You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

-------***------

BÀI TẬP LỚN

Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Đề 01: Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách“Tình cảnh giai
cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. Nêu suy nghĩ của anh chị về học thuyết Sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa của nó ngày nay.

Họ và tên: VŨ THU HẰNG

Lớp: Kinh Tế Phát Triển-63C

Mã SV: 11216746

GVHD: Nguyễn Thị Lê Thư

Hà Nội - 2023
MỤC LỤC

1. Phân tích tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình cảnh
giai cấp công nhân Anh” của Ăngghen.....................................................................4
1.1. Trong lao động................................................................................................4
1.2.Trong sinh hoạt hàng ngày...............................................................................5
1.2.1. Địa vị kinh tế.............................................................................................5
1.2.2. Địa vị chính trị..........................................................................................6
1.2.3. Đời sống tinh thần và tư tưởng..................................................................7
1.3. Trong các quan hệ xã hội khác........................................................................8
2. Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa của nó
ngày nay.....................................................................................................................9
2.1. Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.......................................9
2.2. Ý nghĩa học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay.........10
2.3. Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam ngày nay................13
LỜI NÓI ĐẦU

Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử vô cùng trọng đại, xóa bỏ xã hội cũ, lạc
hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, giải phóng giai cấp mình đồng thời giải phóng
toàn nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.
Ngày nay đứng trước tình hình phát triển mới của đất nước và thế giới, nhân loại
bước vào thiên niên kỷ mới, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri
thức, giai cấp công nhân ngày nay ở các nước, nhất là các nước đang phát triển,
là một trong những lực lượng xã hội quan trọng nhất, đang tham gia tích cực vào
các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Vì những lí do trên mà em chọn đề tài “ Phân tích về tình cảnh người công nhân ở
thế kỷ 19 trong cuốn sách“Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. Nêu
suy nghĩ của anh chị về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của
Mác và ý nghĩa của nó ngày nay để hiểu và tình cảnh của giai cấp công nhân ở thế
kỷ 19 và dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác-Lenin mà làm rõ cơ sở lý luận
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới và Việt Nam ngày nay, từ đó
đưa ra các mục tiêu và giải pháp cho sự phát triển giai cấp công nhân và cũng là sự
phát triển của đất nước.
Lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Lê Thư- giảng viên đã hướng dẫn chúng em môn
CHXHKH,cô đã cho em cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề lý luận. Bài viết này dựa
trên những kiến thức mà em hiểu, tổng hợp từ cô và các nguồn tài liệu tham khảo
khác, nếu còn thiếu sót hoặc sai lệch rất mong cô góp ý và nhận xét giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn cô!


1. Phân tích tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình
cảnh giai cấp công nhân Anh” của Ăngghen
“Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất
trong thời kỳ hoạt động đầu của nhà triết học, nhà cách mạng người Đức Ph.
Ăngghen. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1844-1845 tại Barmen (Đức) về
khoảng thời gian làm công nhân cho một hãng buôn tại thành phố Manchester của
Anh. Trong khoảng thời gian làm việc tại Anh (1842-1844), ông đã dành thời gian
đi thăm những nơi mà người công nhân đang sinh sống và nhận ra sự bẩn thỉu và
tồi tàn ở đó. Từ đó, tác phẩm đã miêu tả một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống
khốn khó của giai cấp công nhân Anh và đó cũng là hình ảnh chung của giai cấp
công nhân trên toàn thế giới trong thời đại của Ăngghen. Qua những điều mắt thấy
tai nghe, Ăngghen đã đưa ra một nhận định: Giai cấp công nhân không chỉ là
những con người cùng cực nhất trong xã hội tư bản mà còn mang sứ mệnh giải
phóng cho giai cấp mình, cũng như dẹp bỏ xiềng xích cho toàn nhân loại.

1.1. Trong lao động


Công nghiệp mở mang nhanh chóng nhờ có những phát minh mỗi năm một hoàn
thiện, đòi hỏi phải có bàn tay công nhân; tiền lương tăng lên và do đó từng đám lao
động từ các khu nông nghiệp lũ lượt kéo ra thành thị, khiến cho dân số tăng lên
nhanh chóng lạ thường, và hầu hết số dân tăng đó là giai cấp công nhân. Sự tập
trung dân số khổng lồ đó đã khiến lực lượng của khối người ấy mạnh thêm gấp
trăm lần. “Họ đã làm cho London trở thành thủ đô của thương nghiệp của thế giới,
đã tạo nên những bến dỡ hàng khổng lồ và đã tập trung hàng mấy nghìn chiếc tàu
luôn luôn trùm kín dòng sông Thames”. [“Những thành phố lớn”].

Thực ra, họ không phải là những con người, mà chỉ là những cái máy làm việc,
phục vụ cho một số ít nhà quý tộc, là những kẻ cho đến bây giờ vẫn chi phối lịch
sử. Cách mạng công nghiệp chỉ thúc đẩy tình trạng ấy tới kết cục tất yếu của nó,
bằng cách hoàn toàn biến những người lao động này thành những cái máy đơn
thuần, và cướp nốt cái phần hoạt động độc lập cuối cùng của họ. “Mọi cái người vô
sản cần dùng, anh ta chỉ có thể nhận từ tay giai cấp tư sản, mà sự lũng đoạn của
chúng được Nhà nước bảo hộ. Cho nên, về pháp luật cũng như trên thực tế, người
vô sản đều là nô lệ của giai cấp tư sản; giai cấp này nắm quyền sinh sát đối với họ.
Giai cấp tư sản cung cấp cho họ tư liệu sinh hoạt, nhưng đổi lấy “vật ngang giá”,
tức là lao động của họ; thậm chí còn làm cho họ ảo tưởng;

Thực tiễn đã chứng minh tác dụng lớn lao của sức cơ giới trong công nghiệp, khiến
người lao động thủ công bị máy móc đánh bật khỏi hết vị trí này đến vị trí khác.
Mỗi cải tiến về máy móc đều cướp mất mẩu bánh mì của công nhân, cải tiến càng
lớn thì công nhân thất nghiệp càng đông.

.Mỗi ngày họ phải làm 16-18 giờ, mà mỗi tuần chỉ được 6 shilling, phải rất cố gắng
mới kiếm nổi 7 shilling. Trước kia họ kiếm được 20-21 shilling, nhưng việc sử
dụng máy dệt cỡ lớn đã đánh sụt tiền lương của họ; đại đa số công nhân còn làm
việc với các máy dệt đơn giản cũ, phải cạnh tranh vất vả với các máy đã được cải
tiến. Như vậy, ở đây, mỗi bước tiến của công nghệ là một bước lùi của tình cảnh
công nhân”. [“Những ngành lao động khác”].

1.2.Trong sinh hoạt hàng ngày


1.2.1. Địa vị kinh tế
Với mức tiền lương như vậy, rõ ràng là những người công nhân không thể trang
trải cho cuộc sống của mình. Từ ăn, mặc đến ở, tất cả đều hết sức tồi tệ. “Mỗi
thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu nhà ổ chuột là nơi giai cấp lao động sống
chen chúc. Những khu nhà ổ chuột trong tất cả mọi thành phố ở Anh nói chung đều
giống nhau: đấy là những căn nhà tồi tàn nhất trong khu tồi tàn nhất của thành phố,
thường là những dãy nhà gạch một hai tầng, hầu hết được xếp đặt lộn xộn, phần
lớn đều có nhà hầm để ở. Những căn nhà nhỏ ấy chỉ có ba bốn phòng và một bếp,
thường được gọi là cottage và được xây dựng ở khắp đất Anh, trừ vài khu phố ở
London, là chỗ ở thông thường của người lao động.

Trong tình hình số lượng và chất lượng thức ăn là do tiền lương quyết định, người
ta xoay xở đủ cách, và do không có thức ăn nào khác, người ta phải ăn cả vỏ khoai,
lá rau nhặt bỏ đi, hoa quả thối, bất kỳ cái gì còn chút ít dưỡng chất là người ta đều
tham lam vơ vét hết”. [“Những thành phố lớn”] .

Trình độ giáo dục ở những người công nhân thấp đến mức không tưởng tượng
được; số người biết đọc rất ít, biết viết lại càng ít hơn. Ngoài ra, có rất nhiều trẻ em
làm việc cả tuần tại công xưởng hoặc ở nhà, nên cũng không thể đi học.

Hoàn cảnh làm việc và sinh hoạt như vậy đã để lại những hậu quả khó lường cho
người công nhân. Theo báo cáo chính thức về tình hình vệ sinh của giai cấp công
nhân, là một hậu quả trực tiếp của tình trạng nhà cửa tồi tàn, không thoáng khí, ẩm
thấp và bẩn thỉu. Hậu quả của tất cả những cái ấy là thể lực của người lao động suy
yếu toàn diện.

1.2.2. Địa vị chính trị


Không chỗ nào thừa nhận công nhân có quyền sống một cuộc sống của con người,
có quyền hoạt động độc lập, và quyền có quan điểm riêng. Dường như công nhân
chỉ là súc vật không có linh tính, người ta chỉ dùng một phương thức giáo dục đối
với họ: đó là cái roi, một sức mạnh thô bạo, không thuyết phục mà chỉ dọa nạt.
Công nhân Anh không thể cảm thấy hạnh phúc trong tình cảnh của họ, cái tình
cảnh mà ở đó, cả cá nhân cũng như toàn bộ giai cấp đều không thể sống, cảm giác
và suy nghĩ như con người. Vì thế công nhân phải đấu tranh, để thoát khỏi cái tình
cảnh chỉ xứng với súc vật ấy, để có được một tình cảnh tốt hơn, hợp với con người
hơn.
Từ đó dẫn tới những cuộc bạo loạn của công nhân in vải hoa ở Bohemia tháng Sáu
1844: máy móc và công xưởng đều bị phá hủy. Đến năm 1824, công nhân có
quyền tự do lập hội, thì những hội ấy lan rộng rất nhanh trên khắp nước Anh, và có
ảnh hưởng lớn. Trong mọi ngành lao động đều thành lập các công liên như thế, với
chủ trương công khai là bảo vệ từng công nhân lẻ, chống sự bạo ngược và nhẫn
tâm của giai cấp tư sản. Mục đích của những công liên ấy là: qui định tiền lương,
thương lượng với giới chủ trên tư cách là một lực lượng, điều chỉnh tiền lương theo
lợi nhuận của chủ, tăng lương khi có thể, và giữ một mức lương bằng nhau cho
một nghề ở mọi nơi.

Những cuộc bãi công ấy mới chỉ là những trận đánh nhỏ ở tiền tiêu, thỉnh thoảng
mới trở thành những trận chiến tương đối lớn; dù chưa giải quyết được gì, nhưng
chúng đã chứng minh rõ ràng rằng, trận đánh quyết định giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản đang đến gần.

Nếu cuộc đấu tranh có trở thành phổ biến, thì cũng hiếm khi là do sự tự giác của
công nhân; và khi công nhân đã có chủ ý làm điều đó, thì cơ sở của sự tự giác ấy là
phong trào Hiến chương. Trong phong trào Hiến chương, toàn bộ giai cấp công
nhân đứng lên chống giai cấp tư sản, tấn công trước hết vào chính quyền của giai
cấp tư sản, tấn công vào thành trì pháp chế mà giai cấp tư sản dùng để bảo hộ
mình.

1.2.3. Đời sống tinh thần và tư tưởng


Người ta tước đoạt của người công nhân mọi thú vui, trừ tình dục và rượu chè, và
hàng ngày bắt họ làm việc tới kiệt sức về tinh thần cũng như thể chất; do đó luôn
đẩy họ chìm đắm một cách không sao kìm hãm được, vào hai thú vui duy nhất mà
họ có. Người công nhân khi tan tầm về nhà, đã mệt mỏi rã rời;do tất cả các điều
kiện sinh hoạt khác của anh ta: đời sống bấp bênh, phụ thuộc vào mọi thứ may rủi,
không thể tự làm gì để cải thiện tình cảnh của mình; cơ thể của anh ta, suy yếu vì
không khí và thức ăn tồi tệ.

Phần lớn người lao động, do nhu cầu thể chất và tinh thần, nhất định phải sa vào
rượu chè. Ngoài các lí do có thể nói là tự nhiên ấy, còn cả gương xấu của số đông,
sự thiếu giáo dục, không thể giữ cho thanh niên tránh khỏi cám dỗ; nhiều khi lại là
ảnh hưởng trực tiếp, khi cha mẹ nghiện rượu tự mình đem rượu cho con uống;
niềm tin rằng: nhờ hơi men có thể lãng quên, ít ra là trong vài giờ, những khổ cực
và áp bức của cuộc đời.Tình hình ấy đã góp phần rất lớn làm cho hiện tượng đạo
đức bại hoại phát triển.

1.3. Trong các quan hệ xã hội khác


Trong công nghiệp, con người, người công nhân, chỉ được xem như một loại tư
bản, loại tư bản này tự nộp mình cho chủ xưởng sử dụng và được chủ xưởng trả lợi
tức dưới danh nghĩa tiền lương. “Quan hệ giữa chủ xưởng với công nhân không
còn chút nhân tính nào, nó chỉ là quan hệ thuần túy kinh tế. Chủ xưởng là "tư bản",
công nhân là "lao động".

Qua đó, có thể thấy được rằng nền sản xuất đại công nghiệp chính là cái nôi cho sự
ra đời của giai cấp công nhân, giai cấp vô sản; đồng thời cũng là ngọn nguồn cơn
của mọi sự bần cùng, nhọc nhằn, khốn khổ mà người công nhân phải chịu đựng.
Rõ ràng là người đóng vai trò lớn nhất trong quá trình sản xuất của cải vật chất, thế
nhưng những gì họ nhận được chỉ là những đồng lương ít ỏi, “chỉ vừa suýt soát đủ
để giữ cho thần hồn khỏi lìa thần xác”, cùng một loạt mối họa không lường trước
được; trong khi đó thì chủ của họ, giai cấp tư sản, dù chỉ làm rất ít nhưng lại thu về
túi những đồng tiền mà có khi cả năm họ cũng không làm ra được. Trong cuộc
chiến tranh xã hội ấy, vũ khí là tư bản, tức là sự chiếm hữu trực tiếp hoặc gián tiếp
những tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất, nên rõ ràng là tất cả những điều bất lợi
của tình trạng ấy đều rơi lên đầu người nghèo.

2. Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa của
nó ngày nay
2.1. Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công nhân là
thông qua chính đảng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân
lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư
bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột
nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

Giai cấp công nhân là con đẻ, sản phẩm của nền đại công nghiệp, có tính xã hội
hóa ngày càng cao, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Vì thế, giai
cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất
hiện đại. Do lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại, giai cấp
công nhân là người sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội, làm giàu cho xã
hội có vai trò quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại.

Là giai cấp sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu cho xã hội, nhưng trong chủ nghĩa
tư bản giai cấp công nhân không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, phải bán sức lao
động để kiếm sống, bị bóc lột nặng nề, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập trực
tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản và thống nhất với lợi ích cơ bản của đa số
nhân dân lao động.

Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân có những phẩm
chất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng như: tính tổ chức và kỷ luật, tự
giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng xã hội.
Những phẩm chất ấy của giai cấp công nhân được hình thành từ chính điều kiện
khách quan, được quy định từ địa vị kinh tế và địa vị chính trị - xã hội của nó trong
nền sản xuất hiện đại và trong xã hội hiện đại mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư
bản đã tạo ra một cách khách quan, ngoài ý muốn của nó. Giai cấp công nhân được
trang bị lý luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác – Lênin, có đội tiền phong là Đảng Cộng
sản dẫn dắt.

Qua đó, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sở dĩ được thực hiện bởi nó là giai
cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất
tiên tiến thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xác lập phương thức sản
xuất cộng sản chủ nghĩa, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp
công nhân là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát
triển lịch sử - đây là đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của giai
cấp công nhân. Hoàn toàn không phải vì nghèo khổ mà giai cấp công nhân là một
giai cấp cách mạng. Tình trạng nghèo khổ của công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là
hậu quả của sự bóc lột, áp bức mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản tạo ra đối với
công nhân, đó là trạng thái mà cách mạng sẽ xóa bỏ để giải phóng giai cấp công
nhân và giải phóng xã hội.

2.2. Ý nghĩa học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay
Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đã làm cơ cấu kinh
tế, cơ cấu xã hội có những biến đổi mới làm cho “giai cấp công nhân hiện đại”
khác với “giai cấp công nhân cổ điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX, thời kỳ Mác còn sống,
trên một số điểm như: Tỉ lệ số người làm dịch vụ so với số người sản xuất trực tiếp
tăng lên; trình độ văn hóa chung và tay nghề chuyên môn cao hơn; mức thu nhập
khá hơn trước, làm cho một bộ phận người lao động trở thành “trung lưu hóa”. Một
bộ phận trong giai cấp công nhân đã mua cổ phần và được chia lợi nhuận với giai
cấp tư sản. Tầng lớp quản lý ngày càng có vai trò quan trọng và kiêm nhiều chức
năng phụ của giới chủ. Những biểu hiện trên đây chứng tỏ giai cấp công nhân ngày
càng phát triển, chứ không phải "teo đi" như một số người quan niệm.

Thế kỷ XIX giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay, điều kiện sản xuất
lúc đó còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện mới, khi lực lượng sản xuất đang
trên đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân không chỉ bao gồm những người lao
động chân tay mà còn cả lao động trí óc thông qua các máy điện toán với những
thành tựu của tin học. Giai cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để đảm
đương được nhiệm vụ của mình trong điều kiện mới, hay nói cách khác “công
nhân hóa trí thức” và “trí thức hóa công nhân” là xu thế tất yếu của nền đại công
nghiệp, của quá trình tự động hóa, tin học hóa. Giai cấp công nhân đang lớn lên với
đội ngũ trí thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp sản
xuất, tham gia vào quá trình tạo ra những giá trị vật chất, những của cải to lớn cho
xã hội.

Giai cấp công nhân bao gồm những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ công nghiệp; những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng những thành tựu
của khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất; những kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ
kỹ thuật thực hiện chức năng của công nhân lành nghề trong sản xuất và tái sản
xuất của cải vật chất. Giai cấp công nhân có mặt trong các ngành kinh tế: Công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, trong đó công
nhân công xưởng, nhà máy sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến là bộ phận
nòng cốt, tiêu biểu cùng với quá trình phát triển của giai cấp công nhân, bộ phận trí
thức gắn trực tiếp với lao động công nghiệp, với quy trình sản xuất công nghiệp tạo
ra của cải vật chất cho xã hội cũng nằm trong nội dung khái niệm giai cấp công
nhân.
Ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa dạng, có nhiều trình độ
khác nhau và không ngừng biến đổi theo hướng không thuần nhất: Công nhân kỹ
thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng vai trò
chính trong quá trình phát triển, công nhân truyền thống giảm dần.

Mặc dù mức sống công nhân có cao hơn trước, công nhân có được tham gia quản
lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo “chế độ tham dự” và “chế độ
ủy nhiệm”' nhưng họ vẫn là người làm thuê bán sức lao động, ý chí của chủ nghĩa
tư bản vẫn là quyền lực chi phối, tầng lớp “nhà quản lý” vẫn chỉ là kẻ phụ thuộc
vào giới chủ. Giai cấp công nhân vẫn luôn là lực lượng sản xuất cơ bản và trực
tiếp, vẫn là giai cấp tiên phong trong xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân không thể chuyển vào tay một giai cấp hay tầng lớp xã hội nào khác: Những
chỉ dẫn cơ bản về đặc trưng bản chất của giai cấp công nhân của Mác - Ăng Ghen -
Lênin đưa ra vẫn là cơ sở phương pháp luận để xem xét, phân tích giai cấp công
nhân hiện đại trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển hay trong những nước
đang tiếp tục con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nước thế giới thứ ba và
toàn thế giới nói chung, trước đây cũng như hiện nay.

Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động ra của cải vật chất trong
lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản
phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và sự phát triển
của xã hội. Giai cấp công nhân vừa là người lãnh đạo, đồng thời cùng với nông
dân, trí thức và các giai cấp, tầng lớp lao động khác họp thành lực lượng tổng hợp
của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử đó.

Giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang là lực lượng xã hội đi đầu trong công
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong điều kiện hiện nay
chúng ta phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập với bên ngoài nhằm phát huy tốt nhất bản
chất và những đặc điểm của giai cấp công nhân.

2.3. Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam ngày nay
Hình thành và phát triển từ một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp công
nhân Việt Nam phải chịu ba tầng áp bức bóc lột .Vì thế ,họ sớm trở thành giai cấp
lãnh đạo cách mạng xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột giải phóng giai cấp công
nhân ,xây dựng chế độ mới .

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam giai cấp công nhân cùng với các
giai cấp, tầng lớp lao động khác ở nước ta đã thực hiện đoàn kết dân tộc hoàn
thành cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân đưa nước ta vào giai đoạn độc
lập, tự do và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa . Nước ta đang trong thời kỳ xây
dựng đất nước trở thành một nước phát triển, điều đó không có nghĩa là giai cấp
công nhân đã hết sứ mệnh lịch sử, trái lại sứ mệnh lịch sử ấy lại càng quan trọng
hơn .

Ngày nay trước những biến động phức tạp của bối cảnh trong nước và quốc tế .Các
thế lực thù địch luôn tìm cách tấn công nhằm phá hoại chủ nghĩa xã hộ ở nước
ta .Chúng ra sức tuyên truyền về sự bất lực của giai cấp công nhân và Đảng cộng
sản trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới , phủ nhận những thành tựu của Đảng và
nhân dân ta đã đạt được. Từ đó phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa và sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, chúng ta đã đạt đựơc những thành quả bước đầu
của công cuộc đổi mới và khẳng định rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là đúng
đắn trong các kỳ đại hội VII,VIII, IX, thể hiện rõ quyết tâm đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa của Đảng, nhà nước và nhân dân ta .Có như vậy mới thực sự đem lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xoá bỏ được mọi sự bất công trong xã hội . Nếu trước
đây không có giai cấp nào ngoài giai cấp công nhân là lực lượng có vai trò lãnh
đạo cách mạng thì ngày nay càng khẳng định không có một lực lưong xã hội nào
khác có thể lãnh đạo được nhân dân ta vượt qua những khó khăn thử thách đó.

Nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, kém
phát triển. Vì thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải đi đầu trong việc
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Hay nói khác đi giai cấp
công nhân cùng với Đảng và nhà nước phải: “Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-
HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng một nước nghèo ,
kém phát triển ,thực hiện công bằng xã hội,chống áp bức bất công; đấu tranh ngăn
chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch bảo vệ độc
lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh hạnh
phúc”.

Cùng với sự phát triển của của nền kinh tế tri thức đòi hỏi giai cấp công nhân Việt
Nam có sứ mệnh lịch sử là vừa phải tiếp tục làm quen với nền công nghiệp truyền
thống vừa phải nhanh chóng tiếp cận và làm chủ các hoạt động sản xuất ở trình độ
cao trước áp lực của nền kinh tế tri thức Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa điều đó yêu cầu chúng ta phải phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng do sự tồn
tại , phát triển của nhiều thành phần kinh tế đã gây nên những khuynh hướng phát
triển kinh tế khác nhau. Một là: sự phát triển được thực hiện tự giác, Hai là:
khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa - một đặc tính vốn có của nền sản xuất
nhỏ.

Như vậy cuộc đấu tranh cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là chống
khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa. Đương nhiên trong giai đoạn này khi còn
thành phần kinh tế tư bản tư nhân thì vẫn còn mâu thuẫn giữa lao động và tư bản
nhưng tính chất đã khác trước do những chính sách mềm dẻo của Đảng và nhà
nước ta.

Ngày nay giai cấp công nhân dù lao động ở thành phần kinh tế nào cũng có quyền
làm chủ đất nước, mâu thuẫn giữa tư bản và công nhân được giải quyết dần dần
bằng sự quản lý của nhà nước của nhân dân nhưng đấu tranh giai cấp vẫn còn đó là
đấu tranh chống khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa ;đấu tranh bảo vệ tổ quốc
xã hội chủ nghĩa, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo… Trên con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội cùng với sự thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước, mâu thuẫn
cơ bản trong xã hội Việt Nam hiện nay là: mâu thuẫn giữa những lực lượng và
nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu theo
định hướng xã hội chủ nghĩa với những lực lượng và nhân tố kìm hãm quá trình
đó.

3.Liên hệ bản thân

Vậy đứng trước bối cảnh của đất nước hiện nay, bản thân em – một sinh viên, là
tương lai không xa của đất nước không chỉ cần nhận thức sâu sắc lí luận khoa học,
thấy được bản chất vấn đề, mà hơn hết còn cần phải thực hiện hóa phát huy vai trò
của mình đối với học tập, trau dồi kiến thức và áp dụng sáng tạo hiệu quả cho lực
lượng sản xuất tiến tới đóng góp cho xã hội và đất nước.Bản thân phải được rèn
luyện và phát triển toàn diện đi theo con đường định hướng tiến bộ của Đảng và
Nhà nước. Để thực hiện hóa nhiệm vụ và trách nhiệm của bản thân, em đã đặt ra
mục tiêu cụ thể cho mình và đã đang cố gắng thực hiện:Không ngừng nỗ lực trau
dồi kiến thức, học tập tích cực, ham học hỏi kinh nghiệm; nâng cao phẩm chất cá
nhân qua lối sống lành mạnh văn minh, biết yêu thương đoàn kết, sẻ chia; có ý
thức phê bình phê phán những thành phần yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến Đảng;
tích cực tuyên truyền quảng bá nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc với bạn bè, người
thân trong và ngoài nước.
Kết Luận

Từ các phân tích trên về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay cho ta
thấy một điều: giai cấp công nhân ngày nay là môt giai cấp tiên tiến, có vai trò to
lớn trong lịch sử phát triển xã hội, là một lực lượng tiên phong trong công cuộc cải
tạo khoa học công nghệ vào sản xuất của xã xã hội. Tìm hiểu về giai cấp công
nhân, đặc biệt là hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay là
một vấn đề hết sức quan trọng trong nhận thức của mỗi chúng ta, giúp ta có những
nhận thức đúng đắn đối với các giai cấp trong xã hội nói chung và giai cấp công
nhân nói riêng. Mỗi cá nhân trong xã hội cần không ngừng nâng cao ý thức trách
nhiệm về giai cấp, về nhận thức xã hội để nâng cao tri thức văn hoá của mình, giúp
cho giai cấp công nhân luôn là giai cấp nòng cốt cho sự phát triển của xã hội. Mặt
khác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay là một nội dung quan trọng
đối với giai cấp công nhân nên nó rất cần được xã hội và nhất là Đảng cộng sản
chú trọng, tạo điều kiện hoàn thành một cách tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph. Ăngghen, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh,

https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1845/
tinh_canh_giai_cap_cong_nhan_anh/index.htm

2. ThS. Bùi Thị Ánh Hồng, TS. Lê Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Hồng Quý: Giáo
trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.57, 60-62, 65-66.

3. tiểu luận: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (123docz.net)

You might also like