You are on page 1of 11

HyeonJang- phụ 01

Họ và tên : Nguyễn Thị Huyền Trang

Mã sv : 20A52010061

Ngày sinh : 19/08/2002

Lớp : 2052A01

Bài tiểu luận

Môn: Công pháp quốc tế


Đề 1: Phân tích và bình luận sự kiện Nga sát nhập 4 vùng lãnh thổ mới
(1/10/2022) từ góc độ pháp luật quốc tế.

Lưu ý: Hạn chế trình bày diễn biến, chỉ giới thiệu sự kiện và phân tích
tính hợp pháp, bất hợp pháp của vấn đề từ góc độ pháp luật quốc tế.
1. Sự kiện

Ngày 30/9, Tổng thống Putin và người đứng đầu 4 vùng Ukraine (Donetsk,
Lugansk, Kherson và Zaporozhye) đã ký các hiệp ước về việc các vùng này gia
nhập Nga. Lễ ký diễn ra tại điện Kremlin. Theo truyền thông Nga, kết quả trưng
cầu dân ý trước đó tại các vùng này thể hiện nguyện vọng của đa số cư dân
muốn gia nhập Nga.

Trong khi đó, Ukraine, Mỹ và phương Tây cho rằng các hoạt động trưng cầu và
sáp nhập lãnh thổ trên của các vùng này và Nga là bất hợp pháp, có nguy cơ làm
phức tạp thêm tình hình. Ukraine cực lực phản đối các động thái đó của Nga
cũng như các vùng ly khai.

Ngày 2/10, Tổng thống Nga Putin trình lên Duma Quốc gia dự luật hiến pháp
Liên bang về sáp nhập các thực thể mới vào Nga. Tòa án Hiến pháp Nga sau đó
đã phê chuẩn các văn bản này.
Ngày 3/10/2022, Hạ viện Nga đã nhất trí thông qua dự luật hiến pháp về sáp
nhập các nước cộng hòa tự phong Donetsk và Lugansk cũng như các tỉnh
Kherson và Zaporozhye vào Liên bang Nga.

Theo các luật này, cư dân của các vùng nêu trên (về lý thuyết thuộc Ukraine
nhưng do Nga kiểm soát trên thực tế và được Nga coi là các thực thể mới của
họ) được công nhận là công dân Nga bắt đầu từ ngày 30/9 - ngày các vùng này
xin gia nhập Nga nhưng họ vẫn có một tháng sau đó để bác bỏ quốc tịch Nga.
Các văn bản nêu cụ thể rằng cư dân các “tỉnh mới” này có thể xin quốc tịch Nga
bằng cách nộp đơn và tuyên thệ trở thành công dân Nga.

- Biên giới lãnh thổ

Theo các văn kiện trên, “Cộng hòa nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa nhân dân
Lugansk” sẽ được giữ lại vị thế nước cộng hòa sau khi gia nhập Nga, còn tiếng
Nga sẽ trở thành ngôn ngữ chính thức của họ. Các văn kiện quy định, các tỉnh
Kherson và Zaporozhye cũng sẽ được sáp nhập vào Nga với tư cách thực thể
Liên bang và tiếp tục được gọi là “tỉnh”. Theo các dự luật được Hạ viện Nga phê
chuẩn, các “nước cộng hòa” và tỉnh nói trên có biên giới tương tự như biên giới
“tồn tại vào ngày các thực thể này được tạo ra và gia nhập Nga”.

Các hiệp định quốc tế quy định cụ thể rằng biên giới các “nước cộng hòa” và
tỉnh nói trên với các nước khác sẽ được coi là biên giới quốc gia của Nga. Đồng
thời, theo luật hiến pháp của Nga, Donetsk và Lugansk gia nhập Nga với các
đường biên giới năm 2014 được quy định trong hiến pháp của họ.
2.1 Tính hợp pháp

Việc sáp nhập 4 khu vực ở Ukraina là ý nguyện của người dân và đó là quyền
được quy định trong Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc đó là nguyên tắc
bình đẳng và nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết biểu hiện ở việc đó là quyền của
các dân tộc được tự quyết định sự tồn tại của mình, được thành lập quốc gia độc
lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất)
trên cơ sở tự nguyện; Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội;..)

Thể hiện rõ nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết: 2 quốc gia Cộng hòa Nhân dân
Donetsk tự xưng (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) sẽ giữ
nguyên tư cách là nước cộng hòa sau khi sáp nhập. Trong khi đó, các khu vực
Kherson và Zaporizhzhia sẽ vẫn giữ nguyên quy chế hiện nay, giữ nguyên tên
hiện tại. (Từ 23 đến 27-9, các chính quyền địa phương đã tổ chức các cuộc trưng
cầu ý dân sáp nhập các vùng Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson vào
lãnh thổ Nga. Theo luật, các cư dân tại đây có một tháng để từ chối quốc tịch
Nga.)

Cơ sở:

- 4 Vùng này đòi độc lập khỏi Ukraine và có nguyện vọng gia nhập Liên bang
Nga và đã tiến hành trưng cầu dân ý và kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là đa
số người dân đã bỏ phiếu ủng hộ việc tách khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang
Nga

Nga cũng khẳng định rằng việc trưng cầu dân ý và nguyện vọng của người dân
là phù hợp với Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc

- Phù hợp với điều ước quốc tế về quyền con người năm 1966, phù hợp với định
ước của Hội nghị Henxiki – Hội nghị của tổ chức an ninh hợp tác châu Âu 1975,
và Nga nêu căn cứ dưa trên tiền lệ vụ Tuyên bố độc lập của Kosovo (ở Kosovo
thì đa số người dân đã đồng ý việc tách khỏi Sescbia và Tòa án quốc tế của Liên
hợp quốc cũng đã có phán quyết ngày 22/07/2010 khẳng định rằng: Một bộ phận
của một quốc gia nào đó trở nên độc lập theo ý chí và nguyện vọng của đại đa số
người dân ở đó thì không vi phạm bất kỳ một tiêu chuẩn nào của luật pháp quốc
tế”.

2.2 Tính bất hợp pháp

Bằng việc Nga sáp nhập bất hợp pháp các vùng Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia
và Kherson của Ukraine, Nga đã phá hoại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và vi
phạm các quyền cơ bản của Ukraine đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, các nguyên tắc cốt lõi Như được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc
và luật pháp quốc tế, Nga đang đặt an ninh toàn cầu vào tình thế nguy hiểm.
Việc Nga chính thức tuyên bố sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine là bước leo
thang trong cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể đặt dấu chấm hết cho triển vọng
hòa bình và mọi hành động nhằm hợp pháp hóa việc sáp nhập các vùng lãnh thổ
trên đều vô giá trị và đáng bị lên án. Điều đó đã vi phạm các nguyên tắc của luật
quốc tế

- Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền


(Quy định: Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý, Mỗi quốc gia được
hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền và có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng
chủ thể của quốc gia khác. Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia
là bất khả xâm phạm. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ
một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống
trong hòa bình với các quốc gia khác.)
Cộng đồng dân tộc có quyền tự do lựa chọn hệ thống chính trị, đường lối phát
triển và quyết định vận mệnh của dân tộc mình thông qua việc thành lập một
quốc gia độc lập, cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hay
đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, việc một dân tộc tách ra khỏi đất
nước hiện tại của nó lại gây tổn hại đến toàn vẹn lãnh thổ. Nga sáp nhập 4 vùng
lãnh thồ được cho là đang đáp ứng nguyện vọng của đại đa số người dân thuộc 4
vùng lãnh thổ này nhưng lại xâm hại đến toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

- Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp

(“Mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác
bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế
và công bằng”) Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định.

Việc Nga chính thức tuyên bố sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine là bước leo
thang trong cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể đặt dấu chấm hết cho triển vọng
hòa bình. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tạo ra chia rẽ sâu sắc giữa các
cường quốc, làm dấy lên lời kêu gọi Liên Hợp Quốc cần cải tổ để có thể thực
hiện nhiệm vụ "duy trì an ninh và hòa bình thế giới".

- Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.

Nga đã lợi dụng nguyên tắc này trong việc Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự
xưng cùng với Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng ở miền Đông Ukraine, đã
tuyên bố độc lập năm 2014 sau cuộc đảo chính ở Kiev. Theo sau đó thì ngày
21/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công nhận độc lập của các nước
Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk. Pháp luật quốc tế đã quy định
các hành vi của quốc gia khác công nhận độc lập hay công nhận các nhà nước tự
xưng ở các vùng ly khai không tạo nên những cơ sở pháp lý cho việc hình thành
các nhà nước đó. Ta có thể hiểu rằng, việc một hay một số quốc gia khác công
nhận các vùng ly khai là nhà nước hay thậm chí là quốc gia không làm cho vùng
ly khai đó trở thành một nhà nước hay quốc gia một cách hợp pháp. Điều này
giống như việc Nga công nhận độc lập của của Abkhazia và Nam Ossetia vào
năm 2008 là hai khu vực ly khai thuộc Georgia.

Vì vậy, việc Nga công nhận hai vùng Donetsk và Luhansk (là hai nước cộng hòa
tự xưng thuộc Ukraine) không làm phát sinh cơ sở pháp lý để tạo ra những nhà
nước hợp pháp. Không những thế, việc công nhận này đã gián tiếp làm suy yếu
toàn diện độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền
là Ukriane, tức là vi phạm pháp luật quốc tế.

Đối với những quốc gia mới thành lập, vấn đề các nước khác công nhận chủ
quyền của họ có một ý nghĩa chính trị quan trọng. Các quốc gia đó mong muốn
đặt quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Trong lịch sử ngoại giao có
không ít ví dụ cho thấy các nước đế quốc thường sử dụng vấn đề công nhận
ngoại giao như một công cụ để tạo áp lực nhằm mục đích dành cho nước mình
những sự ưu đãi đặc biệt. Công nhận quốc tế là hành vi chính trị pháp lý của quốc
gia dựa trên những động cơ nhất định nhằm xác định sự tồn tại của thành viên mới
trong quan hệ cộng đồng quốc tế và khẳng định quan hệ trong quốc gia công nhận
với các chế độ chính sách của quốc gia được công nhận và thể hiện ý chí của các
quốc gia muốn thiết lập lại quan hệ bình thường và ổn định với bên được công
nhận.

Cộng đồng quốc tế thường xem ly khai là một vấn đề phức tạp và không nên
được khuyến khích bởi nó đem lại những sự xáo trộn và bất ổn cho một quốc
gia, và cũng có thể ảnh hưởng đến tình hình hòa bình và an ninh quốc tế. Thử
hình dung, nếu trên thế giới các phong trào ly khai được ủng hộ và trở nên phổ
biến thì các quốc gia sẽ bị xé nhỏ ra và trở nên manh mún biết nhường nào. Mặt
khác, cộng đồng quốc tế thường xem vấn đề ly khai là công việc nội bộ của các
quốc gia và để cho họ tự giải quyết thông qua các dàn xếp có thể mang lại lợi
ích cho quốc gia và nhóm dân cư ở khu vực có phong trào ly khai đó và thường
thông qua con đường trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chính phủ của
nhiều quốc gia cũng đã nghiêm cấm và thẳng tay đàn áp bằng sức mạnh vũ trang
các phong trào ly khai mà họ xem là các lực lượng hoặc phe nhóm phản loạn.
Chẳng hạn, chính phủ Philippines không thừa nhận lực lượng ly khai Abu
Sayyaf và thường xuyên tiến hành các chiến dịch quân sự để tiêu diệt. Tương tự,
lực lượng du kích ly khai Hồi giáo ở miền Nam Thái Lan cũng bị liệt kê vào
danh sách các nhóm bạo loạn và thường xuyên bị quân đội Thái Lan truy bắt và
tấn công. Trước đây, Nga cũng phản đối gay gắt và truy kích ráo riết phong trào
ly khi ở vùng Chechnya vì cho rằng đây là những phần tử phản loạn, chống
chính quyền, và không có lợi cho đất nước. Trung Quốc cũng là một trường hợp
đặc trưng cho xu hướng này với những quy định và chiến dịch khắt khe chống
lại các hoạt động ly khai trong lãnh thổ mình.

Ví dụ như Năm 2002, Đông Timor tách ra độc lập, và điều này đặt ra vấn đề
công nhận quốc gia mới thành lập làm cơ sở cho việt thiết lập quan hệ ngoại
giao và hợp tác hoặc Singapore tách khỏi liên bang Malaysia vào năm 1965 để
thành lập một quốc gia độc lập,.. nhưng có một đặc điểm chung trong các sự
kiện trên đó là việc hình thành quốc gia mới đó đã được giải quyết trước khi
xuất hiện hành vi là công nhận. Còn đối với việc 21/2/2022, Tổng thống Nga
Vladimir Putin công nhận các vùng lãnh thổ ly khai của Ukraine khi vấn đề ly
khai chưa được giải quyết là vi phạm Luật quốc tế.

- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

(“Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất
thuộc thẩm quyền nội bô của bất kỳ quốc gia nào" , Nghĩa vụ không can thiệp
vào công việc của quốc gia khác cũng đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng
đồng quốc tế.) Tuy nhiên, trên thực tế, các chủ thể LQT lại thừa nhận việc can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác trong các trường hợp sau:
Khi có xung đột vũ trang xảy ra trong nội bộ của quốc gia: về nguyên tắc, cộng
đồng quốc tế sẽ không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột này đạt
đến mức độ nghiêm trọng, và có thể gây ra mất ổn định trong khu vực, đe dọa
hoà bình và an ninh quốc tế, thì cộng đồng quốc tế – thông qua Hội đồng bảo an
Liên hợp quốc – được quyền can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc xung
đột hành động này không bị coi là vi phạm nội dung của nguyên tắc “không can
thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác”. Tại trường hợp của Ukraine
chính là vậy, việc các bên liên quan không tự giải quyết được theo kiểu ‘công
việc nội bộ’, dẫn đến xung đột và nội chiến và điều này buộc các quốc gia và
Liên hợp quốc phải can thiệp nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, Vì vậy
thỏa thuận ngừng bắn Minsk 2014-2015 ra đời nhằm thúc đẩy và ký kết giữa
Ukraine, Nga, Đức và Pháp như là một dàn xếp tạm thời nhằm giúp các bên liên
quan có thời gian để tiếp tục tìm kiếm giải pháp cuối cùng. Nhưng việc Nga
công nhận độc lập của hai nhà nước tự xưng Donetsk và Luhansk thuộc Ukraine
đã phá vỡ thỏa thuận đó và làm trầm trọng thêm xung đột giữa hai bên.

Về bản chất, vấn đề ly khai độc lập phải được thừa nhận trong hệ thống pháp
luật của quốc gia đó, mà thường là Hiến pháp, tức là có cơ sở pháp lý cho phong
trào ly khai. Từ đó, họ có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để người dân tự
do thể hiện ý chí muốn độc lập hay không. Chẳng hạn, trường hợp Nam Sudan
là vùng lãnh thổ được tách ra khỏi Sudan để thành lập một quốc gia độc lập sau
một cuộc trưng cầu dân ý do các bên liên quan thống nhất tổ chức. Các trường
hợp tương tự khác như vùng lãnh thổ ly khai Cataluynia thuộc Tây Ban Nha,
tỉnh bang Quebec thuộc Canada, … về bản chất là một vấn đề thuộc công việc
nội bộ của các quốc gia và phải được giải quyết theo hệ thống pháp luật của các
quốc gia đó.

Do đó việc Nga viện dẫn rằng các cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức và đại đa
số người dân có nguyện vọng gia nhập Nga không được coi là hợp pháp, những
người đứng ra tổ chức trưng cầu ý dân và xin gia nhập Nga là những người đã
độc lập li khai và đó không phải là chính quyền có dưới thời của Ukraine. Liên
Hợp Quốc cũng đã công khai bác bỏ lời kêu gọi của Nga về việc tổ chức một
cuộc bỏ phiếu kín liên quan đến động thái Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ gồm:
nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), nước Cộng hòa Nhân dân
Lugansk tự xưng (LPR), Kherson và Zaporizhzhia.

- Điều kiện để 1 vùng lãnh thổ được coi là lãnh thổ thuộc quốc gia

Thụ đắc lãnh thổ là việc một quốc gia xác lập chủ quyền của mình đối với một
vùng lãnh thổ mới, hay nói cách khác, mở rộng lãnh thổ hiện của của mình,
thêm một vùng lãnh thổ mới vào bản đồ lãnh thổ quốc gia của mình. Theo Công
ước về Quyền và Nghĩa vụ của Quốc gia năm 1933 hay còn gọi là Công ước
Montevideo 1933 quy định Điều 1 của Công ước quy định: “Một quốc gia với tư
cách là chủ thể của luật pháp quốc tế nên có các tiêu chí sau: a) dân cư thường
trú; b) lãnh thổ xác định; c) chính quyền; và d) khả năng tham gia vào quan hệ
với các quốc gia khác.”

Ví dụ ở Việt Nam, quá trình mở rộng lãnh thổ của Việt Nam bắt đầu từ khoảng
thế kỷ 11 đến thế kỷ 19, dân tộc Việt đã mở mang lãnh thổ ra hướng tây, hướng
nam và mở rộng chủ quyền trên biển Đông. Phần quan trọng nhất của quá trình
này là nam tiến, hướng bành trướng xuống phía nam. Lãnh thổ do người
Việt quản lý đạt mức rộng lớn nhất dưới thời nhà Nguyễn. Quá trình mở rộng
lãnh thổ của Việt Nam diễn ra trên đất liền lẫn trên biển, trải qua gần một nghìn
năm, chịu lực cản rất lớn từ các nước láng giềng. Quá trình mở rộng trải qua
nhiều thay đổi, không chỉ lãnh thổ được mở rộng mà còn bao gồm việc mất chủ
quyền một số vùng đã chiếm các giai đoạn sau đó, và việc tái chiếm trở lại một
số khu vực. Mở rộng của nước Việt đã tiêu diệt hoàn toàn Chăm Pa, sáp nhập
toàn bộ vùng Tây Nguyên, chiếm diện tích lớn lãnh thổ Chân Lạp, và chiếm một
phần lãnh thổ của Lào. Sau khi Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa, chính
quyền Đông Dương đã sắp xếp lại, phạm vi lãnh thổ ngày nay thu hẹp so với
trước đó. Biên giới Việt Nam cùng hai láng giềng Lào, Campuchia đã được
Pháp vẽ lại và hầu như ổn định cho đến nay.
Đối với 4 vùng lãnh thổ Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia; Hai nước
cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk, nằm ở vành đai phía Đông Ukraine,
được nhóm ly khai lập ra từ năm 2014.

Nguyên nhân từ sau khi Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovych,
quyết định không ký kết một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu, các
cuộc biểu tình lớn của những người phản đối nổ ra. Hoạt động biểu tình trở nên
ngày càng mất kiểm soát và gây nhiều thương vong. Ông Yanukovych bỏ sang
Nga và bị Quốc hội Ukraine bỏ phiếu phế truất. Sau khi ông Yanukovych ra đi,
người dân ở Crimea tổ chức trưng cầu dân ý tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào
Nga. Xung đột giữa chính quyền mới ở Kiev với miền Đông chủ yếu nói tiếng
Nga leo thang thành các cuộc giao tranh. Lực lượng ly khai ở Donetsk và
Lugansk tổ chức trưng cầu dân ý để tuyên bố độc lập khỏi Ukraine. Dù nhóm ly
khai tuyên bố tất cả khu vực thành phố Donetsk và Lugansk phía Đông Ukraine
là lãnh thổ của họ, nhưng họ chỉ kiểm soát khoảng một phần ba diện tích. Do
vấn đề ly khai chưa được giải quyết, nên về mặt chủ quyền lãnh thổ, 4 vùng đó
vẫn thuộc chủ quyền của Ukrai/

Chủ quyền quốc gia

Bất khả xp về lt

Quyền tự quyết

You might also like