You are on page 1of 13

MỤC LỤC

Lời mở đầu………………………………………………………………………. 2
I: Tư bản sản xuất ……………………………………………………………….. 3
1. Sự tuần hoàn và tư bản sản xuẩt ……………………………………………………….

a ,Sự tuần hoàn……………………………………………………………………….........


b , Tư bản sản xuất………………………………………………………………………...
2. Tổng quan về chu chuyển tư bản và thời gian sản xuất ………………………………

a , Chu chuyển của tư bản:……………………………………………………………….


b , Thời gian sản xuất ……………………………………………………………………..
3 Các bộ phận của tư bản sản xuất : ………………………………………………………. 4
a , Tư bản cố định ………………………………………………………………………… 4
b ,Tư bản lưu động ……………………………………………………………………….. 5

II : Khái quát chung về lợi nhuận và lợi nhuận của tư bản thương nghiệp. .....5
1. Lợi nhuận ............................................................................................................................ 5

a. Khái niệm lợi nhuận : ..................................................................................................... 5

b.Tỷ suất lợi nhuận: ............................................................................................................... 6

c ,Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ............................................................ 7

2. Nguồn gốc của lợi nhuận của tư bản sản xuất . ............................................................... 7

III Các giải pháp làm gia tăng lợi nhuận của tư bản sản xuất ………………...8
Kết luận …………………………………………………………………………12
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….13

Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Học thuyết Mác-Lênin đã trình bày sáng tỏ bản chất và nội dung của hình thái giá
trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa trên cơ sở xây dựng hệ thống lý luận và hình
thành phương pháp tư duy khoa học về các quá trình kinh tế. Nổi bật trong hệ thống
quan điểm đó là các học thuyết về giá trị thặng dư và các hình thái biểu hiện có liên
quan.Trong đó, lợi nhuận của tư bản sản xuất là một bộ phận không thể tách rời và
có vai trò quan trọng trong việc hình thành quan hệ phân chia giá trị thặng dư giữa
các tập đoàn tư bản. Do đó, việc nghiên cứu đề tài: ‘‘ Các giải pháp gia tăng lợi
nhuận đối với tư bản sản xuất ’’có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc củng cố,
hoàn thiện những lý luận có liên quan về quy luật giá trị thặng dư, nhất là trong quá
trình lưu thông tư bản
Mục đích nghiên cứu đề tài : Hệ thống hóa lý thuyết về tư bản nói chung và tư bản
sản xuất nói riêng để làm rõ các yếu tố cấu thành lợi nhuận cho tư bản sản xuất nhằm
đưa ra các giải pháp gia tăng lợi nhuận . Từ đó góp phần củng cố kiến thức về nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và hiểu về phạm trù lợi nhuận tư bản
sản xuất nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu : Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác Lênin, cụ thể là học thuyết về giá trị và học thuyết giá trị thặng dư của
Các Mác. Để làm rõ vấn đề, bài luận đã sử dụng các phương phân tích, tổng hợp, so
sánh, ,hình thức có liên quan trong quy luật giá trị thặng dư để giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu của đề.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và tận tình chỉ dạy thông qua các bài
giảng trên lớp của giảng viên : Vũ Thị Quế Anh . Tuy nhiên ,trong quá trình làm bài
tiểu luận ,không tránh khỏi những thiếu sót và khúc mắc ,em rất mong nhận được sự
góp ý ,nhận xét thêm của cô để đề tài khắc phục được những thiết sót trên và cùng
được hoàn thiện .
Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2
I: Tư bản sản xuất
1:Sự tuần hoàn và tư bản sản xuẩt
a ,Sự tuần hoàn
Tư bản công nghiệp ( với nghĩa các ngành sản xuất vật chất ) ,trong quá trình
tuần hoàn đều vận động theo công thức :
SLĐ
T-H …SX….. H’-T’
TLSX
Sự vận động này trải qua ba giai đoạn :

1: Giai đoạn lưu thông


T-H SLĐ
TLSX

2Giai đoạn sản xuất 3 : Giai đoạn lưu


TLSX thông

H …SX…H’ H’-T’
SLĐ

Trang 3
SLĐ
Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai
đoạn,lần lượt mang ba hình thái khác nhau ,thực hiện ba chức năng khác nhau để
rồi quay trở về hình thái ban đầu kèm theo giá trị thặng dư .Để tái sản xuất diễn ra
một cách bình thường thì tư bản xã hội cũng như từng bản cá biệt đều tổn tại cùng
một lúc dưới ba hình thái . Ba hình thái của tư bản không phải là ba loại tư bản
khác nhau ,mà là ba hình thái của một tư bản công nghiệp biểu hiện trong quá trình
vận động của nó .Song cũng trong quá trình vận động ấy đã chứa đựng khả năng
tách rời của ba hình thái tư bản .
b , Tư bản sản xuất
Đây là giai đoạn thứ 2 trong vòng tròn tư bản:
Được hình thành sau khi nhà tư bản mua các yếu tố cho sản xuất
Chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động
để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư

Ý nghĩa : Do nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
nên đây là yếu tốt quyết định nhất trong vòng tròn tư bản ,là bước chuyển tiếp .
2 Tổng quan về chu chuyển tư bản và thời gian sản xuất
a , Chu chuyển của tư bản:
Sự tuần hoàn của tư bản ,nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi
mới và thường xuyên lặp đi lặp lại ,thì gọi là chu chuyển của tư bản .
Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm : thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông .
b , Thời gian sản xuất :
Thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất chính là thời gian sản xuất
Thời gian sản xuất bao gồm : thời gian lao động ,thời gian gián đoạn lao động
và thời gian dự trữ lao động
Những yếu tố tác động đến thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn bao gồm
: quy mô , tính chất của ngành sản xuất ,quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm ,sự
tác động của quá trình tự nhiên ,năng suất lao động ,tình trạng dự trữ các yếu tố sản
xuất
3 Các bộ phận của tư bản sản xuất :
Trang 4
a , Tư bản cố định
Là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị,
nhà xưởng.... Tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không
chuyển hết một lần mà chuyển dần từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản
xuất.
Được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và hao mòn dần trong sản
xuất . Có 2 loại hao mòn :
 Hao mòn hữu hình : Hao mòn về vật chất ,về cơ học có thể nhìn
thấy được .Trong quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên
làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần hao mòn đi và phải
thay thế
 Hao mòn vô hình : Đây là sự hao mòn về giá trị . Khi xuất hiện
các loại máy móc hiện đại hơn ,rẻ hơn hoặc giá trị tương đương
nhưng công suất cao hơn thì hao mòn vô hình xảy ra

b , Tư bản lưu động


Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu ,nhiên liệu,vật
liệu phụ ,… Tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chuyển
hết vào sản phẩm trong quá trình sản xuất.
II : Khái quát chung về lợi nhuận và lợi nhuận của tư bản thương
nghiệp.
1. Lợi nhuận
a. Khái niệm lợi nhuận :
Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng
chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa ( giả định: giả cả = giá trị ), nhà tư bản
không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời
ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con
đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Nếu ký
hiệu lợi nhuận là p thì công thức:

Trang 5
W = c + v + m = k + m sẽ chuyển thành: W = k + p
Như vậy ta nhận thấy giá trị thặng dư và lợi nhuận dường như là một khái niệm

nó đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.
Tuy vậy, giữa chúng cũng mang nhiều điểm khác biệt như sau:
Phạm trù giá trị thặng dư phán ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả
của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.
Phạm trù lợi nhuận là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. C. Mác đã
viết: “ Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần dôi ra ấy của giá trị hàng
hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động
chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong
hàng hóa”. Do vậy, phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất
giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị
thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng
đó là:
Sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhòa sự khác nhau giữa
c và v, nên việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế
bằng k (c+v ), bây giờ p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
Do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho
nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và
có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận. Đối với nhà tư bản, họ cho rằng
lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản
mà có. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng
giá trị của nó thì khi đó p = m; nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì khi đó p>m;
m; nếu bán giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hóa thì khi đó p < m. Nhưng xét trên phạm
vi toàn xã hội và trong một thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, nên tổng
lợi nhuận cũng bằng tổng giá trị thặng dư. Chính sự không thống nhất về lượng
giữa p và m, nên càng che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
b.Tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận chính là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và
toàn
bộ tư bản ứng trước. Nếu ký hiệu tỷ suất lợi nhuận là pˈ ta có :

Trang 6
pˈ= × 100 (%)
Lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư, nên tỷ suất lợi nhuận
cũng là sự chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Nhưng giữa mˈ và pˈ lại có sự khác nhau cả về chất và lượng.
Về mặt chất: mˈ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm
thuê, còn pˈ không thể phản ánh được điều đó, mà chỉ mói lên mức doanh lợi của
việc đầu tư tư bản. Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư
vào đâu thì có lợi hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là
động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.
Về mặt lượng: pˈ luôn luôn nhỏ hơn mˈ vì:
pˈ= × 100 (%) còn mˈ = × 100 (%)
c ,Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuậnc
- Tỷ suất giá trị thặng dư
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Tốc độ chu chuyển của tư bản
- Tiết kiệm tư bản bất biến
2. Nguồn gốc của lợi nhuận của tư bản sản xuất .
Trong vòng tròn công nghiệp ,thì tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm
được sản xuất trong một năm ,và được xét trên 2 mặt là : giá trị và hiện vật. Về mặt
giá trị ,tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi 3 bộ phận gồm có : Bộ phận thứ
nhất -là giá trị bù đắp cho những tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất ,bộ
phận này được dùng để bù đắp cho các tư liệu đã hao phí trong chu kì sản xuất ; bộ
phận thứ hai – đây chính là khoản tiền công đã giả cho người lao động hay còn gọi
là khoản bù đắp cho tư bản khả biến ; bộ phận thứ ba chính là giá trị thặng dư .
Còn về mặt hiện vật chính là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng . Vậy nhìn theo
cách phân chia như vậy thì lợi nhuận của tư bản sản xuất sinh ra từ bộ phận thứ ba
của mặt giá trị của sản phẩm .
Trên thực tế, tư bản công nghiệp thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa tư bản tiền
tệ và tư bản hàng hóa. Nhưng thật sự điều tạo ra sự chênh lệch đó lại là tư bản sản
xuất .Các bước điều chỉnh giữa tư bản cố định và tư bản lưu động ,vòng chu
chuyển thời gian .

Trang 7
III, Các giải pháp làm gia tăng lợi nhuận của tư bản sản xuất
Như vậy, phần I và phần II khái khái quát một cách chi tiết bản chất của tư
bản sản xuất ,lợi nhuận và các yếu tố liên quan, ngoài ra còn đưa ra những
công thức tính lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận và cho thấy sự giống và khác
nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư. Qua đây, ta nhận thấy được thực
chất lợi nhuận và giá trị thặng dư là cùng mang một ý nghĩa nhưng chỉ khác
lợi nhuận là cách nói của nhà tư bản còn là giá thặng dư là cách diễn đạt
của C.Mác. Từ đó tăng lợi nhuận cho tư bản sản xuất cũng chính là tác
động vào vòng tuần hoàn tư bản hay thời gian chu chuyển . Vậy em xin đề
xuất các phương pháp để đạt được mục đích là gia tăng lợi nhuận cho tư
bản công nghiệp như sau:
1,Hạ thấp chi phí lưu thông .
Chọn địa bàn hoạt động xây dựng hệ thống kho tàng của hàng hợp lý nhằm
đảm bảo thuận tiện vận chuyển ,dự trữ và bảo quả hàng hóa đồng thời cũng phải
thuận tiện cho khâu đi lại mua bán của khách hàng .Thúc đẩy lưu chuyến hàng hóa
bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ bán hàng ,chọn đúng mặt hàng kinh doanh
phù hợp thì hiểu người tiêu dùng . Tiết kiểm chi phí lao động vật hóa ,lao động
sống .Tận dụng những gì tự nhiên cho để sản xuất .
Ví dụ : Công ty sản xuất xi măng sẽ chọn chỗ sản xuất ở vùng quê có nhiều đá vôi
,để giảm bớt chi phí vận chuyển từ núi đá vôi về công ty .
2 , Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến : Các nhà tư bản công nghiệp phải nỗ lực
cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có, đồng thời tiếp thu tinh hoa công nghệ tân
tiến hơn để có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn, giảm chi phí sản xuất.

Ở đây, một vấn đế được đặt ra là, tại sao thông thường những người sử dụng
máy móc thiết bị tiên tiến lại thu được lợi nhuận siêu ngạch? Đó là do công nghệ
tiên tiến làm tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá xuống
thấp hơn giá trị thị trường (giá trị xã hội), nhưng trên thị trường, thông qua cạnh
tranh lại bán theo giá trị thị trường, nên thu được lợi nhuận siêu ngạch. Nhà tư bản
A có trình độ kỹ thuật cao nhất và có khối lượng sản phẩm lớn nhất trong ngành,

Trang 8
có gía trị cá biệt của sản phẩm thấp hơn giá trị thị trường, nên thu được lợi nhuận
siêu ngạch. Tuy nhiên, khi công nghệ, máy móc đó đã trở nên phổ biến, các đối thủ
cạnh tranh đã đuổi kịp trình độ tiên tiến thì giá trị thị trường sẽ hạ xuống, hàng hoá
rẻ đi, những người tiêu dùng được hưởng lợi và không có người sản xuất nào thu
được lợi nhuận siêu ngạch nữa. Khi đó, nhà tư bản phải tìm một phương pháp khác
nhằm theo đuổi mục đích lợi nhuận siêu ngạch của mình.

Ví dụ : Công ty A khi cải tiến kĩ thuật cao hơn thì về mặt tư bản cố định ,giá trị
khấu hao so với máy móc cũ sẽ giảm ,và hao mòn hữu hình thì khi hiện đại hơn
cũng sẽ giảm bớt sự ăn mòn ,tác động của nhân tố bên ngoài ,hao mòn vô hình thì
cũng giảm bớt vì khi đã cải tiến thì khó mà thụt lùi so với những nhà tư bản khác
từ đó giúp cho giá trị tăng lên .
3 ,Tổ chức lao động và sử dụng con người : sử dụng lao động đúng công việc ,khả
năng trình độ của họ để khơi dậy lên tiềm năng trong mỗi con người ,làm cho
người lao động gắn bó và cống hiến sức lực tài năng cho quá trình .Chủ phải biết
bồi dưỡng cho trình độ cho nhân công quan tâm đến đòi sống ,điều kiện làm việc
của mọi người .Biết khen thưởng vật chất và tinh thần một cách thỏa đáng và tôn
trọng con người để khuyến khích họ làm nhiệt tình và phát huy tính sáng tạo ,cái
tiến kĩ thuật ,nâng cao năng suất
4, Tổ chức quả lý tốt nguyên vật liệu và tài chính của công ty ,đây là nhân tố tác
động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm .Bố trí các khâu sản xuất hợp lý để
hạn chế được sự lãng phí nguyên vật liệu ,giảm thấp tỷ lệ phế phẩm ,chi phí ngừng
sản xuất ,..
Ví dụ : Một công ty ,nếu mỗi ngày luôn bị lấy trộm nguyên vật liệu thì chi phi
cho hai phần tư bản cố định và tư bản lưu động cũng sẽ tăng lên ,có thể chỗ nguyên
vật liệu đó không đáng nhưng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý công nhận
khác và chính là lợi nhuận của tư bản sản xuất .
5 ,Tổ chức sử dụng vốn hợp lý : đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho việc mua sản vật
tư sẽ tránh được những tổn thất cho sản xuất như việc ngừng sản xuất để thiếu hụt
vật tư ,sản phẩm tồn kho từ đó phát hiện ngăn chặn kịp thời tình trạng ở dạng mất
mát ,hao hụt vật tư ..
Nhận xét : Trong những phương pháp bên trên chúng ta sẽ thấy cách tác động đến
các măt tư bản cô định và tư bản lưu động . Trên thực tế khi tăng tốc độ tư bản lưu

Trang 9
động tăng lên đẩy cao chu chuyển tư bản lưu động làm cho tăng cao năng suất ,và
sẽ đạt được hiệu quả cao hơn so với tư bản cố định .
6 , Sản xuất ra giá trị thặng dư siêu ngạch :Tại thị trường Việt Nam có rất nhiều
nhà phân phối đang làm tốt nhiệm vụ tối đa hoá lợi nhuận, chính vì thế giá cả và
các ưu đãi, chính sách chăm sóc khách hàng là các yếu tố cạnh tranh giúp các
doanh nghiệp hay các công ty đạt lợi nhuận siêu ngạch.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối :Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là
phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt
đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu là
không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là
giá trị thặng dư tuyệt đối.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối :Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là
phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời
gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng
dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động
không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá
trị thặng dư tương đối.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là
phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất
giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu.
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt
nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giám giá trị cá biệt
của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của háng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư
siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng
năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị củ biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị
trường của nó. Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng
tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn
bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên.
Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực
mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng
suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng. Mác gọi
giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tứơng của giá trị thặng dư tương đối,
vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối dều dựa trên cơ sở tăng
năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt,
còn một bên dựa vào tăng năng suất lao dộng xã hội). Sự khác nhau giữa giá trị
Trang 10
thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng
dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được. Xét về mặt đó, nó thể
hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai cấp
công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kĩ
thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư
bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa
các nhà tư bản. Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp,
mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản thương nghiệp nghĩ cách đẩy mạnh doanh thu,
hoàn thiện sản phẩm và đưa ra các chương trình tốt hơn nữa để cạnh tranh nhằm tối
đa hoá lợi nhuận cá nhân.
7 , Tìm hiểu thị trường ,tìm hiểu nhu cầu thị trường ,nhu cầu ẩn để biết nên đưa
vào mặt trường số lượng sản phẩm là bao nhiêu và để phân bố số lượng người sản
xuất ,hợp lý
Vị dụ Các siêu thị lớn như Vinmart hay BigC ở Việt Nam hiện nay đều họ đều sẽ
tìm hiểu về thị trường mỗi khi nhập hàng ,sẽ có những mặt hàng cố định ,người
tiêu dụng bắt buộc phải mua ,nhưng sẽ có những mặt hàng không có giá trị như
vậy ,họ sẽ phải điều chỉnh số lượng hàng nhập vào khi ở thị trường có dấu hiệu
theo xu thế hay sản phẩm đã quá lâu ở thị trường bị mất giá .
8 Tăng tốc độ chu chuyển : Chính là giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông
của nó .Mặt bản chất của thời gian sản xuất chính là thời gian lao động sản xuất
,gián đoạn lao động sản xuấ và dự trữ lao động sản xuất .Thời gian chu chuyển của
tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều
hơn tư bản càng lớn hơn .
9, Nhà sản xuất cũng phải luôn quan tâm ,theo dõi sự phản hồi của khách hàng hay
chăm sóc họ ,để kịp thời thay đổi sửa chữa những điều không vừa ý ,để cải thiện
nâng cao hơn cho sản phẩm
10 , Cần thông qua các chương trình đào tạo cụ thể để phù hợp với từng đối tượng,
từng ngành nghề. Ngoài ra còn có thể phổ biến cho công nhân các kiến thức liên
quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường và kiến thức về khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp nhằm tạo ta một lực lượng lao động có đủ khả năng tiếp
thu, thích ứng với môi trường kinh doanh hiện nay. Như vậy, khi trình độ của
người lao động tăng cao cũng có nghĩa lao động phức tạp kết tinh trong hàng hoá

Trang 11
tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng, lao động và tăng mức
độ phức tạp của lao động.

Kết luận
Sau khi đã thực hiện nghiên cứu về đề tài: “Các giải pháp gia tăng lợi nhuận đối
với tư bản sản xuất ”, em đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lợi nhuân và tư bản sản
xuất nói riêng ,tư bản công nghiệp nói chung. Bên cạnh đó em có cách tư duy sâu
sắc hơn về vấn đề tăng lợi nhuận tác động từ những mặt nào theo như cơ sở của
môn Mac ,em hiểu hơn về giá trị thặng dự ,lợi nhuận .Mặc dù đó là những biện
pháp do bản thân em đưa ra ,cũng không thể tránh khỏi những lỗ hổng nhưng nhìn
chung, nghiên cứu đã ban đầu đạt được những mục tiêu đề ra như bổ sung, trau dồi
vốn hiểu biết về nguồn gốc, sự hình thành, nguyên nhân hình thành của lợi nhuận
,tư bản sản xuất. Đồng thời, qua bài tiểu luận, em cũng đã học được cách thực hiện
một nghiên cứu khoa học: cách xác định phạm vi, đối tượng và phương pháp
nghiên cứu.

Trang 12
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2010

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Hồng
Đức, Hà Nội – 2008
- Giải pháp gia tang lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát hành sách Thái
Nguyên: http://www.slideshare.net/leduytung1992/linh-kl-fix

- Một số trang web : https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh


http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-loi-nhuan-va-mot-so-bien-phap-nham-
nang-cao-loi-nhua
http://www.tai-lieu.com/, http://www.dostdongnai.gov.vn/tuvan.asp#kq,
http://vi.wikipedia.org/
-

Trang 13

You might also like