You are on page 1of 4

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là gì?

Hiện nay, đất đai đang là thứ được Nhà nước chú trọng nhiều nhất bởi nó ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự vận hành kinh tế của Việt Nam. Việc sử dụng và quản lý đất đai
một cách hợp lý sẽ phát huy tối ưu hiệu quả của nó trong việc phát triển kinh tế-xã hội.
Trong đó, chế độ sở hữu toàn dân là một trong những chế định giúp hài hòa và cân bằng
giữa việc khai thác sử dụng đất của người dân và việc quản lý của Nhà nước với đất đai.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta ra đời khi Hiến pháp năm 1980 được
ban hành dựa trên cơ sở lý luận về tính tất yếu khách quan của việc xã hội hóa đất đai.
Hiến pháp năm 1980 quy định đất đai là do sự quản lý của Nhà nước thuộc sở hữu toàn
dân.
Từ Hiến pháp 1980, chế độ sở hữu toàn dân đã ra đời dựa trên cơ sở lý luận về tính
tất yếu khách quan của xã hội trong việc quản lý hệ thống đất đai. Hiến pháp năm 1980
đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý.
Hiện nay, Luật đất đai năm 2013 quy định về chế độ sở hữu toàn dân như sau:
1) Đất thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là chủ thể đại diện sở hữu và quản lý đất
đai, đồng thời trao quyền sử dụng đất cho dân theo Luật đất đai quy địnhn
2) Nhà nước có quyền định đoạt đối với đất đai.
3) Nhà nước có quyền thực hiện điều tiết đất đai thông qua các công cụ như chính
sách, kế hoạch sử dụng đất,..
Đối với chủ thể được Nhà nước trao quyền và công nhận quyền sử dụng đất sẽ phát
sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể này đối với đất đai.

Cơ sở của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

Trước đây, Việt Nam cũng giống với các nước khác trên thế giới đều thừa nhận sự
tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai. Tuy nhiên, khi thấm nhuần tư tưởng
Mác-Lenin về tính tất yếu khách quan của việc quốc hứu hóa đất đai, thay thế hình thức
sở hữu tư nhân đối với nđất đai bằng chuyển đổi sang sở hữu toàn dân, quốc hữu hóa đất
đai.
Kể từ sau khi Hiến pháp 1980 ra đời cho đến các bản Hiến pháp 1992, Hiến pháp
2003, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu đất đai duy nhất: Sở hữu
toàn dân về đất đai. Việc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân dựa trên những cơ sở lí
luận và thực tiễn của Hiến Pháp 1980

Một số luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tính tất yếu khách quan của
việc quốc hữu hoá đất đai

Sở hữu toàn dân về đất đai là một trong những nội dung quan trọng nhất của Hiến pháp
và Luật Đất đai, được xác định một cách liên tục và nhất quán ở nước ta qua các thời kỳ
trước và trong đổi mới. Mặc dù Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục
khẳng định điều này nhưng vẫn còn không ít những ý kiến hoài nghi, thậm chí phản bác
tính chất đúng đắn của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Một số ý kiến còn cho rằng,
chính sở hữu toàn dân về đất đai là nguyên nhân dẫn đến những vụ khiếu kiện đông
người kéo dài, gây mất ổn định xã hội ở một số địa phương. Họ đòi phải “đa dạng hóa”
sở hữu đất đai, trong đó có bao gồm sở hữu tư nhân về đất đai. Một số người, có cả
những cán bộ, công chức,... có những hiểu biết rất “mơ hồ” về khái niệm “toàn dân” với
tư cách là chủ thể sở hữu đất đai. Thậm chí còn phủ nhận sự tồn tại của khái niệm đó.

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được hình thành từ rất sớm và được công nhận bắt đầu
từ Hiến pháp 1980 cho đến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự nghi ngờ đối với chế
độ này bởi nhiều quan điểm cho rằng sở hữu toàn dân không triệt để về việc sở hữu đất
đai, làm mất tính đa dạng về sở hữu đất, một số người cũng chưa hiểu rõ khái niệm “toàn
dân” là gì với tư cách là chủ thể sở hữu đất đai.

Để làm rõ được tính quan trọng và hữu ích của chế độ sở hữu toàn dân, ta cần phải
nghiên cứu từ các khía cạnh khoa học và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu không chỉ thỏa
mãn ở mặt nhận thức mà còn trong việc thực thi chế độ này trong phạm vi đất đai toàn
nước.

Đầu tiên, chế độ sở hữu toàn dân không phải kết quả riêng của Đảng mà là cả quả trình
nghiên cứu kinh điển về lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lên nin.

Trong thời đại của C.Mác, ông đã chúng minh và thuyết phục chế độ tư hữu về ruộng đất
thật sự vô lý bởi nói đến quyền tư hữu cá nhân về ruộng đất chẳng khác gì đề cập đến
quyền sở hữu của một cá nhân trong khi quyền bình đẳng giữa người với người luôn đặt
lên hang đầu. Ông cho rằng, loại người không tạo nên đất đai mà đất đai hình thành trước
con người. Chính vì thế, không một ai có quyền sở hữu đất đai cho riêng họ

Từ thời phong kiến, tư hữu về đất đai chính là rào cản ghê gớm đối với sự phát triển của
lực lượng sản xuất nông nghiệp, là gốc rễ của sự nghèo đói của nhân loại trong lịch sử
bởi chế độ này đã kiềm hãm đi sự phát triển cũng như giá trị đích thực mà đất đai mang
lại. C.Mác cho rằng, nếu đất đai thuộc sở hữu toàn nhân loại thì tức cả một thế hệ loại
người đã, đang và sẽ sống trên một thế giới mà ai cũng có được quyền sở hữu đất đai.
Với tư cách là chủ thể sử dụng đất đai thì trong mỗi thế tiếp quản đất đai sẽ phải chịu
trách nhiệm cho việc cải tạo, khai thác và gìn giữ đất không chỉ cho họ mà còn cho các
thế hệ sau. Bởi những suy nghĩ, tư tưởng trên mà C.Mác đã khẳng định trong điều kiện
tồn tại các quốc gia, dân tộc thì đất đai thuộc chủ quyền của quốc gia, dân tộc đó và toàn
dân chính là chủ nhân của quốc gia đó.

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Mác-Lenin mà Việt Nam đã hợp quốc hữu hóa đất đai
trong Hiến pháp 1980 và cho đến ngày nay, chủ thể Nhà nước là người đại diện cho toàn
dân trong việc quản lý và thống nhất đất đai, toàn dân là chủ thể có quyền sử dụng đất
đai, làm chủ mảnh đất mà họ đang sinh sống ngay tại Việt Nam.

Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

Tại Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đã khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân
dựa trên những cơ sở thực tiễn chủ yếu sau:
Về mặt chính trị, đất đai là xương máu của biết bao thế Việt Nam tạo nên trong quá
trình khai hoang, bảo vệ và gìn giữ. Chính vì thế, nó phải thuộc sở hữu của toàn dân.
Về phương diện lịch sử, hình thức sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện
quản lý và thống nhất có từ rất sớm trong quá trình lịch sử Việt Nam( đại diện sở hữu là
vua trong thời phong kiến)
Về mặt thực tế, tài nguyên đất ở Việt Nam còn chưa được sử dụng hoàn toàn, chủ
yếu còn tình trạng đất trống đồi trọc nhiều. Bởi thế nên việc xác lập chế độ sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện thống nhất và quản lý sẽ giúp cho việc khai thác, quy hoạch và
sử dụng đất theo kế hoạch phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, đem lại hiệu
quả kinh tế tối đa và nâng cao giá trị đất đai
Cuối cùng, xây dựng một chế độ sở hữu toàn dân đối đất đai vững chắc trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là hợp lý bởi các quan hệ pháp luật đất đai
cần được quản lý dưới sự kiểm soát của Nhà nước, tránh tình trạng xảy ra những bất cập
ảnh hưởng đến quyền lợi giữa những người sử dụng đất. Bởi thế, củng cố chế độ sở hữu
toàn dất đối với đất đai sẽ làm tăng tính thống nhất trong việc quản lý và bảo đảm quyền
và lợi ích của những chủ thể trong quan hệ đất đai.

You might also like