàn bộ vụ tranh chấp và sau đó sẽ
ban hành Báo cáo của Ban Hội thẩm (trong đó bao gồm kết luận về vụ tranh
chấp)
 Cơ quan phúc thẩm phụ trách cấp xét xử thứ hai, xử lí khiếu nại/ kháng cáo của
NĐ/BĐ đối với một hoặc một số nội dung của báo cáo của ban hội thẩm sau đó
sẽ ban hành báo cáo của cơ quan phúc thẩm (kết luận về vấn đề kháng cáo)
 Nếu báo cáo của ban hội thẩm/ cơ quan phúc thẩm được DSB thông qua thì
chúng được gọi là phán quyết của DSB
 Văn bản quy định thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp cũng như
trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO là DSU
 Ngay cả khi báo cáo của ban hội thẩm/ cơ quan phúc thẩm được thông qua thì
chúng cũng không trở thành án lệ có tính chất ràng buộc đói với các tranh chấp
khác (kể cả đó là tranh chấp của chính NĐ và BĐ ban đầu về các vấn đề khác,
hoặc tranh chấp giữa các bên khác về những vấn đề tương tự)
 Ban hội thẩm ở vụ tranh chấp sau sẽ không có nghĩa vụ phải tuân theo kết luận/
nhận định của ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm của vụ tranh chấp có tình
tiết tương tự trước đó
 Tuy vậy, nếu lí do được đưa ra trong báo cáo trước có thể hỗ trợ cho cách giải
thích quy định của WTO và Ban hội thẩm/ Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện
tiếp theo cảm thấy hợp lý/ có sức thuyết phục, Ban hội thẩm/ cơ quan phúc
thẩm có thể viện dẫn, lặp lại và làm theo
 Những báo cáo của Ban hội thẩm nếu không được DSB thông qua sẽ không có
hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp và không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên,
nội dung của chúng vẫn có giá trị tham khảo đối với các Ban hội thẩm/ cơ quan
phúc thẩm ở những vụ tranh chấp sau đó.
Án lệ của trọng tài thương mại quốc tế
Khái quát về trọng tài thương mại quốc tế
 Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ
sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, giải quyết các tranh chấp thương mại có
yếu tố nước ngoài bởi một hội đồng trọng tài (gồm một hoặc nhiều trọng tài
viên)
 Trọng tài là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, tồn tại dưới hình thưc các trung
tâm, tổ chức trọng tài hoặc trọng tài vụ việc
 Từ thực tiễn áp dụng luật trong giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại
quốc tế, việc hình thành và áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp bằng
phương thức này gặp một số khó khăn như:
- Phán quyết trọng tài thường không được công khai và khó tiếp cận do
nguyên tắc bảo mật thông tin
- Mỗi vụ tranh chấp do một Hội đồng trọng tài khác nhau xét xử
- Phán quyết trọng tài do các Hội đồng trọng tài khác nhau ban hành chỉ có
giá trị tham khảo
- Các hội đồng trọng tài có thể lựa chọn những nguồn luật, luật khác nhau để
giải quyết tranh chấp nên khó có sự tương đồng giữa các vụ tranh chấp
Án lệ của trọng tài đầu tư quốc tế
 Tương tự như trọng tài thương mại quốc tế, trọng tài đầu tư quốc tế cũng là
phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài
 Trọng tài đầu tư quốc tế giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư giữa
nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư với căn cứ pháp lý của tranh
chấp là các hiệp định đầu tư song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia
 Do các hiệp định đầu tư thường có những quy định tương tự nhau dựa trên
nguyên tắc cơ bản của pháp luật đầu tư nên các vấn đề tranh chấp trong các vụ
việc thường tương tự nhau, phạm vi của lĩnh vực tranh chấp hẹp hơn so với
trọng tài thương mại
 Do các nguyên tắc cơ bản của luật đầu tư – nền tảng của các hiệp định đầu tư,
phát sinh từ luật pháp quốc tế chứ không phải luật pháp quốc gia nên các Hội
đồng trọng tài có thể có xu hướng nhìn nhận nội dung phán quyết do các Hội
đồng trọng tài khác đưa ra về các vấn đề tương tự là nguồn hướng dẫn tham
khảo
 Bên cạnh đó phán quyết trọng tài đầu tư cũng có thể được công khai toàn bộ
hoặc một phần
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và sử dụng án lệ trong trọng tài
đầu tư quốc tế
Thảo luận
1. Án lệ số 42/2021/AL về quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp của
người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có thỏa thuận trọng
tài, được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thông qua ngày 23/2/2021 và
được công bố theo quyết định của Chánh án TAND tối cao
Tóm tắt án lệ: Bà T và ông S kí kết hợp đồng mua kì nghỉ dưỡng với công ty V.
Khi kí kết hợp đồng, bà T và ông S chưa đọc kĩ hợp đồng nên sau khi kí kết hai
người đọc lại và nhận thấy có nhiều điều khoản không hợp lí nên ông T và bà S
yêu cầu hủy bỏ hợp đồng với công ty V nhưng công ty V không chấp nhận
Bà T và ông S kiện công ty V ra TAND TP Nha Trang, trong đó yêu cầu TA hủy
bỏ hợp đồng mua kì nghỉ dưỡng và yêu cầu công ty V trả lại số tiền cọc mà bà T
và ông S đã cọc để mua kì nghỉ. Tuy nhiên bên bị đơn không đồng ý vì trong hợp
đồng kí kết đã có sự thỏa thuận trọng tài.
Hợp đồng quy định tranh chấp sẽ được giải quyết tại trung tâm Trọng tài
Quốc tế Sing (SIAC) theo quy tắc của Trung tâm này.
Nguyên đơn: vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Sơn và vợ Nguyễn Thị Long Tuyền
Bị đơn: công ty Vịnh Thiên Đường
Vấn đề pháp lý: TAND có thẩm quyền để giải quyết vụ việc hay không khi cả 2
bên đã có thỏa thuận trọng tài là trung tâm giải quyết tranh chấp? (chỉ cần xác định
đây là tranh chấp thương mại và các bên đồng ý thì có thể sử dụng trung tâm trọng
tài quốc tế là nơi để giải quyết tranh chấp)
- TA cần kiểm tra thẩm quyền giải quyết vụ án và ban hành quyết định
Luật áp dụng:
- Điều 10 Luật Trọng tài TM có thể áp dụng để lựa chọn ngôn ngữ áp dụng
nhưng không giải quyết được vấn đề về thẩm quyền của TA
- Thỏa thuận trọng tài không thực hiện được là thỏa thuận giữa các bên là
hợp pháp nhưng khi đưa vào thực tiễn thì trở nên không hợp lí cho các bên
trong hợp đồng – Điều 17 Luật Trọng tài TM và khoản 3 Điều 4 Nghị quyết
số 01/2014/NQ – HĐTP để giải thích Điều 17
- Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 Điều 38: Hiệu lực của điều khoản trọng
tài
 Các điều khoản trên nhằm trả lời cho câu hỏi: Tòa án có thẩm quyền giải
quyết hay không? Và các bên có cần giải quyết tranh chấp theo thủ tục của
trọng tài hay không?
 Trong đó, TAND TP Nha Trang viện dẫn đến Điều 17 của LTTTM và
xem xét vấn đề hợp đồng này có phải hợp đồng soạn sẵn hay không, và
trong đó ý chí tự nguyện bên phía người tiêu dùng là ít – không được
trao quyền và tự do thoải mái chọn cơ quan giải quyết tranh chấp mà bị
phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng do bên nhà cung ứng dịch vụ đưa ra
=> ý chí tự nguyện của người tiêu dùng là hạn chế
 Ở góc độ của người tiêu dùng kết hợp các điều khoản có sẵn thì trong
TH này có thể khởi kiện tại TAND TP Nha Trang => tại sao có luật rồi
vẫn phải ban hành án lệ này?
+ Nhìn nhận thực tiễn tại VN vì thẩm phán có thể phớt lờ ý kiến
quan điểm giữa các bên, chỉ trong trường hợp hi hữu thì TA mới có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài
vì TA và trọng tài là 2 cơ quan giải quyết tranh chấp có quyền lực là
ngang nhau và xuất hiện tư tưởng sai lầm là TA cao hơn về quyền lực
đối với Trọng tài nên TA đương nhiên có thẩm quyền giải quyết
+ Và các điều khoản được viện dẫn có nội dung giống nhau để
khẳng định chắc chắn hơn cho lập luận của mình khi ADPL VN nên án
lệ này hỗ trợ đây sẽ là nguồn luật thống nhất và sau này khi có xảy ra vụ
việc tương tự thì chỉ cần viện dẫn đến án lệ này
+ Ngoài ra án lệ này còn khẳng định vai trò và thẩm quyền của thẩm
phán cần “mạnh dạn” hơn khi xác định thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng.
2. Dự thảo án lệ số 05/2022/AL về mất quyền phản đối khi không khiếu nại
quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền
Giữa 2 bên có kí kết hợp đồng mua bán và trong quá trình này kí thêm 1
hợp đồng thế chấp và chốt công nợ là bên bị đơn nợ nguyên đơn hơn 800 nghìn $.
Nhưng bên bị đơn không trả được tiền cho nguyên đơn và bị đơn bị khởi kiện ra
trọng tài và giữa 2 bên có thỏa thuận về trọng tài nếu xảy ra tranh chấp (thỏa thuận
trọng tài này tồn tại trong hợp đồng thế chấp)
Bên yêu cầu (bên bị đơn) gửi bản tự bảo vệ với nội dung phản đối nội dung
kiện của bên nguyên đơn và phản đối nội dung thẩm quyền của Trọng tài nhưng
sau đó Hội đồng Trọng tài tiếp nhận yêu cầu phản đối, trọng tài đã họp riêng và
đưa ra phán quyết là Trọng tài xác định có thẩm quyền vào ngày 12/9/2017 và sau
này bên bị đơn không có khiếu nại tại TA nên Hội đồng Trọng tài cho rằng bên bị
đơn đỡ mất quyền khiếu nại theo Điều 13 và Điều 44 của LTTM 2010. Đến ngày
17/1/2018 thì bên bị đơn nộp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (phản đối phán
quyết bằng cách yêu cầu hủy).
Điều 44 quy định về thời hạn phản đối phán quyết => căn cứ vào điều
khoản này thì bên yêu cầu (bên bị đơn) mất quyền phản đối về khiếu nại phán
quyết của trọng tài
 Dự thảo án lệ này đã không được thông qua, (vì có luật điều chỉnh rõ ràng
không cần án lệ này nữa – ykr)
WHAT SKILL DO YOU GET?
Án lệ có thể tồn tại dưới 2 hình thức:
- Nguyên tắc pháp lý mới mà thẩm án đề ra trong các vụ trước đây (sự kiến
pháp lý, vấn đề pháp lý, luật áp dụng, áp dụng luật như thế nào)
- Cách thức giải thích luật (giải thích một quy định sẵn có): gắn liền với bối
cảnh tranh chấp cụ thể
 Án lệ này chỉ tồn tại trong những tranh chấp điển hành, khi áp dụng phải án
lệ phải so sánh về sự kiện pháp lý nếu sự kiện và vấn đề pháp lý khác nhau
mà vẫn viện dẫn thì nhằm mục đích so sánh
 ở các quốc gia Common law thì án lệ có thể tồn tại dưới cả 2 dạng thức
1. Reading a case
 Read it all through without writing anything down
 Now read it again
 Write the citation of the case
 What did the platiniff/applicant/appellant want?
 What happened in the court(s) below?
 Argument of the parties?
 Grounds of appeal?
 Legal issue?
 Who won the case? Was appeal allowed or denied?
 Legal reasoning employed by judges?
 Ratio & Dicta
 Your comments: The value of the case as an aothoritative precedent?
2. Analysing the reasoning & argument employed by lawywers & Judge
Techniques or reasoning & argument
 Deductive reasoning
(phép suy diễn >> suy từ chung đến riêng >> ủng hộ áp dụng án lệ)
 Inductive reasoning
( phép quy nạp >> suy từ riêng đến chung >> ủng hộ áp dụng án lệ)
 Reasoning by anology
(phép loại suy >> suy luận dựa trên sự giống nhau về sự kiện pháp lý và
trong trường hợp không có quy phạm pháp luật điều chỉnh các vụ việc)
 Argument on general principle
( dựa vào nguyên tắc chung của pháp luật để lập luận)
 Policy argument
(dựa vào chính sách để lập luận)
 Common sense, fairness and justice argument
(dựa vào luân thường đạo lysm lẽ công bằng và công lý để lập luận)
 Practical consequences arguments
( tính đến hậu quả thực tế của phán quyết để đưa ra lập luận)
 Balencing of interest arguments
(cân nhắc các lợi ích khác nhau để đưa ra lập luận)
 A fortiori arguments
(lập luận nhấn mạnh)
 Arguments Ad absurdum
(chứng minh rằng lập luận của đối phương dẫn đến kết luận vô lí)
 Other techniques
3. Distinguishing the Ratio and Dicta
4. Sumarizing a case
5. Applying a case
Thảo luận
1. DS 404 – Việt Nam gửi yêu cầu về chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông
lạnh và tham luận về thủ tục hành chính
Việt Nam kiện Hoa Kỳ về biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ đây là trái
quy định với WTO, tuy nhiên các quy định của PL Hoa Kỳ lại mâu thuẫn với Hiệp
định ADA.
Việc áp dụng Zeroing có phù hợp với quy định của WTO?
 Phương thức tính biên độ bán phá giá của WTO là gì? (được quy định trong
điều khoản nào)
 Và zeroing được tiến hành như thế nào?
 Và tại sao lại trở thành không phù hợp với quy định của wto?
 Lập luận của Việt Nam
 Cơ quan phúc thẩm đã đưa ra ý kiến như thế nào về khiếu kiện của Việt Nam
Khiếu kiện 1. Phương pháp quy về 0 (tại sao lại không phù hợp)
Điều 2 quy định về cách thức tính biên độ. Xác định thời điểm tính các giao
dịch
Thảo luận
1. Đọc ICSID, Emilio August Maffezini v. Spain, ICSID Case No.ARB/97/7,
Arghentina – Spain BIT, Decision on Objections to Jurisdiction, January 25, 2000.
Để ICSID có thẩm quyền thì nguyên đơn phải sử dụng hết biện pháp giải quyết
tranh chấp trước khi ra trọng tài hay không?

Quan điểm của nguyên đơn


Quan điểm của bị đơn
Quan điểm của hội đồng trọng tài: giải thích ngôn ngữ của Điều 10, ủng hộ nhà
đầu tư
Vấn đề 2. MFN
Phạm vi áp dụng của MFN có được mở rộng ra trong thủ tục giải quyết tranh chấp
hay không?
Quan điểm của nguyên đơn: nhà đầu tư có thể dựa vào các điều khoản có lợi
Quan điểm của bị đơn:
Quan điểm của hội đồng trọng tài

You might also like