You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


KHOA TRIẾT HỌC VÀ XÃ HỘI

TIỂU LUẬN
ĐỀ BÀI:
So sánh sự giống nhau và khác nhau của
Chủ nghĩa xã hội không tưởng và Chủ
nghĩa xã hội khoa học.

Giảng viên hướng dẫn:


Sinh viên : Nguyễn Nam Anh
Lớp : TH24.13
MSV : 19170142
Mục lục
1/ LỜI NÓI ĐẦU

2/ NỘI DUNG:
- Sự giống nhau giữa Chủ nghĩa xã hội không
tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Sự khác nhau giữa Chủ nghĩa xã hội không
tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
(+ Khác nhau trong nhận thức về bản chất
của chủ nghĩa tư bản, về nguồn gốc, nguyên nhân
của tình trạng bất công, người áp bức, bóc lột
người.
+ Khác nhau trong nhận thức về giải pháp và
tính tất yếu của giải pháp xóa bỏ chế độ tư bản
chủ nghĩa.
+ Khác nhau trong nhận thức về lực lượng xã
hội thực hiện xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và
xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa).

3/ KẾT LUẬN

*CAM KẾT

1/LỜI NÓI ĐẦU


Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính
trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa
tự do và chủ nghĩa bảo thủ. Không có định nghĩa rõ
ràng về chủ nghĩa xã hội mà nó bao gồm một loạt các
khuynh hướng chính trị từ các phong trào đấu tranh
chính trị và các đảng công nhân có tinh thần cách
mạng, những người muốn lật đổ chủ nghĩa tư
bản nhanh chóng và bằng bạo lực. Hiện nay có nhiều
loại Chủ nghĩa xã hội tồn tại. Chủ nghĩa xã hội không
tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong số
đó.
CNXH không tưởng ra đời từ khi con người có ý
thức. Nó thể hiện qua câu truyện cổ tích, sử thi. Nó thể
hiện khát vọng công bằng, tự do, khát vọng chinh
phục tự nhiên. Nó còn đóng góp việc hình thành tôn
giáo. Tuy vậy theo Engels thì chủ nghĩa này vẫn chưa
chín muồi vì những lý luận chưa chín muồi đó chính
là phù hợp với tình trạng chưa chín muồi của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những quan hệ
giai cấp chưa chín muồi. Còn CNXH khoa học là một
trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin , là
khoa học phản ánh và nghiên cứu cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân , khoa học về những nguyên lý
quan trọng nhất , là cơ sở định ra đường lối chính sách
trong quá trình CM XHCN và xây dựng CNXH. Lý
luận CNXHKH là những quy luật chính trị xã hội
khách quan trong quá trình đấu tranh cách mạng của
giai cấp công nhân , là những quy luật cải tạo và xây
dựng XHCN.
2/NỘI DUNG:

-Sự giống nhau giữa Chủ nghĩa xã hội không


tưởng(CNXHKT) và Chủ nghĩa xã hội khoa
học(CNXHKH):
Chủ nghĩa xã hội không tưởng và Chủ nghĩa xã
hội khoa học đều mang tính lịch sử vì nó được hình
thành trong xã hội có giai cấp, có bất công xã hội và
sẽ mất đi khi xã hội không còn giai cấp, không còn bất
công.
-Sự khác nhau giữa Chủ nghĩa xã hội không tưởng
và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
*Hoàn cảnh lịch sử:
+ CNXHKT: CNXHKT có nguồn gốc tiền sử xa
xôi trong quá khứ: từ những tư tưởng XHCN sơ khai
(trong xã hội nô lệ và phong kiến). Từ cuối thế kỷ XV
chế độ phong kiến ở Châu Âu bắt đầu suy tàn, quan hệ
sản xuất TBCN đã từng bước hình thành trong lòng
chế độ phong kiến. Trong xã hội xuất hiện những giai
cấp mới và những mâu thuẫn giai cấp đối kháng mới.
Đó là quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản mới hình
thành, các giai cấp giàu có và đông đảo lao động quần
chúng nghèo khổ. Hoàn cảnh đó đã làm xuất hiện và
ngày càng phát triển những trào lưu tư tưởng XHCN
với những nội dung và hình thức biểu hiện mới. Tư
tưởng XHCN phát triển thành một trào lưu tư tưởng,
một mặt phê phán những bất công xã hội đương thời
và mặt khác phản ánh những khát vọng của nhân dân
về một xã hội tương lai tốt đẹp ( thế kỷ XVI - XVII )
được thể hiện dưới hình thức văn học thành văn với
các tác phẩm văn học viễn tưởng.Đến những tác phẩm
lý luận (thế kỷ XVIII ) và trở thành một học thuyết
vào thời đại cách mạng tư sản, đỉnh cao là CNXHKT
– phê phán (đầu thế kỷ XIX).
+ CNXHKH: CNXHKH ra đời vào những năm
40 của thế kỷ XIX. Do tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp CNTB đã có những bước phát triển quan
trọng làm bộc lộ rõ bản chất và những mâu thuẫn cơ
bản của nó.Về kinh tế mâu thuẩn giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất phát triển đến độ gay gắt
biểu hiện thành những cuộc khủng hoảng kinh tế và sự
thất nghiệp của giai cấp công nhân. Về xã hội, giai cấp
công nhân công nghiệp tăng nhanh và bị bóc lột nặng
nề làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản bộc lộ gay gắt, phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản ngày càng
phát triển. Tiêu biểu cuộc khởi nghĩa của công nhân
dệt ở thành phố Liông (1831-1834), cuộc khởi nghĩa
của công nhân dệt thành phố Xiledi (1844), phong trào
Hiến Chương của công nhân Anh (1838- 1848).Chứng
tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, trở thành một
lực lượng chính trị độc lập đấu tranh chống giai cấp tư
sản với tư cách là một giai cấp. Đồng thời sự phát
triển của phong trào công nhân một mặt,đòi hỏi phải
có một lý luận cách mạng khoa học đúng đắn dẫn
đường và mặt khác, cung cấp những cơ sở thực tiễn
cho lý luận đó.Điều kiện kinh tế xã hội được coi là
“miếng đất hiện thực” để CNXHKH ra đời. Cùng với
những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội, kế thừa những tri thức của nhân loại, đặc biệt là
kế thừa có phê phán và cải tạo một cách triệt để triết
học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh,
CNXHKT- phê phán Pháp đã cung cấp những tiền đề
lý luận và tư tưởng trực tiếp đưa đến sự ra đời của
CNXHKH.
*Lực lượng xã hội tiên phong:
+ CNXHKT: Giai cấp tư sản.
+ CNXHKH: Giai cấp công nhân.
*Con đường đấu tranh Cách mạng:
+ CNXHKT: Khuynh hướng đi theo con đường
ôn hòa, kêu gọi thuyết phục bằng các biện pháp giáo
dục làm thực nghiệm hoặc cảm hóa giai cấp bóc lột
bằng đạo đức, thỏa hiệp để cải tạo xã hội bằng pháp
luật và thực nghiệm xã hội.
+ CNXHKH: CNXHKH vạch ra con đường đi lên
CNXH phải bằng con đường đấu tranh cách mạng
(bằng bạo lực cách mạng) lật đổ nền thống trị của giai
cấp bóc lột, giai cấp tư sản.
*Thế giới quan:
+ CNXHKT: Chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm
của chủ nghĩa duy lý và chân lý vĩnh cữu của triết học
thời kỳ cận đại, các nhà không tưởng đầu thế kỷ XIX
cũng đã không thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch
sử. Họ cho rằng chân lý vĩnh cữu đã có, đã tồn tại ở
đâu đó, chỉ cần có người tài ba xuất chúng là có thể
phát hiện ra, có thể tìm thấy. Khi đã tìm thấy, chỉ cần
những người đó thuyết phục toàn xã hội là xây dựng
xã hội mới.
+ CNXHKH: Theo tư tưởng của chủ nghĩa duy
vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, gắn chặt
hoạt động lý luận với hoạt động thực tiễn.Thừa nhận
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Thừa nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu
tranh vì một xã hội mới.
3/KẾT LUẬN
Nói tóm lại, cả Chủ nghĩa xã hội không tưởng và
Chủ nghĩa xã hội khoa học đều mang trong mình đó là
những ước mơ, khao khát của nhân dân về một xã hội
không áp bức bóc lột, mong muốn xây dựng một xã
hội công bằng, bình đẳng, bác ái, mọi người sống tự
do, hạnh phúc. Có thể nói, dù nhiều đặc điểm khác
nhau nhưng chúng vẫn có sự bổ trợ, tương hỗ lẫn
nhau. Chủ nghĩa xã hội không tưởng là nền tảng, căn
bản còn Chủ nghĩa xã hội khoa học là sự phát triển
hơn, sự tiến bộ về nhiều mặt của Chủ nghĩa xã hội
không tưởng.
Là sinh viên, tôi sẽ cố chăm chỉ cố gắng học hỏi
để góp phần nhỏ sức mình vào công cuộc xây dựng
Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và Chủ nghĩa xã
hội nói chung có thể được lan tỏa, gầy dựng nên trên
khắp thế giới.

*CAM KẾT:
Bài tiểu luận này do chính tay em biên soạn, không hề
sao chép ở đâu khác. Nếu có nửa lời gian dối em xin
nhận điểm kém.

You might also like