You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

BÀI TẬP HỌC PHẦN


KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT 1

Chủ đề 8 :
Phân tích các hình thái biểu hiện của địa tô? So sánh
các hình thái đó? Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam chỉ hiện
nay không có hình thái biểu hiện của địa tô mà chỉ thực
hiện quan hệ thuế đất vì bản chất địa tô là bóc lột giá trị gia
tăng từ việc sử dụng đất đai. Hãy bình luận quan điểm trên.

Hà Nội - 3/2023
Thà nh viên nhó m 6:
1. Nguyễn Xuân Hương – 11201738
2. Nguyễn Thị Minh Hiền – 11201425
3. Lê Thị Phương Trang – 11208048
4. Hoàng Thanh Bình – 11200527
5. Trần Thị An Bình - 11204625

MỤ C LỤ C
I. Các hình thái biểu hiện của địa tô..............................................................................................3
1. Địa tô lao dịch............................................................................................................................3
2. Địa tô hiện vật............................................................................................................................4
3. Địa tô bằng tiền..........................................................................................................................5
II. So sánh các hình thái địa tô........................................................................................................6
 Giống nhau:............................................................................................................................6
 Khác nhau...............................................................................................................................7
III. Câu hỏi bàn luận........................................................................................................................8
Vấn đề 1: Ở Việt Nam hiện nay không có hình thái biểu hiện của địa tô mà chỉ thực hiện quan hệ
thuế đất...................................................................................................................................8
Vấn đề 2: Bản chất địa tô là bóc lột giá trị gia tăng từ việc sử dụng đất đai...............................15
Vấn đề 3 : Thực tiễn tại Việt Nam...............................................................................................15
Đề xuất........................................................................................................................................17
III. Kết Luận...................................................................................................................................18

2
I. Các hình thái biểu hiện của địa tô
1. Địa tô lao dịch
a) Khái niệm:
• Là hình thái đầu tiên của địa tô, trả tô bằng sức lao động cho chủ sở hữu đất
• Tồn tại trong chế độ phong kiến
• Người lao động nhận đất của địa chủ, lao động không công cho địa chủ (thời
gian lao động do địa chủ quy định) .
Ví dụ: trong thời kì đầu của chế độ phong kiến phương Tây, nông nô được nhận
ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy. Điều kiện để được nhận ruộng đất: hàng năm, ngoài
nông sản (địa tô hiện vật) thì các nông nô còn phải lao động, làm việc không công trên
phần ruộng đất của lãnh chúa bằng nông cụ và súc vật của mình mỗi tuần 3 - 4 ngày
(theo quy định).
Trong địa tô lao dịch, lao động mà người sản xuất trực tiếp làm cho bản thân mình
(lao động cần thiết) tách rời về không gian và thời gian với lao động thặng dư mà họ làm
cho địa chủ. Tuy vẫn là quan hệ bóc lột, nô dịch và thống trị, nhưng so với những người
nô lệ thì sự lệ thuộc đã giảm nhẹ dần cho đến khi chỉ còn là một nghĩa vụ cống nạp.
Trong địa tô lao dịch, người sản xuất trực tiếp được lao động tự do trên mảnh đất mà họ
chiếm hữu nên họ tích cực lao động và họ có thể cải thiện hoàn cảnh của mình, có thể trở
nên khá giả và sản xuất được một số dôi ra ngoài các tư liệu sinh hoạt cần thiết của họ,
nghĩa là họ có thể làm tăng tài sản của họ một cách độc lập, hay là làm tăng sự giàu có
của họ.
Được chia làm hai bộ phận: một bộ phận là tài sản và kinh tế trực tiếp của địa chủ,
bộ phận còn lại đem chia cho nông nô dưới hình thức đất quân cấp. Bằng nông cụ và súc
vật của mình, nông nô sử dụng một bộ phận thời gian canh tác trên phần đất được chia để
sinh sống, còn đại bộ phận thời gian họ phải canh tác không công trên phần đất của địa
chủ. Thời gian mà nông nô phải lao động không công trên ruộng đất của địa chủ bằng
nông cụ và súc vật của mình gọi là ĐTLD. Nhìn chung, ĐTLD chỉ tồn tại trong giai đoạn
đầu của chế độ phong kiến, khi còn kinh tế tự nhiên, sản xuất chưa phát triển, năng suất
lao động chưa cao, nhưng có sự phân chia lao động tất yếu và lao động thặng dư một
cách rõ rệt cả về thời gian cũng như về không gian.
Đồng thời, đây cũng là hình thức địa tô phản ánh một cách rõ ràng, cụ thể sự bóc
lột của địa chủ, của chúa phong kiến đối với nông dân - nông nô.

3
b) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm: Lần đầu tiên thấy sự xuất hiện của hình thái địa chủ
- Nhược điểm: Không thể hiện rõ được bản chất của địa tô, dẫn đến địa tô bị che
lấp. Do không phân biệt rõ lao động cho bản thân và lao động không được trả
công (trả cho chủ đất)

2. Địa tô hiện vật


a) Khái niệm:
• Địa tô được thể hiện là một phần sản phẩm tạo ra từ đất đai mà người sử dụng
đất phải chia cho chủ sở hữu
• Người lao động (sử dụng đất) tự do làm việc trên đất, cuối năm nộp một khoản
sản phẩm cho chủ đất theo giao ước
Ví dụ: Khi kinh tế hàng hóa phát triển, thì khoản tiền mà nông nô phải trả cho địa
chủ là nông sản, hoa màu trên mảnh đất đó để được sử dụng đất trong một khoảng thời
gian nhất định.
Khi địa tô lao dịch chuyển thành địa tô sản hiện vật, thì người sản xuất trực tiếp,
người chiếm hữu các điều kiện lao động cần thiết, phải cung cấp cho người sở hữu
những điều kiện lao động ấy, tức là chủ ruộng, những sản phẩm thặng dư, chẳng kể địa
chủ là tư nhân hay nhà nước. Địa tô hiện vật khác với địa tô lao dịch là lao động thặng
dư không bắt buộc phải thực hiện dưới hình thái tự nhiên của nó, vì vậy cũng không phải
thực hiện dưới sự giám sát và sự cưỡng chế trực tiếp của địa chủ hay của người đại biểu
cho địa chủ. Trái lại, người sản xuất trực tiếp thực hiện lao động thặng dư do những quy
định của pháp luật, trên mảnh ruộng thực tế thuộc về anh ta, do anh ta canh tác chứ
không phải trên mảnh đất của lãnh chúa như trước kia. Người sản xuất trực tiếp có thể ít
hoặc nhiều sử dụng toàn bộ thời gian lao động của mình, mặc dù một phần thời gian đó
vẫn phải lao động không công cho địa chủ, nhưng khác ở chỗ bây giờ địa chủ không
nhận cái phần lao động thặng dư ấy dưới hình thái tự nhiên của nó nữa mà dưới hình thái
sản phẩm, trong đó lao động thặng dư được thực hiện. Lao động mà người sản xuất trực
tiếp làm cho bản thân và lao động mà anh ta cung cấp cho địa chủ không còn tách biệt
nhau về không gian và thời gian nữa. Ngoài ra, người sản xuất trực tiếp còn có thể kết
hợp công việc gia đình với nông nghiệp.
Địa tô hiện vật có thể không rút hết lao động thặng dư, có thể dành cho người sản
xuất trực tiếp một phạm vi hoạt động rộng rãi hơn, thậm chí có khả năng làm cho người
sản xuất trực tiếp kiếm được những phương tiện để đến lượt anh ta lại trực tiếp bóc lột

4
lao động của người khác. Nhưng địa tô hiện vật cũng có thể khiến những người sản xuất
trực tiếp rơi vào cảnh nợ nần, nhất là khi thiên tai, dịch hại dẫn đến mất mùa, đến mức
không thể tái sản xuất, càng không thể mở rộng sản xuất và phải tự bằng lòng với một số
tư liệu sinh hoạt tối thiểu để sống lay lắt qua ngày.

b) Ưu , nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Phân phối giữa chủ sở hữu đất và người sử dụng đất có căn cứ vào kết quả tạo ra
trên đất (người sử dụng đất tự do sản xuất trên mảnh đất đã nhận)
+ Tiến bộ hơn hình thái địa tô lao dịch
- Nhược điểm:
+ Chưa phản ánh bản chất của địa tô
+ Tồn tại dưới dạng sản phẩm thặng dư, không nhìn thấy quan hệ bóc lột của chủ sở
hữu và người sử dụng đất

3. Địa tô bằng tiền


a) Khái niệm:
• Địa tô được đo lường bằng giá trị, sử dụng các quan hệ tiền tệ hóa liên quan đến
đất đai
• Đây là hình thái tiến bộ nhất
• Người sử dụng đất nộp tiền thuê theo hợp đồng với chủ sở hữu.
Ví dụ: Khi nền công nghiệp phát triển như là công nghiệp khai thác, để thuê đất
thì công nhân nông nghiệp phải nộp 1 phần thặng dư thu nhập bình quân của mình ( giá
trị sản phẩm ) chuyển thành lợi nhuận cho tư bản công nghiệp.
Sự phát triển thương nghiệp, công nghiệp, thành thị và sự phát triển sản xuất hàng
hóa nói chung, khiến việc chuyển hóa địa tô hiện vật thành địa tô bằng tiền, lúc đầu diễn
ra lẻ tẻ, rồi sau đó diễn ra trên quy mô cả nước. Bây giờ, người sản xuất trực tiếp trả giá
cả sản phẩm cho kẻ sở hữu ruộng đất chứ không nộp chính ngay sản phẩm ấy. Như vậy,
một bộ phận sản phẩm của người sản xuất trực tiếp buộc phải chuyển thành hàng hóa. Do
đó, tính chất của toàn bộ PTSX ít nhiều đã biến đổi, nhưng người sản xuất trực tiếp vẫn
như trước là người chiếm hữu ruộng đất, phải cung cấp cho địa chủ, với tư cách là kẻ sở
hữu điều kiện sản xuất chủ yếu, một số lao động không công dưới hình thái một sản
phẩm thặng dư đã chuyển hóa thành tiền. Tuy nhiên, quyền sở hữu những điều kiện lao
động khác với ruộng đất (như nông cụ...) đã trở thành quyền sở hữu - lúc đầu trên thực
tế, về sau trên pháp lý, của người sản xuất trực tiếp.
5
Với địa tô bằng tiền, mối quan hệ tập quán và truyền thống giữa người sở hữu
ruộng đất và những người bị lệ thuộc chiếm hữu một phần ruộng đất và canh tác chỗ
ruộng đất đó, nhất thiết biến thành mối quan hệ thuần túy, có tính chất hợp đồng và được
quy định theo những quy tắc cứng rắn của luật pháp thành văn. Vì vậy, người chiếm hữu
và canh tác chỗ ruộng đất đó dĩ nhiên sẽ biến thành một người thuê đất giản đơn. Và sự
chuyển hóa địa tô sản phẩm thành địa tô tiền cũng tạo điều kiện cho một bộ phận những
người chiếm hữu trước kia chuộc lại nghĩa vụ trả tô của mình và biến thành một nông
dân độc lập, có quyền sở hữu đầy đủ về ruộng đất mà anh ta canh tác, tức là tiểu nông.
Còn người công nhân tự do trong xã hội TBCN thì bán sức lao động của mình như
một hàng hóa. Anh ta không thuộc về một người chủ nhất định. Người công nhân có thể
tự ý thôi làm việc cho nhà tư bản này khi chấm dứt hợp đồng lao động và chuyển sang
làm việc cho một nhà tư bản khác; nhà tư bản cũng có thể sa thải anh ta khi cần, nhưng
người công nhân lại không thể tự ý rời bỏ toàn bộ giai cấp người mua sức lao động là
giai cấp tư sản, nếu anh ta không muốn bị chết đói. Anh ta không thuộc về nhà tư bản
này hay nhà tư bản khác nhưng thuộc về toàn bộ giai cấp tư sản. Vì người công nhân làm
chủ sở hữu sức lao động nên nhận được tiền công. Nhưng anh ta chỉ được nhà tư bản trả
tiền công chừng nào anh ta còn tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của sức lao động
(biểu hiện dưới hình thái tiền công), tức là tạo ra GTTD mà GTTD chỉ là lao động thặng
dư đã vật hóa.
Ở Việt Nam, do kinh tế hàng hóa kém phát triển nên chế độ địa tô tiền tuy xuất
hiện sớm, nhưng chưa bao giờ trở nên phổ biến và chiếm vị trí chủ yếu.
b) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Phản ánh đầy đủ và đo lường địa tô bằng tiền
+ Cơ sở để hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế về đất đai
- Nhược điểm: Phải đo lường, lượng hóa giá trị tô đất thì mới sử dụng được các
công cụ, chính sách trong quá trình điều tiết, phân phối các lợi ích.

II. So sánh các hình thái địa tô


Trong lịch sự hình thành và phát triển của địa tô, có thể kể đến 3 hình thức biểu
hiện của địa tô đó là: địa tô lao dịch, địa tô sản phẩm (địa tô bằng hiện vật), địa tô bằng
tiền. Trong đó địa tô lao dịch là hình thức đầu tiên của địa tô và địa tô bằng tiền là hình
thức biểu hiện cao và phát triển nhất của địa tô.

6
 Giống nhau:
Phản ánh mối quan hệ giữa chủ sở hữu đất và người sử dụng đất

 Khác nhau

Địa tô lao dịch Địa tô bằng hiện Địa tô bằng tiền


vật
Hình thái đầu tiên Hình thái tiến bộ của Hình thái tiến bộ
Hình thái
địa tô lao dịch nhất
Phong kiến, chiếm hữu Phong kiến Tư bản chủ nghĩa.
Thời kì nô lệ khi quan hệ tiền tệ Nền nông nghiệp đã
xuất hiện hàng hóa chưa ra đời. phát triển và có
những thành tựu.
Địa tô phong kiến Địa tô phong kiến Địa tô tư bản chủ
Chế độ
nghĩa
- Người sử dụng đất bỏ - Người sử dụng đất - Người sử dụng đất
thời gian và sức lao không còn là lao trả địa tô bằng giá
động trực tiếp để trả cho động trực tiếp cho trị sản phẩm.
chủ sở hữu. địa chủ.
Hình thức - Thời gian lao động - Họ dùng các sản
phụ thuộc vào mức địa phẩm thặng dư trong
tô. việc khai thác ruộng
đất để trả cho chủ sở
hữu.
2 giai cấp: địa chủ và 2 giai cấp: địa chủ 3 giai cấp chủ yếu:
Tồn tại
nông dân và nông dân địa chủ, tư bản kinh
giai cấp
doanh ruộng đất,
công nhân thuê
Mối quan Người lao động phải Người lao động theo Người lao động nộp
hệ giữa làm không công trên định kì phải nộp tiền thuê theo hợp
chủ đất phần đất của địa chủ phần sản phẩm đồng với chủ sở
và người thặng dư cho địa chủ hữu.
lao động phong kiến dưới

7
hình thái hiện vật.
Không thể hiện rõ được Thể hiện quan hệ - Phản ánh đúng bản
bản chất của địa tô mà phân phối lợi ích chất của địa tô mang
phản ánh một cách rõ trong sử dụng đất lại thu nhập cho chủ
ràng, cụ thể sự bóc lột giữa người sử dụng sở hữu.
của địa chủ, của chúa và chủ sở hữu. - Cơ sở giải quyết
phong kiến đối với nông Chưa phản ánh bản các quan hệ kinh tế
dân - nông nô nhiều chất của địa tô. Vẫn của hệ thống các
hơn. Có sự phân chia mang tính áp đặt của chính sách kinh tế
lao động tất yếu và lao chủ sở hữu đất trong về đất đai.
Bản chất động thặng dư một cách quá trình thực hiện
rõ rệt cả về thời gian thu tô đất. Phân phối
cũng như về không giữa chủ sở hữu đất
gian. và người sử dụng
đất có căn cứ vào
kết quả tạo ra trên
đất, không còn tách
biệt nhau về không
gian và thời gian
nữa.

III. Câu hỏi bàn luận


Vấn đề 1: Ở Việt Nam hiện nay không có hình thái biểu hiện của địa tô mà chỉ
thực hiện quan hệ thuế đất.
Đất đai là một tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng. Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu
của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất, rừng cho các tổ chức
kinh tế hay đơn vị vũ trang để sử dụng. Để bổ sung cho nguồn ngân sách và thông qua
ngân sách thực hiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, những người thuê đất phải
đóng thuế cho nhà nước. Thuế này khác xa với địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phong

8
kiến vì nó tập trung vào ngân sách đem lại lợi ích cho toàn dân, nó không mang bản chất
bóc lột của địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn còn có hình thái địa tô bằng tiền được sử dụng bởi vì
hình thái này là hình thái tiến bộ nhất. Địa tô này được đo lường bằng giá trị, sử dụng các
quan hệ tiền tệ hóa liên quan đến đất đai, người sử dụng đất nộp tiền thuê theo hợp đồng
với chủ sở hữu. Và bản chất của địa tô theo ta hiểu là phần bóc lột giá trị thặng dư nhưng
đến thời kì này “bóc lột” cũng không còn được như trước nữa , vì bây giờ người dân sử
dụng đất chỉ giao nộp một phần nhỏ giá trị thặng dư chứ không phải toàn bộ giá trị này.
Cùng với đó nước ta cũng có quan hệ thuế đất rõ ràng, quan hệ này phân phối lợi ích
công bằng do đất đai tạo nên giữa Nhà nước (đại diện chủ sở hữu) với người sử dụng đất.
Để thực hiện địa tô bằng tiền kết hợp với quan hệ thuế đất hiệu quả, hợp lý thì Nhà nước
ta đã sử dụng những công cụ như thuế, phí hay những luật định, chính sách để có thể
quản lý, sử dụng đất cũng như phân phối các lợi ích tới các bên liên quan một cách phù
hợp và tiết kiệm.
1. Biểu hiện quan hệ thuế đất
Thuế sử dụng đất là loại thuế mà người sử dụng đất phải nộp trong quá trình sử
dụng đất. Đây là một loại thuế gián thu được áp dụng đối với quyền sử dụng đất. Đối
tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao quyền
sử dụng đất.
a. Theo Hiến pháp và Luật Đất 2013 ở Việt Nam, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai, Nhà nước có các quyền:
• Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy
hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
• Quy định hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất.
• Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất.
• Định giá đất.
• Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ
chuyển quyền sử dụng đất, điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của
người sử dụng đất mang lại.
Còn với người sử dụng đất có quyền:
• Được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất thông qua hình thức cấp

9
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
• Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
• Hưởng các lợi ích do các công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông
nghiệp.
• Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
• Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình.
• Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
• Có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho
quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền
được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
=> Sự phân chia quyền quản lý, sử dụng như này qua đây đã giúp hệ thống hoạt
động hiệu quả cũng như phân phối được quyền lợi cho các bên.
b. Nhà nước ban hành các quy tắc, các văn bản pháp luật và những quy định về
nộp thuế các loại đất theo từng mục đích sử dụng khác nhau
(Thể hiện tính chất của quan hệ thuế đất: Quan hệ áp đặt từ một phía-do nhà nước
quy định, mang tính bắt buộc và nghĩa vụ.)
Thuế sử dụng đất nông nghiệp:
• Theo Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, tổ chức và cá nhân sử
dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Hộ được
giao quyền sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế.
• Các loại đất phải chịu thuế ở đây theo điều 2 của Luật này là đất dùng vào sản
xuất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất
rừng trồng.
• Điều 5 quy định căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp: Diện tích, hạng đất
và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
• Từ đó các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp có trách nhiệm kê khai theo
mẫu tính thuế của cơ quan thuế và gửi bản kê khai đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn đúng thời gian quy định.
• Căn cứ vào bản kê khai của hộ nộp thuế thì cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế và
lập sổ thuế. Sổ thuế được duyệt là căn cứ để thu thuế. Thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần
theo vụ thu hoạch chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Thời gian nộp thuế

10
do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Trước thời hạn nộp
thuế ít nhất là 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế phải gửi thông báo quy định rõ địa
điểm, thời gian và số thuế phải nộp cho từng hộ nộp thuế.
Ngoài ra, khác với thời kỳ trước đây, hiện nay Nhà nước cũng có sự hỗ trợ miễn,
giảm tiền thuế đối với một số trường hợp đặc biệt để có thể duy trì được lợi ích công
bằng cho những đối tượng đó.
• Theo đó, miễn thuế hoặc giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao,
miền núi, biên giới và hải đảo mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn; cho các hộ
nông dân là dân tộc thiểu số mà sản xuất và đời sống còn nhiều khó khăn; hộ nông dân là
người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa; những hộ có thương binh hạng 1/4 và 2/4,
bệnh binh hạng 1/3 và 2/3 và các gia đình liệt sỹ.
Ví dụ tại điều 1 của Nghị quyết số: 55/2010/QH12 có quy định đối tượng được
miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp:
1. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp
phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất
một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.
2. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp
được Nhà nước giao cho hộ nghèo.
3. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn
mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông
nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
b) Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất
giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để
sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
c) Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao
khoán ổn định của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông
nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp
góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật
Hợp tác xã.
• Tính đến hiện nay, Quốc Hội cũng đã ban hành nghị quyết số 107/2020/QH14
về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị

11
quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử
dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số
28/2016/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội đến hết ngày 31 tháng 12 năm
2025.
Nhà nước còn cho thuê đất với các mục đích sử dụng khác nhau:
• Hiện nay, một số các nhà kinh doanh có vốn muốn lập ra một công ty thì họ phải
thuê đất của nhà nước, họ phải trả cho nhà nước số tiền tương đương với diện tích cũng
như vị trí của nơi được thuê. Đây chính là việc nhà nước sử dụng những văn bản pháp lý
quy định quyền và nghĩa vụ của người thuê đất để người dân khi nộp tiền thuê đất đều tự
nguyện đóng góp. Trong việc thuê đất để kinh doanh thì người đã thuê đất của nhà nước
sẽ phát triển kinh doanh trên mảnh đất đó rồi lấy lợi nhuận mà mình làm ra để trả cho
nhà nước và số tiền đó sẽ vào ngân sách nhà nước.
2. Biểu hiện địa tô bằng tiền
Thứ nhất, trên phương diện chủ sở hữu ở đây là Nhà nước, cho thuê đất.
Tại điều 5 Luật Đất Đai 2013: Người sử dụng đất
“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ
chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức).
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm
phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ
sở khác của tôn giáo.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được
Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ
quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc

12
tịch.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài
mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư”.
Tại khoản 2, điều 17 Luật Đất Đai: Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người
sử dụng đất
“Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê”.
Tại điều 56 Luật Đất Đai: Cho thuê đất
“1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn
mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt
động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp;
d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục
đích kinh doanh;
đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây
dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở
để cho thuê;
e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng
công trình sự nghiệp;
g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở
làm việc.
2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân
dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm

13
vụ quốc phòng, an ninh”.
=> Từ đây, cho thấy ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại địa tô bằng tiền dưới hình
thức cho thuê đất được biểu hiện bằng việc: thu tiền thuê đất hằng năm và thu tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê với các trường hợp cụ thể đã được quy định rõ
Thứ hai, ngoài phương diện chủ sở hữu là Nhà nước, vẫn tồn tại phương diện chủ
sở hữu là cá nhân, hộ gia đình,... chủ thể khác thuê đất và địa tô được trả theo hợp đồng
theo thỏa thuận giữa hai bên.
3. So sánh biểu hiện của thuế đất và địa tô
Tiêu chí Quan hệ địa tô Quan hệ thuế đất
Đối tượng Phân phối lợi ích giữa Phân phối lợi ích do đất
chủ sở hữu và chủ sử đai tạo thành giữa nhà
dụng đất nước và người sử dụng
đất
Tính chất Quan hệ thỏa thuận giữa Quan hệ áp đặt từ một
2 bên sở hữu và sử dụng; phía-do nhà nước quy
định, mang tính bắt buộc
và nghĩa vụ
Căn cứ Lợi ích do điều kiện đất Các điều kiện tạo ra lợi
đai mang lại. ích đất đai.

Chúng ta xem xét bản chất địa tô ở Việt Nam hiện nay là phản ánh quan hệ kinh tế
trong việc sở hữu và trong việc phân phối lợi ích. Nó được xem như là “ phí sử dụng
đất” và là cầu nối giải quyết mối quan hệ giữa người sở hữu đất và người sử dụng
đất.Việt Nam hiện nay là theo hình thức sở hữu chung về đất đai, không có quan hệ sở
hữu tư nên điều này đã làm giới hạn phần nào đó sự bóc lột. Sở hữu chung và đặc biệt là
quyền sở hữu mà chúng ta thu về phía nhà nước, thì nhà nước thực hiện địa tô của chủ sở
hữu hoặc đại diện chủ sở hữu được phản ánh thông qua công cụ thuế.
Bản chất thuế khác so với bản chất địa tô và ở Việt Nam hiện nay, thuế sử dụng
đất lại là một phần của biểu hiện địa tô bằng tiền nhưng cơ sở thuế lại khác.
Quan hệ đất đai hiện nay dựa trên thỏa thuận dân sự giữa các người mua và bán
sử dụng đất với nhau.
Tính chất thuế đất trong giai đoạn này khác hoàn toàn với giai đoạn trước. Ở giai
đoạn trước thì toàn bộ nguồn thu từ hoạt động sử dụng đất đều rơi vào tay của địa chủ
14
nhưng ở giai đoạn này thì thuế đất rơi vào ngân sách nhà nước. Ngân sách này sẽ phục
vụ vào mục đích tái đầu tư sử dụng đất, tái phân bổ vào các công trình xã hội với mục
tiêu công ích.=> Không có sự bóc lột
Địa tô gắn liền với sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về ruộng đất. Địa tô đã
từng tồn tại trong các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cả trong
thời kì đầu của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, lý luận địa tô tư bản chất Mác không chỉ vạch
rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa
học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các vấn đề khác có liên
quan một cách hợp lý để đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích trong xã hội hiện nay. Đó là
lợi ích cá nhân của người lao động ,lợi ích tập thể và lợi ích nhà nước nhằm kích thích sự
phát triển kinh tế nước ta hiện nay và mai sau.Như vậy ta một lần nữa ta khẳng định rằng
lý luận về địa tô của C.Mác đã được đảng và nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo và
hợp lý.

Vấn đề 2: Bản chất địa tô là bóc lột giá trị gia tăng từ việc sử dụng đất đai.
Theo lý thuyết địa tô của C.Mác: Bản chất của địa tô là phần giá trị thặng còn lại,
tức là một phần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra, sau khi đã trừ phần
lợi nhuận bình quân, mà các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải trả cho địa
chủ. Trong quá trình sản xuất, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê, mướn ruộng
đất của địa chủ và thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư bản phải trích một
phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho chủ đất dưới hình thức địa tô. Nhưng
giai cấp tư sản vẫn bóc lột người công nhân để tạo ra giá trị thặng dư, một phần sẽ nộp
cho địa chủ và phần còn lại, nhà tư bản chiếm không. Địa tô là kết quả của bóc lột đối
với người lao động và quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế (bóc lột
trên cơ sở ruộng đất, gắn với ruộng đất).
Chúng ta xem xét bản chất địa tô ở Việt Nam hiện nay là phản ánh quan hệ kinh tế
trong việc sở hữu và trong việc phân phối lợi ích. Nó được xem như là “ phí sử dụng đất”
và là cầu nối giải quyết mối quan hệ giữa người sở hữu đất và người sử dụng đất.Việt
Nam hiện nay là theo hình thức sở hữu chung về đất đai, không có quan hệ sở hữu tư. Sở
hữu chung và đặc biệt là quyền sở hữu mà chúng ta thu về phía nhà nước, thì nhà nước
thực hiện địa tô của chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu được phản ánh thông qua công
cụ thuế.
Địa tô được thể hiện qua các mối quan hệ:
Mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất: Mối quan hệ này được hiểu là

15
thị trường sử dụng đất cấp 1 thông qua các biểu hiện như giao đất, cho thuê đất và chứng
nhận quyền sử dụng đất,… Tương ứng, các địa tô bằng tiền thể hiện bằng các công cụ
chính sách như đã phân tích ở trên, đó là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất
hàng năm,…
Mối quan hệ giữa người sử dụng đất sẽ dùng quyền sử dụng đất với những người
sử dụng đất khác như quyền chuyển nhượng, quyền cho thuế, quyền thừa kế,… Mối quan
hệ này là biểu hiện của thị trường đất thứ cấp thông qua các giao dịch thị trường về đất
đai.

 Ở Việt Nam bản chất địa tô là phần thu nhập người sử dụng được nhà nước
trao quyền cho người khác thuê; được đưa vào ngân sách Nhà Nước và ngân
sách địa phương. Cuối cùng lại quay về xã hội -> Việt Nam không bóc lột
Tính chất thuế đất trong giai đoạn này khác hoàn toàn với giai đoạn trước. Ở giai
đoạn trước thì toàn bộ nguồn thu từ hoạt động sử dụng đất đều rơi vào tay của địa chủ
nhưng ở giai đoạn này thì thuế đất rơi vào ngân sách nhà nước. Ngân sách này sẽ phục
vụ vào mục đích tái đầu tư sử dụng đất, tái phân bổ vào các công trình xã hội với mục
tiêu công ích.
=> Không có sự bóc lột, Ngày nay không hề thể hiện sự bóc lột đối với nông dân
mà đó là quyền và nghĩa vụ của họ.

Vấn đề 3 : Thực tiễn tại Việt Nam


Đại đa số những ý kiến phản đối cho rằng, các dự án phát triển kinh tế - xã hội
mang lại lợi ích chủ yếu cho chủ đầu tư; Nhà nước thu hồi đất của dân với giá rẻ để giao
cho doanh nghiệp đầu tư sau đó bán giá đắt, do đó chênh lệch địa tô chảy vào túi doanh
nghiệp.
Theo các quy định thành văn của pháp luật đất đai hiện hành (Luật Đất đai năm
2013, các Nghị định số 45/2014/NĐ-CP và số 46/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất) cũng như theo thực tiễn triển khai tại địa phương thì với loại hình dự án
phát triển kinh tế - xã hội phải thu hồi đất sẽ tồn tại 2 nhóm quan hệ.
Nhóm quan hệ thứ nhất, giữa Nhà nước và những người sử dụng đất hiện hữu.
Nhà nước thu hồi đất thông qua quyết định hành chính sẽ phải bồi thường cho người dân
theo giá đất tương ứng mục đích sử dụng hiện hữu và thời hạn sử dụng đất còn lại (gọi là
giá A).
Nhóm quan hệ thứ hai, giữa Nhà nước và doanh nghiệp làm chủ đầu tư dự án. Sau
khi hoàn thành thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ cho người dân (thường được gọi là sau
16
khi có “đất sạch”), Nhà nước sẽ trao quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư thông qua quyết
định giao đất/cho thuê đất. Khi đó, chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà
Nhà nước xác định theo mục đích sử dụng mới trong quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án
và thời hạn giao đất/cho thuê đất (gọi là giá B).
Thông thường giá trị B luôn lớn hơn A rất nhiều lần vì với dự án phát triển kinh tế
- xã hội, mục đích sử dụng đất mới luôn có giá trị thương mại cao hơn (đa số là thu hồi
đất nông nghiệp để chuyển sang phi nông nghiệp) và thời hạn sử dụng đất dài hơn.
Do ngân sách eo hẹp nên chủ đầu tư sẽ ứng trước tiền cho Nhà nước chi trả bồi
thường, hỗ trợ cho người dân (ứng trước giá trị A) và không tính lãi. Sau khi được giao
đất sạch và UBND cấp tỉnh phê duyệt giá đất, xác định được tiền sử dụng đất là B thì
doanh nghiệp nộp tiếp phần chênh lệch (B-A).
Để dễ hình dung, xin nêu một ví dụ về một dự án khu đô thị có quy mô 10 ha
(100.000m2) với hiện trạng là đất nông nghiệp mà Nhà nước thu hồi đất của dân và bồi
thường với giá 1 triệu đồng/m2, giá trị A là 100.000m2 * 1 triệu đồng/m2 = 100 tỷ đồng,
chủ đầu tư ứng trước 100 tỷ đồng để cơ quan nhà nước chi bồi thường.
Sau đó, Nhà nước giao đất/cho thuê đất cho chủ đầu tư theo quy hoạch chi tiết dự
án, gồm: giao 4ha (40.000m2) đất ở thấp tầng có giá 20 triệu đồng/m2; cho thuê trả tiền
một lần 2ha (20.000m2) đất thương mại dịch vụ có giá 10 triệu đồng/m2; giao 4ha
(40.000m2) đất cây xanh, công cộng, đường giao thông... không thu tiền sử dụng đất.
Giá trị B = 40.000m2 * 20 triệu đồng/m2 + 20.000m2 * 10 triệu đồng/m2 = 1.000 tỷ
đồng. Chủ đầu tư phải nộp tiếp chênh lệch B - A = 900 tỷ vào ngân sách, đây được coi là
“lợi nhuận” của Nhà nước khi triển khai dự án.
Như vậy, giá trị A là nghĩa vụ của Nhà nước với người dân, không phải nghĩa vụ
của chủ đầu tư. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp chỉ nộp ngân sách giá trị tổng cộng
là B nên việc giá trị A cao hay thấp hoàn toàn không ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Bởi vậy, quan điểm cho rằng doanh nghiệp muốn bồi thường cho người dân với
giá rẻ mạt (giá trị A thấp) là không thật sự chính xác và toàn diện. Ngược lại, tâm lý
chung của các chủ đầu tư mong muốn giá trị A thật cao. Vì nếu giá trị bồi thường A cao
thì người dân đồng thuận cao, ít xảy ra khiếu kiện, việc thu hồi đất, giao đất sẽ nhanh và
tránh các tranh chấp phát sinh.
Nhưng đáng tiếc, pháp luật đất đai hiện nay không cho phép người dân cũng như
chủ đầu tư tham gia vào quá trình định giá đất để bồi thường (giá trị A) cũng như định
giá đất để giao cho doanh nghiệp (giá trị B). Tất cả vẫn là “quy trình kín” do các cơ

17
quan, công chức Nhà nước xác định, thẩm định, phê duyệt.
Bởi vậy, một câu chuyện rất phổ biến trong thực tế là với các dự án mà Nhà nước
phê duyệt giá trị bồi thường A thấp (do áp theo bảng giá đất thấp hơn giá thị trường) thì
để người dân đồng thuận, chủ đầu tư thường phải bồi thường thêm để người dân sớm
giao mặt bằng.
Khoản “bồi dưỡng” này đương nhiên không được hạch toán chung vào giá trị A
nên doanh nghiệp không được khấu trừ vào tiền sử dụng đất. Như vậy, nếu giá trị A cao
thì doanh nghiệp sẽ được thực hiện thủ tục đất đai nhanh và ít phải chi các “khoản không
tên” như trên. Chủ thể muốn “hạ” giá trị A nhất chính là các cơ quan nhà nước (để chênh
lệch (B-A) nộp ngân sách cao nhất có thể, giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu thu ngân
sách).
Như vậy, cần phải minh định và rạch ròi và giữa hai loại hình dự án:
Một là, dự án phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước thu hồi đất và dự án mà
doanh nghiệp tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Hai là, dự án Nhà nước thu hồi đất, doanh nghiệp hoàn toàn đứng bên ngoài quy
trình thu hồi đất (thậm chí nhiều trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất thì chưa lựa chọn
được chủ đầu tư dự án) nên không thể nói doanh nghiệp muốn đền bù cho dân với giá
thấp.

Đề xuất
Bởi vậy, song song với quá trình xây dựng pháp luật, cần quan tâm hơn đến khâu
tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân hiểu đúng đắn chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Cần tránh tâm lý ác cảm với doanh nghiệp, đây cũng là một nguyên nhân
quan trọng dẫn đến khiếu kiện về đất đai.
Mặt khác, vấn đề xác định giá đất để bồi thường cho người dân mất đất cũng cần
được xác định sòng phẳng theo giá trị thị trường, đồng thời Nhà nước cần quan tâm giải
quyết tốt việc tái định cư, hỗ trợ việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp... để đảm bảo sinh kế
cho người mất đất.
Chỉ khi chúng ta làm tốt được các công việc này thì chế định thu hồi đất để phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mới thực sự phát huy hiệu quả đúng
tiêu chí “để phát triển” và đảm bảo hài hòa lợi ích theo các văn kiện của Đảng. Ngược
lại, nếu không làm tốt, chế định này sẽ tiếp tục gây tranh cãi, chia rẽ và đào sâu thêm bất
bình đẳng xã hội.
III. Kết Luận
18
Địa tô gắn liền với sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về ruộng đất. Địa tô đã
từng tồn tại trong các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cả trong
thời kì đầu của chủ nghĩa xã hội. Như vậy, lý luận địa tô tư bản chất Mác không chỉ vạch
rõ bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa
học để xây dựng các chính sách thuế đối với nông nghiệp và các vấn đề khác có liên
quan một cách hợp lý để đảm bảo kết hợp hài hoà các lợi ích trong xã hội hiện nay. Đó là
lợi ích cá nhân của người lao động ,lợi ích tập thể và lợi ích nhà nước nhằm kích thích sự
phát triển kinh tế nước ta hiện nay và mai sau.Như vậy ta một lần nữa ta khẳng định rằng
lý luận về địa tô của C.Mác đã được đảng và nhà nước ta vận dụng một cách sáng tạo và
hợp lý.

19

You might also like