You are on page 1of 30

MỤC LỤC

I. Tổng quan về thời bao cấp____________________2


1.Khái lược về thời bao cấp_____________________2
2.Thời bao cấp ở Hà Nội _______________________3
II. Đời sống của cán bộ công nhân viên chức tại Hà
Nội.__________________________________________3
1. Đời sống vật chất.___________________________3
1.1 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương. ...............................................................................3
1.2 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương và nhờ lợi ích khác..............................................18

2. Đời sống tinh thần.__________________________23


III. Những kết quả nghiên cứu,ý kiến đánh giá,
bình luận____________________________________25
Tư liệu tham khảo____________________________29
Sách tham khảo_______________________________29
Website______________________________________29

1
I. Tổng quan về thời bao cấp
1.Khái lược về thời bao cấp
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam (Cụm từ này trong tiếng Anh
có nghĩa là “ SUBSIDY ECONOMIC” có nghĩa là trợ cấp, phụ cấp kinh tế) để chỉ một
thời kì mà hầu hết các sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch – một đặc
điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Hàng hoá được nhà nước phân phối
theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không
được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân
phối hàng hoá hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập theo
thời kì này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. 1 Lương đôi khi cũng
trả bằng hiện vật. Thời kì này, nhà nước thực hiện bao cấp trong cả nước ở 7 lĩnh
vực: việc làm, nhà cửa, ăn ở, sinh đẻ, học tập, ăn mặc, đi lại.

Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc trước năm 1975, song thời bao
cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế của nước Việt Nam ở giai đoạn từ
đầu 1976 đến năm 1986, tức là trước thời kì đổi mới. Đây đ ược coi là giai đoạn th ất
bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.

Nguyên nhân dẫn đến thời bao cấp:

Việt Nam thế kỷ XX

Chiến
Tiền Chiến tranh Thời Đổi
tranh Việt-
chiến Việt Nam bao cấp mới
Pháp

Theo sơ đồ trên, ta có thể thấy: bao cấp có xuất phát điểm là hoàn cảnh th ời chi ến,
một cuộc chiến tranh chúng ta luôn luôn ở thế yếu và phải có những nỗ lực vượt bậc.
“ Tất cả cho tiền tuyến”.” Thóc không thiếu một cân – Quân không thiếu một người”.
Và dường như để tiến hành chiến tranh, xã hội cần phải kết lại thành một khối rắn
chắc, mà muốn thế, cần ghép cho mọi người vào tổ chức, nói theo một danh t ừ c ủa
lịch sử là “đoàn ngũ hoá” họ. Việc phân phối theo kiểu bao cấp chỉ là kết quả của một

1
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_bao_c%E1%BA%A5p
2
quá trình lớn lao. Tất cả những gì thuộc về con người phải được quản lý. Sau này, khi
chiến tranh kết thúc, nhà nước vẫn chủ trương, giữ cơ chế bao cấp này.

Như vậy, ta thấy được những năm của thời kì bao cấp cũng là những năm chúng
ta phải khắc phục hậu quả của 30 năm chiến tranh ác liệt, cũng là thời kì chúng ta
phải gồng mình lên tiến hành cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của
Tổ quốc. Do vậy, ta gặp khó khăn về nhiều mặt: kinh tế - xã hội, giáo dục, quốc
phòng…Và những khó khăn này đã tác động trực tiếp đến đời sống của người dân
Việt Nam thời đó.

2.Thời bao cấp ở Hà Nội


Hà Nội là một góc của đất nước nhưng lại là một góc tinh tuý nên từ đây, ta có
thể phần nào soi chiếu ra rộng hơn về cuộc sống chung của đất nước ngày ấy.

Như chúng ta đã biết, Hà Nội là một đô thị lớn tập trung nhiều thành phần dân c ư như
tiểu thương, người lao động, công nhân viên chức…trong đó thành phần là cán b ộ công nhân
viên chức chiếm số đông. Nhân lực của lực lượng cán bộ công nhân viên chức bao gồm 2 bộ
phận. Một là từ đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ra đời sau cách m ạng tháng 8. Hai là b ộ
phận công chức cũ từng làm việc trong vùng tạm chi ến trước đây, sau đó tiếp qu ản mi ền
Bắc, được lưu dụng.2 Cuộc sống của những cán bộ công nhân viên chức ở Hà Nội thời bấy
giờ có nhiều nét tương đồng với cuộc sống của những người dân trên c ả n ước. Tuy nhiên,
cuộc sống của họ cũng có nhiều nét khác biệt với cuộc sống c ủa ng ười dân bình th ường
không làm việc cho các cơ quan nhà nước. Nét khác biệt này thường là do đặc thù công vi ệc
tạo nên nhưng nhìn chung cuộc sống của họ khá vất vả. Đa phần là sống thi ếu th ốn, gặp
nhiều khó khăn. Chỉ có một bộ phận là cán bộ cấp cao hay là những công nhân viên ch ức có
công việc “ thời thượng” thì sống thoải mái, đầy đủ và có nhi ều quyền lợi. Họ sống t ập
trung chủ yếu ở 4 quận nội thành là ; quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa, qu ận Hai Bà Tr ưng
và quận Ba Đình. Trong đó tập trung đông nhất ở qu ận Ba Đình. Ngoài ra m ột s ố ng ười
sống ở các huyện ngoại thành.

II. Đời sống của cán bộ công nhân viên chức tại Hà Nội.
1. Đời sống vật chất.
1.1 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương.
Ở thời đó, công nhân viên chức là bộ phận chiếm số đông ở Hà Nội. Tuy họ làm
việc cho các cơ quan nhà nước, hàng tháng được trả lương ( thường là bằng tem
2
Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 – 1975, Nguyễn Đình Lê, Trang 15
3
phiếu) nhưng cuộc sống của họ nhìn chung vẫn vất vả không kém gì những người dân
gắn liền cuộc sống của mình với đồng ruộng, với luỹ tre làng…Có biết bao nhiêu câu
chuyện xoay quang cuộc sống thường ngày của những cán bộ công nhân viên chức thời
đó mà đến giờ kể lại có vẫn khiến con người ta cười ra nước mắt.

Hôm nay gạo hết con đang ốm

Đã quá trưa rồi, bếp lạnh tanh

Lợn réo gà kêu thùng sạch cám

Dầu muối chửa mua túi chờ lương…3

Ảnh: Nhà ở thời bao cấp

Bốn câu thơ có thể nói đã mô tả khá rõ nét cuộc sống của những cán bộ công
nhân viên chức sống nhờ lương, không có thêm bổng lộc nào kh ác do công việc của họ
mang lại. Cuộc sống của họ hầu hết đều vất vả. Họ thường sống trong các nhà tập
thể của cơ quan phân cho. Nhưng căn nhà được phân
đó hầu hết đều nhỏ, có cái chỉ 9m2, nhiều là 28m2
hoặc có thể hơn một chút. Căn nhà như vậy chính là
nơi cư trú của một gia đình nhiều thế hệ: ông bà, bố
mẹ, con cái. Có khi còn cả 4 thế hệ cùng chung sống.

Mỗi căn hộ thường có 2 phòng cùng một khu phụ


( bếp, nhà xí, nhà tắm). Khu phụ thường là nơi các gia
đình nuôi lợn, gà, chim… để tăng gia sản xuất. Thời
ấy

Ảnh: Khu phụ (bếp)

có rất nhiều những câu chuyện bi hài về 4 thế hệ cộng sinh với các vật nuôi trong một
không gian chật hẹp. Bà Đặng Thị Kim Sơn, bác sĩ ở Bệnh viện Việt - Xô kể lại: “ Có
một lần buổi sáng đi làm, đóng cửa chuồng lợn không kĩ, lợn vào buồng ngủ phá

3
http://tran.quangkhoi.net/index.php?option=com_content&task=view&id=1623&Itemid=64
4
phách, ỉa đái hết cả ra nhà…Bực thì bực nhưng sợ nhất “ thủ trưởng” lợn ốm. Chồng
ốm, con ốm còn tống cho mấy viên thuốc chứ “thủ trưởng” đã ốm thì thiệt hại về kinh
tế, là dở khóc dở cười”. 4

Còn ông Phạm Trạng, nay đã 80 tuổi thì nói : “ Người ở chung với súc vật, phân
gà phân lợn, hôi thối kinh khủng. Mình là bác sĩ, mình biết điều đó là mất vệ sinh
nhưng vì cuộc sống nên phải chấp nhận”. Chúng tôi cũng đã may mắn có dịp đ ược
người dân tiểu khu Trung Tự và Kim Liên cho phép vào tham quan khu nhà của họ. Dù
đã trải qua hơn 20 năm nhưng có nhiều ngôi nhà cho đến nay vẫn “ giữ nguyên và chưa
từng thay đổi gì” – theo lời của người dân ở đây.5

Diện tích nhà riêng được tận dụng một cách triệt để như vậy chính là nguyên
nhân dẫn đến sự phát triển của nhà xí công cộng. Đến nay người ta vẫn đùa: nhà xí
công cộng là một mảng lớn của xã hội và cuộc sống thời bao cấp. Có tận 1001 kiểu
nhà xí và các câu chuyện xoay quanh nó.

Ảnh: Nhà
xí công cộng
còn sót lại
từ thời bao
cấp ở phố
Thuỵ Khê

Hồi ấy, nhà nào


may mắn tức là nhà ấy
không ở cạnh nhà xí, không thì ám ảnh cả đời. Có người đã ngậm ngùi nhớ về một
thời nhà xí công cộng rồi kể lại chuyện nhà xí ở phố Quán Sứ, về chuyện một l ần đi
vệ sinh, tức thở quá anh đành đốt chỗ giấy báo mang theo thì bất ngờ bùng lên một
ngọn lửa xanh từ phía bể phốt bốc thẳng lên chỗ 2 hòn gạch hình chữ V, và thế là alê
hấp, ba chân bốn cẳng anh chạy bật ra khỏi nơi…rùng rợn ấy.

Người khác thì kể: mỗi lần đi phải lấy tay bịt chặt miệng, nhón chân đi theo kiểu
chiến thuật bởi sơ sẩy một tí là thôi rồi , đã dính “ chưởng”. Chỗ nào cũng có người
chồm hỗm, cái có cửa cái không. Nếu đi chung, có một chỗ tàm tạm thì nhường cho
4
http://www.tienphong.vn/hoahau/Index.aspx?ArticleID=50476&ChannelID=2
5
http://www.tienphong.vn/hoahau/Index.aspx?ArticleID=50476&ChannelID=2
5
người mót hơn ( mà phải là người thân). Chỗ chưa có ai thì bẩn quá. Không thể duyệt
được, đành phải chạy theo kiểu chiến thuật tót ra ngoài chờ người kia ra. Rồi không
dám đi đâu xa bởi hở ra là có người mới chiếm chỗ như chơi…Người ở ngoài thì chờ
trong tâm trạng vậy, người ở trong thì cũng…trần gian lắm nỗi éo le. Ngồi thì ph ải
rung mông…bởi các loại côn trùng ở đây thuộc loại nhìn thấy là phải rú lên rồi….

Từ những câu chuyện nhỏ ấy, ta phần nào hình dung được cuộc sống khổ cực,
thiếu thốn của người dân. Nhưng “ Cái khó ló cái khôn” – Cuộc sống của người Hà
Nội lúc đó thật đúng với câu thành ngữ này. Người ta luôn biết xoay sở và tìm đủ mọi
cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình cốt để làm sao tăng thêm thu nhập,
cải thiện đời sống. Họ không chỉ chăn nuôi lợn, gà, trồng rau mà còn làm thêm nhiều
nghề nữa. Những nghề đó có một số có thể liệt vào loại “xưa nay hiếm”. Số nghề này
nhiều, đến nỗi có thể sắp xếp theo vần ABC. Một số nghề tiêu biểu như: đan, móc.

“ Với mức lương giáo viên ít ỏi, tôi vẫn thường phải bấu víu vào nghề đan móc.
Tôi thường nghĩ ra kiểu nọ kiểu kia, có lần nhìn thấy ảnh cô gái Nhật khoác một cái
túi tròn, tôi liền về móc luôn một chiếc giống như thế để dùng, vậy là có nhiều người
thích và đặt mua…” bà Lê Thị Mai, 61 tuổi, giáo viên, nghỉ hưu, số 20, ngõ 189/2,
Giảng Võ kể lại.

Ảnh: Áo mút bà Hà Thị Kiệm đan từ những mẩu mút thừa

Hay như bà Hà Thị Kiệm, 85 tuổi, kế toán, ngách 93/19, đường Vương Thừa Vũ
thì lại mua những mẩu mút thừa , tháo rời ra từng đoạn nhỏ rồi nối l ại, đan thành áo.

6
Chiếc áo mút đan bằng tay có đầy mối nối nhưng lại là chiếc áo ấm, diện duy nhất
của chồng bà trong hơn 10 năm.

Ngoài ra ta còn phải kể tới một số nghề phổ biến khác như nghề cuộn thuốc lá,
bơm mực bút bi, dán túi nilon…

Ảnh:
Dụng
cụ làm
nghề
cuộn
thuốc

Không
chỉ vậy, người dân thời ấy còn nhiều biện pháp khắc phục về tình trạng thấp kém về
điều kiện sinh hoạt, thiếu thốn về hàng hoá tiêu dùng như: lộn cổ áo sơ mi, píc – kê,
đổi ống quần trước ra sau, lộn xích xe đạp, quấn lốp xe mòn bằng dây cao su, chế tạo
máy phát điện bằng rô – to quay tay, máy tăng điện áp…

Ảnh: Quần áo được vá tíc – kê và lộn cổ

Có thể nói, con người thời bao cấp rất đa năng. Một người thường làm rất nhiều
công việc để có thêm thu nhập, khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Họ vừa

7
làm việc nhà nước, vừa làm thêm bên ngoài. Mà làm thêm bên ngoài lại thường cho thu
nhập cao hơn.

Bà Thanh Mai (Phúc Xá – Ba Đình) kể lại: lương của cả 2 vợ chồng bà đ ược


109đ/tháng nhưng thu nhập từ máy dệt – công việc làm thêm của gia đình bà là
200đ/tháng.6 Đó là với gia đình bà Thanh Mai còn có nhiều gia đình khác thu nhập ngoài
còn chênh lệch rất nhiều so với lương nhà nước trả cho. Bởi vậy dẫn đến tình tr ạng
một số công nhân viên chức bỏ nghề. Thời ấy, hàng loạt thầy cô bỏ nghề. Họ chấp
nhận xếp giáo án lên đường đi buôn hay đi làm bất kì công việc nào có lợi nhuận hơn
để có tiền chi trả cho các nhu cầu của cuộc sống.

Hồi đấy, theo như một số người kể lại thì lương dạy một tháng của giáo viên
không bằng một ngày đi buôn. Hơn nữa hồi đó người dân ít nhu cầu học tập nên nghề
giáo không thịnh. Bởi vậy mà có câu: “ chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Và còn
khá nhiều các cán bộ công nhân viên chức ở các ngành nghề khác bỏ nghề, tìm con
đường khác để sinh sống.

Theo lời kể của ông Đỗ Minh Cao ( khu tập thể


Viện khoa học xã hội) thì: “nhiều kỹ sư, bác sĩ, cán bộ
giảng dạy tại Đại học cố gắng học cấp tốc tiếng Pháp,
tiếng Bồ Đào Nha để kiếm 1 suất đi chuyên gia tại
Angierie, Ghinê, Ăngola…Không ít người có trình độ Đại
học từ bỏ công việc của mình đi quản lý lao động hay
xuất khẩu lao động ở Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô…Họ
chấp nhận hi sinh chỉ với hi vọng kiến được ít tiền gửi
về cho gia đình”.7

Ảnh: Ông Đỗ Minh Cao

Kiếm tiền đã khó nhưng để sử dụng đồng tiền kiếm được một cách hiệu quả thì
lại là một vấn đề nan giải. Thời ấy, cuộc sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào
sự phân phối hàng hoá của nhà nước. Chế độ này có từ thời kháng chiến chống Pháp
đối với một số nhu cầu như gạo, vải.

Từ năm 1960 ở miền Bắc, và từ năm 1975 trên cả nước, chế độ này tiếp tục
được áp dụng rộng rãi, với mấy đặc điểm chính sau đây: Đối tượng được hưởng là
6
Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế giới, Trang 92
7
Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế giới, Trang 99
8
những người thuộc diện ăn lương nhà nước và những người ăn theo (con cái, cha mẹ)
Diện mặt hàng là những nhu yếu phẩm: gạo, thịt, đường, vải, chất đốt. Chế độ bán là
có định lượng khác nhau, tuỳ từng đối tượng. Giá bán là giá cố định của nhà nước (có
một số trường hợp thì áp dụng chế độ cho không như quần áo khi đi nước ngoài,
thuốc men khi ốm đau, sách giáo khoa cho học sinh phổ thông). 8

Ảnh: Cửa hàng bán phụ tùng xe đạp

Ngoài những mặt hàng thiết yếu hàng ngày kể trên, tuỳ theo những điều kiện cụ
thể, chế độ này còn được áp dụng đối với một số mặt hàng thông dụng khác như nhà
ở, xe đạp và phụ tùng xe đạp, radio, quạt, một số đồ dùng gia đình, sữa đối với những
bà mẹ thiếu sữa… Đối với những cán bộ công nhân viên chức bình thường, họ không
có cửa hàng phục vụ riêng như đối với các cán bộ cấp cao. Những người này thường
mua hàng tại các cửa hàng trong thành phố. Hộ khẩu ở đâu thì mua hàng ở cửa hàng
thuộc nơi đó quản lý chứ không có chuyện thích mua ở đâu cũng được như bây giờ.

8
Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế giới, Trang 41
9
Ảnh: Áo len trẻ em được bán trong các cửa hàng thời bao cấp

Tem phiếu là bộ phận quan trọng nhất của chế độ phân phối nhà nước. Nó giữ
vai trò trung gian. Nó không phải là tiền nhưng lại là tiền. Nó không phải là hàng hoá
nhưng nó là một loại vé để lĩnh hàng hoá. Chẳng thế mà thời bao cấp còn có tên gọi
khác là “ thời tem phiếu”.

Ảnh: Tem phiếu mua thịt

Tem phiếu được áp dụng với những nhu yếu phẩm có tính chất thường xuyên và
một số nhu yếu phẩm có tính chất nhất thời. Mỗi loại nhu yếu phẩm có một loại tem
phiếu riêng: tem phiếu gạo ( sau ổn định thành sổ gạo), phiếu thịt ( đôi khi dùng đ ể
mua dầu ăn, cá, đậu phụ nếu không có thịt để bán), vải mặc, chất đốt ( dầu hoả, than,
củi…tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể).9 Ngoài ra còn có sổ mua hàng gia đình để mua hàng
Tết ( mứt, rượu, đậu xanh, gạo nếp, thuốc lá, chè), sổ mua phụ tùng xe đạp, sổ đăng
kí radio để mua pin chạy radio, phiếu mua hàng cho đám cưới, đám tang…

9
Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế giới, Trang 47
10
Ảnh: một số tem phiếu được sử dụng mua hàng trong thời kỳ bao cấp

Sự phân phối hàng hoá cùng với tem phiếu đã gây cho người dân không ít khó
khăn trong cuộc sống. Thời nay, nếu như có tiền ta có thể mua một món đồ mà ta ưng
ý trong vòng 10 phút nhưng thời bao cấp, việc mua hàng không đơn giản như vậy chút
nào.Ngay một việc nhỏ - mua hàng thôi người dân đã phải tốn bao thời gian,công sức.

Ảnh: Phiếu mua chất đốt

Hầu hết những ai từng sống trong thời bao cấp thì đều biết đến cảnh xếp hàng.
Người ta phải dậy từ rất sớm, nhiều người phải ngủ qua đêm ngay trước cửa hàng để
giữ chỗ. Mỗi người mang theo một hòn gạch, cái nón hay cái rổ, cái rá để nhận chỗ,
thế nhưng cũng cứ phải đứng đấy, chứ đi khỏi là người khác chiếm chỗ mất. Mà
thường người đi mua phải là nam giới thì mới đủ sức lực để mà xếp hàng để mà chen
lấn, xô đẩy. Một người mà đã từng sống và trải qua cảnh xếp hàng kinh hãi trong thời
bao cấp bồi hồi nhớ lại: “ tôi còn nhớ như in hình ảnh người xếp hàng chen nhau
trước cửa hàng thực phẩm. Đứa bé còi dí còi dị như tôi phải lấy hết sức bình sinh mà
giữ chặt chân xuống đất để không bị xô đẩy cướp mất chỗ”.

11
Ánh: Cảnh xếp hàng thời bao cấp

Thế nhưng, dậy sớm xếp hàng, giữ được chỗ cũng chưa chắc đã mua được hàng.
Ông Xuân, nhà số 2, ngõ 1, Kim Mã kể lại: “ sáng dậy thật sớm, vợ tôi đi làm ca sáng
dặn tôi ở nhà bế con đi gửi và cầm tem phiếu xếp hàng. Gửi đ ược con xong ra đ ến
nơi, xếp hàng đến 30 người, mình đứng cuối cùng. Đến 15 người thì hết hàng thế là
mọi người lại lục tục ra về. Buổi trưa thì lại xếp hàng mua cá và còn phải nhờ người
xếp hàng ở chỗ khác mua hộ ít rau. Tất cả đều phải xếp hàng, từ mua đậu, rau, mỡ,
mắm…Cực lắm”.10 Bởi hồi đó hàng hoá khan hiếm, cung luôn nhỏ hơn cầu. Điều này
bắt nguồn từ nền kinh tế trì trệ, rồi nạn cửa quyền, gian lận, móc ngoặc giữa một số
nhân viên mậu dịch với “con phe”.

Do đó, càng ngày định lượng cung cấp cho các cán bộ công nhân viên và nhân dân
đều giảm đi, chất lượng các nhu yếu phẩm cũng ngày một kém. Điều đó đ ược thể
hiện khá sinh động qua bài vè của những người cán bộ thương nghiệp: “ Nhất gạo nhì
rau – Tam dầu tứ muối – Thịt thì đuôi đuối – Cá biển mất mùa – Đậu phụ chua chua –
Nước chấm nhạt thếch – Mì chính có đếch – Vải sợi chưa về - Săm l ốp thiếu ghê –
Cái gì cũng thiếu”.11 Người chịu khổ trực tiếp từ việc này lúc nào cũng là người dân.
Đã mất công xếp hàng, giữ chỗ lại lo chưa chắc đã mua hàng được. Người không mua
được lo, những người mua được hàng thì cũng lo.

Theo lời kể của ông Lê Đức Thịnh, giáo sư tiến sĩ Dân tộc học, Viện Nghiên cứu
văn hoá thì: “mua được gạo, về nhà vội mở ra xem, thấy gạo không có mùi mốc là tôi
10
http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/vanhoathethao/2007/7/5942.html
11
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/NgamNghi-
VietNam/Con_nguoi_va_tu_tuong_thoi_bao_cap/
12
lâng lâng sung sướng cả ngày”. Như vậy có nghĩa là, lo mua hàng, người ta còn có thêm
nỗi lo về chất lượng hàng. Bởi thế mới có chuyện một chị xếp hàng mãi mới mua
được sắn để về độn với cơm thì suýt chết vì sắn mình mua. Bởi bữa ăn độn sắn bị
nhiễm độc do bầm vập vì vận chuyển, giẫm đạp, chen lấn trong các kho bãi…Và còn
không ít những câu chuyện khác nữa xảy ra xung quang việc xếp hàng và mua hàng
này. Có thể nói đây là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của thời bao cấp.

Ảnh: Hòn đá dùng để xếp hàng giữ chỗ mua lương thực

Không chỉ khổ về cái ăn, cái mặc, về nhà cửa…các cán bộ công nhân viên chức
tại Hà Nội nói chung và toàn thể nhân dân Việt Nam nói riêng còn khổ vì phải s ống
trong cơ chế quản lý “ nghẹt thở”, máy móc của nhà nước. Chúng ta thật khó có thể
hình dung: “ để mua được chiếc xe đạp thống nhất, tôi phải có thành tích xuất sắc
trong lao động sản xuất. sau khi mua xe, tôi phải mang xe, hoá đơn, hộ khẩu, chứng
minh thư đến công an khu phố để đăng ký. Sau 1 – 2 ngày họ cấp giấy chứng nhận sở
hữu và biển số xe. Lúc đó tôi hay phải làm thêm giờ nên cơ quan còn yêu cầu phải
đăng ký số khung xe trên giấy chứng nhận làm ngoài giờ để họ dễ quản lý” (ông Lê
Gia Thuỵ, 65 tuổi, trung tá công an, phố Lương Khánh Thiện)12

12
Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế Giới, Trang 61
13
Ảnh: xe đạp – tài sản vô giá của người dân thời bao cấp

“Xe đạp của tôi đăng ký ở Hải Phòng, khi chuyển công tác về Hà Nội tôi phải
làm thủ tục chuyển vùng cho cái xe để công an cấp giấy chứng nhận quy ền sở hữu
mới. Nếu không chuyển vùng thì không được cấp sổ mua phụ tùng để thay thế mỗi
khi xe hỏng” ( Bà Lê Thị Thắng, 64 tuổi kể lại). 13 Đấy là còn chưa kể đến từ lúc bắt
đầu mua xe đến khi được sử dụng hợp pháp cái xe, chủ sở hữu phải đi đến nhiều
phòng ban xin giấy xác nhận, làm thủ tục đăng ký rất rườm rà, lâu la rồi mới được sử
dụng. Mà mỗi lần đến một phòng ban nào đó để xin được tờ giấy xác nhận đâu phải
là chuyện đơn giản, người ta còn hẹn ngày, hẹn giờ gặp. Có khi đến theo lịch hen cũng
không gặp được bởi người chịu trách nhiệm đi vắng….Sự nghẹt thở của cơ chế quản
lý của nhà nước còn được thể hiện qua rất nhiều câu chuyện khác nữa được kể lại về
thời bao cấp. Nhà nước không cho người dân làm thế này, không cho người dân làm
thế khác.

13
Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp, NXB Thế Giới, Trang 61
14
Ảnh: Giấy chứng nhận ở
hữu xe đạp

Tiểu biểu như câu chuyện của các nhà thơ, nhà văn. Họ nhận thấy những sai lầm
của đất nước. Họ viết những tác phẩm nhằm mục đích nói lên sự thật. Nhà nước ta
không những không để ý, xem xét mà còn có những biện pháp ngăn chặn, cấm đoán,
quản lý, kiểm soát gắt gao. Câu chuyện của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là một điển
hình. Ngay sau khi ông in bài thơ dài: “ Tản mạn thời tôi sống” ở báo văn nghệ thì đã bị
“ rầy rà” to. Đang theo học Đại học Nguyễn Du, khoa I, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã
bị lãnh đạo buộc thôi học…14 Bởi vậy, dù nói thế nào đi nữa người chịu khổ vẫn là
những người thấp cổ bé họng mà thôi.

Đến ngày Tết, cuộc sống của những cán bộ công


nhân viên chức Hà thành lúc đó như được khuấy động.
Nhà nào cũng lo chuẩn bị cho Tết, tạo nên một không khí
chung rất nhộn nhịp. Hồi đó mỗi gia đình cán bộ công
nhân viên chức đều có một tiêu chuẩn Tết. Và điều lo
lắng nhất của mỗi gia đình là làm sao mua được hết các tiêu chuẩn gạo, thịt và “tiêu

14
http://www.webtretho.com/forum/archive/index.php/t-27904.html
15
chuẩn Tết”. Bởi ai cũng muốn được mua trước, mua đồ ngon, mua được đúng tiêu
chuẩn. Do đó, người ta xếp hàng nườm nượp ở các cửa hàng bách hoá, chen l ấn xô
đẩy để mua hàng.

Tiêu chuẩn Tết lúc đó cũng chẳng có gì nhiều:


hộp mứt thập cẩm đồng loạt cho cả nước, đựng
trong cái hộp bìa mỏng manh, xấu xí, vài lạng đậu
xanh để gói bánh trưng, còn có một bao thuốc và một
gói chè. Chè là thứ chè bồm, pha ra nước đỏ quạch.
Có lẽ kém xa thứ chè rải áo quan bây giờ. Hình như
mỗi người còn được thêm lạng thịt và cuối cùng là
một bánh pháo tép.

Mọi người sẽ mua hàng tại bách hoá tổng hợp


hoặc các cửa hàng nằm rải rác trong thành phố. Các
bách hoá tổng hợp thường tổ chức 5 , 6 quầy. Mỗi
quầy có từ 4 đến 5 điểm bán hàng. Hàng Tết được
mua theo bìa gia đình gọi là “ bìa mua hàng hộ gia đình nội thành”, chia thành các loại
A, B, C…tuỳ theo số lượng nhân khẩu. Các mặt hàng được bán tại cửa hàng khoảng
nửa tháng trước Tết.

Theo lời bác Vũ Trọng Dũng ( phố Hàng Buồm – Hà Nội) kể lại thì người l ớn
được khoảng 15,5kg/tháng, nhưng đó là suất cho những ai làm văn phòng, nhiều hơn là
17,5kg/tháng cho những người lao động nhẹ và 21,5kg dành cho những người lao động
nặng. Đến Tết mỗi người được thêm 1kg gạo nếp, mấy lạng đỗ xanh và lá dong…

Với mỗi người dân Việt Nam thì bánh trưng là thứ không thể thiếu trong ngày
Tết. Đó là một món ăn ngon được chờ đón và là chủ lực trong mấy ngày Tết. Khách
đến chơi cũng mang bánh trưng ra mời. Nhà nào gói được bánh trưng ngon, nhiều đậu
thịt thì rất tự hào và là chủ đề bàn tán cho bạn bè, khách khứa cho nhi ều ngày sau đó.
Hồi đó không ai làm bánh trưng để bán và một gia đình cũng không thể làm một nồi
bánh trưng. Vì vậy thường là mấy gia đình chung nhau luộc một nồi. Bánh nhà nào nhà
nấy gói, đánh dấu riêng, chiều 29 mang đến một nhà có sân, có một cái nồi to, bắc bếp
củi lên nấu và thay nhau canh suốt đêm, đến sáng hôm sau thì chín. Vì thế mà bận rộn
mấy thì ngày giáp Tết là chuẩn bị gói bánh trưng.15
15
http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic.php?t=6455
16
Ngoài tiêu chuẩn Tết chính thức của nhà nước cho, các cơ quan cũng cố gắng lo
thêm cái gì đó cho cán bộ, nhân viên. Phòng hành chính hoặc phòng đ ời sống ( có c ơ
quan có hẳn thứ phòng này chuyên lo tìm kiếm mua bán các loại hàng hoá quang năm)
tỏa đi khắp nơi, liên hệ với mọi mối quan hệ để mua lợn bò, gạo nếp, thuốc lá. Sau
đó, gần nghỉ Tết thì cơ quan chia cho các cán bộ nhân viên những món đ ồ mua đ ược.
Thường chia bằng cách bốc thăm. Không khí rất nhộn nhịp, vui vẻ vào những ngày
này. Đến lúc chia tay, xe đạp người nào cũng đeo lỉnh khỉnh túi, thịt túi gạo mang về.

Ảnh: Người dân nhận tiêu chuẩn Tết mang về nhà.

Hồi đó, cả Hà Nội chỉ có một chợ hoa hàng Lược. Nhà nào cũng cố mua lấy 2
cành đào: cành to cắm ở chỗ tiếp khách, cành nhỏ cắm trên bàn thờ. Chiều 30, đàn ông
con trai lo dọn dẹp lau nhà cửa, phụ nữ lo làm cỗ cúng. Hai mâm cỗ cúng tối 30 và
sáng mùng 1 không bao giờ bỏ được. Tiêu chuẩn vải cả năm của mỗi người là 5m nên
người dân đều để dành đến Tết mới dám diện. Đôi dép nhựa tiền phong nếu đ ược
mua trong năm cũng phải để dàng đến Tết, nếu không thì trước Tết phải kiểm tra lại,
gia cố những chỗ sắp bị đứt. Đáng kể đến nhất là tối 30, cả Hà Nội đổ về quanh Hồ
Hoàn Kiếm. Pháo nổ râm ran suốt từ 7, 8 h tối. Ba ngày Tết đi thăm nhau là chính, thế
mà đến ngày đầu tiên đi làm cũng giành chúc Tết và kéo nhau cả phòng đi đ ến nhà
từng người một. Mà toàn đi bằng xe đạp. Có bao thuốc lá Tam Đảo được phân phối
trước Tết cũng để giành nguyên trên bàn thờ để sau tiếp khách cơ quan. Tình cảm

17
đồng nghiệp trong sáng vô tư, giúp được gì nhau là giúp. Phải nói là cái thời gian kh ổ
ấy lại có rất nhiều cảm giác sung suớng.

1.2 Bộ phận cán bộ công nhân viên chức sống nhờ lương và nhờ lợi ích khác.
Những lợi ích khác được đề cập đến ở đây chính là những khoản thu nhập ngoài
lương do đặc trưng của công việc mang lại. Những lợi ích khác này là nguyên nhân
gây nên sự khác biệt trong cuộc sống giữa những cán bộ công nhân viên chức ở Hà Nội
thời đó

• Đời sống các cán bộ cấp cao.

Ảnh: Nhà ở của những gia đình khá giả

Thời bao cấp là thời mà nhà nước quản lý nhân dân chủ yếu bằng chính trị nên các cán
bộ cấp cao rất có uy quyền. Cái tính đẳng cấp mà cha ông ta đã làm cách mạng đ ể cố
gắng xoá bỏ ấy vẫn tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thức như quyền cấp phát nhà ở,
tem phiếu thực phẩm…Do đó đời sống của các cán bộ cấp cao sung túc hơn những cán
bộ bình thường rất nhiều. Lương của các cán bộ cấp cao có khi gấp 3,4 lần lương của
những nhân viên bình thường. Dưới đây là bảng định lương thực phẩm cho cán bộ
công nhân viên chức nhà nước mua theo tiêu chuẩn tem phiếu.

Bảng lương đã thể hiện khá rõ nét sự chênh lệch về lương giữa cán bộ cấp cao với
các thành phần khác.

STT Đối tượng Lương Tem Thịt Cá Nướ Đườn Bột

(đồng) Phiếu (kg) (kg) c g ngọt


chấ (kg) (gram)

18
m

1 Bộ trưởng, chuyên 192 A 4,2 4 2 2 70


viên 9 và tương
đương

2 Thứ trưởng, tổng cục 165 – B 3 3 1,5 2 50


trưởng, chuyên viên 7, 180
8 và tương đương

3 Vụ, cục, viện trưởng, 140 – C1 2 1,5 1 1,5 30


chuyên viên 5, 6 và 160
tương đương

4 Vụ, cục, viện phó, 115 – C 1,5 1,5 1 1 20


chuyên viên 2 , 4 và 138
tương đương

5 Trưởng phòng, cán sự 90 – D 0,8 1 0,5 0,7 20


6, chuyên viên 1 và 110
tương đương

6 Cán sự 3 , 5 và tương 60 – 87 Đ 0,6 0,5 0,5 0,5 20


đương

7 Nhân viên, cán sự 1, 2 50 – 59 E 0,4 0,5 0,5 0,35 20

8 Công nhân viên lao I 0,4 0,5 0,5 0,35 20

9 động trực tiếp tuỳ II 0,6 0,5 0,5 0,5 20


thuộc đặc thù công
10 III 1,9 0,5 0,5 0,7 20
việc, mức độ độc
11 IV 1,2 1 0,5 1 20
hại, nặng nhọc…theo
12 phân loại của bộ lao V 2,5 1 1 1 20
động

Ngoài những lợi ích giống như cán bộ thường, các cán bộ cấp cao còn có nhiều
lợi ích, nhiều ưu đãi như việc phân nhà cửa phân phối tem phiếu, mua đồ… Nhà nào
địa điểm đẹp, rộng rãi, thoải mái thì phân cho cán bộ cấp cao. Nhà nào cũng có màn
tuyn, tivi, quạt…Họ còn có những cửa hàng phục vụ riêng ở phố Tôn Đản. Thế nên

19
mới có câu nói quen thuộc trong nhân dân: “ Tôn Đản là của vua quan – Nhà thờ là của
trung gian nịnh thần – Thương nhân thì chợ Đồng Xuân – Vỉa hè là của nhân dân anh
hùng”.

Không chỉ vậy, ngày Tết, ngày lễ, cứ là cán bộ cấp cao sẽ có tiêu chuẩn nhiều
hơn, mua được nhiều thứ ngon lại được nhận nhiều quà biếu. Ai muốn thăng chức
hay để dễ làm ăn hầu như đều phải đến các cán bộ cấp cao, các lãnh đ ạo. Vừa đ ược
nhà nước ưu đãi, vừa có nhiều quà biếu nên cuộc sống của các cán bộ kiểu này r ất
sung túc. Họ không làm nhiều nhưng luôn no đủ. Sự no đủ phần nhiều do quà bi ếu
mang lại. Bởi thế có câu thơ như: “ Mỗi người làm việc bằng hai – Để cho chủ nhiệm
mua đài, mua xé – Mỗi người làm việc bằng 3 – Để cho chủ nhiệm xây nhà, xây sân” .

• Đời sống của những người trong ngành thương nghiệp

Ngành thương nghiệp lúc đó rất có uy, riêng ông phụ trách thương nghiệp thì
được mọi giới nể trọng. Bà con có khi chả biết chủ tịch, bí thư là ai nhưng lại biết rất
rõ về thân thế của “nguyên thủ thương nghiệp”. Vì nắm tay hòm chìa khoá, quy ền
phân quyền phát nên ông phụ trách thương nghiệp được coi là một nhân vật đ ặc biệt.
Nói theo kiểu địa lý thì ông phụ trách thương nghiệp chính là cái rốn của địa phương.

20
Ảnh: Cô mậu dịch đang bán hàng cho khách

Nhân vật quan trọng tiếp theo phải kể đến là các mậu dịch viên, công nhân trong
các công ty sản xuất nhu yếu phẩm. Lương của một mậu dịch viên trong những năm
80 cũng chỉ dao động trong khoảng vài chục đồng, cửa hàng trưởng cũng chỉ hơn vài
đồng. Nhưng được cái có thực quyền. Bà Bùi Thị Nguyệt, từng làm mậu dịch viên ở
cửa hàng lương thực suốt những năm của thời bao cấp kể lại: “ Lương thì cũng chẳng
nhiều nhặn gì lắm nhưng được cái thời ấy ai cũng nể trọng mậu dịch viên. Có lẽ cũng
chỉ có thời ấy mà các cô bán hàng mới được người ta biếu xén, nhờ vả. Người nhà thì
luôn được những thứ ngon và tốt nhất”.

Thời ấy, sự “ móc ngoặc” hay nói nhẹ hơn là có sự ưu ái nhau giữa các cô mậu
dịch viên. Khi có người quen hay người nhà có mậu dịch viên nào đó đ ến mua hàng ở
quầy bên cạnh, muốn nhanh, muốn tốt, muốn được đồ ngon thì có khi chỉ cần cái nháy
mắt…người nhà cô mậu dịch viên đó dễ dàng nhận được miếng thịt ngon nhất hay cân
lòng lợn mới nhất….Làm mậu dịch viên thì chồng con được ăn cơm gạo ch ứ không
phải độn sắn, độn khoai. Mua bao thuốc lá mà muốn hút nửa tút Điện Biên, nửa tút
Tam Đảo để thay đổi khẩu vị cũng được. Muốn có mét vải sa tanh mềm mại đ ể may
chiếc quần mặc tết cũng đơn giản chứ không phải mặc loại vải diềm bâu vừa cứng,
vừa xấu mà mậu dịch viên bán theo tem phiếu cho những người đang x ếp hàng ch ờ
ngoài cửa. Muốn có cân gạo tấm thì phải là người nhà hay chí ít là người quen một cô
mậu dịch viên nào đó thì mới mua được.

21
Ảnh: Cảnh mua hàng tại cửa hàng bách hoá

Bà Trần Thị Lan hiện đang ở khu TT Hồng Hà, làm nhân viên mậu dịch ngay từ
khi cơ chế tem phiếu bắt đầu kể: có đủ thứ ưu tiên khi làm mậu dịch viên. Mậu d ịch
viên mà đi mua hàng ở các quầy hàng khác quầy mình đứng thì chỉ cần đưa phiếu, nháy
mắt một cái là được mua ngay. Lại đều là những thực phẩm tươi nhất, ngon nhất và
những hàng hoá tốt nhất. Thi thoảng có những đợt bán ồ ạt không cần tem phiếu như
diêm và xà phòng phế phẩm…thì bao giờ các cô mậu dịch cũng nhắn người nhà ra
mua.16

Hơn cả thế, cô mậu dịch còn có thể vui tay viết “ tem phiếu” để cho người nhà
hay để ban ơn cho ai đấy. Những dòng chữ nguệch ngoạc có thể được viết trên bất kì
loại giấy nào, có khi chỉ là một mẩu giấy nham nhở bé bằng nửa lòng bàn tay nhưng trị
giá của nó lại được đảm bảo bằng những cân thịt, cỗ lòng hay bất cứ thứ hàng hoá nào
đó – mà không phải cứ tiền là mua được. Được khá nhiều ưu đãi nhưng nhiều cô mậu
dịch viên vẫn “ tăng gia sản xuất” bằng cách móc nối với bọn cò tem phiếu ở chợ đen.
Tem phiếu được tuồn ra ngoài bán với giá cắt cổ. Hồi đó, tiền không phải là mua được
mọi thứ như bây giờ. Có những thứ chỉ được mua bằng tem phiếu. Do đó, nhiều người
phải cắn răng lấy tiền mua tem phiếu bằng mấy lần giá trị thực của nó.

Nhìn chung cuộc sống của những người trong ngành thương nghiệp là tương đối
ổn định, nhàn hạ lại có nhiều lợi ích. Bởi vậy hồi đấy, lấy được cô mậu dịch viên, dù
là bán cá khô hay mắm tôm ở cửa hàng thực phẩm về làm vợ là mơ ước của không ít
người

• Đời sống một số bộ phận cán bộ khác

Thời bao cấp, có người nhà làm thợ điện cũng được coi là niềm tự hào. Bởi vậy
thời ấy mới phổ biến câu nói: “ nhất thợ hàn nhì thợ điện”. Vì thời ấy muốn có đường
điện tốt thì phải nhờ vả, cục cậy các bác thợ điện. Lỡ mà cháy đường dây, lại cũng
phải đồng quà, tấm bánh đến nhờ vả. Các ông thợ điện vì thế mà rất đ ược trọng
vọng, ngay cả cô mậu dịch viên cũng phải nhún nhịn đôi ba câu. Hễ có ông thợ điện
cầm tem phiếu đi mua thực phẩm là y như rằng không phải xếp hàng chờ đ ợi và bao
giờ cũng được ưu tiên mua miếng ngon nhất…

16
http://www.thanhnien.com.vn/Doisong/2006/7/17/155943.tno
22
2. Đời sống tinh thần.
Đời sống tinh thần của người dân Hà thành hồi đó khá phong phú. Chính sự vì có
đời sống tinh thần phong phú mà người dân đã khắc phục được phần nào khó khăn về
vật chất để vươn lên sống tốt, sống đẹp.

Ai cũng biết thời bao cấp là một thời khó khăn về cơ chế quản lý, nghèo nàn về
kinh tế. Sau thống nhất đất nước và trong suốt thời kì bao cấp, người dân có những
mong muốn và ước mơ thật đơn giản, được ăn một bát cơm ngon, gạo không bị mốc,
được đi một cái xe đạp Trung Quốc, được tắm xà phòng thơm…những mơ ước đã
phản ánh phần nào cuộc sống thực tại của họ. Họ nghèo nhưng họ có tấm lòng.

Dường như cái đói cái nghèo xích họ lại gần nhau hơn, che chở cho nhau, giúp
nhau vượt qua khó khăn. Thời ấy, người ta chen lấn, xô đẩy nhau đ ể giành chỗ, đ ể
xếp hàng mua đồ nhưng nếu thấy ai con bế, con bồng thẽo thuột thể nào cũng đ ược
nhường xếp hàng lên trên để vừa được mua sớm, vừa mua được hàng ngon. Hay trong
một khu tập thể, các gia đình luôn thân thiết với nhau, họ chia nhau từng con cua, con
cá, cọng rau kiếm được, trồng được, cùng nhau tụ tập tại một gia đình đ ể xem phim,
xem đá bóng. Ai về quê ra có ít quà đều chia cho các nhà xung quanh. Ai có việc vui,
việc buồn đều được hàng xóm láng giềng đến chia xẻ, động viên, giúp đỡ. Trong khu
tập thể không có các tệ nạn xã hội. Có khi cho đến bây giờ, nhiều gia đình vẫn gắn bó
với nhau từ thời bao cấp, vẫn đi lại, động viên, thăm hỏi, giúp đ ỡ nhau dù không còn
chung sống trong một khu tập thể nữa.

Ảnh: Một đám cưới thời bao cấp

23
Thời đó, người dân cũng có cuộc sống văn nghệ khá phong phú mặc dù cơ chế
quản lý hồi đó rất nghiêm ngặt, mang tính trói buộc. Thời gian đầu sau ngày đất nước
thống nhất, nhiều tác giả đã sớm nhận ra sự bức bối và các vấn đề của hiện thực đời
sống lúc đó. Các cây bút nhiệt huyết với hi vọng mang lại cho văn nghệ một diện mạo
mới, đã không chỉ khai thác các vấn đề gai góc mà còn tìm cách tự đổi mới bút pháp và
phong cách nghệ thuật để đem tới cho nhân dân những tác phẩm hay nhất. Những thử
nghiệm ban đầu của nhiều văn nghệ sĩ đã gặp không ít khó khăn bởi cung cách quản lý
mang tính “ trói buộc”, “ khuôn phép” của cơ chế.

Tuy vậy, nhiều tác phẩm hay vẫn ra đời như mặc sự khó khăn, trói buộc c ủa c ơ
chế quản lý như “ Người đàn bà quỳ” của Trần Khắc, “ Lời khai của bị can” của Trần
Huy Quang, “ Cái đêm ấy là đêm gì” của Phùng Gia Lộc, tác phẩm điện ảnh “ cô gái
trên sông” của đạo diễn Đặng Nhật Minh, “ Hà Nội trong mắt ai” của đ ạo diễn Tr ần
Văn Thuỷ. Với cơ chế quản lý khắc nghiệt và ấu trĩ, đông đảo quần chúng không
được tiếp xúc trực tiếp với những tác phẩm này. Họ tìm nhiều cách để phá vỡ rào cản
như chiếu phim với danh nghĩa” chiếu nội bộ” , “ phim nghiên cứu”. Để có phim chiếu
cho cán bộ xem, nhiều cơ quan phải vận động mượn hay thuê phim của nhiều Đại sứ
quán nước ngoài tại Hà Nội, FAFIM và Hãng phim Việt Nam.

Ảnh: Tờ rơi quảng cáo bộ phim


“Khoảnh khắc im lặng của chiến tranh”

24
Người dân hồi đó có nhiều cách để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của
mình. Không mượn hay thuê phim xem đươc, họ đi xin những mẩu phim thừa của đoàn
làm phim hay hiệu ảnh để tự chụp cho nhau bằng chiếc máy Pentak cũ rích. Họ tự làm
đồ chơi cho trẻ con bằng giấy, bằng gỗ, bằng những đồ tận dụng. Họ nâng niu những
chiếc máy quay đĩa hay đài bán dẫn…17

Ảnh: Máy quay phim thời bao cấp

Họ còn sáng tác, truyền tụng nhau những câu lẩy Kiều, tập Kiều, những bài thơ
mà nói theo ngôn ngữ bây giờ là thơ con cóc vui vui để quên đi nỗi nhọc nhằn. Hồi đó,
ai mà không quen thuộc với câu “ Bắt phanh trần phải phanh trần, cho may ô mới được
phần may ô” hay “ Khi xích líp, khi bếp dầu, khi xà phòng bánh…Bỗng đâu đ ưa về
Giấc hoè chợt tỉnh cơn mê. Nhẹ tay trộn phiếu tiện bề rút thăm…” (câu này có nghĩa
là: đang ngủ trưa chợt nghe có hàng mới về thì các phòng ban bỗng tỉnh như sáo, l ập
tức công đoàn cho lập danh sách và cắt giấy làm thăm). Giới văn học bảo rằng “
Kiều” của Nguyễn Du bất diệt theo thời gian, nhưng nhiều người cho rằng các câu
nhại “ Kiều” của công chức thời bao cấp cũng sống dai không kém.

III. Những kết quả nghiên cứu,ý kiến đánh giá, bình luận
Có thể nói thời kỳ này người dân Hà Nội cùng người dân cả nước đều phải sống
trong tình trạng thiếu thốn vật chất và tinh thần Dù là công nhân hay viên chức thì đều
khó sống. Tuy viên chức lương thấp nhưng ổn định (những người làm trong cơ quan,

17
http://www.vietducinfo.com/vietducinfo/show_article.php?id=11729
25
văn phòng) không lo thiếu việc làm. Còn công nhân tuy tiêu chuẩn có cao hơn một chút,
lương bổng cao hơn một chút (công việc nguy hiểm, càng độc hại thì tiêu chuẩn càng
cao) nhưng thường xuyên thiếu việc làm. Vì thế người dân thường phải làm thêm đ ể
kiếm sống. Chỉ có những cán bộ cấp cao hay những người làm công việc “ ngon” thì
có nét khác biệt với những người dân. Cuộc sống tương đối dư giả, ổn định, lại còn
có thể hô phong hoán vũ, có quyền, có uy...

Có người nói thời bao cấp là một thời gian khó nhưng công bằng. Có người nói
thời bao cấp là thời kỳ đất nước sai lầm trầm trọng trong cơ chế quản lý dẫn đ ến
cuộc sống người dân lầm than... Nói về thời bao cấp, người ta cũng có rất nhi ều ý
kiến khác nhau.Tuỳ theo độ tuổi và chức vụ nghề nghiệp mà họ có cái nhìn như thế
nào về thời bao cấp.

“ Thời bao cấp thì sướng hơn đủ thứ, được nhà nước bao cấp hết, lương trả đầy
đủ cho nhân viên. Đẻ nhiều cũng không lo, có nhà nước nuôi mà. Làm gì thì đ ược bao
cấp. Đi bệnh viện nằm ốm nhà nước trả tiền. Bây giờ sướng hơn về vật chất nhưng
lúc nào cũng phải lo lắng chạy vạy”. Đó là ý kiến của bà Huệ - 65 tuổi. Có thể nói đây
cũng là ý kiến chung của những người đã từng sống trong thời bao cấp và có cùng đ ộ
tuổi với bà. Những người này hầu hết đều cảm thấy yêu thích thời bao cấp. Bởi lẽ,
khi xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì con người càng hướng cái nhìn c ủa mình
về những giá trị truyền thống, về quá khứ đặc biệt là đối với những người lớn tuổi.
Hơn nữa, những người ở độ tuổi này là những người đã từng sống và chiến đấu rất
gian khổ trong những năm trước bao cấp. Hồi đó đất nước có chiến tranh, người dân
phải chịu hậu quả từ cuộc chiến, gạo không có mà ăn, thậm chí ngô, khoai sắn độn
cơm cũng không có, không có nhà đàng hoàng để ở, lại hay bị bọn Tây dòm ngó, bắt
bớ, đánh đập vô lý… Những người làm cách mạng thì càng vất vả. Vừa sống khó khăn
lại gặp nhiều nguy hiểm. Thời đó từ công nhân viên chức đến dân thường đều rất
khổ. Bởi thế, khi mà chiến tranh kết thúc, niềm vui, niềm hân hoan chiến thắng đã tạo
động lực mạnh cho mỗi người dân. Sống trong thời bao cấp, họ không thấy khổ bởi
trước đó họ còn khổ hơn thế gấp bội. Ta thấy cảnh xếp hàng, chen lấn xô đẩy là khổ
nhưng sao khổ bằng những đêm đông rét, cán bộ ta phải lội qua sông trước sự săn
lùng, canh gác nghiêm ngặt của địch. Ta thấy ở trong một căn nhà khoang 9m2 mà 4
thế hệ chung sống là khổ nhưng sao khổ bằng những đêm ngủ rừng, sương đêm lạnh
và có cả thú dữ…Sống trong chiến tranh, họ khổ quen rồi nên cái khổ của thời bao cấp

26
chẳng thấm vào đâu. Hơn nữa, sau chiến tranh, họ được sống trong hoà bình, được sự
bao cấp của nhà nước. Ốm thì được đi bệnh viện, được khám và phát thuốc miễn phí.
Bệnh viện cũng làm việc đúng trật tự hơn chứ không như bây giờ, cứ có tiền là được
khám trước. Rùi nằm viện là chết tiền viện phí thuốc thang. Thêm vào đó, họ cảm
thấy thời bao cấp là thời mà con người sống với nhau bằng tình thương, tình đồng đội,
đồng chí, ít bon chen, ganh đua. Thời đó trong suy nghĩ của họ cũng công bằng hơn, ai
cũng như ai, từ ông quan to đến dân thường đều phải đi xếp hàng…

Đối với những người trẻ tuổi hơn - những người ở độ tuổi từ 40 – 50 thì có thái
độ chung chung hơn. Họ vừa khen lại vừa chê thời bao cấp. Bởi lẽ họ sống trong thời
kì đất nước có chiến tranh không nhiều nên họ không hiểu hết cái nỗi khổ của cuộc
sống chiến tranh, cũng không hiểu rõ lắm về tình người, về tình đồng đội, đồng chí
của người dân trong chiến tranh. Cái mà họ nhìn thấy nhiều, hiểu nhiều là cơ chế
quản lý ngặt nghèo, là cuộc sống khó khăn, là những bữa cơm độn toàn sắn với ngô, là
những khi xếp hàng chen lấn xô đẩy để mua được hàng. Những tình người, tình đồng
đội, những khó khăn, thiếu thốn còn hơn thế gấp bội mà ông cha họ đã từng trải qua
họ đều chỉ được nghe kể lại hoặc có trải qua thì cũng không sâu sắc Do đó, nó không
tác động mạnh vào tiềm thức họ bằng những gì họ trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận
thấy. Điều này đã dẫn đến thái độ chung chung, nửa khen, nửa chê thời bao cấp.

Còn những người ở độ tuổi từ 40 trở xuống thì hoàn toàn không thích thời bao
cấp, thậm chí còn ghét cái thời này. Bởi lẽ họ không sống một ngày nào trong chiến
tranh. Từ nhỏ đến lớn họ chỉ được thấy cuộc sống cực khổ cùng cơ chế quản lý đến
“nghẹt thở” của nhà nước. Khi đất nước đổi mới, cuộc sống của họ có nhi ều cải
thiện, sung túc, tự do thoải mái hơn. Do đó, thời bao cấp như là một nỗi kinh hoàng
với tất cả những người này. Họ không muốn quay trở lại thời này, căm ghét, không
chịu đựng nổi. Một bạn trẻ đã nói: “Thời bao cấp là thời nhà nước bao hết cho mọi
người, từ ăn, ở , đi, lại, nhưng mà nước lại không cấp. Những thứ mà nhà nước bao:
ăn thì đói, ở thì khổ, đi lại thì khó khăn. Đúng là một nghịch lý”. Chúng tôi cũng đã từng
phỏng vấn một bác công nhân đã từng sống trong thời bao cấp - bác Thuỷ hi ện đang
làm chủ một của hàng nhỏ tại phố Trung Tự. Bác cho biết: “Cuộc sống ngày nay
sướng hơn nhiều, tiện nghi, đầy đủ. Ngày ấy công nhân phải nghỉ làm luôn do thiếu
việc. Trước nghỉ ăn lương 70% sau không được”. Bác làm cho một công ty dệt may,

27
nội bộ công nhân lúc nào cũng phải tranh việc, xí phần, lúc nào cũng lo lắng. Cho nên
khi được hỏi bác đã không ngần ngại trả lời: “ Bác thích thời nay hơn chứ”

Nói về thời bao cấp, ta thấy những ý kiến phê bình là chủ yếu nhưng xét trên góc
độ đạo đức thì đây là thời kì đáng được mọi người khen ngợi và đánh giá cao. Dù là
chú xe ôm hay một cán bộ, một cụ già hay một người trẻ đ ều nói đó là th ời không có
phân biệt giàu nghèo. Ai cũng như ai, là một ông giáo sư hay là một quan chức nhà
nước cũng phải đi xếp hàng. Ở thành phố nhưng người ta vẫn quan tâm, gần gũi nhau.
Trên lộ trình hội nhập như ngày nay, đặc biệt ở một đô thị như Hà Nội, những giá tr ị
ấy gần như cũng mờ nhạt đi thay vào đó là những lo toan bộn bề, là cách sống để tồn
tại, để giàu có. Người ta mất dần thói quen gần gũi, quan tâm nhau. Bây giờ nhà ai biết
nhà đấy, có khi ở mấy năm mà còn chả biết hàng xóm của mình là ai nữa.

Dù đã trải qua hơn hai thập kỉ nhưng những gì đã là lịch sử sẽ mãi là lịch sử. Bao
cấp như bữa cơm hàng ngày của người Việt Nam trước năm 1975. Nhờ nó mà cả dân
tộc Việt Nam đã trải qua biết bao gian khổ để đồng tâm hiệp lực đánh đuổi quân thù,
xây dựng và phát triển đất nước. Sau khi chiến tranh kết thúc, bộ đội giải ngũ, vấn đề
của mỗi người cũng như đất nước không còn là chiến tranh nữa. Giữ mãi cơ chế như
còn trong chiến tranh và áp dụng vào thời đại bây giờ là không phù hợp. Bao cấp trở
thành vật cản nặng nề làm kìm hãm sự đi lên của xã hội, kìm hãm các cá nhân trong xã
hội, tạo cho họ một sức ì khá lớn. Nhận ra sự sai lầm đó, Đại Hội Đảng lần thứ VI
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định thực hiện con đ ường đ ổi mới toàn
diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội

28
Tư liệu tham khảo
Sách tham khảo
- Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975 – 1986 (NXB Thế giới)
- The power of everyday politics (Tác giả: Benedict J. Tria Kerkvliet)
- Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 – 1975 (Tác giả:
Nguyễn Đình Lê)
- Những giá trị lịch sử văn hoá 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (Tác giả: Nguyễn
Việt Chức)

Website
- http://vi.wikipedia.org
- http://vietnamnet.vn
- http://vnexpress.net
- http://www.vme.org.vn
- http://irv.moi.gov.vn
- http://www.vnpost.dgpt.gov.vn
- http://thoibaoviet.com
- http://chungta.com
- http://www.vietducinfo.com

29
30

You might also like