You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN


Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề 1: Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn
sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăng-ghen. Nêu suy nghĩ của
anh chị về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý
nghĩa của nó ngày nay.

HỌ VÀ TÊN: Lại Thị Phương Thảo

MÃ SINH VIÊN: 11215378

LỚP: CNXHKH_35

GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: Nguyễn Thị Lê Thư

Hà Nội - 2022

1
MỤC LỤC

I. TÌNH CẢNH NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở THẾ KỈ 19....................................3

1. Giới thiệu tác phẩm......................................................................................3

2. Tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai
cấp Công nhân Anh” của Ăngghen.................................................................4

2.1. Trong lao động..........................................................................................4

2.2. Trong sinh hoạt.........................................................................................5

2.3. Trong quan hệ xã hội..............................................................................14

II. LIÊN HỆ........................................................................................................22

1. Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác................22

2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay....................................24

3. Ý nghĩa đối với hiện nay.............................................................................28

2
I. TÌNH CẢNH NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở THẾ KỈ 19
1. Giới thiệu tác phẩm

Tình cảnh giai cấp công nhân Anh là một trong những tác phẩm nổi tiếng
nhất trong thời kỳ hoạt động đầu của nhà triết học, nhà cách mạng người
Đức Ph.Ăng-ghen. Tác phẩm này gồm 2 phiên bản: tiếng Đức và tiếng Anh.

Năm 1842, Ph.Ăng-ghen sang thành phố Manchester của Anh làm công


nhân cho một hãng buôn. Trong thời gian đó, Ăng-ghen đã đi thăm những nơi
công nhân đang sinh sống. Ông nhận thấy điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản
Anh thật bẩn thỉu, tồi tàn và dự định trình bày vấn đề này trong một chương trình
của một tác phẩm về lịch sử xã hội nước Anh. Nhưng để làm sáng tỏ vai trò đặc
biệt của giai cấp vô sản trong xã hội tư sản, ông đã dành riêng hẳn một tác phẩm
nghiên cứu tình cảnh giai cấp công nhân Anh và từ đó, tác phẩm “Tình cảnh giai
cấp công nhân Anh” ra đời.

“Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” đã miêu tả một cách chân thực và sâu
sắc cuộc sống khốn khó của giai cấp công nhân ở Anh. Và đó cũng là hình ảnh
chung của giai cấp công nhân trên toàn thế giới trong thời đại của Ăng-ghen. Từ
những điều mắt thấy tai nghe được viết vào tác phẩm, Ăng-ghen đã có một nhận
định quan trọng trong sự nghiệp của mình: Giai cấp công nhân không chỉ là
những con người cùng cực nhất trong xã hội tư bản mà còn mang sứ mệnh tự
giải phóng cho giai cấp mình cũng như dẹp bỏ xiềng xích cho nhân loại.

“Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” là một trong những tác phẩm quan
trọng nhất của Ăng-ghen, đặc biệt là trong thời kỳ hoạt động đầu của ông. Tác
phẩm đã thể hiện tư tưởng sáng suốt của con người này. Tư tưởng đó cũng phù
hợp với tư tưởng mà người bạn của ông, Các-Mác, đề ra và cả quy luật của lịch
sử. Từ đó, hai ông đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.

3
2. Tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh giai
cấp Công nhân Anh” của Ăngghen
2.1. Trong lao động
a) Trong sở hữu:

 Người vô sản bất lực; nếu bỏ mặc họ, chỉ trong một ngày, thì họ cũng
không thể sống được. Giai cấp tư sản đã lũng đoạn mọi tư liệu sinh hoạt. Mọi cái
người vô sản cần dùng, anh ta chỉ có thể nhận từ tay giai cấp tư sản, mà sự lũng
đoạn của chúng được Nhà nước bảo hộ. Cho nên, về pháp luật cũng như trên
thực tế, người vô sản đều là nô lệ của giai cấp tư sản; giai cấp này nắm quyền
sinh sát đối với họ. Giai cấp tư sản cung cấp cho họ tư liệu sinh hoạt, nhưng đổi
lấy "vật ngang giá", tức là lao động của họ; thậm chí còn làm cho họ ảo tưởng
rằng: dường như họ cũng hành động theo ý chí của chính mình, dường như họ ký
kết hợp đồng với giai cấp tư sản một cách tự do, không bị ép buộc, như một
người tự chủ.

b) Trong thu nhập:

Mức lương tối đa thì do cạnh tranh giữa các nhà tư sản với nhau quyết định,
bởi vì, giữa họ với nhau cũng có cạnh tranh. Người tư sản chỉ có thể tăng thêm
tư bản của mình bằng thương nghiệp hoặc công nghiệp, và trong hai trường hợp
đều cần người lao động. Cả khi hắn đem tư bản cho vay lấy lãi, thì hắn vẫn gián
tiếp cần người lao động, vì không có thương nghiệp và công nghiệp thì không ai
chịu trả lãi cho hắn, không ai có thể sử dụng tư bản của hắn được. Vì vậy người
tư sản luôn cần người vô sản, nhưng không phải trực tiếp để sống - vì hắn có thể
sống bằng tư bản của mình - mà để làm giàu, giống như buôn bán thì cần có
hàng hoá, hoặc thồ hàng thì cần có súc vật. Người vô sản làm ra cho người tư sản
những hàng hoá đem bán có lãi. Cho nên khi nhu cầu về hàng hóa tăng, khiến tất
cả những công nhân đang cạnh tranh với nhau đều có việc làm, và có thể còn

4
thiếu người nữa, thì cạnh tranh giữa công nhân ngừng lại, và cạnh tranh giữa các
nhà tư sản bắt đầu. Nhà tư bản đang cần công nhân thừa biết rằng, khi giá cả tăng
do nhu cầu tăng, thì hắn sẽ kiếm được lợi nhuận lớn; hắn thà tăng lương một ít
còn hơn bỏ mất cơ hội kiếm toàn bộ món lợi ấy. Hắn cho anh công nhân cái xúc-
xích để lấy được chiếc dăm-bông. Thế là các nhà tư bản tranh giành công nhân
của nhau, và tiền lương tăng. Nhưng lương chỉ tăng đến mức mà lượng cầu cho
phép. Nhà tư bản chịu hy sinh chút ít lợi nhuận bất thường, nhưng khi phải hy
sinh lợi nhuận bình thường của mình, tức là lợi nhuận bình quân, thì đương
nhiên là hắn sẽ tìm cách không trả quá mức lương trung bình. 

Từ đó có thể xác định thế nào là mức lương trung bình. Trong điều kiện
bình thường, tức là khi cả công nhân lẫn tư sản đều không có lí do gì để cạnh
tranh kịch liệt, khi số công nhân đúng bằng số có thể dùng trong sản xuất, để chế
tạo số hàng hoá cần có, thì lương sẽ cao hơn mức tối thiểu một ít; cao hơn bao
nhiêu, thì tuỳ vào nhu cầu trung bình và trình độ văn hoá của công nhân.

Trong điều kiện phức tạp của nền công nghiệp hiện đại ở Anh, rất khó xác
định mức trung bình về nhu cầu và văn hoá của công nhân, vả lại, như ta đã thấy,
nó rất khác nhau đối với các loại công nhân khác nhau. Nhưng phần lớn các loại
công việc trong công nghiệp đều đòi hỏi một kỹ năng và quy trình nhất định,
muốn thế thì công nhân cũng phải có trình độ văn hoá nhất định, cho nên lương
trung bình phải đủ để thúc đẩy công nhân thành thục kỹ năng ấy, và tuân theo
quy trình ấy. Vì thế mà tiền lương của công nhân công nghiệp trung bình cao
hơn tiền lương của công nhân khuân vác giản đơn, của người công nhật v.v. và
cao hơn tiền lương của công nhân nông nghiệp.

2.2. Trong sinh hoạt


a) Trong kinh tế: Mức sống:

5
Cư dân các thành phố lớn chủ yếu là công nhân, những công nhân đó bản
thân không có chút tài sản gì đáng kể, chỉ sống bằng tiền lương và hầu hết chỉ
vừa đủ ăn; cái xã hội gồm những nguyên tử rời rạc ấy hoàn toàn không quan tâm
đến họ, mặc cho họ tự nuôi lấy mình và gia đình, nhưng lại không cấp cho họ
phương tiện để có thể thường xuyên và thật sự giải quyết những nhu cầu ấy. Mỗi
công nhân, thậm chí là người giỏi nhất, cũng luôn có thể bị mất việc và mất cái
ăn, để rồi chết đói, nhiều người đã bị như vậy. Nhà cửa của người lao động đều
quy hoạch tồi, xây dựng tồi tàn, không được giữ gìn, bí hơi, ẩm thấp và thiếu vệ
sinh; người ở chen chúc nhau; đồ đạc trong nhà cũng phù hợp với các mức độ
bần cùng khác nhau, có khi đến những đồ dùng cần thiết nhất cũng không có.
Quần áo của công nhân nói chung cũng rất thảm thương, phần lớn chỉ là những
mớ giẻ rách. Thức ăn nói chung rất tồi, thường là hầu như không thể ăn được;
nhiều khi, ít ra cũng là thỉnh thoảng, không đủ số lượng; và tệ nhất thì có cả
người chết đói. Vậy, có thể hình dung tình cảnh của giai cấp công nhân ở các
thành phố lớn như một cái thước đo: khá nhất là một cuộc sống tạm được, đồng
lương kiếm được bằng công việc nặng nhọc cũng khá, chỗ ở tốt, ăn uống nói
chung không đến nỗi tồi, tất cả đều khá và chịu được, cố nhiên là theo con mắt
của người công nhân; tệ nhất là sự bần cùng tàn khốc, đến mức không nhà cửa
và chết đói; nhưng mức trung bình thì gần với cái tệ nhất hơn là cái khá nhất. Và
những bậc thang khác nhau đó không phải là cố định cứng nhắc cho các loại
công nhân khác nhau, được quy chính xác đến mức người ta có thể nói loại công
nhân này sinh sống khá còn loại kia kém, xưa nay vẫn vậy và sau này cũng sẽ
vậy. Không phải thế. Nếu một đôi nơi có như vậy, nếu về đại thể, có một đôi
ngành nào đó có ưu thế hơn so với các ngành khác, thì ở mọi ngành, tình cảnh
của người lao động vẫn là hết sức bấp bênh; và mỗi người công nhân đều có thể
phải trải qua toàn bộ các bậc thang ấy, từ mức tiện nghi tương đối dễ chịu đến
mức cực kỳ nghèo khổ, thậm chí đến mức chết đói.

6
Không khí tồi tệ ở London, nhất là các khu lao động, đã khiến bệnh lao phổi
phát triển rất dễ dàng. Cùng với lao phổi, không kể các bệnh phổi khác và bệnh
sốt phát ban, trước hết phải nói đến thương hàn, là bệnh hoành hành dữ dội nhất
trong nhân dân lao động. Cái tai hoạ phổ biến ấy là một hậu quả trực tiếp của
tình trạng nhà cửa tồi tàn, không thoáng khí, ẩm thấp và bẩn thỉu. chỉ cần một cái
sân không thoáng khí, một ngõ cụt không có cống thoát nước, là đủ gây ra bệnh
sốt. Bệnh sốt này hầu như ở đâu cũng có tính chất giống nhau, và hầu như trường
hợp nào cũng biến thành thương hàn rõ rệt. Bệnh thường thấy ở những khu lao
động trong mọi thành phố lớn, ở cả một số phố xây dựng tồi tàn và không được
săn sóc trong những điểm dân cư nhỏ hơn, và lan truyền mạnh nhất trong các
khu nhà ổ chuột. Ở Glasgow năm 1843, 12% dân số, tức là 32.000 người mắc
bệnh, trong đó 32% tử vong. Năm 1817-18, trong hai mươi mốt tháng, bệnh viện
Dublin đã nhận 39.000 bệnh nhân sốt, và theo lời tỉnh trưởng Alison thì một năm
sau, con số thậm chí đã lên tới 60.000. Ở Cork những năm 1817-18, bệnh viện
sốt đã phải tiếp nhận 1/7 số dân; ở Limerick cũng thời kỳ đó, 1/4 số dân mắc
bệnh, còn trong khu nhà ổ chuột Waterford có đến 19/20 toàn bộ dân cư bị bệnh.

Còn một loạt bệnh khác có nguyên nhân từ ăn uống hơn là điều kiện cư trú
của công nhân. Thức ăn của họ nói chung rất khó tiêu, hoàn toàn không hợp với
trẻ nhỏ; nhưng họ không có tiền và thì giờ để tìm những thứ tốt hơn. Ngoài ra,
một tập quán rất phổ biến là cho trẻ con dùng rượu, thậm chí là thuốc phiện. Hai
cái đó, cộng với những điều kiện sinh sống khác có hại cho sự phát triển thể lực
của trẻ con, gây ra đủ thứ bệnh về đường tiêu hoá, để lại vết tích suốt đời. Hầu
hết công nhân ít nhiều đều mắc chứng tiêu hoá kém, vậy mà họ vẫn buộc phải
tiếp tục dùng cái thức ăn đã gây nên chứng ấy cho họ. Dù biết đi nữa, làm sao họ
có thể áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp hơn, khi điều kiện sinh hoạt và thói
quen của họ chưa thay đổi? Nếu thêm vào tình trạng quần áo người lao động

7
không phù hợp, không chống được cảm lạnh; tình trạng phải làm việc cho đến
khi bệnh tật vật ngã, tình cảnh khốn cùng cực độ của gia đình khi người lao động
bị ốm đau, tình trạng ốm đau thường không được chạy chữa.

Ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác làm cho sức khỏe của một số đông công
nhân giảm sút. Trước hết là tệ nghiện rượu. Mọi thứ hấp dẫn và cám dỗ liên kết
lại để lôi kéo người lao động tới chỗ rượu chè. Đối với họ, hầu như chỉ có một
nguồn vui duy nhất là rượu mạnh, và mọi thứ dường như cùng nhau đẩy họ đến
với nó. Một nguyên nhân khác của tình trạng sức khỏe tệ hại của giai cấp công
nhân là: khi ốm đau, họ không thể được thầy thuốc giỏi cứu chữa. Bác sĩ ở Anh
lấy tiền khám chữa bệnh rất cao, người lao động không trả nổi. Do đó họ đành
không chạy chữa gì, hoặc buộc phải tìm đến những tên lang băm lấy công rẻ, và
những thứ thuốc bịp bợm, chung quy lợi ít hại nhiều. 

Hậu quả của tất cả những cái ấy là thể lực của người lao động suy yếu toàn
diện. Cơ thể họ suy nhược, sức đề kháng kém, do đó lúc nào cũng có thể làm
mồi cho mọi bệnh tật. Cũng vì vậy họ mau già và chết yểu. Các bản thống kê
người chết là một bằng chứng không thể chối cãi về điểm ấy. Theo báo cáo của
G. Graham, chủ nhiệm sở đăng ký tình hình công dân, tỉ lệ tử trên toàn nước
Anh và Wales hàng năm là gần 2,25%, tức là mỗi năm, cứ 45 người thì có 1
người chết. Ở các thành phố của Scotland, con số còn cao hơn: ở Edinburgh,
trong những năm 1838-39, tỉ lệ tử là 1/29, thậm chí năm 1831, riêng khu thành
phố cũ là 1/22; ở Glasgow, từ năm 1830 tới nay, tỉ lệ tử trung bình là 1/30, một
số năm là 1/22 hoặc 1/24. Tuổi thọ trung bình giảm nhiều chủ yếu ở giai cấp
công nhân, còn tuổi thọ trung bình ở các giai cấp khác thì tương đối cao hơn, vì
tỉ lệ tử ở các giai cấp thượng đẳng và trung lưu là thấp hơn. 

Tỉ lệ tử cao chủ yếu là vì trong giới lao động, số trẻ em chết rất cao. Cơ thể
non yếu của đứa trẻ ít có khả năng chống đỡ nhất, trước những ảnh hưởng xấu

8
của điều kiện sống kham khổ. Tình trạng trẻ con bị bỏ vơ vất, khi cả cha lẫn mẹ
đều đi làm, hoặc một trong hai người đó đã mất, đã cho thấy ngay tác hại; vì vậy
không lạ gì khi thấy, như ở Manchester, theo báo cáo đã dẫn ở trên, hơn 57% con
cái của người lao động chết dưới 5 tuổi, trong khi ở các giai cấp thượng đẳng,
con số ấy chỉ là 20%; còn ở các vùng nông nghiệp, con số trung bình về trẻ con
chết dưới 5 tuổi, của tất cả các giai cấp, cũng chưa đến 32%.

Ở các thành phố lớn, nơi công nhân phản kháng mạnh, những trường hợp
như thế tất nhiên ít xảy ra hơn. Nhưng ngày lao động dài như vậy vẫn không
thỏa mãn lòng tham của bọn tư bản. Vì thế, chủ xưởng thực hiện chế độ lao động
ban đêm tàn khốc. Một số thì sử dụng chế độ hai ca, số người của mỗi ca đủ để
đảm bảo công việc của cả công xưởng; một ca làm mười hai giờ ban ngày, ca kia
làm mười hai giờ ban đêm. Nhiều chủ xưởng khác dã man hơn: họ bắt công nhân
làm 30-40 giờ liền, mỗi tuần mấy lần như vậy; đó là vì họ không có công nhân
để thay ca hoàn toàn, ở đây, việc thay ca chỉ là thay thế một phần công nhân, để
họ được ngủ vài giờ.

Lòng tham bỉ ổi của giai cấp tư sản đã tạo nên bao nhiêu bệnh tật! Phụ nữ
mất khả năng sinh đẻ, trẻ con tàn tật, đàn ông yếu đuối xanh xao, bao con người
bị vắt kiệt, toàn bộ nhiều thế hệ bị tàn phá, bệnh tật và ốm yếu; chỉ để giai cấp tư
sản nhét cho đầy túi. 

Thế nên đó không phải là lao động chân chính, mà là thứ công việc đơn
điệu nguy hại nhất và làm cho người ta mệt mỏi nhất. Công nhân công xưởng
buộc phải phá hoại toàn bộ thể lực và trí lực của mình, trong thứ công việc máy
móc ấy; sứ mệnh của anh ta là phải chịu sự buồn chán suốt ngày này qua ngày
khác, từ năm lên tám tuổi. Cái hình phạt tự chôn sống trong công xưởng, lúc nào
cũng phải theo dõi cái máy làm việc không biết mệt ấy, là sự tra tấn tàn khốc
nhất đối với công nhân. Nó làm cho công nhân suy nhược tột độ, về thể xác cũng

9
như tinh thần. tuy nhiên, công nhân công xưởng không những vẫn giữ được lí trí
của mình, mà còn làm cho nó sắc sảo hơn người khác; đó chỉ là vì họ đã vùng
lên, chống lại vận mệnh của mình, chống lại giai cấp tư sản; đó là tình cảm và tư
tưởng duy nhất mà họ còn giữ được trong tình cảnh lao động ấy. 

Tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp Anh là vậy. Nhìn vào đâu, ta cũng
thấy cảnh bần cùng thường xuyên hoặc tạm thời, bệnh tật do điều kiện sống hoặc
tính chất của bản thân lao động gây ra, và sự bại hoại đạo đức; ở đâu cũng thấy
con người dần bị hủy hoại không ngừng, về tinh thần cũng như thể xác. Không,
nó không thể và sẽ không kéo dài. Công nhân, chiếm đại đa số trong nhân dân,
không muốn như thế. 

b) Trong chính trị:

* Quyền lợi trong chính trị:

Giai cấp công nhân không có quyền lợi trong chính trị. Không chỗ nào thừa
nhận công nhân có quyền sống một cuộc sống của con người, có quyền hoạt
động độc lập, và quyền có quan điểm riêng. Nhưng chúng không còn là công
nhân thực sự nữa, mà là những kẻ đã phản bội giai cấp mình, đã vì chút lương
cao mà phục vụ giai cấp tư sản, đã chống lại công nhân để bảo vệ lợi ích của bọn
tư bản. Lợi ích của chúng cũng là lợi ích của giai cấp tư sản, thế nên chúng bị
công nhân căm ghét hơn cả chủ xưởng.

* Đấu tranh trong nhà máy, xí nghiệp:

Việc phạm tội chỉ là hành động đơn thương độc mã chống lại chế độ xã hội
hiện tồn, với tư cách cá nhân; mà xã hội có thể dùng mọi sức mạnh để đối phó,
và áp đảo kẻ địch đơn độc bằng ưu thế tuyệt đối. Hơn nữa, trộm cắp là hình thức
đấu tranh thô sơ và vô ý thức nhất; thế nên riêng một việc đó không thể trở thành
biểu hiện chung của dư luận công nhân, dù họ vẫn ngầm tán thành. Sự chống đối

10
của giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản chỉ bắt đầu, khi công nhân dùng
bạo lực để chống lại việc sử dụng máy móc, việc này đã xảy ra ở buổi đầu của
cách mạng công nghiệp. Những nhà phát minh đầu tiên, như Arkwright và
những người khác, đã bị thứ bạo lực ấy hãm hại, còn máy móc của họ thì bị phá
hủy; về sau lại nổ ra nhiều cuộc nổi dậy chống sử dụng máy móc, nó hầu như
giống hệt với những cuộc bạo loạn của công nhân in vải hoa ở Bohemia tháng
Sáu 1844: máy móc và công xưởng đều bị phá hủy.

* Đấu tranh trong vùng:

Tháng 5/1843, khi ở Manchester, tại đây đã nổ ra một cuộc chiến thực sự.
Một nhà máy gạch (Pauling & Henfrey) tăng kích cỡ viên gạch, và tất nhiên là
bán viên gạch lớn hơn với giá cao hơn, nhưng không tăng lương; công nhân đòi
tăng lương bị cự tuyệt nên họ đình công, công liên cũng tuyên bố tẩy chay hãng
ấy. Nhưng chủ xưởng đã bỏ nhiều công sức để thuê knobstick, cũng như công
nhân ở các vùng lân cận. Đối với những người ấy, lúc đầu công liên chỉ đe dọa.
Để bảo vệ nhà máy, công ti thuê mười hai tên đã từng đi lính hoặc làm cảnh sát,
và phát súng cho chúng. Vì đe dọa không có hiệu quả nên một đêm, vào mười
giờ, một toán công nhân gạch, bố trí thành đội hình chiến đấu, với hàng đầu có
súng, đã tấn công nhà máy, vốn chỉ nằm cách trại lính bộ binh gần 400 bước7*.
Công nhân tiến vào khu vực nhà máy, thấy bọn bảo vệ là bắn ngay, giẫm nát
gạch phơi ở đất, xô đổ những đống gạch khô, gặp cái gì cũng phá hủy; họ lọt vào
một ngôi nhà, đập phá mọi đồ đạc, và đánh vợ của một đốc công ở đó. Lúc này,
bọn bảo vệ nấp sau một hàng rào, được che chắn, và có thể bắn mà không bị
vướng gì. Những người tấn công dừng lại trước một lò gạch đang bị đốt, ánh lửa
chiếu vào họ rất rõ; thế nên họ trở thành bia đỡ đạn cho địch, còn bản thân họ chỉ
bắn hú họa. Tuy thế hai bên vẫn bắn nhau hơn nửa giờ, cho đến lúc công nhân
hết đạn, và đạt được mục đích của cuộc tấn công, là phá hết những gì có thể

11
trong nhà máy. Bấy giờ quân đội đến, công nhân rút về Eccles (cách Manchester
ba dặm). Lúc sắp đến Eccles thì họ điểm danh theo số hiệu của mỗi người trong
toán, để rồi giải tán, đúng ra là chỉ để rơi vào tay bọn cảnh sát từ bốn phía ập lại.
Số người bị thương hẳn là rất nhiều, nhưng người ta chỉ biết số người bị bắt thôi.
Một công nhân trúng ba viên đạn vào đùi, chân và vai; mà vẫn lê đi được hơn
bốn dặm. Những người đó đã tỏ ra rằng họ cũng có dũng khí cách mạng và
không sợ súng đạn. Khi một đám quần chúng tay không tấc sắt, mà chính họ
cũng không biết mình muốn gì, đã bị bao vây ở một bãi chợ, chỉ có mấy tên long
kị binh và cảnh sát đứng giữ các lối ra cũng đủ để trấn áp, như việc đã xảy ra
năm 1842, thì điều đó không hề chứng minh được rằng quần chúng thiếu dũng
cảm; vì lúc ấy, dù không có bọn tay sai của chính quyền nhà nước, tức là chính
quyền tư sản, thì quần chúng cũng không làm nên gì cả. Ở đâu mà nhân dân có
mục tiêu rõ ràng, thì họ tỏ ra có đầy đủ dũng khí; ví dụ cuộc tấn công vào xưởng
Birley, sau này người ta phải dùng cả pháo binh để bảo vệ xưởng ấy.

c) Trong đời sống tinh thần, tư tưởng: Tệ nạn:

Chính các thành phố lớn là nơi sức cám dỗ của những tật xấu và dục vọng
đã dăng đầy lưới bẫy, tội ác được khuyến khích bởi hi vọng sẽ không bị trừng
phạt, còn tính lười biếng được phát triển nhờ nhiều gương xấu. Chính ở đây,
những trung tâm trụy lạc lớn này, những kẻ hư hỏng, những phường vô lại đã
đến ở, để trốn tránh cuộc sống giản dị ở nông thôn; chính ở đây, chúng có thể
tìm được nạn nhân cho những hành động hèn hạ của chúng, và việc mạo hiểm
của chúng sẽ được đền đáp bằng sự kiếm chác dễ dàng. Ở đây đức hạnh bị vùi
dập và dìm vào bóng tối, thói xấu vì khó bị khám phá nên nảy nở sum suê, và lối
sống phóng đãng được khuyến khích vì vừa với túi tiền. Nguyên nhân chính của
sự trụy lạc trong những thành phố lớn là sự ảnh hưởng từ gương xấu, việc khó
cưỡng lại những cám dỗ của các tệ nạn, khi nó ở ngay bên cạnh, và thế hệ trẻ

12
tiếp xúc với nó hàng ngày. Quả thật, ở những thành phố lớn, không thể giữ cho
thế hệ trẻ của giai cấp vô sản tránh được ma lực của các tệ nạn; đó là nguyên
nhân của sự đồi bại về đạo đức".

Đầu tiên là tệ nghiện rượu. Người công nhân khi tan tầm về nhà, đã mệt
mỏi rã rời; mà nhà cửa thì thiếu tiện nghi, lạnh lùng, ẩm thấp, bẩn thỉu; anh ta rất
cần tiêu khiển, cần cái gì đó để cảm thấy còn đáng làm việc, cái gì đó làm dịu
được viễn cảnh của ngày mai khổ cực; sự mệt mỏi, bực dọc và ưu phiền của anh
ta, đòi hỏi mãnh liệt một chất kích thích nào đó từ bên ngoài; nhu cầu xã giao
của anh ta chỉ có thể được thoả mãn ở quán rượu, vì không còn nơi nào khác để
anh ta gặp bạn bè. Thế thì anh ta làm sao tránh được sự lôi cuốn mạnh mẽ của
rượu và chống lại được sự cám dỗ ấy? Nhưng bản thân sự nghiện rượu khiến thể
xác và tinh thần của nạn nhân phải chịu tác động hủy hoại, điều đó cũng tất
nhiên như việc đại đa số công nhân nghiện rượu.

Một tật xấu lớn khác của nhiều công nhân Anh, bên cạnh chuyện rượu chè
vô độ, là tính dâm đãng trong quan hệ nam nữ. Giai cấp tư sản bắt họ chịu đựng
nhiều nặng nhọc và đau khổ, chỉ dành cho họ hai thú vui ấy. Vì vậy, công nhân
dốc toàn bộ nhiệt tình vào hai thú vui ấy, để truy hoan vô độ và hỗn loạn, để ít ra
cũng được hưởng chút gì của cuộc sống. Chính vậy, trật tự xã hội đã khiến cho
công nhân hầu như không thể có đời sống gia đình. Lơ là mọi bổn phận gia đình,
nhất là những bổn phận đối với con cái, là hiện tượng rất phổ biến trong công
nhân Anh, và chủ yếu là do chế độ xã hội hiện hành gây ra. Thế mà người ta còn
muốn những đứa trẻ không ai dạy dỗ, lớn lên trong cảnh trụy lạc mà chính cha
mẹ chúng cũng thường mắc phải, sau này sẽ trở thành những người có đạo đức
tốt! 

Biểu hiện rõ rệt và cực đoan nhất của sự coi thường trật tự xã hội là việc
phạm tội. Nếu các nguyên nhân làm bại hoại đạo đức của công nhân tác động

13
mạnh mẽ và tập trung hơn bình thường, thì anh ta chắc chắn sẽ phạm tội. Do
cách đối xử thô bạo, làm ngu muội con người của giai cấp tư sản; công nhân
cũng trở thành một vật vô tri, như là nước; và cũng tất yếu phải chịu sự chi phối
của những quy luật tự nhiên, tới khi anh ta mất mọi quyền tự do. Vậy là số tội
phạm ở Anh tăng lên cùng với số người vô sản, và dân tộc Anh trở nên nhiều tội
phạm nhất thế giới. trong 37 năm, số vụ bắt giam đã tăng bảy lần. Trong số vụ
bắt giam năm 1842, riêng Lancashire có 4497 vụ, tức là hơn 14%, và ở
Middlesex có 4049 vụ, tức là hơn 13%. Vậy, ta thấy rằng chỉ riêng hai khu vực
có những thành phố lớn, đông đảo dân vô sản, đã có tới trên 1/4 tổng số vụ phạm
tội của cả nước, tuy rằng dân số ở đó còn xa mới bằng 1/4 tổng số dân cả nước. 

2.3. Trong quan hệ xã hội


a) Với giai cấp tư sản:
Nếu sự tập trung dân số đã làm cho giai cấp có của phồn vinh và phát triển,
thì nó còn có ảnh hưởng lớn hơn đối với sự phát triển của công nhân. Công nhân
bắt đầu cảm thấy mình - về toàn thể - là một giai cấp; họ đã hiểu rằng đứng riêng
lẻ thì mình yếu, nhưng khi đoàn kết lại thì thành một lực lượng mạnh; điều này
đã giúp họ tách ra khỏi giai cấp tư sản, những quan niệm và tư tưởng độc lập,
đặc trưng cho công nhân và cho hoàn cảnh sinh sống của họ, được hình thành;
công nhân bắt đầu hiểu về địa vị bị áp bức của mình, và bắt đầu có tầm quan
trọng về mặt xã hội và chính trị. Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong
trào công nhân: ở đây, công nhân lần đầu tiên đã suy nghĩ về tình cảnh của mình
và đấu tranh để thay đổi nó; ở đây, sự đối lập về lợi ích giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản lần đầu đã biểu lộ ra; ở đây, những liên đoàn lao động, phong trào
Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời.

Công nhân Anh không thể cảm thấy hạnh phúc trong tình cảnh của họ, cái
tình cảnh mà ở đó, cả cá nhân cũng như toàn bộ giai cấp đều không thể sống,

14
cảm giác và suy nghĩ như con người. Vì thế, công nhân phải đấu tranh, để thoát
khỏi cái tình cảnh chỉ xứng với súc vật ấy, để có được một tình cảnh tốt hơn, hợp
với con người hơn. Và họ không thể làm thế, nếu không tấn công vào lợi ích của
giai cấp tư sản, lợi ích đó chính là ở chỗ bóc lột công nhân. Nhưng giai cấp tư
sản lại bảo vệ lợi ích của mình, với tất cả sức mạnh mà tài sản và chính quyền
của chúng cho phép. Khi công nhân vừa mới tỏ ra muốn thoát khỏi tình cảnh
hiện tại, thì lập tức người tư sản trở thành kẻ thù công khai của họ. 

Sự chống đối của giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản chỉ bắt đầu, khi
công nhân dùng bạo lực để chống lại việc sử dụng máy móc, việc này đã xảy ra
ở buổi đầu của cách mạng công nghiệp. Hình thức phản kháng ấy cũng có tính
cô lập, bị hạn chế ở những khu vực cá biệt, chỉ nhằm vào một mặt của các quan
hệ xã hội hiện hành. Hơn nữa, ngay khi công nhân vừa giành được thắng lợi
chốc lát, thì toàn bộ sức nặng của quyền lực xã hội liền đè lên những kẻ phạm tội
không có gì tự vệ, và mặc sức trừng phạt họ, còn máy móc thì lại vẫn được dùng.
họ Phải tìm ra một hình thức đấu tranh mới.

Tất nhiên, nếu công nhân chỉ muốn tiêu diệt sự cạnh tranh lẫn nhau, thì quy
luật tiền lương rồi sẽ lại có hiệu lực dần. Tính tất yếu bắt họ phải tiêu diệt sự
cạnh tranh nói chung, chứ không chỉ tiêu diệt một phần của sự cạnh tranh. Công
nhân đã ngày càng hiểu rõ là cạnh tranh mang lại cho họ những tai hại gì, họ còn
hiểu hơn giai cấp tư sản rằng cạnh tranh giữa những người hữu sản cũng dẫn đến
khủng hoảng thương nghiệp, do đó cũng có hại cho công nhân, thế nên cũng phải
tiêu diệt sự cạnh tranh ấy. Họ sẽ mau chóng hiểu rằng mình phải làm việc đó như
thế nào. 

Những cuộc bãi công xảy ra rất nhiều là minh chứng rõ nhất về việc cuộc
chiến tranh xã hội đã lan tràn trên toàn nước Anh đến mức nào. Không có tuần
nào, thậm chí hầu như không có ngày nào là không xảy ra bãi công ở nơi nào đó.

15
Những cuộc bãi công ấy mới chỉ là những trận đánh nhỏ ở tiền tiêu, thỉnh thoảng
mới trở thành những trận chiến tương đối lớn; dù chưa giải quyết được gì, nhưng
chúng đã chứng minh rõ ràng rằng, trận đánh quyết định giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản đang đến gần. Bãi công là trường học quân sự của công nhân, ở
đó, họ đã chuẩn bị cho cuộc đấu tranh vĩ đại, mà nay đã trở thành không thể
tránh khỏi; bãi công là tuyên ngôn của từng ngành trong nền công nghiệp, về
việc tham gia phong trào công nhân to lớn, có thể thấy rằng tất cả công nhân ở
thành phố và nông thôn đã họp thành công liên, và thỉnh thoảng đã tổng bãi công
để phản kháng sự thống trị của giai cấp tư sản. người Anh coi chính trị chỉ là để
phục vụ lợi ích riêng của xã hội tư sản, thế nên họ không đấu tranh chống chính
phủ, mà trực tiếp chống giai cấp tư sản; và lúc này, cuộc đấu tranh ấy chỉ có thể
có hiệu quả bằng cách thức hòa bình. 

Vì công nhân không tôn trọng pháp luật, mà chỉ khi nào không đủ sức thay
đổi pháp luật thì mới đầu hàng nó; nên tất nhiên là ít ra họ cũng muốn kiến nghị
sửa đổi pháp luật, và muốn lấy pháp luật vô sản thay cho pháp luật tư sản. Pháp
luật vô sản ấy chính là Hiến chương Nhân dân, về hình thức, đó là một văn kiện
chính trị thuần túy, đòi cải tổ Hạ viện theo nguyên tắc dân chủ. Phong trào Hiến
chương là biểu hiện tập trung của cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Với các
công liên và các cuộc bãi công, sự đấu tranh ấy vẫn luôn bị phân tán; đó chỉ là
những công nhân cá biệt, hoặc các bộ phận công nhân, chống lại một người tư
sản cá biệt. Nếu cuộc đấu tranh có trở thành phổ biến, thì cũng hiếm khi là do sự
tự giác của công nhân; và khi công nhân đã có chủ ý làm điều đó, thì cơ sở của
sự tự giác ấy là phong trào Hiến chương. Trong phong trào Hiến chương, toàn bộ
giai cấp công nhân đứng lên chống giai cấp tư sản, tấn công trước hết vào chính
quyền của giai cấp tư sản, tấn công vào thành trì pháp chế mà giai cấp tư sản
dùng để bảo hộ mình. Phong trào Hiến chương xuất phát từ Đảng dân chủ, đảng

16
này phát triển từ những năm 1780, ở trong và đồng thời với giai cấp vô sản,
mạnh lên trong thời kì Cách mạng Pháp, và sau khi kí hòa ước thì trở thành Đảng
"cấp tiến".Bắt đầu xuất hiện từ năm 1835, phong trào Hiến chương chủ yếu được
truyền bá trong công nhân, nhưng chưa cách biệt hẳn với giai cấp tiểu tư sản cấp
tiến. Chủ nghĩa cấp tiến công nhân vẫn sát cánh với chủ nghĩa cấp tiến tư sản.

Từ đó, phong trào Hiến chương trở thành một phong trào công nhân thuần
túy, không có phần tử tư sản nào nữa. Những công nhân thuộc phái Hiến chương
lại càng tham gia tích cực bội phần vào mọi cuộc chiến đấu của giai cấp vô sản
chống giai cấp tư sản. Tự do cạnh tranh gây nhiều đau khổ cho công nhân nên họ
căm thù nó; những kẻ ủng hộ việc đó, bọn tư sản, chính là kẻ thù của họ. Tất cả
yêu sách của họ từ trước đến nay: dự luật mười giờ, bảo vệ công nhân chống lại
nhà tư bản, lương cao, bảo đảm đời sống, xóa bỏ đạo luật mới về người nghèo;
tất cả những cái đã trở thành một phần thiết yếu của phái Hiến chương, cũng như
là "sáu điểm", đều trực tiếp chống lại tự do cạnh tranh và tự do buôn bán. Chính
vì vấn đề này mà giai cấp vô sản chia tay với giai cấp tư sản, phong trào Hiến
chương chia tay với phong trào cấp tiến; và lí trí của người tư sản không hiểu
được điều đó, vì nó không hiểu được giai cấp vô sản. 

Hạt nhân của phong trào công nhân là các công nhân công xưởng, nhất là
công nhân bông vải sợi. Lancashire, nhất là Manchester, là nơi công liên mạnh
nhất, là trung tâm của phong trào Hiến chương, và có nhiều người xã hội chủ
nghĩa nhất. Chế độ công xưởng càng xâm nhập vào ngành nào thì càng nhiều
công nhân ngành đó được lôi cuốn vào phong trào; sự đối lập giữa công nhân và
tư bản càng gay gắt, thì ý thức vô sản trong công nhân càng phát triển, càng sâu
sắc. nói chung thì tất cả công nhân công nghiệp đều bị cuốn vào một hình thức
nào đó của cuộc đấu tranh chống tư bản và giai cấp tư sản.

* Cạnh tranh giai cấp công nhân với nhau:

17
Ngay khi công nghiệp mới bắt đầu phát triển, cạnh tranh đã sinh ra giai cấp
vô sản nhu cầu hàng dệt tăng lên, tiền công thợ dệt tăng lên, làm cho những nông
dân kiêm thợ dệt rời bỏ nghề nông, để kiếm được nhiều hơn từ chiếc khung cửi;
ta đã thấy cạnh tranh, nhờ phương thức kinh doanh quy mô lớn, đã loại trừ tiểu
nông, làm họ bị vô sản hoá, rồi dần dần đẩy họ ra thành phố; rồi ta lại thấy cạnh
tranh đã khiến phần lớn giai cấp tiểu tư sản bị phá sản, và cũng biến họ thành vô
sản; nó đã tập trung tư bản vào tay một số ít người, và tập trung dân cư vào các
thành phố lớn. Đó là những con đường và phương thức khác nhau, qua đó cạnh
tranh đã tạo ra và tăng cường giai cấp vô sản; khi nó đã đạt được, trong nền công
nghiệp hiện đại, sự phồn thịnh đầy đủ và phát triển tự do của mình.

Cạnh tranh là biểu hiện đầy đủ nhất của cuộc chiến - giữa mọi người với
nhau đang hoành hành trong xã hội công dân hiện đại. Cuộc chiến tranh ấy,
chiến tranh vì cuộc sống, vì sinh tồn, vì tất cả và do đó khi cần, cũng là cuộc đấu
tranh sinh tử, diễn ra không những giữa các giai cấp khác nhau trong xã hội, mà
còn giữa các cá nhân thành viên của những giai cấp ấy; người này đứng chắn lối
đi của người kia, mỗi người đều tìm cách gạt người khác ra và lấy chỗ của họ.
Người lao động cạnh tranh với nhau, anh tư sản cũng cạnh tranh với nhau. Anh
thợ dệt máy cạnh tranh với anh thợ dệt tay; anh thợ dệt tay thất nghiệp, hoặc
lương kém, cạnh tranh với anh thợ dệt có việc làm, hoặc lương khá hơn, và tìm
cách hất cẳng anh này. Sự cạnh tranh đó giữa những người lao động với nhau,
đối với họ, là mặt xấu nhất trong các quan hệ hiện tại; là vũ khí sắc bén nhất
trong tay giai cấp tư sản, để chống giai cấp vô sản. Do đó, người lao động đã cố
gắng dùng các công hội để tiêu diệt sự cạnh tranh ấy, cũng do đó mà giai cấp tư
sản lồng lộn tấn công vào những công hội ấy.

Cạnh tranh giữa người lao động với nhau chỉ có một giới hạn, đó là không
người lao động nào lại làm việc với tiền lương thấp hơn mức cần thiết để sống.

18
Dĩ nhiên giới hạn đó chỉ là tương đối; nhu cầu để sinh tồn của người này nhiều
hơn, của người kia ít hơn, có người quen sống với nhiều tiện nghi hơn người
khác; người Anh về một số mặt nào đó, hãy còn có văn hoá hơn và có nhiều nhu
cầu hơn so với người Ireland. Nhưng không vì vậy mà người Ireland không cạnh
tranh với người Anh, làm giảm dần tiền lương, cùng với đó làm giảm cả trình độ
văn hoá của người lao động Anh, xuống ngang với người lao động Ireland. Một
số công việc, bao gồm hầu hết các loại công việc trong công nghiệp, đòi hỏi một
trình độ văn hoá nhất định; cho nên vì lợi ích của chính giai cấp tư sản, mà tiền
lương cũng phải đủ cao để cho công nhân có được trình độ tương ứng. bởi vậy
tiền lương trả cho công nhân công xưởng phải đủ để họ nuôi dạy con cái, khiến
chúng biết lao động đúng quy cách, nhưng cũng không được nhiều hơn, khiến họ
không thể không nhờ vào đồng lương của con cái, và chỉ có thể cho con cái mình
trở thành công nhân bình thường. Ở đây cái giới hạn, mức lương tối thiểu, cũng
là tương đối: khi trong gia đình mọi người đều đi làm, thì mỗi người có thể kiếm
ít đi một chút, và giai cấp tư sản đã tận dụng tối đa cơ hội này: nhờ lao động máy
móc, có thể thuê cả phụ nữ và trẻ con vào làm, để hạ thấp tiền lương. Nếu số
người lao động nhiều quá mức giai cấp tư sản cần sử dụng, nếu do đó mà qua
cuộc cạnh tranh, vẫn còn một số người không tìm được việc làm, thì số ấy cứ
việc chết đói; bởi vì nhà tư sản chắc hẳn sẽ không cho họ việc làm, nếu như hắn
không kiếm được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm lao động đó. 

* Với xã hội khác:

Ngoài ra, sự nhập cư của người Ireland còn góp phần vào việc này, bằng
cách đem vào Anh, và truyền vào giai cấp công nhân Anh cái tính hăng say, sôi
nổi của người Ireland. Giai cấp công nhân Anh dần trở thành một dân tộc khác
hẳn với giai cấp tư sản Anh. Công nhân nói một thổ ngữ khác, có những tư tưởng
và quan niệm khác, có những phong tục và nguyên tắc đạo đức khác, có tôn giáo

19
và đường lối chính trị khác, so với giai cấp tư sản. 

Lòng nhân đạo của công nhân còn thể hiện ở nhiều hình thức tốt đẹp khác.
Bản thân họ cũng từng phải chịu số phận ngặt nghèo, nên họ cảm thông với
những người khổ cực. Đối với họ thì ai cũng là người, còn đối với người tư sản
thì công nhân chưa hoàn toàn là người. Công nhân không hề có tư tưởng sùng
bái đồng tiền, không tham lam như người tư sản, kẻ sẵn sàng làm bất cứ gì để
kiếm được nhiều tiền hơn, kẻ chỉ có một mục đích trong đời là làm đầy thêm túi
tiền của mình. Thế nên so với người tư sản, thì công nhân ít thành kiến hơn
nhiều, dễ tiếp thu hiện thực hơn nhiều, và không nhìn mọi thứ qua lăng kính lợi
ích cá nhân. Mọi văn sĩ tư sản đều nhất trí là công nhân không có tôn giáo và
không đi nhà thờ. Sự thiếu sót về giáo dục tôn giáo và về các mặt giáo dục khác,
cũng như chính những điều kiện sinh sống, đã khiến cho công nhân khách quan
hơn, ít bị ràng buộc bởi những thành kiến và nguyên tắc cũ rích, cố định, so với
người tư sản. Hắn không còn đứng ở hàng đầu của sự phát triển lịch sử, và công
nhân thay thế hắn ở chỗ ấy, thoạt đầu là về quyền hạn, và sau này là trên thực tế. 

* Trong gia đình:

Nhiều khi, việc phụ nữ đi làm ở công xưởng không hoàn toàn phá hoại gia
đình, nhưng làm cho nó đảo ngược. Có thể dễ dàng tưởng tượng sự phẫn nộ
chính đáng của công nhân, trước tình trạng là tất cả quan hệ gia đình đã đảo
ngược, trong khi mọi quan hệ xã hội khác vẫn y nguyên. Khi con cái không chỉ
trả tiền ăn cho cha mẹ, mà còn phải nuôi cha mẹ thất nghiệp của chúng, thì cũng
xuất hiện những quan hệ y như vậy. Các thiếu nữ lớn lên trong công xưởng cũng
không khá hơn phụ nữ đã có chồng. Một người con gái làm việc ở công xưởng từ
năm chín tuổi thì tất nhiên không thạo việc nhà, thế nên tất cả nữ công nhân công
xưởng đều hoàn toàn không có kinh nghiệm và không biết quản lí nội trợ. Những
hậu quả về đạo đức của việc phụ nữ đi làm ở công xưởng còn tồi tệ hơn nhiều.

20
Sự tập trung đông người trong một xưởng, không phân biệt trai gái già trẻ, và
không tránh khỏi việc gần gũi nhau; sự chồng chất nhiều người, vốn không được
giáo dục về trí tuệ và đạo đức, trong một chỗ chật hẹp; những cái ấy không thể
có tác dụng tốt tới sự phát triển của nữ tính.

Tóm lại, giai cấp công nhân ở thế kỉ 19 đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình qua 2 điều kiện khách quan sau:

Thứ nhất, địa vị kinh tế

Giai cấp công nhân là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiệp trong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất
hiện đại. Vì thế, giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến
và lực lượng sản xuất hiện đại.

Nền sản xuất hiện đại với xu thế xã hội hóa cao đã tạo ra “tiền đề thực tiễn
tuyệt đối cần thiết” (C.Mác) cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế, quy định giai cấp công nhân là
lực lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay
mình, chuyển từ giai cấp “tự nó” thành giai cấp “vì nó”. Giai cấp công nhân trở
thành đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là lực lượng duy nhất có đủ
điều kiện để tổ chức và lãnh đạo xã hội, xây dựng và phát triển lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng
chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới, không còn chế độ
người áp bức, bóc lột người.

Thứ hai, địa vị chính trị - xã hội

Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân có được
những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng: tính tổ chức và

21
kỷ luật, tự giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải
phóng xã hội.

Những phẩm chất ấy của giai cấp công nhân được hình thành từ chính
những điều kiện khách quan, được quy định từ địa vị kinh tế và địa vị chính trị -
xã hội của nó trong nền sản xuất hiện đại và trong xã hội hiện đại mà giai cấp tư
sản và chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một cách khách quan, ngoài ý muốn của nó.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sở dĩ được thực hiện bởi giai cấp
công nhân, vì nó là một giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện
đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, xác lập phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, hình thái kinh tế - xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân là giai cấp đại biểu cho tương lai,
cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử. Đây là đặc tính quan trọng,
quyết định bản chất cách mạng của giai cấp công nhân. Hoàn toàn không phải vì
nghèo khổ mà giai cấp công nhân là một giai cấp cách mạng. Tình trạng nghèo
khổ của giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là hậu quả của sự bóc lột, áp
bức mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản tạo ra đối với công nhân. Đó là trạng
thái mà cách mạng sẽ xóa bỏ để giải phóng giai cấp công nhân và giải phóng xã
hội.

II. LIÊN HỆ
1. Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải do ý muốn chủ quan
của giai cấp công nhân hoặc do sự áp đặt của các nhà tư tưởng mà do những điều
kiện khách quan quy định. Giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng, biểu tượng
cho lực lượng sản xuất hiện đại, phương thức sản xuất tiên tiến, là biểu tượng
của tương lai, của xu thế phát triển của lịch sử.

22
Về địa vị kinh tế: Giai cấp công nhân là đại diện cho phương thức sản xuất
tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại mang trình độ xã hội hóa cao. Nền sản
xuất hiện đại với xu thế xã hội hóa mạnh mẽ hiện nay đang tạo ra “tiền đề thực
tiễn tuyệt đối cần thiết” cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Giai cấp công nhân
là sản phẩm và chủ thể của nền đại công nghiệp; là lực lượng sản xuất chủ yếu
tạo ra của cải cho xã hội; do đó, đây là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp
vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã
hội hoá cao, là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao
động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.

Về địa vị chính trị - xã hội: Quá trình dân chủ hóa trong đời sống tư bản
chủ nghĩa là hệ quả của xu thế xã hội hóa sản xuất và là kết quả của đấu tranh vì
dân chủ và tiến bộ xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cũng tạo
ra điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân tập dượt và từng bước thực hiện sứ
mệnh của mình. Sự thống nhất cơ bản về lợi ích của giai cấp công nhân với lợi
ích của nhân dân lao động cũng tạo ra điều kiện để hiện thực hóa đặc điểm này.
Trong cuộc đấu tranh ấy vị trí của giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về
chính trị, lãnh đạo toàn xã hội thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng
sản. Trong chủ nghĩa tư bản, xét từ địa vị chính trị giai cấp công nhân là đối
tượng bị bóc lột trực tiếp và nặng nề nhất nên họ có tinh thần cách mạng triệt để
và là giai cấp cách mạng nhất.
Quá trình sản xuất mang tính xã hội hóa cao làm cho mâu thuẫn cơ bản
trong lòng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; đó là mâu thuẫn giữa tính
chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất tư hữu của
quan hệ sản sản xuất. Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa thể hiện ra về mặt xã hội là mâu thuẫn cơ bản giữa các giai cấp công nhân

23
và tư sản. Giải quyết mâu thuẫn là động lực chính của cuộc đấu tranh giai cấp
hiện đại và giai cấp công nhân chính là lực lượng xã hội có sứ mệnh lịch sử ấy.
Tóm lại, giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là: xóa bỏ chế độ tư bản
chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn
lạc hậu, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản văn minh trên
phạm vi toàn thế giới.
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay
Cách mạng XHCN coi việc giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột,
bất công và để con người phát triển trong công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do
là mục tiêu cao nhất. Sứ mệnh hàng đầu của giai cấp công nhân là bằng phương
thức lao động công nghiệp để sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn,
tốt hơn cho quá trình phát triển của nhân loại. Từ đó, họ tạo ra các tiền đề, điều
kiện vật chất cho xã hội mới. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác và từ thực tiễn
hiện nay, giai cấp công nhân ở tất cả quốc gia với trình độ phát triển khác nhau
vẫn đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình với nhiều trình độ, cách
thức khác nhau. Thậm chí, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hiện
nay, chính giai cấp công nhân ở các nước TBCN phát triển, bằng việc làm chủ
khoa học và công nghệ hiện đại, bằng năng suất lao động cao lại đang đóng góp
tích cực cho việc thực hiện nội dung kinh tế kỹ thuật của sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.

Về địa vị kinh tế: giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất
tiên tiến; lực lượng đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội
nhập quốc tế. Công nhân không chỉ là sản phẩm của công nghiệp hóa mà còn là
kết quả tổng thành của chế độ chính trị và cơ chế kinh tế thị trường. Ngày nay ở
các nước tư bản phát triển, mức sống của đa số công nhân đã được nâng cao hơn

24
trước rất nhiều, sự phát triển của giai cấp công nhân tỷ lệ thuận với sự phát triển
kinh tế, không ít người lao động đã mua được cổ phiếu, xuất hiện tầng lớp trung
lưu đông đảo, tuy nhiên quan hệ bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại.

Một báo cáo mới chỉ ra rằng gần một nửa số người Mỹ đang làm việc với
mức lương thấp với mức lương nhận về nhà trung bình là 18000 đô la một năm.
44% công nhân Hoa Kỳ làm việc với mức lương thấp, trả mức lương trung bình
hàng năm là 18000$. Hầu hết trong số 53 triệu người Mỹ làm việc với mức
lương thấp là những người trưởng thành trong những năm làm việc đầu tiên của
họ, hoặc trong khoảng từ 25 đến 54 tuổi. Chỉ 30 triệu người được công việc ở
mức lương “trung lưu” - hầu hết những công việc đó được nắm giữ bởi những
người lao động có trình độ đại học. 60% người ở vùng Tây và Nam có công việc
với mức lương thấp. Lương không tăng trong 40 năm, khi đã điều chỉnh lạm phát
. 6/10 thì nói làm việc tầm thường, thậm chí là tệ. 1/5 người được hỏi nói là kiếm
còn được ít hơn 5 năm trước. Bảo hiểm y tế thì tăng 18% mỗi năm. Các nhà sản
xuất thì đi đêm với chính trị gia để làm giảm giá trị lao động của người lao động.
Không có đủ việc làm có mức lương thích đáng cho những người không có bằng
đại học (những người chiếm phần lớn lực lượng lao động). 
Về địa vị chính trị - xã hội: giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách
mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng Sản; là lực lượng tiên phong trong
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển;
là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp với giai cấp nông dân, đội ngũ trí
thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Ngoài ra, giai cấp công nhân hiện nay rất phát triển, có những biến đổi và
sự khác biệt lớn so với giai cấp công nhân thế kỉ XIX:
Xu hướng “trí tuệ hoá” tăng nhanh: Gắn liền với cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại, với sự phát triển kinh tế tri thức, công nhân hiện đại có xu

25
hướng trí tuệ hoá. Tri thức hóa và trí thức hóa công nhân là hai mặt của cùng một
quá trình, của xu huớng trí tuệ hóa đối với công nhân và giai cấp công nhân.
Trên thực tế đã có thêm nhiểu khái niệm mới để chỉ công nhân theo xu hướng
này, đó là “công nhân tri thức”, “công nhân trí thúc”,“công nhân áo trắng”, lao
động trình độ cao. Nền sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi người lao động phải
có hiểu biết sâu rộng tri thức và kĩ năng nghề nghiệp. Ngày nay,công nhân được
đào tạo chuẩn mực và thường xuyên được đào tạo lại, đáp ứng sự thay đổi nhanh
chóng của công nghệ trong nển sản xuất. Hao phí lao động hiện đại chủ yếu là
hao phí về trí lực chứ không còn thuần tuý là hao phí sức lực cơ bắp. Cùng với
nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tinh thần và văn hóa tinh thẩn của công nhân
ngày càng tăng, phong phú, đa dạng hơn và đòi hỏi chất lượng hưởng thụ tinh
thần cao hơn.

Xu hướng :trung lưu hoá” gia tăng: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa
tư bản đã có một số điều chỉnh nhất định vể phương thức quản lý, các biện pháp
điều hòa mâu thuẫn xã hội. Một bộ phận công nhân đã tham gia vào sở hữu một
lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ cổ phẩn hóa. Về mặt hình
thức, họ không còn là “vô sản" nữa và có thể được “trung lưu hóa” về mức sống,
nhưng về thực chất, ở các nước tư bản, do không chiếm được tỷ lệ sở hữu cao
nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ thuộc vào những cổ
đông lớn. Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết định mức thu nhập, đời
sống của công nhân hiện đại. Quyền định đoạt quá trình sản xuất, quyền quyết
định cơ chế phân phối lợi nhuận vẫn thuộc vể giai cấp tư sản. Cần hiểu rằng, khi
sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tổn tại thì những thành
quả của khoa học và công nghệ, trình độ kinh tế tri thức và những điều chỉnh về
thể chế quản lý kinh tế và xã hội... trước tiên vẫn là công cụ để bóc lột giá trị
thặng dư. Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng nề bởi các chủ thể mới trong

26
toàn cầu hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia, nhà nước của các nước tư bản
phát triển...

Là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo, Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai
cấp công nhân, giữ vai trò cầm quyền trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở một số quốc gia xã hội chủ nghĩa. Từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra
đời -Nhà nước Xô viết, giai cấp công nhân và đội tiền phong của mình đã trở
thành giai cấp lãnh đạo giành chính quyền và xây dựng nhà nuớc xã hội chủ
nghĩa ở các quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hôi: ở Liên Xô và Đông Âu truớc đây
và ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay (Việt Nam, Trung Quốc...).

Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, công nhân hiện đại cũng tǎng nhanh về số lượng, thay đổi lớn
về cơ cấu trong nền sản xuất hiện đại. Cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu
thu nhập giữa các bộ phận công nhân rất khác nhau trên phạm vi toàn cầu cũng
như trong mỗi quốc gia.

Cách mạng XHCN coi việc giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột,
bất công và để con người phát triển trong công bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do
là mục tiêu cao nhất. Sứ mệnh hàng đầu của giai cấp công nhân là bằng phương
thức lao động công nghiệp để sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn,
tốt hơn cho quá trình phát triển của nhân loại. Từ đó, họ tạo ra các tiền đề, điều
kiện vật chất cho xã hội mới. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác và từ thực tiễn
hiện nay, giai cấp công nhân ở tất cả quốc gia với trình độ phát triển khác
nhau vẫn đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình với nhiều trình độ,
cách thức khác nhau. Thậm chí, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử,
hiện nay, chính giai cấp công nhân ở các nước TBCN phát triển, bằng việc làm
chủ khoa học và công nghệ hiện đại, bằng năng suất lao động cao lại đang đóng
góp tích cực cho việc thực hiện nội dung kinh tế kỹ thuật của sứ mệnh lịch sử

27
của giai cấp công nhân. 

Có thể khẳng định rằng, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công
nhân là một học thuyết về giải phóng và phát triển hiện đại do C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin luận giải một cách khoa học, hệ thống. Đây là vũ khí
tư tưởng của các Đảng Cộng Sản, của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh
với ý thức hệ tư sản và các thế lực thù địch với CNXH. Chúng ta cần luôn cảnh
giác phát hiện và đấu tranh với những tư tưởng sai lầm, xuyên tạc để bảo vệ tính
khoa học, tính cách mạng của lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
và qua đó, bảo vệ chế độ XHCN cần được xem là nhiệm vụ thường trực.

Ở Việt Nam, chúng ta cần thấm nhuần sâu sắc rằng, thực hiện thành công
sự nghiệp “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước nhanh và
bền vững” để tạo ra cơ sở vật chất cho CNXH và “xây dựng giai cấp công nhân
hiện đại, lớn mạnh” cần được xem là những cơ sở hiện thực, phương hướng
chính để làm rõ và khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
đối với dân tộc và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa đối với hiện nay
Với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp
công nhân – chủ thể và là sản phẩm xã hội của nền “đại công nghiệp”, đã trở
thành luận chứng thực tiễn cho phát hiện lý luận vĩ đại của C. Mác về “sứ mệnh
lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân”. Cho đến bây giờ, sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân vẫn còn nguyên giá trị, nó định hướng cho phát triển
công nghiệp hiện nay. Và, đúng như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ
tiếp nối lô-gíc đã từng được lịch sử minh chứng.

Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân do C. Mác (1818 –
1883) phát hiện và luận chứng từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đến nay

28
đã trải qua ba lần tiến hóa. Những nội hàm cơ bản của lý luận này đã thể hiện và
tiếp tục được bổ sung từ thực tiễn các cuộc công nghiệp và cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Cách mạng công nghiệp 4.0, về đại thể, sẽ vẫn tiếp tục lô-gíc của C. Mác,
tiếp nối nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay.

Cách mạng công nghiệp 4.0 có đặc điểm là “Tốc độ vận động ngày càng
nhanh chứ không đều đặn”, với quy mô là “thúc đẩy những chuyển đổi mô hình
chưa từng có trên các khía cạnh kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân”, có
những tác động “dẫn đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các (và
trong mỗi) quốc gia, doanh nghiệp ngành công nghiệp và toàn xã hội”.

Thực hiện nội dung kinh tế - kỹ thuật của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư

Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp sản xuất ra của cải vật chất cho xã
hội hiện đại bằng phương thức công nghiệp mang tính xã hội hóa cao. Xã hội
nào cũng tồn tại và phát triển thông qua quá trình sản xuất và tiêu thụ của cải vật
chất. Với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp và tham gia quá
trình sản xuất, tái sản xuất của cải vật chất, giai cấp công nhân góp phần quyết
định sự tồn tại và phát triển xã hội. Thêm vào đó, tính chất xã hội hóa ngày càng
tăng của sản xuất cũng làm nảy sinh những nhân tố mang tính chất xã hội trong
quá trình phát triển. Theo C. Mác, đây chính là yếu tố duy vật cho chủ nghĩa xã
hội hiện đại, cái tính chất mà trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
chưa xuất hiện trên thực tế. Công nghiệp càng phát triển thì tính chất xã hội hóa
này ngày càng cao. Nội dung kinh tế này là yếu tố sâu xa nhất khẳng định sự cần
thiết của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với quá trình phát triển của
văn minh nhân loại. Thực hiện đầy đủ và thành công nội dung kinh tế này cũng
là điều kiện vật chất để bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

29
Thứ hai, cũng từ quá trình sản xuất công nghiệp này, những nhân tố vật chất
kỹ thuật cho sự hình thành một xã hội mới được tích lũy ngày một nhiều hơn.
Cũng vì vậy, C. Mác coi cách mạng công nghiệp cùng những yếu tố cấu thành
của nó, như máy móc, cách thức tổ chức quản lý sản xuất, trình độ cao của lao
động và hợp tác lao động công nghiệp… là “những nhà cách mạng” khiến xã hội
hiện tại không thể duy trì trạng thái cũ.

Hai lô-gíc căn bản đó đang tiếp diễn với mức độ sâu sắc và rộng lớn hơn
trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Những nghiên cứu về cuộc cách mạng
này đang xác nhận điều đó. Về đại thể, như dự báo của Giáo sư K. Sô-áp:
“Những sáng tạo lớn về công nghệ sắp thổi bùng những thay đổi lớn lao trên
khắp thế giới – như một tất yếu khách quan”. Tốc độ của những sáng kiến lan tỏa
nhanh, năng suất lao động tăng mạnh. Chẳng hạn cách đây hơn 1 thập niên, dự
án đầu tiên về giải mã bộ gen người mất 13 năm để hoàn thành với chi phí là 2,7
tỷ USD. Còn hiện nay, một bộ gen người có thể được giải trình tự trong vài giờ
với chi phí vài nghìn USD. Các máy giải trình tự gen “để bàn” giá thành tương
đối thấp có thể được sử dụng trong chẩn đoán thường ngày, có khả năng cải
thiện đáng kể việc điều trị từ việc ứng dụng công nghệ ADN để đưa ra các
phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Tiếp theo là sinh học tổng hợp cho
khả năng tùy chỉnh chính xác các sinh vật bằng việc chỉnh sửa ADN được thiết
kế có chủ đích.

Máy móc, công nghệ sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò là “những nhà cách mạng”
thầm lặng. Chính xu hướng “tích hợp, hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và
con người” quy định và thúc đẩy xã hội phải phát triển khác đi. Nó buộc con
người trong quá trình sản xuất hiện đại không chỉ chú ý đến lợi nhuận, hiệu quả
kinh tế mà còn phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của phát triển bền vững.

Xã hội hóa là xu thế khách quan đang được Cách mạng công nghiệp 4.0

30
thúc đẩy khá mạnh mẽ. Nó thể hiện ở xu hướng tiếp hợp, liên ngành, liên kết
chuỗi trong sản xuất hiện đại. Xã hội hóa còn thể hiện ở sự gắn kết các khâu sản
xuất – dịch vụ - tiêu dùng. Trước đây, trong Cách mạng công nghiệp 3.0 vốn đã
có bước tiến dài với lý thuyết ma-két-tinh, còn ngày nay đang tiếp diễn với việc
kết hợp đa chiều: kỹ thuật số, vật chất và sinh học trong sản xuất và dịch vụ.

Thực hiện nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư

Theo quan niệm của C. Mác, sở dĩ giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là
vì họ là giai cấp đại diện cho xu thế xã hội hóa của lực lượng sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất công nghiệp, họ vừa là “sản phẩm của nền đại công nghiệp”, vừa
là chủ thể của quá trình này. Do gắn liền với phương thức lao động này, giai cấp
công nhân có được những phẩm chất, như tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh
thần hợp tác, tâm lý lao động công nghiệp… Đó là những phẩm chất cần thiết
cho một giai cấp cách mạng và có năng lực lãnh đạo cách mạng xã hội chủ
nghĩa.

C. Mác là người đầu tiên chỉ ra quan hệ lợi ích phức tạp giữa công nhân và
tư bản. Hai bên vừa đối lập nhau về lợi ích cơ bản, vừa phụ thuộc nhau về lợi ích
hằng ngày trong thị trường sức lao động. Lao động sống của công nhân là nguồn
gốc cơ bản của giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu
nhờ vào việc bóc lột được ngày càng nhiều giá trị thặng dư. “Trong xã hội ấy,
những người lao động thì không được hưởng, mà những kẻ được hưởng lại
không lao động”. Đây là mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản và là cốt lõi của bất công và đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện
đại. Mâu thuẫn ấy không thể điều hòa và chỉ có thể được giải quyết bằng việc
xóa bỏ chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên cơ sở xác lập một quan hệ sản xuất
mang tính chất công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chính lực lượng sản

31
xuất mang tính chất xã hội hóa đã chỉ ra biện pháp giải quyết ấy.

Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cơ hội và làm nổi bật các
nội dung sau: Dân chủ hóa – công nghệ số góp phần mở rộng truyền thông, tạo
điều kiện để thông tin đến với mọi người, qua đó phát triển dân chủ. Với những
nước phát triển, thông qua thành tựu khoa học – công nghệ, người dân có điều
kiện tốt hơn để giám sát và chia sẻ quyền lực với nhà nước đương trị. Công nghệ
và thiết bị ngày càng cho phép người dân tiếp cận gần hơn với chính phủ để nêu
ý kiến, để cùng phối hợp hoạt động. Đồng thời, các chính phủ cũng sở hữu sức
mạnh về công nghệ để tăng cường sự quản trị của mình đối với người dân dựa
trên những hệ thống giám sát rộng rãi và khả năng điều khiển kết cấu hạ tầng số.
“Tuy nhiên, xét về tổng thể, các chính phủ sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực
phải thay đổi cách thức tiếp cận hiện nay của họ đối với sự tham gia của công
chúng và quy trình đưa ra quyết định khi vai trò trung tâm của họ trong việc thực
thi chính sách bị suy giảm trước sự xuất hiện của các nguồn cạnh tranh mới, sự
phân phối lại và phân bổ quyền lực dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ”.

Cách mạng công nghiệp 4.0 với những tiền đề mà nó tạo ra sẽ cho thấy
những bước tiến mới của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Hiện nay, hầu hết các quốc
gia đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều rất quan tâm và quyết
tâm mạnh mẽ hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là một con
đường để phát triển rút ngắn, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện nội dung văn hóa – xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.

Quan niệm của chủ nghĩa Mác và những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội
thời kỳ cải cách, đổi mới đã đưa ra một tiếp cận văn hóa và nhìn nhận rằng: “Chủ
nghĩa xã hội là văn minh hóa văn hóa, chứ không chỉ giản đơn là sự vận động

32
của vật chất và phúc lợi vật chất của mọi người… Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa
nhân văn, không chỉ trên nguyên tắc loại trừ mọi hình thức bóc lột, áp bức, bần
cùng hóa, bạo lực, mà căn bản là các quan hệ xã hội toàn diện và lối sống hàng
ngày xứng đáng với tính người… Chủ nghĩa xã hội là sự bảo đảm tính phụ thuộc
biện chứng và sâu sắc của sự phát triển tự do từng cá nhân với sự phát triển tự do
của mọi người trong xã hội”. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội đầy tính nhân văn
ấy sẽ làm mới, cập nhật và có điều kiện rộng rãi hơn trong quá trình hiện thực
hóa.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là một thành tựu của văn minh, có những đóng
góp, bổ sung vào nhận thức duy vật lịch sử về các vấn đề trong phát triển. Ở
phương diện xã hội, sát cánh cùng giai cấp sản xuất ra của cải vật chất – giai cấp
công nhân, “đang xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp giai cấp sáng tạo trong
lĩnh vực khoa học, công nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền
thông, giáo dục – đào tạo, y tế, pháp luật. Cùng với sự phát triển của Cách mạng
công nghiệp 4.0 và kinh tế sáng tạo, lao động sáng tạo ngày càng chiếm vị trí
chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội, đặt ra vấn đề nhìn nhận lại vai trò của
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội hiện đại…”. Hệ giá trị của giai cấp công nhân
theo đó có thể được bổ sung những giá trị tuy khá đặc thù nhưng gần gũi của các
tầng lớp khác như trí thức – nhóm xã hội coi sáng tạo, dân chủ như điều kiện môi
trường để lao động và phát triển.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, từ quá
trình vận động tự thân và việc bị các thế lực lợi dụng vào những mưu đồ phản
tiến bộ, phản văn hóa. Tuy nhiên, tiến bộ xã hội có đủ sức mạnh để lựa chọn biện
pháp tối ưu để giải quyết. Như GS. K. Sô-áp khẳng định: “Tôi vững tin rằng kỷ
nguyên công nghệ mới, nếu được định hình một cách tích cực và có trách nhiệm,
sẽ có thể là một chất xúc tác cho một cuộc phục hưng văn hóa mới”. Cũng có thể

33
nói như vậy với sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân và chủ
nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tnh Cảnh Giai Cấp CNG NHN Anh. (n.d.). Retrieved September 12,
2022, from
https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1845/tinh_canh_giai_cap_con
g_nhan_anh/index.htm

2. Bài tập lớn CNXH - Phân tích Quan Niệm Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin
VỀ SỨ Mệnh Lịch SỬ Của Giai Cấp. StuDocu. (n.d.). Retrieved September 12,
2022, from
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/chu-nghia-xa-
hoi-khoa-hoc/bai-tap-lon-cnxh-phan-tich-quan-niem-cua-chu-nghia-mac-lenin-
ve-su-menh-lich-su-cua-giai-cap/29154281?origin=home-recent-5

3. Không Thể Xuyên tạc, phủ nhận SỨ Mệnh Lịch sử Của Giai Cấp Công
nhân. https://www.qdnd.vn. (n.d.). Retrieved September 12, 2022, from

34
https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/khong-the-xuyen-tac-
phu-nhan-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-nhan-701498

4. Google. (n.d.). DỰ Thảo Giáo Trình Chủ Nghĩa xã Hội Khoa


HỌC_T08.2019.PDF. Google Drive. Retrieved September 12, 2022, from
https://drive.google.com/file/d/1HA374QeQJ-sC-mMVKeuzHSwr4Ut4LtOL/
view

35

You might also like