You are on page 1of 9

MỤC LỤC

I. LỜI NÓI ĐẦU..................................................2


II. Sự giống nhau giữa Chủ nghĩa xã hội không
tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa
học............................................................................5
III. Sự khác nhau giữa Chủ nghĩa xã hội không
tưởng và Chủ nghĩa xã hội khoa
học............................................................................6
IV. LỜI CAM
KẾT.....................................................9

1
LỜI NÓI ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội không tưởng là một hệ thống các tư tưởng, các học
thuyết phản ánh ước mơ, khát vọng của con người về một xã hội tương
lai tốt đẹp, nhưng có tính chất không tưởng - thể hiện ở chỗ nó không
chỉ ra được con đường và lực lượng xã hội cũng như điều kiện và
phương thức để thực hiện ước mơ khát vọng đó. Tuy nhiên chủ nghĩa
xã hội không tưởng lại có chủ nghĩa xã hội không tưởng được xuất hiện
từ thời kỳ cổ đại, được phát triển và trở thành một học thuyết vào thời
kỳ hình thành chủ nghĩa tư bản và phát triển tới đỉnh cao là chủ nghĩa
xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX. Ph. Angghen đã cho rằng
chủ nghĩa xã hội khoa học là sự tiếp nối Hangri Xanh Ximong (1760 –
1825), Sáclo phurie (1772 –1837) và Rôbot Owen ( 1771- 1858) - 03 nhà
tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng TK19 - mặc dù tất
cả tính chất ảo tưởng và không tưởng trong các học thuyết của họ
thuộc về những trí tuệ vĩ đại nhất và đã tiên đoán được một cách thiên
tài vô số những chân lý mà ngày nay chúng ta đang chứng minh sự
đúng đắn của chúng một cách khoa học.
Có thể thấy sự hình thành và phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa là
một dòng chảy liên tục của lịch sử nhân loại. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa
xuất phát từ những ước mơ lâu đời trong quá trình đấu tranh giai cấp
của đông đảo những người lao khổ, nạn nhân của những chế độ người
áp bức, bóc lột người về một xã hội công bằng, bình đẳng, không có
tình trạng người áp bức bóc lột người và quan niệm về những con
đường, giải pháp và những điều kiện tiến tới xã hội tương lai tốt đẹp.
Có thể nói chủ nghĩa xã hội không tưởng đã có một quá trình phát triển
lâu dài và đạt đến đỉnh cao cào cuối TK XVIII, đầu TK XIX, với các nhà tư
tưởng tiêu biểu là Cơlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1769 - 1825), Sáclơ
Phuriê (1772 - 1837) và Rôbớt Owen (1771 – 1858).

2
Trên cơ sở những tư tưởng trên của chủ nghĩa xã hội không tưởng,
cùng với triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh, thông
qua hoạt động lý luận và thực tiễn, để Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế
thừa và phát triển hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học - những tư
tưởng xã hội chủ nghĩa và CSCN của nhân loại. Chủ nghĩa xã hội khoa
học hoàn toàn không phải là các tư tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa không tưởng, không phải là sự gắn kết lại những tư tưởng
quan điểm, những dự kiến của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng
trước đây, chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, từ mơ
ước đã trở thành hiện thực, chẳng những có cơ sở tất yếu kinh tế - lịch
sử, mà còn là kết quả của cuộc cách mạng trọng đại trong khoa học xã
hội được đánh dấu bằng tên tuổi của C,Mác và Ph.Ăngghen. Các Mác và
Ph.Ăngghen chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã
hội, từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự
chuyển biến ấy được phản ánh trong các tác phẩm tiêu biểu như: Lời
nói đầu của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Bản
thảo kinh tế - triết học 1844, Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh, Gia
đình thần thánh, Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học …
Các Mác đã rút ra kết luận hết sức quan trọng là: để giành lại quyền
thống trị về chính trị, giai cấp công nhân cần đập tan bộ máy nhà nước
quan liêu tư sản, xây dựng một nhà nước mới, nhà nước chuyên chính
vô sản. Các nhà sáng lập chủ nghĩa khoa học đã xây dựng học thuyết về
cách mạng không ngừng, về liên minh giai cấp của giai cấp công nhân,
về chiến lược, sách lược đấu tranh giai cấp, về lựa chọn các phương
pháp và hình thức đấu tranh trong các thời kỳ phát triển và suy thoái
của cách mạng,… Có thể nói, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là
kết quả của quá trình hoạt động lý luận gắn liền với hoạt động thực tiễn
của Các Mác và Ph. Ăngghen từ buổi đầu những năm 40 của thế kỷ 19.
Các Mác đã vận dụng và phát triển thành công những quan điểm duy
vật và phương pháp biện chứng từ nền triết học cổ Hy Lạp đến nền triết
học cổ điển đức; nhờ vậy đã phát hiện ra các quy luật vận động của lịch
sử, trước hết là quy luật về sự chuyển biến của các hình thái kinh tế xã
hội và sự kế tiếp nhau giữa các hình thái này. Và Các Mác, Ph. Ăngghen
3
đã sáng lập ra Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tiếp theo đó Các Mác đã vận
dụng những quan điểm duy vật về lịch sử và những yếu tố hợp lý của
nền kinh tế học cổ điển Anh vào nghiên cứu phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa một cách toàn diện và mang tính phê phán triệt để. Và cả
hai đã sáng lập ra Học thuyết về giá trị thặng dư. Chính hai phát kiến vĩ
đại ấy, quan niệm duy vật về lịch sử và dùng giá trị thặng dư để bóc
trần bí mật của sản xuất tư bản chủ nghĩa, đã khiến cho chủ nghĩa xã
hội trở thành khoa học. Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng cộng sản với sự
bắt đầu từ luận điểm “từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, lịch sử tất
cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp,”
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được phát hiện và thừa
nhận. Đó là sứ mệnh tự giải phóng mình và giải phóng cho toàn xã hội
thoát khỏi tình trạng phân chia thành giai cấp, áp bức, bóc lột giai cấp
và đấu tranh giai cấp thông qua cuộc cách mạng xã hội.

4
SỰ GIỐNG NHAU GIỮA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHÔNG TƯỞNG VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
HỌC
- Chúng đều phản ánh những nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội
chủ nghĩa : trong đó quan niệm về một chế độ xã hội mà mọi tư liệu sản
xuất thuộc về mọi thành viên, thuộc về toàn xã hội; tư tưởng xây dựng
một chế độ xã hội mà ở đó ai cũng có việc làm và ai cũng lao động, mọi
người đều bình đẳng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, Mọi người
đều có điều kiện để lao động, cống hiến, hưởng thụ và phát triển toàn
diện.
- Thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao cả, hướng tới con
người, vì nhân dân lao động, mong ước về một xã hội tốt đẹp hơn.
- Góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của quần chúng lao động,
đóng góp và thúc đẩy lịch sử tiến bộ, đặt một dấu mốc ghi nhận về sự
phát triển tư duy của loài người.
 Có thể nói, tư tưởng nhân đạo và những quan điểm đúng đắn
của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng về lịch sử, về đặc trưng của
xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan
trọng cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

5
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
KHÔNG TƯỞNG VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
HỌC
- Về cơ bản, những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng chưa thoát
khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử, do đó, đã không giải thích được
nguyên nhân của tình trạng bất công, bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư
bản. Trong khi đó thế giới quan của chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ
nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa xã hội không tưởng được xây dựng
chủ yếu từ những ước mơ từ lòng nhân đạo của các nhà tư tưởng tiến
bộ đương thời chứ không phải từ những căn cứ thực tiễn và khoa học.
Còn chủ nghĩa xã hội khoa học được xây dựng trên những căn cứ khoa
học. Đó là điều kiện kinh tế chín muồi của chủ nghĩa tư bản và những
tinh hoa trí tuệ của nhân loại đa đạt được đầu thế kỷ XIX. Chủ nghĩa xã
hội không tưởng không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm
thuê, không phát hiện được quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản
còn chủ nghĩa xã hội khoa học đa giải thích được đúng đắn bản chất của
chế độ tư bản chủ nghĩa qua việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư.
Từ đó chủ nghĩa xã hội khoa học đã có được những luận cứ khoa học để
khảng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất
yếu của chủ nghĩa xã hội.
- Hầu hết các nhà không tưởng đều có khuynh hướng đi theo con
đường ôn hòa để cải tạo xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng chưa vạch ra được phương pháp, con
đường lối thoát đúng đắn cho xã hội đương thời. Còn chủ nghĩa xã hội
khoa học đã chỉ rõ con đường tất yếu và đúng đắn là con đường đấu
tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng để xoá bỏchủ nghĩa tư bản thối nát
và xây dựng thành công xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng
sản.

6
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng chưa nhận thức được vai trò của
quần chúng nhân dân và cũng chưa nhìn ra vị trí to lớn của giai cấp vô
sản trong việc xoá bỏ chủ nghĩa tư bản và kiến tạo một trật tự xã hội
mới còn chủ nghĩa. Xã hội khoa học đã nhận thức rõ vai trò to lớn của
quần chúng quan trọng hơn là thấy rõ sức mạnh và vị trí trung tâm của
giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh xoá bỏ xã hội tư bản lỗi thời và xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội văn minh nhân đạo.
 Có thể nói sự khác biệt về cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội khoa
học với chủ nghĩa xã hội không tưởng là ở chỗ nếu chủ nghĩa xã hội
không tưởng dựa trên những ý tưởng tốt đẹp, những mong muốn sẽ có
một xã hội tương lai tươi sáng nhưng không dựa trên cơ sở những quy
luật vận động khách quan của lịch sử, và sự luận chứng thiếu cơ sở
khoa học, thì chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên cơ sở của hiện thực
thực tế, trên sự hiểu biết khoa học về quy luật phát triển của xã hội
cũng như về bản chất của con người. Tuy nhiên tại thời điểm hình
thành và phát triển tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng- phê phán,
sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và cùng với
nó là sự đối lập giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản chưa thực sự rõ
rệt. Tương ứng với một trình độ chưa trưởng thành của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa, với những quan hệ giai cấp chưa chín muồi là một lý
luận chưa chín muồi. Do đó, những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không
tưởng là không thể tránh khỏi.
Như mọi hệ thống khoa học khác, chủ nghĩa Mác nói chung, chủ
nghĩa xã hội khoa học nói riêng là một hệ thống chỉnh thể tri thức.
Trong hệ thống ấy, có các tri thức về các nguyên lý cơ bản phản ánh các
quy luật vận động biến đổi của xã hội là những tri thức phản ánh bản
chất của khách thể, chúng tồn tại mãi mãi với thời gian và không ngừng
được bổ sung, hoàn thiện. Các tri thức về cách thức, biện pháp và
phương pháp vận dụng các quy luật ấy có thể thay đổi và cần phải thay
đổi theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Điều này, với tư cách là những
nhà khoa học chân chính, sinh thời chính Các Mác và Ph. Ăngghen cũng
đã căn dặn chúng ta. Điều quan trọng là không thể và không bao giờ
được cho rằng những hạn chế, nhược điểm thậm chí cả sai lầm trong
7
các cách thức, biện pháp tác động mà các ông nêu ra là những sai lầm
của cả các tri thức phản ánh quy luật đã được nhận thức.

8
LỜI CAM KẾT

Bài tiểu luận này là do chính em tìm hiểu và biên soạn, không sao chép
của bạn nào nếu có sao chép em xin chịu điểm 0 .

You might also like