You are on page 1of 24

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI
GIAI CẤP CÔNG NHÂN NHÂN VÀ THỰC HIỆN SỨ MỆNH
LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

NHÓM 1

Lê Thị Quỳnh Anh Phạm Ngọc Ánh


Nguyễn Tiến Anh Vũ Quốc Cường
Đỗ Xuân Bắc
LỜI MỞ ĐẦU

Giai cấp công nhân - đòn ngòai quan trọng trong cơ cấu xã hội, luôn mang trong mình
một sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng. Sự tồn tại và hoạt động của giai cấp công
nhân không chỉ đơn thuần là sự cần thiết để duy trì và phát triển nền kinh tế, mà còn
chứa đựng tính cấp thiết đặc biệt trong việc xây dựng một xã hội công bằng, với mọi
công dân được đối xử tương đương.

Trong tầm mắt của một xã hội, công nhân không chỉ là những người mang trên vai
gánh nặng của sự sản xuất mà còn là những nhà thầu lao động, những người tạo ra giá
trị thực sự. Họ đóng vai trò tối quan trọng trong việc tiếp tục lươn chưởng của một xã
hội, đồng thời đóng góp vào sự vươn lên và phát triển toàn diện.

Điều đáng kể là, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ đơn thuần là sản
xuất hàng hóa. Họ là những người đi đầu trong các cuộc đấu tranh cho quyền lợi, công
bằng và sự tiến bộ xã hội. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của họ đã tạo ra những
bước tiến vượt bậc, không chỉ trong môi trường làm việc mà còn trong các lĩnh vực xã
hội khác.

Vì vậy, bài thuyết trình này sẽ đi sâu vào việc phân tích và nghiên cứu về tính cấp thiết
của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Chúng ta sẽ tìm hiểu về những đóng góp
quan trọng mà họ mang lại cho xã hội, cũng như những thách thức mà họ đang đối mặt
trong việc thực hiện sứ mệnh cao cả này.

I. GIỚI THIỆU:

1. Khái niệm giai cấp công nhân:

- Giai cấp công nhân theo Karl Marx là giai cấp của những người công nhân và
người lao động phải bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở
hữu của phương tiện sản xuất.
- Cũng theo Marx, giai cấp công nhân là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự
giàu có cho xã hội.

- Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất trong lĩnh vực
công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng
dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội.

2. Vai trò của giai cấp công nhân trong xã hội:

- Giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong xã hội và kinh tế của một
quốc gia.

- Chính họ là nhóm người tạo ra các sản phẩm và cung cấp dịch vụ mà mọi người
sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, công nhân còn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế,
cung cấp nguồn thuế và thu nhập quan trọng cho xã hội.

- Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lao động, tham gia
vào các hoạt động tổ chức và đàm phán hợp đồng lao động.

- Ngoài ra, sự phát triển công nghiệp cũng phụ thuộc lớn vào sự đóng góp của
công nhân, đặc biệt là các công nhân có kỹ thuật cao.

- Giai cấp công nhân cũng có thể có tác động lớn đến chính trị và xã hội, thông
qua các phong trào lao động và cuộc biểu tình.

 Tóm lại, vai trò của giai cấp công nhân là một phần quan trọng của sự phát
triển và hoạt động của một xã hội.

3. Bản chất của giai cấp công nhân thế kỉ XIX:

- Bản chất của giai cấp công nhân thế kỷ XIX nằm trong việc họ là tầng lớp lao
động trong xã hội công nghiệp mới ra đời. Đây là một giai đoạn quan trọng trong lịch
sử công nhân, với những đặc điểm chính như sau:

+ Phân cực giai cấp: Thế kỷ XIX chứng kiến sự phân cực sâu rộng giữa tầng lớp tư sản
và công nhân. Tư sản là những người sở hữu vốn và các phương tiện sản xuất, trong
khi công nhân là người phụ thuộc vào việc bán sức lao động của mình để kiếm sống.
+ Điều kiện làm việc khó khăn: Công nhân thường phải làm việc trong các điều kiện
khó khăn, như làm việc trong những nhà máy và nhà xưởng có điều kiện an toàn kém,
thời gian làm việc kéo dài và mức lương thấp.

+ Sự di cư vào thành thị: Sự phát triển của công nghiệp đã thu hút một lượng lớn
người dân từ nông thôn di cư vào các thành phố công nghiệp. Đây là quá trình đô thị
hóa đáng kể.

+ Tổ chức lao động: Với những điều kiện làm việc khắc nghiệt, công nhân bắt đầu tổ
chức lại để bảo vệ quyền lợi của mình. Các phong trào công nhân và các tổ chức lao
động bắt đầu phát triển, nhằm đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn và mức lương công
bằng hơn.

+ Thay đổi xã hội và văn hóa: Sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp đã thay
đổi không chỉ nền kinh tế mà còn cả xã hội và văn hóa. Các giai cấp công nhân đang
tham gia vào một thế giới mới, mà sự thay đổi này tác động sâu rộng đến lối sống và
giá trị của họ.:

4. Điểm tương đồng giai cấp công nhân thế kỉ XIX và hiện nay:

- Vai trò quan trọng trong nền kinh tế: Cả trong thế kỷ XIX và hiện nay, giai cấp
công nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm và cung cấp các dịch
vụ cần thiết cho xã hội. Họ là lực lượng lao động chủ yếu, đóng góp đáng kể vào sự
phát triển kinh tế của quốc gia.

- Quyền lao động và bảo vệ quyền lợi: Cả trong quá khứ và hiện tại, công nhân
quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của mình. Họ tham gia vào các tổ chức lao động
và công đoàn, tham gia vào các cuộc đàm phán hợp đồng lao động và đấu tranh để cải
thiện điều kiện làm việc.
- Sự đa dạng về ngành nghề: Cả hai giai đoạn đều chứa đựng sự đa dạng về
ngành nghề và lĩnh vực công việc của công nhân. Ngoài các ngành công nghiệp truyền
thống, ngày nay còn có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hiện đại như
công nghệ thông tin, tài chính, y tế, v.v.

- Tham gia vào các phong trào xã hội và chính trị: Cả trong thế kỷ XIX và hiện
nay, công nhân tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị nhằm thúc đẩy các vấn
đề liên quan đến quyền lợi của họ. Họ có thể tham gia vào các cuộc biểu tình, các hoạt
động cộng đồng và thậm chí tham gia vào chính trị để đảm bảo rằng quyền lợi của
công nhân được đại diện và bảo vệ.

- Sự chịu áp lực từ các biến đổi kinh tế và xã hội: Cả trong quá khứ và hiện nay,
công nhân thường phải đối mặt với áp lực từ các biến đổi kinh tế và xã hội. Các thay
đổi trong công nghiệp, cô ng nghệ và chính sách có thể ảnh hưởng đến tình hình việc
làm và điều kiện làm việc của họ.

II. NỘI DUNG

1. Những biến đổi và khác biệt giai cấp công nhân hiện nay

Ngày nay do tính quy định của sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân có một số biểu
hiện mới: trình độ văn hóa, tay nghề cao hơn, một số công nhận đã có cả tư liệu sản
xuất, cổ phiếu, đời sống một bộ phận được cải thiện. Công nhân trong các nhà nước tư
bản phát triển được trí tuệ hóa, lao động bớt nặng nhọc hơn, họ có cổ phần trong
doanh nghiệp…. Công nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng, được đào tạo nhiều kỹ năng
cho công việc.

1. Những biến đổi và khác biệt giai cấp công nhân hiện nay

1.1 Các cuộc mạng công nghiệp ảnh hưởng tới GCCN

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cách mạng 1.0)

Vào những năm 1750 – 1760, nền kinh tế chủ yếu dựa trên lao động chân tay, điều
này dẫn đến tốn kém nguồn nhân lực và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Do đó, cuộc
cách mạng công nghiệp ra đời nhằm chuyển đổi từ lao động thủ công thành lao động
sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước
và hơi nước.

Cuộc cách mạng được bắt nguồn từ nước Anh, sau cùng lan rộng ra châu Âu, Hoa
Kỳ và các nước trên toàn thế giới. Tác động chính vào các ngành: Ngành dệt may,
ngành luyện kim, ngành giao thông vận tải.

Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là:

• Phát minh máy móc trong ngành dệt như "thoi bay" xe kéo sợi, máy dệt vải…

• Phát minh máy động lực, máy hơi nước.

• Các phát minh trong công nghiệp luyện kim về lò luyện gang, công nghệ luyện
sắt.

• Trong ngành giao thông vận tải, sự ra đời của tàu hoả, tàu thủy…

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy tăng tưởng kinh tế, nâng cao
năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất, dẫn đến những thay đổi to lớn. C.Mác và
Ph. Ănghen đã nhận xét rằng: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa
đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng
sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự gia tăng cơ hội việc làm. Khi các nhà
máy trở nên phổ biến, các nhà quản lý và nhân viên bổ sung được yêu cầu để vận hành
chúng, làm tăng nguồn cung việc làm và mức lương tổng thể. Bên cạnh đó cuộc cách
mạng 1.0 đã hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản. Với việc
máy móc thay thế lao động thủ công đã làm gia tăng nạn thất nghiệp, mức độ bóc lột
lao động tăng lên làm cho mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
ngày càng gay gắt.

b. Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (cách mạng 2.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ
thuật, diễn ra từ những năm 1870 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

Cuộc cách mạng này được đánh dấu bởi sự ra đời của điện và dây chuyền sản xuất
hàng loạt, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai
đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản
xuất hàng loạt quy mô lớn.

Một số thành tựu nổi bật có thể kể đến như sau:

• Trong lĩnh vực điện: đèn hồ quang, đèn sợi đốt, tua bin hơi…

• Trong lĩnh vực truyền thông: phát minh điện tín, điện thoại, máy ghi âm...

• Trong lĩnh vực sắt thép: có sự cải tiến của quá trình Bessemer, quá trình
Thomas-Gilchrist, thép không gỉ…

• Trong lĩnh vực hóa chất: có sự phát triển của nhuộm màu tổng hợp, thuốc nổ
nitrogliserin và dinamit, phân bón nitơ tổng hợp…

• Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng: có sự ra đời của máy in tang quay, máy
sản xuất giấy cuộn, dây chuyền lắp ráp…

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã nâng cao hơn nữa năng suất lao động,
tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 đã
đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển biến từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.

c. Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (cách mạng 3.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là cuộc cách mạng kỹ thuật số diễn ra từ
những năm 1950 đến cuối những năm 1970, với sự áp dụng phổ biến máy tính kỹ thuật
số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số. Cuộc cách mạng này còn được gọi là cuộc cách mạng
máy tính hay là cuộc cách mạng số.

Cuộc cách mạng này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên thông tin và sự phát triển
của các công nghệ như logic kỹ thuật số, MOSFET, chip mạch tích hợp, máy tính, bộ
vi xử lý, điện thoại di động và Internet.

Cuộc cách mạng này diễn ra đã đưa ra nhiều phát minh để tiết kiệm tài nguyên và
các nguồn lực xã hội, giảm chi phí trong phương tiện sản xuất và tận dụng công nghệ
hydro và internet để lưu trữ và chia sẻ, phân phát năng lượng rộng rãi.

Cách mạng số đã tạo nên những bước tiến mới trong sản xuất xã hội, cả thế giới
được kết nối bởi mạng thông tin toàn cầu và công nghệ kỹ thuật số, hình thành nên
một “thế giới phẳng”. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo điều kiện để các
nền kinh tế công nghiệp chuyển giao sang nền kinh tế tri thức. Song việc ra đời và lan
rộng của Internet cũng tạo ra những vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thông tin và dữ
liệu đối với các các nhân cũng như tổ chức trên toàn cầu.

d. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp này xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một
bài báo của Chính phủ Đức năm 2013. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3
lĩnh vực chính: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý, trong đó, những yếu tố cốt
lõi của kỹ thuật số được tác động trực tiếp, còn được gọi là bộ khung của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, đó là: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và Big
Data.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm thay đổi hệ thống sản xuất, chuyển từ sản
xuất tập trung sang phân cấp, có sự hợp nhất về công nghệ, từ đó xóa bỏ ranh giới giữa
ba lĩnh vực công nghệ số, vật lý và sinh học.

Trước sự tác động của cuộc CMCN 4.0 và toàn cầu hóa, GCCN Việt Nam cũng
đang có những biến đổi. Trong tương lai, sự phổ biến ngày càng rộng rãi của phương
thức kinh tế chia sẻ như: Uber, Grab hay Airbnb…, sẽ tiếp tục làm thay đổi thị trường
việc làm. Hiện nay, cơ cấu GCCN nước ta trong các ngành kinh tế là: ngành công
nghiệp chiếm 46,1%; ngành xây dựng chiếm 15%; thương mại, dịch vụ chiếm 25,9%;
vận tải chiếm 4,7%; các ngành khác chiếm 8,3%.

Những năm gần đây, trình độ GCCN Việt Nam có chuyển biến tích cực. Công nhân
trong các doanh nghiệp có trình độ văn hoá khá cao (100% biết chữ, 80% có trình độ
trung học cơ sở và trung học phổ thông); lao động ở nước ta có 37% qua đào tạo, trong
đó 25% đã qua đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%, trong đó cao
đẳng nghề, trung cấp nghề chiếm khoảng 20%-25%.

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với GCCN Việt Nam trong
vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Hằng năm, mặc dù với hơn một triệu lao động trẻ ra nhập thị trường lao động, nhưng
công tác đào tạo vẫn tồn tại nhiều yếu kém kéo dài, dẫn đến chất lượng nguồn nhân
lực vẫn không được cải thiện đáng kể. (Mai Thị Thắm, 2019)
Ngày nay do tính quy định của sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân có một số biểu
hiện mới: trình độ văn hóa, tay nghề cao hơn, một số công nhận đã có cả tư liệu sản
xuất, cổ phiếu, đời sống một bộ phận được cải thiện. Công nhân trong các nhà nước tư
bản phát triển được trí tuệ hóa, lao động bớt nặng nhọc hơn, họ có cổ phần trong
doanh nghiệp…. Công nhân tốt nghiệp đại học, cao đẳng, được đào tạo nhiều kỹ năng
cho công việc.

1..1 Xu hướng “trí tuệ hóa” tăng nhanh

Gắn liền với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, với sự phát triển của nền
kinh tế tri thức, người lao động hiện đại có xu hướng “trí tuệ hóa”. Tri thức hóa và trí
thức hóa công nhân là hai mặt của cùng một quá trình, của xu hướng trí tuệ hóa đối với
công nhân và giai cấp công nhân. Trên thực tế, đã có nhiều khái niệm mới để chỉ
người lao động theo xu hướng này là “công nhân tri thức”, “công nhân trí thức”, “công
nhân áo trắng”, lao động trình độ cao. Sản xuất và dịch vụ hiện đại đòi hỏi người lao
động phải có kiến thức sâu rộng và kỹ năng chuyên môn.

Ngày nay, công nhân được đào tạo theo tiêu chuẩn và được đào tạo lại thường
xuyên để đáp ứng những thay đổi công nghệ nhanh chóng trong ngành sản xuất. Hao
phí lao động hiện đại chủ yếu là hao phí năng lượng trí tuệ chứ không đơn thuần là hao
phí sức mạnh cơ bắp. Cùng với nhu cầu vật chất, nhu cầu văn hóa, tinh thần của người
lao động ngày càng tăng, phong phú, đa dạng hơn và đòi hỏi chất lượng hưởng thụ tinh
thần cao hơn.

Phát triển về số lượng, đa dạng về cơ cấu ngành nghề, trong các thành phần kinh
tế

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế cùng với sự phát triển
không ngừng của khoa học-công nghệ và kinh tế tri thức đã xuất hiện nhiều ngành
nghề mới trong xã hội. Sự xuất hiện của những ngành nghề mới này thu hút một lực
lượng lao động nhất định. Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ phát triển đa dạng và có
khả năng phát triển ngày càng lớn mạnh, có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực, mức thu
nhập lại khá cao đã tạo sự hấp dẫn nên bộ phận công nhân ở những ngành này ngày
càng phát triển.
Khi C. Mác viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, năm 1848, trên thế giới chỉ có
khoảng 10 - 20 triệu công nhân, tương đương chiếm 2% - 3% số dân toàn cầu và chỉ
trong vài lĩnh vực có máy móc. Đến đầu thế kỷ XX, toàn thế giới có 80 triệu công
nhân. Năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử có đa số cư dân tham gia vào lực lượng lao
động và là người lao động ăn lương. Hiện nay có khoảng 1,6 tỷ người lao động ăn
lương, tăng thêm 600 triệu kể từ giữa những năm 1990, hơn 1 tỷ trong số đó là công
nhân.

Số liệu về số lượng công nhân có thể khác nhau đôi chút, nhưng nhận thức chung là
sự tăng lên mạnh mẽ của lao động công nghiệp trên thế giới trong vài thập niên gần
đây. Tỷ lệ lao động bằng phương thức công nghiệp hiện nay chiếm trên 60% số lao
động toàn cầu. Quá trình công nghiệp hóa, nhu cầu phát triển văn minh (toàn cầu hóa,
đô thị hóa, hiện đại hóa cuộc sống...) là những nguyên nhân của hiện tượng này (PGS,
TS. NGUYỄN AN NINH, 2020).

Cơ cấu công nhân lao động trong các ngành nghề tại các nước công nghiệp phát triển
(G7) trong những năm đầu thế kỷ XXI biến động chủ yếu cũng theo chiều hướng tăng
lao động ở nhóm dịch vụ, giảm lao động ở nhóm công nghiệp và nông nghệp.

Nông-lâm nghiệp Khai thác, chế tạo Dịch vụ, công nghệ cao
Mỹ 3% 26% 71%
Nhật 7% 34% 59%
Đức 4% 38% 58%
Anh 2% 29% 69%
Pháp 5% 29% 66%
Bảng 2.1 Cơ cấu công nhân lao động trong các ngành nghề tại các nước công
nghiệp phát triển (G7)

Trình độ chuyên môn nghề nghiệp ngày càng được nâng cao

Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn và trình độ tay nghề của công nhân là xu
hướng khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và quá trình
hội nhập quốc tế. Đồng thời đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động
tự nguyện tự giác, không ngừng phấn đấu học tập nâng cao trình độ mọi mặt để có thể
đáp ứng được yêu cầu mà các ngành nghề sản xuất và xã hội đặt ra. Điều đó làm cho
giai cấp công nhân ngày càng phát triển cao về trình độ văn hóa và chuyên môn nghề
nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa ngày càng cao.

Kết quả thống kê cho thấy, nếu so với năm 2005, lao động qua đào tạo chỉ chiếm
12,5% tổng số lao động, thì đến năm 2010 tăng lên 14,6% và đến 2016 tăng lên
20,6%3. Nếu phân theo ngành nghề, tỷ lệ công nhân được đào tạo chuyên môn, trong
lĩnh vực khai khoáng tăng từ 33,3% năm 2010 lên 50,4% năm 2016; lĩnh vực công
nghiệp chế biến tăng từ 13,4% năm 2010 lên 18,5% năm 2016; lĩnh vực xây dựng tăng
từ 12,6% năm 2010 lên 14,0% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ vận tải tăng từ 33,6% năm
2010 lên 55,2% năm 2016; lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng từ
79,3% năm 2010 lên 83,1% năm 2016. (Thư viện Quốc gia Việt Nam, 2017)

CN được Khai Công Xây dựng Dịch vụ DV Tài


đào tạo khoáng nghiệp GTVT chính, ngân
chuyên môn chế biến hàng, bảo
hiểm
2010 33,3% 13,4% 12,6% 33,6% 79,3%

2016 50,4% 18,5% 14,0% 55,2% 83,1%

Bảng 2.2 Tỷ lệ công nhân qua đào tạo trong các lĩnh vực năm 2010 và 2016

1.2. Xu hướng “trung lưu hóa" gia tăng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản đã có một số điều chỉnh nhất định
về phương thức quản lý, các biện pháp điều hòa mâu thuẫn xã hội. Một bộ phận công
nhân đã tham gia vào sở hữu một lượng tư liệu sản xuất của xã hội thông qua chế độ
cổ phần hóa. Về mặt hình thức, họ không còn là "vô sản" nữa và có thể được “trung
lưu hóa" về múc sống, nhưng về thực chất, ở các nước tư bản, do không chiếm được tỷ
lệ sở hữu cao nên quá trình sản xuất và phân chia lợi nhuận vẫn bị phụ thuộc vào
những cổ đông lớn. Việc làm và lao động vẫn là nhân tố quyết định mức thu nhập, đời
sống của công nhân hiện đại. Quyền định đoạt quá trình sản xuất, quyền quyết định cơ
chế phân phối lợi nhuận vẫn thuộc về giai cấp tư sản.

Cần hiểu rằng, khi sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất vẫn tồn tại
thì những thành quả của khoa học và công nghệ, trình độ kinh tế tri thức và những điều
chỉnh về thể chế quản lý kinh tế và xã hội... trước tiên vẫn là công cụ để bóc lột giá trị
thặng dư. Giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng nên bởi các chủ thể mới trong toàn
cầu hóa như các tập đoàn xuyên quốc gia, nhà nước. của các nước tư bản phát triển...

- Là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo, Đảng Cộng sản - đội - tiên phong của giai cấp công
nhân, giữ vai trò cầm quyền trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số quốc
gia xã hội chủ nghĩa.

Từ khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời. Nhà nước Xô viết, giai cấp công
nhân và đội tiền phong của mình đã trở thành giai cấp lãnh đạo giành chính quyền và
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở các quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội: ở Liên Xô
và Đông Âu trước đây và ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay (Việt Nam, Trung
Quốc...

Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, công nhân hiện đại cùng tăng nhanh về số lượng, thay đổi lớn về cơ cấu
trong nền sản xuất hiện đại. Cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp. cơ cấu thu nhập giữa
các bộ phận công nhân rất khác nhau trên phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi quốc
gia.

1..3 Các cuộc mạng công nghiệp ảnh hưởng tới GCCN

1.3.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cách mạng 1.0)

Vào những năm 1750 – 1760, nền kinh tế chủ yếu dựa trên lao động chân tay, điều
này dẫn đến tốn kém nguồn nhân lực và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Do đó, cuộc
cách mạng công nghiệp ra đời nhằm chuyển đổi từ lao động thủ công thành lao động
sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước
và hơi nước.

Cuộc cách mạng được bắt nguồn từ nước Anh, sau cùng lan rộng ra châu Âu, Hoa
Kỳ và các nước trên toàn thế giới. Tác động chính vào các ngành: Ngành dệt may,
ngành luyện kim, ngành giao thông vận tải.

Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là:

 Phát minh máy móc trong ngành dệt như "thoi bay" xe kéo sợi, máy dệt vải…
 Phát minh máy động lực, máy hơi nước.
 Các phát minh trong công nghiệp luyện kim về lò luyện gang, công nghệ luyện
sắt.
 Trong ngành giao thông vận tải, sự ra đời của tàu hoả, tàu thủy…

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy tăng tưởng kinh tế, nâng cao
năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất, dẫn đến những thay đổi to lớn. C.Mác và
Ph. Ănghen đã nhận xét rằng: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa
đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng
sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự gia tăng cơ hội việc làm. Khi các nhà
máy trở nên phổ biến, các nhà quản lý và nhân viên bổ sung được yêu cầu để vận hành
chúng, làm tăng nguồn cung việc làm và mức lương tổng thể. Bên cạnh đó cuộc cách
mạng 1.0 đã hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản. Với việc
máy móc thay thế lao động thủ công đã làm gia tăng nạn thất nghiệp, mức độ bóc lột
lao động tăng lên làm cho mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
ngày càng gay gắt.

1.3.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (cách mạng 2.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 là một cuộc cách mạng về khoa học và kỹ
thuật, diễn ra từ những năm 1870 đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

Cuộc cách mạng này được đánh dấu bởi sự ra đời của điện và dây chuyền sản xuất
hàng loạt, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai
đoạn tự động hóa cục bộ. Sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyên sản xuất
hàng loạt quy mô lớn.

Một số thành tựu nổi bật có thể kể đến như sau:

 Trong lĩnh vực điện: đèn hồ quang, đèn sợi đốt, tua bin hơi…
 Trong lĩnh vực truyền thông: phát minh điện tín, điện thoại, máy ghi âm...
 Trong lĩnh vực sắt thép: có sự cải tiến của quá trình Bessemer, quá trình
Thomas-Gilchrist, thép không gỉ…
 Trong lĩnh vực hóa chất: có sự phát triển của nhuộm màu tổng hợp, thuốc nổ
nitrogliserin và dinamit, phân bón nitơ tổng hợp…
 Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng: có sự ra đời của máy in tang quay,
máy sản xuất giấy cuộn, dây chuyền lắp ráp…
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã nâng cao hơn nữa năng suất lao động,
tiếp tục thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 đã
đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển biến từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.

1.3.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (cách mạng 3.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là cuộc cách mạng kỹ thuật số diễn ra từ
những năm 1950 đến cuối những năm 1970, với sự áp dụng phổ biến máy tính kỹ thuật
số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số. Cuộc cách mạng này còn được gọi là cuộc cách mạng
máy tính hay là cuộc cách mạng số.

Cuộc cách mạng này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên thông tin và sự phát triển
của các công nghệ như logic kỹ thuật số, MOSFET, chip mạch tích hợp, máy tính, bộ
vi xử lý, điện thoại di động và Internet.

Cuộc cách mạng này diễn ra đã đưa ra nhiều phát minh để tiết kiệm tài nguyên và
các nguồn lực xã hội, giảm chi phí trong phương tiện sản xuất và tận dụng công nghệ
hydro và internet để lưu trữ và chia sẻ, phân phát năng lượng rộng rãi.

Cách mạng số đã tạo nên những bước tiến mới trong sản xuất xã hội, cả thế giới
được kết nối bởi mạng thông tin toàn cầu và công nghệ kỹ thuật số, hình thành nên
một “thế giới phẳng”. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã tạo điều kiện để các
nền kinh tế công nghiệp chuyển giao sang nền kinh tế tri thức. Song việc ra đời và lan
rộng của Internet cũng tạo ra những vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thông tin và dữ
liệu đối với các các nhân cũng như tổ chức trên toàn cầu.

1.2.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp này xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một
bài báo của Chính phủ Đức năm 2013. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3
lĩnh vực chính: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý, trong đó, những yếu tố cốt
lõi của kỹ thuật số được tác động trực tiếp, còn được gọi là bộ khung của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, đó là: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT) và Big
Data.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm thay đổi hệ thống sản xuất, chuyển từ sản
xuất tập trung sang phân cấp, có sự hợp nhất về công nghệ, từ đó xóa bỏ ranh giới giữa
ba lĩnh vực công nghệ số, vật lý và sinh học.

Trước sự tác động của cuộc CMCN 4.0 và toàn cầu hóa, GCCN Việt Nam cũng
đang có những biến đổi. Trong tương lai, sự phổ biến ngày càng rộng rãi của phương
thức kinh tế chia sẻ như: Uber, Grab hay Airbnb…, sẽ tiếp tục làm thay đổi thị trường
việc làm. Hiện nay, cơ cấu GCCN nước ta trong các ngành kinh tế là: ngành công
nghiệp chiếm 46,1%; ngành xây dựng chiếm 15%; thương mại, dịch vụ chiếm 25,9%;
vận tải chiếm 4,7%; các ngành khác chiếm 8,3%.

Những năm gần đây, trình độ GCCN Việt Nam có chuyển biến tích cực. Công nhân
trong các doanh nghiệp có trình độ văn hoá khá cao (100% biết chữ, 80% có trình độ
trung học cơ sở và trung học phổ thông); lao động ở nước ta có 37% qua đào tạo, trong
đó 25% đã qua đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%, trong đó cao
đẳng nghề, trung cấp nghề chiếm khoảng 20%-25%.

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với GCCN Việt Nam trong
vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Hằng năm, mặc dù với hơn một triệu lao động trẻ ra nhập thị trường lao động, nhưng
công tác đào tạo vẫn tồn tại nhiều yếu kém kéo dài, dẫn đến chất lượng nguồn nhân
lực vẫn không được cải thiện đáng kể. (Mai Thị Thắm, 2019)

2. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay trên thế giới:

2.1 Về nội dung kinh tế xã hội:

Giai cấp công nhân là nhân tố hang đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao ( giai
cấp công nhân tạo tiền đề vật chất kĩ thuật cho sự ra đời XHCN ) và giai cấp công
nhân phải thiết lập được chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để giải phóng lực lượng
sản xuất khỏi sự kìm hãm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

2.2 Về nội dung chính trị- xã hội:

Giai cấp công nhân tiến hành cuộc cách mạng về chính trị để lật đổ quyền thống trị
của giai cấp tư sản xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột giành quyền lực về tay giai cấp công
nhân và giai cấp lao động. Thiết lập nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công
nhân, xây dựng nền dân chủ XHCN.
2.3 Về nội dung văn hóa, tư tưởng:

Giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa tư tưởng, cải tạo cái cũ lỗi
thời lạc hậu, xây dựng cái mới. Xây dựng nền văn hóa, con người mới ,mới xã hội chủ
nghĩa, đạo đức lối sống mới gắn với XHCN.

3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:

3.1 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:

- Lịch sử ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam:

+ Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược, biến nước ta thành 1 nước thuộc địa
nửa phong kiến, biến Việt Nam thành nơi tiêu thụ hàng hóa, khai thác các nguồn tài
nguyên và ra sức bóc lột sức lao động rẻ mạt của những người công nhân.

+ Vào đầu thế kỉ 20 thực dân Pháp cấu kết với bọn phong kiến tay sai tiến hành khai
thác các hầm mỏ xây dựng các nhà máy xí nghiệp, mở các tuyến đường, mở các đồn
điền để trồng cây nông nghiệp…

 Lúc này lực lượng lao động chính là công nhân làm thuê – một lớp người lao
động mới, tập trung làm việc ở các thành phố và các khu công nghiệp. Lực lượng giai
cấp công nhân ra đời.

+ Lúc này nước ta đang trong hoàn cảnh nước thuộc địa nửa phong kiến thì sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân lúc này là phải lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc,
dân chủ nhân dân để giành độc lập dân tộc.

- Đặc điểm của giai cấp công nhân VN:

+ Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản vào đầu thế kỷ XX.

+ Là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai của
chúng. Nên giai cấp cấp công nhân VN phát triển chậm vì được sinh ra và phát triển ở
một nước thuộc địa, nửa phong kiến.

+ Là giai cấp đi đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến để giành độc
lập chủ quyền, xóa bỏ ách bóc lột và thống trị thực dân. Giai cấp công nhân VN thể
hiện mình là 1 giai cấp tiên phong ngay khi mới ra đời
+ Giai cấp được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng nên nhanh chóng ý thức chính
trị, sớm giác ngộ lý tưởng mục tiêu cách mạng, giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai
cấp mình.

+ Giai cấp công nhân VN là lực lượng chính trị tiên phong mở đường cho sự phát
triển dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản

+ Giai cấp công nhân chiếm tỉ lệ thấp , những đặc tính của công nhân với tư cách là
sản phẩm đại công nghiệp chưa thật sự đầy đủ, còn mang nhiều tàn dư tâm lý tiểu
nông.

+ Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để, trung thành chủ nghĩa Mác Lê
nin,với Đảng Cộng sản , với mục tiêu cách mạng độc lập dân tộc chủ nghĩa xã hội.

+ Đặc biệt, giai cấp công nhân VN có mối liên hệ tự nhiên và có mối quan hệ gắn
bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân , tầng lớp lao động trong xã hội như giai cấp
nông dân hay đội ngũ trí thức.

 Từ những đặc điểm đó Đảng ta xác định “Giai cấp công nhân VN là một lực
lượng xã hội to lớn, đang phát triển bao gồm những người lao động chân tay và trí óc,
làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất và dịch vụ công nghiệp hoặc sản
xuất, kinh doanh dịch vụ có tính chất công nghiệp”

- Những biến đổi của giai cấp công nhân VN hiện nay sau 35 năm:

+ Tăng nhanh về số lượng và chất lượng, là giai cấp đi đầu trong đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi
trường.

+ Đa dạng hơn về cơ cấu nghề nghiệp, có mặt trong mọi thành phần kinh tế trong
đó đội ngũ công nhân trong khu vực kinh tế nhà nước làm tiêu biểu đóng vai trò nòng
cốt chủ đạo

+ Công nhân tri thức được nắm vững khoa học -công nghệ tiên tiến, được đào tạo
theo chuẩn nghề nghiệp, học vấn văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất và
thực tiễn xã hội. Đây là lực lượng chủ đạo trong giai cấp công nhân và các phong trào
vì sự tiến bộ xã hội.
3.2 Nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay

+ Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay là đảm bảo quyền lợi, điều kiện
làm việc tốt hơn, chống lại bất công xã hội, và thúc đẩy biến đổi xã hội hướng đến sự
công bằng và bền vững đồng thời phát triển kinh tế bền vững.

Nội dung cụ thể sứ mệnh lịch sử đó là: xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và tiền tư
bản chủ nghĩa, từng bước xây dựng xã hội mới- Xã hội XHCN và CSCN, xóa bỏ áp
bức, bóc lột, giải phóng mình đồng thời giải phóng thế giới

- Sứ mệnh lịch sự của giai công nhân Việt Nam hiện nay:

+ Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định, trong thời kì đổi mới, giai cấp công nhân
nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn là: Lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giai cấp tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.

- Về kinh tế:

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam gắn liền với phát triển tri
thức, kết hợp giữa tuần tự nhảy vọt, giữa bề rộng và chiều sâu, gắn liền phát triển bền
vững hiện đại, chủ động, bảo vệ tài nguyên môi trường và sinh thái.

+ Tham gia phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa,
lấy khoa học- công nghệ làm động lực quan trọng, quyết định tăng năng suất lao động
hiệu quả và chất lượng.

+ Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện
hài hòa lợi ích cá nhân- tập thể và xã hội.
+ Giai cấp công nhân luôn phát huy giữu vai trò đi đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa, đồng thời xây dựng nâng cao hiệu quả khối liên minh công- nông- trí
thức vững mạnh.

- Về chính trị xã hội:

+ Ngoài tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì nhiệm vụ “Giữ vững bản chất giai cấp
công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ Đảng viên” và “tăng
cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị
đạo đức, lối sống” , “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là những chủ yếu.

+ Chủ động tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng thực sự
vững mạnh

+ Bỏa vệ Đảng, bảo vệ chế dộ Xã hội chủ nghĩa để bảo vệ nhân dân.

- Về văn hóa tư tưởng:

+ Xây dựng phát triển Việt Nam tiên tiến, đậm đà bẳn sắc dân tộc có nội dung cốt
lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cách mạng, rèn
luyện lối sống, tác phong công nghiệp, văn minh hiện đại, xây dựng giá trị văn hóa con
người Việt Nam, hoàn thiện nhân cách.

+ Tích cực tham gia đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ sự trong sáng
chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Chống lại những quan điểm sai trái, sự xuyên tạc của thế lực thù địch, kiên định
lý tưởng, mục tiêu và con đường cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

3.3 Những thách thức và cơ hội của giai cấp công nhân Việt Nam

- Thách thức môi trường và chuyển đổi công nghiệp hiện nay:

+ Giai cấp công nhân ở Việt Nam đang đối mặt với thách thức từ sự chuyển đổi
công nghiệp và tác động môi trường. Sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, mô hình
kinh doanh, chính sách quyền lợi và tự động hóa có thể dẫn đến mất việc làm, trong
khi điều kiện làm việc kém an toàn và công nhân còn thiếu kỹ năng phù hợp cũng
đang gây khó khăn.
- Quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam và cơ hội thúc đẩy tăng trưởng phát
triển bền vững

+ Giai cấp công nhân ở Việt Nam cần được đảm bảo các quyền lợi cơ bản như mức
lương công bằng, giờ làm việc hợp lý, và điều kiện làm việc an toàn. Đồng thời, họ
cần được đảm bảo quyền tham gia vào quyết định liên quan đến công việc và có giọng
nói trong việc xây dựng chính sách lao động.

+ Các cơ hội thúc đẩy tăng trưởng phát triển bền vững cho giai cấp công nhân có
thể bao gồm: Được đào tạo và phát triển kỹ năng, Được khuyến khích doanh nghiệp xã
hội và hợp tác lao động và khởi nghiệp; Được đảm bảo quyền tham gia và bảo vệ
quyền lao động; Được khuyến khích hợp tác quốc tế giao lưu,....

• Những thành tựu đáng chú của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:

Giai cấp công nhân Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế và xã hội. Dưới đây là một số thành tựu đáng chú của giai cấp
công nhân Việt Nam:

- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Giai cấp công nhân đã làm việc chăm chỉ
trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của
Việt Nam. Đây là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và thu
nhập của công nhân.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế: Công nhân đã đóng góp vào việc xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế, bao gồm các dự án giao thông, năng lượng, hạ tầng công nghệ
thông tin và các công trình cơ bản khác, đẩy mạnh sự phát triển của đất nước.

- Đào tạo và nâng cao kỹ năng: Công nhân đã tham gia vào các chương trình đào
tạo và nâng cao kỹ năng, giúp tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao hơn và có khả
năng thích nghi với các yêu cầu công việc mới.
- Xây dựng và tham gia các tổ chức đoàn thể: Giai cấp công nhân đã xây dựng và
tham gia các tổ chức đoàn thể như các công đoàn và liên minh công nhân, tạo ra một
mạng lưới đoàn kết và thúc đẩy quyền lợi của họ trong quá trình đàm phán và thương
thảo với chính phủ và các tổ chức khác.

- Tham gia vào phong trào xã hội và chính trị: Công nhân Việt Nam cũng đã
tham gia vào các phong trào xã hội và chính trị, thể hiện vai trò quan trọng trong việc
đấu tranh cho quyền dân chủ, công bằng xã hội và phát triển bền vững.

- Góp phần cải thiện điều kiện làm việc: Nhờ các cuộc đấu tranh và thảo luận,
công nhân đã đóng góp vào việc cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ quyền lợi và an
toàn của họ trong môi trường lao động.

Những thành tựu này thể hiện vai trò quan trọng của giai cấp công nhân trong sự
phát triển toàn diện của Việt Nam, đồng thời tạo nền tảng cho sự tiến bộ và thịnh
vượng của xã hội.

3.4 Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam hiện nay:

- Phương hướng:

+ Phát triển về số lượng, chật lượng và tổ chức, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính
trị, trình độ học vấn nghề nghiệp.

+ Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm thất nghiệp.

+ Thực hiện tốt chính sách và pháp luật với công nhân như Luật Lao động, Luật
Công đoàn, chính scahs lương thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi nhà ở,...

+Xây dựng phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp các cơ sở sản
xuất kinh doanh thuộc phần kinh tế

+Chăm lo đào tạo cán bộ kết nạp Đảng viên từ công nhân ưu tú.
- Giải pháp xây dựng:

+ Nâng cao nhận thức kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh gắn với xây dựng gắn với đội ngũ nông
dân,trí thức và doanh nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng.Phát huy vai trò giai cấp công
nhân trong khối đại đoàn kết dân tộc, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân thế giới.

+ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của công nhân, thưucj hiện
phát triển giai cấp công nhân với chiến lược phát triển kinh tế xã hội công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, quan tâm giải quyết kịp thời vấn đề bức xúc của công nhân.

+ Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí
thức hóa giai cấp công nhân, chuyên môn cao bản lĩnh chính trị vững vàng

+ Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nghiệm của cả hệ thống chính trị,
của xã hội và nỗ lực vươn lên mỗi công nhân, sự tham gia đóng góp của người sử dụng
lao động. Sự lãnh đạo của Đảng có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò trực tiếp
chăm lo xây dựng giai cấp công nhân.

III. KẾT LUẬN

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trang sử rực rỡ, điểm sáng trong
hành trình phát triển của nhân loại. Trải qua thăng trầm, những người lao động chân
chất luôn hiện diện như nguồn động lực không thể thiếu trong mọi xã hội. Bằng sức
lao động không ngừng, họ xây dựng nên nền tảng kinh tế vững mạnh, đồng thời đóng
góp vào sự bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa xã hội.

Giai cấp công nhân cũng là nhóm lực nâng đỡ mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các
phong trào xã hội và nhân quyền. Bằng tinh thần đoàn kết và sự kiên nhẫn, họ đã tạo
nên những thay đổi quan trọng trong việc đấu tranh cho quyền lợi công bằng và xây
dựng một xã hội công bằng hơn. Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích cho các
cá nhân, mà còn là tiền đề cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội.
Tuy nhiên, sứ mệnh của giai cấp công nhân vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức.
Sự toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, cùng với các vấn đề liên quan đến môi trường và
công nghệ đang đặt ra những yêu cầu mới mẻ đối với nhóm người này. Để thực hiện
sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cần tiếp tục tập trung vào việc học hỏi,
cập nhật công nghệ, đồng thời tăng cường sự đoàn kết và tương tác xã hội.

Tóm lại, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ đơn thuần là trong việc
sản xuất hàng hóa, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực văn hóa, xã hội và nhân quyền. Sự
cống hiến không ngừng nghỉ của họ đã và đang tiếp tục góp phần vào sự phát triển và
vượng thịnh của xã hội loài người.

You might also like