You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

-------***-------

1
BÀI TẬP LỚN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài: Phân tích tình cảnh của người lao động thế kỷ 19 để giải thích tại sao Mac lại phát hiện ra sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân?Giai cấp công nhân thế ký 21 còn giữ sứ mệnh lịch sử đó không? Tại sao?
?

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà


Mã sinh viên : 11221945
Lớp: Kiểm Toán CLC 64A
HÀ NỘI, NĂM 2023

Mục Lục

A. Lời nói đầu……………………………………………………………….…..3

B.Nội dung…………………………………………………………………..…..4

I, Khái quát chung về tình cảnh công nhân thế kỷ 19…………………...……..4

II. Mác phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân………………….6

III.Giai cấp công nhân thế kỷ 21 còn giữ sứ mệnh lịch sử đó không?................9

C .Tài Liệu Tham Khảo………………………………………………………...14

2
A. Lời nói đầu

Như chúng ta đã biết trong mỗi thời kỳ chuyển biến cách mạng từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác,cao hơn luôn

có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm đóng vai trò động lực chủ yếu là lãnh đạo quá trình chuyển biến đó.Giai cấp này có sứ mệnh lịch sử là

thủ tiêu xã hội cũ,xây dựng xã hội mới,phù hợp với tiến trình khách quan của lịch sử. Việc chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ

nghĩa sang hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa,đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Như vậy sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học.Việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống

hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác Lênin. Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng tới sự chuyển biến của

lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh tế khác,thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế khác mà còn

làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới,nó tác động đến quá trình sản xuất cụ thể,tới bộ mặt phát triển của thế gi. Khai

thác đi sâu vào vấn đề này sẽ giúp em hiểu sâu sắc hơn về sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay, lực lượng đi đầu trong sự

3
nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Do trình độ nhận thức và sự hiểu biết của em chưa thực sự sâu rộng nên bài viết của em sẽ

không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy,cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

4
B.Nội Dung

I, Khái quát chung về tình cảnh công nhân thế kỷ 19.

Khi chưa dùng máy móc, việc kéo sợi, dệt vải, đều làm ở nhà người thợ. Vợ và con gái kéo sợi, người chồng đem sợi ấy dệt thành vải; nếu anh

ta không tự dệt lấy thì đem sợi đi bán. Các gia đình thợ dệt ấy phần đông sống ở nông thôn, gần thành phố và có thể làm đủ ăn vì lúc đó về mặt

nhu cầu vải thì thị trường địa phương còn có ý nghĩa quyết định, thậm chí hầu như là thị trường duy nhất; còn sức mạnh ghê gớm của cạnh

tranh, sau này mới xuất hiện cùng với sự xâm chiếm các thị trường nước ngoài và mở rộng buôn bán, bấy giờ còn chưa ảnh hưởng mấy tới tiền

công. Thêm vào đó sự tăng lên liên tục của nhu cầu trên thị trường trong nước, song song với sự tăng lên từ từ của dân số, đã đảm bảo cho mọi

người công nhân đều có việc làm; ngoài ra không thể có cạnh tranh mạnh mẽ giữa họ với nhau, do điều kiện cư trú phân tán của họ ở nông

thôn. Cho nên những người thợ dệt thường dành dụm được chút ít và thuê được một mảnh đất nho nhỏ để làm trong những lúc rảnh rang - mà

thì giờ muốn rảnh bao nhiêu cũng được, bởi vì anh ta muốn dệt bao nhiêu hay dệt lúc nào là tuỳ ý. Thực ra thì về nghề nông anh ta cũng tồi,

trồng trọt qua loa và cũng chẳng thu lợi được mấy; nhưng ít ra thì anh ta cũng không phải là một người vô sản; như người Anh thường nói, anh

ta đã đóng cọc trên mảnh đất quê hương; anh ta có nơi ở cố định và, trong xã hội, anh ta đứng cao hơn một bậc so với người công nhân Anh

ngày nay.

Như vậy người lao động sống một cuộc sống dễ chịu và ấm cúng, một cuộc đời ngay thẳng, yên bình, với tất cả lòng thành kính và tín nghĩa; so

với những người công nhân sau này thì tình cảnh sinh hoạt vật chất của họ khá hơn nhiều. Họ chả cần gì phải làm quá sức; họ muốn làm bao

nhiêu thì làm mà vẫn kiếm đủ dùng; họ có thì giờ rảnh để lao động bồi bổ sức khỏe ở trong vườn hay ngoài ruộng, bản thân công việc này lại là

một sự nghỉ ngơi đối với họ, ngoài ra họ còn có thể tham gia những cuộc vui chơi giải trí của hàng xóm láng giềng; và tất cả các trò chơi đó:

bowling, bóng chày, v.v. lại có tác dụng rất tốt để bảo vệ sức khoẻ và rèn luyện thân thể cho họ. Họ phần nhiều khoẻ mạnh, rắn chắc, thể chất

của họ không khác mấy, thậm chí chẳng khác gì thể chất của những người nông dân láng giềng. Con cái họ lớn lên trong không khí trong lành

của nông thôn, và nếu chúng có giúp đỡ cha mẹ làm việc thì cũng chỉ thỉnh thoảng thôi, chứ đương nhiên không phải chuyện mỗi ngày làm tám

hay mười hai tiếng đồng hồ

Phát minh đầu tiên làm thay đổi sâu sắc tình cảnh của người lao động Anh là máy Jenny của anh thợ dệt James Hargreaves ở Stanhill, gần

Blackburn, Bắc Lancashire (năm 1764). Nó là tiền thân thô sơ của máy mule sau này; người ta quay máy bằng tay; nhưng các xa quay tay

thường chỉ có một cọc suốt, thì máy này có từ mười sáu đến mười tám cọc suốt do một công nhân điều khiển. Nhờ vậy, có thể sản xuất được rất

nhiều sợi hơn trước; trước kia cứ một người thợ dệt thì phải ba người kéo sợi luôn tay, mà thường không bao giờ có đủ sợi và người thợ dệt

nhiều khi phải chờ đợi, ngày nay thì sợi lại nhiều quá sức làm của số thợ dệt hiện có. Nhu cầu về hàng dệt, vốn đã tăng, lại càng tăng lên nữa

khi giá hàng dệt hạ xuống do kết quả của sự giảm chi phí sản xuất sợi nhờ có máy mới. Người ta cần nhiều thợ dệt hơn, và tiền công thợ dệt

5
tăng lên. Bây giờ vì dệt kiếm được nhiều tiền hơn, anh thợ bỏ lơ mảnh vườn con và dốc sức vào việc dệt vải. Thời đó, một gia đình bốn người

lớn với hai đứa trẻ (làm việc cuộn chỉ), làm một ngày mười tiếng, có thể kiếm được mỗi tuần bốn Bảng, và nhiều khi còn được hơn nữa khi

hàng chạy và việc nhiều; lại thường có khi với khung cửi của mình, một anh thợ dệt kiếm được tới hai Bảng mỗi tuần. Giai cấp thợ dệt kiêm

dân cày dần mất hẳn đi và trở thành giai cấp thợ dệt mới, hoàn toàn sống bằng tiền công, không có chút tài sản nào, ngay cả tài sản giả tạo dưới

hình thức một mảnh đất đi thuê; và như vậy họ đã trở thành những người vô sản (working men). Thêm vào đó, mối quan hệ trước đây giữa

người kéo sợi và người dệt vải cũng bị xoá bỏ. Trước kia, trong chừng mực có thể, việc kéo sợi và dệt vải được tiến hành ngay trong một ngôi

nhà. Bây giờ vì máy Jenny cũng như khung cửi đòi hỏi phải có sức lực mới sử dụng được, nên đàn ông cũng bắt đầu kéo sợi, và cả gia đình

sống nhờ vào công việc ấy; ngược lại một số gia đình khác thì bắt buộc phải vứt bỏ cái guồng xe sợi cũ kỹ và lỗi thời, và nếu không có khả

năng mua một máy Jenny thì họ bắt buộc phải sống nhờ vào thu nhập mà cái khung cửi đem lại. Như vậy, sự phân công lao động, bắt đầu với

việc kéo sợi và việc dệt vải, từ đây đã được phát triển đến vô tận trong công nghiệp.Nhờ có những phát minh về sau mỗi năm một hoàn thiện

ấy, lao động bằng máy móc đã thắng lao động bằng chân tay trong các ngành chủ yếu của công nghiệp Anh; và, toàn bộ lịch sử sau đó của nền

công nghiệp Anh chỉ là thuật lại tình hình người lao động thủ công đã bị máy móc đánh bật khỏi hết vị trí này đến vị trí khác như thế nào. Kết

quả là: một mặt những hàng hóa công xưởng giảm giá nhanh chóng, thương nghiệp và công nghiệp phồn thịnh, hầu hết các thị trường nước

ngoài không có quan thuế bảo hộ bị chiếm đoạt, tư bản và tài sản quốc dân tăng lên nhanh chóng; mặt khác, giai cấp vô sản tăng lên còn nhanh

hơn nhiều về số lượng, giai cấp công nhân mất mọi tài sản, mất mọi niềm tin vào công ăn việc làm, phong tục đồi bại, chính trị rối ren, và tất cả

những sự kiện rất khó chịu đối với các giai cấp có của ở Anh mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở đây. Trên đây ta đã thấy chỉ một cái máy thô sơ như

máy Jenny cũng đã gây bao nhiêu biến đổi trong địa vị xã hội của những giai cấp lớp dưới, cho nên ta sẽ chẳng lấy gì làm ngạc nhiên về tác

dụng gây nên bởi cả một hệ thống máy móc bổ sung cho nhau và cấu tạo tinh vi, tiếp nhận nguyên liệu của ta để trao lại cho ta những tấm vải

dệt hoàn hảo.

II. Mác phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trên cơ sở phân tích một cách khách quan, khoa học những điều kiện kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như những điều kiện

chính trị, xã hội đã tạo nên các quan hệ giai cấp trong xã hội tư bản, Mác và Ăng ghen đã phát hiện vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân là giai cấp tiến hành cách mạng vô sản, đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.Xuất phát

từ những điều kiện kinh tế – xã hội khách quan, Mác và Ăng ghen thấy rõ giai cấp vô sản là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất

dưới chủ nghĩa tư bản, là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, được nền đại công nghiệp tôi luyện, tổ chức thành một giai cấp không chỉ có

ý chí cách mạng triệt để chống lại ách áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa, mà còn là giai cấp cách mạng có khả năng giác ngộ về vai trò và sứ

mệnh lịch sử tự giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản

chủ nghĩa. Bên cạnh đó, giai cấp vô sản còn giác ngộ, đoàn kết giai cấp vô sản các dân tộc bị áp bức trên phạm vi toàn thế giới trong cuộc đấu

tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ không có người bóc lột người. “Vô sản tất cả các nước, đoàn

6
kết lại!” là khẩu hiệu chiến đấu phản ánh đầy đủ nguyên lý về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản mà Mác và Ăng ghen đã phát hiện

ra.Phát kiến vĩ đại của Mác và Ăng ghen về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, qua thử thách của thời gian và kiểm nghiệm của

thực tiễn, cho đến nay, vẫn còn nguyên giá trị. Bảo vệ và phát triển lý luận về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chính là bảo vệ

một trong những nội dung cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác- Lênin.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện trên ba nội dung cơ bản:

- Nội dung kinh tế:

Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, giai cấp công nhân của là đại biểu cho quan hệ sản xuất mới ,sản xuất ra của cải vật

chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội. Bằng cách đó, giai cấp công nhân tạo tiền đề vật chất-kỹ thuật

cho sự ra đời của xã hội mới

Mặt khác ,tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất đòi hỏi một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với chế độ công hữu các tư liệu sản xuất

chủ yếu của xã hội là nền tảng,tiêu biểu cho lợi ích của toàn xã hội.Giai cấp công nhân đại biểu cho toàn lợi ích chung của xã hội. Chỉ có giai

cấp công nhân là giai cấp duy nhất không có lợi ích riêng với nghĩa là tư hữu. Nó phấn đấu cho lợi ích chung của toàn xã hội,nó chỉ tìm thấy lợi

ích chân chính của mình khi thực hiện được lợi ích chung của xã hội.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa ,giai cấp thông qua quá trình công nghiệp hóa và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng

năng suất lao động xã hôi và thực hiện một nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất,thực hiện tiến bộ

và công bằng xã hội.

Trên thực tế, hầu hết các nước chủ nghĩa xã hội lại ra đời từ phương thức phát triển rút ngắn,bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Do đó để thực

hiện sứ mệnh lịch sử của mình về nội dung kinh tế, giai cấp công nhân phải đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất,

thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ra đời.

- Nội dung chính trị -xã hội :

Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động , dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, tiến hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị

của giai cấp thống trị,xóa bỏ chế độ bóc lột ,áp bức ,giành quyền lực về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thiết lập nhà nước kiểu

mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền lực của nhân dân quyền dân chủ và làm chủ

xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân lao động.

Giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình,do mình làm chủ như một công cụ có hiệu lực để cải tạo xã hội cũ và tổ

chức xây dựng xã hội mới, phát triển kinh tế và văn hóa , xây dựng nền chính trị dân chủ -pháp quyền, quản lý kinh tế-xã hội và tổ chức đời

sống xã hội phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động ,thực hiện dân chủ ,công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và mục

tiêu của chủ nghĩa xã hội.

7
- Nội dung văn hóa , tư tưởng:

Thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên lĩnh vực văn

hóa, tư tưởng cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động , công bằng,dân chủ , bình đẳng, tự do.

Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa ,tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ lỗi thời, lạc hậu, xây dựng cái mới tiến bộ trong lĩnh

vực ý thức tư tưởng trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội . Xây dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân,

đó là chủ nghĩa Mác lênin , đấu tranh để khắc phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư còn sót lại của các hệ tư tưởng cũ. Phát triển văn hóa , xây

dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung căn bản mà cách mạng xã hội chủ

nghĩa trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng đặt ra đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại.

Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân (GCCN) là một trong ba phát kiến vĩ đại của C.Mác, là biểu hiện tập trung

cho giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác và cũng là cơ sở lý luận quan trọng nhất cho quá trình phát triển theo định hướng XHCN

trên thế giới và của Việt Nam. Kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời (1848) - tác phẩm đầu tiên trình bày cô đúc lý luận sứ mệnh

lịch sử của GCCN, hoạt động thực tiễn của GCCN, các Đảng Cộng sản và toàn thể nhân loại tiến bộ đã khẳng định những giá trị bền vững,

đồng thời cung cấp thêm những dữ liệu mới để bổ sung và phát triển một số luận điểm của C.Mác về vấn đề này.

III. Giai cấp công nhân thế kỷ 21 còn giữ sứ mệnh lịch sử đó không?

Người ta cố tình lập luận rằng, C. Mác đã gắn cho giai cấp công nhân (GCCN) cái sứ mệnh mà nó không có, bởi vì ông thương đó là giai cấp

nghèo khổ. Rằng ngày nay, công nhân ở các nước tư bản không còn bị bóc lột nữa; GCCN đã được trung lưu hóa, địa vị của họ đã có sự thay

đổi căn bản, nên không còn sứ mệnh lịch sử. Rằng CNTB đã thay đổi bản chất, trở thành CNTB nhân dân; nó không còn dựa trên sự bóc lột lao

động làm thuê (!)... Thực chất những luận điểm đó là sự biện hộ cho địa vị thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản (GCTS), cho sự tồn tại “vĩnh

hằng” của CNTB trên cơ sở phủ nhận vai trò lịch sử khách quan của GCCN và tính tất yếu thắng lợi của CNXH.

Để xem xét vai trò lịch sử của một giai cấp, phải dựa trên cơ sở địa vị kinh tế - xã hội (KT-XH) của giai cấp đó, chứ không phải xuất phát từ ý

muốn chủ quan của một cá nhân hoặc một lực lượng xã hội nào. Đó mới là phương pháp luận khoa học. Trong lịch sử, chế độ tư bản chủ nghĩa

đã từng chiến thắng chế độ phong kiến, bởi vì GCTS đại diện cho lực lượng sản xuất (LLSX) tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất

(PTSX) mới dựa trên nền đại công nghiệp, tiến bộ hơn hẳn PTSX lạc hậu của chế độ phong kiến. Đối với GCCN, trên cơ sở luận giải địa vị

KT-XH của giai cấp này trong xã hội tư bản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã đưa ra kết luận khoa học: “Sự sụp đổ của GCTS và sự thắng lợi của

1
giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau” .

Trong xã hội tư bản, các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; trái lại, GCCN là sản phẩm của nền

đại công nghiệp, là LLSX tiên tiến, đại diện cho PTSX tiên tiến - PTSX cộng sản chủ nghĩa. Đây là điều quyết định GCCN là giai cấp duy nhất

8
có sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH, CNCS. Lấy sự nghèo khổ làm cơ sở để luận giải sứ mệnh lịch sử của GCCN là một lập luận phản

khoa học, là mưu đồ hòng xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Hiện nay, một bộ phận khá đông GCCN đã trở nên trung lưu hoá, nhưng đó là sự phản ánh mức sống trong điều kiện mới (do tiến bộ chung của

sự phát triển xã hội); đồng thời, là kết quả đấu tranh liên tục, bền bỉ của chính GCCN chống GCTS suốt nhiều thế kỷ qua. Sự phát triển của

LLSX và phân công lao động xã hội, cũng như sự biến đổi cơ cấu xã hội của GCCN đã làm cho diện mạo của GCCN hiện đại trong xã hội tư

bản không giống như những mô tả của C. Mác trong thế kỷ XIX. Thế nhưng, với những biến đổi đó mà đi đến kết luận GCCN không còn bản

chất cách mạng nữa là sai lầm cả về chính trị và khoa học. Công nhân hiện nay dù có cổ phiếu, cũng chẳng làm thay đổi được địa vị làm thuê và

bị bóc lột trong xã hội tư bản. Họ không trở thành “nhà tư bản” theo cách tuyên truyền của các lý luận gia tư sản, mà chỉ là “nhà tư bản” đối với

chính mình. Chế độ cổ phiếu thật sự là phương pháp hữu hiệu cột chặt người lao động và bắt họ lệ thuộc hơn nữa vào giới chủ. Hy vọng thay

đổi địa vị người lao động trở thành người chủ thật sự ở các nước tư bản chủ nghĩa chỉ là ảo tưởng, là hành động tự lừa dối. Việc mua bán cổ

phiếu ở các nước tư bản đã tạo nên cái gọi là hiệu ứng của cải, làm cho “tư bản giả” ngày càng tăng lên so với thực tế. Điều đó càng nói lên tính

chất ăn bám của CNTB độc quyền, chứ chẳng phải CNTB đã là CNTB nhân dân như người ta cố tình tô vẽ.

Trong khoảng gần bốn trăm năm, kể từ cuộc Cách mạng tư sản Anh (năm 1640) đến nay, CNTB đã tạo ra LLSX hùng hậu hơn các thế kỷ trước

cộng lại (điều mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã từng nhận định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) và càng được tăng lên nhanh chóng trong

điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Song xét đến cùng và thực chất, đó là sản phẩm sáng tạo của nhân loại, của toàn thể nhân

dân lao động, chứ không phải của riêng GCTS. Sự phát triển đó đã tạo cơ sở vật chất giúp cho CNTB có thể tận dụng những thành tựu khoa học

- công nghệ mới để kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, trong lòng thế giới tư bản hiện đại, mâu thuẫn vốn có giữa LLSX hiện đại và quan hệ sản xuất

dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX không những vẫn còn tồn tại, mà có mặt còn sâu sắc hơn và lan ra phạm vi rộng

hơn. Cho dù CNTB hiện đại có những biến đổi và phát triển như thế nào, thì bản chất bóc lột của nó vẫn không hề thay đổi, vẫn đúng với sự

phát hiện của C. Mác trước đây. Không những thế, sự bóc lột và bản chất phản động của CNTB còn mở rộng đến các nước đang phát triển bằng

các hình thức nô dịch kinh tế và chủ nghĩa cường quyền mới về chính trị, kinh tế và quân sự. Mâu thuẫn xã hội cơ bản giữa tư bản và lao động;

giữa những người nghèo và những người giàu không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà đã phát triển ở tầm quốc tế; đó là mâu thuẫn giữa các

nước nghèo và các nước giàu, giữa các nhóm nước kinh tế phát triển với nhóm nước kinh tế đang phát triển, giữa Nam với Bắc, Đông với

Tây…

Trong lòng xã hội tư bản, đời sống của người lao động tuy có được cải thiện, nhưng số người bị hất ra hè phố, số người nghèo khổ vẫn ngày

càng tăng. Sự phát triển của các tập đoàn tư bản, các công ty tư bản xuyên quốc gia cùng sự bòn rút tài nguyên và bóc lột nhân dân nhiều nước

thuộc thế giới thứ ba; các cuộc chiến tranh đẫm máu chống các quốc gia có chủ quyền do chủ nghĩa đế quốc phát động... là nguyên nhân chủ

yếu khiến cho hơn 500 triệu người bị đe dọa chết đói, 1,6 tỷ người sống trong cảnh khốn cùng, 600 triệu người thất nghiệp, hơn 800 triệu người

mù chữ... Tất cả điều đó đã nói lên tính chất bóc lột, phản động của CNTB. Đại hội XI của Đảng ta đã chỉ rõ: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng

9
phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB,... chẳng những không

giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra

Phải chăng, việc lợi dụng những thành tựu khoa học - công nghệ để điều chỉnh và thích nghi chính là CNTB đang làm cái việc rèn dũa vũ khí sẽ

giết mình thêm sắc nhọn hơn - điều mà C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã từng nói cách đây hơn 160 năm trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.

Và trong điều kiện đó, GCCN càng nhận thức rõ hơn sứ mệnh lịch sử của mình là loại bỏ CNTB ra khỏi đời sống xã hội, xây dựng CNCS văn

minh, xác định rõ hơn con đường, biện pháp để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Cuộc đấu tranh của GCCN dù còn nhiều bước thăng trầm,

nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại trong lòng CNTB và cuộc

đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của CNTB.

Cùng với sự phát triển của dân tộc, GCCN Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và vai trò trong xã hội.

Thông qua chính đảng tiền phong của mình, GCCN Việt Nam là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới

đất nước theo định hướng XHCN đến thắng lợi. Vai trò lãnh đạo, bản chất cách mạng, tính tiền phong của GCCN Việt Nam không hề thay đổi.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở Việt Nam trong tình hình mới, cấp thiết phải xây dựng

GCCN cả về số lượng và chất lượng; nhất là việc “... nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác

phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò của GCCN là giai cấp

lãnh đạo cách mạng, thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.

10
C .Tài Liệu Tham Khảo

1. Bộ GDĐT (6/2021) Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

2. PGS, TS. NGUYỄN MẠNH HƯỞNG,Viện KHXHNVQS - Bộ Quốc Phòng (21/05/2012). Tạp chí Quốc phòng toàn dân.

http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/phai-chang-ngay-nay-giai-cap-cong-nhan-khong-con-su-menh-lich-su/

1205.html

3. Wikipedia

http://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1845/tinh_canh_giai_cap_cong_nhan_anh/phan_3.htm

11

You might also like