You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN




BÀI TẬP LỚN


MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề 1: Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình
cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen. Nêu suy nghĩ của anh chị về học
thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và ý nghĩa của nó ngày
nay.

Họ và tên: Nguyễn Trần Trung Hiếu


Mã sinh viên: 11212250
Lớp: CNXHKH_37

Hà Nôi – T2/2023
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc cách mạng công nghiệp của Anh vào thế kỷ 19, giai cấp công nhân đã
chịu nhiều khó khăn và đấu tranh để đạt được những điều kiện sống và làm việc tốt
hơn. Cuốn sách "Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh" của Ph.Ăngghen, được xuất
bản lần đầu tiên vào năm 1845, là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của
thời đại đó, phân tích chi tiết về tình hình sống và làm việc của công nhân Anh.

Trong tác phẩm này, Engels đã mô tả một hình ảnh tàn khốc về cuộc sống của
người công nhân Anh, đặc biệt là tình trạng ở những nhà máy lớn tại Manchester và
Liverpool. Các công nhân làm việc từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày, không có ngày nghỉ,
tiền lương thấp và điều kiện làm việc nguy hiểm. Họ sống trong những khu nhà trọ
tệ hại, với điều kiện vệ sinh kém và nhiều bệnh tật.

Ngoài ra, Engels cũng phân tích sự tương quan giữa sự bóc lột của giai cấp tư sản
và tình trạng khốn cùng của giai cấp công nhân. Ông đã đưa ra khái niệm về giai
cấp công nhân như một lực lượng vô sản tiên tiến, có sức mạnh để đẩy bỏ chế độ tư
sản và đưa đất nước tới một xã hội công bằng hơn.

Tuy nhiên, khi nhìn vào học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của
Karl Marx, ta có thể thấy rằng điều này còn đặt ra nhiều câu hỏi đối với ngày nay.
Vì mặc dù cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại nhiều thay đổi tích cực, nhưng
vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề xã hội và kinh tế cần giải quyết.

Vì vậy, tôi sẽ phân tích tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 thông qua quan
điểm của Friedrich Engels trong cuốn sách "Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh",
và đồng thời đánh giá học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của
C.Mác và ý nghĩa của nó đối với ngày nay. Chúng ta sẽ đặt câu hỏi liệu những khái
niệm và lý thuyết của Mác vẫn đúng và có áp dụng trong thế giới hiện đại đầy biến
động và phức tạp hay không.
1. Giới thiệu về cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh” của
Ph.Ăngghen và phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19
1.1 Giới thiệu tổng quan về cuốn sách “Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh”
Cuốn sách "Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh" (The Condition of the Working
Class in England) được viết bởi Ph.Ăngghen và xuất bản lần đầu tiên vào năm
1845. Tác phẩm này được coi là một trong những tài liệu đầu tiên về việc phân tích
và mô tả tình hình sống và làm việc của người công nhân tại Anh trong thế kỷ 19.

Ngoài việc mô tả chi tiết về tình cảnh khốn khó của người công nhân, Ăngghen còn
phân tích sâu sắc về nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội, bao gồm sự bóc lột
của giai cấp tư sản và tình trạng khốn cùng của giai cấp công nhân.

1.1.1 Ý nghĩa của tác phẩm


Cuốn sách "Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh" đã góp phần đáng kể vào việc
nâng cao nhận thức về vấn đề xã hội và giúp thúc đẩy sự phát triển của các phong
trào lao động và cách mạng xã hội. Nó đã trở thành một tài liệu quan trọng của
phong trào lao động và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay như một tài liệu tham
khảo quan trọng về lịch sử xã hội của Anh trong thế kỷ 19.

1.2. Phân tích về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách “Tình
cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen
1.2.1 Tình cảnh của người công nhân trong lao động
Sau khi có những phát minh về việc sử dụng các công cụ chạy bằng hơi nước, các
khu công nghiệp đã dần phụ thuộc vào máy móc để thay thế cho sức lao động của
con người. Điều này dẫn đến việc người lao động bị thiếu việc làm và giai cấp tư
sản càng tăng cường bốc lột lao động một cách nặng nề hơn. Bộ luật lao động thời
điểm đó vẫn chưa ra đời mà chỉ có những luật lệ nội bộ trong các công xưởng với
những điều luật vô cùng ngặt nghèo và vô lý để che đậy cho sự bóc lột tàn ác của
giai cấp tư sản đối với những người công nhân.
Tiêu biểu nhất chính là quy định thời gian làm việc một ngày của công nhân thế kỷ
19 có thể lên đến 14-18 giờ trong khi những đồng lương mà họ nhận được là vô
cùng ít ỏi. Không những thế mà điều kiện làm việc của những người lao động lại
vô cùng độc hại và nguy hiểm, an toàn lao động tại thời điểm đó đối với họ là vô
cùng viển vông. Điều kiện làm việc không được đảm bảo và thời gian làm việc hà
khắc mà chỉ được nhận về một số tiền nhỏ là không đủ để người công nhân nuôi
sống bản thân và gia đình.

Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột người trưởng thành mà còn bóc lột sức lao động
của trẻ em, đặc biệt là trong nền công nghiệp dệt kim. Trẻ em thường được phân
công các công việc đơn giản như đánh ống chỉ và khâu viền, tuy nhiên công việc
này lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các em. Đa số trẻ em bị ốm đau
thường xuyên và có vóc dáng yếu ớt. Từ khi mới 6-8 tuổi, chúng đã phải làm việc
liên tục từ 10-12 giờ mỗi ngày trong những phòng nhỏ hẹp và ngột ngạt. Rất nhiều
trẻ bị công việc làm cho yếu ớt đến mức không thể thực hiện được những công việc
bình thường.

Công việc của lace-runner (rút chỉ từ các tấm đăng-ten), là một trong những công
việc gây hại nhất đối với sức khỏe của trẻ. Công việc này được giao cho các bé chỉ
mới 7 tuổi và thường phải làm việc trong các xưởng đầy bụi, rất dễ bị đục thủy tinh
thể. Những trẻ em này thường phải chăm chú nhìn xem sợi chỉ cần được rút ra bằng
kim khều. Việc làm này đặc biệt gây hại cho mắt, đặc biệt khi các em phải làm việc
liên tục từ 14-16 giờ mỗi ngày.

Trong trường hợp tốt nhất, các em vẫn sẽ bị cận thị nặng, còn trong trường hợp xấu
nhất thì có rất nhiều trẻ bị mù vĩnh viễn. Đồng thời các em phải làm việc trong tư
thế cúi nên nhiều trẻ lớn lên có cơ thể hay thể trạng yếu và rối loạn chức năng của
cơ quan sinh dục, cột sống cong vẹo. Những chuyên gia y tế đã chứng minh rằng
tất cả trẻ em trong nghề sản xuất đăng-ten đều bị tổn hại nặng nề đến sức khỏe

1.2.2 Tình cảnh của người công nhân trong sinh hoạt
Xã hội đương đại đã dẫn đến việc kéo quần chúng nghèo vào các thành phố lớn,
gây ra sự tăng đột biến về số lượng dân cư. Tuy nhiên, sự tập trung dân cư vào các
thành phố lớn đã gây hậu quả nghiêm trọng như không khí bẩn ở London và bệnh
kinh niên ở phần lớn dân số. Tình hình tệ hơn trong khu lao động, nơi sự tập trung
của các yếu tố ô nhiễm gây ra tác hại lớn đến sức khỏe. Rác thải và vũng nước bẩn
trong các khu lao động của các thành phố lớn cũng gây ra hậu quả đáng kể cho vệ
sinh chung bởi chúng tạo ra các khí độc hại.

Các chủ nhà máy và doanh nhân giàu có đã xây dựng nên những dãy nhà tồi tàn và
rẻ tiền cho người lao động. Người ta tước đoạt mọi phương tiện giữ vệ sinh; kể cả
nước, vì muốn đặt ống dẫn nước thì phải trả tiền, còn nước sông thì đã bẩn đến mức
không thể dùng được. Người ta buộc họ phải vứt ngay ra ngoài đường phố mọi thứ
rác rưởi, cặn bã, nước bẩn, cả những thứ bẩn thỉu nhất làm cho người ta nộn mửa,
vì mọi phương tiện để vứt bỏ tất cả những thứ đó cũng bị tước đoạt; vậy là người ta
buộc họ phải đầu độc chính nơi ở của mình.

Thế vẫn chưa đủ. Mọi thứ tai hại đổ lên đầu kẻ nghèo. Cư dân thành phố nói chung
đã ở rất chen chúc, nhưng chính họ lại buộc phải sống chật chội hơn. Phải hít thở
không khí ô nhiễm ngoài phố cũng chưa đủ, họ còn bị nhét hàng tá người vào một
gian phòng, và không khí họ hít thở ban đêm trở nên hoàn toàn ngột ngạt. Người ta
cho họ ở trong những phòng ẩm thấp, những nhà hầm nước thấm từ dưới lên,
những tầng sát mái nước dội từ trên xuống. Gia cấp bóc lột xây cho họ những căn
nhà mà không khí không có lối thoát và cho họ những áo quần xấu, rách tả tơi, bở
bục; những thức ăn tồi tệ, làm giả và khó tiêu.

Do phải sống trong điều kiện khó khăn kể trên nên người công nhân dễ dàng bị
nhiễm những căn bệnh chết người như thương hàn, dịch tả, đậu mùa, … Kết hợp
với những quy định công xưởng khắt khe khiến cho thể trạng của người lao động
đã yếu nay lại càng yếu.

1.2.3 Tình cảnh của người công nhân trong quan hệ xã hội
Dưới sự bóc lột của giai cấp tư sản, sự tồn tại của những người công nhân được coi
là một loại tư bản trong con mắt của người chủ xưởng. Loại tư bản này tự nộp mình
cho chủ xưởng sử dụng và được chủ xưởng trả lợi tức dưới danh nghĩa tiền lương.
Bởi danh phận như vậy nên họ càng bị bóc lột nặng nề hơn.

1.3 Các hình thức đấu tranh chống bóc lột của giai cấp công nhân
1.3.1 Đấu tranh bằng hình thức phạm tội
Công nhân phải sống nghèo khổ, bần cùng, lại thấy đời sống của giai cấp tư sản tốt
hơn mình gấp nhiều lần.Vì vậy họ đặt ra câu hỏi cho chính bản thân mình đó là:
“sao mình lao động cho xã hội nhiều hơn bọn nhà giàu ăn không ngồi rồi, mà phải
chịu thiếu thốn như thế ?”. Và do đó họ phạm tội một phần để kiếm miếng ăn, một
phần là để chống lại giai cấp thống trị là giai cấp tư sản.

Tuy nhiên sau một thời gian công nhân đã sớm nhận ra phạm tội là vô ích. Họ hiểu
rằng việc phạm tội chỉ một hành động nhất thời để chống lại chế độ xã hội của
những các nhân riêng lẻ. Xã hội có thể dùng sức mạnh áp đảo của mình để đàn áp
những cá nhân chống đối. Hơn nữa, phạm tội là hình thức đấu tranh thô sơ và vô ý
thức nhất nên không thể trở thành biểu hiện chung của công nhân.

1.3.2 Đấu tranh bằng hình thức công liên


Đến năm 1824, công nhân có quyền tự do lập hội, thì mọi ngành lao động đều
thành lập các công liên, với chủ trương công khai là bảo vệ từng công nhân riêng
lẻ, chống sự bạo ngược và nhẫn tâm của giai cấp tư sản. Mục đích của những công
liên ấy là: qui định tiền lương, thương lượng với giới chủ trên tư cách là một lực
lượng, điều chỉnh tiền lương theo lợi nhuận của chủ, tăng lương khi có thể, và giữ
một mức lương bằng nhau cho một nghề ở mọi nơi. Do đó, họ thường đấu tranh đòi
các nhà tư bản thực hiện một mức lương chung, và tuyên bố bãi công với người nào
không chấp nhận mức đó. Hơn nữa, công liên hạn chế việc tuyển thợ học việc, để
giữ vững nhu cầu về nhân công của bọn tư bản, từ đó giữ vững tiền lương; cố gắng
hết sức chống các thủ đoạn hạ thấp tiền lương của chủ xưởng, như việc dùng máy
móc và công cụ mới, … cuối cùng là hỗ trợ cho những công nhân bị thất nghiệp.

Tuy nhiên đấu tranh theo công liên hợp pháp và đông đảo nhưng không phải lúc
nào cũng có tác dụng. Không phải tất cả công nhân đều tham gia công liên, cũng có
những công nhân rời khỏi công liên vì lợi ích trước mắt mà chủ xưởng ban cho.
Chính vì vậy, công liên là một tổ chức lỏng lẻo, đình công từ đó cũng ít tác dụng
hơn. Hơn nữa, đình công công liên cũng bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thời đó. Ví
dụ khi có khủng hoảng thương nghiệp, thì công liên phải tự động hạ mức lương
xuống, hoặc bị giải tán hoàn toàn; hay khi nhu cầu lao động tăng nhiều, thì nó cũng
không thể đòi lương cao hơn mức các nhà tư bản qui định, …

1.4. Kết luận về tình cảnh người công nhân ở thế kỷ 19 qua cuốn sách “Tình
cảnh giai cấp Công nhân Anh” của Ăngghen
Giai cấp công nhân Anh thế kỷ 19 không hề có một chút quyền lực nào ở cả địa vị
kinh tế lẫn địa vị chính trị. Về pháp luật và trên thực tế, công nhân là nô lệ của giai
cấp có của, của giai cấp tư sản; họ bị nô lệ đến mức có thể bị bán đi như hàng hoá,
và cũng lên giá xuống giá như hàng hoá. Quan hệ giữa công nhân tự do và chủ
cũng được pháp luật qui định, nhưng chúng không được tuân thủ, vì không phù hợp
với tập tục, cũng như với lợi ích của chủ. Đó là chế độ nô lệ có tính đạo đức giả, nó
tồi hơn chế độ nô lệ cũ. Và con đường duy nhất để thoát khỏi tình trạng này chính
là đấu tranh.

2. Suy nghĩ về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác và
ý nghĩa của nó ngày nay
2.1 Nội dung của học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một phần quan trọng trong tư
tưởng Mác - Lênin và được đưa ra để giải thích về sự phát triển của xã hội, vai trò
của các giai cấp trong lịch sử, và tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong cuộc
đấu tranh giành quyền lực và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Theo học thuyết này, lịch sử xã hội phát triển theo quy luật đối lập giữa các giai
cấp. Lịch sử được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có đặc thù
và tính chất riêng. Trong mỗi giai đoạn, một giai cấp sẽ trở thành giai cấp lãnh đạo,
kiểm soát sản xuất và tài nguyên, và quyết định về các quyết sách chính trị. Đồng
thời, sự đối lập giữa các giai cấp cũng dẫn đến sự mâu thuẫn, đấu tranh và cuộc
cách mạng để thay đổi thế giới.

Giai cấp công nhân, theo học thuyết này, là giai cấp cách mạng trong thời đại hiện
đại. Giai cấp công nhân không chỉ là một giai cấp bị áp bức và bị tước đoạt, mà còn
là giai cấp có sức mạnh chính trị để thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và
xây dựng xã hội tư sản mới. Vì vậy, sứ mệnh của giai cấp công nhân là đấu tranh
để giành quyền lực chính trị, xóa bỏ áp bức giai cấp, xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa và phát triển toàn diện con người.

2.2 Ý nghĩa của học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác là một trong những bộ
phận quan trọng nhất của tư tưởng Mác - Lenin, nó đã có ảnh hưởng sâu sắc tới các
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác cho thấy rằng sự phát
triển xã hội phụ thuộc vào sự đối lập giữa các giai cấp và cuộc đấu tranh giành
quyền lực giữa chúng. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình phát triển
xã hội và các vấn đề xã hội phức tạp, từ chính trị đến kinh tế và xã hội.

Học thuyết này còn tôn vinh vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình xây
dựng xã hội chủ nghĩa, và cho rằng giai cấp công nhân là nhân tố quyết định của
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều này rất quan trọng trong việc củng cố vị thế và
quyền lực của giai cấp công nhân.

Không những thế, học thuyết cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và nhà
lãnh đạo các ý tưởng để phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững và công
bằng. Điều này rất quan trọng trong việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân và xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Cuối cùng, học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cung cấp cho các
quốc gia đang phát triển một cơ sở lý thuyết để phát triển kinh tế và xã hội, và giúp
cho các quốc gia này tránh được những sai lầm trong quá trình phát triển.

2.3 Suy nghĩ về học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy giai cấp công nhân phải chịu rất nhiều áp
bức bóc lột. Họ những người lao động không có tư liệu bán sức lao động cho giai
cấp tư sản và theo đó phải chịu áp bức, bóc lột giá trị thặng sản xuất. Họ không có
con đường nào khác để kiếm sống ngoài việc tự do dư để làm giàu cho giai cấp tư
sản. Trước tình trạng trên, Mác đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của
giai cấp công nhân: Là lực lượng xã hội có vai trò giải phóng thế giới khỏi tình
trạng “đen tối” của chủ nghĩa tư bản.

Học thuyết này đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó đã làm sáng tỏ vai trò của giai
cấp vô sản, đó là đứng lên đấu tranh, xoá bỏ đi ách tư bản và trở thành giai cấp xây
dựng xã hội chủ nghĩa. Không chỉ vậy, học thuyết này còn khẳng định vai trò của
giai cấp công nhân là nòng cốt, là lực lượng chủ yếu trong công cuộc giải phóng
thế giới khỏi ách thống trị của tư bản, chỉ có thể là giai cấp công nhân chứ không
phải bất cứ giai cấp nào khác, vì chính họ là những người có mẫu thuẫn và mong
muốn giành quyền lợi trực tiếp đối nghịch với giai cấp tư sản

2.4 Ý nghĩa học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác ngày
nay.
Ngày nay, khi lực lượng sản xuất đang trên đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân
không chỉ bao gồm những người lao động chân tay mà còn cả lao động trí óc. Giai
cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để đảm đương được nhiệm vụ của
mình trong điều kiện mới. Giai cấp công nhân đang lớn lên với đội ngũ trí thức của
mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp sản xuất, tham gia vào quá
trình tạo ra những giá trị của cải to lớn cho xã hội.

Mặc dù mức sống công nhân có cao hơn trước, công nhân có được tham gia quản
lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo “chế độ tham dự” và “chế độ
ủy nhiệm” nhưng họ vẫn là người làm thuê bán sức lao động, ý chí của chủ nghĩa
tư bản vẫn là quyền lực chi phối, tầng lớp “nhà quản lý” vẫn chỉ là kẻ phụ thuộc
vào giới chủ.

Giai cấp công nhân vẫn luôn là lực lượng sản xuất cơ bản và trực tiếp, vẫn là giai
cấp tiên phong trong xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không thể
chuyển vào tay một giai cấp hay tầng lớp xã hội nào khác: Những chỉ dẫn cơ bản
về bản chất của giai cấp công nhân mà Mác đưa ra vẫn là cơ sở phương pháp luận
để xem xét, phân tích giai cấp công nhân hiện đại trong các quốc gia tư bản chủ
nghĩa phát triển hay trong những nước đang tiếp tục con đường cách mạng xã hội
chủ nghĩa và toàn thế giới nói chung.

Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động tạo ra của cải vật chất
trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại.
Sản phẩm thặng dư họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển của
xã hội. Giai cấp công nhân vừa là người lãnh đạo, đồng thời cùng với nông dân, trí
thức và các giai cấp, tầng lớp lao động khác họp thành lực lượng tổng hợp của quá
trình thực hiện sứ mệnh lịch sử đó.
LỜI KẾT

Trên cơ sở phân tích về tình cảnh của người công nhân ở thế kỷ 19 trong cuốn sách
"Tình cảnh giai cấp Công nhân Anh" của Ăngghen, chúng ta đã được thấy rõ
những bất công và khổ đau mà giai cấp công nhân phải trải qua trong một thời kỳ
lịch sử đầy gian khó và nghèo khổ.

Học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác đã cho thấy rằng giai
cấp công nhân là nhân tố quyết định của cách mạng xã hội chủ nghĩa, và giúp tôn
vinh vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Điều
này rất quan trọng trong việc củng cố vị thế và quyền lực của giai cấp công nhân
trong xã hội hiện đại.

Ở hiện tại, việc tôn vinh và thúc đẩy vai trò của giai cấp công nhân trong cộng đồng
vẫn là điều cần thiết. Việc bảo vệ quyền lợi và cải thiện đời sống của người lao
động đang trở thành một vấn đề cấp bách trên toàn thế giới. Chúng ta vẫn cần
những giải pháp và hướng đi mới để đảm bảo sự công bằng và bền vững cho các
giai cấp lao động.

Trong bối cảnh đó, học thuyết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác vẫn
giữ được ý nghĩa rất lớn đối với xã hội hiện đại. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về quá trình phát triển xã hội và các vấn đề xã hội phức tạp hiện nay, mà
còn cung cấp cho chúng ta những ý tưởng để phát triển kinh tế và xã hội một cách
bền vững và công bằng.

Vì vậy, chúng ta nên tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những giá trị của học thuyết
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của Mác, để đảm bảo quyền lợi và cải thiện
đời sống của người lao động trên toàn thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- “C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN TOÀN TẬP”, TẬP 2; NXB Chính trị Quốc gia
"Sự thật", Hà Nội 1995
- Giáo trình “Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học”, NXB Chính trị Quốc gia "Sự thật"

You might also like