You are on page 1of 3

1.

Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
1.1. Giai cấp công nhân
- Khái niệm : giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và
phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, là giai cấp
đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến và là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch
sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa,
giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản
xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ
những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của
toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.

Dù được diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân được
các nhà kinh điển xác định dựa trên hai phương diện cơ bản : mối quan hệ lượng –
chất và thời gian.

- Giai cấp công nhân theo quan hệ lượng – chất :

+ Lượng : giai cấp công nhân là tập đoàn xã hội ổn định

+ Chất : giai cấp công nhân được xác định trên hai phương diện cơ bản :

 Kinh tế - xã hội :
Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô
sản mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, hình thành giai cấp
vô sản hiện đại. Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại ra
đời gắn liền với sự phát triển của thời đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản
thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.
Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động
trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp
vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã
hội hóa cao.
Giai cấp công nhân là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp và là đại biểu
của lực lượng sản xuất tiên tiến. Họ nắm và có khả năng vận dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến trong lao động sản xuất, có khả năng phát minh khoa học và cải tiến
kỹ thuật trở thành lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.
 Chính trị - xã hội :
Giai cấp công nhân là một trong những giai cấp cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu với
giai cấp tư sản và bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, bóc lột giá trị thặng dư, buộc
phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống. Họ là những người được tư do về
thân thể và có quyền bán sức lao động tùy theo cung – cầu hàng hóa sức lao động
nhưng sự tồn tại của họ phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ phải tạo
ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị đó lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt.
Họ có lực lượng chính trị - xã hội độc lập với bộ máy chính trị của thời đại, của
chủ nghĩa tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân giành
chính quyền, xây dựng nhà nước mới của nhân dân.

Là giai cấp cách mạng triệt để vì giai cấp công nhân có lợi ích đối kháng trực tiếp
với lợi ích của giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất đại
công nghiệp, lại bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề. Điều kiện sống, điều kiện lao
động trong chế độ TBCN đã chỉ cho họ thấy, họ chỉ có thể được giải phóng bằng
cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TBCN. Trong quá trình xây dựng CNXH,
giai cấp công nhân không gắn với tư hữu nên họ kiên quyết đấu tranh chống chế độ
áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất.

Thông qua nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân đã tích lũy được
những phẩm chất cách mạng cần thiết như tổ chức, kỷ luật trong lao động, tinh
thần hợp tác.
- Giai cấp công nhân theo chiều dài lịch sử :
 Thời kỳ tư bản chủ nghĩa

 Quá độ lên xã hội chủ nghĩa


 Xã hội chủ nghĩa

1.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân


1.3. Tại sao
1.4. Nội dung và đặc điểm
1.5. Điều kiện thực hiện sứ mệnh lịch sử

You might also like