You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC


ĐỀ TÀI 01:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA GIAI CẤP CÔNG
NHÂN VIỆT NAM VỚI GIAI CẤP CÔNG NHÂN THẾ GIỚI

Sinh viên thực hiện: MSV:

- Nguyễn Thị Anh Thư 1575030066


- Lê Phạm Hồng Hải 1575030023
- Cao Tùng Lâm 1575030041

Lớp: ...................... YK 15 – 02 .....................


Khoa: ...................... Y khoa ..........................

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại xã hội nào thì những người lao động sản xuất trong các ngành
sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vai
trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng tạo
công cụ sản xuất, giá trị thặng dư và chính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là
một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nghiên cứu một cách toàn
diện về các quy luật chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát
triển của các hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, chủ nghĩa xã
hội khoa học tập trung nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con
đường, hình thức phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân để chuyển biến từ
chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ: Giai cấp công nhân
là tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền
công nghiệp hiện đại (đại công nghiệp); là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất
tiên tiến; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội; đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày
càng cao.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh lịch sử ra đời và đặc trưng về kinh tế xã hội
của từng nước khác nhau mà giai cấp công nhân giữa các nước sẽ có những đặc
trưng riêng. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sự tương
đồng và khác biệt giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp công nhân thế
giới”.
1

NỘI DUNG

I. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân

1. Khái niệm giai cấp công nhân

C.Mác và Ph.Anghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp
công nhân như giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhận hiện
đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp... đó là những cụm tủ đồng nghĩa để chỉ
giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại
biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Ngoài ra,
các ông còn dùng những thuật ngữ để chỉ các loại công nhân trong các ngành sản
xuất khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp, công
nhân khoảng sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công
nhân nông nghiệp... Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp
công nhận được các nhà kinh diễn xác định theo hai phương diện cơ bản:

+ Về phương thức kinh tế - xã hội:

Giai cấp công nhân là sản phẩm và là chủ thể của nền sản xuất đại công nghiệp,
là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có
tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Họ lao động bằng
những phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại với những đặc điểm nổi bật
sản suất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng xuất lao động cao
và tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội mới.

+ Về phương diện chính trị - xã hội:

Từ lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân còn là sản phẩm
của xã hội, của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, một xã hội có điều kiện tồn
tại dựa trên cơ sở chế độ làm thuê. Trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai
cấp vô sản là “những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của
bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”.
Từ những phân tích trên theo chủ nghĩa Mác - Lênin giai cấp công nhân là
một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền
2

công nghiệp hiện đại, họ lao động bằng phương thức ngày càng hiện đại và gắn
liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, đại biểu cho phương thức sản xuất
mang tính xã hội ngày càng cao. Họ là người làm thuê do không có tư liệu sản
xuất, buộc phải bán sức lao động để kiếm sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị
thặng dư, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
Đó là giai cấp sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

2. Đặc điểm của giai cấp công nhân

Nghiên cứu giai cấp công nhân (giai cấp vô sản) từ phương diện kinh tế - xã
hội và chính trị - xã hội trong chủ nghĩa tư bản, Mác và Anghen đã không những
đưa ra quan niệm khoa học về giai cấp công nhân mà còn làm sáng tỏ những đặc
điểm quan trọng của nó với tư cách là một giai cấp cách mạng có sứ mệnh lịch sử
thế giới. Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu của giai cấp công nhân bao
gồm:
+ Đặc điểm nổi bật giữa giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công
nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao,
quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa.
+ Nền sản xuất công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã dẫn đường
cho giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt về tính tổ chức, kỷ luật lao động,
tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp, đó là một giai cấp cách mạng và
có tinh thần cách mạng triệt để. Những đặc điểm ấy là những phẩm chất cần thiết
để giai cấp công nhân có vai trò lãnh đạo cách mạng.
II. Sự tương đồng và khác biệt giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp
công nhân thế giới

1. Điểm tương đồng

- Giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân thế giới đều đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến, là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội và tạo ra
của cải vật chất chủ yếu cho xã hội.
3

- Giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân thế giới đều có chung hệ tư
tưởng tiên tiến, có chung vũ khí lý luận tinh thần lag chủ nghĩa Mác – Lênin và có
đảng tiên tiến nhất, cách mạng nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản. Trong đó, Đảng
Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và phong trào công
nhân. Còn ở Việt Nam, sự ra đời của Đảng Cộng sản là sự kết hợp của chủ nghĩa
Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân thế giới đều có mục tiêu
chung là xóa bỏ áp bức bóc lột bất công, xây dựng một xã hội không còn áp bức
bóc lột bất công hay chủ nghĩa xã hội và chủ nghã cộng sản. Đó là một xã hội dựa
trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, tiến bộ, dân chủ, văn minh. Cụ thể hơn ở
Việt Nam thì đó là một xã hội có dân giàu nước mạnh công bằng dân chủ văn
minh. Chính vì thế, giai cấp công nhân luôn là lực lượng đi đầu đấu tranh vì mục
tiêu hòa bình hợp tác phát triển, vì dân sinh dân chủ tiến bộ.

- Giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân thế giới đều có đặc điểm
chính trị xã hội giống nhau. Đó là giai cấp tiên tiến nhất, có tinh thần cách mạng
triệt để nhất, có tinh thần kỷ luật cao và mạng bản chất quốc tế.

2. Sự khác biệt

Đặt trong bối cảnh lịch sử ra đời và đặc trưng về kinh tế xã hội của từng
nước khác nhau mà giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc trưng riêng khác
với giai cấp công nhân thế giới. Sự khác nhau đó được thể hiện:

– Sự ra đời của giai cấp công nhân:

Vào đầu thế kỷ XX, xuất thân từ một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, gắn
liền với cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp với mục tiêu không phải là
phát triển công nghiệp để nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân cũng như khai
hóa văn minh mà là bóc lột, bòn rút tài nguyên, khai thác thuộc địa. Giai cấp công
nhân Việt Nam ra đời và là sản phẩm của công cuộc khai thác đó, được phát triển
chủ yếu trong một số nhà máy xí nghiệp nhỏ, ở đồn điền và đặc biệt là trong các
4

khu khai mỏ. Trong khi đó, giai cấp công nhân thế giới thì là sản phẩm, con đẻ của
nền đại công nghiệp.
Giai cấp công nhân Việt Nam chỉ ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam. Còn
giai cấp công nhân thế giới ra đời sau giai cấp tư sản và phát triển theo đà phát
triển của kỹ thuật và công nghệ và chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất
đại công nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công.
Xuất thân là nước nông nghiệp lạc hậu của nền kinh tế tiểu nông cho nên giai
cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ giai cấp nông dân, tạo điều kiện cơ
sở để thiết lập khối liên minh công – nông bền vững. Trong khi đó, giai cấp công
nhân thế giới xuất thân từ nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội: nông dân, thợ
thủ công…

– Đặc điểm của giai cấp công nhân:

Thứ nhất: Sinh ra và lớn lên từ một nước vẫn là thuộc địa, nửa phong kiến, có
truyền thống yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, dù còn non trẻ, nhỏ bé, song giai cấp
công nhân đã sớm trở thành giai cấp duy nhất được lịch sử, dân tộc thừa nhận và
giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ sau các phong trào cứu nước
theo lập trưởng Cần Vương, lập trường tư sản và tiểu tư sản thất bại.

Thứ hai: Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên, đã tiếp thu chủ
nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế, nhanh chóng trở
thành lực lượng chính trị tự giác và thống nhất, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo
dục, đã sớm giác ngộ mục tiêu lý tưởng, chân lý của thời đại: độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh thần và bản
chất cách mạng triệt để.

Thứ ba: Giai cấp công nhân nước là xuất thân từ nông dân lao động, bị thực
dân phong kiến bóc lột, bần cùng hóa nên có mối quan hệ máu thịt với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác. Qua thử thách của cách mạng, liên minh
giai cấp đã trở thành động lực và là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc.
5

Thứ tư: Từ khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân Việt Nam
luôn phát huy bản chất cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn là lực
lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá xây dựng và phát triển nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức
hiện đại.

Thứ năm: Quá trình “trí thức hoá" giai cấp công nhân diễn ra mạnh mẽ, từng
bước hình thành giai cấp công nhân tri thức Việt Nam. Việc hình thành giai cấp
công nhận trí thức không có nghĩa là sự bổ sung vào lực lượng giai cấp công nhân
những công nhân có trình độ cao mà là giai cấp công nhận được nâng cao về trình
độ và có sự thay đổi về tính chất lao động - lao động điều khiển những công nghệ
tự động hóa của nền kinh tế tri thức. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp
công nhân là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước. Sự lớn
mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của
công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại học đất nước.

Trong khi đó, giai cấp công nhân thế giới là chủ thể của quá trình sản xuất vật
chất hiện đại, là giai cấp đại biểu cho phát triển sản xuất tiên tiến, mang tính xã hội
ngày càng cao. Họ lao động bằng phương thức công nghiệp, lao động bằng máy
móc, năng suất lao động cao.
Tuy nhiên, tính tới cả thời điểm hiện nay, công nhân Việt Nam vẫn còn nhiều
hạn chế so với công nhân thế giới vì vẫn chưa có nền đại công nghiệp, thiếu đi tác
phong công nghiệp, tính tổ chức kỷ luật chưa cao. Còn giai cấp công nhân thế giới
xuất thân từ nền đại công nghiệp có trình độ cao, tác phong công nghiệp tốt, tính tổ
chức kỷ luật rất cao.

– Sứ mệnh hiện nay của giai cấp công nhân:

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời muộn hơn so với giai cấp công nhân thế
giới nhưng lại nhanh chóng giác ngộ được chủ nghĩa Mác – Lênin và sớm thành
lập được chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng sớm giành
được chính quyền chỉ sau 15 năm ra đời (từ năm 1930 đến năm 1945) và lãnh đạo
6

đất nước. Trong khi giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát trển đã mạnh mẽ
xuất hiện từ thế kỷ XV, phát triển mạnh ở thế kỷ XVIII, XIX và đến nay thế kỷ
XXI thì công nhân ở nhiều nước tư bản vẫn chưa thực hiện được sứ mệnh lịch sử
của mình.
Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận chế độ đa đảng, đa nguyên chính trị. Họ
tham gia đông đảo vào các thành phần kinh tế, lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ văn minh để phấn đấu. Họ là lực lượng tiên phong trong
phòng chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội, là lực lượng chính trị - xã hội
quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây
dựng nền quốc phòng toàn dân.
KẾT LUẬN

Từ đó, ta có thể chỉ ra được rằng công nhân Việt Nam có những đặc điểm cơ
bản như công nhân thế giới về vị trí, tư tưởng, mục tiêu và đặc điểm chính trị xã
hội. Hơn nữa, lợi thế của giai cấp công nhân Việt Nam đó là dù ra đời muộn hơn
nhưng đã sớm thành lập được chính đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo
đất nước và thực hiện thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi
giai cấp công nhân nhiều nước vẫn chưa làm được điều này.

You might also like