You are on page 1of 10

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

GIẢNG VIÊN: TRẦN THỊ LỢI

SINH VIÊN: NGUYỄN HỒ THẢO LINH

LỚP: KT19/A3

MSSV: 19510101094

LỚP HỌC PHẦN: 000013005


ĐỀ BÀI

“Nghiên cứu giai cấp công nhân theo quan điểm chủ nghĩa Mác. Đánh giá
thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, đưa ra những giải pháp nâng cao
chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp
4.0”

MỞ ĐẦU

Trong sự chuyển biến của 5 hình thái kinh tế xã hội, luôn có 1 giai cấp đứng
ở vị trí trung tâm đóng vai trò lãnh đạo quá trình chuyển biến đó.

Sự chuyển biến từ hình thái tư bản chủ nghĩa sang hình thái xã hội chủ nghĩa
vai trò chủ lực là giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử của thế giới, là lực lượng chính dẫn
đến hình thái kinh tế xã hội tiếp theo.

Theo quan điểm Mác-Leenin: “Chừng nào quan hệ bóc lột vẫn cong thì cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo vẫn có cơ hội nổ ra,
nhằm thay thế nhà nước mà họ gọi là nhà nước tư sản và giai cấp tư sản bằng nhà
nước vô sản tại các nước phi cộng sản – cánh tả và xã hội chủ nghĩa.”

Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân là nội dung chủ yếu, điểm
căn bản của chủ nghĩa Mác – Leenin, là phạm trù trung tâm, nguyên lý xuất phát
của chủ nghĩa xã hội khoa học.

Do là lực lượng lao động chính hiện nay nên sự tác động của công nhân còn
tác động đến quá trình sản xuất cụ thể, ảnh hưởng tình hình kinh tế chính trị trên
toàn thế giới, ảnh hưởng đến sự phát triển nền khoa học công nghệ trong hiện tại
và tương lai.

Để hiểu hơn về lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa, em xin nghiên cứu về sự ra đời, định nghĩa, nội dung sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong quan điểm chủ nghĩa Mác, những điều kiện quyết định sứ
mệnh của giai cấp công nhân, những điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ
mệnh, từ đó liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam.
NỘI DUNG

-Sự ra đời:

Từ nửa sau thế kỉ XVIII, nền cách mạng công nghiệp ở Anh đã gây nên
những chuyển biến căn bản trong sự phát triển của sức sản xuất và quan hệ sản
xuất. Các phát minh kĩ thuật đem lại sự chuyển biến cơ bản từ sử dụng sức lao
động tay sang lao động bằng máy móc, thay thế các công trường thủ công sang
máy móc hiện đại. Từ đó, nước Anh trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới,
Nước Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang trên đà phát triển, tuy nhiên tốc độ
chuyển biến chậm hơn nước Anh. Nền công nghiệp ở Đức cũng phát triển đáng kể
đặc biệt là công nghiệp than và luyện kim. Nước Mỹ cũng bắt tay vào phát triển
công nghiệp từ những năm 1837 -1842….cùng với sự phát triển đó, nền đại công
nghiệp lan dần ra tất cả các nước châu Âu.

Mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong
kiến ngày càng gay gắt. Sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp, những
cuộc đấu tranh của xã hội đã từng bước xác lập nền thống trị của giai cấp tư sản.

Cuộc cách mạng công nghiệp làm cho số công nhân ngày một đông đảo và
tập trung hình thành đội ngũ giai cấp công nhân hiện đại (giai cấp vô sản hiện đại)
do các thợ thủ công mất việc tại các công trường thủ công.

Nhưng cùng với sự phát triển nền đại công nghiệp đó, sự tương phản giữa tư
sản và công nhân ngày càng bộc lộ rõ rệt. Ở hầu hết các nước công nhân lâm vào
tình trạng vô cùng cực khổ (Nước Anh là nơi có nền công nghiệp phát triển nhất,
ngày lao động kéo dài 16- 18 giờ, số công nhân lớn tuổi chỉ chiếm 30%, còn lại là
công nhân chưa đến tuổi trưởng thành. Tiền lương của công nhân nữ, trẻ em thì rẻ
mạt hơn đàn ông, điều kiện vệ sinh ăn ở thấp kém).

Sự bóc lột tàn khốc của chủ nghĩa tư bản làm cho hố ngăn cách giữa giai cấp
tư sản và giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc và mâu thuẫn xã hội trở nên gây
gắt.

Hình thức phản ánh sơ khai của người công nhân là những cuộc bạo động tự
phát chống lại việc áp dụng máy móc. Vì vậy phong trào phá máy, đập phá công
xưởng lan tràn rất nhanh trong các trung tâm công nghiệp.
Nhưng sau đó, công nhân thấy rằng máy móc không phải là kẻ thù thực sự
và hậu quả của sự đập phá máy móc thường là sự trấn áp của chính quyền. Họ tiến
lên một bước cao hơn là đấu tranh bãi công và xây dựng công đoàn.

=> Đây là một bước tiến, mục đích của những công đoàn ấy là đòi quy định
tiền lương, tập hợp thành một lực lượng để điều đình tập thể với chủ, điều chỉnh
lương theo lợi nhuận của chủ, tăng lương hoặc giữ vững mức lương khi cần thiết.

Tất cả các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở giai đoạn này đều thất
bại và bị dìm trong bể máu, nhưng nó đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia,
các cuộc đấu tranh đã vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất chính trị và
nó khẳng định những mâu thuẫn cố hữu trong lòng chủ nghĩa tư bản là không thể
điều hoà được.

Bên cạnh đó, các phong trào cũng bộc lộ một số nhược điểm đó là: chưa có
đường lối đấu tranh khoa học và chính xác; chưa có một tổ chức lãnh đạo sang suốt
của giai cấp công nhân; thiếu một lí luận soi đường dẫn các cuộc đấu tranh đó đi
đến thắng lợi.

Tuy nhiên điều kiện trên đã tạo điều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa cộng
sản khoa học mà người sáng lập ra nó là C.Mác và Ăngghen đã đáp ứng được
những nhu cầu của giai cấp công nhân và dẫn đến cao trào cách mạng năm 1848.

-Định nghĩa:

Đặc điểm:

- Giai cấp công nhân trên phương diện kinh tế - xã hội: Là người lao động
trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công
nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao, là người không sở hữu tư
liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và
bị chủ tư bản bóc lột giá trị thặng dư, là những người lao động tự do với
nghĩa tự do bán sức lao động của mình để kiếm sống.
- Giai cấp công nhân trên phương diện chính trị - xã hội: lao động bằng
phương thức công nghiệp với đặc trưng công cụ là máy móc, là sản phẩm
của nền đại công nghiệp, được rèn luyện tính kỉ luật, tổ chức, tinh thần
hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp.
=> Khái niệm giai cấp công nhân:

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với sự phát triển của nên công nghiệp hiện đại. Là giai cấp đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến. Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa,
giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu
sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị
thặng dư. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân
lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác láo
động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của
mình.

-Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Nội dung kinh tế:

- Là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất để sản xuất ra của cải vật chất
ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã
hội.
- Đóng vai trò nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất( vốn
bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triển trong quá khứ), thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ
nghĩa ra đời.
- Là lực lượng đi đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh
công nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên,
môi trường.

Nội dung chính trị-xã hội:

- Cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, tiến
hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản,
xóa bỏ chế độ bóc lột, áp bức của chủ nghĩa tư bản, giành quyền lực về
tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Dùng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ và tổ chức xây dựng xã hội
mới, phát triển kinh tế văn hóa, xây dựng nền chính trị dân chủ - pháp
quyền, quản lý kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống xã hội phục vụ quyền
và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, công bằng, bình
đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Nội dung văn hóa tư tưởng:

- Trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên
lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao
động, công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do.
- Phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức
và lối sống mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ
nghĩa.

-Những điều kiện quyết định sứ mệnh của giai cấp công nhân:

- Do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân quy định: Giai cấp công nhân
được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ
chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh, đối lập với lợi ích sản
xuất. Họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi
chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân quy định: là lực lượng
lao động chính hiện nay, giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết thống
nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của khả năng
hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng, khả năng đoàn
kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản.

-Những điều kiện để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh:

- Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân về cả số lượng và chất lượng:

+ Phát triển số lượng gắn liền với phát triển chất lượng

+ Chất lượng: phải được giác ngộ về lý luận khoa học và cách mạng, năng
lực (lao động giản đơn, cơ bắp dần được thay bằng sự hỗ trợ của máy móc, công
nghệ hiện đại) và trình độ làm chủ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại (cách
mạng 4.0).

+ Số lượng: phát triển về số lượng và đa dạng về cơ cấu.


- Đảng cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân
thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình:

+ Đề ra đường lối.

+ Tuyên truyền vận động đưa đường lối vào thực tiễn.

+ Tổ chức thực hiện đường lối.

+ Gương mẫu thực hiện đường lối.

- Liên minh giai cấp giữa các giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
các tầng lớp lao động khác do giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của nó
là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

-Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam:

+Sự ra đời:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược, biến nước ta thành thuộc địa
nửa phong kiến, nơi tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ
mạc của chúng.
Sau khi đặt ách thống trị lên toàn bộ nước ta, vào đầu thế kỉ XX, thực dân
Pháp cấu kết với bọn phong kiến tay sai tiến hành khai thác các hầm mỏ, xây dựng
các nhà máy, xí nghiệp, mở các tuyến đường, mở các đồn điền trồng cây công
nghiệp,… Từ đó, nước ta có một lớp người lao động mới ra đời – đó là những công
nhân làm thuê, phần lớn tập trung ở các thành phố, các khu công nghiệp. Năm
1906 nước ta có khoảng 5 vạn công nhân. Đến năm 1924, công nhân đã có 22 vạn
người.
Ở nước ta, với hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến thì sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trước hết là phải lãnh đạo cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giành độc lập dân tộc. Trong giai đoạn cách
mạng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo nhân dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
vì mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+Vai trò:

Công nhân lao động nước ta hiện nay có trên 11 triệu người, chiếm khoảng
13,5% dân số, 26,46% lực lượng lao động xã hội (giai cấp công nhân lao động Việt
Nam ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành nghề, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp) hằng năm đóng góp trên 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm
hơn 60% ngân sách nhà nước. Hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân
trí thức (có trình độ đại học, cao đẳng trở lên) làm công tác quản lý, nghiên cứu và
quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh...

Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong
là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng
nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đã đóng góp trực
tiếp to lớn vào quá trình phát triển của đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp và
thành phần xã hội khác, giai cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị - xã hội vững
chắc của Đảng và Nhà nước.

+Số lượng:

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2013 tổng số công nhân lao động
làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta
là 11.565.900 người (chiếm 12,8% dân số, 21,7% lực lượng lao động xã hội).
Trong đó, có 1.660.200 công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước;
6.854.800 công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 3.050.900 công
nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, tuy nhiên số lượng giai cấp
công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm gần 22% lực lượng lao động xã hội.

+Chất lượng:

Tuổi bình quân trẻ: từ 18-30 (chiếm 36,4%)

Tuổi nghề cao nhất: 1-5 năm (chiếm 30,6%)

Làm việc đúng ngành được đào tạo: chiếm 75,85%

Về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghề nghiệp, có 70,2% tổng số
công nhân có trình độ trung học phổ thông, 26,8% có trình độ trung học cơ sở và
3,1% có trình độ tiểu học. Công nhân có trình độ trung cấp chiếm 17,9%, trình độ
cao đẳng chiếm 6,6%, trình độ đại học chiếm 17,4%, công nhân được đào tạo tại
doanh nghiệp chiếm 48%.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2014 về chất lượng lao
động được tính theo thang điểm 10, thì chất lượng lao động Việt Nam chỉ đạt 3,79
điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB. Trình độ văn hóa và
tay nghề của công nhân thấp đã ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp thu khoa học -
kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

Nguồn lực lao động qua đào tạo của nước ta vừa thiếu lại vừa thừa, hệ quả là
tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo ngày càng cao. Trong số 10,77
triệu người lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, văn bằng hiện nay, thì trình độ
đại học trở lên có 4,47 triệu người (chiếm 41,51%), trình độ cao đẳng có 1,61 triệu
người (chiếm 14,99%), trình độ trung cấp 2,92 triệu người (chiếm 27,11%), trình
độ sơ cấp có 1,77 triệu người (chiếm 16,39%).

Theo đó, trình độ đại học/cao đẳng/trung cấp/sơ cấp tương ứng theo tỷ lệ:
1/0,35/0,65/0,4. Điều này cảnh báo về sự mất cân đối trong cơ cấu lao động qua
đào tạo giữa các bậc ở nước ta.

+Giải pháp:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế gắn với
phát triển kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hiện nay.
- Nhà nước cần phải đi đầu trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học,
công nghệ, khoa học quản lý, đồng thời phải mở rộng về quy mô sản
xuất.
- Đưa các nội dung của cách mạng khoa học, công nghệ vào chương trình
giảng dạy để sau khi ra trường nguồn nhân lực này có thể được sử dụng
ngay vào quá trình lao động sản xuất.
- Đưa ra những dự báo về nhu cầu nhân lực, từ đó đưa ra những chủ
trương, chính sách phù hợp trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội,
tránh lãng phí việc đào tạo như trước đây.
- Đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái của các tổ chức, cá nhân,
làm cho các khu vực kinh tế này phát triển đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa.
- Cần tuyên truyền, vận động, thuyết phục, khuyến khích các chủ doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng hành,
ủng hộ, tạo điều kiện để tổ chức đảng được thành lập và hoạt động thuận
lợi, hiệu quả.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo
đức, bản lĩnh chính trị, nhiệt tình, tâm huyết và kỹ năng công tác cho cán
bộ đảng ở doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối
lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thực sự cách mạng. Các giai cấp
khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp; giai
cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.

Giai cấp công nhân nước ta đã và đang có sự biến đổi quan trọng, đang tiếp
tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam.

Phát triển giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và chất
lượng để họ xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là lực lượng đi đầu trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Báo điện tử http://www.123kienthuc.com/

Báo điện tử https://vi.wikipedia.org/

Hết./.

You might also like