You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

____________

BÀI TẬP LỚN


Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI 1: Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ XIX trong
cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. Nêu
suy nghĩ của anh chị về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân của Mác và ý nghĩa của nó ngày nay.

Họ tên : Vũ Quyết Thắng

Lớp : EBDB3

Mã SV : 11219349

Hà Nội, 2022
1
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................ 2

A.TÌNH CẢNH GIAI CẤP CÔNG NHÂN ANH THẾ KỈ XIX.............................................3

I. KHÁI NIỆM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN............................................................................4


II. TÌNH CẢNH GIAI CẤP CÔNG NHÂN ANH THẾ KỈ XIX...........................................................4
1. Điều kiện sống vật chất của giai cấp công nhân Anh.........................................4
2. Điều kiện sống tinh thần của giai cấp công nhân Anh.......................................4

B. HỌC THUYẾT SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN CỦA MÁC VÀ Ý
NGHĨA CỦA SỨ MỆNH ĐÓ HIỆN NAY......................................................................3

I. NỘI DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN....................................................3


1. Bối cảnh.............................................................................................................3
2. Nội dung cụ thể..................................................................................................4
2.1. Nội dung kinh tế.............................................................................................4
2.2. Nội dung chính trị - xã hội...............................................................................5
2.3. Nội dung văn hóa, tư tưởng...........................................................................5
II. Ý NGHĨA NỘI DUNG SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN NAY.........................6
1. Thực hiện nội dung kinh tế - kỹ thuật của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư..........................................................................................6
2. Thực hiện nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư..........................................................................................8
3. Thực hiện nội dung văn hóa - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư..........................................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................11

2
3
A.Tình cảnh giai cấp công nhân Anh thế kỉ XIX

I. Khái niệm của giai cấp công nhân

Cơ sở lí luận: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát
triển của nền công nghiệp hiện đại; họ lao động bằng phương thức công nghiệp ngày
càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho
phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do
không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản
bóc lột giá trị thặng dư; vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai
cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới”.

II. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh thế kỉ XIX.

Sau khi đã có những cái nhìn và hiểu biết khái quát về giai cấp công nhân nói
chung thì phần tiếp theo ta sẽ đi sâu hơn để phân tích cụ thể tình cảnh giai cấp công
nhân Anh thế kỉ XIX. Tác phẩm ‘‘Tình cảnh giai cấp công nhân Anh’’ của F. Engels
làm rõ và sâu sắc hơn những sự bất công và khổ ải mà người công nhân đất nước này
phải gánh chịu trong suốt một thời gian dài. Đồng thời tác phẩm cũng chỉ ra rằng giai
cấp tư sản chính là thế lực trực tiếp gây ra những tội ác này và mối mâu thuẫn sâu sắc
giữa người người công nhân Anh và giai cấp tư sản. Và để hiểu rõ hơn về sự áp bức
mà những người công nhân Anh đã phải gánh chịu đồng thời là sự tàn nhẫn bóc lột
của giai cấp tư sản thì ta sẽ phân tích dựa trên các yếu tố sau :

1. Điều kiện sống vật chất của giai cấp công nhân Anh.

Khi một kẻ gây thiệt hại đến thể chất của người khác, dẫn tới tử vong, ta gọi
đó là kẻ giết người; nếu thủ phạm biết rằng thiệt hại đó sẽ làm chết người, ta gọi đó
là mưu sát. Còn xã hội Anh đã đẩy hàng trăm nghìn người công nhân lao động vào
hoàn cảnh không thể sinh tồn và rồi cái chết đến với họ như một điều tất yếu. Đó
cũng gọi là giết người. Đó cũng gọi là mưu sát thậm chí ở mức độ còn cao hơn. Xã

4
hội đó mà cốt là giai cấp tư sản đặt những người công nhân vào tình trạng không thể
khoẻ mạnh, dần huỷ hoại cơ thể họ và sớm đưa họ xuống mồ.
Thật vậy, không có bất kì điều kiện sống nào của những người công nhân được
đảm bảo trong xã hội đó. Ngay cả đơn giản nhất là việc được cung cấp đủ Oxy để hô
hấp cũng là một điều xa xỉ đối với rất nhiều những người công nhân ở các thành phố
lớn tại Anh. Ví dụ điển hình nhất có thể nói đến thủ đô của nước Anh – London.
Không khí ở London không trong sạch, nhiều ôxy; hai triệu rưởi lồng ngực và hai
mươi lăm vạn lò bếp, tập trung trên ba bốn dặm vuông, tiêu phí một lượng Ôxy rất
lớn; chúng rất khó được bổ sung, vì cách kiến trúc thành phố tự nó đã khiến việc
thông gió rất khó khăn. Phổi của những người lao động không nhận đủ lượng Ôxy
cần thiết, nên thể chất và trí óc mệt mỏi, sức sống giảm sút. Nhưng không chỉ có thế.
Cái thực sự khiến người ta phẫn nộ là cách đối xử của xã hội hiện đại đối với quảng
đại quần chúng nghèo khổ. Người ta kéo họ về các thành phố lớn. Người ta nhét họ
vào những khu kém thông gió nhất, do cách xây dựng nhà cửa gây nên. Người ta tước
đoạt mọi phương tiện giữ vệ sinh; kể cả nước, vì muốn đặt ống dẫn nước thì phải trả
tiền. Thế vẫn chưa đủ. Mọi thứ tai hại đổ lên đầu kẻ nghèo. Cư dân thành phố nói
chung đã ở rất chen chúc, nhưng chính họ lại buộc phải sống chật chội hơn. Phải hít
thở không khí ô uế ngoài phố cũng chưa đủ, họ còn bị nhét hàng tá người vào một
gian phòng. Người ta xây cho họ những căn nhà mà uế khí không có lối thoát. Người
ta cho họ những áo quần xấu, rách tả tơi, bở bục. Và với tất cả những gì mà giai cấp
công nhân nghèo khổ phải hứng chịu đó, sức khoẻ của họ bị tàn phá một cách kinh
khủng và những bệnh dịnh hoành hành gây ra tỉ lệ tử vong cực kỳ cao cho giai cấp
này ở nước Anh. Thực tế trong tác phẩm đã có chỉ ra bệnh phổi là kết quả tất yếu của
tình cảnh ấy, trên thực tế, đó là bệnh thường gặp nhất trong công nhân. Cùng với lao
phổi, không kể các bệnh phổi khác và bệnh sốt phát ban, trước hết phải nói đến
thương hàn, là bệnh hoành hành dữ dội nhất trong nhân dân lao động. Cái tai hoạ phổ
biến ấy là một hậu quả trực tiếp của tình trạng nhà cửa tồi tàn, không thoáng khí, ẩm
thấp và bẩn thỉu. Thế rồi trăm nghìn người mắc bệnh, hang chục nghìn người tử vong
do những căn bệnh đó. Và khi ta nhìn nhận lại tình cảnh sinh sống của người lao
động, nghĩ về việc nhà của họ chật chội thế nào, mỗi xó đều chật ních người ra sao,
5
người khoẻ, người ốm nằm lẫn lộn, chung phòng, chung giường như thế nào; thì ta
chỉ có thể ngạc nhiên, là một bệnh hay lây như bệnh sốt ấy lại không lan tràn mạnh
hơn. Và khi nhớ rằng nhiều người hết sức thiếu thuốc men chạy chữa, nhiều người
hoàn toàn không được thầy thuốc chỉ dẫn, và không biết tới những qui định thông
thường nhất về việc kiêng khem, thì ta sẽ thấy là chừng đó người chết vẫn còn ít.
Còn một loạt bệnh khác có nguyên nhân từ ăn uống hơn là điều kiện cư trú của
công nhân. Thức ăn của họ nói chung rất khó tiêu, hoàn toàn không hợp với trẻ nhỏ.
Ngoài ra, một tập quán rất phổ biến là cho trẻ con dùng rượu, thậm chí là thuốc
phiện. Hai cái đó, cộng với những điều kiện sinh sống khác có hại cho sự phát triển
thể lực của trẻ con, gây ra đủ thứ bệnh về đường tiêu hoá, để lại vết tích suốt đời. Dù
thức ăn có hại là vậy nhưng hằng ngày hằng giờ họ vẫn đầu độc chính mình bằng
những thức ăn như vậy tại vì họ đâu còn cách nào khác để thay đổi chế độ ăn uống
phù hợp trong khi những điều kiện sống cơ bản nhất của họ còn chưa được đáp ứng.
Ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác làm cho sức khoẻ của một số đông công nhân
giảm sút. Trước hết là tệ nghiện rượu. Đối với họ, hầu như chỉ có một nguồn vui duy
nhất là rượu mạnh. Ở đây nghiện rượu không còn là một tật xấu, mà người mắc phải
có thể bị chê trách; nó là một hiện tượng tất nhiên, hậu quả không thể tránh khỏi của
những điều kiện nhất định, tác động tới một đối tượng mất hết ý chí của mình. Phải
chịu trách nhiệm về việc này, chính là những kẻ đã biến người lao động thành đối
tượng như thế - giai cấp tư sản Anh.
Một nguyên nhân khác của tình trạng sức khỏe tệ hại của giai cấp công nhân
là: khi ốm đau, họ không thể được thầy thuốc giỏi cứu chữa. Bác sĩ ở Anh lấy tiền
khám chữa bệnh rất cao, người lao động không trả nổi. Do đó họ đành không chạy
chữa gì, hoặc buộc phải tìm đến những tên lang băm lấy công rẻ, và những thứ thuốc
bịp bợm, lợi ít hại nhiều. Người công nhân bị bệnh không được chạy chữa tử tế lại
vướng vào những tay lang băm và những thứ thuốc bịp bợm bọn chúng bán cho thì
sức khoẻ càng suy nhược.
Hậu quả của tất cả những cái ấy là thể lực của người lao động suy yếu toàn
diện. Trong họ, rất ít người khoẻ mạnh, vạm vỡ và không tật bệnh; ít ra là trong số
công nhân công nghiệp, phần lớn làm việc ở những nơi tù túng, và ở đây cũng chỉ nói
6
về họ thôi. Hầu hết họ đều yếu ớt, vóc người cứng chắc nhưng không mạnh mẽ, gầy
gò, xanh xao, bắp thịt không nở nang, trừ những bắp thịt phải đặc biệt căng sức khi
làm việc. Hầu hết đều mắc bệnh khó tiêu hoá, vì vậy ít nhiều đều mắc chứng ưu tư,
buồn rầu, hay cáu gắt. Cơ thể họ suy nhược, sức đề kháng kém, do đó lúc nào cũng
có thể làm mồi cho mọi bệnh tật. Cũng vì vậy họ mau già và chết yểu.

2. Điều kiện sống tinh thần của giai cấp công nhân Anh

Nếu giai cấp tư sản chỉ chăm lo đến đời sống của công nhân, trong chừng mực
những cái cần thiết nhất; thì cũng không nên lấy làm lạ là chúng chỉ thí cho công
nhân chút ít giáo dục, vừa đủ để đáp ứng lợi ích của chúng. Các cơ quan giáo dục tại
Anh quá ít đã vậy lại còn rất tồi tàn và các giáo viên thì không có đủ cả năng lực lẫn
đạo đức để làm thầy làm cô. Do đó mà không nơi nào có phổ cập giáo dục; trong
công xưởng, như ta sẽ thấy, phổ cập giáo dục chỉ có trên danh nghĩa, và khi chính
phủ muốn hiện thực hóa việc phổ cập trên danh nghĩa ấy, thì giai cấp tư sản công
nghiệp đã cực lực phản đối, dù công nhân ủng hộ mạnh mẽ việc bắt buộc đi học bới
học vấn của công nhân ít hứa hẹn điều tốt lành cho giai cấp tư sản, lại còn gây ra cho
họ nhiều mối lo sợ. Trong toàn bộ ngân sách khổng lồ 55 triệu Bảng, chính phủ chỉ
dành một khoản bé tí là 4 vạn Bảng cho giáo dục quốc dân. Và nếu không có lòng
cuồng tín của các giáo phái thì chi phí cho giáo dục có lẽ còn ít hơn. Nhưng giáo hội
Anh đã lập ra các trường riêng của họ chỉ đề nhồi nhét những sự cuồng tín và sự căm
ghét các giáo phái các nhau vào những tâm hồn thơ dại của trẻ em. Người lao động
đã nhiều lần đòi Nghị viện lập nên một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn toàn trần
tục, còn giáo dục tôn giáo thì để lại cho giới tu hành của từng giáo phái, nhưng đến
nay vẫn chưa có Bộ nào thi hành biện pháp ấy. Điều đó là tất nhiên: Bộ trưởng là tôi
tớ ngoan ngoãn của giai cấp tư sản, mà giai cấp tư sản thì chia thành vô số giáo
phái. Điều hoàn toàn rõ ràng là việc giáo dục đạo đức trong mọi trường học ở Anh,
vốn bị gắn chặt với giáo dục tôn giáo, những vấn đề đạo đức vô cùng cơ bản giữa
người với người đều bị giai cấp tư sản làm cho méo mó vì gắn với những giáo phái
của chúng. Việc này cho ta thấy rằng giai cấp tư sản Anh ích kỉ tới mức ngu xuẩn và

7
thiển cận, thậm chí không muốn truyền bá cho công nhân cái đạo đức hiện đại, được
họ tạo ra vì lợi ích của mình, và để bảo vệ bản thân mình.
Vậy người lao động, không chỉ về thể chất và trí tuệ, mà cả về đạo đức, đều bị
giai cấp thống trị bỏ rơi, mặc cho số mệnh. Họ phải chịu những đòn roi từ giai cấp tư
sản và bị đối xử như những còn súc vật. Thế nên không có gì lạ: khi công nhân bị đối
xử như súc vật, nếu không thực sự trở thành giống như súc vật; thì họ chỉ giữ được ý
thức và tình cảm của con người, nhờ lòng căm thù đối với giai cấp cầm quyền.
Chính vì những sự bỏ rơi đó mà những người công nhân Anh trở thành những
người vô sản, khiến cho đạo đức của họ càng bị phá hoại nặng nề. Sự nghèo đói đến
tận cùng khiến cho họ phải tha hoá mà đi ăn cắp, ăn trộm , khiến cho họ trở nên vô
thần, coi thường trật tự xã hội và coi tiền bạc là thượng đế trên đời này. Rồi hơn thế
nữa do chính giai cấp tư sản bỏ mặc những người công nhân Anh vào dòng thác may
rủi; không có gì đảm bảo là họ sẽ kiếm đủ tiền để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách
nhất; vì mỗi cuộc khủng hoảng, mỗi sự thất thường của ông chủ đều có thể làm mất
miếng bánh mì của họ. Và rồi chính điều này dẫn đến thói hưởng lạc vô độ và thiếu
lo xa của công nhân Anh. Tại sao lại như vậy? Bới vì với người công nhân việc để
dành không có tác dụng, vì số tiền dành dụm được cùng lắm cũng chỉ đủ nuôi thân
trong vài tuần, mà khi họ bị thất nghiệp thì không phải chỉ trong vài tuần. Họ không
giữ được tài sản trong một thời gian dài, mà nếu giữ được thì tất nhiên họ sẽ không
còn là công nhân nữa, và người khác sẽ thế chỗ anh ta. Vậy thì khi kiếm được đồng
lương khá, anh ta còn làm gì khác ngoài việc dùng nó để sống dễ chịu hơn?
Hơn thế nữa, sự cưỡng bức lao động của giai cấp tư sản đối với công nhân Anh
dẫn đến sự truỵ lạc của họ. Từ sáng đến nối, 12 giờ mỗi ngày thậm chí là 18 giờ, họ
gồng mình vì những đồng lương ít ỏi với những công việc nặng nhọc và chán ngắt.
Lao động bắt buộc như thế chiếm hết thì giờ của công nhân, trừ thì giờ tối thiểu để ăn
và ngủ; không cho họ chút rảnh rỗi nào. Giai cấp tư sản chỉ để lại cho họ hai thú vui
duy nhất: bên cạnh rượu mạnh đã phân tích ở trên thì đó là tình dục, dẫn đến tính dâm
đãng trong quan hệ nam nữ. Tệ nạn ấy nảy sinh với tính tất yếu sắt đá, không sao
tránh khỏi. Giai cấp tư sản bắt họ chịu đựng nhiều nặng nhọc và đau khổ, chỉ dành
cho họ hai thú vui ấy. Vì vậy, công nhân dốc toàn bộ nhiệt tình vào hai thú vui ấy, để
8
truy hoan vô độ và hỗn loạn, để ít ra cũng được hưởng chút gì của cuộc sống. Hơn
nữa, giai cấp tư sản còn độc ác đến mức chính họ đã trực tiếp góp phần phát triển tệ
nạn mại dâm. Các cô gái phải bán thân chỉ vì những đồng tiền của giai cấp tư sản để
không bị chết đói.
Nói chung, các nhược điểm chính của công nhân là: hưởng lạc vô độ, thiếu lo
xa, thiếu tôn trọng trật tự xã hội; tóm lại là thiếu khả năng hi sinh những lạc thú trước
mắt, vì những lợi ích xa xôi hơn. Nhưng thế thì có gì lạ? Một giai cấp gồm những
người làm lụng cực nhọc, và chỉ được hưởng thụ một phần rất ít, mà lại toàn những
thú vui thể xác; họ sao có thể không lao vào các thú vui đó một cách mù? Hơn thế
nữa giai cấp ấy còn chẳng được ai quan tâm giáo dục để có chút hiểu biết thì vì lí gì,
vì lợi ích gì, mà họ phải lo xa, phải sống cuộc đời "đúng đắn", phải hi sinh những thú
vui trước mắt cho tương lai, cái thú vui mà thực ra không có gì đảm bảo là họ sẽ được
hưởng, trong một hoàn cảnh luôn bấp bênh và thay đổi?
Trên đây là tình cảnh của của người công nhân Anh. Mặc dù đã có rất nhiều
cuộc đấu tranh nổ ra, từ thô sơ nhất là tình trạng phạm tội đến những cuộc bãi công
“không tuần nào thậm chí là không ngày nào không có đang diễn ra ở một nơi nào
đó”. Nhưng tất cả sự đấu trang đó đều có chung một kết quả: bị tư sản đàn áp và thất
bại. Nhưng nó đã đặt nền móng cho sự trưởng thành để người công nhân về sau thực
hiện sứ mệnh của mình.

B. Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý
nghĩa của sứ mệnh đó hiện nay.

I. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

1. Bối cảnh

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quy định bởi sự mâu thuẫn của
phương thức sản xuất của tư bản chủ nghĩa.
Đầu tiên, về mặt kinh tế, đó chính là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất của
chủ nghĩa tư bản với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một bên là lực lượng sản
xuất với tính xã hội hóa ngày càng cao được thể hiện ở việc ngày càng có nhiều
9
người tham gia vào lực lượng sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Một bên
là quan hệ sản xuất với quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có tính tư hữu. Do đó, mâu
thuẫn tất yếu sẽ xảy ra khi số người lao động là đông đảo nhưng số người hưởng thụ
lại là số ít. Và sự mâu thuẫn này càng trở nên gay gắt hơn khi mà tính tập thể của lực
lượng sản xuất và tính cá nhân trong sở hữu và hưởng thụ của quan hệ sản xuất ngày
càng rõ rệt hơn.
Ngoài ra, sự mâu thuẫn trong kinh tế còn biểu hiện ra ở mặt chính trị - xã hội.
Đại diện cho lực lượng sản xuất chính là giai cấp công nhân, còn đại diện cho quan
hệ sản xuất lại là giai cấp tư sản. Việc mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất ngày càng gay gắt đã dẫn tới mâu thuẫn giữa hai giai cấp này càng tăng cao.
Hệ quả tất yếu của điều này là sự nổi dậy của giai cấp công nhân, họ đứng lên làm
cách mạng xã hội để chống lại giai cấp tư sản nhằm bảo vệ địa vị kinh tế giai cấp của
mình. Để làm được điều này, giai cấp công nhân phải thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản: thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân tổ chức lãnh đạo
nhân dân đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức,
bất công, xoá bỏ chủ nghĩa tư bản và các chế độ áp bức, bóc lột, bất công để xây
dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới...Đó chính là
nội dung bao quát của sứ mệnh lịch sử của công nhân.

2. Nội dung cụ thể.

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là những nhiệm vụ mà
giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, là lực lượng
đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công
nhân là thông qua chính đáng tiền phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân
dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người, xóa bỏ chủ nghĩa tư
bản, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột,
nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

10
Nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác đã viết: “Thực
hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện
đại”. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên ba nội dung cơ bản:

2.1. Nội dung kinh tế

Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, giai cấp công nhân
cũng là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, sản xuất ra của cải vật chất ngày càng
nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội. Bằng cách đó, giai
cấp công nhân tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới. Mặt khác,
tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới,
phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là nền tảng, tiêu
biểu cho lợi ích của toàn xã hội. Giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã
hội. Chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là
tự hữu. Nó phấn đấu cho lợi ích chung của toàn xã hội. Nó chỉ tìm thấy lợi ích chân
chính của mình khi thực hiện được lợi ích chung của cả xã hội.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhận thông qua quá trình công
nghiệp hóa và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động để tăng năng suất
lao động xã hội và thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp
với nhu cầu phát triển sản xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trên thực tế,
hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lại ra đời từ phương thức phát triển rút ngắn, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Do đó, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình về nội
dung kinh tế, giai cấp công nhân phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải
phóng lực lượng sản xuất (vốn bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triển trong quá khứ),
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội
chủ nghĩa ra đời.

2.2. Nội dung chính trị - xã hội

Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống
trị, xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức, giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân

11
dân lao động. Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ
và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động.
Giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình, do mình
làm chủ như một công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội
mới, phát triển kinh tế và văn hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp quyền, quản
lý kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân
lao động, thực hiện dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

2.3. Nội dung văn hóa, tư tưởng

Thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân trong tiến trình cách
mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần
phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động; công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự
do.
Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng bao gồm
cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực ý thức tư
tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội. Xây dựng và củng cố
ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh để
khắc phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư còn sót lại của các hệ tư tưởng cũ. Phát triển
văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội
chủ nghĩa là một trong những nội dung căn bản mà cách mạng xã hội chủ nghĩa trên
lĩnh vực văn hóa tư tưởng đặt ra đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện
đại.

II. Ý nghĩa nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay.

Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân do C. Mác (1818 - 1883)
phát hiện và luận chứng từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đến nay đã trải qua
ba lần tiến hóa. Những nội hàm cơ bản của lý luận này đã thể hiện và tiếp tục được
bổ sung từ thực tiễn các cuộc công nghiệp và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách
12
mạng công nghiệp 4.0, về đại thể, sẽ vẫn tiếp tục lô-gíc của C. Mác, tiếp nối nội dung
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay.
Cách mạng công nghiệp 4.0 có đặc điểm là “Tốc độ vận động ngày càng nhanh
chứ không đều đặn”, với quy mô là “thúc đẩy những chuyển đổi mô hình chưa từng
có trên các khía cạnh kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân”, có những tác động
“dẫn đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các (và trong mỗi) quốc gia,
doanh nghiệp ngành công nghiệp và toàn xã hội”. Theo đó, chúng ta có thể phân tích
nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân từ lô-gíc chung của các cuộc cách
mạng công nghiệp đã diễn ra và từ những nhận thức ban đầu về Cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay, cũng như những dự báo.

1. Thực hiện nội dung kinh tế - kỹ thuật của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư

C. Mác khẳng định, giai cấp công nhân là chủ thể của phương thức sản xuất công
nghiệp với các đặc tính: công cụ lao động là máy móc, năng suất lao động cao, lao
động có tính chất xã hội hóa cao và gợi mở nhiều giải pháp tích cực cho quá trình
phát triển xã hội. Chính từ quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp,
giai cấp công nhân được xác định là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã
hội hiện đại và thông qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai. Về
lô-gíc, có hai nội dung lý luận cơ bản cần được chú ý ở phương diện này:
+ Giai cấp công nhân là giai cấp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội hiện đại bằng
phương thức công nghiệp mang tính xã hội hóa cao.
+ Cũng từ quá trình sản xuất công nghiệp này, những nhân tố vật chất kỹ thuật cho
sự hình thành một xã hội mới được tích lũy ngày một nhiều hơn.
Hai lô-gíc căn bản đó đang tiếp diễn với mức độ sâu sắc và rộng lớn hơn trong cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhìn chung, “sự hài hòa và tích hợp ngày càng tăng của nhiều ngành và nhiều
phát kiến khác nhau” vừa tạo ra những đột phá mới trong sản xuất và dịch vụ, vừa tạo
ra những cơ sở mới cho tăng năng suất lao động xã hội. Cần chú ý tới những biểu
hiện mới của tính chất xã hội hóa, bộc lộ từ cuộc Cách mạng công nghiệp 3.0 và nay
13
đang tiếp diễn.
 Cơ hội học tập đang mở rộng hơn với mọi người.
Hiện nay, người ta nói nhiều đến vấn đề giảm dần nhu cầu về lao động giản đơn,
tăng lao động trình độ cao nhưng chưa chú ý đến khả năng tiếp cận giáo dục - dạy
nghề cũng tăng lên và dễ dàng hơn với đa số. Người lao động hiện đại dễ dàng hơn
trong việc học tập để nâng cao tay nghề và mở rộng khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp trước những thách thức về việc làm do Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra.
Kiến thức, kỹ năng lao động hiện đại đang có xu hướng xã hội hóa. Máy tính, điện
thoại thông minh, các kho dữ liệu khổng lồ có thể dễ dàng tiếp cận với chi phí thấp,
các trường đại học, cao đẳng với nhiều chương trình đào tạo từ xa… là những điều
kiện thuận lợi để người lao động bình thường có thể học tập và tự học để nâng cao
trình độ chuyên môn thông qua cơ sở của truyền thông số. “Dễ tiếp cận, chi phí thấp,
trung tính về địa lý của truyền thông là những nhân tố cho phép tương tác rộng rãi
hơn, vượt qua các ranh giới xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo và ý thức hệ”.
 Sự biến đổi cấu tạo hữu cơ tư bản thay đổi cũng đang làm rõ xu thế xã hội hóa
lực lượng sản xuất.
Tri thức khoa học và công nghệ có vai trò lớn trong sản xuất đang tạo ra một thay
đổi quan trọng: tư bản khả biến tăng nhanh, tư bản bất biến giảm tương đối trong tỷ
lệ cấu thành giá trị của hàng hóa. Vai trò to lớn của tri thức, tay nghề, văn hóa, kinh
nghiệm của người công nhân trong sản xuất công nghiệp đang từng bước phá vỡ cơ
chế chiếm hữu của giai cấp tư sản, vốn bắt nguồn từ độc quyền sở hữu tư liệu sản
xuất, độc quyền chiếm đoạt giá trị thặng dư.
 Máy móc, công nghệ sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò là “những nhà cách mạng”
thầm lặng.
Chính xu hướng “tích hợp, hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con người”
quy định và thúc đẩy xã hội phải phát triển khác đi. Nó buộc con người trong quá
trình sản xuất hiện đại không chỉ chú ý đến lợi nhuận, hiệu quả kinh tế mà còn phải
quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của phát triển bền vững.
 Xã hội hóa là xu thế khách quan đang được Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc
đẩy khá mạnh mẽ.
14
Nó thể hiện ở xu hướng tiếp hợp, liên ngành, liên kết chuỗi trong sản xuất hiện
đại. Xã hội hóa còn thể hiện ở sự gắn kết các khâu sản xuất - dịch vụ - tiêu dùng.
Trước đây, trong Cách mạng công nghiệp 3.0 vốn đã có bước tiến dài với lý thuyết
ma-két-tinh, còn ngày nay đang tiếp diễn với việc kết hợp đa chiều: kỹ thuật số, vật
chất và sinh học trong sản xuất và dịch vụ.

2. Thực hiện nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư

Theo quan niệm của C. Mác, sở dĩ giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là vì
họ là giai cấp đại diện cho xu thế xã hội hóa của lực lượng sản xuất hiện đại. Trong
sản xuất công nghiệp, họ vừa là “sản phẩm của nền đại công nghiệp”, vừa là chủ thể
của quá trình này. Do gắn liền với phương thức lao động này, giai cấp công nhân có
được những phẩm chất, như tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tâm lý
lao động công nghiệp... Đó là những phẩm chất cần thiết cho một giai cấp cách mạng
và có năng lực lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Mác là người đầu tiên chỉ ra quan hệ lợi ích phức tạp giữa công nhân và tư
bản. Hai bên vừa đối lập nhau về lợi ích cơ bản, vừa phụ thuộc nhau về lợi ích hằng
ngày trong thị trường sức lao động. Lao động sống của công nhân là nguồn gốc cơ
bản của giá trị thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc
bóc lột được ngày càng nhiều giá trị thặng dư. “Trong xã hội ấy, những người lao
động thì không được hưởng, mà những kẻ được hưởng lại không lao động”. Đây là
mâu thuẫn cơ bản về lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản và là cốt lõi
của bất công và đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại. Mâu thuẫn ấy không thể điều
hòa và chỉ có thể được giải quyết bằng việc xóa bỏ chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên
cơ sở xác lập một quan hệ sản xuất mang tính chất công hữu những tư liệu sản xuất
chủ yếu. Chính lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa đã chỉ ra biện pháp giải
quyết ấy.
Theo đó, nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được
xác định là cuộc đấu tranh vì các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, như công bằng, bình
đẳng, dân chủ… và tập trung nhất là việc xác lập chế độ chính trị - xã hội mới do giai
15
cấp công nhân lãnh đạo - chế độ xã hội chủ nghĩa để tạo ra tiền đề chính trị cho xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với những tiền đề mà nó tạo ra sẽ cho thấy những
bước tiến mới của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đang
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều rất quan tâm và quyết tâm mạnh mẽ
hướng tới Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là một con đường để phát triển rút
ngắn, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

3. Thực hiện nội dung văn hóa - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư

Trên bình diện thế giới hiện nay, hòa bình, hợp tác cùng phát triển trong môi
trường dân chủ, công bằng, bình đẳng đang là xu thế lớn. Xu thế ấy tạo điều kiện
thuận lợi cho Cách mạng công nghiệp 4.0 và cả sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân. Cách mạng công nghiệp 4.0 là một thành tựu của văn minh, có những đóng
góp, bổ sung vào nhận thức duy vật lịch sử về các vấn đề trong phát triển. Ở phương
diện xã hội, sát cánh cùng giai cấp sản xuất ra của cải vật chất - giai cấp công nhân,
“đang xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp/giai cấp sáng tạo trong lĩnh vực khoa
học, công nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thông, giáo dục - đào
tạo, y tế, pháp luật. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế
sáng tạo, lao động sáng tạo ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động
xã hội, đặt ra vấn đề nhìn nhận lại vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội hiện
đại…”. Hệ giá trị của giai cấp công nhân theo đó có thể được bổ sung những giá trị
tuy khá đặc thù nhưng gần gũi của các tầng lớp khác như trí thức - nhóm xã hội coi
sáng tạo, dân chủ như điều kiện môi trường để lao động và phát triển.
Qua đó có thể thấy rằng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa
vô cùng to lớn trong thời đại hiện nay. Nó không hề mất đi mà còn liên tuc được
bổ sung, phát triển và đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2021). Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. NXB: Chính trị Quốc
gia “ Sự thật”

2. Ph. Ăngghen (1995), Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, NXB Chính trị Quốc gia
"Sự thật"

3. TS. Lê Minh Nghĩa (2019). Giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan
hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (phần 1). Trang thông tin điện tử hội
đồng lý luận trung ương
http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/gia-tri-cot-loi-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-
moi-quan-he-giua-luc-luong-san-xuat-va-quan-he-san-xuat--phan-1.html

4. Hoàng Ngọc Hải – Hồ Thanh Thuỷ (2020). Học thuyết giá trị thặng dư vẫn cò
nguyên giá trị trong bối cảnh mới. Tạp chí cộng sản
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/dau-tranh-phan-bac-cac-luan-dieu-sai-
trai-thu-dich/chi-tiet/-/asset_publisher/YqSB2JpnYto9/content/hoc-thuyet-gia-tri-
thang-du-van-con-nguyen-gia-tri-trong-boi-canh-moi

5. PGS,TS. Nguyễn An Ninh (2016). Một số nhận thức về giai cấp công nhân và chủ
nghĩa xã hội được bổ sung hiện nay. Tạp chí cộng sản
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/xay-dung-ang2/-/2018/39167/mot-so-
nhan-thuc-ve-giai-cap-cong-nhan-va-chu-nghia-xa-hoi-duoc-bo-sung-hien-nay.aspx

6. PGS,TS. Nguyễn An Ninh (2019). Thực hiện nội dung sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí cộng sản
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/496728/thuc-hien-
noi-dung-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-nhan-trong-cach-mang-cong-nghiep-
lan-thu-tu.aspx

17
18

You might also like