You are on page 1of 4

Tuần hoàn và chu chuyển tư bản là gì ?

Phân tích ý
nghĩa của việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển tư bản
đối với phát triển kinh tế - xã hội ?

I. Khái niệm Tuần hoàn và chu chuyển tư bản


1) Tuần hoàn của tư bản:

- Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình
tuần hoàn đều vận động theo công thức:

- Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai
đoạn sản xuất.
a) Giai đoạn thứ nhất (Giai đoạn lưu thông):

- Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản
xuất và sức lao động. Quá trình lưu thông đó được biểu thị như sau:

- Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn
này là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư
bản sản xuất.
b) Giai đoạn thứ hai (Giai đoạn sản xuất):

- Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có
chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để
sản xuất ra hàng hóa là trong giá trị của nó có giá trị thặng dư.

- Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa
quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
- Quá trình sản xuất được thể hiện qua công thức:
c) Giai đoạn thứ ba (Giai đoạn lưu thông):

- Trong giai đoạn, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là
thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm
một lượng giá trị thặng dư.

- Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán
hàng. Hàng hóa của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.

- Giai đoạn này được tính theo công thức: H' - T'

- Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng
là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm
một lượng giá trị thặng dư. Trong giai đoạn này, nhà tư bản trở lại thị
trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa của nhà tư bản được chuyển
hóa thành tiền.

- Kết thúc giai đoạn thứ ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản tiền tệ.
Đến đây, mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình
thái ban đầu trong tay chủ của nó nhưng với số lượng lớn hơn trước.

- Sự vận động của tư bản qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tinh tuần
hoàn: tư bản ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới
hình thái tiền có kèm theo giá trị thặng dư. Quá trình đó tiếp tục được lặp đi, lặp
lại không ngừng gọi là sự vận động tuần hoàn của tư bản.

- Vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai
đoạn, lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau
để rồi lại quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.

- Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành bình thường trong điều kiện các giai
đoạn khác nhau của nó không ngừng được chuyển tiếp. Mặc khác, tư bản phải
nằm lại ở mỗi gia đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định. Hay nói cách
khác, tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện
sau đây được thỏa mãn: một là, các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục; hai là,
các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một cách đều đặn. Vì vậy,
tư bản là một sự vận động tuần hoàn của tư bản, là sư vận động liên tục không
ngừng.

- Phù hợp với ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản có ba hình thái của tư bản công
nghiệp: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa.

- Để tái sản xuất diễn ra một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng
tư bản cá biệt đều tồn tại cùng một lúc dưới cả ba hình thái. Ba hình thái của tư
bản không phải là ba loại tư bản khác nhau, mà là ba hình thái của một tư bản
công nghiệp biểu hiện trong quá trình vận động của nó. Song cũng trong quá
trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng tách rời của ba hình thái tư bản. Trong
quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, khả năng tách rời đó đã làm xuất hiện
tư bản thương nghiệp và tư bản cho vay, hình thành các tập đoàn khác trong giai
cấp tư bản: chủ công nghiệp, nhà buôn, chủ ngân hàng, v.v. chia nhau giá trị
thặng dư.

- Nghiên cứu tuần hoàn của tư bản là nghiên cứu mặt chất trong sự vận động
của tư bản, còn mặt lượng của sự vận động được nghiên cứu ở chu chuyển của
tư bản.
2) Chu chuyển của tư bản:

- Sự tuần hòan của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi
mới và thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản. Những tư
bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác nhau tùy theo thời gian sản xuất và
lưu thông của hàng hóa. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản
xuất và thời gian lưu thông.
+ Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất.
+ Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động
và thời gian dự trữ sản xuất. Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do
tác động của nhiều nhân tố như: tính chất của ngành sản xuất; quy mô hoặc chất
lượng các sản phẩm: sự tác động của quá trình tự nhiên đối với sản xuất; năng
suất lao động và tình trạng dự trữ các yếu tố sản xuất.
+ Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Trong
thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất
ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Thời gian lưu thông gồm
có thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông dài hay ngắn
phụ thuộc các nhân tố sau đây: thị trường xa hay gần, tình hình thị trường xấu
hay tốt, trình độ phát triển của vận tải và giao thông.
- Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá
trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
- Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số
vòng chu chuyển không giống nhau. Để so sánh tốc độ vận động của các tư bản
khác nhau, người ta tính số vòng chu chuyển của các loại tư bản đó trong một
thời gian nhất định.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong
một năm. Ta có công thức số vòng chu chuyển của tư bản như sau:
n = CH/ch
Trong đó: (n) lả số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian
trong năm; (ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.
*Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng thì tốc độ chu
chuyển trong năm là:
n = 12 tháng / 6 tháng = 2 vòng
- Như vậy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian 1 vòng chu
chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian
sản xuất và thời gian lưu thông của nó.
II. Ý nghĩa của việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển tư bản đối với phát triển
kinh tế - xã hội
- Thời gian chu chuyển tư bản chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên thời gian
chu chuyển trong cung một ngành và giữa những ngành khác nhau là rất khác
nhau. Để so sánh được cần tính tốc độ chu chuyển tư bản. Tăng tốc độ chu
chuyển của tư bản có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng hiệu quả họat động của
tư bản.
- Trước hết tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí
bảo quản, sửa chữa tư bản cố định trong quá trình hoạt động, tránh được hao
mòn vô hình và hao mòn hữu hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị
có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà
không cần có tư bản phụ thêm.
- Đối với tư bản lưu động, việc tăng tốc độ chu chuyển hay rút ngắn thời gian
chu chuyển sẽ cho phép trết kiệm được tư bản ứng trước khi quy mô sản xuất
như cũ hay có thể mở rộng thêm sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.

You might also like