You are on page 1of 11

TRƯỜNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

--------------------

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


NHÓM 1
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÀI NÓI CHUYỆN CỦA BÁC TẠI HỌC VIỆN
NÔNG LÂM ,LIÊN HỆ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN NÔNG
NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

GVHD: VŨ HẢI HÀ

Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ tên LỚP Mã sinh viên


Nguyễn Đàm Đức Anh K66DKTDH 6667974
Nguyễn Hữu Tuấn Anh K65KTDKA 651143
Bùi Ngọc Ánh K66QTTCB 6666045
Lê Thị Phương Bắc K64TYD 642632
Trần Thị Mai Chi K66TCNHA 6655695
Đỗ Văn Chiến K65KTDKA 654314
Vũ Minh Chiến K65KTDKA 653660
Lê Thị Phương Dung K67ENGC 674579
Hoàng Công Dũng K65KTDKA 655314
Đinh Hoàng Dương K66QTTCB 6665687

1
MỤC LỤC
I. Tư tưởng HCM về phát triển nông nghiệp:..................................................3

II. Về cuộc nói chuyện của Bác tại Đại học Nông Lâm ta có thể phân tích theo
ba mục lớn sau:................................................................................................4

1. Ngữ điệu và lối nói:..................................................................................4

2. Nội dung bài nói chuyện:.........................................................................4

2.1. Về vai trò của nông nghiệp:..............................................................5

2.2. Về mục tiêu phát triển nông nghiệp:.................................................7

2.3. Về tình hình giáo dục:.......................................................................9

3. Ảnh hưởng của bài nói chuyện của Bác Hồ:............................................10

III. Liên hệ thực tiễn vai trò của sinh viên Nông nghiệp trong xây dựng đất
nước.................................................................................................................10

2
I. Tư tưởng HCM về phát triển nông nghiệp

-Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người am hiểu rất sâu sắc về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí
Minh đã dành nhiều công sức nghiên cứu lý luận và thực tiễn nông nghiệp, nông
dân và nông thôn nhiều quốc gia, đặc biệt là một số quốc gia châu Á, nhằm tham
chiếu, giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam. Đương nhiên, Người
đặc biệt am hiểu nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Người đã phê
phán mạnh mẽ chế độ thống trị của thực dân, đế quốc và tay sai cùng những
chính sách phản động của chúng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Việt Nam. Người thấy rõ những đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn và nông
dân Việt Nam, cả những điểm mạnh và điểm yếu, ưu điểm và hạn chế, để khi
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Người đã lãnh đạo Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta hoạch định và thực hiện nhiều đường lối, chính sách phát triển đối
với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cho đến tận cuối đời, trong Di chúc
thiêng liêng, Người vẫn dành sự quan tâm đối với người nông dân, lĩnh vực
nông nghiệp và địa bàn nông thôn: Người “có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp
1 năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng,
thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất

-Với sự am hiểu và mối quan tâm đặc biệt như thế, trong sự nghiệp của Người,
Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều tư tưởng quan trọng và có giá trị về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn. Mặc dù những tư tưởng đó ra đời trong bối cảnh cụ thể,
gắn với những điều kiện cụ thể, và bối cảnh, tình hình Việt Nam hiện nay đã có
rất nhiều khác biệt so với Việt Nam lúc sinh thời của Hồ Chí Minh, nhưng nhiều
tư tưởng của Người về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn có giá trị và sức
sống vượt thời gian, có sức gợi mở, định hướng nhận diện, giải quyết nhiều vấn
đề có liên quan của Việt Nam hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi
tập trung nghiên cứu một số nội dung có giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, từ đó đúc rút một số gợi mở cho Việt Nam
hiện nay.
3
-Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về vai trò, mục tiêu, biện pháp nhằm tạo nên sự biến đổi về
chất của nông nghiệp Việt Nam theo hướng văn minh, hiện đại.

II. Về cuộc nói chuyện của Bác tại Đại học Nông Lâm ta có thể phân tích
theo ba mục lớn sau:

1. Ngữ điệu và lối nói:

-Bác Hồ đã sử dụng ngôn từ rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu để truyền tải thông
điệp của mình đến với khán giả.

-Ngữ điệu của Bác Hồ được phân tích là rất êm tai, lưu loát, đầy cảm xúc và
uyển chuyển, tạo nên sự gần gũi, thân thiện với khán giả.

-Bác Hồ sử dụng nhiều câu khẩu hiệu, câu danh ngôn, tạo động lực cho người
nghe.

2. Nội dung bài nói chuyện:

- Bác khen ngợi sự tiến bộ về học tập, nghiên cứu, lao động, về tư tưởng của
Nhà trường. Bác nhắc, làm thí nghiệm phải bền chí, khiêm tốn, thua keo này ta
bày keo khác. Qua nhiều thất bại mới đến thành công, như cuộc kháng chiến của
chúng ta vậy. Bác căn dặn sinh viên phải yêu ngành nghề, phải đoàn kết. Lời nói
giản dị, thân tình, ấm áp của Bác đã truyền ngọn lửa đam mê học tập, nghiên
cứu khoa học và khát khao cống hiến của Thày và Trò Học viện.

- Bác khẳng định: "Bây giờ chỉ có hai con đường, phải chọn lấy một. Nước ta là
nước thuộc địa nửa phong kiến, nếu tiến sang con đường Tư bản chủ nghĩa, kết
quả lại bị áp bức bóc lột, cho nên ta chỉ có một con đường Xã hội chủ nghĩa chứ
không có con đường nào khác. Phải nhận rằng con đường XHCN không phải là
dễ, có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng rất vẻ vang".  Bác dạy phải học chuyên
môn nhưng cũng phải học chính trị. Bác nói: "Tiến lên CNXH là con người tiến
lên, cho nên chúng ta phải công tác, phải lao động chứ không phải CNXH trên
trời rơi xuống. Một người XHCN phải có tư tưởng đạo đức XHCN có đầu óc

4
XHCN mới có con người XHCN, có con người XHCN nước mình mới tiến lên
CNXH được". Bác động viên mọi người cố gắng để góp phần xây dựng miền
Bắc, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà và góp phần bảo vệ hoà binh thế
giới.

- Và tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của
Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng nông nghiệp là ngành cơ bản, nền tảng của nền
kinh tế đất nước.

2.1. Về vai trò của nông nghiệp.

- Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp đối với kinh tế
Việt Nam, xã hội Việt Nam. Người nêu quan điểm: “Việt Nam là một nước sống
về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây
dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp
một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước
ta thịnh”. Đây là quan điểm toàn diện, tổng quát của Hồ Chí Minh về vai trò của
nông dân và nông nghiệp Việt Nam, theo đó, Việt Nam là một nước nông
nghiệp; “canh nông” là gốc của nền kinh tế; trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước, người nông dân và lĩnh vực nông nghiệp một điểm tựa quan
trọng của nhà nước và của xã hội; đời sống của người nông dân và trình độ phát
triển của lĩnh vực nông nghiệp là một thước đo, một cội nguồn của sự giàu
mạnh, phát triển của dân tộc, của quốc gia.

- Không chỉ đưa ra quan điểm về vai trò của nông nghiệp, nông dân đối với tổng
thể quốc gia, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những vai trò rất cụ thể của nông nghiệp.
Những vai trò này thể hiện trong các quan hệ cụ thể.

- Trước hết, nông nghiệp đảm bảo các điều kiện cơ bản nhất cho sự sinh tồn của
con người, đó là ăn, mặc và ở cho người dân. Người nói rõ: “Muốn kháng chiến
thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân, muốn dựa
vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nông dân có lực lượng
dồi dào thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, có áo mặc, có nhà ở”.
5
- Hồ Chí Minh còn khẳng định vai trò của nông nghiệp đối với các ngành kinh tế
khác trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Quan điểm này được Hồ Chí Minh nhiều
lần khẳng định. Chẳng hạn, nông nghiệp “cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi
phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm thổ
sản…”; “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc
phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp
thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên
liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm ra”,
v.v.. Tất nhiên, Hồ Chí Minh không nhấn mạnh một chiều vai trò quan trọng của
nông nghiệp. Nhưng rõ ràng, với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế
Việt Nam, thì quan điểm của Hồ Chí Minh coi nông nghiệp là “gốc” của các
lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân là hoàn toàn xác đáng và có cơ sở
khách quan.

- Một vai trò rất quan trọng khác của nông nghiệp trong bối cảnh nông thôn là
địa bàn chủ yếu và nông dân chiếm tới 90% dân số, cũng được Hồ Chí Minh
nhiều lần nhấn mạnh, đó là nhờ có phát triển nông nghiệp, quyền kinh tế của
nông dân được bảo đảm, và nhờ đó quyền chính trị của nông dân ở nông thôn
cũng được nâng cao và bảo đảm. Tổng kết kinh nghiệm cách mạng quốc tế, Hồ
Chí Minh chỉ rõ: Ở nông thôn, đối với người nông dân, nếu “quyền kinh tế đã
được nâng cao thì quyền chính trị cũng được nâng cao và được đảm bảo”. Nhìn
lại tình hình nông thôn Việt Nam, Hồ Chí Minh thấy rõ thực trạng: “… vì sao
việc sản xuất của ta không tiến kịp thắng lợi quân sự? Vì đại đa số nhân dân ta là
nông dân, mà nông dân thì một phần đông chưa thật thà nắm quyền chính trị,
chưa thật thà được giải phóng về kinh tế”. Rõ ràng, phát triển nông nghiệp là cơ
sở trực tiếp của quyền kinh tế, và sâu xa hơn, là cơ sở của quyền chính trị của
nông dân, thậm chí là của cả chế độ chính trị. Người khẳng định: với phát triển
nông nghiệp, “nông dân lao động đã thành cột trụ của chính quyền ở nông thôn,
do đó mà nhân dân dân chủ chuyên chính và công nông liên minh trở nên vững
chắc”. Đây thực chất là quan điểm về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị của

6
chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc và vận dụng rất
sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

- Cuối cùng, với những lợi thế mà điều kiện tự nhiên mang lại, nông nghiệp Việt
Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển, và sự phát triển của nông nghiệp sẽ cung
cấp các nguồn lực quan trọng để “mở rộng quan hệ buôn bán với các nước
ngoài”. Nói cách khác, đối với một nước nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao như
Việt Nam, thì nông nghiệp không chỉ là điều kiện quan trọng để giải quyết các
vấn đề đối nội của Việt Nam, mà còn là điều kiện để giải quyết nhiều vấn đề đối
ngoại, vấn đề quan hệ quốc tế.

2.2. Về mục tiêu phát triển nông nghiệp.

- Bác Hồ cũng tâm huyết nói về việc xây dựng nền nông nghiệp tiên tiến, bằng
cách áp dụng các kỹ thuật hiện đại, chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho ngành nông nghiệp.

- Ngoài ra, Bác Hồ cũng nhắc đến tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường,
tránh các hậu quả tiêu cực của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu gây hại
cho sức khỏe con người và môi trường sống.

- Nếu mục đích của phát triển nông nghiệp theo tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện
rõ trong luận điểm của Người: “Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, thì mục
tiêu phát triển nông nghiệp của Người thể hiện trên hai phương diện bên trong
và bên ngoài của lĩnh vực nông nghiệp.

- Bên trong lĩnh vực nông nghiệp, Hồ Chí Minh chủ trương phát triển một nền
nông nghiệp toàn diện. Tính toàn diện của nền nông nghiệp phát triển được Hồ
Chí Minh nhấn mạnh nhiều lần. Khi về thăm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ
An, Người nhắc nhở: “Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn diện. Mình
không những cốt gạo, ngô, khoai, sắn, bông, mà còn cốt các thứ khác nữa. Cho
nên phải toàn diện. Tăng diện tích mà không tăng sản lượng là vô ích, mất công.
Nhưng tăng sản lượng cũng phải toàn diện. Lúa là chính, nhưng ngô, khoai, sắn,
cũng phải có, cũng phải chú trọng. Nếu chỉ chú trọng lúa mà không chăm nom
7
ngô, khoai, sắn, cũng không được. Hoặc chỉ chăm về cây lương thực mà không
chăm về cây công nghiệp cũng là khuyết điểm”. Tại hội nghị tổng kết cuộc vận
động hợp tác hóa nông nghiệp ở các tỉnh miền núi, Người nhấn mạnh: “Sản xuất
phải toàn diện, sản xuất thóc là chính đồng thời phải rất coi trọng hoa màu, cây
ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ. Phải coi trọng tăng vụ,
vỡ hoang và tăng năng suất”, v.v..

- Có thể thấy, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng tính toàn diện trong cơ cấu nông
nghiệp. Người đề cập đến phát triển toàn diện các loại hình cây trồng. Trong cây
trồng, Hồ Chí Minh nói đến lúa và các loại hoa màu. Người chỉ rõ, “coi trọng
cây lúa là tốt”, nhưng còn phải “hết sức phát triển hoa màu. Chỉ có thóc, không
có hoa màu là không được. Hoa màu không những là cây lương thực quý của
người, mà còn dùng để chăn nuôi”. Không chỉ chú trọng trồng cây lương thực,
Hồ Chí Minh còn thường xuyên nhắc nhở phải trồng cây công nghiệp: “cây
công nghiệp không đạt được kế hoạch thì ảnh hưởng đến phát triển nông
nghiệp”. Trong các loại cây công nghiệp, ngoài bông, Người còn nói đến những
loại cây trồng vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa có lợi thế xuất khẩu. Nói
chuyện với cán bộ công nhân nông trường Đông Hiếu (Nghệ An), Người nhắc
nhở: “Trong trồng trọt phải chú ý toàn diện. Trồng cà phê, trồng lúa nhưng đồng
thời phải chú ý trồng lạc, trồng vừng vì lạc, vừng là thứ hàng xuất khẩu rất tốt để
đổi lấy máy móc”.

- Cùng với cây trồng, Hồ Chí Minh rất chú trọng phát triển chăn nuôi. Người lưu
ý: “phải chú ý phát triển chăn nuôi càng nhiều càng tốt”. Chăn nuôi không chỉ
chú ý đến số lượng, mà còn phải chú ý đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau:
“Phải phát triển mạnh chăn nuôi để bảo đảm có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm
phân bón”.

- Ngoài trồng trọt và chăn nuôi, Hồ Chí Minh còn rất chú ý đến lâm nghiệp.
Người chỉ rõ: “phải chú ý bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. Tục ngữ nói:
“Rừng vàng, biển bạc”. Chúng ta chớ lãng phí vàng, mà phải bảo vệ vàng của
chúng ta”. Theo Hồ Chí Minh, “cây và rừng là nguồn lợi lớn”. Người đã sớm
8
cảnh báo một “tệ hại” mà chúng ta đã không thực sự chú ý, để đến nay, hậu quả
đã trở nên hết sức nghiêm trọng, đó là “phá rừng”: “Gây rừng và bảo vệ rừng là
rất cần thiết. Hiện nay tỉnh ta còn có cái tệ phá rừng, thế thì khác nào đem vàng
đổ xuống biển? Đồng bào và chính quyền phải nghiêm khắc ngăn ngừa tệ hại
ấy”, và “khai thác bừa bãi”: “phải có kế hoạch chu đáo, phải chấm dứt tình trạng
khai thác bừa bãi như hiện nay”. Rõ ràng, tính toàn diện trong lâm nghiệp không
phải chỉ ở trồng nhiều, trồng đa dạng, mà còn là sự toàn diện giữa trồng và bảo
vệ, khai thác.

- Nói đến phát triển nông nghiệp toàn diện, Hồ Chí Minh còn nói đến ngư
nghiệp. Khi ra thăm và nói chuyện với nhân dân huyện đảo Cô Tô, Người nhắc:
“Cần đẩy mạnh nghề đánh cá, nghề làm muối, nuôi dưỡng và bảo vệ các thứ hải
sâm, trân châu, v.v..”. Người lưu ý nông dân các tỉnh đồng bằng: “Cần đẩy
mạnh thả cá để cung cấp thêm thực phẩm bổ sung cho thịt, cải thiện đời sống
nhân dân. Nuôi cá cũng dễ. Có nước và có công người thì cá phát triển”.

- Tính toàn diện trong phát triển nông nghiệp còn thể hiện rõ ở việc phải
“khoanh vùng nông nghiệp”. Theo Hồ Chí Minh, phải “khoanh vùng nông
nghiệp”, tức là “nơi nào sản xuất lúa nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản
xuất lúa là chính, nơi nào sản xuất chè nhiều và tốt thì nơi đó sẽ thành vùng sản
xuất chè là chính, v.v..” Điều quan trọng thể hiện tư duy quản trị nông nghiệp rất
hiện đại của Hồ Chí Minh là, “khoanh vùng” phải dựa trên nguyên tắc “sử dụng
một cách hợp lý và có lợi nhất của cải giàu có của đất nước ta và sức lao động
dồi dào của nhân dân ta. Làm như vậy thì sau này dùng máy móc cũng dễ và
tiện”. Đây chính là vấn đề quy hoạch phát triển nông nghiệp sao cho “hợp lý và
có lợi”, phù hợp với các nguồn lực của từng địa phương, vùng miền cũng như
khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mà đến nay
vấn là một vấn đề đang đặt ra cấp bách.

2.3. Về tình hình giáo dục.

+ Đánh giá tình hình giáo dục tại Việt Nam

9
- Bài phát biểu của Bác bắt đầu với việc đánh giá tình hình giáo dục tại Việt
Nam tại thời điểm đó. Bác nhận thấy rằng giáo dục đang gặp nhiều khó khăn và
thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Bác lưu ý rằng trong giai
đoạn cách mạng, nhiệm vụ của giáo dục không chỉ là đào tạo người học mà còn
phải đưa giáo dục vào thực tiễn sản xuất và phát triển kinh tế xã hội.

+ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

- Thứ nhất, Bác đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại
Việt Nam. Đầu tiên, Bác nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo cán bộ giáo
dục. Bác cho rằng để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, cần có những cán bộ
giáo dục có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức tốt và có ý thức cách mạng.

- Thứ hai, Bác đề xuất tăng cường đầu tư vào hạ tầng giáo dục, bao gồm việc
xây dựng và cải tạo các trường học, mua sắm thiết bị và tài liệu giảng dạy, cung
cấp các vật dụng cho học sinh và giáo viên.

- Thứ ba, Bác đề xuất cải cách chương trình giảng dạy. Bác nhấn mạnh rằng
chương trình giảng dạy phải đi đôi với thực tiễn và phát triển kinh tế xã hội. Bác
cho rằng nội dung giảng dạy phải được tập trung vào các kỹ năng thực tế và ứng
dụng

3. Ảnh hưởng của bài nói chuyện của Bác Hồ:

- Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Học viện Nông nghiệp đã góp phần tạo động
lực, cảm hứng cho những người làm trong ngành nông nghiệp, giúp họ nhận
thức được tầm quan trọng của công việc của mình.

- Bài nói chuyện của Bác Hồ cũng trở thành tài liệu quý giá, được sử dụng trong
giáo dục, đào tạo, truyền thông để truyền tải những giá trị tinh thần của Bác Hồ
đến với thế hệ sau.

III. Liên hệ thực tiễn vai trò của sinh viên Nông nghiệp trong xây dựng đất
nước.

10
Sinh viên nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đất nước
bằng cách đóng góp vào nền nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp của
đất nước. Sau đây là một số vai trò của sinh viên nông nghiệp trong xây dựng
đất nước:

- Nghiên cứu và phát triển: Sinh viên nông nghiệp có thể tham gia vào các dự
án nghiên cứu khoa học về các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nông nghiệp công
nghệ cao, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời giúp cải tiến các quy
trình, tăng năng suất, giảm chi phí cho ngành nông nghiệp.

- Đào tạo và giáo dục: Sinh viên nông nghiệp có thể trở thành những người
giáo viên, huấn luyện viên, cố vấn cho những người làm trong ngành nông
nghiệp khác. Họ có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp nâng
cao trình độ chuyên môn cho những người khác, đặc biệt là những người mới
gia nhập vào ngành nông nghiệp.

- Quản lý và phát triển nông nghiệp: Sinh viên nông nghiệp có thể trở thành
những người quản lý nông trại hoặc các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông
nghiệp. Họ có thể đưa ra các kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính và quản lý
nhân sự để phát triển nông nghiệp và tạo ra những giá trị kinh tế cho đất nước.

- Tư vấn và hỗ trợ: Sinh viên nông nghiệp có thể trở thành những tư vấn viên
về nông nghiệp cho cộng đồng địa phương, giúp họ giải quyết các vấn đề liên
quan đến canh tác, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Họ có thể hỗ trợ cộng đồng
bằng cách cung cấp thông tin, kỹ thuật, sản phẩm và dịch vụ để giúp cải thiện
chất lượng và năng suất của nông nghiệp.

- Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Sinh viên nông nghiệp có thể đóng
góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

11

You might also like