You are on page 1of 2

2.

TIỀN LỆ PHÁP TẠI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM


1. Tiền lệ pháp là một loại nguồn của pháp luật Việt Nam.
Tiền lệ pháp cũng vừa là nguồn, vừa là hình thức của pháp luật. Đây là loại nguồn pháp
luật khá phức tạp, mặc dù tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Với hình thức
tiền lệ pháp, pháp luật tồn tại ưong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp. Những
bản án, quyết định này vốn được các chủ thể có thẩm quyền ban hành để giải quyết
những vụ việc cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cá biệt, xác định danh tính. Tuy
nhiên, những lập luận, nhận định, phán quyết được chứa đựng trong những văn bản đó
rất điển hình, mẫu mực, giải quyết vụ việc một cách khách quan, công bằng, “thấu lí,
đạt tình”, chính vì vậy chúng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, phát triển thành
khuôn mẫu chung để giải quyết các vụ việc khác có tính chất tương tự. Những lập luận,
nhận định, phán quyết này có thể chưa phải là những quy tắc hoàn hảo để nhà chức
trách viện dẫn áp dụng một cách giản đơn mà có thể chỉ là cơ sở để nhà chức trách bổ
sung, phát triển theo những vụ việc cụ thể và xây dựng thành quy tắc để áp dụng giải
quyết vụ việc mới.

Trong xã hội hiện đại, nhìn chung các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền
lệ pháp do toà án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Trên thực
tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới,
đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của toà án; hai là
án lệ hình thành bởi quá trình toà án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn.
Loại án lệ thứ hai là sản phẩm của quá trình toà án áp dụng và giải thích những quy
định do cơ quan lập pháp ban hành. Đó là sự giải thích những quy định mang tính
nguyên tắc chung, quy định có tính nước đôi, hàm ý rộng, không rõ nghĩa, mập mờ hay
có sự xung đột với quy định khác.

Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải
quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải... nên nó
dễ dàng được xã hội chấp nhận. Với ưu điểm là linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn
cuộc song..., án lệ được coi là một loại nguồn pháp luật chủ yếu của nhiều quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người
áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.
2. Án lệ được tạo ra bởi hai con đường .
- Thứ nhất, án lệ được hình thành trong quá trình phát triển của thị luật
- Thứ hai, án lệ được hình thành trên cơ sở của hoạt động giải thích văn bản quy
phạm pháp luật của tòa án khi áp dụng pháp luật trong các vụ việc cụ thể. Trong
hệ thống pháp luật của Pháp và Đức, hầu hết trường hợp, các án lệ được tạo ra có
liên quan đến việc giải thích văn bản quy phạm pháp luật.
Thẩm phán các nước thuộc hệ thống thông luật thực sự có nhiều kinh nghiệm áp
dụng và tạo ra án lệ hơn so với các đồng nghiệp thuộc các nước trong hệ thống
dân luật. Tập quán sử dụng án lệ và phương pháp luận của các thẩm phán trong
thông luật đã ảnh hưởng đến tư duy pháp lý của họ khi giải thích các văn bản quy
phạm pháp luật. Khi giải thích văn bản quy phạm pháp luật, các thẩm phán trong
thông luật vẫn sử dụng phương pháp luận theo cách quy nạp thay vì phương pháp
diễn dịch như các thẩm phán trong hệ thống dân luật hành văn thực hiện.
Thực tiễn này có thể thấy trong các quyết định của Tòa án tối cao liên bang Mỹ
liên quan đến các vụ án về giải thích hiến pháp Mỹ. Khi đưa ra các quan điểm
trong các quyết định của mình, thẩm phán của Tòa án tối cao liên bang Mỹ đã giải
thích Hiến Pháp Mỹ với cách viện dẫn đến các án lệ, sử dụng phương pháp lập
luận tương tự các vụ án và sử dụng cách diễn đạt rất dài dòng và chi tiết cho việc
giải thích quy định có liên quan của Hiến pháp Mỹ trong một vụ án cụ thể. Trái
ngược với điều này, thẩm phán của các nước thuộc hệ thống dân luật thành văn
sử dụng phương pháp diễn dịch trong giải thích pháp luật.

You might also like