You are on page 1of 39

Chương I: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Câu hỏi
1. Trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng
2. Trình bày sự hiểu biết của bạn về quy trình cấp tín dụng. Theo bạn một
khoản tín dụng được cấp có phải trải qua tất cả các giai đoạn của quy trình không ?
Giải thích tại sao ?
3. Anh/chị hãy trình bày những hồ sơ – tài liệu mà khách hàng cần phải nộp
khi có nhu cầu vay tại ngân hàng trong cac trường hợp vay sau đây:
a. Vay mua nhà trả góp
b. Vay mua ô tô trả góp
c. Vay thông qua thẻ tín dụng
d. Vay thấu chi
e. Việc xây dựng văn phòng cho thuê
4. Anh/ chị hãy tìm hiểu thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam trong
những năm vừa qua
5. Theo bạn một chuyên viên tín dụng cần có những tố chất (phẩm chất), kỹ
năng nào ? Cái nào là quan trọng nhất ? Tại sao ?
6. Nêu các cách phân loại tín dụng ngân hàng
7. Trình bày khái niệm, mục đích và nguyên tắc của bảo đảm tín dụng
8. Trình bày nội dung bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp
9. Trình bày nội dung bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố
10. Trình bày nội dung bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh
11. Phân biệt giữa thế chấp và cầm cố
12. Trình bày những giai đoạn chủ yếu của quy trình tín dụng. Theo bạn 1 khoản
tín dụng được cấp có phải trải qua tất cả các giai đoạn của quy trình hay không?
Giải thích tại sao?

1
13. Anh/chị hãy trình bày nội dung phân tích đánh giá khách hàng trước khi
cho vay?
14. Anh/chị hãy trình bày các cơ sở xác định thời gian cho vay, mức cho vay
và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại?
15. Hãy trình bày các nguyên tắc và điều kiện vay vốn tại các ngân hàng
thương mại việt Nam?
16. Hãy trình bày khái quát quy trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam?
17. Hãy trình bày các nội dung và ý nghĩa hoạt động giám sát khách hàng
sau khi cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại?
18. Hãy trình bày cơ sở và các phương pháp giải ngân trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại?
19. Bài tập nhóm. Các nhóm tự chọn 1 ngân hàng
- Giới thiệu về ngân hàng của mình (tên, sologan, biểu tượng, ý nghĩa……)
- Các nhóm tự thiết kế 1 sản phẩm cho vay
- Mời chào khách hàng dùng sản phẩm của mình, tư vấn cho khách hàng về
sản phẩm………….

Chương II: TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP


1. Tín dụng ngắn hạn
Bài tập phần chiết khấu
Bài 1: Ngày 3/4/2014. Doanh nghiệp A đến ngân hàng xin chiết khấu 3 hối phiếu
sau với lãi suất chiết khấu là 12,6%/năm, tỷ lệ hoa hồng chiết khấu là 0,06% trên
mệnh giá. Hoa hồng cố định là:
Hối phiếu 1: 10 000 VNĐ
Hối phiếu 2: 5 000 VNĐ
Hối phiếu 3: 20 000 VNĐ
2
Hãy xác định số tiền và ngân hàng chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp A
Đơn vị: VNĐ
Tên hối phiếu Mệnh giá Ngày đáo hạn
Hối phiếu 1 50 000 000 10/05/2014
Hối phiếu 2 25 000 000 20/05/2014
Hối phiếu 3 100 000 000 28/05/2014

Bài 2: Ngày 13/6/2011, doanh nghiệp A gửi đến ngân hàng bảng kê chứng từ kèm theo các
chứng từ xin chiết khấu như sau
Chứng từ Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn
Hối phiếu 003 120 triệu đồng 30/4/2011 30/7/2011
Tín phiếu kho bạc 60 triệu đồng 15/4/2011 15/7/2011
Lệnh phiếu 001 30 triệu đồng 14/5/2011 14/8/2011
Trái phiếu kho bạc 100 triệu đồng 20/7/2006 20/7/2011
Hối phiếu 005 72 triệu đồng 20/3/2011 30/6/2011
Lệnh phiếu 002 80 triệu đồng 1/6/2011 1/10/2011

Yêu cầu:
1. Hãy xem xét quyết định việc chiết khấu các chứng từ trên (có giải thích)
2. Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ ngân hàng nhận chiết khấu
Biết rằng
- Khả năng nguồn vốn ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng
- Theo quy định ngân hàng chỉ nhận chiết khấu những chứng từ có thời hạn còn lại
không dưới 20 ngày và không quá 90 ngày
- Lãi suất chiết khấu 9%/năm, Tỷ lệ hoa hồng ký hậu 0,6%/năm tối thiểu là 40 000
VNĐ, hoa hồng phí cố định là 30 000 VNĐ cho mỗi phiếu
- Hạn mức chiết khấu tối đa ấn định cho khách hàng là 300 triệu đồng. Dư nợ tài
khoản chiết khấu tại thời điểm khách hàng xin chiết khấu là 120 triệu đồng.
- Doanh nghiệp A là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng và nội dung kinh tế
của hối phiếu đảm bảo tốt
- Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 15/6/2011
3
Bài 3: (tương tự bài 2)
Ngày 13/6/2005, Doanh nghiệp B gửi đến ngân hàng bảng kê chứng từ kèm
theo các chứng từ xin chiết khấu như sau
Chứng từ Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn
Hối phiếu P1 60 triệu đồng 30/4/2005 30/7/2005
Tín phiếu kho bạc 30 triệu đồng 15/4/2005 15/7/2005
Lệnh phiếu 3 15 triệu đồng 14/5/2005 14/8/2005
Trái phiếu kho bạc 50 triệu đồng 20/7/2000 20/7/2005
Hối phiếu P3 36 triệu đồng 20/3/2005 30/6/2005
Lệnh phiếu 002 40 triệu đồng 1/6/2005 1/10/2005

Yêu cầu:
1. Hãy xem xét quyết định việc chiết khấu các chứng từ trên (có giải thích)
2. Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ ngân hàng nhận chiết khấu
Biết rằng:
- Khả năng nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng
- Theo quy định ngân hàng chỉ nhận chiết khấu những chứng từ có thời hạn còn lại
không dưới 20 ngày và không quá 90 ngày
- Lãi suất chiết khấu 9%/năm, Tỷ lệ hoa hồng ký hậu 0,6%/năm, tối thiểu là 20 000
VNĐ, hoa hồng phí cố định là 15 000 VNĐ cho mỗi phiếu
- Hạn mức chiết khấu tối đa ấn định cho khách hàng là 150 triệu đồng, dư nợ tài
khoản chiết khấu tại thời điểm khách hàng xin chiết khấu là 60 triệu đồng
- Doanh nghiệp là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng và nội dung kinh tế của
thương phiếu đảm bảo tốt. Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 15/6/2005
Bài 4:
Ngày 15/8, khách hàng X đem đến ngân hàng thương mại A một số chứng từ có giá để
xin chiết khấu. Kết quả giải quyết của ngân hàng như sau
Loại chứng từ Ký Mệnh giá VNĐ Thời hạn chiết khấu Lợi tức chiết khấu
hiệu
Hối phiếu P1 9 900 000 30 ngày
4
Hối phiếu P2 280 500
Hối phiếu P3 14 850 000
Trái phiếu công ty C4 10 000 000
Tổng lợi tức chiết 640 860
khấu
Yêu cầu: Hãy tính ngày đến hạn thanh toán của hối phiếu P3
Biết rằng:
- Lãi suất chiết khấu là 9,6%/năm
- Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngay trong ngày khách hàng đến xin chiết khấu

Bài 5:
Ngày 15/10, công ty cổ phần Đáp Long đem đến ngân hàng 3 hối phiếu để
chiết khấu
- Hối phiếu thứ nhất có mệnh giá là 56 triệu đồng và đến hạn ngày 15/11
- Hối phiếu thứ hai đến hạn ngày 30/11
- Hối phiếu thứ ba có mệnh giá 89 triệu đồng và đến hạn ngày 5/12
- Giá trị còn lại của 3 hối phiếu sau khi ngân hàng đã khấu trừ là 187 triệu đồng.
Yêu cầu: Hãy xác định mệnh giá của hối phiếu thứ hai
Biết rằng: Lãi suất chiết khấu là 10%/năm, hoa hồng phí cố định của 1 hối phiếu là
1 triệu đồng.
Bài 6:
Ngày 10/4, một doanh nghiệp đem đến NHTM X 3 thương phiếu để chiết
khấu
- Thương phiếu thứ nhất có mệnh giá 480 USD và đáo hạn 10/5
- Thương phiếu thứ hai có mệnh giá 720 USD và đáo hạn 30/5
- Thương phiếu thứ ba đáo hạn vào ngày 29/6
Giá trị còn lại của 3 thương phiếu sau khi ngân hàng đã khấu trừ là 1788 USD
Yêu cầu: Hãy xác định mệnh giá của thương phiếu thứ ba

5
Biết: Lãi suất chiết khấu là 15%/năm. Hoa hồng phí ký hậu là 0,6%/năm và các
loại hoa hồng khác là 76,48 USD
Bài 7:
Ngày 15/8/200X, Một doanh nghiệp A mang đến NHTM B 5 thương phiếu
để chiết khấu. Trong đó
- Các thương phiếu P1, P2, P3 đều có mệnh giá 6 triệu đồng/ 1 thương phiếu
- Hai thương phiếu còn lại P4, P5 có mệnh giá 15 triệu đồng/ 1 thương phiếu
- Sau khi thực hiện chiết khấu những thương phiếu do doanh nghiệp A mang đến
NHTM B thu được 612 000 VNĐ
Yêu cầu: Xác định ngày đến hạn thanh toán của thương phiếu thứ nhất và số tiền
trả cho doanh nghiệp A
Biết rằng:
- Thương phiếu thứ 2 sẽ được thanh toán vào ngày 14/10/200X
- Thương phiếu thứ 3 sẽ được thanh toán vào ngày 31/10/200X
Và 2 thương phiếu còn lại đều được thanh toán vào ngày 28/9/200X
- Lãi suất chiết khấu là 8,9%/năm. Các thương phiếu trên đều đầy đủ điều kiện để
chiết khấu
- Ngân hàng không thu tiền hoa hồng khi thực hiện chiết khấu cho khách hàng.
Bài 8:
Ngày 7/6/2013. Doanh nghiệp A đến NH bảng kê chứng từ kèm theo các
chứng từ xin chiết khấu
Đơn vị: VNĐ
Tên chứng từ Mệnh giá Ngày đáo hạn
Hối phiếu 3 60 000 000 15/8/2013
Trái phiếu kho bạc 50 000 000 19/8/2013
Lệnh phiếu 2 40 000 000 21/8/2013
Lãi suất chiết khấu 13%/năm, tỷ lệ hoa hồng chiết khấu là 0,6%/năm. Hoa hồng cố
định là 20 000 VNĐ.

6
Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ ngân hàng nhận chiết khấu
Bài 9:
Ngày 7/6/2013. Doanh nghiệp A gửi đến ngân hàng bảng kê chứng từ kèm theo các
chứng từ xin chiết khấu
Chứng từ Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn
Hối phiếu 2 100 triệu đồng 6/5/2013 9/9/2013
Lệnh phiếu 3 50 triệu đồng 20/5/2013 25/9/2013
Hối phiếu 5 80 triệu đồng 1/4/2013 30/9/2013
Trái phiêu kho bạc 100 triệu đồng 20/7/2010 20/7/2013
Lệnh phiếu 6 40 triệu đồng 8/4/2013 25/11/2013
Hối phiếu 8 70 triệu đồng 15/4/2013 15/6/2013
Yêu cầu
1. Hãy xem xét quyết định việc chiết khấu các chứng từ trên
2. Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ ngân hàng nhận chiết khấu
Biết rằng
- Khả năng nguồn vốn ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng
- Theo quy định ngân hàng chỉ nhận chiết khấu những chứng từ có thời hạn còn lại
không dưới 20 ngày, và không quá 150 ngày
- Lãi suất chiết khấu 10%/năm, tỷ lệ hoa hồng ký hậu 0,5%/năm. Tối thiểu là
50000 VNĐ, hoa hồng phí cố định 20000 VNĐ cho mỗi phiêu
- Hạn mức chiết khấu tối đa ấn định cho khách hàng là 300 triệu đồng. Dư nợ tài
khoản chiết khấu tại thời điểm khách hàng xin chiết khấu 120 triệu đồng
- Doanh nghiệp là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng và nội dung kinh tế của
hối phiêu đảm bảo tốt.
- Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 10/6/2013

7
BÀI TẬP PHẦN CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG

Bổ sung thêm công thức

+) Vòng quay các khoản phải thu =

+) Vòng quay hàng tồn kho =

+) Vốn lưu động ròng = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn – TSCĐ

+) Nhu cầu vay vốn lưu động = TSLĐ – Vốn lưu động ròng – Nợ ngắn hạn phi NH

+) Hạn mức tối đa = TSLĐ – Tỷ lệ tham gia x [TSLĐ] – Nợ ngắn hạn phi NH

Bài 1: Bảng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp X


Triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tài sản lưu động 4 150 Nợ phải trả 5 450
8
- Tiền mặt và tiền gửi NH 500 Nợ ngắn hạn 4 250
- Chứng khoán ngắn hạn - Phải trả người bán 910
- Khoản phải thu 750 - Phải trả CNV 750
- Hàng tồn kho 2 500 - Phải trả khác 150
- Tài sản lưu động khác 400 - Vay ngắn hạn NH 2 440
Tài sản cố định ròng 3 000 Nợ dài hạn 1 200
Đầu tư tài chính dài hạn 500 Vốn chủ sở hữu 2 200
Tổng cộng tài sản 7 650 Tổng nguồn vốn 7 650
Dựa vào kế hoạch tài chính trên. Xác định Hạn mức tín dụng theo 3 phương pháp ?
- Vốn chủ sở hữu tham gia tỷ lệ % tối thiểu là 30%
- Phương pháp 3: Thêm giả thiết giá trị TSLĐ do nguồn dài hạn tài trợ 300 triệu
đồng
Bài 2:
Bảng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp X
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tài sản lưu động 5 200 Nợ phải trả 6 800
Tiền mặt và tiền gửi NH 600 Nợ ngắn hạn 5 300
Chứng khoán ngắn hạn - - Phải trả người bán 1 100
Khoản phải thu 900 - Phải trả CNV 950
Hàng tồn kho 3 200 - Phải trả khác 200
TSLĐ khác 500 - Vay ngắn hạn NH 3 050
Tài sản cố định ròng 3 750 Nợ dài hạn 1 500
Đầu tư tài chính dài hạn 650 Vốn chủ sở hữu 2 800
Tổng tài sản 9 600 Tổng nguồn vốn 9 600

Dựa vào kế hoạch tài chính trên, xác định hạn mức tín dụng theo 3 phương pháp
- Vốn chủ sở hữu tham gia tỷ lệ % tối thiểu là 20%
- Phương pháp 3: Thêm giả thiết giá trị TSLĐ do nguồn dài hạn tài trợ là 200 triệu
đồng

9
Bài 3:
Một công ty may mặc xuất khẩu A có phương án tài chính 31/12/2005 như
sau

Triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản lưu động 316 500 A. Nợ phải trả 455 200
Tiền 22 000 Vay ngắn hạn 134 000
Các khoản phải thu 105 000 Phải trả người bán 86 500
Hàng tồn kho 175 000 Phải trả khác 24 200
TSLĐ khác 14 500 Nợ dài hạn 210 500
B. Tài sản cố định ròng 328 500 B. Vốn chủ sở hữu 189 800
Tổng cộng 645 000 Tổng cộng 645 000
Yêu cầu:
1. Kiểm tra tính hợp lý của phương án tài chính theo vòng quay các khoản phải thu
và vòng quay hàng tồn kho
2. Xác định hạn mức tín dụng vốn lưu động cho công ty A trên cơ sở phương án tài
chính hợp lý.
Biết rằng:
- Vòng quay các khoản phải thu tối thiểu là 16 vòng, vòng quay hàng tồn kho là 8
vòng
- Doanh thu thuần dự kiến của công ty trong năm 2006 là 1 470 000 triệu đồng.
Giá vốn hàng bán bằng 75% doanh thu thuần
- Chính sách cho vay của ngân hàng quy định doanh nghiệp phải có vốn lưu động
ròng tham gia tối thiểu 20% trên tài sản lưu động.

10
Bài 4:
Phương án tài chính của 1 công ty có dữ liệu (đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản lưu động A. Nợ phải trả
Tiền 1 200 Các khoản phải trả người bán 7 800
Các khoản phải thu 8 200 Các khoản nợ ngắn hạn khác 3 100
Hàng tồn kho 10 500 Vay ngắn hạn khác 8 800
Tài sản lưu động khác 800 Vốn lưu động ròng 1 000
Tổng tài sản 20 700 Tổng nguồn vốn 20 700

Chính sách tín dụng của ngân hàng quy định: Vốn lưu động ròng phải tham gia ít
nhất 25% trên mức chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn phi ngân hàng.
Xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp ?
Bài 5:
Công ty Quý Ngọc có phương án tài chính 31/12/2010 như sau
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản Giá trị Nguồn vốn Giá trị
A. TSLĐ 6 430 A. Nợ phải trả 9 230
Tiền 650 Vay ngắn hạn 3 050
Phải thu 2 300 Phải trả người bán 1 720
Hàng tồn kho 3 200 Phải trả khác 510
TSLĐ khác 280 Nợ dài hạn 3 950
B. TSCĐ 6 600 B. Vốn tự có 3 800
Tổng cộng 13 030 Tổng cộng 13 030
Yêu cầu:
1. Kiểm tra tính hợp lý của phương án tài chính theo vòng quay các khoản phải thu
và vòng quay hàng tồn kho
2. Xác định hạn mức tín dụng vốn lưu động cho công ty trên cơ sở phương án tài
chính hợp lý
Biết:
- Vòng quay các khoản phải thu tối thiểu 14 vòng, vòng quay hàng tồn kho là 9
vòng
11
- Doanh thu thuần dự kiến của công ty trong năm 2011 là 30 000 triệu đồng.
Giá vốn hàng bán 80% doanh thu thuần
- Chính sách cho vay của ngân hàng quy định doanh nghiệp phải có vốn lưu động
ròng tham gia tối thiểu là 20% trên TSLĐ
Bài 6:
Cuối tháng 6/200X, công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Đức Thành, nhà
máy ở khu công nghiệp Tân Thuận sản xuất và phân phối 2 loại sản phẩm lau nhà
và đánh bóng, bán buôn, bán lẻ với nhãn hiệu Super Cean, gửi đến chi nhánh
NHTM A hồ sơ vay vốn lưu động để phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh 6
tháng cuối năm 200X, hồ sơ gồm có
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ nhà & quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của chủ tịch HĐQT công ty Đức
Thành được thế chấp cho ngân hàng để vay vốn. Tài sản thế chấp được định giá
5020 triệu đồng
- Giấy đề nghị vay vốn với hạn mức 3 750 triệu đồng
- Kế hoạch SXKD 6 tháng cuối năm 200X của công ty như sau
+ Chi phí sản xuất kinh doanh theo kế hoạch 13 200 triệu đồng
+ Thuế VAT 2 200 triệu đồng
+ Doanh thu thuần 19 032,4 triệu đồng
+ TSLĐ bình quân 6 032 triệu đồng
+ Vốn lưu động tự có tự huy động là 1 381 triệu đồng
Sau khi thẩm định phương án SXKD quý III/200X, xét thấy phương án có tính khả
thi và hiệu quả cao và cân đối với nguồn vốn, Ngân hàng đã xác định hạn mức tín
dụng quý III/200X cho công ty Đức Thành là 3 700 triệu đồng
Hãy đánh giá về quyết định cho vay của cán bộ tín dụng
Biết rằng: Kết quả hoạt động kinh doanh ước tính 6 tháng đầu năm với 10 000 sản
phẩm và tiêu của của công ty Đức Thành lỗ 200 triệu đồng
12
Công thức để áp dụng làm bài 6

Bài 7: Đầu tháng 01/2010, công ty A gửi hồ sơ vay vốn lưu động tại BIDV với nhu
cầu vay theo hạn mức tín dụng là 500 triệu VND. Trong hồ sơ xin vay có các dữ
liệu sau:
Bảng CĐKT 31/12/2009:

Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm 2010 của công ty A? Biết rằng chính
sách tín dụng của BIDV quy định doanh nghiệp phải có vốn lưu động ròng tham
gia tối thiểu là 20% vào TSLĐ.
Bài 8: Phương án tài chính của một công ty có các dữ kiện (đơn vị 1 triệu VND)
13
- Các khoản phải thu: 8.200
- Hàng tồn kho: 10.500
- Các khoản phải trả người bán: 7.800
- Tiền: 1.200
- Các khoản nợ ngắn hạn khác: 3.100
- Tài sản lưu động khác: 800
- Vốn lưu động ròng: 1.000
Chính sách tín dụng của ngân hàng quy định: vốn lưu động ròng phải tham gia ít
nhất 25% trên mức chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn phi ngân hàng
Yêu cầu:
- Lập phương án tài chính vay vốn cho doanh nghiệp
- Giải thích thành phần của các khoản: vốn lưu động ròng, nợ phi ngân hàng
- Xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp (có giải thích)

2. Tín dụng trung và dài hạn

14
1 - Câu hỏi:
1. Khi xác định hạn mức cho vay trung và dài hạn đối với một khách hàng là doanh
nghiệp mà vượt quá giới hạn tín dụng do ngân hàng nhà nước quy định thì ngân
hàng xử lý theo những hướng nào?
2. Hãy xác định nguồn trả nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp theo phương pháp
FATSATS
3. Căn cứ để lựa chọn phương án trả nợ
4. Vì sao doanh nghiệp chọn vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng? Để được
vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều
kiện cơ bản gì?
DẠNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN VAY THANH TOÁN TỪNG KỲ

Trường hợp 1: Vốn gốc được thanh toán đều nhau và lãi được tính theo số dư
nợ còn lại

Trong đó

Bài tập 1:
Ngân hàng A cho DN X vay vốn trung và dài hạn để mua 1 máy ép cọc. Giá
bán của máy ép cọc cần mua là 700 triệu đồng. Số vốn đối ứng của doanh nghiệp
tham gia là 200 triệu đồng. Số tiền cần vay là 500 triệu đồng với thời hạn là 5 năm.
Lãi suất cho vay là 10%/năm. Ngân hàng áp dụng vốn gốc được thanh toán đều
nhau và lãi được tính theo số dư nợ còn lại.
15
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Gợi ý hình thức trả lời
Số tiền vay thanh toán mỗi định kỳ
Đơn vị:……
STT Số tiền cho vay Tiền vay phải thanh toán Tiền vay còn lại
Tổng số Vốn gốc Lãi
đầu kỳ cuối kỳ

Trường hợp 2a: Vốn gốc được thanh toán đều nhau và lãi được tính (theo lãi
đơn) theo số vốn gốc đã hoàn trả

Trong đó

Bài tập 2a: Ngân hàng A cho DN X vay vốn trung và dài hạn để mua 1 máy ép
cọc. Giá bán của máy ép cọc cần mua là 700 triệu đồng. Số vốn đối ứng của doanh
nghiệp tham gia là 200 triệu đồng. Số tiền cần vay là 500 triệu đồng với thời hạn là
5 năm. Lãi suất cho vay là 10%/năm. Ngân hàng áp dụng Vốn gốc được thanh
toán đều nhau và lãi được tính (theo lãi đơn) theo số vốn gốc đã hoàn trả .
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Trường hợp 2b: Vốn gốc được thanh toán đều nhau. Lãi được tính (theo lãi suất
tích hợp) theo số vốn gốc đã hoàn trả

16
Bài tập 2b: Ngân hàng A cho DN X vay vốn trung và dài hạn để mua 1 máy ép
cọc. Giá bán của máy ép cọc cần mua là 700 triệu đồng. Số vốn đối ứng của doanh
nghiệp tham gia là 200 triệu đồng. Số tiền cần vay là 500 triệu đồng với thời hạn là
5 năm. Lãi suất cho vay là 10%/năm. Ngân hàng áp dụng Vốn gốc được thanh
toán đều nhau. Lãi được tính (theo lãi suất tích hợp) theo số vốn gốc đã hoàn
trả.
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Trường hợp 3: Vốn gốc và lãi được thanh toán đều nhau theo phương pháp
hiện giá

Bài tập 3: Ngân hàng A cho DN X vay vốn trung và dài hạn để mua 1 máy ép cọc.
Giá bán của máy ép cọc cần mua là 700 triệu đồng. Số vốn đối ứng của doanh
nghiệp tham gia là 200 triệu đồng. Số tiền cần vay là 500 triệu đồng với thời hạn là
5 năm. Lãi suất cho vay là 10%/năm. Ngân hàng áp dụng Vốn gốc và lãi được
thanh toán đều nhau theo phương pháp hiện giá
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Bài tập 4:
Doanh nghiệp XYZ đến ngân hàng đề nghị vay với các thông tin kèm theo
như sau:

17
- Mục đích vay: Mua 1 thiết bị đông lạnh nhằm thay thế thiết bị đông lạnh hiện
đang được sử dụng dưới dạng đi thuê thông thường, với chi phí phải trả hàng năm
là 60 000 000 triệu đồng
- Giá bán của thiết bị đông lạnh cần mua 800 000 000 đồng
- Số tiền doanh nghiệp tham gia 300 000 000 đồng
- Số tiền cần vay 500 000 000 đồng
- Thời gian vay 8 năm
- Lãi suất 14%/năm
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Làm theo 3 trường hợp
Bài 5: Đầu tháng 3 năm 2010 công ty A gửi đến ngân hàng BIDV chi nhánh Hà
Thành hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn để thực hiện dự án mở rộng sản xuất
(công trình tự làm). Sau khi kiểm tra thẩm định, BIDV đã thống nhất với doanh
nghiệp về các số liệu sau:
- Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án: 5.000 triệu VND
- Vốn tự có tham gia thực hiện dự án bằng 20% tổng vốn đầu tư cho dự án
và các nguồn vốn tham gia khác là 500 triệu VND.
- Giá trị TSTC: 6.000 triệu VND
- Lợi nhuận thu được hàng năm của công ty trước khi thực hiện dự án: 1.500
triệu VND, dự tính sau khi đầu tư thực hiện dự án, lợi nhuận hàng năm của công ty
sẽ tăng thêm 20%.
Tại thời điểm ngân hàng xét duyệt cho vay công ty A, ngân hàng lên kế hoạch nguồn vốn
và sử dụng vốn của ngân hàng quý II/2010 như sau:
Sử dụng vốn Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Dự trữ và thanh toán 150.000 Vốn huy động 1.443.000
Nghiệp vụ tín dụng 1.465.700 Huy động tiền gửi 987.000
Cho vay ngắn hạn 897.500 Huy động kỳ phiếu, 456.000
trái phiếu
Cho vay trung hạn 568.200 Vốn nhận điều hòa 256.400
18
Sử dụng NV khác 265.800 Nguồn vốn khác 188.100
Tổng số 1.887.500 Tổng số 1.887.500
Trong tháng 4 công ty có phát sinh các nghiệp vụ kinh doanh như sau:
Ngày 2/4: Vay mua xi măng và sắt xây dựng: 350 triệu VND
Vay chi thưởng: 50 triệu VND
Ngày 12/4: Vay nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: 60 triệu VND
Vay mua vải: 55 triệu VND
Vay trả tiền mua thiết bị: 1.750 triệu VND
Ngày 24/4: Vay trả tiền vận chuyển, xếp dỡ thiết bị: 30 triệu VND
Yêu cầu:
1. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án?
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 4?
Biết rằng:
- Vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 25% huy động từ tiền gửi,
vốn huy động bằng phát hành trái phiếu là 148 tỷ VND.
- Ngân hàng thường cho vay tối đa bằng 70% giá trị TSTC.
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 15%/năm
- Công ty cam kết dùng toàn bộ phần lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án
để trả nợ ngân hàng.
- Các nguồn khác dùng để trả nợ ngân hàng hàng năm: 30 triệu VND
- Ngày 2/4/2010 ngân hàng bắt đầu cho vay dự án này (trước dự án này công ty
không có dư nợ vay vốn cố định tại ngân hàng).
- Dự án bắt đầu thực hiện từ 1/4/2010, hoàn thành đưa vào sử dụng 1/12/2010.

DẠNG BÀI TẬP CHO THUÊ TÀI CHÍNH


19
Bài 1:
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng BIDV đã ký kết 1 hợp đồng cho
thuê tài chính một dây chuyền thiết bị đông lạnh với doanh nghiệp X. Với các nội
dung như sau:
- Tổng số tiền tài trợ là 500 triệu đồng
- Thời hạn 5 năm
- Lãi suất 10%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: Cuối mỗi năm
Yêu cầu: Hãy tính tiền thuê phải thanh toán mỗi năm trong 2 trường hợp
a. Tỷ lệ thu hồi vốn là 100%
b. Tỷ lệ thu hồi vốn là 90%
Bài 2:
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng BIDV đã ký kết 1 hợp đồng cho
thuê tài chính một dây chuyền thiết bị đông lạnh với doanh nghiệp X. Với các nội
dung như sau:
- Tổng số tiền tài trợ là 500 triệu đồng
- Thời hạn 5 năm
- Lãi suất 10%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: Đầu mỗi năm
Yêu cầu: Hãy tính tiền thuê phải thanh toán mỗi năm trong 2 trường hợp
a. Tỷ lệ thu hồi vốn là 100%
b. Tỷ lệ thu hồi vốn là 90%
Bài 3:
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng BIDV đã ký kết 1 hợp đồng
cho thuê tài chính một dây chuyền thiết bị đông lạnh với doanh nghiệp X. Với các
nội dung như sau:
- Tổng số tiền tài trợ là 500 triệu đồng
20
- Thời hạn 5 năm
- Lãi suất 10%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: Cuối mỗi năm, áp dụng phương thức thanh toán giảm dần
với hệ số điều chỉnh k = 0,8
Yêu cầu: Hãy tính tiền thuê phải thanh toán mỗi năm trong 2 trường hợp
a. Tỷ lệ thu hồi vốn là 100%
b. Tỷ lệ thu hồi vốn là 90%
Bài 4:
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng BIDV đã ký kết 1 hợp đồng
cho thuê tài chính một dây chuyền thiết bị đông lạnh với doanh nghiệp X. Với các
nội dung như sau:
- Tổng số tiền tài trợ là 500 triệu đồng
- Thời hạn 5 năm
- Lãi suất 10%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: đầu mỗi năm, áp dụng phương thức thanh toán giảm dần
với hệ số điều chỉnh k = 0,8
Yêu cầu: Hãy tính tiền thuê phải thanh toán mỗi năm trong 2 trường hợp
a. Tỷ lệ thu hồi vốn là 100%
b. Tỷ lệ thu hồi vốn là 90%
Bài 5:
Doanh nghiệp X được công ty cho thuê tài chính Y ký hợp đồng cho thuê
theo những điều khoản sau
- Tổng số tiền tài trợ 920 triệu đồng
- Thời hạn tài trợ 5 năm
- Lãi suất 15 %/năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê hàng năm
Yêu cầu: Tính số tiền thuê DN X phải trả định kỳ
21
a. Thời điểm than toán tiền thuê cuối mỗi năm. Tỷ lệ thu hồi vốn 100%
b. Thời điểm than toán tiền thuê cuối mỗi năm. Tỷ lệ thu hồi vốn 75%
c. Thời điểm than toán tiền thuê đầu mỗi năm. Tỷ lệ thu hồi vốn 100%
d. Thời điểm than toán tiền thuê đầu mỗi năm. Tỷ lệ thu hồi vốn 75%
Bài 6:
Doanh nghiệp X được công ty cho thuê tài chính Y ký hợp đồng cho thuê tài
sản theo những điều khoản sau
- Tổng số tiền tài trợ 840 triệu đồng
- Thời hạn tài trợ 5 năm
- Lãi suất 13%/năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: hàng năm
- Tỷ lệ thu hồi vốn 85%
- Thời điểm thanh toán tiền thuê: Đầu mỗi kỳ hạn
Yêu cầu
1. Tính số tiền thuê DN X phải trả theo định kỳ
2. Tính số tiền thuê trong thời hạn gia hạn, biết
- Thời hạn gia hạn 3 năm
- Toàn bộ vốn gốc thu hồ hết trong thời gian này
- Thời điểm thanh toán tiền thuê: Cuối mỗi kỳ hạn
- Các yếu tố khác giống như hợp đồng cho thuê trong thời hạn cơ bản
Bài 7:
Công ty An Phát được công ty cho thuê tài chính ngân hàng BIDV ký hợp
đồng cho thuê tài sản theo những điều khoản sau:
- Tổng số tiền tài trợ 87 000 USD
- Thời hạn tài trợ 5 năm
- Lãi suất 14%/năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: Hàng năm
22
- Tỷ lệ thu hồi vốn 100%
- Thời điểm thanh toán tiền thuê: Cuối mỗi kỳ hạn
Yêu cầu: Tính số tiền thuê doanh nghiệp phải trả định kỳ
Bài 8:
Doanh nghiệp X được công ty cho thuê tài chính Y ký hợp đồng cho thuê
theo những điều khoản sau:
- Tổng số tiền tài trợ: 800 triệu đồng
- Thời hạn tài trợ: 5 năm
- Lãi suất 12%/năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: hàng năm
Yêu cầu: Tính toán số tiền thuê doanh nghiệp X phải trả định kỳ theo tất cả các
trường hợp
(k=0,8; tỷ lệ thu hồi vốn 100% và 80%)

DẠNG BÀI TẬP CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG


23
Bài 1:
Cuối tháng 9 năm 2010, công ty chế biến hàng xuất khẩu X gửi NHTM A hồ
sơ vay vốn lưu động để thực hiện phương án SXKD của doanh nghiệp trong quý 4
năm 2010. Sau khi xem xét, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thống nhất về một
số tình hình của doanh nghiệp như sau:
- Giá trị tài sản thế chấp: 6400 triệu đồng
- Tổng chi phí để thực hiện phương án kinh doanh: 12 185 triệu đồng
Trong đó
- Chi phí vật tư (nguyên liệu chính, vật liệu phụ…..): 7230 triệu đồng
- Tiền lương CBCNV 2980 triệu đồng
- Khấu hao TSCĐ 1205 triệu đồng
- Các chi phí SXKD khác 770 triệu đồng
Sau khi tính toán ngân hàng thấy rằng nguồn vốn ngân hàng có khả năng đáp
ứng đủ nhu cầu vay vốn lưu động của doanh nghiệp, bằng 1,4% tổng nguồn vốn
của ngân hàng. Kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quý 4/2010 của ngân hàng có các
chỉ tiêu như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Sử dụng vốn Nguồn vốn
Nghiệp vụ ngân quỹ Vốn huy động
+ Dự trữ bắt buộc + Huy động dưới 24 tháng
+Quỹ đảm bảo khả năng thanh toán + Huy động trên 24 tháng
Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng Vốn đi vay 18.600
210.520
Sử dụng vốn khác 46.280 Vốn tự có 32.400
- Vốn huy động dưới 24 tháng chiếm 65% vốn huy động
Trong tháng 12/2010 doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau
+ Ngày 3/12: Khế ước số 15/9 đến hạn, số tiền 242 triệu đồng (trên tài khoản
tiền gửi của công ty có đủ tiền để trả nợ ngân hàng)
+ Ngày 11/12 Vay mua vật tư 480 triệu đồng
24
Vay chi thưởng cho công nhân 78 triệu đồng
Vay thanh toán tiền điện cho SXKD 52 triệu đồng
+ Ngày 17/12 Vay nộp thuế xuất khẩu 35 triệu đồng
Vay thanh toán tiền lương cho công nhân 235 triệu đồng
Vay tổ chức tham quan cho CBCNV 36 triệu đồng
+ Ngày 25/12: Vay để trả nợ cho NHTM B số tiền 370 triệu đồng
Vay mua vật tư 150 triệu đồng
Yêu cầu
1. Xác định mức vốn cho vay ngân hàng thực hiện đối với khách hàng
2. Tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng thanh toán ngân hàng A
phải thực hiện trong quý 4/2010
3. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/2010 (có giải
thích)
Biết rằng:
- Để thực hiện phương án kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng VLĐ tự có là
4120 triệu đồng và đi vay từ NHTM B là 3010 triệu đồng
- Trong nghiệp vụ ngân quỹ theo kế hoạch can đối vốn của ngân hàng, dự trữ
bắt buộc chiếm 40%
- Đến cuối ngày 30/11 công ty đã nhận tiền vay để thực hiện phương án kinh
doanh số tiền là 3043 triệu đồng, dư nợ tài khoản cho vay vốn lưu động của công
ty là 4170 triệu đồng
- Ngân hàng A thường cho vay tối đa bằng 70% gái trị tài sản thế chấp
- Các số liệu trên được giả định

Bài 2:

25
Trong tháng 9 năm 200X, công ty may 10 gửi đến NHTM A kế hoạch vay
vốn lưu động quý 4/200X. Sau khi kiểm tra xem xét, NH đã thống nhất với doanh
nghiệp một số nội dung như sau:
- Tổng chi phí sản xuất kinh doanh KH quý 4: 29 260 triệu đồng
- Doanh số trả nợ kế hoạch quý 4: 18 144 triệu đồng
Sau khi cân đối nhu cầu vay vốn của tất cả các khách hàng với khả năng
nguồn vốn của mình, NH đã quyết định đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của doanh
nghiệp và xác định HMTD bằng 0,1% tổng nguồn vốn của ngân hàng
Từ ngày 1/10 đến cuối ngày 26/12 trên tài khoản cho vay theo hạn mức của
doanh nghiệp có
Phát sinh Nợ 17 263 triệu đồng
Phát sinh Có 17 999 triệu đồng
Trong 5 ngày cuối quý, doanh nghiệp có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế
như sau:
Ngay 27/12 Vay để trả tiền mua vả và các phụ liệu: 254 triệu đồng
Vay để thanh toán tiền mua thiết bị 208 triệu đồng
Ngày 28/12 Vay chi thưởng quý 3 cho CBCNV 405 triệu đồng
Vay thanh toán tiền điện cho SXKD 42 triệu đồng
Ngày 29/12 Thu tiền bán hàng 870 triệu đồng
Vay thanh toán tiền chi quảng cáo 8 triệu đồng
Ngày 30/12 Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng 500 triệu đồng
Vay mua xi măng 150 triệu đồng
Ngày 31/12 Thu tiền nhận may gia công lô hàng 525 triệu đồng
Vay thanh toán tiền công xếp dỡ hàng hóa 5 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý 4/200X

26
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 6 ngày đầu tháng 10 (có giải
thích)
3. Xác định VLĐ tự có và các nguồn vốn khác doanh nghiệp sử dụng và kinh
doanh trong quý 4/200X
Biết rằng:
- Dư nợ tài khoản cho vay theo hạn mức cuối ngày 30/9/200X: 4 930 triệu đồng
- Vòng quay vốn tín dụng KH quý 4 bằng vòng quay vốn lưu động
Trong kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quý 4/200X của NH, nguồn vốn huy
động là 4200 tỷ, trong đó vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng là 1200 tỷ và các
chỉ tiêu sử dụng vốn bao gồm:
Dự trữ bắt buộc, dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán nghiệp vụ kinh doanh
tín dụng và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Trong đó:
Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng = 4 510 tỷ
Nghệp vụ kinh doanh khác = 230 tỷ
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5% và dự trữ đảm bảo thanh toán là 7%
- Xí nghiệp không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ cuối quý 4 là dư nợ lành
mạnh
(Các số liệu trên đều được giả định)
Bài 3:
Trước quý II/200X, công ty cổ phần Thiện Hưng (là công ty sản xuất hàng
tiêu dùng) gửi đến cho NHTM cổ phần A hồ sơ vay vốn lưu động để phục vụ cho
kế hoạch sản xuất kinh doanh quý II/200X của công ty, hồ sơ gồm có:
- Quyết định thành lập công ty
- Đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ nhà và quyền sử dụng đát thuộc sở hữu của chủ tịch HDDQT công
ty Thiện Hưng
- Đơn xin vay với hạn mức tín dụng là 1950,2 triệu đồng
27
Sau khi thẩm định, ngân hàng đã thống nhất với công ty các số liệu sau
- Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào trong quý 8234,4 triệu đồng
- Chi phí sản xuất khác phát sinh trong quý 2744,8 triệu đồng
- Doanh thu thuần 9651,2 triệu đồng
- Tài sản lưu động bình quân 3016 triệu đồng
- Vốn lưu động tự có, tự huy động 1602,5 triệu đồng
tham gia vào kế hoạch trên
- Giá trị tài sản thế chấp 2786 triệu đồng thuộc sở hữu
của chủ tịch HĐQT của công ty
Với những dữ kiện trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định hạn mức tín dụng
vốn lưu động quý II/200X cho công ty Thiện Hưng là 1850 triệu đồng
Trong 6 ngày đầu tháng 4/200X, công ty đã phát sinh một số nghiệp vụ và
cán bộ tín dụng đã đề nghị giải quyết những khoản cho vay sau đây đối với công ty
Ngày 2/4 Cho vay để công ty mua vật tư 486 triệu đồng
Ngày 3/4 Cho vay để công ty trả lãi vay NH(vốn lưu động) 16 triệu đồng
Ngày 4/4 Cho vay để công ty trích lập quỹ phúc lợi 54 triệu đồng
Ngày 5/4 Cho vay để công ty trả tiền vận chuyển vật tư 12 triệu đồng
Ngày 6/4 Cho vay để công ty nộp thuế VAT 35 triệu đồng
Yêu cầu:
Hãy đánh giá vè những đề nghị của cán bộ tín dụng
Biết rằng:
- Nguồn vốn của NHTM CP A đủ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của công ty
- Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và là khách hàng truyền thống của NHTM
- Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp
- Dư nợ vốn lưu động đầu quý II/2001 của công ty là 350 triệu đồng
Bài 4:

28
Tháng 6 năm 2003, công ty Cao Su Sao Vàng gửi đến NHTM A hồ sơ vay
vốn lưu động để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
quý II năm 2003. Sau khi xem xét, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thống nhất
một số chỉ tiêu như sau.
- Giá trị tài sản thế chấp: 8080 triệu đồng
- Tổng chi phí thực hiện phương án kinh doanh: 14702 triệu đồng. Chi tiết như sau:
+ Chi phí vật tư (nguyên liệu,vật liệu phụ): 8676 triệu đồng
+ Tiền lương cán bộ nhân viên: 3576 triệu đồng
+ Khấu hao tài sản cố định: 1496 triệu đồng
+ Các chi phí khác 924 triệu đồng
Ngân hàng có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn lưu động của doanh
nghiệp
Trong tháng 9/2003 doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:
- Ngày 5/9
Khế ước ngày 15/6/2003 đến hạn, số tiền 540 triệu đồng (trên tài khoản tiền
gửi của công ty có đủ tiền để trả nợ ngân hàng)
- Ngày 11/9
Vay mua vật tư: 570 triệu đồng
Vay thanh toán tiền điện: 80 triệu đồng
- Ngày 16/9
Vay chi thưởng cho công nhân: 120 triệu đồng
Vay thanh toán tiền lương: 350 triệu đồng
- Ngày 25/9
Vay thanh toán tiền mua xi măng 50 triệu đồng
Vay mua thiết bị:380 triệu đồng
Yêu cầu
1. Xác định mức cho vay ngân hàng thực hiện đối với doanh nghiệp
29
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/2003
Biết rằng:
- Để thực hiện phương án kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tự có là
4914 triệu đồng và đi vay ngân hàng thương mại khác là 3642 triệu đồng
- Đến cuối ngày 31/8 công ty đã nhận tiền vay để thực hiện phương án kinh doanh
số liền là 3650 triệu đồng, dư nợ tài khoản cho vay vốn lưu động của công ty là
5240 triệu đồng
- Ngân hàng A cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp
Bài 5:
Tháng 3 năm 2004, công ty giấy Bãi Bằng gửi đến ngân hàng thương mại A
hồ sơ vay vốn lưu động để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong quý II năm 2004. Sau khi xem xét, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã
thống nhất một số chỉ tiêu như sau:
- Giá trị tài sản thế chấp 14500 triệu đồng, tài sản này đã dùng đảm bảo cho một
khoản vay với mức cho vay của khoản vay đó là 1525 triệu đồng
- Tổng chi phí thực hiện phương án kinh doanh 25450 triệu đồng, chi tiết như sau
+ chi phí vật tư(nguyên liệu, vật liệu phụ): 12250 triệu đồng
+ tiền lương cán bộ nhân viên 4500 triệu đồng
+ Khấu hao tài sản cố định 7635 triệu đồng
+ Các chi phí khác 1065 triệu đồng
Ngân hàng có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong tháng 5/2004 doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau
- Ngày 10/5
Khế ước ngày 5/2/2004 đến hạn, số tiền 480 triệu đồng(trên tài khoản tiền
gửi của công ty có đủ tiền để trả nợ ngân hàng)
- Ngày 11/5
Vay mua vật tư: 1540 triệu đồng
30
Vay thanh toán tiền nhiên liệu: 520 triệu đồng
- Ngày 16/5
Vay chi thưởng cho công nhân: 420 triệu đồng
Vay thanh toán tiền lương: 350 triệu đồng
- Ngày 26/5
Vay thanh toán tiền mua xi măng: 250 triệu đồng
Vay mua phụ gia làm giấy: 850 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức cho vay ngân hàng thực hiện đối với doanh nghiệp
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/2004
Biết rằng:
- Để thực hiện phương án kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tự có là
5090 triệu đồng và đi vay ngân hàng thương mại khác là 3642 triệu đồng
- Đến cuối ngày 30/4 công ty đã nhận tiền vay để thực hiện phương án kinh doanh
số tiền là 5650 triệu đồng, dư nợ tài khoản cho vay vốn lưu động của công ty là
8250 triệu đồng
- Ngân hàng A cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản thế chấp

31
CHƯƠNG III
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ NGOÀI DOANH NGHIỆP
Bài 1:
Công ty Jones được ngân hàng cấp 1 hạn mức tín dụng là $400 000, tuy
nhiên công ty phải duy trì số dư tiền gửi bằng 13% trên số dư nợ và 10% trên hạn
mức không được sử dụng. Lãi suất của khoản vay này là 18%. Công ty hiện tại
đang có dư nợ là $275 000. Hãy tính lãi suất hiệu dụng của khoản vay này
Bài 2:
Siêu thị Intimex bán chịu một chiếc xe máy với trị giá 65 triệu đồng cho một
người tiêu dùng. Theo hợp đồng siêu thị tính lãi bán chịu theo phương pháp gộp,
với lãi suất là 1,2%/tháng trong vòng 12 tháng. Ngay sau khi bán chịu xe máy, do
thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, công ty bán lẻ đã nhượng bán khoản tín dụng trên
cho Techcombank. NH chấp thuận mua khoản tín dụng này với lãi suất là
11%/tháng
Yêu cầu: Tính số tiền lãi Techcombank chuyển cho siêu thị Intimex, biết rằng theo
thỏa thuận NH sẽ giữ lại 40% số tiền chênh lệch giữa phần lãi công ty bán lẻ tính
cho người tiêu dùng và phần lãi ngân hàng được hưởng
Bài 3:
Một Khách hàng vay ngân hàng A một khoản tiền: 200 triệu đồng với thời hạn 6 tháng, lãi suất
1%/tháng. Kế hoạch vay vốn trả nợ gốc như sau:
Ngày 5/3 rút vốn 80 trđ
Ngày 10/4 rút vốn 90 trđ
Ngày 3/5 rút vốn 30 trđ
Ngày 15/7 trả nợ 50 trđ
Ngày 10/8 trả 70 trđ
Số còn lại trả khi hết hạn
Yêu cầu: Tính số lãi khách hàng trên phải trả vào các thời điểm trả nợ theo dư nợ
thực tế và theo số tiền trả gốc.
32
Bài 4:
Một doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 100 triệu đồng, với thời hạn 3 tháng (từ
18/3/N đến 18/6/N). Ngân hàng cấp tiền vay cho doanh nghiệp gọn một lần vào
18/3/N. Lãi được tính và trả cùng với nợ gốc phải trả vào hai thời điểm: ngày 3/5/N và
ngày 18/6/N
Lịch trả nợ gốc như sau:
Ngày 3/5/N trả số tiền: 42triệu đồng.
Ngày 18/6/N trả số tiền: 58triệu đồng.

Yêu cầu:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.
2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao gồm cả gốc và
lãi tiền vay, thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào ngày 18/6/N là bao nhiêu?

Bài 5:
Trong năm N, DN A được NH cấp 1 HMTD: 500 trđ. Tháng 3/N có một số giao dịch
như sau:
Ngày 5/3, DN A rút tiền vay: 198 tr đ
Ngày 10/3, DN A rút tiền vay: 37 tr đ
Ngày 18/3, DN A trả nợ: 230 tr đ
Ngày 25/3, DN A rút tiền vay: 350 tr đ
Hãy tính lãi tiền vay DN A phải trả NH trong tháng 3/N (theo dư nợ bình quân). Biết
dư nợ TK cho vay đầu tháng là 95 trđ. Lãi suất cho vay của NH là 0,95%/tháng.

Bài 6:
Một khách hàng nhận được khoản tín dụng 100.000 USD với các điều kiện sau:
Vốn vay được rút làm 02 lần, lần đầu rút 50.000 USD,02 tháng sau rút tiếp 50.000
USD. Sau thời gian sử dụng tiền vay 07 tháng kể từ ngày rút vốn lần 2,khách hàng trả
nợ gốc 60.000 USD, số còn lại được trả sau 03 tháng tiếp theo.

33
- Lãi suất cho vay: 6% năm;
- Phí trả nợ trước hạn: 0,1%/ tháng tính trên số tiền trả nợ trước hạn;
- Phí cam kết: 0,2%/ số tiền vay;
- Thủ tục phí ngân hàng quy định là 0,1% số tiền vay;
- Ngân hàng thu ngay tiền lãi và thủ tục phí;
Yêu cầu: Tính phí suất tín dụng của khoản tín dụng trên theo năm và cho nhận xét?
Biết rằng: Ngay từ lần trả đầu tiên, theo sự đồng ý của ngân hàng, khách hàng đã trả
hết nợ.

Bài 7:
Một doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng trong năm N+1,
gửi bộ hồ sơ vay vốn đến NH A, trong đó có tài liệu sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm N+1. (Đơn vị: triệu đồng)
1. Kế hoạch giá trị sản lượng năm N+1 129.621
2. Doanh thu dự kiến năm N+1 102.000
3. Vòng quay VLĐ 2 vòng/năm
4. Chi phí:
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481
Chi phí trực tiếp khác 1.944
Chi phí quản lý 2.592
Lãi vay vốn 1.440

Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 của DN tại NH A, biết rằng VLĐ ròng
và vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng, vay mượn được của NH khác năm N+1 là 40 tỷ
đồng.
Bài 8:
34
Trong tháng 9/N công ty gốm sứ X có đề nghị NHTM A cấp một hạn mức tín dụng
cho quý IV/N, để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. Kế hoạch kinh doanh quý IV/N
gửi cho ngân hàng có một số nội dung như sau:

Sau khi thẩm định, ngân hàng A đã đồng ý cho vay với lãi suất 0,9%/tháng. Khi thực
hiện hạn mức này, vào cuối ngày 30/11/N dư nợ tài khoản cho vay là: 4.647 triệu
đồng. Trong tháng 12/N có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 1/12:
- Xin vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N.
- Xin vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N.
Ngày 10/12:
- Đến hạn trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng trước:
653 triệu đồng
- Xin vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1.
- Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 15/12:
- Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng
- Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 18/12:
- Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
- Xin vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý IV/N?
2. Xác định số dư tài khoản cho vay cuối tháng 12/N và lãi tiền vay phải trả trong
tháng 12/N?
Biết rằng:
1. Công ty X chỉ có một tài khoản cho vay tại ngân hàng A.
2. Ngân hàng A tự trích tài khoản tiền gửi của công ty X để thu nợ khi đến hạn.

35
3. Theo dự tính của doanh nghiệp X: Vốn lưu động ròng và các khoản vốn khác được
sử dụng trong quý IV/N là 6.045 triệu đồng. Vòng quay vốn lưu động trong năm N là
6 vòng.
4. Giả định Tài khoản tiền gửi của công ty X luôn đủ số dư để thanh toán nợ.

Bài 9:
Một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được NH cho vay theo phương thức CV theo
HMTD. Sau khi xem xét kế hoạch vay VLĐ quý 4/N, NH đã thống nhất một số tài
liệu như sau:
- Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý: 14.895,5 trđ
- Chi phí khác của khách hàng trong quý là: 655 trđ
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện: 13.233,5 trđ
- TSLĐ:
+ Đầu kỳ: 3.720 trđ, trong đó vật t hàng hoá kém phẩm chất chiếm 15%
+ Cuối kỳ: 4.650 trđ, trong đó dự trữ vật liệu xây dựng cơ bản 250 trđ
- VLĐ tự có và các nguồn vốn khác dùng vào kinh doanh: 2.730 trđ
- Giá trị TSĐB: 2.812 trđ
- Từ ngày 1/10/N đến hết ngày 26/12/N trên TK cho vay theo HMTD của DN:
+ Doanh số phát sinh nợ: 4.500 trđ
+ Doanh số phát sinh có: 3.820 trđ
Trong 5 ngày cuối quý có phát sinh một số nghiệp vụ:
Ngày 27/12: Vay mua vật tư: 450 trđ
Thu tiền nhận gia công sản phẩm: 70 trđ
Ngày 28/12: vay thanh toán tiền điện khu nhà ở của cán bộ công nhân viên: 25 trđ
Ngày 29/12: Vay thanh toán sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị: 38 trđ
Thu tiền bán hàng:458 trđ
Ngày 30/12: vay mua vật liệu xây dựng cho công trình mở rộng sản xuất: 65 trđ
Ngày 31/12: Vay mua vật tư: 160 trđ

36
Vay thanh toán tiền vận chuyển thiết bị: 20 trđ
Yêu cầu:
Xác định hạn mức tín dụng quý 4/N của doanh nghiệp
Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 5 ngày cuối tháng
Biết rằng:
Số dư TK cho vay theo HMTD của doanh nghiệp cuối ngày 30/9/N: 560 trđ
DN không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ cuối quý là nợ lành mạnh

CHƯƠNG 4: BẢO LÃNH TÍN DỤNG


Câu 1: Ông Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình, TP Hà Nội, có giá trị
khoảng 7 tỷ VND. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ VND tại AGRIBANK và 1,5
tỷ VND tại TECHCOMBANK. Khoản vay 1,7 tỷ VND tại AGRIBANK đến hạn vào ngày
30/10/2010. Đến ngày 30/10/2010 ông Hùng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ với
AGRIBANK, còn khoản vay 1,5 tỷ tại TECHCOMBANK đến hạn vào ngày 30/4/2011. Vậy khi
AGRIBANK xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1,5 tỷ VND tại
TECHCOMBANK có được coi là đến hạn không và TECHCOMBANK có được tham gia vào
xử lý tài sản thế chấp đó không?
Câu 2: Ông A được phép xây dựng nhà ở 4 tầng, nhưng xây đến tầng thứ 2 đã làm cho
nhà ông B bên cạnh bị lún, nứt. Ông B yêu cầu ông A khắc phục và ngừng ngay việc thi công
tiếp vì có nguy cơ gây ra thiệt hại cho mình. Ông A cho rằng ông được cấp phép xây dựng nhà ở
4 tầng nên ông có quyền xây dựng và tiếp tục xây. Sau khi xây xong, ông A sử dụng ngôi nhà đó
để thế chấp vay vốn tại TCB. Sau khi xem xét đề nghị của ông A, TCB chấp nhận ngôi nhà đó
làm tài sản thế chấp cho khoản vay của ông A tại ngân hàng. Vậy theo uy định của pháp luật hiện
hành thì việc nhận ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo cho khoản vay của TCB có đúng
không?
Câu 3: Ông A cầm cố tài sản đi vay tại VCB mà đến hạn ông A không thực hiện được
nghĩa vụ và trong hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản cầm cố.
VCB cho rằng tài sản cầm cố đó đương nhiên thuộc về mình, VCB có toàn quyền trong việc xử
lý tài sản cầm cố đó. Quan điểm đó của VCB có đúng với quy định hiện hành không?
Câu 4: ÔNg B có nhu cầu vay vốn tại SCB, tài sản thế chấp là ngôi nhà đang ở cho thuê
thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng SCB có được thu tiền thuê nhà không?
37
Câu 5: Ông A thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại SEABANK để vay 100
triệu VND. Đến hạn ông A không trả nợ cho SEABANK và bị ngân hàng phát mại tài sản bằng
cách mang bán đấu giá để thu hồi nợ. Trên mảnh đất đó lại có ngôi nhà mái bằng, 1 tầng, không
ghi là tài sản thế chấp, SEABANK cho rằng khi thế chấp khi thế chấp quyền sử dụng đất không
cần phải thỏa thuận thế chấp về nhà vì nhà phải theo đất. Vậy quan điểm của SEABANK trong
trường hợp trên là đúng hay sai?
Câu 6: Ông Thắng và ông Hoàng cùng bảo lãnh cho ông Tâm vay 300 triệu VND tại
TPB. Ông Thắng và ông Hoàng không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh độc lập. Đến hạn trả
nợ cho TPB, ông Tâm không có khả năng thực hiện dược nghĩa vụ của mình, TPB yêu cầu ông
Hoàng trả nợ toàn bộ số tiền gốc và lãi. TPB thực hiện như vậy có dúng không?
Câu 7: Ông Đức đề nghị sử dụng căn hộ chung cư làm tài sản thế chấp để vay tiền tại
TCB đẻ mua sắm đồ dùng gia đình. Căn hộ được ngân hàng định giá là 3 tỷ VND. Ông Đức đề
nghị sử dụng căn hộ trên để vay tại TCB 0,8 tỷ VND. Sau đó, do có nhu cầu mua xe ông tô, ông
Đức tiếp tục dùng căn hộ trên để vay VCB 0,5 tỷ VND. Yêu cầu trên của ông Đức có thể được
TCB và VCB đáp ứng không? Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có thể gặp rủi
ro pháp lý gì khi khách hàng dùng một tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng?
CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
Câu 1: Nội dung quan trọng nhất trong các phân tích tín dụng quyết định khả năng hoàn trả nợ
vay của doanh nghiệp là:
1. Năng lực của người vay nợ (capacity)
2. Uy tín và tính cách người vay (character)
3. Khả năng tạo ra tiền để trả nợ (Cash)
4. Quyền sở hữu các tích sản (collateral)
5. Các điều kiện kinh tế (conditions)
6. Khả năng kiểm soát các khoản vay (control)
Chọn phương án hợp lý nhất và giải thích tại sao chọn phương án đó.
Câu 2: Yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cho vay của ngân hàng đối với một khách
hàng là:
1. Con người vay vốn (person)
2. Mục đích vay vốn (Purpose)
3. Nguồn trả nợ (payment Soure)
4. Chính sách kinh doanh (policy)
38
5. Quyền sở hữu các tài sản (properties)
Câu 3: Để có tính đúng đắn và hiệu quả trong phân tích tín dụng, yêu cầu nhà phân tích ngân
hàng phải:
1. Phân tích các chỉ số một cách riêng lẻ, hiện tại
2. Kết hợp các chỉ số
3. Phân tích xu hướng
4. So sánh chúng trên cùng nền tảng
5. Kết hợp với diễn biến đang xảy ra tại doanh nghiệp
6. Cả a, b, c và d
Câu 4: Để có tính đúng đắn và hiệu quả trong phân tích tín dụng, yêu cầu nhà phân tích ngân
hàng phải:
1. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng theo các nhóm chỉ số hiện tại
2. Phân tích theo mô hình điểm Z
3. Kết hợp cả 2 phương pháp trên

39

You might also like