You are on page 1of 6

1. Phân tích quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.

Căn cứ và ý
nghĩa phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động?
 Quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
* Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần
lượt mang 3 hình thức khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau để rồi lại quay trở
về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
Ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản:
Giai đoạn 1: giai đoạn lưu thông
Tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ. Nhà
tư bản xuất hiện trên thị trường với các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức
lao động, chức năng của giai đoạn này là mua các yêu tố cho quá trình sản xuất, tức là
biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
Giai đoạn 2: giai đoạn sản xuất
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, thực hiện kết hợp
hai yếu tố là tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa và tạo ra giá trị
thặng dư, giai đoạn này được xem là giai đoạn có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn
trực tiếp với mục đích của nền sản xuất TBCN.
Kết thúc gia đoạn này là tư bản sản xuất chuyển hóa thành tư bản hàng hóa.
Giai đoạn 3: giai đoạn lưu thông
Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực
hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất và tạo ra giá trị thặng dư. Trong giai
đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán hàng, hàng hóa của
nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.
Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hóa chuyển thành tư bản tiền tệ. Như vậy, mục
đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu nhưng
lớn hơn về lượng.
=> Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai
đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặc khác, tư bản phải nằm lại
ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tuần
hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được
thỏa mãn: một là, các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; hai là, cáchình thái tư bản
cùng tồn tại và được chuyển hóa một cách đều đặn. Vì vậy, tư bản là một sự vận động
tuần hoàn của tư bản, là sư vận động liên tục không ngừng.
* Chu chuyển của tư bản
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên
lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
Thời gian chu chuyển tư bản:
Là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về
dưới hình thái ban đầu, kèm theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản
bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
- Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất bao gồm:
thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất. Thời
gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của nhiều nhân tố như: tính chất
của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm: sự tác động của quá trình
tự nhiên đối với sản xuất; năng suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất.
+ Thời gian lao động: thời gian người lao động sử dụng TLLĐ tác động vào đối
tượng lao động
để tạo ra sản phẩm, thời gian duy nhất để tạo ra giá trị và m.
+ Thời gian gián đoạn lao động: thời gian đối tượng lao động, hoặc bán thành phẩm,
chịu sự tác
động của tự nhiên mà không cần lao động của con người góp sức, hoặc không đáng
kể. Ví dụ:
thóc giống đã gieo, rượu ủ men, gỗ, gạch để phơi khô...
+ Thời gian dự trữ sản xuất: thời gian tư bản sản xuất đã sẵn sàng làm điều kiện cho
quá trình sản xuất, nhưng chưa được đưa vào sản xuất, là điều kiện để sản xuất không
ngừng.
- Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian
mua và bán hàng hoá (không bao gồm thời gian sản xuất) - phụ thuộc vào thị trường,
tình hình thị trường, trình độ phát triển vận tải, giao thông.
- Thời gian chu chuyển càng ngắn, giá trị thặng dư càng tăng và tư bản càng lớn
nhanh hơn.
Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.
Ta có công
thức số vòng chu chuyển của tư bản như sau: n = CH/ch
Trong đó: (n) là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian trong
năm; (ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.
Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu chuyển
trong năm là:
n = 12 tháng / 6 tháng = 2 vòng
- Cuối cùng, tốc độ chu chuyển tỉ lệ nghịch với thời gian một vòng của chu chuyển.
Muốn
tăng tốc độ chu chuyển phải giảm thời gian sản xuất và lưu thông.
 Căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động
* Căn cứ vào phương thức chu chuyển, người ta chia tư bản sản xuất thành tư
bản cố định và tư bản lưu động.
- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà
xưởng,...và tất cả hiện vật tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị
khấu hao từng phần - chuyển vào sản phẩm.
Tư bản cố định sử dụng lâu dài và bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Có hai
dạng hao mòn: hao mòn hữu hình (vật chất, cơ học có thể nhận thấy) và hao mòn vô
hình (thuần tuý về mặt giá trị sử dụng).
- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên
liệu, phụ liệu, sức lao động,... mà giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm
và được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.
* Ý nghĩa:
- Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là biện pháp để tăng quỹ khấu hao tài sản
cố định, làm tăng lượng tư bản sử dụng, tránh hao mòn hữu hình do tự nhiên và hao
mòn vô hình. Từ đó, tạo điều kiện đổi mới thiết bị nhanh.
- Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Tăng tốc độ chu chuyển của
tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một là, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động
tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm
được tư bản ứng trước. Mặt khác, tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả
biến làm cho tỉ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng lên.
- Căn cứ để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động là
phương thức chuyển dịch giá trị khác nhau của từng bộ phận tư bản trong quá trình
sản xuất.
2. Phân tích đặc trưng về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tại sao thành
phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo?
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy
luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở
đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
* Về sở hữu:
- Sở hữu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã
hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động tương
ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sử nhất định.
- Sở hữu hàm ý trong đó bao gồm có chủ thể sở hữu, đối tượng sở hữu, lợi ích từ đối
tượng sở hữu. Mục đích của chủ thể sở hữu là nhằm thực hiện những lợi ích từ đối
tượng sở hữu. Chẳng hạn như ở chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì đối tượng
sở hữu là tư bản và trí tuệ, chủ thể sở hữu là nhà tư bản, lợi ích có được từ đối tượng
sở hữu là giá trị thặng dư (có được do người có quyền sở hữu có quyền phân phối kết
quả lao động).
- Khác với việc chiếm hữu các sản phẩm tự nhiên, sở hữu phản ánh việc chiếm hữu
trước hết là các nguồn lực sản xuất, tiếp đến là chiếm hữu kết quả lao động. Trong sự
phát triển của các xã hội khác nhau, đối tượng sở hữu trong các nấc thang phát triển
có thể là nô lệ, có thể là ruộng đất, có thể là tư bản, có thể là trí tuệ.
Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý
- Về nội dung kinh tế, sở hữu là điều kiện của sản xuất, là lợi ích kinh tế mà chủ thể sở
hữu được thụ hưởng khi sở hữu đối tượng sở hữu.Về mặt này, sở hữu là cơ sở để các
chủ thể thực hiện lợi ích từ đối tượng sở hữu, không xác lập quan hệ sở hữu sẽ không
có cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế.Vì vậy, khi có sự thay đổi phạm vi và quy mô các
đối tượng sở hữu, địa vị của các chủ thể sở hữu sẽ thay đổi trong đời sống xã hội hiện
thực.
- Về nội dung pháp lý, sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật về
quyền hạn hay nghĩa vụ của chủ thể sở hữu.Trong trường hợp này, sở hữu luôn là vấn
đề quan trọng hàng đầu khi xây dựng và hoạch định cơ chế quản lý nhà nước với quát
trình phát triển nói chung. Vì vậy, về mặt pháp lý, sở hữu giả định và đòi hỏi sự thừa
nhận về mặt luật pháp. Khi đó, những lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ
hưởng sẽ không bị các chủ thể khác phản đối. Khi đó việc thụ hưởng được coi là
chính đáng và hợp pháp.
* Kinh tế nhiều thành phần:
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh
tế tư nhân là động lực quan trọng. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình
đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật
- Đây không chỉ là điểm khác biệt cơ bản với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
mà còn phản ánh nhận thức mới về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để đi lên chủ nghĩa xã hội cần phải phát
triển kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo động lực cạnh tranh cho nền kinh tế.
 Tại sao thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo?
Để trả lời câu hỏi trên chúng ta xem xét một số điều kiện sau:
a. Tính tất yếu tồn tại nền kinh tế Nhà nước
Mỗi chế độ xã hội phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
với chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và do đó có một cơ cấu thành phần kinh tế thích
hợp về lí luận Lê -Nin khẳng định: Trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội, nền
kinh tế bao gồm nhiều đặc điểm và kết cấu của nền kinh tế xã hội cũ đồng thời lại
xuất hiện đặc điểm kết cấu của nến kinh tế xã hội mới, chúng tồn tại đan xen nhau. Từ
đó Lê - Nin rút ra đặc điểm kinh tế mang tính phố biến trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế mặc dù ở mỗi nước, mỗi
thời kỳ số lượng thành phần kinh tế có thể nhiều hay ít là khác nhau.
Vậy sự tồn tại khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của nền
kinh tế nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng, sự tồn tại khách
quan đó nhất thiết phải có kinh tế nhà nước, nhất là trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay.
b. Vai trò chủ đạo là tất yếu và khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở
Việt Nam
- Ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trình độ lực lượng sản xuất còn
thấp, quan hệ sở hữu còn tồn tại nhiều hình thức, là nền kinh tể hỗn hợp nhiều thành
phần nhưng cơ chế thị trường chưa hoàn hảo, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động còn
nhiều khuyết tật. Vì vậy, phải tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh
nghiệp Nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động theo định
hướng : xoá bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách
nhiệm về sản xuất kinh doanh, nộp đủ thuế và có lãi, thực hiện tốt quy chế dân chủ
trong doanh nghiệp. Có cơ chế phù hợp về kiêm tra, kiểm soát, thanh tra của Nhà
nước đối với doanh nghiệp, kinh tế Nhà nước có giữ đuợc vai trò chủ đạo thì mới có
thể đảm bảo được định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường. Do đó phải có
sự quản lý của Nhà nước.
- Kinh tế Nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó đầu tư phát
triển kinh tế Nhà nước là tạo ra nền tảng kinh tế cho xã hội chủ nghĩa, tạo ra sức mạnh
vật chất để Nhà nước điều tiết và quản lý thị trường.

You might also like