You are on page 1of 9

Đất đai

1. Khái niệm đất đai


Đất đai là một thuật ngữ sử dụng để chỉ một phần đất trên bề mặt Trái đất. Nó bao gồm các
lớp đất, vật liệu tạo nên đất, các hệ thống đất và các quá trình tác động lên đất. Đất đai là
nơi diễn ra mọi hoạt động của con người và địa chất của hành tinh.

2. Khái niệm hàng hóa đặc biệt: đất


đai
Trong nền kinh tế hàng hóa, đất đai vẫn là tư liệu sản xuất, song việc mua bán nó là mua bán yếu tố cấu
thành của sản xuất hàng hóa, đất đai trở thành hàng hóa đặc biệt.

3: đặc điểm hàng hóa đất đai và thị trường


đất đai
- Thứ nhất đất đai là hàng hóa có số lượng hữu hạn
- Thứ hai đất đai không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác giống như những hàng hóa khác.
- Thứ ba đối với đất nông nghiệp, gắn với đất canh tác, là vấn đề lao động
- Thứ ba đất đai không thể đem ra thị trường để trưng bày như các loại hàng hóa khác mà phải giới
thiệu thông qua mô tả bằng mô hình, hình ảnh, bản vẽ hoặc mô ta
- Thứ tư giá trị của đất đai có một đặc tính khác mà các loại hàng hóa khác không có, đó là nó
không đơn thuần là lượng lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa ( như các loại hàng hóa khác)
mà giá trị của đất đai còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên.
- Thứ năm giá cả đất đai còn mang tính địa điểm, tính địa phương rất cao. Cùng một loại đất ở
những địa điểm khác nhau, địa phương khác nhau giá cả cũng rất khác nhau. Đất ở trung tâm kinh
tế, chính trị có giá cả cao hơn đất khu vực ngoại vi…

4. Vai trò của đất đai


Ba vai trò chính của đất đai:
-Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển
kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động.

-Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ
sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi
khác.
- Đất đai cung cấpnguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. ..

-Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. là thước đo sự giầu có của
một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính,như là sự chuyển nhượng
của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.

5. Các chức năng cơ bản của đất đai

– Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua quá
trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con
người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt.

– Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa
thông qua việc cung cấp các môi trường sông cho sinh vật và gen di truyền để bào tồn nòi
giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.

– Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh đã
hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi
năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyền của địa cầu.

– Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước
ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều
tiết nước rất to lớn.

– Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khóang sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng
của con người.
– Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và
làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.

– Chức năng bảo tồn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các chứng tích lịch sử,
văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử
dụng đất trong quá khứ.

– Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con
người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật… giữa các vùng khác nhau
của hệ sinh thái tự nhiên.

– Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể
hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung.
Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù.

6: Tính chất của đất đai

1) Đặc điểm tạo thành: đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý chí và nhận thức của con

người; là sản phản của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự nhiên của lao động.

Chỉ khi tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, dưới tác động của lao động đất

đai mới trở thành tư liệu sản xuất.

2) Tính hạn chế về số lượng: đất đai là tài nguyên hạn chế về số lượng, diện tích đất

(số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt địa cầu. Các tư liệu sản xuất khác

có thể tăng về số lượng, chế tạo lại tuỳ theo nhu cầu của xã hội.
3) Tính không đồng nhất: đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng chất dinh

dưỡng, các tính chất lý, hóa. Các tư liệu sản xuất khác có thể đồng nhất về chất lượng,

quy cách, tiêu chuẩn (mang tính tương đối do quy trình công nghệ quy định).

4) Tính không thay thế: đất không thể thay thế bằng tư liệu sản xuất khác, những thay

thế do áp dụng KHCN có tính chất nhân tạo chỉ mang tính tức thời, không ổn định

như tính vốn có của đất. Các tư liệu sản xuất khác, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển

của lực lượng sản xuất có thể được thay thế bằng tư liệu sản xuất khác hoàn thiện hơn,

có hiệu quả kinh tế hơn.

5) Tính cố định vị trí: đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng (khi sử dụng

không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các tư liệu sản xuất khác được sử

dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác tuỳ theo sự cần

thiết.

6) Tính vĩnh cửu: đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cửu (không phụ thuộc vào tác động

của thời gian). Nếu biết sử dụng hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông – lâm nghiệp,

đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì nhiêu) cũng

như hiệu quả sử dụng đất. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất tùy thuộc vào

phương thức sử dụng (tính chất có giá trị đặc biệt), không tư liệu sản xuất nào có

được. Các tư liệu sản xuất khác đều bị hư hỏng dần, hiệu ích sử dụng giảm và cuối

cùng bị loại khỏi quá trình sản xuất.

7: Quyền sử dụng đất


Quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho
mục tiêu cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước.

Luật đất đai đã nêu rõ, đất là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Nhà nước
quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình
thức cho đối tượng nhận quyền sử dụng đất.

Song song đó, người sử dụng đất được thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp
pháp liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

Các quyền sử dụng đất gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền bề
mặt.

Quy định pháp luật về quyền sử dụng đất:

Người sử dụng đất có các quyền:

1) Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2) Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;

3) Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông
nghiệp;

4) Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông
nghiệp;

5) Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình;
6) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất... theo quy định
của pháp luật về đất đai.

8: phân loại đất đai

-Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất,
nghiên cứu và thí nghiệm về lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, làm muối, bảo vệ và phát triển
rừng.

Phân loại đất nông nghiệp bao gồm:

● Đất dùng để trồng cây lâu năm;


● Đất dùng để trồng cây hàng năm;
● Đất rừng sản xuất;
● Đất rừng phòng hộ;
● Đất rừng đặc dụng;
● Đất nuôi trồng thủy sản;
● Đất làm muối;
● Đất nông nghiệp khác.

-Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông nghiệp như: chăn
nuôi, trồng trọt, làm vườn,…
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

● Đất ở gồm đất thổ cư tại nông thôn và đất thổ cư tại đô thị;
● Đất xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
● Đất dùng để xây dựng các công trình sự nghiệp;
● Đất có mục đích sử dụng trong quốc phòng, an ninh;
● Đất dùng để sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp;
● Đất sử dụng vào các mục đích phục vụ công cộng;
● Đất dùng để xây dựng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
● Đất dùng làm khu nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
● Đất trên các sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
● Đất phi nông nghiệp khác.

Nhóm đất chưa sử dụng

Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định được mục đích sử dụng như đất đồng
bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

9: các hành vi nghiêm cấm trong luật đất đai


Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm luật đất đai năm 2013

1. Lẫn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo
quy định của Luật này
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp
luật

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của
pháp luật

10: ưu điểm và hạn chế của đất đai việt nam.


Ưu điểm của đất đai Việt Nam:

1. Đa dạng và phong phú: Việt Nam có đa dạng các loại đất từ đất phì nhiêu của Mekong Delta
cho đến đất núi đá của vùng cao nguyên Tây Bắc. Điều này tạo điều kiện cho sự phát triển
đa ngành nghề và nhiều loại cây trồng khác nhau.
2. Thổ nhưỡng tốt: Một số vùng đất đai của Việt Nam có thổ nhưỡng giàu có, đặc biệt là ở các
vùng đồng bằng và vùng núi.
3. Khí hậu thuận lợi: Việt Nam có một khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho việc canh
tác và sản xuất nông nghiệp.
4. Đất đai trong khuôn khổ quy hoạch: Chính phủ Việt Nam thực hiện quy hoạch đất đai để xác
định việc sử dụng đất theo mục đích khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp và đô thị.
Điều này giúp quản lý tốt hơn việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất đai.

Hạn chế của đất đai Việt Nam:

1. Khả năng thấm nước kém: Một số vùng đất của Việt Nam có khả năng thấm nước kém, gây
ra ngập lụt và sự suy giảm chất lượng đất.
2. Xói mòn đất: Xói mòn đất là một vấn đề lớn ở Việt Nam do mất cân bằng đất đai, đặc biệt là
trong điều kiện mưa lớn và trồng cây không phù hợp.
3. Ít đất sử dụng hiệu quả: Đất đai Việt Nam rất giá trị, nhưng việc sử dụng đất không hiệu quả
và không bền vững đã dẫn đến sự lãng phí và mất môi trường.
4. Đất ô nhiễm và mất độc tính: Sự sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và công nghiệp đã
góp phần làm ô nhiễm đất ở một số vùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng đất và
sức khỏe con người.

You might also like