You are on page 1of 5

Chủ nghĩa xã hội không tưởng

1. Hoàn cảnh xuất hiện:


Giải thích: Thuật ngữ “Không tưởng” bắt nguồn từ tên tác phẩm “Utopia”-“Địa đàng
trần gian” của nhà văn Thomas Moore viết năm 1516. Trong tiếng Hy Lạp từ này có
nghĩa là “không có ở đâu”. Tác phẩm theo chân Raphael Hythloday chu du tại hòn
đảo Utopia. Ở đây, chế độ tư hữu không tồn tại, con người trên đảo sống với nhau
bình đẳng, họ cùng hưởng hạnh phúc, khinh ghét tiền bạc và không có hiện tượng
người bóc lột người…Chính hình ảnh của 1 xã hội hoàn hảo cùng cách châm biếm
của tác giả về những rối loạn của xã hội châu Âu thế kỉ XVI mà tác phẩm đã ảnh
hưởng không ít tới nhiều nhà tư tưởng sau này. Sang thế kỉ XIX, một số nhà tư tưởng
đã mô phỏng tác phẩm của Moore để xây dựng học thuyết về Chủ nghĩa xã hội không
tưởng.

*Khái niệm: Chủ nghĩa xã hội không tưởng là tập hợp những học thuyết xã hội với
biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi với nguyện vọng muốn xây dựng một xã hội kiểu
mới trong đó không còn tình trạng áp bức bóc lột người và các hình thức bất bình đẳng
khác trong xã hội.

*Tình hình kinh tế:


-Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở Anh vào giữa thế kỉ XVIII
đến giữa thế kỉ XIX đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển ở châu Âu và thế
giới.
-Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hoàn thiện và phát triển, gắn liền với
với sự ra đời của nền đại công nghiệp.
-Tích lũy tư bản không ngừng nâng cao, phục vụ lợi ích và địa vị thống trị của giai
cấp tư sản.
*Xã hội:
-Chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng bộc lộ bản chất “người bóc lột người” của
giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và nhân dân lao động ngày càng nghèo khổ. Chính vì thế
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng trở nên gay gắt.
-Một bộ phận tri thức tư sản và tiểu tư sản có tư tưởng tiến bộ đã nhận thức được
mặt xấu của xã hội tư bản và đề xuất kế hoạch xây dựng một xã hội mới không còn áp
bức bóc lột,…

2. Các đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng:
*Claude Henri Saint Simon (1760-1825):
-Tiểu sử:
 Saint Simon là nhà triết học, kinh tế học người Pháp. Ông xuất thân từ một gia
đình quý tộc, có học vấn uyên bác và tư tưởng tiến bộ. Ông từng tham gia chiến
đấu cho cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa tại Bắc Mĩ.
 1783-1789, ông trở về Pháp và tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái
trong thời kì Cách mạng dân chủ tư sản Pháp. Ông tiếp tục nghiên cứu ở Đại học
Bách khoa và nghiên cứu khoa học cũng như viết sách truyền bá tư tưởng xã hội
chủ nghĩa không tưởng.
-Tư tưởng:
 S.Simon cho rằng lịch sử loài người là sự tiến hóa liên tục, chế độ sau cao hơn chế
độ trước.
 Xây dựng lí luận về giai cấp và xung đột giai cấp. Ông quan tâm đặc biệt đến số
phận của giai cấp vô sản và ông cho rằng họ có khả năng lãnh đạo đất nước. Đây
là một quan điểm mới. Ông tuyên bố: “Giải phóng giai cấp cần lao là mục đích
của tôi”. Marx cũng đã đánh giá về S.Simon là “ người phát ngôn của giai cấp cần
lao”.
 Ông chủ trương xây dựng một xã hội mới dưới sự lãnh đạo của các “nhà công
nghiệp” (chủ xưởng, thương nhân, công nhân). Mọi người trong xã hội phải lao
động vì lợi ích chung, không có việc ăn bám.
-Hạn chế:
 Ông cho rằng giải quyết các vấn đề bất công trong xã hội thì có thể thực hiện bằng
con đường hòa bình, không phải bằng con đường cách mạng. Trên thực tế những
năm cuối đời ông chỉ liên tục viết thư cho những nhà cầm quyền và các nhà tư sản,
thuyết phục họ thực hiện học thuyết của ông.
 Ông quan tâm đến giai cấp vô sản, nhưng không nhận thức được vai trò và sứ
mệnh lịch sử của họ trong việc cải tạo xã hội, ông phủ nhận đấu tranh giai cấp
cũng như cho rằng không cần thiết phải xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

Engels đã nhận xét rằng: “Saint Simon có một tầm mắt rộng thiên tài, nhưng chủ nghĩa
Saint Simon chỉ có thể gọi là thơ ca xã hội mà thôi”.

*Charles Fourier (1772-1837):


-Tiểu sử: Charles Fourier là nhà triết học và kinh tế học người Pháp. Ông là con của
một nhà buôn, vì thế ngay còn nhỏ, ông đã giúp đỡ việc bán hàng. Chính điều này đã
giúp ông thấy được những thủ đoạn, mánh khóe của chủ hàng để lừa dối khách hàng. Vì
thế ông lên án mạnh mẽ bọn thương nhân dùng thủ đoạn gian xảo để trục lợi và đả kích
sự cạnh tranh của sản xuất tư bản.
-Tư tưởng:
 Ông đã vạch xã hội loài người làm 4 giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và
văn minh. Trong mỗi giai đoạn ông chỉ ra những mâu thuẫn.
 Ông lên án xã hội tư bản, vạch ra những khuyết tật của xã hội đó: lối sống ăn bám,
sự tham lam và mua chuộc phổ biến,…Ông cho rằng: “Sự nghèo khổ sinh ra chính
từ bản thân sự thừa thãi”, nghĩa là sự giàu có, thừa thãi giai cấp này đánh đổi bằng
sự nghèo khổ của giai cấp kia.
 Ông chủ trương xây dựng một xã hội tương lai: “Xã hội bảo đảm” được xây dựng
dựa trên sự tự nguyện lao động, thống nhất quyền cá nhân và tập thể. Ông dự định
tổ chức các công xã là “Phalanges”. Trong mỗi “phalanges” có nhiều ngành sản
xuất, kết hợp sản xuất công nghiệp và nông nghiệp và mọi người đều tham gia sản
xuất. Mỗi ngày sẽ thay đổi 7-8 lần hình thức lao động. Số lãi của các xí nghiệp sẽ
chia cho các thành viên công xã và tư bản: lao động 5/12, tài năng 4/12, còn tư sản
được 3/12.
 Ông chủ trường theo con đường thương thuyết và phủ nhận bạo lực cách mạng.
Ông đã gửi tới các nhà tư bản bản kế hoạch “phalanges” với hy vọng chỉ cần 4000
người bỏ tiền ra xây dựng xã hội mới thì sẽ thành công, nhưng ko một ai ủng hộ
ông cả.
-Hạn chế:
 Các học thuyết của ông còn nhiều mâu thuẫn. Nó mang tính chất bảo thủ về quyền
tư hữu về tư liệu sản xuất và tình trạng phân chia giai cấp.
 Phủ nhận bạo lực cách mạng và chưa vạch rõ bản chất và vai trò của giai cấp vô
sản.
Engels và Marx đánh giá cao học thuyết của ông cũng như đã tiếp thu có phê phán để làm
tiền đề lý luận cho chủ nghĩa xã hội khoa học sau. F.Engels đã nhận ông là “người nắm
phép biện chứng tài tình như Hegen nhưng đề luận giải về xã hội tương lai”.

*Robert Owen (1771-1858):


-Tiểu sử: là nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Anh, xuất thân từ gia đình thợ thủ
công. Ông là một nhà quản lí và chủ xưởng, nhưng khi nhìn thấy tận mắt cuộc đời người
lao động và những vất vả của người công nhân, ông đã cải tổ và hợp lí hóa quy trình sản
xuất, thử nghiệm việc xây dựng xã hội mới trong xí nghiệp của mình.
-Tư tưởng:
 Ông có tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu. Đề xuất luật công xưởng nhân đạo và đấu
tranh để thực hiện trong 5 năm.
 Thử nghiệm tại công xưởng: giảm giờ lao động xuống 10h30’/ngày, trả lương cao
và ‘đặt thêm tiền thưởng, thủ tiêu chế độ phạt tiền, xây dựng phúc lợi tập thể: xây
nhà trẻ cho con em công nhân xưởng,…
 Thành lập một “xã hội cộng sản chủ nghĩa” trên một khoảng đất tốt ở Mĩ, nơi đó
mọi người đều cùng làm, cùng hưởng.
Engels đã nhận xét rằng: “Mọi phong trào xã hội, mọi thành tựu thực sự đã diễn ra ở
Anh vì lợi ích của công nhân đều gắn liền với tên tuổi của Owen”.
-Hạn chế:
 Bác bỏ sử dụng cách mạng và đấu tranh giai cấp làm phương tiện cải tạo xã hội.
 Không nhận thức được vai trò của giai cấp công nhân.

3. Vai trò đối với phong trào công nhân:


Chủ nghĩa xã hội không tưởng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của chủ
nghĩa xã hội khoa học-ngọn cờ chủ đường cho giai cấp công nhân, và nhân dân lao
động đấu tranh chống tư sản để xây dựng một xã hội mới:
 Phê phán, lên án chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,
chế độ người bóc lột người, đồng thời phản ánh đời sống khổ cực và khát vọng
của quần chúng lao động về một xã hội tốt đẹp.
 Các nhà tư tưởng chủ trương xây dựng một xã hội công hữu về tư liệu sản xuất,
mọi người trong xã hội cùng chung sống tự do, bình đẳng hạnh phúc.
 Đưa ra những luận có giá trị, tiên đoán về quy luật phát triển xã hội, tạo tiền đề
cho Marx-Engels xây dựng lí luận về một xã hội mới.
 Chủ nghĩa xã hội không tưởng thấm nhuần tư tưởng nhân văn, nhân đạo sâu sắc,
có tác dụng động viên, thức tỉnh và cổ vũ quần chúng lao động chống lại tư bản
chủ nghĩa.
 Để lại những tiền đề, luận điểm có giá trị cho chủ nghĩa xã hội khoa học sau này.

4. Hạn chế:
 Do ra đời trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản chưa phát triển đến đỉnh điểm nên nên
mâu thuẫn giai cấp chưa chín muồi. Bản thân giai cấp công nhân chưa thức sự
trưởng thành.
 Bị trói buộc trong quan điểm duy tâm khi cho rằng cải tạo xã hội có thể diễn ra
bằng con đường thuyết phục, nêu gương mà không phải bằng con đường cách
mạng.
 Chưa phát hiện được một lực lượng xã hội có khả năng lãnh đạo và lật đổ chế độ
tư bản và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, tức là chưa phát hiện được sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân.
 Không đặt mình là người đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân
lao động để đấu tranh, tách học thuyết của mình rời xa phong trào quần chúng.
“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” đã nhận định: “Họ nhận thức được mâu thuẫn đối
kháng giữa các giai cấp, nhưng họ không nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp
vô sản; họ muốn lấy tài ba cá nhân để thay cho hoạt động xã hội, lấy những điều
kiện tưởng tượng thay cho những điều kiện lịch sử của sự giải phóng con người, họ
cho rằng “tương lai của thế giới sẽ được giải quyết bằng cách tuyên truyền và thực
hành những kế hoạch tổ chức xã hội của họ”. 1
 Chủ nghĩa xã hội không tưởng không vượt qua được những rào cản của chính
nó.

1
https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_01.htm

You might also like