You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ

BÀI THU HOẠCH


MÔN HỌC KINH TẾ VI MÔ
Đề 01: Thị trường Dệt may (Cầu)

Nhóm học phần: N18


Tên nhóm: Nhóm 04
Hệ: Đại học chính quy

HẢI PHÒNG – 2022


Danh sách các bạn nhóm 04:
1. Nguyễn Tiến Thành
2. Lê Minh Sơn
3. Nguyễn Thị Sinh
4. Đào Quỳnh Phương
5. Lê Mai Phương
6. Nguyễn Thanh Phương
7. Đào Thị Diễm Quỳnh
8. Trần Hoài Thu
9. Bùi Phạm Anh Thư

2
MỤC LỤC
Lời mở đầu..................................................................................................3

Chương 1: Lịch sử hình thành thị trường....................................................4

1.1. Giai đoạn trước năm 1954 :.............................................................4

1.2. Giai đoạn từ 1954 – 1986 :..............................................................4

1.3. Giai đoạn từ 1987 – 1997 :..............................................................6

1.4. Giai đoạn từ 1998 – nay :................................................................8

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu dệt may ở Việt Nam......10

2.1. Cầu hàng hóa :...............................................................................10

2.2. Các yếu tố tác động đến cầu :........................................................10

2.2.1. Chất lượng sản phẩm :..............................................................10

2.2.2. Giá thành :................................................................................11

2.2.3. Thương hiệu :...........................................................................11

2.2.4. Giá cả hàng hóa có liên quan :..................................................12

2.2.5. Thu nhập của người tiêu dùng :................................................13

Chương 3: Các quan điểm cá nhân...........................................................14

3.1. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay :...........................14

3.1.1. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam qua các năm :.................14

3.1.2. Điểm mạnh và điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam :.........15

3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam :.........17

3.2. Giải pháp :.....................................................................................18

Kết luận toàn bài.......................................................................................20

Tài liệu tham khảo.....................................................................................21

3
Lời mở đầu.
Ngành dệt may là một trong những ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản của
con người , không ai có thể sống hoàn thiện nếu thiếu đi nó . Chính vì vậy dệt
may được ra đời và phát triển từ rất sớm . Với sự tiến bộ của khoa học -kỹ
thuật , ngay từ thế kỷ 17 đã đưa ngành này sang một giai đoạn phát triển mới : từ
sản xuất đại trà đến các dây chuyền sản xuất công nghiệp . Trước đây con người
chỉ cần đáp ứng đủ ''ăn no mặc ấm '' , nhưng ngày nay , theo quá trình phát triển
của xã hội , điều đó đã đổi thành '' ăn ngon mặc đẹp . Thật vậy giờ đây ngành dệt
may không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc mà nó còn cao hơn nữa là đáp ứng nhu cầu
làm đẹp của con người . Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản
phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là vô cùng lớn . Nó cũng là
ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động mà lại không yêu cầu trình độ
cao nên không cần nhiều vốn để đầu tư . Mặt khác , khả năng thu hồi vốn nhanh
nên đây là ngành phù hợp với các nước đang phát triển nơi có nhiều lao động
trình độ thấp , vốn ít, trong đó có Việt Nam. Và để tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về
ngành dệt may ở Việt Nam, chúng ta trước hết hãy cùng nghiên cứu về thị
trường cầu của Việt Nam từ trước đến nay để nhìn nhận được sự thay đổi cũng
như tìm ra các hướng đi mới nhằm nâng cao phát triển ngành dệt may nước nhà .
Sau đây hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi.

4
Chương 1: Lịch sử hình thành thị trường.
1.1. Giai đoạn trước năm 1954 :
Ngành dệt may Việt Nam ta đã xuất hiện từ rất lâu rồi. Từ xa xưa, hoạt động của
người phụ nữ Việt Nam luôn gắn bó với những hoạt động truyền thống như thêu
thùa, may vá, dệt lụa,… Quá trình hình thành nền công nghiệp dệt may phải kể
đến từ những năm thời kỳ Bắc thuộc, nước ta đã có những cống phẩm điển hình
về lụa là, váy vóc, phục trang quý hiếm cho các triều đại phương Bắc. Mặc dù
đa số đều xuất phát từ đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ, nhưng theo
thời gian, xã hội dần phát triển, xuất hiện nhiều công cụ, vật dụng giúp đỡ thì
dần dần bắt đầu hình thành nên nền công nghiệp dệt may này.
Theo nhiều nguồn tư liệu
lịch sử, ngành dệt may Việt
Nam ta được tính bắt đầu
chính xác từ năm 1897 –
khi nhà máy dệt Nam Định
được thành lập. Ngành
công nghiệp này đã nhanh
chóng có sự phát triển lớn
mạnh hơn cả về quy mô và
hình thức, đặc biệt là sau
Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945). Các máy móc hiện đại của các
doanh nghiệp nhà nước cũng bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này, nguồn cung cấp
chủ yếu là một số nước châu Âu, Trung Quốc và Liên Xô (cũ).

1.2. Giai đoạn từ 1954 – 1986 :


Năm 1954 là một dấu mốc quan trọng của quá trình đấu tranh giành lại độc lập
của nhân dân ta. Đó là khi hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải
phóng, bắt đầu đi lên con đường chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đẩy mạnh phát triển
kinh tế, làm hậu phương chi viện, tiếp tế cho chiến trường miền Nam đấu tranh

5
chống thực dân xâm lược, thống nhất đất nước. Vào thời kỳ này, ngành dệt may
nước ta bắt đầu được quan tâm hơn, được Đảng và Chính phủ tạo điều kiện đầu
tư phát triển nhiều hơn.
Với sự vươn tay giúp đỡ của các nước đồng minh, bè bạn, các nước láng giềng,
nước ta đã bước đầu cải tạo và được xây mới hệ thống có công suất lớn như:
Nhà máy Dệt 8/3, nhà máy Dệt kim Đông Xuân, công ty May 10, công ty May
Thăng Long, công ty May Chiến Thắng, công ty May Đáp Cầu… Nhà máy Dệt
Nam Định và nhà máy Dệt lụa Nam Định cũng được tái thiết, khôi phục và tiếp
tục sản xuất trong giai đoạn này. Đồng thời, các hợp tác xã, tổ sản xuất thủ công
cũng được thành lập nhằm cung cấp thêm sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng của nhân dân địa
phương và các khu vực
khác.
Vào năm 1975 – khi đất
nước ta hoàn toàn thống
nhất, giải phóng, hoàn
toàn độc lập, tự chủ thì
ngành dệt may nước ta
lại có thêm cơ hội phát
triển lớn. Được bổ sung
thêm nhiều nguyên vật liệu mới, vật dụng hiện đại hơn, được thêm vào hệ thống
nhiều đội ngũ thợ lành nghề, nhiều kinh nghiệm, xuất phát từ các làng nghề
truyền thống, từ nhiều cơ sở may vá đơn lẻ, trải dài từ Trung vào Nam. Hàng
loạt các công ty may khu vực miền Nam cũng được Chính phủ tiếp quản như
công ty May Nhà Bè, công ty Dệt Việt Thắng, nhà may Việt Tiến, nhà may Hòa
Bình,… Để tiếp tục công cuộc tái cơ cấu đầu tư và phát triển, Nhà nước ta đã
mở rộng và thành lập lên nhiều các doanh nghiệp quốc doanh như Công ty May
Hà Nội, công ty Dệt may Nha Trang, công ty Dệt may Huế,… Ở các địa phương
cũng được khuyến khích thành lập các công ty nhỏ lẻ, đáp ứng thêm nhu cầu lao
động sản xuất và tiêu dùng cho người dân.
6
Mặc dù có thêm cơ hội phát triển hoàn thiện trong thời kỳ này, có thể nhanh
chóng cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước, nhưng vẫn có những hạn
chế chưa bộc lộ rõ. Điển hình như việc cơ chế chính sách của Nhà nước ta vẫn
chưa được hoàn thiện hoàn toàn, còn nhiều gò bó, khó khăn trong các công cuộc
đầu tư và sản xuất nên các doanh nghiệp cũng chỉ sản xuất theo chỉ tiêu được
giao theo Chính phủ, chứ không hề có sự linh hoạt hay sáng tạo thêm trong các
khâu sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa được nâng cao, vẫn giữ theo hình mẫu
nguyên bản, không có đột phá tiến bộ hay sự cải tiến nào.

Để mà nói, lịch sử ngành dệt may nước ta thực sự bước sang trang mới, đó là
vào năm 1976. Đây là năm nước ta lần đầu tiên được xuất khẩu sang Liên Xô
(cũ), khối các nước Đông Âu dưới hình thức ký hợp đồng phụ. Bởi vì nguồn
cung trong nước không thể cung cấp nguyên vật liệu có sẵn, Chính phủ ta đã
nhập bông và một số nguyên liệu từ Liên Xô (cũ), sau đó gia công thành sản
phẩm và trao trả thành phẩm như đã ký kết. Hình thức này cũng được vận dụng
với khối các nước Đông Âu như Tiệp Khắc, Hungary, miền Đông Đức, như vậy,
thị trường nước ta cũng đã được mở rộng sang các nước lớn mạnh khác – năm
1979.
Năm 1986, hình thức vận động được tiếp tục cải tiến khi Liên Xô (cũ) đồng ý
cung cấp thêm nguyên vật liệu và nhiều mẫu thiết kế. Đến tận đây, ngành dệt
may nước ta dù vẫn còn dập khuôn nhưng cũng có cơ sở phát triển năng lực
vượt trội hơn và đạt được nhiều mục tiêu hơn trong việc xuất khẩu đề ra trước
đó.

1.3. Giai đoạn từ 1987 – 1997 :


Sau năm 1986, nền công nghiệp dệt may tiếp tục có những bước tiến phát triển
rõ rệt: hệ thống nhà máy, công ty thu hút nhiều nguồn nhân lực, tăng cao năng
suất, góp phần nâng cao doanh thu, góp một phần cải thiện ngân sách nhà nước.
Đại đa số sản phẩm sản xuất ra của ta đều chỉ được tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu chủ yếu sang các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Trong thời kỳ ấy, còn
7
nhiều hạn chế và sự đấu tranh gắt gao giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các
nước theo chủ nghĩa tư bản, nên việc Việt Nam ta chỉ quan hệ với đa số những
nước cùng dây truyền chủ nghĩa xã hội là điều hiển nhiên, không thể thay đổi.

Trong và sau năm 1990, thị trường xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp
đổ, đặc biệt việc Liên Xô tan rã (1991) đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta
thời kỳ bấy giờ. Khi đó, nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ
kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, doanh nghiệp
nhà nước ta gặp không ít khó khăn, ngành dệt may gặp khủng hoảng trầm trọng:
nhiều công ty, nhà máy không thể sản xuất vì thiếu nguồn cung nguyên vật liệu,
hệ thống máy móc sản xuất mà thua lỗ, phải giảm mức sản xuất và đứng trên bờ
vực phá sản.
Đó là hệ lụy của việc quen làm
ăn với cơ chế thời bao cấp,
doanh nghiệp được cấp vốn,
đầu vào có sẵn, sản xuất chỉ
theo Nhà nước đưa ra, thành
phẩm cũng được tiêu thụ theo
nguồn có sẵn nên việc lộ ra
nhiều nhược điểm như quy mô
sản xuất nhỏ, thiếu vốn hoạt động, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, kỹ năng tổ chức
thiếu khoa học… cũng là điều dễ hiểu.
Trong giai đoạn này, điểm đáng chú ý là chính sách vĩ mô của Nhà nước và
Chính phủ ban hành đã tạo nên ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế cả
nước nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng:
 Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài được
ban hành là điều kiện kiên quyết và thuận lợi cho phát triển kinh tế. Chính
phủ bắt đầu ban hành những chính sách khuyến khích dành cho nước
ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam. Điều đó đã khiến cho ngành dệt may
thu hút một lượng lớn đầu tư, có thêm cơ hội, không gian mở rộng, phát
8
triển. Đặc biệt, hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) theo mô hình liên doanh
đã tạo điều kiện trực tiếp cho các công ty, xí nghiệp dệt may có cơ hội
tiếp cận với hệ thống khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhiều
phương thức quản lý và mô hình kinh doanh kiểu mới, thúc đẩy nhiều
bước tiến lớn, được đổi mới về cả chất lẫn lượng.
 Chủ trương đa phương hóa tất cả các phương diện, Việt Nam ta bắt đầu
thiết lập nhiều mối quan hệ thân thiết hơn với các nước xã hội chủ nghĩa,
các khối Đông Âu, từng bước thiết lập ngoại giao và thương mại với các
nước trên thế giới. Việt Nam ta từng bước mở ra các cơ hội được hội nhập
vào các khối liên kết thị trường lớn như: EU, Nhật Bản, ASEAN…thông
qua việc gia nhập vào các diễn đàn thế giới như WTO (1994), ASEAN
(1995), ASEM (1996),… Đây cũng là nguồn gốc thúc đẩy bước tiến vượt
bậc của ngành dệt may sau này.

1.4. Giai đoạn từ 1998 – nay :


Trong giai đoạn phát triển này, Việt Nam đã và đang tiếp tục trên con đường mở
rộng phát triển ra các thị trường Quốc tế. Tháng 11/1998, Việt Nam chính thức
được kết nạp vào Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Hiệp
định thương mại song phương với
Việt Nam – Hoa Kỳ về quan hệ
thương mại cũng được ký kết tại
Washington vào tháng 7/2000 và có
hiệu lực từ tháng 12/2001. Một năm
sau đó, vào tháng 11/2006, Việt
Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Tất cả đã chứng minh sự tiến bộ vượt bậc, sự nỗ lực cao độ của Chính
phủ Việt Nam cho sự tăng trưởng về xuất khẩu của cả nước nói chung và ngành
dệt may nói riêng.
Vào những năm 2003 – 2004, ngành dệt may Việt Nam nhanh chóng phát triển
và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất. Ngành sử dụng đến
9
hơn 2,5 triệu lao động với hơn 5000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước.
Mặc dù thế giới ngày càng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhưng vì các chính
sách đặc biệt của Chính phủ nên những làng nghề truyền thống vẫn được bảo
tồn và hoạt động cho tới ngày nay như: làng lụa Vạn Phúc – Hà Tây, làng Mẹo –
Thái Bình, làng Triều Khúc – Hà Nội…

Theo nguồn tư liệu mới nhất phát hành thì trong 10 tháng đầu năm 2022, toàn
ngành dệt may xuất khẩu được gần 38 tỷ USD. Ngành đã xuất khẩu vào 66
nước, vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, số mặt hàng duy trì xuất khẩu khoảng 47-50
mặt hàng khác nhau vào thị trường thế giới và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
xuất khẩu là quần áo may mặc các loại.
Theo VITAS, giai đoạn 6 tháng cuối năm 2022, tình hình xuất nhập khẩu ngành
dệt may chững lại do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát, cuộc xung đột giữa
Nga và Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc khi Việt Nam đang
nhập khẩu trên 40% nguyên phụ liệu từ đất nước này cùng những yêu cầu khắt
khe từ phía các quốc gia nhập khẩu về cam kết phát triển bền vững, chống biến
đổi khí hậu… Trước những khó khăn đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt
Nam vẫn giữ mức tăng trưởng tốt ước đạt 42 tỷ USD.

10
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu dệt may ở Việt Nam.
2.1. Cầu hàng hóa :
Cầu của một hàng hóa dịch vụ là số lượng của hàng hóa và dịch vụ đó mà người
tiêu dùng sẵn lòng mua tương ứng với các mức giá khác nhau trong một khoảng
thời gian xác định.
2.2. Các yếu tố tác động đến cầu :
2.2.1. Chất lượng sản phẩm :
Chất lượng hàng hóa được coi là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến quyết định
mua hàng của người tiêu dùng. Chỉ có sản phẩm chất lượng, đáp ứng được các
nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với xu hướng mới có thể giúp
khách hàng ghi nhớ và tìm đến khi có nhu cầu mua hoặc thay mới.
Cho dù công ty, doanh nghiệp có đầu tư mạnh vào các chiến dịch quảng cáo, PR
Marketing mà không coi trọng chất lượng sản phẩm, sản phẩm không đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng hoặc chất lượng kém thì khó có thể đáp ứng
được doanh số bán hàng. Do vậy, để tồn tại lâu dài và đứng vững trên thị trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì trước tiên phải đầu tư vào sản
phẩm.

Khi quyết định tung ra một sản phẩm nào, người bán cần đảm bảo rằng sản
phẩm đó có chất lượng nhất khi đến tay người tiêu dùng. Một sản phẩm có chất
lượng sẽ lấy được lòng tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Và chắc chắn
rằng, nếu sản phẩm đó thỏa mãn được yêu cầu của người dùng, họ sẽ không
ngần ngại quay lại cũng như giới thiệu nó đến nhiều người hơn.
Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở mẫu mã sản phẩm, màu sắc, kiểu
dáng, thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu sản phẩm có chất lượng cao sẽ được
người tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn, lấy được sự tín nhiệm của người dùng và
ngược lại, chất lượng thấp sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường. Đây là
nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp, thể hiện trình độ tay nghề của người

11
lao động và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các kinh nghiệm
quản lý vào sản xuất kinh doanh.
=> Chính vì vậy mà yếu tố chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên cũng là yếu
tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

2.2.2. Giá thành :


Giá thành sản phẩm là toàn bộ những chi phí tính bằng tiền để sản xuất và tiêu
thụ một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Hay nói cách khác, giá
thành sản phẩm dịch vụ là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho một
đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc lao vụ nhất định biểu hiện bằng tiền.
Có thể thấy rõ, khi một mặt hàng quần áo được bày bán và tràn lan trên thị
trường, tâm lí người Việt Nam chuộng những giá tiền vừa túi và phải đảm bảo
chất lượng. Giá thành trên thị trường là mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng trực
tiếp đến nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may của người Việt Nam.

Để tồn tại, phát triển trong thời kỳ hội nhập, doanh nghiệp cần tìm ra những
phương pháp để quản lý giá thành sao cho giá thành đến tay người tiêu dùng
càng thấp và có hiệu quả. Và điều hiển nhiên là, khi một sản phẩm có chất lượng
như nhau thì nơi nào có giá cả cạnh tranh hơn sẽ thu hút được khách hàng và
chiếm được thị phần cao hơn. Đó cũng chính là mối quan tâm của các doanh
nghiệp trong ngành may mặc Việt Nam. Điều này sẽ góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và nước ngoài, giúp
doanh nghiệp tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm hiệu quả, hạn chế tồn kho, tăng
tính bền vững và ổn định trên thị trường.

2.2.3. Thương hiệu :


Chiến lược thương hiệu là phần rất quan trọng với các doanh nghiệp nếu muốn
có sự phát triển lâu bền và thực sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Có thể thấy, chiến lược thương hiệu đúng đắn đã giúp Uniqlo (nhãn hàng Nhật)
thành công trên đất Mỹ. Khi mà hầu hết các thương hiệu đều chạy theo xu
12
hướng thời trang thì Uniqlo lại không như vậy. Quan điểm của ông chủ Uniqlo
là sản xuất loại quần áo phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và có thể mặc ở
bất kỳ đâu. Với lợi thế đó, Uniqlo có thể sản xuất hàng loạt, đáp ứng các đơn đặt
hàng lớn mà các đối thủ không làm được. Càng nhiều sản phẩm được làm ra và
được đặt hàng thì giá bán trở nên rẻ hơn và nhờ thế, sức tiêu thụ cũng tốt hơn.
Uniqlo tin tưởng rằng khách hàng họ nhắm tới là những người quan tâm đến
chất lượng và giá trị hơn là những thiết kế hợp thời. Để khai thác thị trường theo
chiến lược thương hiệu này, Uniqlo dành thời gian để kiểm tra nguyên liệu từ
những nhà cung cấp và thiết kế theo một phong cách dài hạn chứ không dựa vào
xu hướng. Và kết quả, Uniqlo đã thành công vang dội khi vượt qua cả GAP và
H&M taị Mỹ.

Theo Rob Wengel (Phó chủ tịch cấp cao của Nielsen Innovation Analytics –
công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu) cho biết: “Người tiêu dùng
có thể nhiệt tình áp dụng các cải tiến sản phẩm mới nhưng họ lại hơi e ngại đối
với một thương hiệu mới.”
Đồng thời, trong khảo sát về nhận thức thương hiệu. Khi được hỏi về lý do lựa
chọn sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu này thay vì thương hiệu kia, kết quả
nhận được như sau:
 82% số người được hỏi đã chọn một thương hiệu mà họ quen thuộc là lựa
chọn đầu tiên, trên một loạt các lĩnh vực.
 47% số người được hỏi đã giải thích việc lựa chọn thương hiệu vì lý do họ
đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu đó trong quá khứ.
=> Chính vì vậy cần chú trọng trong việc xây dựng thương hiệu của mình, đặc
biệt trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 với việc mua sắm hàng hoá trở nên rất
phổ biến như hiện nay.

2.2.4. Giá cả hàng hóa có liên quan :


 Hàng hóa thay thế: là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và
đáp ứng cùng một nhu cầu.
13
VD: Kem và sữa chua đông lạnh, áo thun và áo sơ mi, vé xem phim và băng
xem video,…
 Hàng hóa bổ sung: là một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau để phát huy
giá trị sử dụng của hàng hóa.
VD: Xăng và moto, máy tính và phần mềm,…
=> Dệt may có nhiều loại nguyên phụ liệu khác nhau (bông, xơ sợi tổng hợp,
sợi bông, vải,...),do đó, tùy thuộc vào khả năng thu nhập, sở thích và nhu cầu
của từng người mà họ lựa chọn những sản phẩm khác nhau để có đáp ứng được
nhu cầu thiết yếu và ham muốn bản thân.
2.2.5. Thu nhập của người tiêu dùng :
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu trong một thời gian xác định.
Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm
của người tiêu dùng.
Thu nhập tăng thì khả năng mua sắm của người tiêu dùng tăng và nhu cầu về
hàng hóa của họ cũng tăng. Khi của cải trở nên dư thừa thậm chí vừa đủ, phần
lớn con người đều sẽ nghĩ đến việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình.

4000 3743
3500

3000 2786
2566
2500
2085
2000 1887
GDP bình quân đầu người của VN
1500 1318

1000

500

Biểu đồ thống kê thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm gần đây:

14
Chương 3: Các quan điểm cá nhân.
3.1. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay :
3.1.1. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam qua các năm :
Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực
và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Ngành dệt may đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ. Đây là sự bứt phá của
ngành dệt may Việt Nam trong phát triển thị trường. Cùng với đó, số mặt hàng
duy trì xuất khẩu khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau vào thị trường toàn cầu và
chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu là quần áo may mặc các loại.
Ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam trong
những năm gần đây đã
có những bước tiến tích
cực cả về sản xuất và
xuất khẩu. Trong đó, tốc
độ tăng trưởng trong sản
xuất ngành dệt may bình
quân giai đoạn 2016 -
2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%. Năm 2020, ngành dệt may
là một trong những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài của dịch Covid-19,
chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt may giảm do đại dịch Covid-19 làm đứt
gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc,
nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ
quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch. Mặc dù dịch bệnh làm
tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang (cả nội địa và
nước ngoài).

15
Trong giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu toàn ngành dệt may tăng trưởng bình
5,6%/năm. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu
khiến xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam giảm khoảng 10% so với năm
2019. Những tháng đầu năm 2021, thị trường dệt may toàn cầu có xu hướng hồi
phục bởi các gói hỗ trợ về kinh tế và thông tin tích cực về triển khai vắc xin
phòng dịch Covid-19; nhu cầu các mặt hàng nói chung và may mặc nói riêng đã
phần nào hồi phục trở lại. Việc chuyển dịch đơn hàng từ các nước quốc gia cạnh
tranh, đặc biệt từ Myanma giúp cho Việt Nam đón nhận một lượng đơn hàng đột
biến ngay từ quý I/2021. Ngoài ra, trong năm 2021, các doanh nghiệp dệt may
không gặp phải vấn đề nguồn nguyên liệu bị đứt gãy như trong những tháng đầu
năm 2020. Đơn hàng dồi dào, kết hợp với những lợi thế trên thị trường xuất
khẩu đã giúp dệt may Việt Nam dần hồi phục với kim ngạch xuất khẩu tăng
trưởng theo từng tháng cho đến giữa năm 2021.
Sang đến năm 2022, 10 tháng đầu năm, toàn ngành dệt may xuất khẩu được gần
38 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó ngành dệt may
Việt Nam đã có 10 thương hiệu đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, bao gồm:
Sản phẩm thời trang Viettien (Tổng Công ty May Việt Tiến), thương hiệu
Merriman (Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ), thương hiệu Mattana &
Novelty (Tổng Công ty May Nhà Bè), Trang phục An Phước (Cty TNHH May
thêu giày An Phước), May10 Series, May10 Suits & Eternity GrusZ (Tổng Công
ty May 10), Thời trang Thái Tuấn (Công ty CP Tập đoàn Thái Tuấn), khăn bông
Mollis (Tổng Công ty CP Phong Phú).

3.1.2. Điểm mạnh và điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam :
 Điểm mạnh:
 Giá công nhân của ngành may mặc của Việt Nam rẻ nhất so với các nước
trong khu vực và thế giới. Giá công nhân rẻ dẫn đến chi phí tạo ra sản
phẩm thấp, giá thành sản phẩm thấp tiếp cận được đông đảo người tiêu
dùng

16
 Người lao động cần cù chăm chỉ và khéo léo, có tay nghề sẽ tạo ra những
sản phẩm chất lượng, độc đáo, hoàn thiện → giúp sản phẩm dệt may Việt
Nam đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước , tạo cơ hội phát triển
các làng nghề may mặc
 Ngành may mặc Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, số lượng các công
ty liên tục tăng qua các năm và quy mô của công ty ngành càng lớn cả về
mọi nguồn lực. Giá trị xuất khẩu 260 triệu USD/tháng và tăng ở các thị
trường chính là Mỹ, EU, Nhật,….
 Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm
dệt kim. Đây là chủng loại mà người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng
 Ngành may mặc được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại giúp giảm bớt sự
phụ thuộc vào con người, tăng năng suất
 Một số thương hiệu được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước:
May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đồng Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi
An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững trong thị
trường trong nước mà còn giúp ngành dệt may Việt Nam tạo dựng tên
tuổi trên thị trường nước ngoài.
 Điểm yếu:
 Giá lao động rẻ nhưng chất lượng lao động không cao, đặc biệt lao động
có trình độ chuyên môn thấp chiếm 60% nên năng suất lao động thấp, so
với các nước trong khu vực thì năng suất lao động của ngành dệt may
nước ta chỉ bằng 2/3. Lương thấp gây ra tình trạng di chuyển lao động
trong cùng ngành hoặc ra khỏi ngành làm cho việc đào tạo chuyên môn
gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra công ty có khả năng xuất khẩu hàng may
mặc và gia công là chủ yếu chứ không thực hiện xuất khẩu trực tiếp.
 Tuy ngành dệt may có sự đầu tư lớn nhưng chưa đồng bộ. Có những loại
máy móc thiết bị đã quá lạc hậu nhưng còn tận dụng nên năng suất không
cao.

17
 Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành dệt may của Việt Nam
nên chưa có hệ thống các kênh phân phối rộng khắp, kể cả thị trường nội
địa và nước ngoài mà chỉ có các cửa hàng của công ty tự lập để tiêu thụ
sản phẩm. Do vậy việc tiêu thụ còn yếu. Đặc biệt các công ty không có sự
phối hợp với nhau trong việc quảng cáo để cạnh tranh trong nội bộ tại thị
trường trong nước.
 Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của
phía nước ngoài để xuất khẩu.
 Chưa tập trung nghiên cứu và đầu tư nhu cầu thị trường nên nhiều đoạn
khúc thị trường còn bỏ trống tạo điều kiện cho nhiều sản phẩm ngoại
thâm nhập sâu vào thị trường trong nước như các sản phẩm: chăn, ga,
gối..hầu hết là sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo.
Một số sản phẩm có chất lượng cao có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng
khó tính: Mỹ, Nhật nhưng lại không có mặt tại thị trường trong nước gây
ra hiện tượng không tôn trọng khách hàng trong nước và bỏ trống thì
trường với hàng triệu khách hàng tiềm năng.
 Chi phí cho nhân công rẻ nhưng chi phí bình quân /1 đơn vị sản phẩm vẫn
cao. Do đó, giá của chúng ta vẫn cao hơn so với Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia khoảng 30% - 40%. Đồng thời hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
chưa được chuẩn hóa trong ngành nên mỗi công ty trong ngành có định
mức về tiêu chuẩn khác nhau mà không thống nhất trong toàn ngành.
 Chưa tự chủ được trong nguyên liệu sản xuất làm ảnh hưởng đến các đơn
đặt hàng

3.1.3. Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam :
 Cơ hội:
 Thị trường nội địa rộng lớn với hơn 86 triệu dân là những khách hang
mục tiêu và tiềm năng trong ngành dệt may. Việt Nam đã gia nhập WTO
chính thức và cũng nhân đó chúng ta được xóa bỏ hoàn toàn hạn ngạch

18
xuất khẩu dệt may với các nước thành viên của WTO. Do đó doanh
nghiệp không còn lo lắng về giới hạn việc xuất khẩu sản phẩm trong
ngành.
 Chính phủ có một cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và tăng tốc ngành dêt
may từ năm 2001 -2005. Quỹ hỗ trợ đã cho doanh nghiệp vay 118 triệu
USD, khoảng 5% tổng số vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của
ngành.
 Xu hướng chuyển dịch vốn và công nghệ thế giới diễn ra mạnh mẽ. Xu
hướng này sẽ giúp ngành may mặc của Việt Nam phát triển hơn trước
 Hàng may mặc của Việt Nam được đông đảo người dùng trong và ngoài
nước đón nhận, tăng niềm tin, sự tín nhiệm với ngành dệt may Việt Nam

 Thách thức:
 Ngành dệt may phải đối mặt với các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc,
Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong thị trường
nội địa. Các đối thủ này không chỉ mạnh về nhiều mặt như: tiềm lực về
các nguồn lực, con người, vật chất, thông tin mà còn có kinh nghiệm và
hệ thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn
các doanh nghiệp Việt Nam.
 Việc xá bỏ hạn ngạch cũng vô hình chung làm cho các doanh nghiệp Việt
Nam phải đối đầu với Trung Quốc, Ấn độ trong việc xuất khẩu hàng hóa
sang các nước WTO.
 Do sức ép của quá trình hội nhập tạo nên một hiện tượng tâm lý, vừa bất
an vừa buông xuôi. Bất an do chúng ta không biết nhiều về các đối thủ
cạnh tranh, vì việc kinh doanh quốc tế không được chú trọng.
 Tình hình chung của thế giới ảnh hưởng đến xuất khẩu của ngành dệt may
(chiến tranh, lạm phát,…).

3.2. Giải pháp :

19
Cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển của ngành công nghiệp dệt
may đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân trong nước và xuất khẩu
ra nước ngoài. Và để tăng cường phát triển hơn nữa hàng dệt may cần thực hiện
một số giải pháp có tính chiến lược và đột phá.
 Trước hết, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường, sản xuất ra các sản
phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
 Tăng cường hoạt động marketing, hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức
các buổi hội chợ, triển lãm,… để hiện đại hóa thiết bị, nâng cao chất
lượng hàng, quảng cáo sản phẩm, hạ giá thành, thường xuyên đổi mẫu
mã, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó, từng bước
tạo dựng tên tuổi, uy tín của thương hiệu Việt Nam trên thị trường các
nước.
 Các doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường có
hiệu quả.
 Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công
nghệ có trình độ cao đủ sức tiếp cận với công nghệ tiên tiến.
 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu bằng
các thiết bị mới, hiện đại.
 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhanh chóng hoàn thiện
chiến lược giành lấy thị phần.
 Nhà nước cần phải có những biện pháp phát triển các vùng nguyên liệu và
có những chính sách khuyến khích đầu tư để tạo nguồn nguyên liệu cho
ngành nhằm tạo sự ổn định cho việc sản xuất.
 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đối với ngành dệt may như giảm thuế
xuất, đổi mới cơ chế quản lý nhân khẩu.
 Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải xác định đúng sản
phẩm mũi nhọn có thế mạnh để đầu tư công nghệ mới gắn với thị trường
và phải tạo ra được những sản phẩm có tính cạnh tranh, chất lượng tốt, giá

20
cả phù hợp cũng như đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong và
ngoài nước.

21
Kết luận toàn bài.
Hiện nay muốn trụ vững và phát triển được trên thị trường thì ngành dệt may
phải thực hiện tốt quy luật cung – cầu (quy luật giá trị của sản xuất hàng hóa).
Muốn kinh doanh thành công ngành dệt may thì nhà sản xuất, người sản xuất
phải nắm rõ được nhu cầu của thị trường như khả năng thanh toán số lượng hàng
hóa dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua, chất lượng của sản phẩm, thu nhập
của người tiêu dùng và thị hiếu của đồng tiền… để sản xuất cung cấp ra thị
trường những hàng hóa dịch vụ phù hợp và đem lại lợi nhuận cho mình. Qua đó
ta có thể thấy được ngành dệt may Việt Nam là một ngành công nghiệp có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước. Ngành dệt may là ngành thu hút nhiều lao động, vốn đầu
tư ban đầu không cao và có thể thu hồi vốn nhanh nên việc phát triển ngành này
ở nước ta là rất thích hợp đồng thời phù hợp với đường lối và chính sách đẩy
mạnh thị trường xuất khẩu của Đảng Nhà nước ta. Mặc dù trong quá trình hội
nhập kinh tế thế giới của ngành dệt may còn gặp nhiều khó khăn, thách thức
nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đứng vững và vượt qua để đạt được những
thành tựu lớn góp phần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong và xuất
khẩu ra nước ngoài, xứng đáng là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước và
là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

22
Tài liệu tham khảo.
1. https://cosmatechnology.com/news/tim-hieu-lich-su-nganh-det-may-viet-
nam-6
2. https://viethongtextile.com/vai-net-ve-lich-su-nganh-may-viet-nam
3. https://voer.edu.vn/m/nhung-nhan-to-co-ban-anh-huong-den-nganh-cong-
nghiep-det-may-ha-noi/448c985e
4. http://www.dankinhte.vn/diem-manh-diem-yeu-co-hoi-thach-thuc-cua-
nganh-det-may-viet-nam/

23

You might also like