You are on page 1of 14

Quá trình phát triển của ngành nghề dệt việt nam từ

thời nguyên thủy đến nay


1. Nghề dệt vải có từ thời nào?

Những bằng chứng khảo cổ tìm được đã cho thấy, nghề dệt vải có từ thời đại
đá mới, cách ngày nay khoảng 6.000 năm.

Nghề dệt vải nguyên thủy thực chất là sự phát triển của các kỹ năng đan lát
bằng mây tre được thay thế bởi những sợi vỏ cây nhỏ mảnh hơn. Và như vậy quá
trình phát sinh kỹ năng dệt vải gắn liền với sự ra đời và phát triển của hai yếu tố kỹ
thuật: tạo sợi vỏ cây và tạo ra những dụng cụ “đan lát” cho loại hình sợi nhỏ mảnh
này – que dẫn, bàn dệt và máy dệt.

Những nhà khảo cổ học và phát hiện những bằng chứng sớm nhất của việc
xe xoắn sợi vỏ cây ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ 4 trước
Công nguyên.

Dấu vết của những sợi làm từ vỏ cây được xe xoắn đầu tiên đã phát hiện trên
bề mặt một số mảnh gốm cổ thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đa Bút – một nền
văn hóa khảo cổ học thời đại đồ đá mới phân bố chủ yếu ở các thung lũng và đồng
bằng hai bên sườn dãy Tam Điệp, nay thuộc địa phận Ninh Bình và Thanh Hóa,
khi mà mực nước biển đang dâng cao tới mức 4 – 6m so với hiện nay.

Trước đó, các sợi buộc quanh những bàn đập gỗ dùng trong quá trình tạo
dáng đồ gốm là những sợi vỏ cây không được xe xoắn. Việc sử dụng sợi xe xoắn
với những dụng cụ chuyên biệt đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử kỹ
thuật loài người.
Những vệt in sợi vỏ cây được xe xoắn trên đồ gốm Đa Bút cách ngày nay 5
– 6 ngàn năm.

Bởi vì, xét trên phương diện tiến trình kỹ thuật học, thì kỹ năng xe xoắn sợi
không chỉ đơn thuần có ý nghĩa trong việc tạo ra những dây buộc, đan bền chắc
hơn mà còn mở đường cho hàng loạt kỹ thuật nguyên thủy khác có sử dụng lực
xoắn, lực đàn hồi, quy luật xoay tròn trên một điểm (ví dụ bàn xoay trong nghề
gốm, tiện gỗ, đá…).

Kỹ năng xe xoắn sợi vỏ cây thời văn hóa Đa Bút gắn liền với một dụng cụ
thường được gọi là dọi xe chỉ. Tại địa điểm Gò Trũng (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hóa) thuộc nền văn hóa này các nhà khảo cổ đã phát hiện một hiện vật đá mỏng
dẹt được mài tròn, đường kính gần 10cm, ở giữa có khoan lỗ.

Hiện vật này có thể được coi là có chức năng tương tự như quả dọi xe chỉ
bằng đất nung sau này. Người xưa cắm một chiếc que vào lỗ chính giữa hiện vật.
Sợi vỏ cây được buộc vào thân que đó để treo lơ lửng.

Tác động lực một chiều của con người vào rìa cạnh phiến đá tròn sẽ khiến
nó quay tít quanh trục que cắm và nhờ thế làm sợi dây tước từ vỏ cây xoắn dần lại,
trở nên săn chắc, đanh gọn hơn. Đây chính là tiền đề kỹ thuật cho phép phát triển
kỹ thuật đan lát tre nứa trước đây thành việc dệt ra các tấm lưới, tấm vải với sự
thay thế các nan tre mây bằng các sợi vỏ cây được xe xoắn đó.

Hàng trăm quả “chì lưới” bằng đá cũng đã được phát hiện ở địa điểm Gò
Trũng nói trên. Phát hiện này giúp khẳng định sự tồn tại của lưới đánh cá ở Việt
Nam ít nhất cũng từ 6.000 năm trước. Như vậy, sự xuất hiện của kỹ thuật xe xoắn
sợi vỏ cây và bằng chứng gián tiếp của lưới đánh cá là tiền đề kỹ thuật cho sự ra
đời của nghề dệt vải thời đại đá mới Việt Nam cách ngày nay 6.000 năm.
2. Quá trình phát triển của ngành dệt may

Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật dụng
quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm ghế, ô dù, mũ
nón v.v. mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt: lều, buồm, lưới
cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị bên trong xe hơi, xe
lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai
cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói,
bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những
dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.

Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của
con người. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông
(cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ)....

Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng và sinh hoạt
kinh tế: các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len (Lưỡng Hà, Trung Đông và Trung
Á), vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ, vải bông tại Ấn Độ và lụa (tơ
tằm) tại Trung Quốc. Các dân tộc Inca, Maya, Tolteca, v.v. tại châu Mỹ thì dùng
các sợi chuối (abaca) và sợi thùa (sisal). Theo Kinh Thi của Khổng Tử, tơ tằm
được tình cờ phát hiện vào năm 2640 trước Công nguyên. Sau khi vua Phục Hy, vị
hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, khuyến khích dân chúng trồng dâu nuôi tằm, tơ
lụa trở thành một ngành phồn thịnh, một trong những hàng hoá đầu tiên trao đổi
giữa Đông và Tây. Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc là nước duy nhất sản xuất và
xuất khẩu lụa và tơ tằm. Con Đường Tơ Lụa (Silk Route), còn được truyền tụng
đến ngày nay, không chỉ là địa bàn của các nhà buôn mà còn mở đường cho các
luồng giao lưu văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, và cả các cuộc viễn chinh binh biến.

Tuy các kỹ thuật may dệt đã mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả
nghệ thuật,nhưng trong suốt 5 ngàn năm, con người vẫn chỉ dùng các nguyên liệu
tự nhiên, lấy từ cây cỏ như các sợi bông, sợi đay (jute), sợi gai dầu (hemp), sợi
lanh, hay từ thực vật như da, sợi len, tơ tằm, v.v. Vì thế sản xuất bị giới hạn, vải
vóc vẫn là sản phẩm quí, những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quí tộc, thượng
lưu, đại đa số dân chúng chỉ mặc vải thô, quanh quẩn với một vài màu mè kiểu cọ.
Mãi đến giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các
máy dệt cơ khí hoá, chạy bằng hơi nước (steam loom), ngành dệt mới thật sự ra
khỏi sản xuất thủ công để trở thành một kỹ nghệ....

Tuy nhiên, con người vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên, và nhiều nhà khoa
học ở Âu Châu tìm tòi cách làm ra một loại sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt,
với giá rẻ. Phải đợi đến năm 1884, một người Pháp, bá tước Hilaire Bernigaud de
Chardonnet mới phát minh một cách chế tạo tơ nhân tạo, sau 6 năm nghiên cứu,
song song với nhà khoa học Louis Pasteur, để tìm cách khắc phục các bệnh dịch
tàn phá các cơ sở nuôi tằm. Năm 1889, ông Chardonnet trưng bày tại Hội chợ triển
lãm thế giới Paris một máy kéo sợi nhân tạo và những tấm lụa nhân tạo đầu tiên.
Năm sau, ông khánh thành nhà máy sợi nhân tạo, bắt đầu sản xuất năm 1892.
Nhưng lúc ấy các phương pháp chưa hoàn chỉnh và giá thành còn cao nên phải đợi
đến đầu thế kỷ 20, cơ sở này mới hoạt động với qui mô lớn và thành công.

3. Sự phát triển ngành dệt may của Việt Nam

Ngày nay, ngành dệt may Việt Nam đang có sự phát triển vượt bậc, chúng ta
khẳng định vị trí của mình ở những thị trường lớn trên khắp thế giới. Để có được
thành công như ngày hôm nay, lịch sử ngành dệt may Việt Nam đã trải qua nhiều
giai thoại khác nhau, tất cả đều mang một ý nghĩa nhất định để tạo nên một ngành
công nghiệp có sức cạnh tranh đáng kể. Vậy, hãy cùng chúng tôi nhìn về những gì
lịch sử ngành dệt may Việt Nam đã làm được.

Ngành dệt may Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện ít nhất hơn một thế kỉ. Tuy
nhiên, đây là mốc thời gian được chọn khi dệt may được xem là một ngành công
nghiệp, còn khi xét về lịch sử với những hoạt động truyền thống như thêu thùa, dệt
lụa, may vá thì chúng đã có từ xa xưa. Vào thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta đã có thể
dệt và cống nạp nhiều loại vải quý cho các triều đại Trung Quốc, đây có thể được
xem là cái nôi của ngành công nghiệp dệt may hiện nay. Tuy công nghiệp ngày
một phát triển, nhưng những làng nghề truyền thống ngày ấy được bảo tồn và vẫn
hoạt động cho tới bây giờ như làng lụa Vạn Phúc – Hà Tây, làng Mẹo – Thái Bình
hay làng Triều Khúc – Hà Nội.
Lịch sử ngành dệt may Việt Nam được tính là bắt đầu năm 1897 khi thành
lập nhà máy dệt Nam Định. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, ngành dệt may có sự
phát triển lớn mạnh hơn nhiều về cả quy mô và hình thức hoạt động. Khi đó, ở
miền Nam, chúng ta thành lập thêm nhiều nhà máy, công xưởng với sự trợ giúp từ
công nghệ, máy móc của châu Âu. Miền Bắc thì được Trung Quốc, Liên Xô cung
cấp thiết bị và cũng phát triển nhanh chóng. Sau khi dành được hòa bình, năm
1954, nhà máy dệt Nam Định được khôi phục và tiếp tục phát triển. Hơn nữa, một
số công ty may khác cũng được thành lập như công ty may Chiến Thắng, công ty
may Thăng Long, nhà máy dệt 8/3,… Những làng nghề truyền thống cũng được
thừa hưởng không khí chiến thắng và tiếp tục phát triển.

Đến năm 1975, sau khi hoàn toàn thống nhất, nhà nước tiếp tục tiếp quản
thêm một số công ty may lớn ở miền Nam như công ty may Nhà Bè, Việt Tiến,
Hòa Bình và các công ty dệt như Việt Thắng, Phong Phú, Thành Công,… Nagy
sau đó là sự tái thiết, mở rộng và thành lập các doanh nghiệp quốc doanh như công
ty may Hà Nội, dệt may Huế, dệt may Nha Trang,… Ở cấp địa phương cũng được
thành lập một số công ty may nhỏ, đáp ứng nhu cầu trong nước.

Lịch sử ngành dệt may Việt Nam thực sự bước sang trang mới vào năm
1976 khi lần đầu tiên xuất khẩu sang các nước Đông Âu, điển hình là Liên Xô.
Lần hợp tác mang tính bước ngoặt này chúng ta nhận bông, nguyên liệu từ Liên
Xô, sau đó gia công, sản xuất và trao trả bằng thành phẩm. Đến năm 1979, thị
trường Đông Âu được mở rộng khi Việt Nam đã xuất khẩu sang Tiệp Khắc,
Hungary, Đông Đức.

Hình thức hoạt động CMT thực sự phát triển và ảnh hưởng nhiều đến ngày
nay được cho là vào năm 1986 khi Liên Xô đồng ý cung cấp toàn bộ nguyên vật
liệu cũng như mẫu thiết kế. Khi đó, ngành dệt may Việt Nam chính thức thể hiện
năng lực sản xuất vượt trội để đạt những mục tiêu xuất khẩu đề ra.

Vào những năm 1987 đến 1990, ngành dệt may Việt Nam chuyển mình rõ
rệt hơn cả với sự ra đời của hàng ngàn công ty lớn nhỏ trên khắp đất nước. Tuy
nhiên, không lâu sau đó, chúng ta thực sự rơi vào khủng hoảng khi Liên Xô tan rã
kéo theo sự đi xuống của các thị trường xuất khẩu chính. Nguồn cung nguyên vật
liệu, thiết bị sản xuất bị hạn chế, để rồi 2 năm sau đó, các doanh nghiệp phải giảm
tối thiểu mức sản xuất và đứng trước nguy cơ phá sản. Lúc này cũng chính là thời
điểm cần tạo ra sự thay đổi.

Không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng nước ngoài, đó chính là cách để
những doanh nghiệp may Việt Nam đi lên. Đến những năm 2003, 2004, ngành dệt
may Việt Nam nhanh chóng phát triển trở lại và trở thành một ngành công nghiệp
quan trọng bậc nhất. Toàn ngành đang sử dụng đến hơn 2,5 triệu lao động với hơn
5000 doanh nghiệp đang hoạt động. Hiện nay, việc liên tục cập nhật công nghệ,
thiết bị mới khiến dệt may ngày càng đi lên và là một trong những ngành doanh
thu xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Lịch sử ngành dệt may Việt Nam nên tự hào với những gì đã và đang làm
được hiện nay khi những thương hiệu lớn của thế giới đã chủ động liên hệ hợp tác
với chúng ta như Tommy Hilfiger, Express, Victoria’s Secret,…

Tuy vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai, thế nhưng
lịch sử ngành dệt may Việt Nam chắc chắn sẽ có thêm những trang mới đầy tự hào.
Việc gia nhập vào các tổ chức thương mại lớn, cũng như được sự hỗ trợ từ chính
phủ, chúng ta là một thị trường được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

4. Làng nghề dệt lụa Việt Nam nổi tiếng hiện nay

Trải qua bao cuộc bể dâu, nghề ươm tơ dệt lụa của người Việt cũng trải qua
nhiều bước thăng trầm. Ngay cả những làng nghề nổi tiếng xưa nay cũng chỉ phảng
phất hình bóng xưa do quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, điều đáng mừng là cái nghề
vang bóng một thuở ấy đến nay vẫn còn được giữ gìn, có quy mô sản xuất tập
trung và phát triển ở một số địa danh trên đất nước Việt Nam dưới đây:

1 – Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)

Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ
của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở
đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong
làm thành hoàng làng.
Do xu thế đô thị hóa mạnh mẽ số lượng gia đình làm nghề trong làng giảm
mạnh. Giao thương phát triển, nhiều cửa hàng lụa ở Hà Nội và ngay cả ở làng Vạn
Phúc trà trộn lụa fake Trung Quốc chất lượng kém gắn mác lụa Vạn Phúc bày bán
rất nhiều ảnh hưởng tới uy tín của làng lụa Vạn Phúc.

Cùng với việc lưu giữ và duy trì làng nghề dệt lụa truyền thống, làng lụa
Vạn Phúc đang dần đổi mới, trở thành điểm du lịch để bắt nhịp với nhu cầu thị
trường về sản phẩm cũng như nhu cầu khám phá, vui chơi, tìm hiểu về làng nghề
của du khách.

2 – Làng dệt lụa Nha Xá, Hà Nam với bề dày lịch sử hơn 800 năm (Á Hậu
lụa tơ tằm Việt Nam)

Theo sử sách ghi lại cách đây khoảng 800 năm, ông Tổ làng là Nhân Huệ
Vương, Phiêu kỵ Đại tướng quân Trần Khánh Dư (1240-1340), vị tướng lỗi lạc
thời nhà Trần – người đã có công truyền dạy cho dân Nha Xá dệt lụa và bắt cá
hương (cá giống). Trong một lần du ngoạn trên sông Hồng, thấy bãi sông đẹp, ông
đã lên xem và hướng dẫn người dân Nha Xá vớt cá hương trên sông về nuôi, trồng
dâu nuôi tằm, dệt lụa… Nghề dệt lụa của người Nha Xá cũng từ đó mà hình thành,
gìn giữ và truyền cho con cháu đến tận ngày nay

Đến với Nha Xá , Bạn không chỉ được thưởng thức cảnh đẹp của một làng quê
đậm chất đồng bằng Bắc bộ, đan xen các ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp, mà còn có thể
lựa chọn cho riêng mình những tấm lụa đẹp nhất, được dệt và nhuộm bằng phương
pháp truyền thống từ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lâu năm giàu kinh
nghiệm

3 – Cổ Chất (Nam Định) – làng ươm tơ bằng tay nổi tiếng nhất Việt Nam

Ngôi làng nhỏ nằm ven sông Ninh Cơ, thuộc địa phận xã Phương Định,
huyện Trực Ninh, Nam Định. Xưa kia làng Cổ Chất sống nhờ vào nghề trồng dâu
nuôi tằm, ươm tơ, quay sợi. Theo các bậc cao niên của làng, cái nghề tang tằm đã
tồn tại ở Cổ Chất khoảng vài trăm năm, nhiều gia đình đã trải qua gần chục đời
sinh sống bằng cái nghiệp nong tằm né kén guồng tơ.

Thời thuộc Pháp vào khoảng đầu thế kỉ XX, giới tư bản Pháp đã đầu tư xây
dựng một nhà máy ươm tơ ở ngày đầu làng. Từ đây, nghề ươm tơ ở làng Cổ Chất
bắt đầu phát triển mạnh. Làng Cổ Chất và huyện Trực Ninh nói chung từng có lúc
là vành đai nguyên liệu chính của công ty Bông Vải Sợi Bắc Kỳ (chủ quản là một
số nhà tư bản người Pháp) trong những năm 1900. Tuy nhiên, kỹ thuật ươm tơ
truyền thống này đang dần thất truyền, vì ngay cả các nhà nghề hiện giờ cũng khó
có thể nối nghiệp bởi lớp trẻ. Hiện trong làng nhiều hộ gia đình đã chuyển sang chế
biến tơ thành phẩm bằng máy.

4 – Lãnh Mỹ A – huyền thoại xứ lụa Tân Châu (An Giang)

Trăm năm xứ tằm tang là con số tương đối. Sách Tân Châu xưa của Nguyễn
Văn Kiềm – Huỳnh Minh xuất bản giữa thập niên 1960 ghi “Nhà Tằm trên” ở Tân
Châu được thành lập năm 1909 từ sáng kiến của ông Bùi Quang Chiêu – Giám đốc
Sở Canh nông Nam kỳ. Hãng tằm hỗ trợ nông dân từ khâu chọn giống dâu đến
phương thức canh tác, rồi lựa giống tằm, phân phát hom nuôi tằm, trứng bướm…

Đến giờ, lai lịch tên gọi lãnh Mỹ A còn là một bí ẩn. Chỉ biết sản phẩm thủ
công này không thể thiếu trái mặc nưa, khá phổ biến ở miền Nam, Campuchia,
Lào, Thái Lan và Myanmar. Lụa Tân Châu được nhiều người biết đến nhờ đặc tính
bền, mềm mại, hút ẩm cao và thoáng mát, sử dụng vào mùa hè và mùa đông đều
được, đặc biệt lụa ở đây được nhuộm bằng chất liệu như vỏ, lá, nhựa của các loại
cây, đặc biệt là trái Mặc nưa, vì vậy màu sắc nhìn rất tự nhiên mà không bị phai
màu. Mặc nưa ra trái từ cuối tháng Tư ta, lai rai đến hết tháng Chạp. Trái mau hư,
thường không trữ được quá ba ngày. Thợ nhuộm phải thức sớm, nghiền nhuyễn
mặc nưa, lược lấy mủ đặc quánh hòa với nước theo đúng tỷ lệ.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển và hội nhập, vải vóc trên thị trường đã
trở nên đa dạng về mẫu mã và màu sắc hơn, lụa Tân Châu dần bị mai một, không
còn vang danh như xưa. Tuy nhiên hiện nay, cùng với những chính sách của tỉnh
An Giang để bảo vệ giá trị của làng nghề Tân Châu, các sản phẩm nơi đây đã và
đang dần tìm lại được vị trí của mình.

5 – Làng nghề tơ lụa Mã Châu (Quảng Nam)

Hình thành từ thế kỷ 15, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu (kinh đô của tiểu quốc
Avamarati một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa), làng Mã Châu chuyên
dệt lụa cung cấp cho giới quý tộc, quan lại trong các vương triều. Lụa mang dáng
vẻ, đặc trưng rất riêng của người Mã Châu nhờ được làm hoàn toàn từ tơ tằm thiên
nhiên qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân có kinh nghiệm trong làng.
Khi xứ Đàng Trong – Việt Nam mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài
qua cảng thị Hội An thì tơ lụa Mã Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất. Từ
cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến Việt Nam, làng Mã Châu có thêm nghề trồng
bông, dệt vải nhưng tơ lụa vẫn là mặt hàng chủ yếu. Trong thời kỳ này, phương
thức sản xuất của làng nghề đã được cải tiến đáng kể, từ chỗ sử dụng các khung dệt
hoàn toàn thủ công chuyển sang bán cơ giới, rồi tiến đến tiến đến tự động hoá như
ngày nay.

6 – Làng dệt đũi Nam Cao (Thái Bình)

Người ta cho rằng nghề dệt đũi Nam Cao được hình thành từ gần 400 năm
trước đây. Lúc đầu vải đũi được dùng để may thành quần áo tiêu thụ trong nước
cho các nhu cầu của nhân dân và dùng trong các lễ hội. Sau này vải đũi đã được
xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Đến thời kỳ Pháp thuộc, vải đũi Tuýt So đã
được xuất khẩu sang Pháp với số lượng lớn.

Nghề dệt đũi với trung tâm là xã Nam Cao, giờ đã lan tỏa ra 15 xã vệ tinh
lân cận. Nghề dệt đũi đã có hơn 2.700 khung dệt, tạo việc làm cho gần 10.000 lao
động ở các xã. Các khung dệt thủ công này hầu hết đã được cơ giới hóa, điện khí
hóa vừa giảm sức người lại cho năng suất cao hơn. Trong làng dệt đã hình thành 13
doanh nghiệp tư nhân, 30 tổ hợp dệt và 780 hộ cá thể chuyên dệt. Hàng chục nhà
doanh nghiệp cứng cựa vẫn đi mây về gió, ngày đêm ngược xuôi khắp vùng trong
và ngoài nước để đưa đũi Nam Cao đi xa hơn, nhiều hơn và không chỉ ở Lào, Thái
Lan, Tây Á mà cả ở Đông Á, Châu Âu

7 – Thủ phủ dâu tằm tơ Việt Nam – Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Tơ lụa Bảo Lộc có từ những năm 60 thế kỷ trước, Nhật đã viện trợ 10 triệu
USD để thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm để bồi thường cho chiến tranh
(Colombo Plan). Theo đó, các chuyên gia Nhật đã khảo sát thổ nhưỡng, thời tiết,
trồng thực địa các giống dâu, tằm tại nhiều nơi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
người Nhật đã đặt những viên gạch đầu tiên cho “thủ phủ tơ tằm” mới, với việc
thành lập Trung tâm tằm tang Bảo Lộc vào năm
Trải qua bao thăng trầm, bằng những nỗ lực không ngừng, tới nay toàn tỉnh
Lâm Đồng có hơn 5.000 ha dâu tằm, trong đó Bảo Lộc có khoảng 500 ha với sản
lượng lá dâu trung bình đạt khoảng 5.000 tấn/năm.

Thành phố Bảo Lộc đã được thừa nhận là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ Việt
Nam. Ở đây tập trung khoảng 30 công ty, nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa
nổi tiếng với thương hiệu đã được khẳng định trong và ngoài nước… Bảo Lộc
hiên nay là trung tâm sản xuất dâu tằm tơ lớn nhất Việt Nam, được thế giới đánh
giá là có chất lượng thượng hạng chiếm 75% năng lực ươm tơ và 70% tơ sợi dệt
lụa cả nước.

5. Lịch sử ra đời của các chất liệu vải thuần việt

Lụa, gấm và thổ cẩm là ba chất liệu vải thuần Việt được người nước ngoài
rất tin dùng vì chất lượng tốt cũng như độ thẩm mỹ cao. Hàng năm, số lượng trang
phục và phụ kiện được làm bằng lụa, gấm hay thổ cẩm Việt Nam được xuất khẩu
và bán ra rất nhiều, đặc biệt tại thị trường châu Âu.

a. Lụa

Lụa Hà Đông

Ai cũng biết, lụa là loại vật liệu được dệt từ tơ tằm và đã có rất lâu đời xuất
phát từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu so với lụa của Việt Nam, lụa
Trung Quốc khó có thể so bì về chất lượng. Trong những di chỉ khảo cổ cách nay
khoảng 5000 năm (như di chỉ Bàu Tró, Đồng Hới, Quảng Bình), các nhà khoa học
đã thấy có dấu vết của vải có dọi xe chỉ bằng đất nung. Các sách cổ Trung Quốc
như Thủy kinh chú, Tam đô phú, Tề dân yếu thuật đều nói rằng trong giai đoạn đầu
công nguyên, khi Trung Quốc một năm chỉ nuôi được 3 lứa tằm thì năng suất tằm
ở Giao Chỉ, Nhật Nam, Lâm Ấp một năm đạt được tới 8 lứa. Để có được nhiều lứa
tằm trong năm, tổ tiên ta đã lai tạo ra được nhiều giống tằm khác nhau phù hợp với
các loại thời tiết nóng, lạnh, khô ẩm.

Tuy nhiên, sau cuộc chinh phạt của Hoàng đế phương Bắc làm thủ lĩnh, bí
quyết nghề trồng dâu nuôi tằm nổi tiếng của các nước phương Nam đã bị người
Trung Quốc tiếp thu và phát triển một cách nhanh chóng, nhưng vẫn không thể
sánh với lụa của Việt Nam về chất lượng. Năm 1749, một người phương Tây tên là
Poivre nhận xét: “Tơ lụa Đàng Trong so với Trung Quốc thì hơn hẳn về phẩm chất
và sự tinh tế. Tơ đẹp nhất là của vùng Quảng Ngãi”.

Ông cha ta đã có câu ca dao “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một
lứa; Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” để chỉ đây là một nghề hết
sức vất vả cực nhọc. Trồng dâu – nuôi tằm – lấy tơ – dệt vải. Mỗi một công đoạn
đều đòi hỏi một sự đầu tư lớn về thời gian, công sức và sự cải tiến, sáng tạo mới có
thể tạo ra những vuông lụa mịn màng, mượt mà, đẹp như ý. Công đoạn đầu tiên là
nuôi tằm. Tằm được nuôi và chăm sóc rất cẩn thận từ khi còn rất nhỏ cho tới khi
trưởng thành. Thức ăn của tằm là lá dâu, tuỳ vào độ tuổi của tằm mà chúng ta phải
lựa từng loại lá dâu phù hợp, không quá già cũng như không thể quá non. Tằm lớn
rất nhanh, khi bước sang giai đoạn ăn dỗi, chúng tiêu thụ một lượng thức ăn bằng
75-80% lượng thức ăn của cả đời. Tằm phải được cung cấp đủ thức ăn nếu không
thì chúng sẽ không thể “chín” để làm kén được. Khi đã chín, tằm lên ổ làm kén và
sau đó người ta sẽ đem chúng bỏ vào những khung đan sẵn để chúng nhả tơ và kéo
kén. Khi chúng đã nhả hết tơ tạo thành những con kén vàng óng người ta sẽ phân
loại kén để chuẩn bị cho việc kéo sợi. Kén được nấu trong nước sôi để loại bỏ chất
cerixin, trong xơ chỉ còn lại fibrobin. Người thợ sẽ lấy vài sợi tơ chập lại với nhau
kéo chúng ra và cho đi qua guồng xe tơ để tạo thành sợi. Và công đoạn cuối cùng
là dệt lụa bằng phương pháp dệt thủ công. Những vuông lụa mới dệt xong gọi là
lụa mộc, chỉ có màu trắng ngà của tơ, vẫn còn khô cứng vì còn keo sericin, qua
công đoạn nhuộm màu, lụa sẽ có thêm nhiều sắc màu độc đáo.

Với mệnh danh “Phù Thuỷ của Chất Liệu”, chàng trai 24 tuổi từng vào top
12 thí sinh của cuộc thi Nhà thiết kế thời trang Việt Nam – Project Runway 2013
chú trọng vào phong cách tối giản và những chất liệu mang đậm tinh thần Á Đông.
Anh đã phối chất liệu vải thô và lụa tơ tằm một cách tài tình trong những thiết kế
lắp ráp 3D độc đáo.

b. Gấm

Gấm được mệnh danh là bà chúa của các mặt hàng tơ lụa vì rất ít người nắm
được kỹ thuật dệt của loại vải này.

Tương tự như lụa, gấm được dệt từ tơ tằm, đã có mặt ít nhất là 5000 năm ở
Trung Quốc và được truyền bá dần đến các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ hay
cả phương Tây. Riêng ở nước ta, nghề trồng dâu nuôi tằm cũng đã xuất hiện từ
thời Hùng Vương.

Trong tất cả các loại hàng lụa dệt hoa, gấm là mặt hàng quý nhất, khó làm
nhất trong số các mặt hàng tơ lụa. Ở Việt Nam, vải gấm được mệnh danh là bà
chúa của các mặt hàng tơ lụa vì rất ít người nắm được kỹ thuật dệt. Theo truyền
thuyết dân gian dưới thời Lê, làng Vạn Phúc là một trong những nơi dệt gấm nổi
tiếng nhất của cả nước có đủ trình độ, sự tinh xảo để dệt được gấm dâng tiến vua
và cung phi.

Khác với lụa, dệt gấm là khâu khó nhất, công phu hơn tất cả các loại lụa.
Muốn dệt được tấm gấm nhiều màu sắc, người thợ phải dệt nổi từ một khung cửi
được thiết kế làm 2 tầng, còn gọi là khung hoa. Đó là một thứ máy thủ công khá
phức tạp sẽ được 1 người ngồi trên, 1 người ngồi dưới điều khiển nhịp nhàng,
chính xác. Người ngồi trên kéo hoa, cứ khi nào con cuốn kêu hai tiếng éc e thì
người ngồi dưới biết hiệu mà dệt cho đúng nhịp. Muốn cài hoa nổi, người thợ phải
khéo léo luồn sợi như thêu trên máy dệt một cách công phu, đòi hỏi kỹ thuật, bàn
tay tài hoa của người thợ.

- Lịch sử ra đời của các chất liệu vải thuần Việt gấm

Với cái khung cửi cổ truyền cùng đôi bàn tay vàng của người thợ thủ công
thì không máy móc hiện đại nào có thể so sánh nổi. Vì vậy áo gấm chỉ mặc ban
ngày mới được mọi người nhận thấy sự rực rỡ của nó. Trên thế giới, người ta gọi
dệt gấm hoa hay còn gọi là kiểu dệt Jacquard. Kiểu dệt Jacquard tạo cho mặt vải có
những trang trí kiểu hình học hoặc hình hoa, cho hai mặt vải khác nhau. Mặt phải
là những hình dệt rõ nét, mặt trái mờ hơn. Trên thực tế, kiểu dệt Jacquard mà
chúng ta thường nhìn thấy chính là các loại vải gấm hoa, lụa hoa của nước ta.

Nhà thiết kế Thủy Nguyễn hay còn gọi “Người đàn bà của gấm” bằng tư duy
thời trang mới mẻ đã thổi vào chất liệu gấm lụa truyền thống một làn gió mạnh mẽ,
hiện đại và đầy tính duy mỹ mà trước kia vốn bị đóng khung trong những lễ nghi
gò bó. Thay cho những thiết kế đơn điệu, rập khuôn đã có từ lâu đời, bộ sưu tập
Gấm của Thuy Design House luôn bay bổng lãng mạn với những thiết kế nhẹ
nhàng.
Chất liệu gấm tưởng chừng già dặn nhưng qua bàn tay khéo léo của Hà Linh
Thư bỗng trở nên tươi mới, đem lại cảm giác ấm áp.

c. Thổ cẩm

Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nghề dệt thổ
cẩm hình thành và phát triển như thế nào trong quá trình lịch sử. Từ rất lâu đời, thổ
cẩm đã trở thành một nét văn hóa chung của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Chúng
ta có đến 54 dân tộc với vô vàn kiểu trang phục truyền thống đa dạng nhưng điều
làm nên kho tàng quý giá nhất cho nền văn hóa Việt nói chung và lĩnh vực thời
trang Việt nói riêng chính là sắc màu rực rỡ của những vuông thổ cẩm.

Ở khu vực đồng bằng như đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng duyên hải miền
Trung, đồng bằng sông Cửu Long với điều kiện địa lý thuận lợi nên thường xuyên
có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, cả trong xu hướng trang phục và thời trang. Còn
ở các khu vực trung du, cao nguyên trải dài khắp đất nước, nơi sinh sống của 54
dân tộc anh em, do cách biệt về địa hình đồi núi nên hầu như vẫn giữ được những
nét đặc trưng độc đáo của vải thổ cẩm trong các bộ trang phục truyền thống.

Để tạo ra được những tấm thổ cẩm đẹp, người phụ nữ phải tiến hành nhiều
công đoạn khác nhau, bắt đầu từ việc trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm
cho đến việc cắt may, thêu thùa… Nguyên liệu chính được sử dụng là bông vải.
Bông vải thu hoạch theo mùa được đánh tơi xốp rồi kéo thành sợi. Một số dân tộc
còn khai thác chất liệu vỏ cây (vỏ sui) kéo thành sợi. Thổ cẩm được dệt hoàn toàn
bằng tay nên độ chặt, lỏng, mềm, cứng của sản phẩm đều theo ý muốn và khả năng
của người làm ra nó. Họ có thể dệt nên những tấm thổ cẩm khác nhau để trang trí
cho từng loại sản phẩm.

Màu nhuộm dành cho thổ cẩm có thể được tạo ra từ nhiều chất liệu thiên
nhiên và phương pháp khác nhau:

– Màu đen: ngâm lá chùm bầu với bùn non từ ba đến bảy ngày đêm hoặc
ngâm lá chàm.

– Màu nâu hoặc màu đỏ sẫm lấy từ các loại vỏ cây.


– Màu xanh: nung vỏ ốc suối thật khô, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá
krum; hoặc ngâm lá chàm.

– Màu đỏ: giã vỏ cây krung già ra, nấu lên.

– Màu nâu đỏ: ngâm giấm vỏ cây sủi, đun sôi khoảng ba giờ và làm mát qua
đêm, pha thêm phèn rồi ngâm sợi vải ở nhiệt độ 80 độ C

– Màu vàng: nhuộm từ củ nghệ. Sau khi nhuộm, sợi được phơi khô.

Người thợ nhuộm sử dụng một chiếc bàn chải (kruamrai), chải dọc theo
cuộn sợi để gỡ sạch các vụn màu, vỏ cây.

Sự pha trộn giữa nét truyền thống (thổ cẩm) với tinh thần hiện đại (phom
dáng, đường cắt) chính là điểm nhấn giúp bộ sưu tập chinh phục nhiều khán giả.

You might also like