You are on page 1of 2

Án lệ và Tiền lệ pháp có giống nhau hay không ?

Án lệ được hiểu là đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các Tòa án về một
điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau
đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Nói nôm na, xử theo án lệ là việc
Tòa án cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của Tòa án cấp trên để đưa
ra một phán quyết tương tự trong một vụ việc tương tự. Cơ sở để hình thành nên án
lệ chính là những khuyết điểm của hệ thống pháp luật. Khi có những khuyết điểm
của hệ thống luật, Tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý để
đưa ra những phán quyết có tính đột phá và bản án này sẽ được Tòa tối cao công
bố là án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp tương tự dó khiếm khuyết quy
phạm hoặc chưa có dẫn chiếu quy phạm rõ ràng.
Tiền lệ pháp được hiểu là việc làm luật của Tòa án trong việc công nhận và áp
dụng và áp dụng nguyên tắc mới trong quá trình xét xử dựa trên những cơ sở vụ
việc đã được quyết định trước đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự.
Như vây, có thể thấy thuật ngữ án lệ hàm chứa những nội dung cơ bản của thuật
ngữ tiền lệ pháp và giữa chúng có sự khác nhau về mặt thuật ngữ nhưng lại cùng
chỉ một khái niệm. Về bản chất, án lệ cũng chính là tiền lệ pháp, do cả hai đều xuất
phát từ tòa án và hình thành từ quá trình xét xử. Tiền lệ pháp là thuật ngữ dùng để
chỉ về một hình thành pháp luật, còn án lệ dùng để chỉ về nguồn của pháp luật, mà
nguồn của pháp luật cũng chính là hình thức của pháp luật. Nói cách khác, tiền lệ
pháp là một hình thức pháp luật hay quá trình làm luật của Tòa án, còn án lệ là
những bản án, quyết định mà Tòa án làm căn cứ để áp dụng sau này cho những vụ
việc có tình tiết tương tự. Dù không phải là hai từ đồng nghĩa nhưng thông thường,
người ta gọi các bản án sau có giá trị áp dụng tương tự và được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chọn lọc công bố và cho xuất bản phục vụ cho công tác nghiên cứu
khoa học và tham khảo gọi là những án lệ.
Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền
lệ để xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử
các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm
công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng,
tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán
tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm
phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận,
đánh giá vấn đề một kiểu. Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét
xử của tòa án là không bình đẳng. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi
đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại biết phòng
tránh rủi ro...
4. Một số ví dụ về tiền lệ pháp
Ví dụ 1:
Năm 2006, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có quyết định giám đốc thẩm một vụ
tranh chấp dân sự về lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian giữa ông T. với bà
K. Sau này, nhiều tòa cấp dưới đã ngầm coi đây là một án lệ và xử theo đường lối
của bản án này.
Số là bà K. đã lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của ông T. Khi bà K. xây nhà, bà
đã làm kiềng trên móng nhà của ông T. nhưng ông T. không phản đối trong suốt thời
gian từ khi khởi công cho đến lúc hoàn thành (bốn tháng). Do nhà bà K. là nhà cao
tầng, đã xây dựng hoàn thiện, giờ nếu buộc bà phải dỡ bỏ và thu hẹp lại công trình
thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho bà.
Xử vụ này, tòa cấp phúc thẩm đã không buộc bà K. phải tháo dỡ phần tường nhà đè
lên phía trên móng nhà ông T. mà chỉ buộc bà bồi thường bằng tiền. Trong quyết
định giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán cho rằng tuyên xử như thế là hợp tình
hợp lý. Sau này khi gặp vụ án tương tự, các thẩm phán đều “liên tưởng” đến vụ này
và tuy không nói ra nhưng ai cũng vận dụng đường lối thấu lý đạt tình đó để xét xử.
Có điều, nội dung hướng dẫn trong “án lệ” nói trên chỉ thể hiện hướng giải quyết
trong vụ việc cụ thể giữa ông T. và bà K. nên nó còn thiếu tính khái quát pháp lý. Sẽ
là thuyết phục nếu trong quyết định có một đoạn có nội dung giống như một điều
luật (không đề cập tới một chủ thể cụ thể như ông A, bà B) để các tòa cấp dưới áp
dụng theo. Khi đó quyết định trên có thể được coi là một án lệ mẫu mực.
Ví dụ 2:
Bộ luật Dân sự (BLDS) nước ta quy định nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người thân của
người có tính mạng bị xâm phạm là cho đến khi chết nếu người được hưởng cấp dưỡng
là người đã thành niên và cho đến khi đủ 18 tuổi nếu người được hưởng cấp dưỡng là
người chưa thành niên hay đã thành thai. Tuy nhiên, BLDS lại không cho biết nghĩa vụ
này bắt đầu vào thời điểm nào nên các tòa rất lúng túng. Sau đó, một quyết định
giám đốc thẩm của TAND Tối cao phân tích: Theo tinh thần quy định tại Điều 616
BLDS và hướng dẫn tạiNghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao thì trong trường hợp cụ thể này, thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp
dưỡng phải được tính từ ngày người bị hại chết.
Dù không nói ra nhưng đây được coi là “hướng dẫn” để các tòa án áp dụng khi xét
xử và xét ở góc độ khoa học, rõ ràng nó như một án lệ. (Nguồn: Wikipedia, bài viết
“Án lệ ngầm ở Việt Nam” – PGS TS Đỗ Văn Đại)

You might also like