You are on page 1of 18

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI:

“Phân tích các phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh
thổ. Liên hệ với thực tiễn để đánh giá yêu sách của các quốc gia và yêu
sách của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa”

HỌ VÀ TÊN : CAO PHƯƠNG THẢO


MSSV : 440526
LỚP : N03 – TL1

Hà Nội – 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
ĐỐI VỚI LÃNH THỔ........................................................................................... 1
1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia............................................................................. 1
2. Chủ quyền quốc gia............................................................................................1
3. Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ.................................................. 2
II. PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI
LÃNH THỔ.............................................................................................................2
1. Phương thức thụ đắc bằng chiếm cứ hữu hiệu............................................... 2
2. Phương thức thụ đắc dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện...................... 4
3. Các phương thức xác lập lãnh thổ khác.......................................................... 5
III. ĐÁNH GIÁ YÊU SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ YÊU SÁCH CỦA
VIỆT NAM VỀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ
TRƯỜNG SA.......................................................................................................... 6
1. Đánh giá những yêu sách, lập trường của các quốc gia về chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa................................................................. 6
1.1 Những yêu sách, lập trường của các quốc gia.................................................. 6
1.2 Đánh giá yêu sách, lập trường của các Quốc gia............................................ 8
2. Đánh giá yêu sách của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa................................................................................................................9
2.1 Những yêu sách, lập trường của Việt Nam........................................................9
2.2 Đánh giá yêu sách, lập trường của Việt Nam................................................. 11
KẾT THÚC........................................................................................................... 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:

LQT Luật Quốc tế

LHQ Liên Hợp Quốc

ĐƯQT Điều ước quốc tê

CQQG Chủ quyền Quốc gia

QG Quốc gia

CQNN Cơ quan Nhà Nước


MỞ ĐẦU
Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ
sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một
cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình, ổn
định. Luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
trong mối quan hệ tổng thể, logic và biện chứng giữa những yếu tố tự nhiên với những
yếu tố liên quan mật thiết khác. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp
pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do LQT quy định. Việc nghiên cứu các
phương thức xác định chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ là rất cần thiết và có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam để bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Xuất phát từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề bài: “Phân tích các
phương thức xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ. Liên hệ với thực tiễn để
đánh giá yêu sách của các quốc gia và yêu sách của Việt Nam về chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” làm đề tài cho bài tiểu luận kết thúc học phần.
NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI
VỚI LÃNH THỔ
1. Khái niệm lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng
trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyển hoàn toàn, riêng biệt của một quốc gia. Lãnh thổ
quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm.1
Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận sau: Vùng đất: Là bộ phận lãnh thổ mà
không một quốc gia nào không có. Vùng đất gồm: đất liền của lục địa và các đảo thuộc
chủ quyền quốc gia. Vùng nước: Là toàn bộ các vùng nước nằm phía trong đường biên
giới quốc gia trên biển, bao gồm: vùng nước nội địa và vùng biển.Vùng trời: Là khoảng
không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của quốc gia được xác định bởi đường
biên giới quốc gia. Vùng lòng đất: Là phần đất nằm dưới vùng đất, vùng nước của quốc
gia. Vùng lòng đất không giới hạn chiều sâu, mặc nhiên thừa nhận đến tâm trái đất.
2. Chủ quyền quốc gia

1
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Lê Mai Anh, Nxb CAND, 2019, Tr161

1
Khi quốc gia đã có lãnh thổ thì quyền tối cao với lãnh thổ là một trong nội dung
của CQQG. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở 2 phương diện:
Phương diện quyền lực: Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống CQNN với
các hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vực. Quyền lực
này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất cứ quốc gia nào khác. Quốc
gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong lãnh thổ một cách
không hạn chế. Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia được quyền tiến hành mọi hoạt động
với điều kiện các hành vi đó không bị pháp luật quốc tế cấm và không làm phương hại
đến chủ quyền của quốc gia khác. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thể không
loại trừ ngoại lệ xuất hiện trong thực tiễn quan hệ quốc tế như không áp dụng luật nước
mình đối với các công dân nước ngoài
Phương diện vật chất: CQQG đối với đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng
sản, tài nguyên.. trong phạm vi được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia. Quốc gia có
quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng
dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phủ hợp với các quyền dân tộc cơ bản.
3. Xác lập chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
Trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ, học thuyết và thực tiễn quốc tế thường
chia ra 5 phương thức thụ đắc lãnh thổ chính: Thụ đắc bằng chiếm hữu, Thụ đắc do
tác động của tự nhiên, Thụ đắc bằng chuyển nhượng, Thụ đắc bằng xâm chiếm, Thụ
đắc theo thời hiệu. Hiện nay, trên thế giới, lãnh thổ vô chủ không còn tồn tại vì vậy,
các nguyên tắc, QPPL xác lập chủ quyền lãnh thổ chủ yếu được sử dụng để phân xử các
trường hợp tranh chấp lãnh thổ, để chứng minh hay là cơ sở để chứng minh các quyền
của quốc gia đối với lãnh thổ đang tranh chấp. Với sự ra đời của các nguyên tắc cơ bản
của LQT, thì thụ đắc lãnh thổ chỉ được công nhận với phương thức chính là: Thụ đắc
bằng chiếm hữu, thụ đắc bằng chuyển nhượng.
II. PHƯƠNG THỨC XÁC LẬP CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐỐI VỚI LÃNH THỔ
1. Phương thức thụ đắc bằng chiếm cứ hữu hiệu
Định nghĩa: Phương thức thụ đắc bằng chiếm cứ hữu hiệu được hiểu là hành
động của một QG nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một
lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ QG với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó.2

2
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao trình Luật quốc tế, NXB CAND

2
Chủ thể: Hành động chiếm hữu một lãnh thổ vô chủ là hành động nhân danh QG,
được QG ủy quyền chứ không phải là hành động riêng lẻ của một cá nhân nào dó. Bất
kỳ hành động nào mang tính chiếm hữu từ một cá nhân hay một nhóm người đều không
đủ để khẳng định chủ quyền trên lãnh thổ, không thể làm thay đổi tính chất chủ quyền
của lãnh thổ đó ngay cả khi các cá nhân là một tập thể có người lãnh đạo, trừ khi tập thể
đó được nhà nước ủy quyền.
Đối tượng: Đối tượng lãnh thổ được áp dụng phương thức thụ đắc hữu hiệu là
lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi,
Về khái niệm lãnh thổ vô chủ là: Lãnh thổ phải không có người ở vào thời điểm
QG thực hiện việc chiếm cứ. Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ
quốc gia nào vào thời điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ đó.
Trong pháp luật quốc tế, đối tượng của phương thức thụ đắc bằng chiếm cứ hữu
hiệu còn bao gồm cả lãnh thổ bị bỏ rơi. Lãnh thổ bị bỏ rơi là vùng đất, đảo trước kia đã
từng được chiếm hữu, thuộc chủ quyền của một quốc gia nhưng sau đó nhà nước chiếm
hữu từ bỏ chủ quyền của minh đối với vùng lãnh thổ đó. Ví dụ: Trường hợp đảo Palmas
do Tây Ban Nha phát hiện từ thế kỷ XVI, năm 1666 rút bỏ hoàn toàn và không quan
tâm đến đảo nữa. Năm 1677, Công ty Đông Ấn của Hà Lan đến chiếm đảo và ký một số
Hiệp nghị và văn kiện với các tù trưởng người địa phương. Từ năm 1795, đảo Palmas
do Hà Lan chiếm hữu.3
Qua đó ta thấy muốn kết luận một lãnh thổ bị từ bỏ phải có đủ 2 yếu tố: Một là,
Nhà nước phải chấm dứt mọi hoạt động thực tế đối với lãnh thổ. Hai là, Nhà nước
không có một biểu hiện nào của ý chí khôi phục lại chủ quyền đổi với lãnh thổ.
Nội dung: Đó phải là sự chiếm cứ hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện pháp
hoà bình). Mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ một lãnh thổ đã có chủ đều bị coi là vi
phạm LQT. Phải có sự chiếm cứ thực sự. Biểu hiện cụ thể của hành vi chiếm cứ thực sự
là đưa công dân của nước mình tới định cư trên lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy
quản lý hành chính, chính thức đưa vào bản đồ QG vùng lãnh thổ mới đó. Chiếm cứ
phải liên tục, hoà bình trong một thời gian dài không có tranh chấp. Việc chiếm cứ lãnh
thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra một danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ.

3
https://iuscogens-vie.org/2019/10/08/158-vu-kien-ve-hon-dao-palmas-ha-lan-v-hoa-ky-nam-1928-phan-1/

3
Giáo sư Monique Chemillier - Gendrea cho rằng, chiếm cử hữu hiệu được thực
hiện qua 03 bước. Đầu tiên là sự phát hiện, kể đến là việc khẳng định công khai về chủ
quyền và cuối cùng là sự tăng cường các yếu tố vật chất, chính trị.4 Đây là một phương
thức thụ đắc lãnh thổ có giá trị pháp lý cao.
2. Phương thức thụ đắc dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện 5
Định nghĩa: Chuyển nhượng lãnh thổ giữa các QG là một cách thức hợp pháp và
hòa bình, theo đó một quốc gia chuyển nhượng một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của
mình cho một quốc gia khác thông qua một ĐƯQT có hiệu lực pháp lý. Cách thức này
tương tự như việc mua bán, chuyển nhượng tài sản giữa các cá nhân, pháp nhân thông
qua một hợp đồng hợp pháp phù hợp với pháp luật quốc gia.
Với phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng, QG có chủ quyền tự
nguyện từ bỏ chủ quyền của mình cho QG khác, và quốc gia mới này đồng ý nhận và
thực thi chủ quyền đó. Vì vậy, đối với phương thức nói trên yếu tố chủ tâm là điều kiện
đặc biệt quan trọng trong thoả thuận chuyển giao và thực thi chủ quyền chuyển giao.
Từ khi LQT thừa nhận nguyên tắc bình đẳng CQQG và cấm sử dụng vũ lực hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, việc xác lập chủ quyền và thay đổi lãnh
thổ QG được thực hiện chủ yếu thông qua hiện pháp hòa bình, dựa trên thỏa thuận của
các nước có liên quan.
Những căn cứ sau được coi là điều kiện pháp lý để xác lập hợp pháp danh nghĩa
chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia theo phương thức chuyển nhượng tự nguyện:
Được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đại diện cho quốc gia. Được thực
hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của tất cả các quốc gia có liên quan. Thỏa thuận
cần được xác lập một cách rõ ràng, chính xác.
Phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng có tác dụng thay thế chủ
quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác trên một bộ phận lãnh thổ, quốc gia
chuyển nhượng không thể chuyển giao nhiều hơn những quyền mà bản thân nó có.
Trên thực tế, việc chuyển nhượng lãnh thổ chỉ xuất hiện trong quá khứ và rất ít
xuất hiện trong giai đoạn hiện nay vì tính chất nhạy cảm và thiêng liêng của lãnh thổ
quốc gia trong tâm lý dân tộc và dư luận xã hội các nước.

4
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giao trình Luật quốc tế
5
Trường Đại học Luật Hà Nội, Luật Quốc tế về thụ đắc lãnh thổ và áp dụng với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam :
luận văn thạc sĩ Luật học , Ngô Mai Anh

4
Ví dụ: Nga chuyển nhượng Alaska cho Mỹ năm 1867 với số vàng trị giá 7,2
triệu đô-la 6 và vụ Tây Ban Nha chuyển nhượng Porto Rico, đảo Guam và Philippines
cho Mỹ sau khi thua trong chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha năm 1898 7
3. Các phương thức xác lập lãnh thổ khác
Thụ đắc lãnh thổ do tác động của Tự nhiên: Theo phương thứ này, một quốc gia
có quyền mở rộng ranh giới địa lý của lãnh thổ thông qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnh
thổ chính hoặc do sự xuất hiện của các hòn đảo mới trong phạm vi đường biên giới QG.
Những vùng đất hoặc các hòn đảo mới xuất hiện trong phạm vi lãnh hải của một QG
bao gồm cả lãnh hải của lục địa và lãnh hải của các đảo nằm riêng biệt, không những
chỉ trở thành một bộ phận lãnh thổ của quốc gia đó mà theo CƯ của LHQ về Luật biển
năm 1982 còn cho phép QG đó mở rộng thêm đường biên giới quốc gia trên biển và các
vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.
Thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm: Thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm là
phương thức thụ đắc lãnh thổ được tiến hành thông qua hành động sử dụng vũ lực của
một quốc gia để sáp nhập lãnh thổ của nước khác vào lãnh thổ nước mình. Sự phát triển
của luật pháp quốc tế trong giai đoạn từ năm 1928 đến năm 1945 đã tác động mạnh mẽ
đến phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm. Với sự xuất hiện nguyên tắc cấm đe
doạ bằng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, việc xâm chiếm lãnh thổ nước
khác bằng hành động vũ trang đã bị lên án mạnh mẽ và bị đặt ra khỏi vòng pháp luật.
Cùng với nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ QG, việc thay đổi chủ
quyền lãnh thổ quốc gia bằng vũ lực hay đều bị coi là bất hợp pháp. Chính vì vậy
phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm hiện nay đã hoàn toàn bị bác bỏ.
Thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu: Phương thức thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu
trong luật pháp quốc tế được hiểu là việc xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng việc chiếm
hữu trên thực tế liên tục trong một thời gian dài và không có sự phản đối đối với một
vùng lãnh thổ không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc một
vùng lãnh thổ vốn rất khó xác định rõ đã thuộc về ai. Phương thức này được hình thành
vào thời kỳ mà việc thực hiện chiến tranh, xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ
của các nước khác chưa bị luật pháp quốc tế lên án và nghiêm cấm.

6
Hiệp định về Chuyển nhượng của Nga hoàng các tài sản của Nga tại Bắc Mỹ cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ký ngày
30/03/1867, xem tại http://avalon.law.yale.edu/19th_century/treatywi.asp truy cập ngày 28/12/2021
7
Hiệp định hòa bình giữa Mỹ và Tây Ban Nha ngày 10 tháng 12 năm 1898 (Hiệp định Paris),
xem tại http://avalon.law.yale.edu/19th_century/sp1898.asp

5
Sự thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu đòi hỏi việc thực hiện chủ quyền trên thực tế
đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài, nhưng thực tiễn luật pháp
quốc tế chưa hề định ra một thời hạn chung nào cho tất cả mọi trường hợp.
Luật pháp quốc tế hiện đại không chấp nhận phương thức thụ đắc chủ quyền theo
thời hiệu khi nó dùng để biện minh cho những hành động xâm lược.
III. ĐÁNH GIÁ YÊU SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ YÊU SÁCH CỦA VIỆT
NAM VỀ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Vấn đề tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ nhiều năm, tuy
có những lúc tình trạng dịu đi những chưa bao giờ chấm dứt. Các bên đều đưa ra những
yêu sách, bằng chứng lịch sử và lập trường của mình trong vấn đề này. Dựa vào ánh
sáng của pháp luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, cùng xem xét bằng chứng và lập trường
của các bên nhằm góp phần tìm ra câu trả lời cho tranh chấp phức tạp này.
1. Đánh giá những yêu sách, lập trường của các quốc gia về chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1.1 Những yêu sách, lập trường của các quốc gia.
Trung Quốc: Trung Quốc được coi là quốc gia có tiềm lực quân sự, kinh tế lớn
mạnh nhất trong các quốc gia tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các ý kiến
của TQ đưa ra được thể hiện trong các tài liệu của Bộ Ngoại giao nước CHND Trung
Hoa, trong các ấn phẩm có nguồn gốc từ Chính phủ TQ hoặc từ các công trình khác của
nhà nghiên cứu TQ. Sách trắng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 30/01/1980 “chủ
quyền không thể chối cãi của Trung Quốc trên các quần đảo Tây Sa và Nam Sa" 8
Trung Quốc sử dụng những luận cứ về khảo cổ. Người Trung Quốc dựa vào các
luận chứng khảo cổ để chứng minh từ thời Đường, Tống nhân dân Trung Quốc là
những cư dân đầu tiên trên quần đảo đã sinh sống và hoạt động sản xuất đánh bắt cá ở
quần đảo Tây Sa và Nam Sa 9
Trung Quốc đưa ra các sự kiện để chứng minh những hành động thực thi chủ
quyền của họ từ xưa tới nay: Từ thời Bắc Tống (960-1127), hải quân TQ đã tuần tra đến
quần đảo Tây Sa. Đời Nguyên (1279), Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt cử nhà thiên văn

8
Nguyễn Việt Long, (2012), " Lẽ phải – Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", NXB Trẻ
9
http://hvctcand.edu.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/nhung-co-so-lich-su-va-phap-ly-khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-
quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-1518 Tru cập ngày 27/12/2021

6
Quách Thủ Kính đến tiến hành đo trắc địa ở Nam Hải. Đến đời Minh, Thanh, quần đảo
Tây Sa và Nam Sa thuộc sở hữu Vạn Châu, Phủ Quỳnh Châu, tỉnh Quảng Đông… 10
Trung Quốc còn cho rằng, nhà nước phong kiến An Nam vốn là chư hầu của
triều đình Phong kiến Phương Bắc. Họ cho rằng cho dù các hành vi của vua An Nam là
có thực thì đó cũng chỉ là những hành động nhằm phục vụ tôn chủ của họ là các Hoàng
đế Trung Hoa. Lập luận này vấp phải sự phản đối của Việt Nam. Đây là những bằng
chứng được Trung Quốc đưa ra để chứng minh họ đã khám phá ra 2 quần đảo này và
được hưởng quyền khám phá và chiếm hữu.
Những hành động tiếp theo nhằm xác lập quyền chiếm hữu của Trung Quốc. Vào
đầu thế kỉ XX, những hành động của TQ đối với việc chiếm hữu 2 quần đảo có những
chuyển biến rõ rệt. Năm 1909, Lý Chuẩn đã đưa quân lên quần đảo Hoàng Sa, họ kéo
cờ và bắn súng để biểu thị chủ quyền. Tiếp đó là một chuỗi sự kiện các đảng phái Trung
Quốc có những hành động hành chính biểu thị chủ quyền của mình với quần đảo Hoàng
Sa….Các hoạt động này tăng nhanh từ 1977-1978, xây dựng sân bay ở Phú Lâm, lập
đường bay, các chuyến bay từ năm 1980, mở rộng cảng ở Phú Lâm, năm 1982 cấp kinh
phí xây dựng các hải đăng, bố trí một cảng mới ở đảo Tri Tôn, cực Nam của quần đảo
Hoàng Sa…11 Trung Quốc cũng đồng thời đẩy mạnh các hoạt động pháp lý và thực tế
của mình nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của mình trên hai quần đảo này.
Người Trung Quốc còn khẳng định chính quyền Việt Nam, đại diệnlà nước Việt
Nam DCCH đã thừa nhận chủ quyền của họ đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các quốc gia khác: Các yêu sách của Philippines nói chung dựa vào “thuyết kế
cận”, cho rằng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa gần Philippines hơn và là những hòn
đảo vô chủ. Còn các nước Malaysia, Brunei đặt vấn đề vùng đặc quyền kinh tế dựa vào
qui định của Công ước Luật Biển năm 1982. Các nước Philippines, Malaysia, Brunei
đều không chủ trương đòi chủ quyền tất cả quần đảo mà chỉ một phần. Philippines đòi
nhiều hơn, trừ đảo Trường Sa của Việt Nam, Malaysia lấy các đảo Lonita làm ranh giới,
Brunei cũng thế đòi chủ quyền các đảo kế cận nước họ. Từ những năm thập niên 80, các

10
Hoài Sa (chủ biên) “Xuất bản phẩm Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông - cái nhìn Tổng quan”, Nxb KHXH, Hà Nội,
2019, trang 59.
11
Nguyễn Việt Long,(2012) Lẽ phải — Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trưởng Sa” — NXB trẻ,

7
nước Philippines, Malaysia đã dùng vũ lực chiếm đóng và có những hành động khiêu
khích đối với lực lượng bảo vệ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa12
1.2 Đánh giá yêu sách, lập trường của các Quốc gia
Nhìn chung lý lẽ, lập trường mà Trung Quốc đưa ra để yêu sách chủ quyền từ
trước đến nay vô cùng đa dạng, biến hoá.
Những luận điểm mà Trung Quốc đưa ra hoàn toàn không thuyết phục. Các học
giả ngoại quốc cho rằng những bằng chứng này hoàn toàn không phải là những bằng
chứng chính sử của triều đình Trung Quốc và phần lớn chỉ là những ghi chép của các
chuyến đi thám hiểm, thăm dò địa lý. Việc Trung Quốc đưa ra các bằng chứng mập mờ
không được ghi lại trong chính sử, không thể hiện được rằng chính quyền của triều đình
phong kiến Trung Quốc đã phát hiện và chiếm giữ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa13
Trung Quốc không đưa ra được nhiều bằng chứng để chứng minh những hành
động của triều đình phong kiến thực hiện mà chỉ đưa ra những bằng chứng chung chung
về việc đo đạc địa lý, hướng dẫn một số tàu thuyền bị lạc hướng trên biển. Chính về
những bằng chứng thiếu chính xác của mình nên những luận cứ của Trung Quốc đưa ra
thiếu tính thuyết phục. Thêm vào đó là sự kiện tai nạn tàu của Đức tại các đảo của quần
đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã bác bỏ chủ quyền của mình tại quần đảo này và cho rằng
vùng đảo này là đất bị từ bỏ không thuộc Trung Quốc cũng không thuộc An Nam. Đây
là bằng chứng chứng minh rằng Trung Quốc hoàn toàn không có yếu tố tinh thần – coi
Hoàng Sa, Trường Sa là vùng đất của mình. Khi thiếu một trong hai yếu tố về vật chất
và tinh thần thi quyền chủ quyền không được xác lập.
Năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa
và bắt đầu công cuộc xây dựng quần đảo này. Trung Quốc đã sử dụng biện pháp thụ đắc
lãnh thổ bằng vũ lực. Từ năm 1928, phương pháp thụ đắc này đã bị Luật quốc tế lên án
và không chấp nhận. Vì điều này đi ngược lại với nguyên tắc cơ bản của LQT là nguyên
tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn
vẹn lãnh thổ quốc gia.

12
Trường Đại học Luật Hà Nội, Những vấn đề lịch sử và pháp lý về sự xác lập chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo
Trường Sa của Việt Nam : luận văn thạc sĩ luật học / Dương Văn Thay
13

8
Việc thụ đắc lãnh thổ của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế, do đó chính quyền
Trung Quốc hoàn toàn không thể tuyên bố mình có chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa. Việt Nam là quốc gia duy nhất có chủ quyền trên 2 quần đảo này.
2. Đánh giá yêu sách của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
2.1 Những yêu sách, lập trường của Việt Nam
Việt Nam đã viện dẫn các bằng chứng có ghi chép về 2 quần đảo này trong các
sách lịch sử của Việt Nam để chứng minh mình có quyền phát hiện và chiếm hữu đối
với Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong sử sách của Việt Nam, một trong những tác phẩm lâu đời nói đến sự tồn
tại của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là quyển “Tuyển tập Thiên Nam Tử Chi Lộ đồ
thư” của Đỗ Bá, viết vào thế kỷ XVII. Trong tác phẩm này, Đỗ Bá đã tả những quần
đảo này rất chính xác, đưa ra bằng chứng là các bản đồ vẽ về quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và xác nhận rằng Chúa Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa để khai thác quần đảo
này từ thế kỷ XVII
Theo sử gia Võ Long Tê, mặc dù quyển sách của Đỗ Bả được viết vào thế kỷ
XVII, nhưng có những đoạn được trích từ phần thứ 3 của quyển Hồng Đức Bản Đồ -
dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Như vậy, Việt Nam đã khám phá hoặc biết
tới những đảo này ít ra cũng từ thế kỷ XV. Danh từ Bãi Cát Vàng chứng tỏ rằng những
đảo này đã được những người Việt Nam hiểu biết nhiều về biển khám phá và khai thác,
từ lâu trước khi chính quyền Chúa Nguyễn tổ chức khai thác đảo. Dân Việt Nam đã sinh
sống ở đó từ nhiều thế kỷ, và chính quyền nhà Nguyễn từ thế kỷ XVII đã biết tổ chức
khai thác đảo có hệ thống. Những yếu tố này, nhất là sự khai thác của Nhà nước từ thế
kỷ XVII qua rất nhiều năm, đã tạo nên từ thời đó một chủ quyền lịch sử cho Việt Nam
trên những đảo này14
Vào năm 1776, Lê Quý Đôn là quan dưới thời nhà Lê-Trịnh đã biên soạn cuốn
“Phủ biên tạp lục”, trong cuốn sách này Lê Quý Đôn cũng đã đề cập đến quần đảo
Hoàng Sa “Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về
phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn một trăm ba mươi ngọn, cách nhau
bằng biển, đi từ hòn này đến hòn kia thì mất một ngày hoặc vài ba canh thì đến Trên núi
có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn ba mươi dặm, bằng

Đặng Minh Thu, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trưởng Sa: Thủ phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc,
14

Hội thảo: Vấn đề tranh chấp Biển Đông, 1998.

9
phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy" ngoài ra còn có những đoạn rất chi tiết cách khai
thác đảo có hệ thống của các chúa Nguyễn.
Các tác phẩm khác do Quốc sử quán biên soạn và in dưới thời nhà Nguyễn như
“Đại Nam thực lục chỉnh biên”, “Khâm Định Đại Biên hội diễn sử lệ”,“ Đại Nam nhất
thống chỉ", “Hoàng Việt địa dư chí"…15 đều có những chi tiết ghi rõ ràng về việc khai
thác quần đảo Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.
Việt Nam đã duy trì quyền lực thực tế tại 2 quần đảo một cách công khai, liên tục.
Đỉnh cao của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo
Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã
tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần
đảo. Các đội này được duy trì và hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783)
đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyễn. Triều đình Nhà Nguyễn đã cử các tướng
Phạm Quang Ảnh (năm 1815), Trương Phúc Sĩ, Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật
(các năm 1834, 1835, 1836) ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc các đảo, khảo sát, vẽ bản đồ...
Các vua kế tiếp như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã đặc biệt quan tâm củng cố chủ
quyền của nước mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.16
Ngoài những bằng chứng lịch sử của QG mình, Việt Nam đã đưa ra các bằng
chứng dựa vào các sách nước ngoài để chứng minh chủ quyền được công nhận của
mình: những cuốn sách khám phá địa lý của các nhà thám hiểm người Châu Âu hay là
các cuốn sách về hàng hải của nước ngoài.
Khoảng những năm 1883, Pháp đã thiết lập một chế độ bảo hộ trên toàn lãnh thổ
của Việt Nam. Kể từ đó Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý đối với quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa qua việc cử tàu chiến tuần tiêu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn
buôn lậu, khai thác trên đảo…
Năm 1975, chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các
đảo do quân đội VNCH quản lý trước đây trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống
nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa,

15
Đặng Minh Thu, (1998), “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", tham luận về Tranh chấp biển Đông”
16
N.B. Diến, N.H. Cường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014)

10
Sau khi nước Việt Nam được thống nhất, nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Năm 1982, Việt Nam đã lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng nay trực thuộc thành phố Đà Nẵng (từ năm 1996) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh
Phú Khánh nay thuộc Khánh Hòa (từ năm 1989) 17
2.2 Đánh giá yêu sách, lập trường của Việt Nam
Xét về quá trình thụ đắc lãnh thổ, ít nhất từ thế kỷ XVII, Việt Nam là nhà nước
đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối
với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất kỳ
quốc gia nào.
Trong lập luận của mình, Việt Nam đưa ra các bằng chứng khẳng định về quyền
phát hiện và chiếm hữu đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Những bằng chứng này
cho thấy rõ triều đình phong kiến An Nam đã tìm ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thể
hiện nó trong các sách lịch sử địa lý của triều đình cũng như đưa vào bản đồ quốc gia.
Trên cơ sở các ghi chép lịch sử và bản đồ cổ, có thể thấy rằng Việt Nam đã có sự
hiểu biết tường tận về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là thời chúa
Nguyễn. Vào thời kỳ này, những mô tả của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa chi tiết
hơn nhiều so với mô tả của Trung Quốc.
Cùng với những mô tả trên bản đồ, chính quyền phong kiến An Nam đã thực
hiện nhiều hoạt động mang tính nhà nước nhằm khẳng định sự phát hiện và sự hiện diện,
chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa như thành lập đội Hoàng Sa, cử đội thuyền tới đó để thu
lượm các tài sản chìm đắm.
Lập luận của Việt Nam được củng cố chắc chắn hơn với những mô tả quần đảo
Hoàng Sa trên các bản đề phương tây như Bản đồ Bartholomen Ve
Có thể thấy, các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong
phú, đa dạng, mặc dù do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt
Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn
đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

17
N.B. Diến, N.H. Cường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014)

11
Theo quy định của LQT, những bằng chứng về chiếm cứ ban đầu là chưa đủ để
chứng minh cho một chủ quyền, mà kèm theo đó là hành động mang tính nhà nước
nhằm khẳng định chủ quyền thực sự trên vùng lãnh thổ đó. Các hành động của các vua
triều Nguyễn của triều đình An Nam khá rõ ràng, thường xuyên. Triều đình An Nam
cũng chứng tỏ chủ quyền của mình bằng việc vua Gia Long sai cấm cờ, lập bia trên
quần đảo này. Việc làm này không bị phản đối bởi bất cứ quốc gia nào, trong đó có cả
Trung Quốc. Chủ quyền của triều đình An Nam còn được minh chứng bởi rất nhiều tài
liệu của nước ngoài do các nhà hàng hải của các quốc gia ghi nhận, đó là bằng chứng
đắt giá cho những hành động thể hiện chủ quyền của nhà nước phong kiến An Nam.
Theo phương thức thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia được coi là có chủ quyền đối
với một vùng lãnh thổ khi quốc gia đó chứng minh được mình chiếm hữu, thực thi,
quản lý và khai thác lãnh thổ đó với tư cách Nhà nước một cách liên tục hào bình. Theo
đó, có thể khẳng định, quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được
Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp khi chủ
thể xác lập danh nghĩa chủ quyền là chính quyền Đàng Trong, đại diện cho nhà nước
Đại Việt và khi đó, Hoàng Sa, Trường Sa vẫn đang là những lãnh thổ vô chủ.

KẾT THÚC
Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, điều đó đã được
khẳng định thông qua các chứng cứ lịch sử cũng như qua việc thực hiện chủ quyền một
cách thực sự, liên tục, hòa bình trong suốt nhiều thế kỷ của nhà nước ta trên hai quần
đảo này. Thế nhưng, gần một thế kỷ nay Hoàng Sa và Trường Sa lại trở thành tâm điểm
của các cuộc tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc và một số nước khác, tình hình
gần đây ngày một căng thẳng hơn, khiến Biển Đông không ngừng dậy sóng. Hiện nay
chúng ta đang nỗ lực chứng minh chủ quyền không thể chối cãi của mình trên quần đảo
này và mong muốn tìm ra hướng giải quyết hòa bình cho vấn đề biến Đông.
Trên đây là phần bài làm của em. Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm không
tránh khỏi những thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của
em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc Tế, Nxb CAND, Hà Nôi 2019
2. Giáo trình Luật Quốc tế, Bành Quốc Tuấn, Nxb Chính trị Quốc Gia sự thật, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Luật Quốc tế về thụ đắc lãnh thổ và áp dụng với quần đảo Hoàng
Sa của Việt Nam, luận văn thạc sĩ Luật học / Ngô Mai Anh, Hà Nội 2018
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Những vấn đề lịch sử và pháp lý về sự xác lập chủ
quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học,
Dương Văn Thay, Hà Nội 2011
4. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật, Nguyễn Thị Thanh, Căn cứ pháp lý đấu tranh
bảo vệ chủ quyền đối với Trường Sa, Hà Nội 2011
5. Nguyễn Việt Long, 2012 “Lẽ phải — Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trưởng Sa” — NXB trẻ,
6. N.B. Diến, N.H. Cường, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Chủ quyền của Việt
Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong
Luật quốc tế, Tập 30, Số 1,2014
7. Đặng Minh Thu, (1998), “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa",
tham luận về Tranh chấp biển Đông”
8. Hoài Sa (chủ biên) “Xuất bản phẩm Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa và biển
Đông - cái nhìn Tổng quan”, Nxb KHXH, Hà Nội, 2019, trang 59.
9. http://hvctcand.edu.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/nhung-co-so-lich-su-va-phap-ly-
khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-1518
10. https://dantri.com.vn/chinh-tri/hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam-nhung-bang-chung-
lich-su-va-phap-ly-20181115205539801.htm

13
PHỤ LỤC
1 số Hình ảnh khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.

14
18

18
Một số tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Xem tại
https://dantri.com.vn/chinh-tri/hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam-nhung-bang-chung-lich-su-va-phap-ly-
20181115205539801.htm

15

You might also like