You are on page 1of 4

chủ đề 8: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.

LIÊN HỆ
VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM.
1: Địa tô tư bản
1.1 Khái niệm
1.2 Bản chất của ĐTTB
1.2.1 Sự hình thành mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
Trong chủ nghĩa tư bản thì nông nghiệp được biến thành 1 lĩnh vực đầu tư kinh doanh theo
2 hình thức bao gồm:
- Chuyển dần từ nên nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo phương
thức tư bản chủ nghĩa ( sử dụng lao động làm thuê )
- Thông qua cuộc cách mạng tư sản => phát triển nền kinh tế tbcn
Mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp đã hình thành dựa trên một số
yếu tố chính:
1. Sự tư hữu hóa ruộng đất
2. Phát triển công nghệ
3. Thị trường
4. Quy hoạch kinh tế
trong đó tiền bạc và thị trường đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định cách mà nông
nghiệp được sản xuất và tổ chức.
1.2.2 Bản chất của ĐTTBCN
Địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ bóc lột giữa giai cấp địa chủ, nhà tư bản kinh
doanh về lĩnh vực nông nghiệp đối với người công nhân lao động
có thể xem địa tô là một bộ phận của lợi nhuận siêu ngạch nằm ngoài lợi nhuận bình quân
thu được nhờ vào giá trị thặng dư của những công nhân lao động tạo ra.
 Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp chính là người trực tiếp “bóc lột” giai cấp công
nhân.
Để làm rõ được bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa hơn, Mác đã so sánh giữa địa tô tư bản
chủ nghĩa với địa tô phong kiến

 Điểm giống nhau: Đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất.
Đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp.
 Điểm khác nhau:
* Về mặt lượng:
 Địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có
khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết
 Địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản
phẩm tương ứng với phần giá trị thặng dư ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư
bản kinh doanh nông nghiệp.
* Về mặt chất:

Địa tô phong kiến Địa tô Tư bản chủ nghĩa

Địa chủ
Địa chủ

Quan hệ
Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp
sản xuất

Nông dân
Công nhân nông nghiệp làm thuê

Địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm
Địa chủ trực tiếp thuê thông qua nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.
Hình thức
bóc lột nông dân

=>Địa tô TBCN nhỏ hơn địa tô phong kiến.


Trong đó Nhưng cuối cùng Mác cũng kết luận rằng: “Dù hình thái đặc thù của địa tô như
thế nào thì tất cả những loại hình của nó đều có một điểm chung là sự chiếm hữu địa tô là
hình thái kinh tế dưới đó có quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện”( Khúc này dòm
bảng đọc cho đúng từng chữ).
=> Kết luận: địa tô chính là phương tiện, là công cụ để bọn địa chủ bóc lột nông dân.
1.3 Các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa
Gồm 2 hình thức: địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch.
1.3.1 Địa tô chênh lệch
- Địa tô chênh lệch là một khái niệm triết học, mang tính trừu tượng. Hiện nay không có khái
niệm cụ thể về "địa tô chênh lệch ".
Khái niệm địa tô chênh lệch được Mác sử dụng khi phân tích về giá trị và giá cả đất đai trong
trường hợp đất đai được khai thác, sử dụng và cho thuê.
+ Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những ruộng đất có lợi thế về điều kiện
sản xuất.
Vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận thu được trên những điều kiện sản xuất thuận lợi
hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả chung của nông phẩm được quyết định bởi điều kiện
sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất trung bình và tốt.
( R =R tốt – R xấu, hiểu vậy rồi nói theo ý mình )
=> Định lượng: Địa tô chênh lệch = giá cả sản xuất trên ruộng xấu – giá cả sản xuất trên
ruộng tốt
- Địa tô chênh lệch gồm có địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II:
+ Địa tô chênh lệch I được hiểu là loại địa tô thu được trên những thửa ruộng, thửa đất có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi và có vị trí đắc địa, thuận tiện
như gần nơi tiêu thụ hoặc đường giao thông
+ Địa tô chênh lệch II là địa tô mà địa chủ thu được trên những mảnh đất đã được đầu tư,
thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất (đầu tư thêm tư liệu sản xuất, cải tiến kỹ thuật,
…).
1.3.2 Địa tô tuyệt đối
Khái niệm địa tô tuyệt đối đòi hỏi các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp có nghĩa vụ
phải trả một khoản tiền cố định cho địa chủ, bất kể chất lượng đất như thế nào. ( giống
đóng tiền học thì dù như nào cũng phải đóng )
Bản chất của địa tô tuyệt đối cũng là lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân,
được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo
hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá
cả sản xuất chung.
LIÊN HỆ VIỆT NAM
2.1. Vận dụng trong luật đất đai
Đất đai là một tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,… Ngày nay, đất đai thuộc
quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý (theo Điều 4 Luật Đất Đai
2013).
Việc áp dụng địa tô vào lĩnh vực luật đất đai ở Việt Nam có thể gặp phải một số thách thức,
vì hệ thống quản lý đất đai ở nước ta hiện nay phản ánh sự kết hợp giữa chủ nghĩa tư bản và
yếu tố xã hội chủ nghĩa Nên việc vận dụng địa tô tư bản chủ nghĩa vào luật đất đai Việt Nam
cần được thực hiện một cách thận trọng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất
nước và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và người
dân trong quá trình thực hiện.
2.2. Vận dụng trong thuế đất nông nghiệp
Thuế nông nghiệp ở đây không đại diện cho sự bóc lột nông dân mà là quyền lợi và nghĩa vụ
của mọi người. Trên thực tế, thuế nông nghiệp hiện nay hầu như không còn được sử dụng ở
Việt Nam mà số tiền nông dân phải trả sau mỗi vụ thu hoạch, chúng được gọi là phí, dùng để
chi trả cho nhiều dịch vụ do Nhà nước cung cấp như phí điện, thủy lợi,... Điều này giúp
khuyến khích việc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy công bằng và
hợp lý trong việc đóng góp vào ngân sách quốc gia từ tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông
nghiệp.
2.3. Vận dụng trong việc cho thuê đất
Trong thời điểm hiện nay, những cá nhân có nguồn tài chính muốn thành lập công ty đều
phải thuê đất của chính phủ, họ phải trả cho chính phủ một số tiền tương xứng với quy mô
và vị trí của tài sản thuê.
Tuy nhiên, khi áp dụng lý thuyết về địa tô của Karl Marx vào quản lý đất đai, những hạn chế
nhất định trở nên rõ ràng. Trong xã hội phong kiến và tư bản, người sử dụng đất có nghĩa vụ
trả tiền thuê đất cho địa chủ, trong khi ngày nay, tiền thuê đất được thể hiện dưới hình thức
thuế đất, thuế nhà, tiền thuê đất, tất cả đều đóng góp vào ngân sách nhà nước. Việc phân
bổ ngân sách này sau đó được sử dụng cho các sáng kiến phát triển quốc gia.
3. Kết luận:
Lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của Marx không chỉ vạch rõ bản chất của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa tronginông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách kinh
tế liên quan đến thuế, đến điều tiết các loai địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất đai. Nhằm
kết hợp hài hòa các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm, phát triển
một nền nông nghiệp hàng hóa sinh thái bền vững.

You might also like