You are on page 1of 69

SLUẬT ĐẤT ĐAI

3 câu hỏi lớn của Luật Đất Đai:


1. Chế độ sở hữu về đất đai ở Việt Nam là gì?
2. Các quy định quản lý nhà nước về nhà nước về đất đai như thế nào?
3. Địa vị pháp lý của người sử dụng đất ra sao? – quyền, nghĩa vụ
VẤN ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI
I. KHÁI NIỆM LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Định nghĩa Luật Đất Đai
Luật Đất đai là một ngành luật trong hệ thống PL VN, gồm tổng hợp các quy phạm PL
đất đai, do Cơ quan NHà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ
XH phát sinh trong quá trình con người trực tiếp chiếm hữu quản lý và sử dụng đất đai,
nhằm sử dụng đất đúng mục đích đúng quy hoạch tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao vì
lợi ích của nhà nước, của xã hội và lợi ích của người sử dụng
- Đai: phạm vi, ranh giới, thửa đất cụ thể, các QPPL hướng tới đẻ điều chỉnh các quan hệ
XH phát sinh có chủ thể cụ thể, đối tượng cụ thể
- Là 1 ngành Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Gồm tổng hợp các quy phạm pháp
luật đất đai
=> do Cơ quan Nhà nước có thảm quyền ban hành
=> Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình con người trực tiếp
chiếm hữu quản lý sử dụng đất đai
=> Nhằm sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế
cao vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội và lợi ích của người sử dụng đất.
* Lịch sử hình thành luật đất đai
- Luật đất đai năm 1987 ban hành ngày 29/12/1987 có hiệu lực từ ngày 08/01/1988
- Luật Đất đai năm 1993 ban hành ngày 14/7/1993 có hiệu lực ngày 15/10/1993
- Luật sử đổi ổ sung 1998 có hiệu lực 01/01/1999
- Luật sửa đổi bổ sung 2001 có hiệu lực 01/10/2001
- Luật đất đai năm 2003 ban hành ngày 26/11/2003 có hiệu lực ngày 01/7/2004
- Luật Đất đai năm 2013 ban hành ngày 29/11/2013 có hiệu lực ngày 1/7/2014
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Đất Đai
- Là các quan hệ xã hội (quan hệ người – người) phát sinh trong quá trình con người trực
tiếp chiếm hữu quản lý và sử dụng đất đai được các quan hệ pháp luật điều chỉnh. Bao
gồm 2 nhóm quan hệ:
+ Nhóm quan hệ giữa cơ quan nhà nước và người sử dụng đất.
+ Nhóm quan hệ giữ những người sử dụng đất với nhau.
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Đất Đai
- Là cách thức mà Nhà nước dùng pháp luật tác động vào các chủ thể tham gia vào quan
hệ pháp luật đất đai, bao gồm 2 phương pháp:
+ Hành chính – Mệnh lệnh: giữa CQNN với người sử dụng đất
+ Bình đẳng thỏa thuận: giữa những người sử dụng đất với nhau
II. NGUỒN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Khái niệm
- Nguồn là hình thức pháp lý thể hiện ý chí của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Nó bao
gồm các văn bản quy phạm pháp luật đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo đúng trình tự, thủ tục ban hành văn bản để điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong lĩnh vực đất đai.
2. Phân loại
- Văn bản luật:
+ Hiến pháp 2013
+ Luật Đất đai 2013
+ Bộ luật dân sự 2015
+ Luật kinh doanh bất động sản 2014
- Văn bản dưới luật
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
+ Các văn bản của Chính phủ và thủ tướng chính phủ.
Một số văn bản PL cần thiết:
- NĐ 43/2014/NĐ-CP
- NĐ 44/2014/NĐ-CP
- NĐ 45/2014/NĐ-CP
- NĐ 46/2014/NĐ-CP
- NĐ 47/2014/NĐ-CP
- NĐ 102/2014/NĐ-CP
III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI (5 NT)
1. Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân (SHTD) do nhà nước đại diện làm chủ sở
hữu
* Cơ sở pháp lý:
- Điều 53 Hiến pháp 2013
- Điều 4 LĐĐ 2013
* Nội dung nguyên tắc
- Đất đai trên phạm vi toàn quốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý
- Là chủ sở hữu đại diện, Nhà nước có đầy đủ 3 quyền năng cơ bản của sở hữu tài sản:
+ Quyền chiếm hữu
+ Quyền sử dụng
+ Quyền định đoạt
- Quyền của đại diện chủ sở hữu về đất đai được thể hiện qua các hoạt động sau (Điều
13):
+ Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
+ Quyết đinh mục đích sử dụng đất
+ Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất
+ Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất
+ Quyết định giá đất
+ Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
+ Quyết định chính sách tài chính về đất đai
+ Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
2. Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy định PL
* Cơ sở pháp lý
- Khoản 1 Điều 54 Hiến pháp 2013
- Điều 4 Luật Đất Đai 2013
* Nội dung nguyên tắc
- Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia. Là nguồn lực quan trọng nhất phát triển đất
nước, được quản lý theo PL
- Với vai trò đại diện chủ sở hữu, thực hiện thống nhất quản lý đất đai nhà nước thực hiện
ban hành quy phạm pháp luật và trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, thu hồi
đất,…
3. Nguyên tắc ưu tiên và bảo vệ phát tiển quỹ đất nông nghiệp
* Nội dung nguyên tắc
- Hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thủ sản và
làm muối có đất để sản xuất
- Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong
hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác
phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất.
- Nhà nước có quy định cụ thể về đất trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyền nhượng đất
trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng
vào mục đích khác
- Nhà nước khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức khai hoang, phục hòa lấn biển phủ xanh
đất trồng, đồi núi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp
- Nghiêm cấm mở rộng tùy tiện các khu dân cư từ đất nông nghiệp, hạn chế lập vườn từ
đất trồng lúa.
4. Nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm
* Cơ sở pháp lý
- Điềi 63 Hiến pháp 2013
- Điều 6 LDD 2013
* Nội dung nguyên tắc
- Sử dụng đất hợp lý là việc sử dụng đất trên cơ sở tính toán khoa học nhằm đảm bảo mục
đích sử dụng đất phù hợp với khả năng sinh lợi từ đất, đảm bảo hoạt động lập, triển khai,
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất với hiệu quả cao
- Sử dụng đất tiết kiệm là việc khai thác một cách triệt để, tối đa lợi ích kinh tế do đất
mang lại, tránh hiện tượng bỏ hoang đất đai, lãng phí đất đai.
5. Nguyên tắc thường xuyên bồi bổ cải tạo đất
* Nội dung
- Đất đai là tặng vật của thiên nhiên là nơi diễn ra mọi hoạt động sống, sx, kte chính trị...
việc khai thác và sd đất có mang lại hiệu quả kte hay ko phụ thuộc chủ yếu vào con
người.
- Đất đai cx như mọi thực thể trong xh đều có chu kì sinh học riêng, việc khai thác và sd
đất một cách khoa học hợp lý sẽ mang tới gtri phát triển bền vững.
IV. QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
1. Khái niệm quan hệ PL đất đai
Là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất
đai đc các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh.
- Nhóm quan hệ trong quản lý đất đai: Đây là nhóm quan hệ trong quan hệ trong quá
trình quản lý NN về đất đai theo đó bao gồm các quan hệ giữa NN vs người sd đất, quan
hệ giữa các cơ quan NN vs nhau
- Nhóm quan hệ trong sd đất đai: Đây là nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình sd đất
giữa các chủ thể sd đất vs nhau
2. Các yếu tố cấu thành quan hệ PL đất đai
- Thành phần quan hệ PL đất đai :
+ Chủ thể
+ Khách thể
+ Nội dung
* Chủ thể của quan hệ PL đất đai
- Chủ thể của quan hệ PL đất đai là các bên tgia trong quan hệ PL đất đai, bao gồm chủ
thể quản lý và chủ thể sử dụng
- Chủ thể quản lý: CQNN được Nhà nước trực tiếp trao quyền quản lý đất đai. NN với vai
trò là đại diện chủ sở hữu về đất đai thực hiện hoạt động quản lý NN về đất đai tqua hệ
thống các cơ quan:
+ Cơ quan quyền lực: Quốc hội và Hội đồng nhân dân
 Quốc hội: Ban hành PL về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng của cả
nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với vc quản lý sd đất trong pvi cả nước
 Hội đồng nhân dân: Thực hiện chức năng giám sát việc chấp hành PL đất đai,
chức năng tqua quy hoạch, kế hoạch sd đất do UBND cùng cấp lập trc khi cơ quan có
thẩm quyền xét duyệt.
+ Cơ quan thẩm quyền chung: Chính Phủ và UBND các cấp
 Chính phủ: Là cơ quan hành chính cao nhất trực tiếp ban hành các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sd đất cấp tỉnh, quốc phòng, an
ninh (không tham gia trực tiếp trong quan hệ giao đất, choa thuê đất nhưng vẫn tham gia
gián tiếp việc quản lý đất đai = UBND các cấp)
 Ủy ban nhân dân: Trực tiếp tgia hoạt động quản lý NN về đất đai. Chịu trách
nhiệm quản lý đất đai tại địa phương
+ Cơ quan thẩm quyền chuyên môn: Bộ, Sở, Phòng TNMT và các công chức địa chính
 Bộ Tài Nguyên và Môi trường: là cơ quan của Chính Phủ, thực hiện các chức năng
quản lý NN trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên nc, tài nguyên khoáng sản, địa chất,
môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, quản lý tổng hợp và thống nhất về biển
và hải đảo, quản lý NN các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Bộ. Bộ tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trc chính phủ trong vc thống nhất
quản lý NN về đất đai.
 Sở tài nguyên và môi trường: Là cơ quan chuyên môn qly chuyên ngành về đất đai
thuộc UBND cấp tỉnh, đồng thời của sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Có chức năng quản lý tài nguyên đất, khoáng sản, môi trường…
 Phòng tài nguyên và môi trường: Là cơ quan thuộc UBND cấp huyện, đồng thời
chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Có chức năng
quản lý tài nguyên đất, các tài nguyên khác và môi trường; đo đạc bản đồ
 Công chức địa chính: Công chức địa chính cấp xã có TN giúp UBND cấp xã trong
vc quản lý đất đai tại địa phương
+ Tổ chức dịch vụ công và các tổ chức hỗ trợ khác: Văn phòng đăng kí đất đai; Tổ chức
phát triển quỹ đất
 Văn phòng đăng kí đất đai (cáp tỉnh trực thuộc Sở tài nguyên môi trường, có chi
nhánh ở các quận, huyện, thị trận): là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở tài nguyên và
môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con
dấu riêng và đc mở tài khoản để hoạt động theo quy định của PL. Văn phòng đăng ký đất
đai có chức năng thực hiện đăng kí đất đai và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng,
quản lý, cập nhật, chính lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê,
kiểm kê đất đai, cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu
cầu. Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh
 Tổ chức phát triển Quỹ đất: là đơn vị sự nghiệp công dc thành lập theo quy định
của PL về thành lập, tổ chức, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có
trụ sở, con dấu riêng và dc mở tài khoản để hoạt động theo quy định của PL. Có chi
nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tổ chức phát triển quỹ đất có
chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất, tổ chức thực hiện việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch
vụ khác.
- Chủ thể sử dụng: Là các chủ thể trực tiếp tgia vào quan hệ PL đất đai có đầy đủ năng
lực PL và năng lực hành vi
+ Tổ chức trong nước
+ Cá nhân, hộ gia đình
+ Cộng đồng dân cư
+ Cơ sở tôn giáo
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
+ Người VN định cư ở nước ngoài
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
* Khách thể của quan hệ luật đất đai:
- Là toàn bộ vốn đất quốc gia, là vùng đất, diện tích đất cụ thể mà NN với vai trò đại diện
chủ sở hữu đã xây dựng chế độ pháp lý đối với từng nhóm đất
+ Chế độ pháp lý đất nông nghiệp
+ Chế độ pháp lý đất phi nông nghiệp
+ Chế độ pháp lý đất chưa sử dụng
* Nội dung của quan hệ luật đất đai:
- Là toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ PL đất đai
+ Quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản lý đất đai
+ Quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất đai
VẤN ĐỀ 2: CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ ĐẤT ĐAI
- Người dân có đất bị thu hồi nhưng khi bồi thường thì chỉ có 100 triệu
1. Cơ sở của vc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
1.1. Cơ sở lý luận
Quan điểm của Mác về tính tất yếu xây dựng chế độ SHTD về đất đai
- Theo Mác ông cho rằng đất đai là 1 vấn đề to lớn:
+ Đất đai là mục tiêu của các cuộc CM: dành lại ruộng đât cho dân cư
+ Đất đai là cội nguồn của các sp xh
+ Đất đai là tư liệu sx đặc biệt của nông dân
+ Đất đai là môi trường sống của xã hội (tạo vật của thiên nhiên ban tặng cho con
người)
- Theo LêNin ông cho rằng 1 trong những nhiệm vụ của chính quyền công nông là xác
lập chế độ SHTD về đất đai trong phạm vi cả nc nhằm mang lại ruộng đất cho nông dân.
1.2. Cơ sở thực tiễn
- Luận cương chính trị năm 1930 xác định rõ chính sách ruộng đất: “quyền sở hữu ruộng
đất thuộc về chính phủ công nông”
- CM T8 năm 1945 thành công: bãi bỏ các luật thuế về ruộng đất chế độ cũ
- Năm 1946 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh về giảm tô; bãi bỏ thuế thổ trạch ở thôn quê
- Năm 1953 Quốc hội thông quan luật thuế cải cách ruộng đất. Thực hiện khẩu hiệu “
người cày có ruộng”
- Hiến pháp 1959 “...bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất...”
- Hiến pháp 1980 ( điều 19,20); hiến pháp 1992 ( điều 17,18); hiến pháp 2013 ( điều 53).
2. Củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị
trường
2.1. Sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện chế độ SHTD về đất
đai
- PL đất đai chưa xác định rõ những nội dung cụ thể của khái niệm sở hữu toàn dân về
đất đai và chưa xác định rõ vai trò của NN trong vc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối
vs đất đai
- PL đất đai mới tiếp cận vấn đề SHTD đối với đất đai theo khía cạnh kte
- Lý luận về SHTD hiện nay dường như chưa quan tâm xd những luận cứ KH để hình
thành và quản lý thị trường BĐS pt bền vững
+ Bất động sản là “đứa con cưng” của thị trường. Với thời điểm bất động sản đống
băng nên thị trường thay đổi và ảnh hưởng ko nhỏ tác động đến đời sống kt- xh của con
người.
2.2. Đổi mới quan hệ sở hữu đất đai trong nền kte thị trường
- Định hướng đổi mới quan hệ SH đất đai trong điều kiện kte thị trường
+ Cần xác định rõ ràng hơn, cụ thể hơn người chủ sở hữu đất đai thông qua vc làm
rõ vai trò của NN
+ Vc củng cố và hoàn thiện quan hệ SH đất đai phải đảm bảo quyền quản lý tập
trung, thống nhất của NN đối vs toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi toàn quốc
+ Mở rộng các quyền của người sd đất nhằm khuyến khích tạo điều kiện để họ gắn
bó chặt chẽ, lâu dài vs đất đai
+ Xác lập khung pháp lý đồng bộ nhằm đưa quan hệ đất đai vận động theo các quy
luật khách quan của nền kte thị trường.
- Thể chế hóa vc đổi mới quan hệ sở hữu đất đai trong Luật Đất đai
+ Nâng cao vai trò của NN với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân
.) Tái khẳng định hình thức sở hữu trong Luật HP, LĐĐ
.) Xác định rõ quyền định đoạt đất đai của NN
.) Thực hiện điều tiết lợi ích từ đất
+ Thực hiện quyền đại diện CSH toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý NN về
đất đai
.) NN đại diện CSH về đất đai
.) NN thống nhất quản lý đất đai
3. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
3.1. Khái niệm về quyền SH và chế độ SH đất đai
- QSH ra đời gắn liền vs sự xuất hiện của PL nhằm phân biệt QSH của chủ sở hữu này vs
chủ sở hữu khác. Dưới góc độ pháp lý QSH là 1 phạm trù pháp lý phản ánh các quan hệ
sở hữu trong chế độ sở hữu nhất định.
- QSH gồm 3 quyền: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản
của mk. Song hành vs sự ptrien của LLSX và QHSX, 3 quyền này cx vận động và phát
triển theo hướng tập trung hoặc phân tách ra
=> Các quyền này có thể tập trung vào CSH hoặc CSH chuyển giao 1 hoặc 1 nhóm
quyền cho CSH khác thực hiện trong khuôn khổ quyền sở hữu của mk đc PL quy định
- Chế độ sở hữu là sự hợp thành bởi toàn bộ quan hệ sở hữu trong XH tương ứng với mỗi
phương thức sx. Chế độ sở hữu ko chỉ là yêu tố cơ bản xác lập nền tảng của 1 chế độ XH
mà còn luôn luôn thể hiện bản chất của chế độ đó.
=> nếu chế độ sở hữu dc thiết lập phù hợp vs các quy luật khách quan thì nó sẽ là môi
trường tốt, thúc đẩy kte pt và ngc lại. Vì vậy vậy ko thể thiết lập chế độ sở hữu nóng vội,
chủ quan mà phải tùy vào tính chất, trình độ phát triển của LLSX của xh.
3.2. Quan niệm sở hữu toàn dân về đất đai
* Trong khoa học pháp lý hiện nay tồn tại nhiu quan điểm khác nhau về vc có hay ko sự
đồng nhất giữa khái niệm SHTD về đất đai và khái niệm sở hữu NN về đất đai
- Quan điểm thứ nhất, không thừa nhận sự đồng nhất giữa 2 khái niệm này => SHTD về
đất đai là 1 KN dc sd để phản ánh đất đai thuộc về sở hữu chung của 1 cộng đồng xh, bao
gồm toàn dân. KN này ko chỉ ra dc hay nói cách khác ko định danh đc 1 người cụ thể nào
là chủ sở hữu đất đai. SHTD về đất đai đc hiểu là toàn dân đều có quyền sở hữu về đất
đai và quyền này ko thuộc riêng 1 cá nhân nào trong xã hội. Còn KN sở hữu NN về đất
đai mang tính cụ thể hơn, nó chỉ ra dc NN là CSH đối vs đất đai.
- Quan điểm thứ hai, đông nhất giữa 2 KN này. Sự đồng nhất dc lý giải bởi lý do xuất
pháp từ bản chất của NN VN là NN của dân, do dân và vì dân, NN do nhân dân lao động
thiết lập nên, địa biểu trung thành của ý chí và nguyện vọng của nhận dân nên lợi ích của
NN là của toàn thể nhân dân lao động.
* Tuy nhiên, ko nên đồng nhất giữa 2 KN này bởi những lý do sau:
- Thứ nhất trong Hiên sphaps 1980, 1992, 2013, LĐĐ 1987, 1993, 2003, 2013 và các văn
bản PL khác có liên quan chưa hề đề cập đến KN sở hữu NN về đất đai mà chỉ đưa ra KN
SHTD về đất đai thông qua quy định: đất đai thuộc SHTD do NN đại diện CSH
- Thứ hai khi nói về SHTD về đất đai là đề cập đến 1 hệ thống quy chế chung trong quan
hệ đất đai mà toàn dân làc hủ thể nhưng toàn dân ko thể tự đứng ra để thực hiện những
quyền SH cụ thể.
=> Khái niệm về chế độ SHTD về đất đai là 1 khái niệm pháp lý gồm tổng hợp các quy
phạm PL điều chỉnh các quan hệ SH đất đai trong đó xác nhận, quy định và bảo vệ quyền
đại diện chủ sở hữu của NN trong vc chiếm hữu, sd và định đoạt đất đai.
4. Chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu đất đai
4.1. Chủ thể quyền SH đất đai
* Với tư cách là đại diện chủ SHTD về đất đai, NNCHXHCNVN thực hiện quyền định
đoạt đất đai. Quyền sở hữu đại diện của NN mang tính chất duy nhất vè tuyệt đối.
- Tính duy nhất thể hiện, PL ko cho phép tồn tại bất kỳ hinhd thức SH nào khác ngoài
hình thức SHTD về đất đai do NN là chủ thể đại diện => ko có bất kỳ 1 tổ chức, cá nhân
nào khác là đại diện CSH khác VN
- Tính tuyệt đối thể hiện, toàn bộ vốn đất trong phạm vi cả nc dù đã đc giao hay chưa dc
giao cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào sử dụng đều thuộc SHTD do NN đại diện CSH và
thống nhất quản lý.
4.2. Khách thể của quyền SH đất đai
- Khách thể của quyền SH NN đối với đất đai là toàn bộ vốn đất đai nằm trong pvi lãnh
thổ quốc gia, bao gồm đất liền, hải đảo và lãnh hải
- Căn cứ theo mục đích sử dụng khách thể - đất đia hiện nay chia làm 3 nhóm
+ Nhóm đất nông nghiệp
+ Nhóm đất phi nông nghiệp
+ Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm cac loại đát chưa xác định mục đích sd
4.3. Nội dung của quyền SH đất đai
- Quyền chiếm hữu đất đai: Là quyền của NN nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm
vi cả nc. Dưới góc độ pháp lý thì đây là quyền có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó là cơ sở
đầu tiên để xác lập 2 quyền còn lại là quyền sd và định đoạt
- Quyền sd đất đai: Là quyền khai thác các thuộc tính có ích của đất đai để phục vụ cho
các mục tiêu pt kte – xh của đất nc
- Quyền định đoạt đất đai: Là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Đây là
quyền rất quan trọng và chỉ có NN vs tư cách là đại diện của CSH đất đai mới dc thực
hiện quyền định đoạt này:
+ Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất
+ Quyết định trao quyền sử dụng đất
+ Quyết định chính sach tài chính về dd
+ Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

6/2/2023
VẤN ĐỀ 3:
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PL VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
ĐẤT ĐAI
I. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
VBPL:
- Chương 4 Luật Đất đai 2013
- Luật Quy hoạch năm 2017
- Luật sửa đổi 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018 ( điều 6)
- Nghị định số 43 năm 2014 của Chính Phủ
- Nghị định số 01 năm 2017 của Chính Phủ
- Nghị định số 148 năm 2020 của Chính Phủ
1. Khái niệm
- Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử
dụng trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với
từng vùng kinh tế - XH và đơn vị hành chính trong 1 khoảng tgian nhất định
- Kế hoạch SD đất là việc phân chia quy hoạch SD đất theo thời gian để thực hiện trong
kỳ quy hoạch sử dụng đất
Ý nghĩa của việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng ddasast: Đây là hoạt động có ý nghãi to
lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đối với Nhà nước, đó là sự đảm bảo cho
viecj sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm, đạt các mục tiêu nhất định phù hợp với các quy
định của nhà nước. Đồng thời tạo điều kiện cho Nhà nước theo dõi giám sát được quá
trinhg sử dụng đất
* Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất là 2 khái niệm khác nhau nwhng có mối
quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau không thể tách rời

Quy hoạch sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất


Giống Đều là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai
Quy hoạch sử dụng đất là việc lập
phương án sử dụng đất cho một
giai đoạn nhất định và thường là Là việc lập các công việc chi tiết.
dài hạn, mang tính định hướng cụ thể với việc xác định thời gian
Khác
chiến lược cho sự phát triển, ví dụ cụ thể để sử dụng đất theo đúng
định hướng phát triển quy hoạch dô quy hoạch
thị của thủ đô Hà Nội đến năm
2050

b. Vai trò
- Định hướng tương lai sử dụng đất (phù hợp với sự ptr kinh tế - XH của thời kỳ cụ thể)
- Xác đinh mục đích sử dụng đất
- Là cơ sở để phân bổ và điều chinh đát đai
- Là căn cứ trực tiếp để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
2. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ (Diều 35 LDD)
* Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất
* Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất

3. Hệ thống và kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát


a. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
- Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng
- Quy hoạch sử dụng đất an ninh
b. Hệ thống kế hoạch sử dụng đất
- KH sd đất quốc gia
- KH SDĐ cấp tỉnh
- KH SDĐ cấp huyện
- KH SDĐ quốc phòng
- KH SDĐ an ninh
c. Thời gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sử dụng đất: 10 năm
- Kế hoạch sử dụng đất: 5 năm
- Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện: hàng năm
? Tại sao KH SDĐ cấp huyện được lập hàng năm mà không phải 5 năm giống như
các cấp khác
4. Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo quy định tại Khoản 1, các Điều 38, 39, 40, 41 LDD 2013 thì căn cứ lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất ở mỗi cấp có những điểm khác nhau, nhưng nhìn chung việc lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có những căn cứ sau:
- Că cứ để lập quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
+ Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả
nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.
+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường
+ Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất, định mức sử dụng đất
+ Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất
+ Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
- Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
+ Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyets định, xét
duyệt.
+ Kế hoạch ohast triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước
+ Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
+ Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
+ Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất
5. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nội dung quy hoách sử dụng đất bao gồm:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện
trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Xác định diện tích đất các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trươc
- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ
taangfl phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; quốc
phòng an ninh
- Kế hoạch chueyern diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử dụng vào
mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng trong đất nông nghiệp
- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích
- Cụ thể hóa kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm
- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất
6. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyện quy hoạch, kế hoạch SDĐ
Lập Thẩm định Phê duyệt
Quốc gia Chính phủ Thủ tướng Quốc hội
Cấp tỉnh UBND tỉnh Bộ trưởng Bộ TN – MT Chính phủ
Cấp huyện UBND huyện Chủ tịch UBND tỉnh UBND tỉnh
Quốc phòng Bộ quốc phòng Bộ trưởng bộ TN – MT Chính phủ
An ninh Bộ công an Bộ trưởng bộ TN – MT Chính phủ

II. GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT


VBPL
- NĐ 43, 45, 46/2014
- NĐ 01/2017
- NĐ số 148 năm 2020
1. Khái niệm (Điều 3 LDD 2013)
Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính giao đất để trao quyền sử dụng
đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
Nhà nước cho thuê đất là việc cơ quan có thẩm quyền trao quyền sử dụng đất bằng hợp
đồng cho đối tượng sử dụng đất
* Giống
- Đều là hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đất sang cho các chủ thể
* Khác
- Thời điểm phát sinh địa vị pháp lý:
+ Giao đất: quyết định hành chính
+ Cho thuê đất: hợp đồng
- Nghĩa vụ tài chính
2. Căn cứ giao đất, cho thuê đất
- KH SDĐ cấp huyện hàng năm đã được phê duyệt
- Nhu cầu sử dụng đất:
+ Được thể hiện trong đơn xin giao đất, cho thuê đất
+ Được thể hiện trong dự án đầu tư
3. Hình thức sử dụng đất
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất
+ Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồn thủy sản,
làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129
+ Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự
nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất
sử dụng vào mục đích công nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 4 ĐIều
55 LDD
+ Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự
nghiệp
+ Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của nhà nước
+ Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp, cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông
nghiệp làm cơ sở tôn giáo quy định tại điều 159
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất
+ Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở
+ Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để
bán kết hợp cho thuê
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòa được
giao đất để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê
+ Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để
chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng
- Cho thuê đất
+ Nhà nước hco thuê đất thu tiền hàng năm hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho
cả thời gian thuê
+ Các trường hợp được thue đất đa phần là để sử dụng đất với mục đích sản xuất, kinh
doanh (trừ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đát để xây dựng trụ sở làm
việc)
+ Các chủ thể sử dụng đất dưới hình thức thuê đất đã được mở rộng quyền lựa chọn hình
thức thuê đất
 UBND cấp tỉnh
o Tổ chức trong nước
o DN có vốn đầu tư nước ngoài
o Cơ sở tôn giáo
o Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
o Người VN định cư ở nước ngoài
4. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
Cấp có
Phạm
thẩm Đối tượng Hình thức trao quyền sử dụng đất
vi TQ
quyền
GĐ Hình thức trao quyền sử dụng đất
UBND cấp
Tổ chức trong nước
tỉnh
CTĐ CTĐ trả tiền 1 lần và hàng năm
Cơ sở tôn giáo GĐ Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Người Việt Nam định GĐ Giao đất có thu tiền sử dụng đất
cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đất tư
nước ngoài CTĐ CTĐ trả tiền 1 lần và hàng năm

Tổ chức nước ngoài có


CTĐ CTĐ trả tiền 1 lần và hàng năm
chức năng ngoại giao

GĐ Giao đất có, không thu tiền SDĐ


Cá nhân. Hộ gia đình
UBND cấp trong nước
CTĐ CTĐ trả tiền 1 lần và hàng năm
huyển

Cộng đồng dân cư GĐ Giao đất không thu tiền sử dụng đất

UBND cấp xã cho thuê đất 5% sử dụng vào mục đích công ích

III. QUY ĐỊNH VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG
1. Khái niệm thu hồi đất
- Quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt quan hệ
pháp luật đất đai, quyền và lợi ích của người sử dụng đất để nhằm phục vụ lợi ích của
Nhà nước và xã hội hoặc hành xử hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Hoặc:
- Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng
đất đang có người sử dụng trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật
đất đai.
2. Các trường hợp thu hồi đất
a. Thu hồi đất do nhu cầu của Nhà nước
- Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh – quốc phòng (Điều 61)
- Lợi ích công cộng, xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia (Điều 62)
- Thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế
+ Để xây dựng khu công nghiệp
+ Để xây dựng khu kinh tế
+ Để xây dựng khu công nghệ cao
+ Để thực hiện các dự án đầu tư lớn theo quy định của chính phủ
+ Để thực hiện các dự án ODA
b. Thu hồi đất do có hành vi vi phạm PLĐĐ
- Thu hồi đất vì không đúng thẩm quyền
- Thu hồi đất vì người sử dụng đất cố tình không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
VD: khai thác quá chiều cao, độ sâu theo quy định PL. VD ở khu vục Hoàn Kiếm, giới
hạn chiều cao
- Thu hồi đất vì đất đã giao, cho thuê không sử dụng liên tục trong thời hạn:
+ 12 tháng: đất trồng cây hàng năm
+ 18 tháng: đất trồng cây lâu năm
+ 24 tháng: đất trồng rừng
=> Đảm bảo đất phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
- Thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư không được sử dụng trong 12 tháng liên tục hoặc
tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng kể từ khi nhận bàn giao đất
c. Thu hồi đất do những lý do đương nhiên khách quan
- Thu hồi đất vì hết hời hạn sử dụng đất
- Thu hồi đất vì người sử dụng đất chết mà không có người thừa kế
- Thu hồi đất vì người sử dụng đất tự nguyện tặng, cho quyền sử dụng cho người khác
- Thu hồi đất vì người sử dụng đất là các tổ chức giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác
hoặc giảm nhu cầu sử dụng đất
- Thu hồi đất vì đất thuộc khu vực ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sạt lở, sụt lún… làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự an toàn con người,…
3. Nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
- Người sử dụng khi nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi
thường
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cung mục đích sử dụng với các
loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá
đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu
hồi đất.
- Việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng
(khi thu hồi đất anh này thu hồi đất quy đổi có giá trị bao nhiêu, anh kia có gtri bao nhiêu,
phải công bằng, k thể 1 bên 1 dồng, 1 bên 10 đồng), công khai, kịp thời và đúng quy định
PL
4. Điều kiện được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
- Thu hồi đất do nhu cầu của Nhà nước => được bồi thường về đất và tài sản:
+ Điều kiện bồi thường về đất
 Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất
 Có 1 trong các giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 100 LDD 2013
 Thu hồi không có bất kỳ loại giấy tờ nào
o Sử dụng đất ổn định, lâu dài
o Không có tranh chấp
o Phù hợp với quy hoạch
+ Điều kiện bồi thường về tài sản gắn liền với đất (công trình xây dựng, nhà ở, cây
trồng, vật nuôi – gắn liền với mục đích sử dụng đất - vật nuôi trồng hải sản, thủy sản)
 Tài sản tạo ra trên đất hợp pháp: tài sản (công trình xây dựng trên đất hợp pháp –
phi nông nghiệp. đất xây dựng,… - hợp pháp theo quy định PL: có giấy phép xây
dựng)=> công trình xây dựng 1 cách hợp pháp và được tạo lập 1 cách hợp pháp
 Tài sản tạo lập trước khi có:
o Quyết định thu hồi đất
o Công bố quy hoạch
- Do có hành vi vi phạm PL đất đai => không được bồi thường
- Do những lí do đương nhiên khách quan => không đặt ra vấn đề bồi thường đất
5. Thẩm quyền thu hồi đất
Theo điều 66 LDD 2013:
1. UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:
a. Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
b. Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn
2. UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp:
a. Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
b. Thu hồi đất ở của nười Việt Nam định cư ở nước noài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của
cấp tỉnh và cấp huyện thì UBND cáp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho
UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.
13/02/2023
THẢO LUÂN

Câu 1:
1. Phân biệt quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất
- Định nghĩa
- Thời kỳ
- Hệ thống
2. Phân biệt hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử
dụng đất
Điểm giống nhau:
– Định nghĩa: Giao đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử
dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
– Đều do nhà nước trao quyền sử dụng đất; (UBND các cấp tùy thuộc vào từng trường
hợp và đối tượng .
Theo điều 59 Luật đất đai 2013 Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất
– Các chủ thể nhận quyền sử dụng đất đều là các chủ thể có đầy đủ khả năng và nhu cầu
sử dụng đất;
– Căn cứ trên pháp luật về đất đai và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
– Có quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.
– Đều là giao đất có hạn mức
Sự khác nhau:
Theo điều 54, 55 Luật đất đai 2013

Giao đất không thu tiền sử dụng


Giao đất có thu tiền sử dụng đất
đất

Hình
thức
Có thu tiền sử dụng đất Không thu tiền sử dụng đất
sử
dụng

Đối Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng Nhà nước giao đất không thu tiền sử
tượng đất trong các trường hợp sau đây: dụng đất trong các trường hợp sau
đây:
TH1: Người được Nhà nước giao
đất
a) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất 1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
ở; xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối được giao
b) Tổ chức kinh tế được giao đất để
đất nông nghiệp trong hạn mức quy
thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
định tại Điều 129 của Luật này;
để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
c) Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư 2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ,
nước ngoài được giao đất để thực hiện đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất
dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở
hoặc để bán kết hợp cho thuê; cơ quan, đất sử dụng vào mục đích
quốc phòng,
d) Tổ chức kinh tế được giao đất thực
hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, an ninh;
nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử
đất sử dụng vào mục đích công cộng
dụng đất gắn với hạ tầng (sau đây gọi
không nhằm mục đích kinh doanh;
tắt là đất nghĩa trang, nghĩa địa);
đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không
đ) Tổ chức kinh tế được giao đất để thuộc trường hợp quy định tại khoản
xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng, 4 Điều 55 của Luật này;
trong đó có diện tích nhà ở để bán
hoặc để bán kết hợp cho thuê.
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa
TH2: Người đang sử dụng đất được
Nhà nước cho phép chuyển mục tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng
đích sử dụng đất công trình sự nghiệp;
a) Đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp có nguồn gốc được giao không
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng
thu tiền sử dụng đất, nay được cơ quan
nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án
nhà nước có thẩm quyền cho phép
của Nhà nước;
chuyển sang sử dụng làm đất ở hoặc
đất nghĩa trang, nghĩa địa;
b) Đất nông nghiệp có nguồn gốc 5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất
được Nhà nước giao có thu tiền sử nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng
dụng đất, chuyển sang sử dụng làm đất đất phi nông nghiệp quy định tại
ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có khoản 1 Điều 159 của Luật này.
thu tiền sử dụng đất;
c) Đất phi nông nghiệp (không phải là
Ngoài ra
đất ở) có nguồn gốc được Nhà nước
giao có thu tiền sử dụng đất chuyển
sang sử dụng làm đất ở có thu tiền sử
Người Việt Nam định cư ở nước
dụng đất;
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
được Nhà nước cho thuê đất dưới
hình thức nộp tiền thuê đất một lần
d) Đất nông nghiệp, đất phi nông
hoặc tham gia đấu giá đất do Nhà
nghiệp (không phải là đất ở)
nước tổ chức đối với đất dự án xây
có nguồn gốc được Nhà nước cho thuê dựng nhà ở để bán
đất nay chuyển sang sử dụng làm đất ở
hoặc để bán kết hợp với cho thuê mà
hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa đồng
đã nộp tiền thuê đất một lần bằng với
thời với việc chuyển từ thuê đất sang
số tiền sử dụng đất phải nộp như
giao đất có thu tiền sử dụng đất.
trường hợp giao đất có thu tiền sử
dụng đất đối với đất ở hoặc theo giá
đất trúng đấu giá
TH3: Hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất làm nhà ở, đất phi nông theo quy định tại Luật Đất đai năm
nghiệp được Nhà nước công nhận có 2003, nếu có nhu cầu chuyển sang
thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng giao đất có thu tiền sử dụng đất theo
7 năm 2014 quy định của Luật Đất đai năm 2013
thì không phải nộp tiền sử dụng đất
(Theo khoản 5 điều 20 nghị định
(Theo điều 2, nghị định 45/2014/NĐ-
45/2014/NĐ-CP)
CP)

Sử dụng đất có thời hạn.


Sử dụng đất ổn định lâu dài: Nhà
Thời
– Trường hợp Nhà nước giao đất được nước giao đất sử dụng ổn định lâu dài
hạn sử
sử dụng lâu nhất là sử dụng ổn định cho người sử dụng vào các mục đích
dụng
lâu dài. quy định tại Điều 125 Luật Đất đai
đất
2013.
Điều 126 Luật đất đai 2013

? Khoản 2 Điều 54 và Khoản 4 Điều 55 tại sao khác

3. Phân biệt hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất
2.1 Về cơ sở pháp lý
- Theo Luật Đất đai 2013, Luật số 45/2013/QH13.
Giao đất có thu tiền sử dụng đất Cho thuê đất
Hình thức - Có hai hình thức không thu tiền Có hai hình thức là Thuê đất trả
sử dụng đất sử dụng đất và giao đất có thu tiền tiền hằng năm và Thuê đất trả tiền
sử dụng đất. một lần cho cả thời gian thuê.
- Tùy theo từng trường hợp cụ thể Luật đất đai 2013 quy định cụ thể
mà Nhà nước lựa chọn hình thức sử trường hợp thuê đất chung.
dụng đất phù hợp theo quy định tại Người thuê đất được thỏa thuận về
Điều 54 và Điều 55 Luật Đất đai hình thức trả tiền khi thuê đất. Trừ
2013 trường hợp thuộc Khoản 2 Điều 2
Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì thuê
đất trả tiền hàng năm.

Chủ thể sử Người được giao đất được chuyển Quyền và nghĩa vụ của người thuê
dụng quyền của mình lại cho người khác đất phụ thuộc vào hình thức trả
thông qua các hình thức: chuyển tiền.
nhượng, tặng cho, chuyển đổi, cho Trường hợp thuê đất trả tiền cho cả
thuê, thế chấp, góp vốn bằng quyền thời gian thuê thì người thuê đất có
sử dụng đất. (Theo Điều 179 Luật các quyền của người sử dụng đất
đất đai 2013) như trường hợp Nhà nước giao đất.
Trường hợp thuê đất trả tiền hàng
năm thì người sử dụng đất chỉ được
thực hiện việc chuyển quyền đối
với tài sản trên đất.
Chỉ có trường hợp người được Nhà
nước cho thuê đất trong khu công
nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp, làng nghề thì có quyền cho
thuê lại đất đã thuê.
Thời hạn Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước Người sử dụng đất thông qua hình
sử dụng đất giao đất có hai hình thức là sử dụng thức thuê đất đều có quy định về
đất ổn định lâu dài và sử dụng đất thời hạn, không có hình thức sử
có thời hạn. dụng ổn định lâu dài.
Nhà nước giao đất sử dụng ổn định
lâu dài cho người sử dụng vào các Thời hạn thuê đất theo từng trường
mục đích quy định tại Điều 125 hợp được quy định tối đa là 50
Luật Đất đai 2013. năm, 70 năm và 99 năm.
Trường hợp Nhà nước giao đất
được sử dụng lâu nhất là sử dụng Thời gian thuê với trường hợp thuê
ổn định lâu dài. lâu nhất là 99 năm.

Hạn mức Nhà nước quy định về hạn mức Không có quy định về hạn mức cho
sử dụng dất giao đất nông nghiệp và hạn mức thuê đất.
giao đất ở.
Diện tích đất cho thuê phụ thuộc
Tùy theo tình hình cụ thể của địa vào hai yếu tố là nhu cầu sử dụng
phương thì Ủy ban nhân dân cấp đất và quỹ đất đáp ứng.
tỉnh quy định hạn mức cụ thể giao
Diện tích cụ thể cho thuê đất được
đất ở.
ghi rõ trong Quyết định cho thuê
Đối với hạn mức giao đất nông đất hoặc hợp đồng cho thuê quyền
nghiệp quy định tại Điều 129 Luật sử dụng đất.
đất đai 2013

? Tại sao chủ thể Khoản 2 Điều 56 chỉ được thuê đất sử dụng hàng năm, không được lựa
chọn trả tiền thuê đất 1 lần
Trả lời: Vì: Nhiệm vụ của đơn vị vũ trang không phải là để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, …
 Tránh trường hợp lấn đất quốc phòng, an ninh cho các chủ thể có nhu cầu không
tốt (không chính đáng) => ảnh hưởng đến an ninh quốc gia
 Đất thuê với trả tiền hàng năm đấy không nhằm mục đích chính là mục đích quốc
phòng, an ninh => cũng không nhằm mục đích chính là sinh lời từ việc sản xuất
nông nghiệm, lâm nghiệp, … => mà nó chỉ nhằm mục đích tăng gia sản xuất phục
vụ cho các đơn vị vũ trang.
Câu 2: Các khẳng định sau đúng hay sai. Tại sao?
1. Chỉ có UBND mới có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất
Đúng. Điều 59 ldd 2013
2. Đất nghĩa trang, nghĩa địa được Nhà nước giao không thu tiền
Sai. Điều 54, 55
3. Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Sai. Vì căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, Chuyển mục đích sử
dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở không phải xin phép cơ
quan có thẩm quyền nhưng phải xin phép biến động
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất là cơ qan nhà nước có
thẩm quyền thu hồi đất
Khẳng định sai. Vì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất là UBND cấp tỉnh và cấp
huyện, UBND cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất
5. Thu hồi đất và trưng dụng đất đều dẫn đến việc chấm dứt quyền sử dụng đất
Khẳng định sai. Vì:
Về trưng dụng đất: Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 4 và Khoản 6 Điều 72 Luật Đất đai
2013, trưng dụng đất được quy định như sau:
+ Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên
tai.
+ Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu
lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn
trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình
trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
+ Người có thẩm quyền trưng dụng đất có trách nhiệm giao cho tổ chức, cá nhân quản lý,
sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích, hiệu quả; hoàn trả đất khi hết thời hạn trưng
dụng; bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.
Theo quy định trên, trưng dụng đất không dẫn đến việc chấm dứt quyền sử dụng đất.
Vì nhà nước chỉ trưng dụng trong thời gian nhất định sau đó sẽ hoàn trả đất khi hết
thời hạn trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra.
Về thu hồi đất: Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Theo đó,
Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc
gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy
cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy, Nhà nước sẽ quyết định thu hồi đất theo 04 trường hợp trên. Việc thu hồi đất
có dẫn đến việc chấm dứt quyền sử dụng đất theo quy định.
? Tại sao kế hoạch sử dụng đất cấp huyện lại được lập hàng năm
Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hàng năm là căn cứ để địa phương giao, cho thuê,
chuyển mục đích sử dụng và thu hồi thực hiện dự án. Hàng năm, người dân, doanh
nghiệp có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp đơn đăng ký, trên cơ sở đó, chính
quyền cấp huyện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
Hạn chế việc lạm quyền, tùy tiện tràn lan.
KH sử dụng đất cấp huyện – chi tiết => hàng năm
Câu 3: Bài tập tình huống
1. Gia đình ông H được giao 2ha đất đê trồng lúa đã 10 năm, nhưng do điều kiện khí hậu
hạn hán nhiều, đất lại ở dốc cao nên trồng lúa không năng suất. Qua một số lần trồng thử
nghiệm, ông H nhận thấy đất này phù hợp với việc trồng các loại cây khác hơn, vì vậy
ông muốn chuyển sang trồng một số loại cây như lạc, đỗ, cà phê. Khi ông H nêu vấn đề
này với 1 cán bộ xã thì được trả lời là ông không được phép trồng cây công nghiệp trên
đất trồng lúa, nếu muốn chuyển mục đích sử dụng thì phải lên UBND xã xin phép. Vậy,
cán bộ xã giải thích như vậy có đúng không? Anh/ chị tư vấn cho ông H như thế nào?
Không được trồng cây khác trên đất trồng lúa => sai. Vì không phân chia thành các loại
đất này mà phân thành đất trồng cây hàng năm (thời gian trồng, thu hoạch dưới 1 năm),
đất trồng cây lâu năm
 Nếu trồng lạc, đỗ (cây trồng hàng năm) => k cần xin phép => phải đảm bảo điều
kiện khi quay lại trồng lúa không bị ảnh hưởng
 Nếu trồng cây cà phê (cây lâu năm – thời gian trồng, thu hoạch trên 1 năm) =>
phải xin phép chuyển mục đích SDĐ ở UBND cấp huyện (Điều 57 LDD 2013)
- Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích SDĐ: UBND cấp huyện
? Ý nghĩa của việc cho phép chuyển mục đích SDD
- Phù hợp với việc trồng trọt
- Mang lại lợi ích cao nhất cho người sử dụng đất
- Hướng tới tối ưu khả năng khai thác và sử dụng đất đai
- Mỗi giai đoạn, thời kì khác nhau, để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế =>
quy hoạch đất đai khác nhau => PL, nhà nước cần phải linh hoạt trong quản lý đất
đai
- Giúp cho những chủ thể, tổ chức, gia đình, cá nhân linh hoạt hơn khi sử dụng đất,
có thể dễ dàng trong việc trồng những giống cây mới, ptr mô hình kte mới để thúc
đẩy tăng trưởng nền kinh tế nông nghiệp
2. Công ty TNHH P là tổ chức kinh tế trong nước có chức năng kinh doanh bất động sản.
Công ty P muốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán và cho thuê tại huyện
H. Khu đất mà công ty P muốn sử dụng để thực hiện dự án đầu tư hiện đang là đất nông
nghiệp do nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Hỏi:
- Hình thức sử dụng đất của công ty P trong trương hợp nói trên là gì?
- Trong trường hợp này Nhà nước có thu hồi đất của các hộ gia đình cá nhân để giao cho
công ty P thực hiện dự án không? Tại sao?
Trả lời:
- Hình thức: giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Không thu hồi vì không thuộc các quy định

20/02/2023
VẤN ĐỀ 4:
ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Văn bản PL
NĐ 43/2014
01/2017
148/2020
Tt 23/2014
Tt 24/2014
Tt 09/2014
1. Đăng ký đất đai
a. Khái niệm
Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng
pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liên với đất và quyề
quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
 1 thủ tục hành chính do CQNN có thẩm quyền thực hiẹn
 Thực hiện với 1 loại tài sản đặc biệt
b. Đặc điểm
- Là thủ tục hành chính có tính bắt buọc
- Thực hiện với loại tài sản đặc biệt
- Vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật
- Cung cấp đầy đủ các thông tin về đất đai
- Thực hiện đồng thời ghi thông tin vào hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
? Tài sản gắn liền với đất nhưng không thuộc quyền sở hữu của người sử dụng đất:
1. 07 tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp sổ đỏ
07 tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi
là sổ đỏ) khi thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không đủ điều kiện được cấp Giấy
chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật Đất đai và Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
(2) Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây
dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ
trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận
hành công trình chính;
(3) Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có
thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(4) Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn,
chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp
hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch
được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không
phải là nhà ở theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có giấy
phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng.
(5) Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần
vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
(6) Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo
quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
(7) Tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
(Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
c. Mục đích của đăng ký đất đai
- Xác nhận hiện trạng sử dụng đất và xác lập quyền sử dụng đất
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
- Ghi vào hồ sơ địa chính mọi thông tin về đất đai
d. Vai trò của đăng ký đất đai
* Đối với nhà nước:
- Giúp Nhà nước kiểm soát tình hình sử dụng đất
- Cung cấp thông tin
* Đối với người sử dụng đất
- Xác lập cơ sở pháp lý về quyền và nghĩa vụ của NSDĐ
- Đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho người sử dụng đất
e. Phân loại
* Hình thức phân chia đất đai
- Đăng ký trên giấy
+ Phổ biến
+ Người sử dụng đất đến VP dki đất đai cập tính hoặc cấp tỉnh đki…
- Đăng ký điện tử
* Đăng ký đất đai theo nội dung
- Đăng ký đất đai lần đầu
- Đăng ký biến động
f. Nguyên tắc đăng ký đất đai
- Công khai, minh bạch
- Chính xác, đầy đủ, trung thực
- Thuận tiện, đơn giản, ít tốn kém
g. Thẩm quyền đăng ký đất đai
- Văn phòng đăng ký đất đai
+ Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc sở tài nguyên môi trường, có tư cách pháp nhận, trụ
sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt đppjng
+ Chức năng:
 Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp dược ủy quyền
 Xây dựng. quản lý, cập nhật. đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu
 Cung cấp thông tin chop tổ chức, cá nhân có nhu cầu
? So sánh sự khác biệt giữa đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký đất đai biến động
Tiêu chí Đăng ký lần đầu Đăng ký biến động
phân biệt
Trường Khi ngừi sử dụng đất chưa được cấp Khi người SDĐ đã được cấp
hợp ápgiấy CNQSDĐ hoặc người được sử GCNQSDĐ nhưng có những
dụng dụng đất theo bản án hoặc quyến định thay đổi trong quá trình thực
của TAND, quyết định thi hành án hiện quyền hoặc biến động khác
của cơ quan thi hành án, quyết định ở các trường hợp cụ thể quy định
giải quyết tranh chấp đất đai của cơ tại khoản 4 diều 95 LDD 2013
quan nhà nước có thẩm quyền đã
được thi hành. Các trường hợp cụ thể
được quy định tại khoản 3 điều 95
LDĐ 2013
Trình tự Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại chi Người sử dụng đất nộp hồ sơ đến
thực hiện nhánh văn phòng đăng kysd dất đai chi nhánh văn phòng đăng ký đât
dăng ký đất cấp huyện hoặc UBND cấp xã để đai. Chi nhánh văn phòng đăng
đai chueyern lên cấp huyện. Cơ quan có ký đất đai có trách nhiệm kiểm
thẩm quyền sẽ tiếp nhận và kiểm tra tra hồ sơ, nếu phù hợp với quy
hồ sơ, cơ quan cấp giấy biên nhận cho định của PL thì thực hiện các
đối tượng thực hiện đăng ký đất đai. công việc theo quy định của PL
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, đối với từng trường hợp cụ thể,
chưa hợp lệ thì trong tối đa 3 ngày, cơ gửi thông tin địa chính cho cơ
quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông quan thuế để xác định và thông
báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ báo thu nghĩa vụ tài chính.
sung, hoàn chỉnh hồ sơ, theo quy Người sử dụng đát nộp các nghĩa
định. Sau đó chi nhánh văn phòng vụ tài chính đối với trường hợp
đăng ký đất đai cấp huyện cập nhật phải nộp tiền sử dụng đất, tiền
thông tin thửa đất đăng ký vào hồ sơ thuê đất theo quy định của PL.
địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu Xác nhận thay đổi vào GCN
có) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nahf ở và tài sản khác gắn liền
với đất. Văn phognf đăng ký đất
đai chính lý, cập nhật biến động
vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ
liệu đất đai.
Thành Đơn đăng ký cấp GCN quyền sử dụng Đơn đăng ký biến động đất đai,
phần hồ sơ đất. quyền sở hueux nhà ở và tài sản tài sản gắn liến vời đất, bản gốc
đăng ký đấtkhác gắn liền với đát, một trong các GCN đã cấp và một trong các
đai loại giấy tờ về quyền sử dụng đất. giấy tờ liên quan đến nội dung
chứng từ thực hiệ nghĩa vụ tài chính, biến động đất đai
giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm
nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản
gắn liền với đất (nếu có)
Thời hạn Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận Không quá 15 ngày kể từ ngày
giải quyết được hồ sơ hợp lệ. đối với các xã
nhận đủ hồ sơ hợp lệ. trường hợp
đơn đăng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa
ký đất đai Vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó
hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3
khăn thì thời gian thực hiện được tăng
ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý
thêm 15 ngày. Kết quả giải quyết tố
hồ sơ phải thông báo và hướng
tụng hành chính phải trả cho người sử
dẫn người nộp hồ sơ bổ sung,
dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền
hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
với đất trong thời hạn không quá 03
Đối với các xã miền núi, hải đảo,
ngày làm việc kể từ ngày có kết quả
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều
giải quyết kiện kinh tế xã hội khó khăn thì
thời gian thực hiện được tăng
thêm 15 ngày
Xử lý vi - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ Phạt tiền từ 1000000 đồng đến
phạm về 500000 đồng đến 1000000 đồng đối 3000000 đồng dối với trường
đăng ký đất với trường hợp không thực hiện hopjq không thực hiện đăng ký
đai đăngkýd dất đai lần đầu tại khu vực biến động tại khu vực nông
nông thôn trong thời hạn 24 tháng kể thông trong thời gian 24 thasgn
từ ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP có kể từ ngày quá thời hạn quy định
hiệu lực mà không thực hiện đăng ký
- Phạt tiền từ 1000000 đồng đến biến động
2000000 đồng đối với trường hợp Phạt tiền từ 2000000 đồng đến
không thực hiện đăng ký lần đầu tại 5000000 nếu quá thời hạn 24
khu vực nông thôn nếu quá thời hạn tháng kể từ ngày quá thời hạn
24 tháng nếu quá thòi hạn 24 thasgn quy định mà không thưc hiện
kể từ ngày nghị định 91/2019/CĐ-CP đăng ký biến động
có hiệu lực

2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đât


a. Khái niệm giấy CNQSDĐ
- Giấy CNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người
SDD để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền SDĐ
Chứng thư pháp lý => để xác lập mối quan hệ hợp pháp của:
+ Nhà nước
+ người sử dụng đất
 Đói với diện tích đất nhất định
b. Vai trò
* Đối với Nhà nước
- Thực hiện chức năng quản lý đất đai
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Minh bạch, công khai hóa thị trường BĐS
* Đối với người SDĐ
- Cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người SDĐ
- Là cơ sở để Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất
- là cơ sở để người SDĐ hưởng quyền
c. Nguyên tắc cấp giấy CNQSDĐ
Điều 98 Luật Đất đai 2013
d. Cách thức cấp giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Trong giai đoạn đầu, nhà nước ta còn tồn tại nhiều loại giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất:
+ Bằng khóa điển thổ, chứng thư đoạn mãi,..
+ Sổ đỏ
+ Sổ hồng
- Hiện nay đã đổi sang 1 mẫu giấy mới là giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất. (một mẫu giất thống nhất). Tuy nhiên sổ đổ, sổ hồng,… vẫn còn
nguyên giá trị pháp lý
- GCN được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều
thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một
GCNQSDĐ chung cho các thửa đất đó
- Quyền sử dụng đất là tài sản chung ủa vợ chồng thì giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất đai phải ghi đầy đỉ họ tên của cả vợ và chồng
- Có tài sản trên đất => khi cấp ghi cả tài sản trên giấy CNQSDD, quyền SHNO và tài sản
khác găn liền với đất
Cấp cho cộng đồng đân cư, cơ sở tôn giáo có thể cấp chung hoặc đại diện giữ giấy chứng
nhận
e. Các điều kiện để cấp GCNQSDĐ, quyền SHNO và tài sản khác gắn liền với đất (gtr
trang 143)
TH1: Người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ cấp qua các thời kỳ lịch sử Khoản
1 Điều 100 LDD 2013, xác nhận đứng tên CHÍNH CHỦ và KHÔNG CÓ TRANH CHẤP
thì được cấp và KHÔNG PHẢI NỘP TIỀN
TH2: Ngưòi sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ cấp qua các thời kỳ lịch sử Khoản
1 Điều 100 LDD 2013 tuy nhiên:
- Không chính chủ (mang tên người khác)
- Có hợp đồng mua bán hoặc để thừa kế, tặng cho
- Không có tranh chấp
 Được cấp và không phải nộp tiền
f. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, quyền SHNO và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 105
LDD 2013)
UBND cấp tỉnh UBND cấp huyện
- Tổ chức - Cá nhân, hộ gia đình trong nước
- Cơ sở tôn giáo - Cộng đồng dân cư
- Người Việt Nam định cư nước ngoài - Người VN định cư nước ngoài sở hữu
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhà gắn liền với đất ở
thực hiện dự án đầu tư
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao
NOTE: UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp (Sở tìa
nguyên môi trường) để cấp GCNQSDD, quyền SHNO và tài sản khác gắn liền với đất
cho đối tượng sử dụng đất

23/02/2023
VẤN ĐỀ 5:
TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI VÀ GIÁ ĐẤT
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI (tiền, các loại tiền)
1. Mục đích
Đối với công tác quan lý nhà nước:
- Quản lý chặt chẽ đất đai để tạo nguồn thu, quản lý tốt quỹ đất
- Kết hợp quản lý đất đai với quản lý hành chính, kinh tế
- Điều tiết thu nhập của người sử dụng đất: tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
Đối với người sử dụng đất:
- Tạo sự bình bẳng cho các chủ thể
- Tác động dến ý thức sử dụng đất
2. Các loại tiền:
Các loại tiền sử dụng đất: Các loại thuế Các loại lệ phí
- Tiền sử dụng đất - Thuế thu nhập từ chuyển - Lệ phí trước bạ: NĐ
- Tiền thuê đất quyền sử dụng đất 176/1999, số 80/2008,
- Thế tài nguyên thông tư số 66/2010/TT-
- Thuế sử dụng đất nông BTC
nghiệp, phi nông nghiệp - Lệ phí cấp GCNQSDĐ
I. CÁC KHÁI NIỆM
* Giá đất:
- Là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên 1 đơn vị diện tích (1m2, 1ha, 1km2)
- Phân biệt giá đất với giá trị quyền sử dụng đất:
+ Giá đất là giá trị quyền sử dụng tính trên 1 đơn vị sử dụng đất. Giá trị quyền sử dụng
đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất với 1 diện tích đất xây dưng trong thời hạn
sử dụng đất nhất định
*Tài chính về đất đai
- Là sự điều tiết lợi nhuận từ sử dụng đất và quan hệ cung cầu đất đai bằng công cụ tiền
tệ, hạn chế sd qd hc td trực tiếp vào thị trường quyền sử dụng đất
- Là các nhiệm vụ tài chính của người sử dụng đất đối với nhà nước:
VD: điều tiết giá trị tăng thêm của đất do đầu tư chính sách hạ tầng mang lại. Nhà nước
thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Giá trị tăng thêm của đất là phần giá
vượt trội so với giá trị độc lập tại thời điểm sáng lập quyền sử dụng đất. VD: giải phóng
mặt bằng để xây dựng…
II. GIÁ ĐẤT
- Các nguồn hình thành giá đất
+ Giá đất do Nhà nước quy định
+ Giá đất do đấu giá quy định quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất
+ Giá đất thị trường, do người sử dụng đất tự thỏa thuận trong giao dịch quyền sử dụng
đất
1. Giá đất Nhà nước
* Mục đích việc định giá đất của nhà nước
- Thẩm quyền quy định giá đất
- Khung giá đất
- Bảng giá đất
- Giá đất cụ thể: chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất => xác định tài chính cụ thể để
cho thuê
2. Giá đất do đấu giá/ đấu thầu
- Không quy định “cứng” như giá đất nhà nước nhưng vẫn bị không chế về mức giá
(UBND tỉnh quyết định theo quy định của luật về đấu giá, đấu thầu)
- Không được thấp hơn so với bảng giá Nhà nước.
3. Giá thị trường
- Là giá do thỏa thuận tự nguyện của các bên trong quy định về quyền sử dụng đất, dưới
tác động của cung cầu và cạnh tranh => PL không quy định
- Bất cập:
 Đầu cơ, thông tin đồn thổi
 Nhóm thao túng, tham nhũng
 Rối loạn thị trường
III. TÀI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI
1. Phí và lệ phí
Lệ phí Trước bạ (về nhà đất) Địa chính
NĐ 10/2022 TT 85/2019/TT-BTC
TT 13/2022/TT-BTC TT 106/2021/TT-BTC sửa đổi một
số điều TT 85/2019
Khái niệm Nộp khi làm thủ tục sang tên Nộp khi được cơ quan nhà nước giải
đứng tên trên giấy chứng nhận quyết các công việc về địa chính
quyền sử dụng đất
Đối tượng - Người yêu cầu làm thủ tục trên Người yêu cầu giải quyết các công
nộp - Miễn lệ phí trước bạ (Điều 10 việc về địa chính
NĐ 10/2022)
Mức thu 0.5 % giá trị quyền sử dụng đất HĐND tỉnh quyết định
Quyết định Miễn và ghi nợ lệ phí trước bạ
khác (Điều 9, 10 NĐ 10/2022)

* Phí: Thông ty 89/2019/TT-BTC


- Phí thẩm định hồ sơ cấp quyền sử dụng đất
- Phí khác và sử dụng tài liệu đất đai
- Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
2. Thuế (các loại thuế)
2.1. Thuế sử dụng đất
- Đất nông nghiệp:
 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993
 NĐ 71/NĐ-CP, nghị quyết 55/2010/QH12, NĐ 20/2011/NĐ-CP
- Đất phi nông nghiệp:
 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010
 TT 153/2011/TT-BTC
2.2. Thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất
- Luật thuế thu nhật cá nhân
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Miễn thuế: ông bà, con trai, con dâu, con …
3. Các loại “tiền”
3.1. Tiền sử dụng đất
- Là số tiền người sử dụng đất phải trả khi được nhà nước giao đất có thu tiền/ cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất thuộc đối tượng phải nộp tiền/ được công nhận quyền sử
dụng đất mà phải nộp tiền.
- VBPL: NĐ 45/2014/NĐ-CP
- Miễn. giảm người ghi nợ tiền sử dụng đất: Đ 12, 13, 16 NĐ45
3.2. Tiền thuê đất
- Là số tiền mà ngưới sử dụng đất phải trả khi sử dụng đất dưới hình thức đất thuê của
nhà nước
3.3. Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai
- NĐ 91/2019/NĐ-CP về xử lý VPHC trong lĩnh vực đất đai
3.4. Tiền bồi thường do Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý người sử dụng đất đai
- Luật TN bồi thường của nhà nước năm 2017
- NĐ 68/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 hướng dẫn luật TN bồi thường của nhà nước.
27/02/2023
THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4
1. So sánh đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký đất đai biến động
Tiêu chí Đăng ký lần đầu Đăng ký biến động
phân
biệt
Khi ngừi sử dụng đất chưa được cấp Khi người SDĐ đã được cấp
giấy Cl.NQSDĐ hoặc người được GCNQSDĐ nhưng có những thay
sử dụng đất theo bản án hoặc quyến đổi trong quá trình thực hiện quyền
định của TAND, quyết định thi hành hoặc biến động khác ở các trường
Trường án của cơ quan thi hành án, quyết hợp cụ thể quy định tại khoản 4 diều
hợp áp định giải quyết tranh chấp đất đai 95 LDD 2013
dụng của cơ quan nhà nước có thẩm - tiến hành để đăng lý thay đổi thông
quyền đã được thi hành. Các trường tin đã đăng ký trong GCNQSDĐ
hợp cụ thể được quy định tại khoản
3 điều 95 LDĐ 2013
 Cơ sở để đăng ký biến động
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại chi Người sử dụng đất nộp hồ sơ đến chi
nhánh văn phòng đăng ký dất đai nhánh văn phòng đăng ký đât đai.
cấp huyện hoặc UBND cấp xã để Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
chueyern lên cấp huyện. Cơ quan có có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu
thẩm quyền sẽ tiếp nhận và kiểm tra phù hợp với quy định của PL thì thực
hồ sơ, cơ quan cấp giấy biên nhận hiện các công việc theo quy định của
cho đối tượng thực hiện đăng ký đất PL đối với từng trường hợp cụ thể,
Trình đai. Trường hợp nhận hồ sơ chưa gửi thông tin địa chính cho cơ quan
tự thực đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong tối đa thuế để xác định và thông báo thu
hiện 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ nghĩa vụ tài chính. Người sử dụng
dăng ký sơ phải thông báo và hướng dẫn đát nộp các nghĩa vụ tài chính đối
đất đai người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn với trường hợp phải nộp tiền sử dụng
chỉnh hồ sơ, theo quy định. Sau đó đất, tiền thuê đất theo quy định của
chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai PL. Xác nhận thay đổi vào GCN
cấp huyện cập nhật thông tin thửa quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
đất đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ nahf ở và tài sản khác gắn liền với
sở dữ liệu đất đai (nếu có) đất. Văn phognf đăng ký đất đai
chính lý, cập nhật biến động vào hồ
sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Đơn đưng lý cấp GCN quyền sử Đơn đăng ký biến động đất đai, tài
dụng đất. quyền sở hueux nhà ở và sản gắn liến vời đất, bản gốc GCN đã
Thành
tài sản khác gắn liền với đát, một cấp và một trong các giấy tờ liên
phần hồ
trong các loại giấy tờ về quyền sử quan đến nội dung biến động đất đai
sơ đăng
dụng đất. chứng từ thực hiệ nghĩa vụ
ký đất
tài chính, giấy tờ liên quan đến việc
đai
miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất
đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có)
Thời Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận
hạn giải được hồ sơ hợp lệ. đối với các xã đủ hồ sơ hợp lệ. trường hợp nhận hồ
quyết miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong
đơn xa. Vùng có điều kiện kinh tế xã hội thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp
khó khăn thì thời gian thực hiện nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và
được tăng thêm 15 ngày. Kết quả hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung,
giải quyết tố tụng hành chính phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối
đăng ký
trả cho người sử dụng đất, chủ sở với các xã miền núi, hải đảo, vùng
đất đai
hữu tài sản gắn liền với đất trong sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh
thời hạn không quá 03 ngày làm tế xã hội khó khăn thì thời gian thực
việc kể từ ngày có kết quả giải quyết hiện được tăng thêm 15 ngày
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ Phạt tiền từ 1000000 đồng đến
500000 đồng đến 1000000 đồng đối 3000000 đồng dối với trường hopjq
với trường hợp không thực hiện không thực hiện đăng ký biến động
đăngkýd dất đai lần đầu tại khu vực tại khu vực nông thông trong thời
nông thôn trong thời hạn 24 tháng gian 24 thasgn kể từ ngày quá thời
Xử lý vi kể từ ngày Nghị định 91/2019/NĐ- hạn quy định mà không thực hiện
phạm về CP có hiệu lực đăng ký biến động
đăng ký - Phạt tiền từ 1000000 đồng đến Phạt tiền từ 2000000 đồng đến
đất đai 2000000 đồng đối với trường hợp 5000000 nếu quá thời hạn 24 tháng
không thực hiện đăng ký lần đầu tại kể từ ngày quá thời hạn quy định mà
khu vực nông thôn nếu quá thời hạn không thưc hiện đăng ký biến động
24 tháng nếu quá thòi hạn 24 thasgn
kể từ ngày nghị định 91/2019/CĐ-
CP có hiệu lực
Xem xét, xác minh tính hợp pháp, Biến động phát sinh từ việc biến
hợp lệ của đất (có phải do lấn động giao dịch dân sự về đất đai
chiếm, tranh chấp,…) => CQNN phải xem xét căn cứ pháp
lý (đúng trình tự thủ tục k, có thuộc
trường hợp k được đăng ký iến động
không
=> k làm thay đổi, chấm dứt, phát
sinh quan hệ về đất đai
2. Phân biệt giấy CNQSDĐ với các quyết định giao đất, cho thuê đất và các loại giấy tờ
hợp lệ về đất
Giấy CNQSDĐ Quyết định giao đất, Các loại giấy tờ
cho thuê đất hợp lệ về đất đai
Giốn Xác lập mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất về quyền hạn và
g nghĩa vụ trong việc sử dụng đất đai
Khác Căn cứ – Giấy chứng nhận – Quyết định giao Giấy tờ hợp pháp
quyền sử dụng đất đất căn cứ theo Luật là GCNQSDĐ =>
+ Người đang sử đất đai 2013 quy giá trị pháp lý cao
dụng đất có đủ điều định hơn
kiện cấp Giấy chứng + Kế hoạch sử dụng Giấy tờ hợp lệ: do
nhận quyền sử dụng đất hàng năm của cấp CQNN có thẩm
đất, quyền sở hữu nhà huyện đã được cơ quyền ban hành
ở và tài sản khác gắn quan nhà nước có hay ng sư rdujng
liền với đất theo quy thẩm quyền phê duyệt. đất có được mà
định Luật đất đai; + Nhu cầu sử dụng đất trong quá trình sd
+ Người được Nhà thể hiện trong dự án đất đai mà nhà
nước giao đất, cho đầu tư, đơn xin giao nước k cấm =>
thuê đất từ sau ngày đất, thuê đất, chuyển chứng minh qsdđ
Luật này có hiệu lực mục đích sử dụng đất. của họ là hợp lệ =>
thi hành; Theo đó việc ban hành điều kiện để
+ Người được chuyển Quyết định giao đất CQNN có thẩm
đổi; nhận chuyển của Ủy ban nhân dân quyền xem xét chủ
nhượng, được thừa cấp tỉnh đối với trường thể có quyền được
kế; nhận tặng cho hợp sau: cấp GCNQSDĐ
quyền sử dụng đất, + Giao đất, cho thuê không
nhận góp vốn bằng đất, cho phép chuyển
quyền sử dụng đất; mục đích sử dụng đất
người nhận quyền sử đối với tổ chức;
dụng đất khi xử lý + Giao đất đối với cơ
hợp đồng thế chấp sở tôn giáo;
bằng quyền sử dụng + Giao đất đối với
đất để thu hồi nợ người Việt Nam định
cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
theo quy định;
+ Cho thuê đất đối với
người Việt Nam định
cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài
theo quy định;
+ Cho thuê đất đối với
tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp
huyện quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích
sử dụng đất trong các
trường hợp sau đây:
+ Giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất
đối với hộ gia đình, cá
nhân. Trường hợp cho
hộ gia đình, cá nhân
thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp
để sử dụng vào mục
đích thương mại, dịch
vụ với diện tích từ 0,5
héc ta trở lên thì phải
có văn bản chấp thuận
của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh trước khi
quyết định;
+ Giao đất đối với
cộng đồng dân cư.
Ủy ban nhân dân cấp
xã cho thuê đất thuộc
quỹ đất nông nghiệp
sử dụng vào mục đích
công ích của xã,
phường, thị trấn

Là chứng thư pháp ý - Đây là một quyết


để nhà nước xác nhận định hành chính
quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở,
tài sản khác gắn liền
Bản
với đất hợp pháp của
chất
người có quyền sử
dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và uqyeenf
sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất
Nội – Giấy chứng nhận – Quyết định giao đất
dung quyền sử dụng + Trao quyền sử dụng
đất: Ghi nhận các đất cho đối tượng có
thông tin liên quan nhu cầu sử dụng đất.
đến: + Tên người được giao
+ Tên người sử dụng đất
đất, chủ sở hữu nhà ở + Diện tích, vị trí
và tài sản khác gắn mảnh đất
liền với đất + Hình thức giao đất
+ Thửa đất, nhà ở và + Thời hạn sử dụng
tài sản khác gắn liền đất
với đất + Giá đất, tiền sử dụng
+ Sơ đồ thửa đất, nhà đất
ở và tài sản khác gắn + Hạn chế về quyền
liền với đất + Nội dung công việc
+ Những thay đổi sau của cơ quan có thẩm
khi cấp giấy chứng quyền,…
nhận

Ủy ban nhân dân cấp Không được ủy quyền


tỉnh được ủy quyền
Tính ủy
cho cơ quan tài
quyền
nguyên và môi
trường cung cấp

Các khẳng định sau đúng hay sai?


1. Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất là các loại giấy tờ được liệt kê theo quy định
tại Điều 100 LDD 2013
Sai. Giấy tờ hợp lệ
2. Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
tài sản chung của vợ và chồng thì buộc phải ghi cả họ tên vợ chồng vào GCNQSDĐ,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Sai khoản 4 điều 98 (trừ trường hợp vợ và chồng thỏa thuận ghi tên 1 người – phải cam
kết từ bỏ tài sản chung (khi li hôn, thừa kế,…))
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể đứng tên bởi 1 dòng họ
Sai. Khoản 5 Điều 100
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất là cơ quan nhà nước có thảm
quyền cấp giấy CNQSDĐ
đúng. Căn cứ 105, khoản 3 Điều 59.
UBND cấp xã cũng k có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất (vù đất thuộc quỹ đất công ích
thì theo quy định không cấp GCNQSDĐ)
Điều 19 Nghị định
TƯ VẤN CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP SAU
1. Ông A có hộ khẩu thường trú tại xã X thuộc huyện Y. Tháng 9/2012 ông được cha mẹ
để thừa kế cho một mảnh đất ở với diện tích 120m2 đất tại xã X. Sau đó trong thời gian
công tác tại xã P cũng thuộc huyện Y, ông A đã nhận chuyển nhượng thêm 1 mảnh đất ở
với diện tích 100m2. Tháng 5/2013 ông làm đơn xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hai mảnh đất của mình.
Vậy, diện tích đất mà ông A hiện có sẽ được cấp chung một giấy chứng nhận hay phải
tách làm hai giấy chứng nhận
Khoản 1 Điều 98 LDD 2013. Là đất ở và không cùng thuộc địa bàn một xã nên k được
cấp chung 1 giấy CN (chỉ được cấp chung 1 giấy CNQSDĐ cho đất nông nghiệp, thuộc
địa bàn cùng 1 xã – xem K1 Điều 98)
Cấp chung giấy CNQSDD không có tính pháp lý cao => nếu ng dân muốn tách ra => PL
k có quy định, k thể hiện được hết các thửa đất trên giấy CNQSDD

2. Gia đình ông A sử dụng 600m2 đất có nguồn gốc là nhận chuyển nhượng từ năm 1980,
đã được UBND xã xác nhận. Gia đình ông A sử dụng đất từ dó đến nay, đã có tên trong
hồ sơ địa chính của xã, hàng năm ông vẫn nộp thuế đều đặn (có biên lai thu thuế hàng
năm) nhưng ông chưa làm thủ tục sang tên và chưa được cấp GCNQSDĐ.
a. Gia đình ông A có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ hay không? Căn cứ pháp lý
đủ điều kiện. Căn cứ điểm bm d khoản 1 điều 100, theo đó, đất của gia đình ông A đang
sử dụng từ năm 1980, trước 1993 và đã được ghi tên trong hồ sơ địa chính của xã => đủ
điều kiện
b. Tháng 7/2014, UBND huyện Y ra thông báo đất của gia đình ông A sẽ bị nhà nước thu
hồi để làm đường giao thông. Nếu không có GCNQSDĐ thì gia đình ông A có được bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư hay không. Giải thích tại sao?
Căn cứ Khoản 1 Điều 75, gia đình ông A nếu vẫn đủ điều kiện cấp GCNQSDD thì vẫn
được hưởng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
13/3/2023
VẤN ĐỀ 6: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
I. KHÁI NIỆM
- Dưới góc độ thứ nhất: địa vị pháp lý của người sử dụng đất là toàn bộ quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm trong hoạt động sử dụng đất được nhà nước quy định cho người sử dụng đất
- Dưới góc độ thứ hai: địa vị PL của người sử dụng đất bao gồm những quyền và nghĩa
vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất phát sinh trong quá trình sử dụng đất trên cơ sở
các quy định của PL hoặc từ những hành vi do họ thực hiện mà PL không cấm nhằm đảm
bảo lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của người sử dụng đất
- Địa vị pháp lý của chủ thể sử dụng đất là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
mà Nhà nước quy định cho các chủ thể khi tham gia quan hệ PL đất đai và những quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm mà họ tạo ra và lựa chọn trong quá trình sử dụng đất phufd hợp
với quy định của PL. Các quyền, nghĩa vụ, trach nhiệm đó được bảo đảm thực thi bởi các
thiết chế của nhà nước
1. Người sử dụng đất
* Căn cứ tiêu chí pháp lý: dựa trên cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất khi được nhà nước chuyển giao quyền sử dụng hoặc thừa nhận các
quan hệ sử dụng đất hợp pháp:
- Chủ thể được nhà nước giao đất (Điều 54, 55)
- Chủ thể được Nhà nước cho thuê đất (Điều 56)
- Chủ thể được Nhà nước cho phép thực hiện chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp
- Chủ thể được Nhà nước công nhân quyền sử dụng đất
* Căn cứ vào tiêu chí thực tế sử dụng đất: Người sử dụng đất là người đang sử dụng đất
trên thực tế bao gồm 7 nhóm chủ thể sử dụng đất theo Điều 5 LDD 2013
Điều 5 LDD (7 nhóm chủ thể sử dụng đất)
DN 100% vốn nước ngoài – tổ chức kte nước ngoài vào VN tổ chức đầu tư, được cấp CN
đầu tư – cá nhân/ tổ chức nước ngoài vào nước ngoài vào VN thành lập, tổ chức DN. =>
phải được thành lập theo PL VN
Xem thêm trong Luật Đầu tư
* Khái niệm người sử dụng đất: Người sử dụng đất là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình…
được Nhà nước cho phép sử dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê
đất, cho phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng
đất; có quyền và nghĩa vụ mà PL quy định trong thời hạn sử dụng đất
2. Địa vị pháp lý của người sử dụng đất
Là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ trong hoạt động sử dụng đất được Nhà nước quy định
cho NSDĐ và những quyền, nghĩa vụ mà họ tự tạo ra trong quá trình sử dụng đất dựa trên
sự cho phép của PL
II. ĐẢM BẢO CHO NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 26 LDD
1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của NSDĐ
2. Nhà nước xét và cấp GCNQSDĐ
3. Có chính sách đảm bảo cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp
có đất sản xuất
4. Khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng thì NSDĐ được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
theo quy định của PL.
5. Không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực
hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ
III. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG ĐẤT
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng dất
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vẹ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng
của người sử dụng đất xung quanh
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của minh trong một thời hạn sử dụng
đất theo quy định của pháp luật
IV. THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT
- Đất sử dụng ổn định lâu dài – Điều 125
- Đát sử dụng có thời hạn – Điều 126
- Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất – Điều 127
- Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất – Điều 128
V. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NSDD
1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất\
- Quyền của người sử dụng đất là khả năng mà PL cho phép người sử dụng đất được thực
hiện những hành vi nhất định trong quá trình sử dụng đất được thực hiện những hành vi
nhất định, trong quá trình sử dụng đất nhằm sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm
và đạt hiệu quả kinh tế cao
- Nghĩa vụ của người sử dụng đất là các xử sự mà pháp luật bắt buộc người sử dụng đất
phải tiến hành trong quá trình sử dụng đất nhằm không làm tổn hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhà nước và của các chủ thể sử dụng đất khác
2. Quyền và nghãi vụ chung của người sử dụng đất
Điều 166 quy định quyền chung:
- Quyền được cấp QCNQSDĐ
- Quyền được hưởng thành quả lao đọng, kết quả đầu tư trên đất
- Quyền được bảo vệ và nhận lợi ích từ hoạt động của đất

Nghĩa vụ chung điều 170:
- Để đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước, NSDĐ có nghĩa vụ kê khai đăng ký đất
đai, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính…
- Để đảm bảo quyền lợi cho chủ thể khác: NSDĐ có nghãi vụ sử dụng đất đúng mục đích,
ranh giới, độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng
trong lòng đất
- Nghĩa vụ liên quan đến bảo vệ môi trường: NSDĐ có nghia vụ tuân theo các quy định
về bảo vệ môi trường
VI. QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NSDD
Các quyền chuyển QSDĐ
- Quyền chuyển đôi
- Quyền chuyển nhượng
- Quyền cho thuê
- Quyền cho thuê lại
- Quyền để thừa kế
- Quyền thế chấp
- Quyền tặng cho
- Quyền góp vốn
Các chủ thể có quyền chuyển quyền sử dụng đất
- Hộ gia đình
- tổ chức doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người VN định cư ở nước ngoài
Xác định chủ thể có quyền chuyển quyền sử dụng đất dựa trên
- chủ thể
- Quyền chuyển quyền
- Hình thức sử dujgn đất
1. Đối tượng của quyền
- Quyền … đối với quyền sử dụng đất
- Quyền … đối với tài sản của mình gắn liền với đất thuê
2. Điều kiện thực hiện quyền chuyển quyền
Điều 188: điều kiện cần
- Có GCNQSDD (trừ TH quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy
định tại Khoản 1 Điều 168)
- Đất còn trong thời hạn sử dụng
- Đất không có tranh chấp
- QSDĐ không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
Các điều kiện riêng (Điều 189, 195)
Ngoại lệ của điều kiện “Có GCNQSDĐ” (Chuyển quyền mà không cần GCNQSDĐ):
- Người VN định cư ở nước ngoài k được đứng tên quyền sử dụng đất trường hợp được
chuyển quyền, tặng cho
- Chuyển đổi: ngay khi có quyết định giao/ cho thuê đất (hộ nông nghiệp có nhiều mảnh
đất nhỏ lẻ có quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất để thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp)
- Hưởng thừa kế: khi đủ điều kiện để cấp GCNQSDD
=> GCNQSDĐ đang ghi nợ nghĩa vụ tài chính => có GCNQSDĐ nhưng không được
chuyển quyền => Hoàn tất nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ tài chính mới được chueyern quyền
3. Công chứng, chứng thực văn bản chuyển quyền
BẮT BUỘC: chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn
THEO YÊU CẦU: Chuyển quyền thuộc trường hợp kinh doanh bất động sản, chuyển
đổi, cho thuê, cho thuê lại
THEO PLDS: thừa kế
Công chứng tại các cơ sở, tổ chức hành nghề công chứng. Chứng thực tại UBND cấp xã
4. Thời điểm được thực hiện các quyền về chuyển quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có GCNQSDĐ. Đối với trường hợp
chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền
sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất
thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có GCN hoặc đủ điều kiện để cấp
GCNQSDD, queyefn SHNO và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi
nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các
quyền
- Thời điểm người thực hiện chuyển quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh
doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chueyern
nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng
hoặc cho thuê sau khi có GCN và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật
này
5. Quyền riêng – Quyền về chuyển quyền sử dụng đất
a. Các quyền về chuyển quyền sử dụng đất của các tổ chức trong nước
- Nếu đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần, giao có thu tiền mà tiền đã trả
không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước
- Hoặc được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 1/7/2004 mà đã trả trước tiền thuê đất cho
nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm thì được thực hiện:
+ quyền chuyển chượng, cho thuê, cho thuê lại. thế chấp, tặng cho, góp vốn
NOTE: Việc trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm – có trước khi LDD 2003
b. Các quyền về chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
- Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho
cả thời gian thuê
- Hoặc được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 1/7/2004 mà đã trả trước tiền thuê đất cho
nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm thì được thực hiện
+ Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, tặng cho, để thừa
kế, góp vốn
NOTE: đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê (loại trừ trường hơp thuê nói ở trên)
thì chỉ có quyền về tài sản mà không có quyền về chuyển quyền sử dụng đất
- Được quyền bán tài sản đã đầu tư
- Được quyền thế chấp, quyền bảo lãnh bằng tài sản gắn liền với đất thuê trong thời hạn
được thuê
4. Quyền thừa kế QSDĐ của người VN định cư ở nước ngoài (X)
- Nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử đụng đất ở: nhận thừa kế như
một cá nhân bình thường
- Nếu không thuộc diện được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở: không được
nhận quyền sử dụng đất, không được cấp GCNQSDĐ.

20/03/2023
VẤN ĐỀ 7: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ CÁC LOẠI ĐẤT
Các nhóm đất:
- Đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
1. Chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp
1.1. Khái niệm
Nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư
cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng,
nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp
- Ở Luật Đất Đai 1987, 1993 thì đất nông nghiệp là đất đc xác định chủ yếu sd vào mục
đích sx nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp => quan niệm theo nghĩa hẹp làm người dân khó khăn trong vc
chuyển đổi mục đích sd.
- Còn theo Luật đất đai 2003, 2013 thì ko quy định khái niệm “Đất nông nghiệp” mà sd
thuật ngữ “Nhóm đất nông nghiệp” gồm nhiều loại đất khác nhau => Phạm vi: rộng theo
Điều 10 Luật đất đai 2013
* Nhóm đất nông nghiệp bao gồm (Khoản 1 Điều 10 LDD 2013):
(1) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất
trồng cây hàng năm khác;
(2) Đất trồng cây lâu năm;
(3) Đất rừng sản xuất: là loại rừng mà NN cho phép khai thác hộ, sd tài nguyên đó
nhưng hiện nay kiểm lâm vẫn chưa kiểm soát hết nên việc khai thác quá mức, diện
tích rừng bị giảm
(4) Đất rừng phòng hộ: là rừng bve con người như rừng đầu nguồn ngăn chặn các
thiên tai, chắn gió chắn sóng
(5) Đất rừng đặc dụng: là loại rừng lưu giữ nguồn gen, bảo tồn sinh học như rừng
quốc gia... bên cạnh đó còn thư hút khách du lịch
(6) Đất nuôi trồng thuỷ sản: là đất có mặt nước để, đất phổ biến ở ĐB sông cửu long
(7) Đất làm muối là đất làm muối, ven biển
(8) Đất nông nghiệp khác: đất sd để xd nhà kính, phát triển thủy canh, ko trực tiếp
trồng trọt trên đất nhưng vẫn là đất nông nghiệp, đất phục vụ hoạt đông nghiên
cứu, thí nghiệm
=> Thực trạng hiện nay đất nông nghiệp đang dần bị chuyển sang đất phi nông nghiệp để
xd nhà máy... tuy nhiên đất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì nguồn
lương thực của quốc gia, nhưng đất nông nghiệp đang bị suy giảm 1 cách trầm trọng
* Cơ cấu đất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp: 15.346.126ha
- Đất nông nghiệp: 10.118.085ha
- Đất nuôi trồng thủy sản: 690.221ha
- Đất làm muối: 17.562ha
- Đất nông nghiệp khác: 25.455ha
1.2. Đối tượng được giao đất, được thuê nhóm đất nông nghiệp
Trên cơ sở pháp lý được quy định tại Điều 54, 55, 56 LDD, các chr thể được giao đất,
cho thuê đất bao gồm:
- Hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (Điều 54)
 Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,…
 Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng,…
 Ccoojng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp
- Hình thức giao đất thu tiền sử dụng đất (Điều 55):
 LDD 2013 không xác lập hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các chủ
thể sử dụng đát với mục đích nông nghiệp mà chuyển sang hình thức thuê đất theo điều
56.
Hình thức thuê đất (Điều 56)
1.3. Thời hạn sd đất nông nghiệp
* Ý nghĩa:
- Khẳng định rõ ràng ranh giới giữa Nhà nước và ngưới ử dụng đất, tạo điều kiện đề Nhà
nước thwjuc hiện công tác quản lý về đất đaoi tốt hơn
- Tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho người sử dụng đất bởi việc quy định rõ thời hạn khi
giao đất, cho thuê đất giúp cho người sử dụng đất có thể lập kế hoạch đầu tư đúng đắn,
thâm canh tăng vụ, khai thác hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Là cơ hội để người sử dụng đất vay vốn trung hạn, dài hạn của tổ chức tín đụng để phát
triển sản xuất kinh doanh
* Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp (Điều 125 => 128)
- Là khoảng thời gian PL cho phép NSDĐ được quyền chiếm hữu và sd một diện tích đất
nhất định
+ Để NSDĐ yên tâm gắn bó với đất khuyến khích đầu tư bồi bổ, cải tạo đất
+ Khắc phục sự tùy tiện trong thu hồi đất
a. Đất sd ổn định lâu dài: Điều 125 Luật đất đai 2013 => Rất khó xác định khoảng thời
gian nhưng ko có nghĩa là mãi mãi (Rừng tự nhiên(đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất
rừng sx); đất nông nghiệp do công đồng dân cư sd)
b. Đất sd có thời hạn: Điều 126 Luật đất đai 2013
Loại đất Thời hạn
1 Đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất rừng sx, đất Giao 50 năm
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của HGĐ, cá
Thuê ko quá 50 năm
nhân
2 Đất NN do tổ chức KT đầu tư để sx nông, lâm, ngư, Ko quá 50 năm
diêm nghiệp
* Dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm,
Ko quá 70 năm
dụ án đàu tư vào địa bàn có điều kiện KT – Xh khó
khăn và đặc biệt khó khăn
3 Đất 5% - đất thuộc quỹ đất nông nghiệp được sử Ko quá 5 năm
dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị
trấn

c. Thời hạn sd đất khi chuyển mục đích sd đất


- Điều 127 Luật đất đai 2013 quy định: Mục đích sd mới => Chuyển mục đích
+ Thời hạn tính lại từ thời điểm chuyển mục đích
+ Thời hạn mới xác định theo thời hạn của loại đất sau khi chuyển
+ Trừ trường hợp chuyển mục đích trong cùng nhóm đất nông nghiệp có thời hạn
- Điều 128 Luật đất đai 2013 thì quy định: Chủ sd mới => Chuyển quyền
+ Thời hạn không tính lại từ thời điểm chuyển quyền: Thời hạn mới = Tổng thời
gian – Thời hạn chủ cũ đã sd
+ Nếu là đất sd ổn định lâu dài thì dc tiếp tục sd ổn định lâu dài
1.4. Hạn mức
a. Mục đích, ý nghĩa của quy định về hạn mức
- Chính sách “ Hạn Điền”
- Hạn chế tích tụ đất đai
- Đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của người dân
b. Các loại hạn mức
- Hạn mức giao: Giới hạn tối đa diện tích đât nông nghiệp mà 1 hộ gia đình, cá nhân
được CQNN có thẩm quyền giao sd vào mục đích nông nghiệp
- Hạn mức nhận chuyển quyền: Giới hạn tối đa diện tích đất nôg nghiệp mà 1 hộ gia
đình, cá nhân đc phép nhận chuyển quyền từ người khác
* Hạn mức giao đất (điều 129)
Loại đất Hạn mức
1 Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng - 3 ha/ loại (Đông Nam Bộ & Đồng
thủy sản, đất làm muối bằng sông Cửu Long); 2 ha (địa
phương khác)
Giao hỗn hợp các loại trên
- Tổng không quá 5 ha
2 Đất trồng cây lâu năm 10 ha (đồng bằng)
30 ha (trung du, miền núi)
3 Đất trồng cây lâu năm được giao thêm 5 ha (xã dồng bằng)
25 ha (xã trung dung, miền núi )
4 Đất rừng phòng hộ, rừng sx 30 ha/loại
5 Đất từng sx được giao thêm 25 ha
6 Đất trồng, đồi núi trọc, đất có mặt nước - UBND tỉnh quy định
thuộc nhóm đất chưa sd
- Ko tính cộng vào hạn mức giao
đất nông nghiệp

* Hạn mức nhận chuyển quyền


- Chỉ áp dụng với: Chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp
- Luật đất đai 2013 (Điều 130):
+ Hạn mức nhận chuyển quyền sd đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ko
quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp
+ Hạn mức cụ thể: Điều 44 NĐ 43/2014/NĐ – CP
“ 1. Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:
a) Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương còn lại.
2. Đất trồng cây lâu năm:
a) Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
b) Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Đất rừng sản xuất là rừng trồng:
a) Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
b) Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển
quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,
đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức
nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức
nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm
nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng
trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng
đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại
các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền
quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng
đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử
dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
7. Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền
quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng
đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước 01/7/2004 thì được tiếp tục sử dụng đất và chỉ
phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận
chuyển quyền.”
1.5. Quản lý, sử dụng quỹ đất công ích (Điều 132 Luật Đất Đai 2013)
- Là phần đất ko quá 5% trích từ quỹ đất nông nghiệp của địa phương để sd vào mục đích
công ích trên địa bàn xã, phường, thị trấn
+ Xây dựng công trình công cộng của xã, phường, thị trấn
+ Bồi thường cho người có đất đc sd để phục vụ cho việc xây dựng..
+ Xây nhà tình nghĩa
* Chủ thể quản lý: UBND cấp xã ( hoặc UBND cấp tỉnh đối với khu vực ko có đơn vị
hành chính cấp xã)
* Đất 5% chưa sd đc cho thuê. Thời hạn ko quá 5 năm. Tiền thu nộp vào ngân sách cấp

Bên cạnh đó còn có đất 5% từ hợp tác xã
? Đất công ích 5% có dc đấu thầu cho thuê ko?
=> Không được đấu thầu vì chỉ có đấu giá mà thôi
? HGĐ sau khi thuê đất 5% thì trồng hồ tiêu mà phải sau 5 năm mới thu hoạch đc khi đó
lại hết thời hạn thuê rồi thì giải quyết như thế nào?
=> Họ sẽ ký tiếp hợp đồng 5 năm còn trong TH thu hồi thfi sẽ dc bồi thường và đất này
sẽ ko dc cấp giấy CN quyền sd đất
1.6. Quản lý, sd các loại đất khác
- Đất trồng lúa
* Đất rừng
- Đất rừng sx: sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác, đặc sản
rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, batro vệ mooi trường sinh thái
+ Chủ thể sử dụng: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người VN định cư ở nước
ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào VN
+ Các hình thức sử dụng quy định cụ thể tại Điều 135 LDD
- Đất rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
+ Chủ thể sử dụng: tổ chức; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư được Nhà nước giao
đất rừng phòng hộ để bảo vệ và phát triển rừng được kết hợp sử dụng đất vào mục đích
khác
+ Các loại rừng ph: (Điều 136)
- Đất rừng đặc dụng: để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn
gen thực vật, động vật rừng, nghiên cứu khoa hoc, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh
lam thắng cánh…
+ Chủ thể: Nhà nước giao đất rừng đặc dụng trực tiếp cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng
để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt với hình thức gioa đất không thu tiền sử dụng đất
+ Việc sử dụng đất rừng đặc dụng được triển khai theo quy định tại Điều 137
- Đất làm muối (Điều 138)
+ Loại đất này trước đây được xếp vào nhóm đất chuyên dùng nhưng do thực tế sử dụng
đất làm muối giống như sử dụng đất nông nghiệp và chủ thể sử dụng phần lớn là hộ gia
đình, cá nhân làm nông nghiệp ở nông thôn
+ LDD 2003, 2013 đã đưa đất làm muối vào nhóm đất nông nghiệp, song nếu xét về cơ
casasu phân loại thì đất làm muối thuộc về nhóm đất phi nông nghiệp, tuy nhiên căn cứ
vào chủ thể sử dụng và mục đích sử dụng thì đất làm muối được tính trong cơ cấu đất
nông nghiệp hợp lý hơn.
+ Điều 138 quy định cụ thể
- Đất có mặt nc nội địa: việc sử dụng đất có mặt nước nội địa để nuôi trồng thủy sản, sản
xuất nông nghiệp được quy định tại Điều 139 LDD
- Đất có mặt nước ven biển: được quy định cụ thể tại Điều 140
- Đất bãi bồi ven sông, ven biển: Điều 141
- Đất sd cho kinh tế trang trại: là hình thức tổ chức sản xuất hành hóa trong nông nghiệp,
nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản
xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trông rừng, gắn sản xuât
với chế biến và tiêu dùng nông, lâm, thủy sản
+ Điều 142 quy định cụ thể việc sử dụng
2. Chế độ pháp lý nhóm đất phi nông nghiệp
2.1. Khái niệm & phân loại:
- Là tổng thể các loại đất không được xác định là tư liệu sản xuất, sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhua phục vụ nhu cầu đê ở, để kinh doanh hoặc các nhu cầu cong cộng khác
- Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: (Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013)
(1) Đất ở
(2) Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Trụ sở UBND, Hội đồng nhân dân
(3) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh: Thao trường,... quy định tại điều 61
(4) Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Bệnh viện, Trường học, Cơ sở văn hóa
(5) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Đất làm đồ gốm...
(6) Đất sử dụng vào mục đích công cộng: Đất làm sân bay, nhà ga, đường bộ, đường
thủy...
(7) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Chùa, đình,...
(8) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
(9) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
(10) Đất phi nông nghiệp khác: đất xây dựng kho, nhà chứa...
* Đặc điểm
- Đất PNN không được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiế trong đời sống và
saane xauast mà là nền tảng để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã hội và có vai trò tác động
mạnh mẽ đối với sản xuất, kinh doanh tạo ra của cải vạt chất cho xã hội. Điều này khác
biệt với nhóm đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu trong đời sống
của xã hội loài người
- Đất PNN thông thường do tổ chức sử dụng với quy mô lớn và các mục đích khác nhua
nhằm đáp ứng nhu cầu công cộng hoặc để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như xây
các dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế
- Đất PNN thường chuyển hóa từ đất nông nghiệp do nhu cầu phát triển về kinh tế, văn
hóa, giáo dục, y tế. thê thao, khoa học và công nghệ tạo ra
2.2. Đất ở
a. Khái niệm & phân loại
- Khái niệm: Đất thổ cư
- Phân loại:
1. Đất ở tại nông thôn
2. Đất ở tại đô thị
b. Thời hạn sd: Ổn định lâu dài
c. Hạn mức ( UBND tỉnh quy định)
- Hạn mức giao đất ở
- Hạn mức công nhận đất ở
* Chú ý: nếu người dân đã xây nhà ở vượt hạn mức cho phép thì công nhận S đất ở theo
hiện trạng nhưng phần vượt bị áp tiền sử dụng đất tăng 50% so với phần không vượt.
d. Diện tích tối thiểu tách thửa: UBND cấp tỉnh xác định
* Xác định diện tích đất ở trong TH đất có vườn ao: Điều 103
Giấy tờ (Điều 100) Thời gian hình thành, sd Diện tích đất ở
Có * Giấy tờ ghi rõ diện tích - Xác định theo giấy tờ
đất ở
* Giấy tờ ko ghi rõ:
* Giấy tờ ko ghi rõ:
+ Công nhận ko quá 5 lần.
+ Sd từ trc 18/12/1980 Hạn mức giao: ko nộp tiền
sd đất
+ Sd từ 18/12/1980 đến trc + Theo hạn mức công nhận
1/07/2004 đất ở
Không - Sd từ trc 15/10/1993 - Theo hạn mức công nhận
đất ở
- Sd từ sau 15/10/1993
- Theo hạn mức giao đất ở

? BT: Ông B có một thửa 1.000m2 đất bao gồm vườn ao và nhà ở. Ông đã xd nhà trên
diện tích đất 80 m2. Nay ông dc NN xét đủ điều kiệnc áp GCNQSDĐ.
Hỏi: Theo điều 103 Luật Đất đai 2013, diện tích (S) đất ở của gia đình ông dc công nhận
là bn trong các TH sau:
TH1: GD ông sd đất có giấy tờ, giấy tờ ghi rõ S đất ở
=> Xác định theo giấy tờ
TH2: GD ông sd đất từ 1975 có giấy tờ nhưng giấy tờ ko ghi rõ S đât ở
=> Diện tích đất tối đa không quá 600m2 (120X5), công nhận ko quá 5 lần hạn mức giao
TH3: GD ông sd đất năm 1985, có giấy tờ nhưng ko ghi rõ S đất ở
=> Theo hạn mức công nhận đất ở (200 m2) nếu diện tích chỉ có 100 m2 ( nhỏ hơn hạn
mức công nhận đất ở) => xác định là 100 m2 toàn bộ diện tích có
TH4: GD ông sd đất từ năm 1975, ko có giấy tờ
=> Theo hạn mức công nhận đất ở ( 200 m2)
TH5: GD ông sd đất từ năm 1995, ko có giấy tờ
=> Theo hạn mức giao đất ở (200 m2)
Biết rằng, UBND tỉnh quy định tại xã ông, hạn mức giao đất ở là 120 m2, hạn mức công
nhân đất ở là 200 m2.
2.3. Đất khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao
- Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp.VD: KCN Quế Võ.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. VD: KCX Tân Thuận (TP. HCM).
- Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất (và dịch vụ
phục vụ sản xuất) công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; không có dân cư sinh sống; được
đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp
nhỏ và vừa, cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do
UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Diện tích không quá 50 ha, trường hợp cần mở
rộng CCN hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng không quá 75 ha. VD: CCN Hà
Thịnh – Bắc Giang...
- Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh
doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư. KKT được tổ chức thành các khu chức năng
gồm: khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị,
khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng
KKT. VD: Chu Lai - Dung Quất (Quảng Ngãi), Đình Vũ - Cát Hải, Nghi Sơn, Vũng
Áng. Khu kinh tế cửa khẩu là KKT hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu
quốc tế. VD: Móng Cái, Lào Cai, Đồng Đăng - Lạng Sơn...
- Khu công nghệ cao là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, do Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản
phẩm công nghệ cao. Trong Khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, khu bảo thuế và
khu nhà ở. VD: KCNC Hòa Lạc; KCNC chuyên ngành sinh học Đồng Nai; KCNC
Ascendas-Protrade - Bình Dương.
- Đặc khu kinh tế (khu kinh tế tự do, khu kinh tế đặc biệt, khu kinh tế mở, khu thương
mại tự do) là khu kinh tế được thành lập nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng
các biện pháp khuyến khích đặc biệt. Trong một ĐKKT có thể gồm nhiều khu chức năng
như khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu
du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ, v.v... VD: Thâm quyến, Thượng Hải, Hải Nam,
Okinawa
=> Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề (điều 149) => Đất sd
cho khu công nghệ cao ( Điều 150) => Đất sd cho khu kinh tế (Điều 151)
3. Cơ quan quản lý:
- UBND cấp xã: quản lý đấy chưa sd tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính
- UBND cấp tỉnh: quản lý đất chưa sd tại các đạo chưa có người ở
4. Đưa đất chưa sd vào sd
- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, UBND các cấp có kế hoạch
đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo để đưa vào sử dụng.
- Khuyến khích nhận và đưa vào sử dụng.
- Hạn mức giao đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng là đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt
nước cho HGĐ, cá nhân để sản xuất nông lâm ngư diêm nghiệp không quá hạn mức giao
& không tính vào hạn mức giao.
VẤN ĐỀ 8: Những vấn đề pháp lý về giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai
1. Những vấn đề pháp lý về giám sát quản lý và sd đất đai
1.1. Hoạt động giám sát của cơ quan NN và công dân
* Hoạt động giám sát của CQNN
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân
- Mặt trận Tổ Quốc
* Hoạt động giám sát của công dân
- Công dân có quyền tự mk hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát
và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sd đất đai
+ 2 hình thức giám sát: Trực tiếp (phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan,
người có thẩm quyền giải quyết); Gián tiếp (phản ánh, gửi đơn đến các tổ chức đại diện
để các tổ chức này thực hiện quyền giám sát).
1.2. Hoạt động theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sd đất đai
- Hệ thống theo dõi và đánh giá đới với qly và sd đất đai dc sd để đgia việc thi hành PL
đất đai, hiệu quả quản lý và sd đất đai, sự tác động của chính sách, PL về đất đai đến KT
–XH và môi trường trên phạm vi cả nc và các địa phương.
2. Những vấn đề pháp lý về thanh tra chuyên ngành đất đia
2.1. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra chuyên ngành đất đai (K1 Điều
201 Luật Đất Đai 2013)
- Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan NN có thẩm quyền
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành PL về đất đai, quy định về chuyên
môn, ký thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai
? Thanh tra đất đai và kiểm tra đất đai thì khác gì?
- Kiểm tra sẽ xem xét và thực hiện liên tục
- Thanh tra ko chỉ ktra mà còn tìm ra nguyên nhân, giải pháp. Chủ thể: Những tổ chức
chuyên nghiệp và sẽ hẹp hơn là kiểm tra
2.2. Nội dung của thanh tra chuyên ngành đất đai (Trang 396 đến 398)
- Đối với cơ quan quản lý
- Đối với người sd đất: quyền sd đất, tình hình sd đất của họ đúng mục đích, quy hoạch
đất và việc thực hiện nghĩa vụ
=> Xem xét sự vận hành bộ máy NN để kịp thời ngăn chặn hành vi VP về luật đất đai và
do Bộ tài nguyên môi trường quản lý còn tại địa phương do UBND ( giả sử kết hợp và
quản lý)
3. Những vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai
a. Khái niệm tranh chấp đất đai (giáo trình tr 400)
- Là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sd đất giữa hai hay nhiều bên trong quan
hệ đất đai K24 Điều 3 LDĐ 2013
+ Tranh chấp về quyền sd đất
+ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trinh sd đất
+ Tranh chấp về mục đích sd đất
Tranh chấp đất đai Tranh chấp có yếu tố đất đai
Khái niệm Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giưa
của người sử dụng đất giữa 2 hay cac bên trong quan hệ dân sự liên quan
nhiều bên trong quan hệ đất đai đến đất đai (di sản thừa kế, tài sản
chung là quyền sử dụng đất đai).
Tranh chấp gì có liên quan đến đất đai
bao gồm cả tranh chấp đất đai
Bản chất Tranh chấp về xác định ai là Tranh chấp về đất đai bao gồm tranh
người có quyền hợp pháp đối với chấp đất đai và các tranh chấp sau:
đất đai
+ Tranh chấp hợp đồng, giao dịch liên
quan đến đất đai.
+ Tranh chấp về HNAGD nhưng có
đối tượng là đất đai (VD: vợ chồng
phân cbia tài sản chung là nhà đất.)
+ Tranh chấp về thừa kế di sản là
quyền sử dụng đất.
Các loại tranh Tranh chấp giữa người sử dụng Tranh chấp về giao dịch đất đai, thừa
chấp phổ biến đất với cá nhận khác hoặc với kế đất đai
Nhà nước
Tranh chấp giữa những người sử
dụng đất, hoặc về quyền, nghĩa
vụ phát sinh trong quá trình sử
dụng đất
Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa
xác định được ai là người sử
dụng đất hợp pháp
Hòa giải tại Biên bản Không biên bản
UBND cấp xã
Cơ quan có TAND nơi có xảy ra tranh chấp TA
thẩm quyền
UBND cấp huyện, cấp tỉnh
giải quyết
Luật điều chỉnh Luật đất đai LDĐ, BLTTDS

b. Đặc điểm của tranh chấp đất đai


- Chủ thể: Là chủ thể của quyền quản lý và sd đất
- Đối tượng của tranh chấp là quyền quản lý và sd đất
- Nội dung tranh chấp rất đa dạng và phức tạp
- Tranh chấp phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt
c. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
- Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu
thuẫn giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở PL
nhằm xác định rõ quyền và nghãi vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai
d. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai
- Là nội dung quản lý NN về đất đai
- Đối tượng là tranh chấp đất đai
- Đề cao hào giải
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực
- Không giải quyết tảnh chấp về đất đã chia, cấp
- Căn cứ vào tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán...
e. Mục đích giải quyết tranh chấp đất đai
- Giải quyết bất đồng, bảo vệ cho các chủ thể có quyền sd đất hợp pháp
- Duy trì ổn định trật tự xã hội
- Thể hiện vai trò quản lý của nhà nước
3.1. Hòa giải tranh chấp đất đai
- Khái niệm: Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả
nhằm giúp các bên tranh chấp tìm ra giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mẫu thuẫn,
bất đồng trong quan hệ PL đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thảo thuận.
- Hình thức:
+ Tự hòa giải
+ Hòa giải cơ sở: Có sự tham gia của bên thứu ba
+ Hòa giải tại UBND cấp xã (45 ngày)
3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
* Giải quyết theo trình tự tố tụng (dân sự)
- Điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai
+ Đương sự phải thuộc trường hợp mà Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
đất đai
+ Vụ vc đã qua hòa giải
- Trình tự thủ tục giải quyết: Ghép ảnh
* Giải quyết theo trình tự hành chính
- Điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai
+ Các đương sự ko có giất tờ chứng minh QSDĐ theo quy định và lựa chọn giải
quyết tranh chấp tại UBND
+ Vụ việc đã qua hòa giải
- Trình tự, thủ tục giải quyết: Ghép ảnh
5. Những vấn đề pháp lý về xử lý vi phạm PL đất đai
5.1. Các loại vi phạm PL đất đai
- Hành vi VPPL đất đai của người thi hành công vụ trong LVĐĐ
- Hành vi VPPL đất đai của người sử dụng đất
5.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm kỉ luật
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm dân sự
23/03/2023
THẢO LUẬN 5
1. Xác định nghĩa vụ tài chính mà các chủ thể sử dụng đất phải thực hiện trong các
trường hợp sau đây:
a. Chị K và bà T ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với 65m2 đất ở
thuộc quyền sử dụng đất của bà T.
7 nghĩa vụ tài chính (Điều 107 LDD 2013)
Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (bà T phải trả thuế thu nhập từ chuyern
quyền sử dụng đất)
Lệ phí trước bạ (bà K)
Phí công chứng, phí thẩm định hồ sơ…
Lệ phí cấp giấy CNQSDD
b. Ông A tặng cho con đẻ của mình là anh B một mảnh đất có diện tích 540m2
Phí cấp giấy CNQSDD (nếu chưa có GCNQSDD) – được miễn phí thu nhập cá nhận và
lệ phí trước bạ
c. Hộ gia đình chị X đang sinh sống trên mảnh đất có diện tích 200m2 do ông bà để lại từ
1970. Gia đình chị không có bất kỳ loại giấy tờ gì, hằng năm vẫn nộp thuế sử dụng đất
cho Nhà nước. Nay gia đình có nhu cầu xin cấp GCNQSDĐ (biết hạn mức công nhận đất
ở tại địa phương là 150m2)
Điều 101 LDD 2013, gia đình chị X chưa có GCNQSDD nhưng vẫn sinh sống hoạt động
ổn định, không vi phạm pháp luật trước ngày 01/07/2004…
Nghị định 45/2014 – Điều 6 => kphai đóng tiền sử dụng đất ở địa phương, nếu vượt hạn
mức công nhận đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất
quy định tại Điểm b ddierm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này
Lệ phí cấp GCNQSDD, Thuế sử dụng đất, Lệ phí trước bạ
d. Công ty cổ phần Nam Long được Nhà nước cho phép sử dụng 20ha đất đầu tư dự án
xây dựng nhà ở thương mại để bán và cho thuê.
Tiền sử dụng đất
Lệ phí cáp GCNQSDD
Lệ phí trước bạ (để làm thủ tục đứng tên trên giấy tờ)
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
e. Công ty TNHH Bình Minh nhận chuyển nhượng 100m đất ở của bà C sau đó chuyển
mục đích sang làm mặt bằng kinh doanh
Thuế thu nhập
Lệ phí trước bạ
Lệ phí cấp GCNQSDD
Thuế sử dụng đất
Tiền thuê đất (CT TNHH Bình Minh được Nhà nước cho thuê đất theo Điểm d Khoản 1
Điều 56 LDD 2013)
2. Tư vấn cho người sử dụng đất trong các trường hợp sau:
Gia đình ông K là một hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã P huyện Q. Ngày
25/11/2011, gia đình ông được UBND huyện Q giao cho 100m2 đất để làm nhà ở tại khu
tái định cư, ông làm đơn xin được ghi nợ tiền sử dụng đất, tuy nhiên điều ông còn băn
khoẳn là không biết mình được nợ tiền trong thời gian bao laai và việc trả tiền được thực
hiện như thế nào, hãy tư vấn cho ông K trong trường hợp này?
Ông K đủ điều kiện nợ tiền.
Nghị định 79/2019
Nghị định 45/2014
Trả nợ dần trong thời hạn 5 năm. Hết thời hạn 5 năm nếu chưa hoàn thành xong phải
hoàn thành nghĩa vụ còn lại theo giá đất
3. Trong các giao dịch quyền sử dụng đất sau đây, giao dịch nào có thể thực hiện được.
Tại sao? (giả sử điều kiện chung đẻ thực hiện giao dịch đã được bảo đảm)
a. ông A tăng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của mìn cho con gái là B – hiện là giảng
viên 1 trường đại học
Không Điều 191.
b. Tổ chức kinh tế M tặng quyền sử dụng đất (trong dự án nhà ở thương mại của mình)
cho những nhân viên có thành tích tốt để xây nhà ở.
Không. Điểm c Khoản 2 Điều
c. Công ty TNHH X (sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng) thế chấp quyền sử dụng đất
2000m2 đất nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng cho công ty cổ phần H (kinh doanh
bất động sản) để vay tiền.
không. Điều 174 điểm b khoản 2
d. Ông H, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam, nhận chuyển
nhượng 20000m2 đất của hộ gia đình ông T để thực hiện dự án đầu tư của mình.
Được. điểm đ Khoản 1 điều 169
e. Một doanh nghiệp trong nước được khu kinh tế Mở Chu Lai cho thuê 20.000m2 đất từ
tháng 8/1997. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, doanh nghiệp chỉ sử dụng 15.000m2,
hiện còn 5.000m2 chưa được đưa vào sử dụng. Biết rằng thời hạn sử dụng đất của doanh
nghiệp đến năm 2047.
Nhà đầu tư có được phép cho doanh nghiệp khác thuê lại 5.000m2 hiện chưa sử dụng
không?

f. Hộ gia đình K đang sử dụng 3ha đất trông lúa tại xã Văn Canh, huyện Hoài Đức, Hà
Nội. Diện tích đất này gia đình bà được giao từ năm 1954. Hiện bà muốn đổi diện tích
trên để lấy:
TH1: 70m2 đất ở của ông H cùng thông
TH2: 3ha đất trồng rau màu của bà X ở xã huyện Đan Phượng liền kề
Bà K có thể thực hiện các giao dịch trên không?
4. Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?
a. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để đầu tư tại VN được góp vốn
bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh.

b. Khi sử dụng đất dưới hình thức thuê, tổ chức kinh tế trong nước không được thực hiện
các giao dịch về quyền sử dụng đất.
c. Người VN định cư ở nước ngoài sử dụng đất để đầu tư tại VN không được tặng cho
quyền sử dụng đất
d. Người sử dụng đất phải có giấy tờ chứng nhận đối với quyền SDĐ mới được thực hiện
giao dịch quyền SDĐ
e. Đất được giao cho hộ gia đình, khi gia đình có thành viên chết, thì thành viên đó không
được đẻ thừa kế quyền SDĐ, mà đương nhiên các thành viên khác trong hộ gia đình được
quyền tiếp tục sử dụng đất đó
f. Người VN định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong
khu công nghiệp, khu chế xuất.
g. Hộ gia đình, cá nhân chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi có hộ
khẩu thường trú
h. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất đều là người VN định cư ơ
nước ngoài, không thuộc đối tượng được mua nahf ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại
VN, thì người nhận thừa kế không được cấp giấy CNQSDĐ, nhưng được chuyển nhượng
hoặc tặng cho quyền sử dụng đất.

You might also like