You are on page 1of 14

1.

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.
1.1 Khái niệm giai cấp công nhân.
a. Giai cấp công nhân trên phương diện kinh tế - xã hội
Trước tiên, phải khẳng định giai cấp công nhân chính là sản phẩm và là chủ
thể của nền sản xuất đại công nghiệp, với phương thức lao động mang tính công
nghiệp trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là những người trực tiếp hay gián tiếp
vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội
hóa cao. Đây là một đặc trưng cơ bản giúp phân biệt người công nhân hiện đại với
người thợ thủ công thời trung cổ, hay với những người thợ trong công trường thủ
công.
Mô tả quá trình phát triển của giai cấp công nhân, từ khi chỉ là những người
thợ thủ công cho tới khi trở thành những người công nhân vận hành những công
nghệ hiện đại như hiện nay, C. Mác và Ph. Angghen đã chỉ rõ: “Trong công trường
thủ công và trong nghề thủ công, người công nhân sử dụng công cụ của mình còn
trong công xưởng thì người công nhân phải phục vụ máy móc”. Điều đó cho thấy
công nhân đã, đang và sẽ lao động với phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại
với nền sản xuất bằng máy móc, tư liệu sản xuất có tính chất xã hội hóa từ đó giúp
nâng cao năng suất lao động, tạo ra thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội mới”
Về vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, họ là
giai cấp không sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội nên không có quyền
hành trong việc tổ chức quản lý, sản xuất; do đó càng không có quyền quyết định
phân phối sản phẩm do chính tay mình làm ra. Họ chỉ là những người làm thuê, buộc
phải bán sức lao động – thứ tài sản duy nhất còn lại của mình để đổi lấy tư liệu sinh
hoạt đủ để họ tồn tại và phải chấp nhận bị tước đoạt một lượng lớn giá trị thặng dư.
Chính đặc trưng của giai cấp công nhân trên phương diện kinh tế - xã hội là cơ
sở để C. Mác và Ph. Angghen gọi công nhân là giai cấp vô sản.
b. Giai cấp công nhân trên phương diện chính trị - xã hội.
Mâu thuẫn cơ bản hiện hữu ngay trong chính phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa là mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng ngày càng
xã hội hóa với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất. Mâu thuẫn này thể hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp
tư sản và giai cấp công nhân. Lao động sống của công nhân là nguồn gốc cơ bản để
tạo ra giá trị thặng dư và sự giàu có của tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột
được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư.
Mâu thuẫn đó cho thấy tính chất đối kháng không thể điều hòa giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa, mà cụ thể hơn là do phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Từ những phân tích nêu trên, có thể khẳng định: Giai cấp công nhân là một tập
đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền
công nghiệp hiện đại; là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; là lực
lượng chủ yếu, quyết định trong tiến trình quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, Họ là những người không có hoặc về cơ bản là
không có tư liệu sản xuất nên phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị tư sản bóc lột
giá trị thặng dư. Còn ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, công nhân và nhân dân lao
động lại là những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, cùng
nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội mà quan trọng hơn hết là vì
lợi ích chính đáng cua mình.
1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
a. Nội dung kinh tế:
Giai cấp công nhân, với vai trò là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã
hội hóa cao, là đại biểu cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất thuộc về xu thế phát
triển của lịch sử xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; phải đóng vai
trò nòng cốt trong quá trình giải phóng lực lượng sản xuất đang bị kìm hãm, lạc hậu
do quan hệ sản xuất lỗi thời trong các nước tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, tại các nước
xã hội chủ nghĩa họ cũng ngày càng phải tự trau dồi để phát triển chính bản thân
mình qua đó trở thành lực lượng tiên phong trực tiếp sản xuất ra ngày càng nhiều của
cải vật chất bằng phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại nhất, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của con người và xã hội, nhanh chóng lấp đầy khoảng cách về trình độ do
phương thức phát triển rút ngắn bỏ qua chế độ tư bản. Từ đó tạo ra những tiền đề
vững chắc về vật chất – kỹ thuật cho sự ra đời của xã hội mới.
b. Nội dung chính trị - xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, giai cấp công nhân liên minh với nhân
dân lao động, tiến hành cuộc cách mạng chính trị toàn diện nhằm lật đổ sự thống trị
của giai cấp tư sản, xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, giành quyền lực về tay giai cấp công
nhân và toàn thể nhân dân lao động.
Sau khi giành được chính quyền, liên minh công – nông tiến hành thành lập
nhà nước kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa. Mà trong đó, nhà nước thực sự do nhân dân làm chủ, thực sự phục vụ lợi
ích của tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Đó sẽ là một nhà nước pháp quyền , dân
chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ.
c. Nội dung văn hóa – tư tưởng
Giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng
xã hội mới trên lĩnh vực văn hóa cần tạo ra một giá trị mới dựa trên các nguyên tắc
cơ bản của chủ nghĩa xã hội là công bằng, dân chủ, bình đẳng và tự do. Để thực hiện
được mục tiêu này, điều kiện tiên quyết là phải cải tạo cái cũ, cái lỗi thời, lạc hậu và
thay thế bằng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm lý, lối sống và trong đời
sống xã hội. Cùng với đó, phải tiếp tục củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công
nhân, chính là chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp tục đấu tranh để khắc phục ý thức hệ tư
sản và các tàn dư còn sót lại của các xã hội quá khức.
1.3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
a. Địa vị kinh tế.
Giai cấp công nhân được coi là con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ
nghĩa, tức là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Người công nhân vừa là
người trực tiếp áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất
làm công cụ sản xuất được hiện đại hóa không ngừng, và họ cũng đồng thời là giai
cấp trực tiếp nghiên cứu, tìm tòi, phát triển không ngừng công cụ sản xuất. Trong
quá trình đó, công nhân liên tục học hỏi và tiếp thu nhiều tri thức khoa học. Do đó,
họ là bộ phận cách mạng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất. Với
tính chất như vậy, giai cấp công nhân chính là lực lượng quyết định trong việc phá
vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời để mở đường cho lực lượng sản xuất
mới phát triển. Đồng thời, giai cấp này cũng là đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của
tiến trình lịch sử, là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một
phương thức sản xuất mới cao hơn tư bản chủ nghĩa là cộng sản chủ nghĩa, tạo ra
những nền tảng vững chắc để xây dựng xã hội kiểu mới, xóa bỏ tình trạng “con
người chà đạp lên nhau để sống”. Đây cũng chính là vai trò hay sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.
b. Địa vị chính trị - xã hội.
Xét trên phương diện chính trị - xã hội, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp
công nhân là giai cấp bị thống trị, đóng vai trò là một trong hai giai cấp cơ bản trong
xã hội ấy và là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Điều kiện sống, lao
động, quá trình đấu tranh chống áp bức bóc lột, bất công trong xã hội tư bản chủ
nghĩa song hành cùng với sợ phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tôi
luyện giai cấp công nhân trở thành một giai cấp cách mạng triệt để nhất, trở thành
một lực lượng với địa vị chính trị - xã hội tiên tiến nhất, là giai cấp cách mạng triệt
để nhất trong xã hội.
Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân bắt đầu tích
lũy được những phẩm chất cần có của một giai cấp tiên tiến, cách mạng. Trong quá
trình đấu tranh chông lại tư sản, giai cấp công nhân trưởng thành về mọi mặt, nhất là
về ý thức chính trị, tự giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình và
giải phóng cả xã hội. Tính tự giác và tinh thần đấu tranh đoàn kết của công nhân
không chỉ thể hiện lý tưởng, mục tiêu cộng sản chủ nghĩa trong phạm vi giai cấp mà
còn trên phạm vi quốc tế.
Như vậy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quy định một cách
khách quan bởi những yêu cầu khách quan của nền sản xuất đại công nghiệp hay nói
cách khác là những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội; bởi sự phát triển theo đúng
quy luật tự nhiên của xã hội, của con người chứ không phải do ý muốn chủ quan của
ai có thể gán ghép được.
II. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân luôn tồn tại dù cho họ ngày càng trung
lưu hóa về sở hữu, thu nhập và mức sống ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển hiện
nay
2.1 Khái niệm xu hướng “Trung lưu hóa”
Thuật ngữ “Trung lưu hóa” ngày càng được sử dụng phổ biến trong xã hội
ngày nay, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có những bước thăng tiến vượt bậc.
Thuật ngữ này ám chỉ một xu thế mà những người vốn thuộc tầng lớp hạ lưu – tầng
lớp dưới cùng trong cơ cấu phân tầng của xã hội nhưng nay đã có những cải thiện
vượt bậc về mặt thu nhập giúp họ trở nên có thể độc lập nhất định về mặt kinh tế,
nhưng vẫn không có ảnh hưởng hay quyền lực quá lớn trong xã hội như giai cấp
thượng lưu có được. Nói cách khác, giai cấp trung lưu chính là giai cấp nằm giữa hai
giai cấp hạ lưu và thượng lưu.“Trung lưu hóa” vẫn là một khái niệm trừu tượng, do
vậy mà tầng lớp trung lưu lại được nhìn nhận bằng những tiêu chí khác nhau ở mỗi
quốc gia khác nhau như: tài chính, học vấn, nghề nghiệp,… Thậm chí cùng một tiêu
chí nhưng ở các quốc gia khác nhau cũng có những cách đánh giá khác nhau. Ví dụ
như tại Hoa Kỳ, bất cứ người nào có thu nhập từ trên 20.000 USD cho tới dưới
200.000 USD/năm thì đều được xếp vào nhóm xã hội trung lưu. Mức thu nhập này
tương đối phổ biến tại quốc gia này khiến cho tầng lớp này ngày càng chiếm tỉ trọng
cao trong xã hội, phản ánh sự phát triển của quốc gia này. Minh chứng là giai cấp lao
động thu nhập thấp trong những năm 90 của thế kỉ XX chiếm tới gần 80% dân số Mỹ
nhưng tới nay chỉ còn chiếm khoảng 62%, giai cấp tư sản vẫn không có quá nhiều
biến động khi vẫn chỉ chiếm khoảng 2% dân số. Trong khi đó, hiện tượng giai cấp
công nhân gia nhập vào nhóm xã hội trung lưu đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ khi
tầng lớp này chiếm khoảng 36% cơ cấu dân số và chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng trong
tương lai gần. Hay như tại một nước tư bản phát triển khác là Vương quốc Anh,
người dân nước này lại xem xét một người liệu có thuộc tầng lớp trung lưu hay
không dựa vào nghề nghiệp của họ. Họ quan niệm một người thuộc tầng lớp trung
lưu, tức là có một vị thế nhất định trong xã hội, phải là “cổ cồn trắng”. Đây là những
người có học vấn cao, công tác trong văn phòng hành chính chuyên nghiệp, khác với
những người “cổ cồn xanh” - là những người những công việc tay chân, được xem là
“thấp kém” trong xã hội. Chính tiêu chí tương đối đơn giản và có phần “miễn cưỡng”
này mà tỉ lệ người thuộc tầng lớp trung lưu trong xã hội Anh luôn thuộc top đầu trên
thế giới, với khoảng 59% dân số. Tuy nhiên, dù đánh giá theo tiêu chí nào thì cũng
phải thừa nhận quá trình “hữu sản hóa” diễn ra ngày càng phổ biến trong công nhân
nhưng thực tiễn cũng cho thấy nó thường khá mong manh khiến cho một bộ phận
công nhân trung lưu lại trở về với nhóm người nghèo.
Do xu thế này mà một bộ phận lớn người dân đã lầm tưởng rằng chủ nghĩa tư
bản đã không còn bản chất bóc lột nữa, giai cấp công nhân đã được trung lưu hóa,
không còn nghèo khổ nữa do vậy mà địa vị của họ đã có sự thay đổi căn bản, không
còn động lực thúc đẩy đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử nữa. Đây là một quan
niệm sai lầm về cả chính trị và khoa học. Bởi, xu hướng “trung lưu hóa”, suy cho
cùng, chỉ phản ánh mức sống trong điều kiện mới của giai cấp công nhân, chứ không
thể thay đổi những điều kiện khách quan đã quy định sứ mệnh lịch sử của họ, do vậy
mà không làm thay đổi sứ mệnh lịch sử của giai cấp này. Điều này sẽ được người
viết lý giải tại phần tiếp theo của bài làm.
2.2.Xu hướng trung lưu hóa không làm thay đổi địa vị kinh tế của giai cấp công
nhân hiện nay.
Con người với tư cách là thực thể sống phát triển và năng động nhất trên Trái
đất, cũng không nằm ngoài quy luật khách quan là luôn luôn vận động, phát triển,
hoàn thiện về mọi mặt để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao cho đời sống của
chính mình hay cả xã hội. Và giai cấp công nhân, để thực hiện sứ mệnh cao cả cấy,
phải không ngừng nâng cao trình độ của mình, cải thiện năng suất lao động, sản xuất
ra nhiều của cải vật chất hơn.
Trong khoảng gần 400 năm, kể từ cuộc Cách mạng tư sản nổ ra tại Anh năm
1640 cho tới nay, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong lịch
sử với chu kì diễn ra những cuộc cách mạng sau này ngày càng ngắn dần (Từ đại
công nghiệp tức từ công nghiệp 1.0 tới cách mạng 2.0 mất khoảng hai thế kỉ, từ cách
mạng 2.0 tới công nghiệp 3.0 rút ngắn chỉ còn một thế kỉ và đặc biệt là cuộc cách
mạng 4.0 chỉ diễn ra sau cách mạng 3.0 có 30 năm). Mỗi cuộc cách mạng lại đem tới
cho nhân loại những thành tựu nhất định, đặc biệt là về trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Nền công nghiệp càng phát triển với sự cải tiến mạnh mẽ của tư liệu
lao động thì người lao động cũng không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn,
tay nghề để có thể sử dụng, vận hành những tư liệu sản xuất ấy với tư cách là chủ thể
của quá trình sản xuất. Do đó mà không chỉ công cụ lao động được cải tiến mà người
lao động cũng liên tục được trau đồi, tiếp thu những tri thức mới qua đó năng suất
lao động được cải thiện đáng kể. Ngay chính C. Mác cũng từng nhận định rằng thành
tựu lớn nhất của chủ nghĩa tư bản, hay nói đúng hơn là giai cấp công nhân trong chủ
nghĩa tư bản, chứ không phải giai cấp tư sản như mọi người vẫn lầm tưởng, đó là:
Trong quá trình phát triển, họ đã tạo ra lượng của cải vật chất hùng hậu hơn tất cả
các thế kỉ trước cộng lại và càng được tăng lên nhanh chóng trong điều kiện khoa
học kỹ thuật ngày càng phát triển. Với sự phát triển của nền công nghiệp thế giới, rất
nhiều các ngành nghề mới được khám phá dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng về số
lượng công nhân trên toàn thế giới. Cụ thể, khi C. Mác viết tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản năm 1848, cả thế giới mới chỉ có khoảng 10-20 triệu công nhân (tương
đương 3% dân số toàn cầu) nhưng đến năm 2013, lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận
đa số cư dân tham gia vào lực lượng lao động. Và cho tới nay, thế giới có khoảng 1,6
tỷ người lao động ăn lương, tăng hơn 600 triệu người kể từ năm 1990, và hơn 1 tỷ
người trong số đó là công nhân. Số liệu về số lượng công nhân có thể không thống
nhất nhưng phải nhận thức chung là sự tăng lên mạnh mẽ của công nhân trên toàn
thế giới. Giai cấp này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra của
cải vật chất phục vụ cho cả nhân loại, đặc biệt là trong vài thập kỷ gần đây.
Cùng với đó, việc thu hút một số lượng lớn công nhân tham gia vào quá trình
sản xuất cũng kéo theo tính chất chuyên môn hóa, phân công trong lao động xã hội
ngày càng gia tăng. Theo một nghiên cứu của Erik Olin Wright, hiện nay trên thế
giới, chỉ riêng trong lĩnh vực công nghiệp có liên quan tới máy móc đã có khoảng
23000 công việc khác nhau. Ông cũng dự đoán rằng cho tới giữa thế kỉ XXI, sẽ có
thêm gần 10000 việc làm mới được tạo ra cũng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng về
ngành nghề này giúp cho công nhân từ chỗ phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng
một lúc thì nay một công nhân, một bộ phận nhất định chỉ cần tập trung vào một
hoặc một vài hoạt động sản xuất nhất định. Họ sẽ được tuyệt đối tập trung vào công
việc, chỉ cần ghi nhớ và lặp đi lặp lại những hành động giống nhau từ ngày này qua
ngày khác, dần dần sẽ tạo thành thói quen và phản xạ có điều kiện cho công nhân,
cùng một quãng thời gian nhưng thành quả lao động sẽ được cải thiện đáng kể. Như
tại Pháp - quốc gia công nghiệp phát triển với tính chất chuyên môn trong lao động
được đánh giá cực kỳ cao, mỗi người công nhân Pháp có thể tạo ra số giá trị mới
tương đương 54.609 USD/năm, so với một quốc gia với trình độ phát triển cũng như
sự phân công lao động ở mức trung bình như Việt Nam, mỗi công nhân trung bình
tạo ra khoảng 9.894 USD/năm, tức chỉ bằng khoảng 16.6% so với Pháp.
Ý thức được những giá trị mà chuyên môn hóa, phân công lao động xã hội
mang lại, giai cấp tư sản đã biến những tư liệu sản xuất do một cá nhân, một nhóm
người nhỏ sử dụng, nay lại được cùng khai thác bởi vô số người trong xã hội nhằm
tạo ra nhiều giá trị thặng dư nhất có thể. Hiện tượng này được chủ nghĩa Mác –
Lênin gọi là quá trình “xã hội hóa tư liệu sản xuất” hay trong lĩnh vực kinh tế được
thể hiện dưới một thuật ngữ quen thuộc hơn với mọi người là “toàn cầu hóa”. Quá
trình này đang diễn ra ngày càng nhanh, mạnh và phổ biến với tất cả các loại hàng
hóa, nhu yếu phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Chẳng hạn như để chiếc máy
bay đầu tiên trên thế giới (Wright Flyer hay Flyer I) được thiết kế, lên kế hoạch lắp
ráp và vận hành bởi chỉ hai anh em nhà Wright vào năm 1903. Vậy mà, chỉ hơn một
thế kỉ sau đó, để sản xuất ra một chiếc máy bay chở khách lớn nhất trên thế giới hiện
nay là Airbus 380, nhà sản xuất cần tổng cộng 4 triệu bộ phận và linh kiện lắp ráp.
Những linh kiện này được sản xuất bởi 1500 công ty ở 30 quốc gia trên thế giới. Mỗi
bộ phận lớn của chiếc máy bay này lại được chế tạo ở nhiều nhà máy khác nhau tại
các quốc gia khác nhau: Như cánh được lắp ráp tại xứ Wales, phần đuôi máy bay
được chế tạo tại Tây Ban Nha,… Hay như một chiếc Iphone vốn cực kì quen thuộc
với con người hiện nay, dù có kích thước nhỏ bé hơn nhiều so với một chiếc máy
bay nhưng cũng cần tới nguồn linh kiện từ hơn 200 nhà cung cấp riêng lẻ với hơn
400 bước khác nhau với hàng ngàn công nhân cùng nhau tham gia mới có thể tạo ra
một chiếc Iphone hoàn chỉnh như chúng ta vẫn thấy. Quá trình này giúp các nhà tư
sản tận dụng triệt để các nguồn lực để khai thác tốt nhất các tư liệu sản xuất, qua đó
có thể mang lại nhiều hơn giá trị thặng dư cho các nhà tư sản nhưng điều này lại vô
tình đi ngược lại với mong muốn chiếm hữu, độc quyền về sở hữu tư liệu sản xuất
của giai cấp này. Thực tế cho thấy, mặc dù các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội
các nước tư bản chủ nghĩa được cùng sử dụng và khai thác bởi vô số người lao động
nhưng suy cho cùng thì người sở hữu, người có quyền quyết định phân phối thành
quả lao động vẫn là giai cấp tư sản. Thống kê của Cục dự trữ liên bang Mỹ cho thấy
tầng lớp trung và hạ lưu dù chiếm đa số trong cơ cấu dân số nhưng tài sản mà họ
nắm giữ chưa bằng một nửa so với nhóm 20% người có thu nhập cao nhất – những
người hiện nắm giữ 70% tổng tài sản đất nước, chưa tính đến rất nhiều những tài sản
khác nằm rải rác trên khắp thế giới. Một thống kê khác, vẫn của Cục dự trữ Liên
Bang Mỹ cho ra một kết quả đáng kinh ngạc là tổng số tiền và tài sản của 50 người
giàu nhất nước Mỹ (tức chưa tới 0,000016% dân số) đã bằng khối tài sản có 165
triệu người Mỹ nghèo nhất cộng lại (tức hơn 50% dân số của nước này).
Những con số và lập luận trên đã cho thấy xu hướng trung lưu hóa chỉ làm
thay đổi mức sống của người dân tại các nước tư bản phát triển, mà thay đổi ở đây là
thay đổi so với chính họ trong quá khứ. Còn về địa vị kinh tế trong xã hội của giai
cấp này – thứ trực tiếp quyết định tới sứ mệnh lịch sử của giai cấp này, vẫn hoàn
toàn không có sự thay đổi, thậm chí là có xu hướng “bần cùng hóa” hơn so với trong
giai đoạn trước. Đúng là họ đã được cải thiện về mặt thu nhập, đã được cải thiện về
điều kiện trong môi trường làm việc thậm chí là bắt đầu được cho phép sở hữu cổ
phần trong các tập đoàn tư bản, dần dần có thể tự xem mình là “một nhà tư bản”.
Nhưng thực chất, những cải thiện đó không hề giúp cho họ sở hữu được những tư
liệu sản xuất quan trọng nhất trong xã hội. Bởi dù cho được sở hữu cổ phiếu – thứ
nâng cao vị thế của người công nhân trong công ty nhưng câu hỏi đặt ra là trong
hàng triệu triệu cổ phần của các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa phát hành ra thì
người lao động được nắm giữ bao nhiêu? Liệu có đủ để chi phối những quyết sách
liên quan tới lợi ích của người công nhân hay một ai khác, giai cấp, tầng lớp khác
vẫn nắm giữ số tỉ lệ cổ phần quyết định mà không phải giai cấp công nhân. Câu trả
lời đương nhiên vẫn là các nhà tư sản. Họ không thể trở thành “nhà tư bản” theo như
cách tuyên truyền của các lý luận gia tư sản mà lại trở thành “nhà tư bản” với chính
mình, tự áp bức, bóc lột với chính những người cùng chung hoàn cảnh với mình.
Đồng thời đây cũng là một phương pháp hữu hiệu của các nhà tư sản nhằm cột chặt
người lao động và bắt họ lệ thuộc, gắn bó, phục tùng hơn nữa vào các chính sách của
giới chủ mà vẫn lại dễ dàng hơn trong việc độc quyền sở hữu các tư liệu sản xuất
quan trọng trong xã hội với một mức chi phí phải bỏ ra thấp hơn rất nhiều, do có
được sự huy động được hàng triệu nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi của chính giai cấp có
lợi ích đối kháng trực tiếp với mình là giai cấp công nhân.
Hơn nữa, ngay trong chính phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng bắt
đầu bộc lộ ra những khuyết điểm cố hữu ngay tại chính những nơi được coi là “Thủ
phủ” của xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính nhu cầu ngày càng tăng cao về thị trường
tiêu thụ, ham muốn độc chiếm để khai thác triệt để mọi tư liệu sản xuất của các nhà
tư bản đã là nguồn cơn cho 2 cuộc chiến tranh lớn nhất của nhân loại chỉ nhằm phân
chia lại thuộc địa, khiến hậu quả là hơn 70 triệu người mất mạng, hơn 100 triệu
người bị thương tật suốt đời, vô số những cơ sở hạ tầng ở khắp mọi nơi trên thế giới
bị phá hủy, để lại những hậu quả mà cho tói nay nhân loại vẫn chưa khắc phục xong.
Ngoài ra, một loạt những quốc gia tư bản trở thành những con nợ do sa đà vào việc
tham chiến. Không chỉ gây ra vô vàn những cuộc chiến tranh quân sự, cuộc khủng
hoảng tài chính làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng bắt nguồn từ sự
tham lam, những chính sách nhằm tận thu tài sản có trong nhân dân của những nhà
tư bản đến từ quốc gia hùng mạnh nhất đó là Hoa Kỳ, kéo theo đó là sự suy thoái của
hàng loạt các quốc gia trên thế giới, bất kể là theo chủ nghĩa tư bản hay cộng sản chủ
nghĩa. Ngày nay, cho dù chủ nghĩa tư bản đã có những điều chỉnh nhất định biểu
hiện qua việc đi từ nền kinh tế thị trường tự do đến chủ nghĩa tự do mới nhưng chủ
nghĩa tư bản vẫn không thể tìm ra lối thoát. Tình hình nợ công tại Nhật Bản, Hy Lạp,
Italia với mức nợ công cao hơn cả GDP lần lượt là 229%, 152% và 120% hay những
cuộc biểu tình của một bộ phận người dân do những chiêu trò của những nhà tư bản
làm lũng đoạn thị trường chứng khoán, hòng chiếm đoạt một cách ngang nhiên, trái
phép của cải vật chất của người dân. Chỉ một vài dẫn chứng như vậy đã cho người ta
thấy sự lúng túng trong phương hướng và những hạn chế trong phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa mà chỉ riêng xu hướng “Trung lưu hóa” không thể bù đắp được.
Do vậy, có thể khẳng định, xu hướng “Trung lưu hóa” của giai cấp công nhân
tại các nước tư bản phát triển hiện nay chỉ là sự thay đổi, thích nghi của giai cấp tư
sản nhằm kéo dài tuổi thọ cho mình, chứ không thể khắc phục được những hạn chế,
nhược điểm cố hữu của chế độ này, đồng thời không làm thay đổi địa vị kinh tế đã
quy định một cách khách quan sứ mệnh lịch sử của công nhân: Giai cấp công nhân
cho dù có thể bước vào tầng lớp trung lưu trong xã hội nhưng vẫn không thay đổi
được bản chất của mình chỉ là những người lao động đi làm thuê, phải chịu áp bức,
bóc lột vì không có tư liệu sản xuất; buộc phải đứng lên mở đường cho sự phát triển
của lực lượng sản xuất bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn là cộng sản chủ nghĩa,
khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời, bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm
khiến trình độ phát triên của lực lượng sản xuất bị kìm hãm.
2.3. Địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân hiện nay.
Quan hệ sản xuất là bộ phận của cơ sở hạ tầng, chi phối trực tiếp tới kiến trúc
thượng tầng, trong đó có chính trị. Đó là quy luật khách quan của chủ nghĩa Mác –
Lênin và trong xã hội các nước tư bản chủ nghĩa cũng không đứng ngoài quy luật
này. Chính địa vị kinh tế, chính việc không được sở hữu những tư liệu sản xuất cơ
bản nhất trong xã hội khiến cho những người công nhân buộc phải trở thành những
người làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ tư sản. Điều này quy định địa
vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân chính là giai cấp đối kháng trực tiếp, là
giai cấp có lợi ích mâu thuẫn cơ bản, không thể xóa bỏ với giai cấp tư sản.
Người công nhân là những người phải bán sức lao động, phải đánh đổi cả mồ
hôi, xương máu, sức khỏe của mình mà chỉ có một mong muốn duy nhất là nhận lại
tiền công tương đương với công sức mình đã bỏ ra. Nhưng những nhà tư sản – giai
cấp vốn chỉ quan tâm tới lợi nhuận, luôn tìm mọi cách để áp bức, bóc lột những
người lao động tới cùng cực nhưng lại luôn cố gắng hạ thấp giá trị sức lao động mà
họ bỏ ra nhất có thể để thu lại nhiều giá trị nhất có thể.
Trong quá khứ, đã từng xảy ra những câu chuyện bi thương như những công
nhân “trẻ” mới chỉ vừa bước qua sinh nhật lần thứ 7, thứ 8 đã bị bắt đi vận chuyển
quặng, than trong những đường hầm có nhiệt độ vào khoảng 45 C 12 tiếng mỗi ngày
với chỉ một bữa ăn vào buổi trưa được tính luôn là tiền công. Những người thợ mỏ
đã trưởng thành, có sức khỏe thì cũng không khá hơn là bao. Họ phải làm việc trung
bình 18 tiếng một ngày, cường độ làm việc cực kì khắc nghiệt nhưng lại thiếu Oxi
trầm trọng khiến phân nửa những người công nhân đó đều được ghi nhận là già trước
tuổi, hoàn toàn mất khả năng lao động khi mới 35 tuổi; thậm chí là tử vong vì những
bệnh liên quan tới hô hấp khi tuổi đời còn quá trẻ nhưng đổi lại là một mức thù lao rẻ
mạt, chỉ đủ phục vụ những nhu cầu tối thiểu nhất của họ, theo lời kể của F.Engels.
Những câu chuyện nêu trên nếu không do chính những người trong cuộc kể lại thì
chúng ta vẫn tưởng là chỉ có trong tưởng tượng, hay vốn chỉ thi thoảng xuất hiện tại
những vùng đất kém phát triển, nơi mà trình độ nhận thức của người dân còn vô
cùng hạn hẹp. Nhưng điều đó lại từng diễn ra một cách phổ biến, công khai hàng
ngày trong cả một giai đoạn lịch sử kéo dài tại ngay chính Vương quốc Anh vào
những năm 90 của thế kỉ XIX – thời kì mà đất nước này vươn lên trở thành cường
quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của người công nhân, đặc biệt
là về mặt nhận thức giá trị của bản thân có thể mang lại, dường như không còn xảy
ra những câu chuyện gắn liền với giai cấp tư sản được ví như “Cừu ăn thịt người”
hay “Lỗ chân lông nhuốm đầy máu và nước mắt của vô sản” nêu trên. Người lao
động ngày càng đạt được mức đãi ngộ cao hơn, thời gian lao động trên ngày, trên
tuần,… đều được rút ngắn đáng kể. Tóm lại, tất cả các điều kiện làm việc của người
công nhân đều được cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước kia. Hơn thế nữa, các tổ
chức đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi cho người công nhân cũng bắt đầu xuất
hiện với tên gọi là “Công đoàn” hay pháp luật tại các nước tư bản này đều có riêng
một Bộ luật lao động để điều chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động một
cách chính thức. Chính những thành quả do sự đấu tranh lâu dài, bền bỉ của đại bộ
phận giai cấp công nhân mang lại, chính xu hướng “Trung lưu hóa” ở công nhân đã
khiến hình ảnh tư bản áp bức, bóc lột dần bị lu mờ mà lầm tưởng rằng “chủ nghĩa tư
bản” đã thực sự nhân văn, nhân ái, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử là không còn cần
thiết.
Nhưng những chính sách nhân đạo đó chỉ là những điều chỉnh, thích nghi để
xoa dịu cái mâu thuẫn vốn không thể điều hòa giữa hai giai cấp, nhất là trong thời
điểm mà phong trào cách mạng vô sản trên thế giới đang nổ ra mạnh mẽ. Thực chất,
“Trung lưu hóa” với những biểu hiện như thu nhập, tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp,… tất cả đều được bắt nguồn từ việc nhà tư sản chia cho người
lao động một phần giá trị thặng dư mà do chính người công nhân làm ra. Năng suất
lao động của người lao động do sự tác động của máy móc vượt trội hơn nhiều so với
thời kì trước, thậm chí con số chênh lệch có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn lần
nhưng mức chênh lệch về chế độ đãi ngộ, tương đương với mức sống, xét cả tỉ lệ
trượt giá của đồng tiền hay giá cả hàng hóa vào từng thời điểm thì con số cho ra cũng
chỉ ở mức vài lần, cùng lắm có thể lên tới chục lần. Vậy câu hỏi đặt ra là số giá trị
thặng dư chênh lệch do năng suất lao động tăng cao mang lại, sau khi được nhà tư
sản chia cho người lao động dưới những hình thức được xem là vô cùng “văn minh,
tiến bộ, nhân ái” như: tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… thì sẽ đi về đâu
và với số lượng bao nhiêu. Liệu có thực sự là giai cấp tư sản đã thay đổi bản chất, bắt
đầu bóc lột ít hơn so với giai đoạn khi sự áp bức, bóc lột của tư sản còn diễn ra một
cách công khai. Đương nhiên là giá trị thặng dư vẫn sẽ đến tay những ông chủ tư sản,
với tỉ lệ bóc lột cao hơn một cách đáng kể so với giai đoạn trước. Minh chứng là theo
nghiên cứu của Michel Chossudovsky, tỉ suất bóc lột giá trị thặng dư trung bình của
giai cấp tư sản đã vượt mức 300%, tức gấp đôi so với mức 150% vào những năm 40,
50 của thế kỉ trước. Giai cấp công nhân làm ra ngày càng nhiều hàng hóa nhưng
hàng hóa lại không thuộc về tay anh ta, trở thành một thực thể hoàn toàn xa lạ với
người sản xuất. Trái lại, người công nhân càng sản xuất ra nhiều của cải thì họ lại
càng trở nên nghèo khó so với giai cấp tư sản, họ lại càng trở thành một thứ hàng hóa
rẻ mạt. Thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới của giai cấp công nhân
lại càng mất đi giá trị. Địa vị chính trị của giai cấp này so với giai cấp tư sản cũng
không vì thế mà thay đổi, thậm chí còn “bần cùng hóa” so với trước.
Điều này được biểu hiện rõ ràng thông qua tỉ lệ giàu nghèo ở Hoa Kì. Năm
2010, sự phân hóa giàu nghèo ở Mỹ đạt kỷ lục trong lịch sử nước này khi mức độ
chênh lệch giữa 2 tầng lớp đã lên tới tới mức 14,5 lần. Nhóm 20% dân số giàu nhất
chiếm tới 49,4% tổng thu nhập trong khi 20% dân số nghèo nhất (chủ yếu là giai cấp
công nhân) chỉ chiếm 3,4% tổng thu nhập của cả nước. Mức độ chênh lệch về thu
nhập này đã tăng lên gần gấp đôi chỉ sau 50 năm, mức 7,7 lần vào năm 1968. Kinh tế
tăng trưởng nhanh, của cải làm ra trong giai đoạn này là rất lớn nhưng lượng giá trị
thặng dư đó, như đã phân tích ở trên, chủ yếu dồn về cho tầng lớp giàu có chính là tư
sản nhiều hơn là cho những người nghèo khó mà công nhân chiếm đa số.
Hơn nữa, chúng ta vẫn thường khẳng định giai cấp công nhân đang “Trung lưu
hóa” nhưng tỉ lệ công nhân đạt tới mức sống trung lưu chỉ mới xê dịch từ mức 25%
cho tới khoảng 40% tổng số lao động, tùy từng mức độ phát triển của từng quốc gia.
Tức, vẫn còn khoảng 60 – 70% lao động vẫn phải làm việc trong những điều kiện lao
động hà khắc, mức thu nhập không ổn định, không được đảm bảo những chính sách
phúc lợi mà tầng lớp “công nhân trung lưu” đang được hưởng. Có những công nhân
vẫn đang phải làm việc trong những ngày nghỉ, trong cả giờ nghỉ trưa hay giải lao
mà không chắc sẽ được trả lương; hay có những nữ công nhân buộc phải nghỉ thai
sản không lương hay nghiêm trọng hơn là trực tiếp bị sa thải. Sự phát triển của các
tập đoàn tư bản, các công ty tư bản cùng sự bòn rút, áp bức, bóc lột người lao động
một cách ngày càng tinh vi đã hất vô số người dân lao động ra hè phố, khiến hơn 500
triệu người dân có nguy cơ chết đói, 1,6 tỷ người bị đẩy vào cảnh túng quẫn, 600
triệu người thất nghiệp và 800 triệu người mù chữ,… Ngay tại thế giới này, ngay tại
thời điểm mà chúng ta vẫn luôn tưởng rằng giai cấp công nhân đang “trung lưu hóa”,
có cuộc sống ngày càng tốt hơn thì những cuộc biểu tình đòi những yêu sách về việc
làm, tiền lương tối thiểu cùng với đó là chính sách an sinh xã hội như cuộc biểu tình
tại Istanbul ngay ngày quốc tế lao động mới đây, cuộc biểu tình đòi tăng lương tại
Hàn Quốc,… là những minh chứng rõ ràng hơn cho những lập luận trên.
Hay như những chính sách bảo vệ người lao động như hệ thống luật pháp, các
tổ chức chính trị xã hội như công đoàn,… - những thứ được coi là thành trì cuối cùng
để bảo vệ lợi ích của công nhân trong các nhà nước tư bản đã nêu ở phần trên cũng
không phản ánh địa vị chính trị xã hội của giai cấp công nhân, không phải do một bộ
phận công nhân trở nên trung lưu hóa có thể đủ sức tác động tới mà suy cho cùng,
những chính sách đó vẫn do giai cấp tư sản quyết định, phục vụ lợi ích của giai cấp
tư sản. Bởi tại các nước tư bản phát triển, giai cấp tư sản phát triển, với sự thống trị
tuyệt đối về kinh tế cũng đồng thời nắm luôn chính quyền trong tay, mặc dù các
nước này vẫn luôn tự hào là những quốc gia mà hệ thống chính quyền được lựa chọn
trên con đường bầu cử “dân chủ, công khai, minh bạch”. Như giáo sư Jefferey Sachs
từng khẳng định chính quyền và cơ chế hiện nay của Mỹ, và cả thế giới tư bản chủ
nghĩa nói chung, là chính quyền của 1%, do 1% và vì 1% dân số quyết định. Giai cấp
tư sản, trước những cuộc bầu cử, dưới danh nghĩa là “tài trợ” chiến dịch tranh cử hay
khoản tiền duy trì hoạt động của Đảng tranh cử mà thực chất đó đều là những khoản
tiền để có thể tác động trực tiếp tới kết quả bầu cử; từ đó đổi lại sự chi phối, tiếng nói
quyết định tới những chính sách, quyết định của Đảng cầm quyền khi Đảng đó lên
nắm quyền sao cho có lợi nhất cho mình, mà trong đó chắc hẳn luôn có những chính
sách liên quan tới người dân lao động. Tiêu biểu nhất cho nhận định này phải kể đến
ông chủ của cả một đế chế kinh doanh ngành hóa chất và chất thải có tên Harrot C.
Simon. Nhà tư bản này ước tính sở hữu khối tài sản đạt 4,5 tỷ USD. Năm 2004, ông
này đứng sau để tài trợ cho một quỹ chuyên tổ chức những chiến dịch nằm hạ thấp
uy tín của Thượng Nghị Sĩ John Kerry, trực tiếp dẫn tới thất bại của Chính trị gia này
trước ông G.Bush trong cuộc đua vào nhà trắng năm đó.
Phải chăng, chủ nghĩa tư bản dù có biến đối, dù có thích nghi và sự thích nghi
ấy khiến cho một bộ phận công nhân lao động trở nên trung lưu hóa nhưng chỉ xu
hướng ấy là không đủ để thay đổi bản chất của chế độ, của những nhà nước theo chế
độ này. Đó vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền với chế độ bóc lột, đầy rẫy những áp
bức, bất công, vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn cơ bản, sâu sắc không thể điều hòa
được giữa tư sản và công nhân. Vì vậy, có thể khẳng định, địa vị chính trị của giai
cấp công nhân tại các nước tư bản hiện nay không hề bị thay đổi bởi xu hướng trung
lưu hóa

You might also like