You are on page 1of 8

Mọi người add các ý chính, ví dụ, hình ảnh vào đây.

Phần 1: Sự sản xuất giá trị thặng dư:

1. Khái niệm:
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm
tăng giá trị.
2. Điều kiện xuất hiện giá trị thặng dư :
- Thời gian lao động tất yếu ( là thời gian lao động hao phí có thể bù đắp
được giá trị hàng hóa sức lao động )
- Thời gian lao động thặng dư ( thời gian người lao động phải làm việc
trong sự quản lí của người mua hàng hóa sức lao động, sản phẩm làm ra
thuộc sở hữu của nhà tư bản )
Ví dụ :
=> Giá trị thặng dư ( kí hiệu là m ) là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do người bán sức lao động ( người lao động làm thuê ) tạo ra và thuộc về nhà tư
bản ( người mua hàn hóa sức lao động ).

Phần 2: Tư bản bất biến và tư bản khả biến + Tiền công:

1. Tư bản bất biến:


- Tư bản bất biến (kí hiệu c): Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị
được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản
phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất.
- Không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết để cho quá trình tạo ra giá trị
thặng dư được diễn ra.
+ Máy móc, nguyên nhiên vật liệu là điều kiện để cho quá trình làm tăng giá trị được diễn ra.
+ Việc ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất là tiền đề để tăng năng suất
lao động xã hội → Máy móc, công nghệ tiên tiến rất cần thiết cho quá trình làm tăng giá trị.

2. Tư bản khả biến:


- Tư bản khả biến (kí hiệu v): Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái
hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức biến đổi về số
lượng trong quá trình sản xuất.

* Công thức hóa về giá trị hàng hóa (G) : G = c + (v+m)


Trong đó: (v+m) - giá trị mới của hàng hóa, do hao phí lao động sống tạo ra
c - giá trị của những tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng, là bộ phận lao động
quá khứ đã được kết tinh trong máy móc, nguyên nhiên vật liệu.

3. Tiền công:
- là giá cả của hàng hóa sức lao động.
- Với bản chất của giá trị mới như nêu trên, thì nguồn gốc của tiền công là do chính hao phí
sức lao động của người lao động làm thuê tạo ra, nhưng nó lại thường được hiểu là do người
mua sức lao động trả cho người lao động làm thuê.

- Cần nhấn mạnh điểm này để người lao động cũng như người chủ mua hàng hóa sức lao
động phải đặt địa vị của mỗi bên trong một quan hệ lợi ích thống nhất:
+ Cần phải đối xử với người lao động thật trách nhiệm khi tự khởi nghiệp, lập doanh nghiệp
và mua hàng hóa sức lao động.
+ Phải biết bảo vệ lợi ích của bản thân trong quan hệ lợi ích với người mua hàng hóa sức lao
động khi bán hàng hóa sức lao động.
Phần 3: Tuần hoàn của tư bản và chu chuyển của tư
bản(NgThuyTrang)
a) Tuần hoàn của tư bản

Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều vận
động theo công thức:

Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.

-Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông:

Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường các yếu tố sản xuất để mua tư liệu sản xuất và sức lao
động.

Quá trình lưu thông đó được biểu thị như sau:

Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ, chức năng giai đoạn này là mua các
yếu tố cho quá trình sản xuất.
-Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất:

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực
hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa là trong giá
trị của nó có giá trị thặng dư. Giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất, vì nó gắn trực tiếp
với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

-Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông:

H' - T'

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực hiện giá trị
của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư. Hàng
hóa của nhà tư bản được chuyển hóa thành tiền.

b) Chu chuyển của tư bản


Sự tuần hoàn của tư bản, xét với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp
đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản. Những tư bản khác nhau chu chuyển với vận tốc khác
nhau tùy theo thời gian sản xuất và lưu thông của hàng hóa. Thời gian chu chuyển của tư bản
bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông, thời gian chu chuyển của tư bản càng rút
ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn
nhanh hơn. Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng
chu chuyển không giống nhau. Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của
tư bản trong một năm. Ta có công thức số vòng chu chuyển của tư bản như sau:

n = CH/ch

(n) là số vòng (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian trong năm; (ch) là thời gian
cho 1 vòng chu chuyển của tư bản.

Phần 4: Bản chất giá trị thặng dư


(Thanh Thao)
- Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự
thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị
- Quá trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa người mua hàng
hóa sức lao động với người bán hàng hóa sức lao động. Do đó, nếu
giả định xã hội chỉ có hai giai cấp, là giai cấp tư sản và giai cấp công
nhân, thì giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp. Trong đó,
giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao động
của giai cấp công nhân. Chứng kiến cảnh người lao động bị áp bức
lao động với tiền công rẻ mạt, trong khi nhà tư bản thì không ngừng
giàu có C.Mác nhận thấy có một sự bất công sâu sắc về mặt xã hội.
C.Mác gọi đó là quan hệ bóc lột, mặc dù về mặt kinh tế, nhà tư bản
không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang giá.
=> Marx đã viết : " Mục đích của sản xuất giá trị thặng dư là làm giàu, là nhân
giá trị lên, làm tăng giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng
dư " và để tạo ra giá trị thặng dư này, không còn cách nào hơn là các nhà tư bản
bóc lột sức lao động của những người lao động . Với bản chất tạo ra giá trị
thặng dư một cách tối đa nhất, nhiều nhất, các nhà tư bản tăng cường bóc lột,
nghĩ ra nhiều phương thức để bóc lột giá trị thặng dư . Đây chính là bản chất
của giá trị thặng dư.

Để hiểu sâu hơn bản chất của giá trị thặng dư, C.Mác làm rõ hai phạm trù tỷ
suất và khối lượng giá trị thặng dư. Mục đích của nhà tư bản trong nền kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa không những chỉ dừng lại ở mức có được giá trị
thặng dư, mà quan trọng là phải thu được nhiều giá trị thặng dư, do đó cần có
thước đo để đo lường giá trị thặng dư về lượng. C.Mác đã sử dụng phạm trù tỷ
suất và khối lượng giá trị thặng để đo lường giá trị thặng dư. Tỷ suất giá trị
thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến.

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là:

Trong đó, m’ là tỷ suất giá trị thăng dư; m là giá


trị thặng dư; v là tư bản khả biến.

Tỷ suất giá trị thặng dư cũng có thể tính theo tỷ lệ phần trăm giữa thời gian lao
động thặng dư (t’) và thời gian lao động tất yếu (t).
Khối lượng giá trị thặng dư là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản
thu dược. Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư là:

M = m’. V

Trong đó, M là khối lượng giá trị thặng dư, V là tổng tư bản khả biến.

You might also like