You are on page 1of 4

Án lệ là gì? Tiêu chí lựa chọn án lệ như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:

"Điều 1. Án lệ
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án
nghiên cứu, áp dụng trong xét xử."

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:

"Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ


Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải
thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm
pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với
những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử."
Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án
lệ ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:

"Điều 4. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành
án lệ
1. Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất
là án lệ, dự thảo án lệ phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân
dân tối cao để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, cá nhân,
cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến, trừ trường hợp hướng dẫn tại các điểm b, c
và d khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết này.
Ý kiến góp ý được gửi về Tòa án nhân dân tối cao. Thời gian lấy ý kiến góp ý là 30
ngày kể từ ngày đăng tải.
2. Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất
lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ.
Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2
và khoản 3 Điều 5 của Nghị quyết này."
Hội đồng tư vấn án lệ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:

"Điều 5. Hội đồng tư vấn án lệ


1. Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít
nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân
dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án
nhân dân tối cao, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các
chuyên gia về pháp luật và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học
Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng).
Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có
đại diện Cơ quan điều tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện kiểm sát nhân
dân tối cao.
2. Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết
định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo
án lệ.
3. Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên họp thảo
luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết định phương
thức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao kết quả tư vấn."

Thời điểm nào thì được áp dụng án lệ để giải quyết vụ án?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:

"Điều 8. Áp dụng án lệ trong xét xử


1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những
vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp
vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu
rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.
3. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống
pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được
giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”; tùy từng
trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ
quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự."

Theo đó, việc áp dụng án lệ không bắt buộc án lệ đó phải công bố trước khi đưa vụ án
ra xét xử sơ thẩm. Cho nên toà án cấp phúc thẩm có thể áp dụng được án lệ để xét xử.

(https://thuvienphapluat.vn)
Ý nghĩa của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Thực tế cho thấy, luật thành văn dù có được xây dựng cẩn thận và kĩ lưỡng đến đâu thì
cũng không thể dự đoán được hết những tình huống sẽ xảy ra trong tương lai. Khi đó,
với những tình huống mới, hành vi phạm pháp mới, văn bản pháp luật không thể kịp
thời bổ sung, điều chỉnh. Bởi quá trình bổ sung, điều chỉnh đòi hỏi phải qua trình tự,
thủ tục theo đúng quy định của pháp luật và sẽ mất khoảng thời gian nhất định. Trong
tình huống đó, án lệ đã bổ sung giúp cho luật thành văn trở nên gắn liền với thực tiễn
hơn. Khi xây dựng án lệ, tòa án góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển luật thành
văn trong tương lai. Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn
thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng
trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh
chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến
hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Có thể nói án lệ đã giúp góp phần lấp
đầy“những lỗ hổng” của pháp luật.

Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Từ nhu cầu giải thích cho sự không rõ ràng của các văn bản luật hay xuất phát từ sự
thiếu hụt trong quá trình điều chỉnh của các văn bản luật chính là những điều kiện để
chọn lựa và hình thành án lệ. Các bản án, quyết định trở thành án lệ trải qua quy trình
rà soát, phát hiện, đề xuất, lấy ý kiến, thông qua và công bố một cách chặt chẽ, rõ ràng
bởi vai trò quan trọng của án lệ trong hệ thống pháp lý.

 Là tập hợp khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo. Án lệ
chính là tập hợp của các quyết định, bản án đã được tuyên bố bởi Tòa án
nhân dân và sẽ có giá trị sử dụng như nguồn luật, được xác định là nền tảng,
khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc xảy ra trong tương lai. Ở Việt Nam
hiện nay, trong thực tiễn giải quyết các vụ án, các Thẩm phán cũng thường
áp dụng các án lệ đã được công nhận vào quá trình giải quyết. Khi ấy thẩm
phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn
nhận, đánh giá vấn đề một kiểu. Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội
cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đẳng. Đồng thời, áp dụng án
lệ còn giúp các đơn vị căn cứ vào đó biết phòng tránh rủi ro khi đàm phán,
soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại.
 Tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật vào thực tế được dễ dàng. Án
lệ đề cập đến các vụ việc đã xảy ra trong thực tế, được đúc kết từ thực tế,
chứ không phải là những giả thuyết có tính lý luận về những tình huống có
thể xảy ra trong tương lai, nên đã góp phần giải thích, bổ sung những thiếu
sót, những điều chưa hoàn thiện của pháp luật thành văn và khắc phục tình
trạng thiếu pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật được dễ
dàng, thuận lợi và thống nhất. Tuy nhiên, thực tế cũng không thể áp dụng
hoàn toàn theo nội dung của án lệ vào các vụ việc, mà các thẩm phán vẫn
phải luôn căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì ở Việt
Nam, án lệ chỉ được xác định là nguồn bổ trợ chứ không coi án lệ là một
hình thức pháp luật. Ở mức độ nhất định, án lệ là nguồn lực trong hệ thống
luật, thực hiện việc áp dụng pháp luật vào thực tế chứ không thể thay thế
pháp luật.
 Là nguồn bổ trợ, nguồn lực giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ
thống pháp luật của nước ta chưa được hoàn thiện và luôn có sự thay đổi cho
phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Thực tế luôn phát
sinh nhiều vướng mắc mà pháp luật không dự liệu trước. Nếu Thẩm phán
chờ có quy định mới thì sẽ ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của người dân.
Viêc áp dụng án lệ sẽ giúp giải quyết trong những tình huống này. Hay
trong hoàn cảnh mới, đất nước đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ,
nhiều tập quán thương mại quốc tế và nhiều vấn đề khác chưa được pháp
luật đề cập đến, qua các án lệ, dựa vào các luật tục, bổ sung cho pháp luật thì
mới có thể quản lý xã hội hiệu quả hơn. Cũng qua án lệ, từ án lệ, nhà làm
luật sẽ nâng lên thành các quy phạm pháp luật, giúp hoàn thiện hơn hệ thống
pháp luật.

(https://letranlaw.com)

You might also like