You are on page 1of 5

VẤN ĐỂ 2: SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI

I. Cơ sở lý luận và thực tiễn việc xây dựng hoàn thiện chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai ở VN.
1. Tính tất yếu, khách quan của việc quốc hữu hóa đất đai của học thuyết Mác
– Lênin.
Nghiên cứu về phương thức sx tư bản trong nông nghiệp, Các-mác khẳng định việc
quốc hữu hóa đất đai (là việc chuyển đất đai từ các chủ sở hữu khác nhau thành sở
hữu nhà nước) là con đường phát triển tất yếu của xh loài người. Đây là việc làm
mang tính khách quan bởi:
- Xét về phương diện kinh tế:
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người luôn luôn có nhu cầu
Con ng luôn suy nghĩ, cải tiến công cụ lđ, phát minh ra các công cụ hiện đại nhằm
nâng cao năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất. máy móc
hiện đại d ần thay thế công cụ lao động thô sơ. Tuy nhiên, để áp dụng máy móc các
thành tựu KH CN hiện đại vào sản xuất nông nghiệp thì đòi hỏi đất đai phải được
tích tụ tập trung thành những vùng rộng lớn, trong khi đó sở hữu tư nhân về đất đai
làm cho đất đai bị phân tán chia nhỏ. Điều này gây cản trở cho việc áp dụng máy
móc hiện đại vào sản xuất nông nghiệp khiến năng suất lao động trong NN không
được nâng cao và không tạo ra được sự dư thừa về lương thực thực phẩm cho con
người. điều này không có lợi cho sx nông nghiệp xét về khía cạnh kinh tế. các học
giả tư bản về mặt lý thuyết đều ủng hộ luận điểm này của Mác. Tuy nhiên, trên
thực tế chủ nghĩa tư bản không tiến hành quốc hữu hóa đất đai hoặc tiến hành quốc
hữu hóa đất đai “nửa vời”. bởi lẽ nếu tiến hành 1 cách triệt để thì sẽ thhur tiêu chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất. mà đây lại là nền tảng cơ sở kinh tế thiết lập nên chủ
nghĩa tư bản.
Xét về mặt xã hội, phương thức sản xuất tưu bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
được thực hiện với 3 chủ thể cơ bản: nhà tư bản – là người có vốn có mong muốn
kinh doanh trong nông nghiệp nhằm mục đích kiếm lời nhưng không có đất (không
có đất, ko có sức lđ); chủ đất – là người sở hữu đất nông nghiệp nhưng không có
nhu cầu kinh doanh; người lao động – có sức lao động nhưng không có vốn, không
có đất đai tư liệu sản xuất.
Để tiến hành kinh doanh trong nn, nhà tư bản 1 mặt bỏ vốn, mặt khác thuê đất đai
của chủ đất, thuê sức lao động của người công nhân. để đạt được lợi nhuận tối đa,
nhà tư bản 1 mặt tiết giảm chi phí đầu vào bằng cách bớt xén tiền công lao động,
kéo dài thời gian làm việc của người lao động đi đôi với cải tiến phương thức quản
lý áp dụng các thành tựu KH – CN hiện đại vào sản xuất nộng nghiệp, mặt khác
tìm mọi cách khai thác tối đa đất đai nhưng không bồi bổ, cải tạo đất. Như vậy, lợi
nhuận mà nhà tư bản có được dựa trên sự bóc lột sức lao động của người công
nhân và sự khai thác quá mức đất đai dẫn đến kiệt quệ. Vì vậy, để khắc phục sự bất
công này thì loài người cần tiến hành quốc hữu hóa đất đai.
Xét về nguồn gốc, đất đai không do con người tạo ra mà do tự nhiên tạo ra , có
trước con người. Nó được coi là tặng vật của thiên nhiên tặng cho con người. Mọi
người sinh ra đều có quyền bình đẳng tring việc tiếp cận, khai thác sử dụng đất đai
để nuôi sống bản thân mình và có bổn phận, trách nhiệm bồi bổ, cải tạo, giữ gìn,
làm cho đất đai tốt hơn lên để truyền lại cho các thế hệ tương lai. Vì vậy, 1 người
hoặc 1 nhóm người chiếm giữ đất đai – là tặng vật thiên nhiên ban cho con người
làm của riêng là 1 sự vô lý cần xóa bỏ.
Phát triển học thuyết Mác về quốc hữu hóa đất đai trong điều kiện chủ nghĩa tư bản
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, Lê – nin đã bổ sung 2 luận điểm: việc
quốc hữu hóa đất đai chỉ được tiến hành sau khi giai cấp vô sản đấu tranh giành
được chính quyền và thiết lập. Bởi lẽ quốc hữu hóa đất đai sẽ triệt tiêu các lợi ích
mà giai cấp tư sản phong kiến có được nhờ sở hữu tư nhân về đất đai nên chúng
không dễ dàng từ bỏ các lợi ích này mà điên cuồng tìm mọi cách chống trả. Vì vậy,
để đập tan mọi sự phản kháng thì giai cấp vô sản phải sử dụng bạo lực cách mạng.
Quốc hữu hóa đất đai là 1 quá trình khó khăn, phức tạp. Phải thay đổi nhận thức từ
cái bảo thủ, trì trệ sang những tư tưởng tiến bộ phù hợp. Vì vậy sau khi giành được
chính quyền thiết lập chuyên chính vô sản, căn cứ điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở
từng nước mà gcvs ở nước đó có thể tiến hành quốc hữu hóa ngay hoặc tiến hành
quốc hữu hóa đất đai trong 1 khoảng thời gian dài.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Cơ sở lịch sử
Ở nước ta, chế độ quốc gia công thổ xuất hiện từ rất sớm, cách đây hàng nghìn
năm và được nhà nước pkvn chú trọng xây dựng, củng cố bởi chế độ này ra đời
xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của việc phát triển
nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước và xây dựng phong kiến trung ương tập
quyền. Nước ta là 1 nước bé nhưng lại phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm
hùng mạnh. Để tập hợp sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc giành, giữ nền độc
lập thì các nn vn phong kiến trong lịch sử mà đất đai thuộc về của chung. Nó trước
hết và trên hết là chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, là niềm tự hào của dân tộc. Việt
nam là quê hương của nghề trồng lúa nước trong đó nước giữ vị trí đặc biệt quan
trọng. Để có nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, ngăn lũ lụt thì công tác đắp đê làm
thủy lợi có ý nghĩa nhất định để huy động sức mạnh toàn dân vào công cuộc này
trên quy mô lớn thì nhà nước phải đứng ra thực hiện dựa trên chế độ quốc gia công
thổ.
Với 1 nước nông nghiệp, nông dân là giai cấp chủ yếu chiếm số lượng động đảo
trong xã hội, do đó để thu phục được người nông dân củng cố vai trò của nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền, các nnpk đã khẳng dinhk đất dai thuộc về của
chung mà đại diện của chung
Như vậy, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện nay đã có tiền đề lịch sử hàng
nghìn năm.
THẢO LUẬN TUẦN 2
Câu 1: Tại sao luật đất đai quy định 2 phương pháp điều chỉnh là mệnh lệnh hành
chính và bình đẳng thỏa thuận?
- Đất đai có nhiều quan hệ phát sinh, trong quá trình cần sự quản lý của nhà nước
khi thực hiện các thủ tục. Khi có vi phạm xảy ra, quyền lợi của nhân dân với đất
đai đấy để kịp thời trấn chỉnh răn đe. Về qd 2, phần lớn là giao dịch dân sự cá nhân
với cá nhân thể hiện sự tự giao kết, các chủ thể có thể tự do giao dịch nhưng vẫn
phải trong khuôn khổ pháp luật. (Sự chi phối của nn với quyền sở hữu toàn dân đất
đai). Nhà nước có quyền sở hữu đại diện.
2 mqh: Nhà nước – nhà nước; nhà nước – người sử dụng đất.
Trong quan hệ chuyển quyền, có sự bình đẳng vì đều được nn trao đất để sử dụng
(tôn trong quyền, nghĩa vụ của nhau, bình đẳng trước pl) và luôn là bình đẳng hạn
chế.
Áp dụng phương pháp mệnh lệnh trong đất đai khác gì pp bình đẳng trong luật
hành chính?phương pháp bình đẳng trong đấy đai khác gì bình đẳng trong dân sự.
Nn không vội vã áp đặt giải quyết mà khuyến khích các bên tự hòa giải, thương
lượng. có biên bản hòa giải không thành thì mới nhờ tới cơ quan có thẩm quyền.
trên thực tế, trong 1 số trường hợp nn vẫn cho thay đổi mục đích sử dụng đất.
- trong quan hệ ds, các chủ thể độc lập về mặt vị trí. Trong qh đất đai, sự bình đẳng
đó
Đánh giá về nguyên tắc bảo vệ phát triển đất nông nghiệp? (cơ sở, biểu hiện, thực
thi nguyên tắc đó trên thực tế)

LÝ THUYẾT TUẦN 4:
I. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Khái niệm (khoản 2, 3 điều 3)
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử
dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi
trường, biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của
các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong 1
khoảng thời gian xác định.
Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất
2. Quy tắc lập quy hoạch, kế hoạch sd đất
- tính đặc thù
- loại đất đặc trưng
- môi trường
- quy hoạch khác ( đô thị, gt đường bộ, ngành, vùng)
? giữa qh đất với các qh khác có mqh ntn?
* 6 nguyên tắc riêng (điều 35)
Gồm 4 yếu tố:
- chiến lược quốc gia
- quy hoạch cùng cấp
- môi trường
- các loại kế hoạch khác
3. Hệ thống, thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* quy hoạch: quốc gia – cấp huyện – quốc phòng – an ninh.
* kế hoạch sử dụng đất: quốc gia – cấp tỉnh – cấp huyện – quốc phòng – an ninh.
Thời kỳ đối với quy hoạch sử dụng đất : 10 năm
Tầm nhìn quy hoach của quốc gia từ 30 năm đến 50 năm, cấp huyện từ 20 năm
đến 30 năm.
4. Lập, xét duyệt, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
5. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
KT XH ngành
Quy hoạch cao hơn
Địa giới hành chính
Sự kiện bất khả kháng
Phát triển kh – cn
-> chỉ được thực hiện khi có quy hoạch sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch
sử dụng đất

II. Giao đất (khoản 7 điều 3), cho thuê đất (khoản 8 điều 3)(các hình thức khác)
Chủ thể là ng sd đất: 7 chủ thể quy định tạo điều 5.
Giao đất: nn giao quyền sd đất là việc nhà nước ban hành quyết định giao đất để
trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Cho thuê đất: nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là việc nhà nước quyết định
trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng
cho thuê sử dụng đất.

You might also like