You are on page 1of 4

Đề bài: Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân đã có những biến đổi như

thế nào? Từ sự biến đổi đó, theo em, giai cấp công nhân có còn sứ mệnh lịch sử
của mình không? Vì sao?

Bài làm

Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân đã có những bước biển đổi tiến bộ,
rất khác biệt so với giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX, được thể hiện qua những
điểm như:

- Xu hướng tri thức hóa và trí thức hóa công nhân: đây là một đặc điểm vô
cùng nổi bật và khác biệt của giai cấp công nhân hiện đại so với trước
kia, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 nổ ra mạnh mẽ hơn
bao giờ hết:
o Đặc trưng cơ bản của nền sản xuất công nghiệp hiện đại là một nền
sản xuất bằng máy móc với kỹ thuật cao thường xuyên được cách
mạng hóa bởi sự phát triển của cách mạng khoa học và sự vận
dụng ngày càng nhanh những thành tựu khoa học vào sản xuất.
Tương ứng với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại là một
GCCN hiện đại ngày càng có trình độ cao.
o Nếu như trước đây, con người ở cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ I chỉ đang đơn giản, thô sơ, cần lao động cơ bắp là chủ yếu với
cơ khí hóa (biểu tượng máy hơi nước) vào giữa thế kỷ XVIII, dần
dần chuyển sang sử dụng chất xám nhiều hơn với cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ II: điện khí hóa vào giữa thế kỷ XIX đến cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ III: điện tử hóa (biểu tượng máy
tính điện tử) vào giữa thế kỷ XX và hợp thành chỉnh thể của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ IV: tự động hóa (biểu tượng người
máy). Sự phát triển này là do tác động của khoa học kỹ thuật và
công nghệ, do đó, khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp và kinh tế tri thức đã ra đời.
- Công nhân dần làm chủ tư liệu sản xuất đặc biệt, chính là tri thức và công
nghệ hiện đại:
o Công nhân hiện đại không còn là “chiếc đinh ốc trong dây chuyền
sản xuất tư bản chủ nghĩa” mà có tính chủ động hơn, tư duy năng
động và đa diện hơn.
o Cùng với quá trình phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện
đại, GCCN hiện đại từng bước phát triển thành “giai cấp vô sản lao
động trí óc”, mà C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo trước đây, ngày nay
gọi với cái tên mới là công nhân trí thức. Công nhân trí thức vừa là
sản phẩm vừa là chủ thể của kinh tế tri thức.
- Hao phí lao động trí tuệ là nguồn gốc chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư:
o Nếu như trước đây, nguồn gốc chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư là do
sự hao phí lao động chân tay, cơ bắp, thể lực của con người, thì với
nền cách mạng công nghiệp lần thứ IV cùng nền kinh tế tri thức
yêu cầu các sản phẩm công nghệ cao, hàng hóa-dịch vụ công nghệ
cao đã không còn đòi hỏi các yếu tố chủ yếu là nguyên vật liệu, lao
động cơ bắp nữa khi mà những yếu tố này chỉ chiếm 10, 20, 25%,
còn “vật liệu” đóng góp chính là hàm lượng chất xám kết tinh
trong sản phẩm đó.
- Trình độ xã hội hóa của nhân dân lao động có biểu hiện hoàn toàn mới
thông qua sự toàn cầu hóa:
o Toàn cầu hóa về nhân lực với các nội dung như: dòng lao động và
sức lao động có thể dịch chuyển đến nhiều quốc gia; đào tạo công
nhân ngày càng được chuẩn mực hóa theo các tiêu chuẩn chung
(chẳng hạn ISO); nhà sử dụng lao động lớn nhất thế giới hiện nay
là các công ty xuyên quốc gia - TNC “với các tiêu chuẩn sản xuất
và điều kiện làm việc của công nhân giống hệt nhau.” Rõ ràng, như
Mác từng nhận định: “Giai cấp tư sản đang tạo ra một thế giới theo
hình ảnh của nó” và “giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của
nó là một hiện tượng hoàn toàn xa lạ với tính địa phương”, “lịch sử
ngày càng trở thành lịch sử thế giới”...
o Tuy vậy, quá trình sản xuất hiện nay với những yêu cầu quy định
khá phức tạp về vốn, công nghệ, thị trường và nhiều yếu tố ngoài
kinh tế khác, người ta nhận thấy sự phát triển của giai cấp công
nhân vẫn bị phân hóa, phân biệt rõ nét.
o Chênh lệch về trình độ công nghệ, phần được hưởng của công nhân
ở từng quốc gia khi hội nhập là những khác biệt mà nhiều nghiên
cứu đã nói tới. Điều đáng quan tâm ở đây là nguyên nhân của
những phân hóa, khác biệt ấy không phải chỉ là do khác biệt về
trình độ công nghệ mà chủ yếu là do tính ích kỷ của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa; cùng với đó là những điều kiện, ràng buộc
trong bối cảnh toàn cầu hóa mang đậm tính chất tư bản chủ nghĩa
hiện nay.
- Ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, giai cấp công nhân đã trở thành
giai cấp lãnh đạo, thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản, điển hình
là Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành lãnh đạo toàn diện trên mọi mặt
trong xã hội, có địa vị khác biệt so với giai cấp công nhân ở các nước tư
bản. Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản vẫn
phải tiếp tục đấu tranh và chưa giành được chính quyền, độc lập.

Từ sự biến đổi đó, theo em, giai cấp công nhân vẫn còn giữ sứ mệnh lịch sử
của mình bởi:

- Xét về phương diện kinh tế:


o Dù cho đời sống của giai cấp công nhân đã được cải thiện,
nhưng trên phạm vi toàn cầu hiện nay vẫn mang đậm tính chất
tư bản chủ nghĩa với những bất công và bấy bình đẳng xã khi
mà giai cấp thống trị bóc lột giai cấp công nhân giá trị thặng dư
ở hình thức tinh vi hơn, nhất là bóc lột lao động trí tuệ.
o Công nhân dù có làm chủ về mặt tư liệu sản xuất nhưng cũng
chỉ là một phần rất nhỏ và không có tiếng nói đối với giai cấp
thống trị
- Xét về măt văn hoá xã hội:
o Trong khi ý thức hệ giữa hai bên Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa
tư bản vẫn chưa chấm dứt sự đấu tranh, thì giai cấp công nhân
vẫn phải thực hiện sứ mệnh của mình đó là xây dựng Chủ nghĩa
xã hội, tạo ra hệ tư tưởng mới công bằng, tự do, dân chủ.
- Về mặt chính trị:
o Nhà nước Tư bản chủ nghĩa vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi trên thế
giới, ở các nước xã hội chủ nghĩa thì vẫn có nhiều thế lực thù
địch chống phá, giai cấp công nhân vẫn cần đứng lên dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nhằm tiến hành cuộc cách mạng
triệt để, đấu tranh cho sự tự do của giai cấp công nhân.

You might also like