You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG SỬ

Câu 1: Lập bảng những thành cựu cơ bản của cuộc CMCN lần 3,lần 4? Ý nghĩa
của cuộc CM lần 3,4 là gì?

Thành tựu cơ bản:

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba Cách mạng c


- Trí tuệ nhân tạo (AI)
- Máy tính điện tử: sáng chế ra máy tính điện tử dẫn đến tự
dụng trong nhiều lĩnh
động hóa trong quá trình sản xuất thay thế quá trình cơ giới
minh.
hóa. 
- Internet có phạm vi
- Internet: sáng chế năm 1957 ở Mỹ đặt nền tảng cho mạng
- Dữ liệu lớn (Big Data
Internet ngày nay. 1990, bước ngoặt diễn ra khi mạng WWW
và phức tạp bao gồm
( Word Wide Web) xuất hiện, thu thập thông tin. 
giám sát.
- Lĩnh vực: vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải,
- Ngoài ra còn đạt đư
thông tin liên lạc,sử dụng nguồn năng lượng mới, công nghệ
lĩnh vực : công nghệ s
sinh học,…
tự lái, điện toán đám

Ý nghĩa:

- Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức sản xuất và quản lí.

- Con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ,... do
đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

- Giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm
nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,...

- Thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua
sắm hàng hoá, dịch vụ bằng hình thức trực tuyến. Thông qua thương mại điện
tử, người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu.

- Thúc đẩy quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới,...

Câu 2: Sáng tỏ câu nói của Cơ-lau-xva-bơ:

 Đây là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Hiện nay, cuộc CMCN lần
thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba với đặc trưng là sự
hợp nhất các loại công nghệ, làm xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lí,
kĩ thuật số và sinh học với trung tâm là phát triển trí tuệ nhân tạo, robot
hóa, Internet vạn vật, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động
không dây liên ngành sâu rộng cho tự động hóa sản xuất chế tạo.
 Từ cách giải thích như vậy, có thể thấy được cốt lõi của cuộc cách mạng
này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối -
Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Đây thực sự là một
cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, tạo
ra những thời cơ và thách thức rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội.

Câu 3: Bên cạnh những thành tựu mà cuộc CMCN lần 3,4 đem lại cho chúng ta
em hãy chỉ ra những hạn chế,tồn tại từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.

Đối với xã hội:

- Tăng khoảng cách giàu nghèo

- Xói mòn bản sắc văn hóa,…

Đối với văn hóa:

- Tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ


- Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”
- Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống
- Xung đột nhiều yếu tố giữa truyền thống và hiên đại

Một số giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư:
+ Luôn không ngừng học hỏi, tiếp cận những tri thức mới để bản thân không bị
lạc hậu.
+ Tiếp thu những thành tựu văn minh tiến bộ của nhân loại nhưng vẫn gìn giữ,
bảo tồn những nét văn hóa bản sắc của dân tộc
+ Coi trọng việc bảo vệ thông tin cá nhân của bản thân và người khác
+ Giành nhiều thời gian quan tâm đến gia đình, bạn bè, người thân… hạn chế
tối đa thời gian sử dụng các thiết bị điện tử (nếu chỉ để giải trí).

Câu 4: Đánh giá vị trí,vai trò của nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc trong tiến
trình phát triển của lịch sử Việt Nam

-Văn minh Văn Lang-Âu Lạc là sản phẩm lao động sáng tạo của nhân dân ta từ
buổi bình minh của lịch sử,kết tinh trong đó bản lĩnh,cá tính,lối sống và truyền
thống của người Việt cổ được tạo dựng nên trong thời đại dựng nước và giữ
nước đầu tiên của dân tộc.

-Trước khi văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ lan truyền xuống khi vực
Đông Nam Á, văn minh Văn Lang - Âu đã phác họa và kịp định hình bản sắc dân
tộc, đặt cơ sở cho tính tự chủ của cộng đồng người Việt trong giao lưu và hội
nhập sau này. Đó cũng là nguồn sức mạnh lớn lao chống âm mưu đồng hóa của
phong kiến phương Bắc và cho quá trình giành chính quyền của dân tộc ta
trong hơn 1000 năm Bắc thuộc.

- Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc ta, đặt nền tảng cho sự phát triển của
các nền văn minh sau này.

Câu 5: Trên cơ sở tìm hiểu của nền văn minh Chăm Pa – Phù Nam. Em hãy lựa
chọn 1 di tích để giới thiệu về di tích đó?
Tháp Bằng An, Quảng Nam:
Di tích nằm ở xã Điện An, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Tháp Bằng An là một
trong những địa điểm thăm quan độc đáo dành cho du khách yêu khám phá.
Tháp Bằng An được xem là công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Chăm
độc nhất vô nhị tại Quảng Nam. Lịch sử tháp Bằng An được kể lại qua nhiều giai
thoại truyền miệng trong dân gian. Có truyền thuyết kể rằng, tháp Bằng An
Quảng Nam được xây dựng xuất phát từ cuộc thi giữa người Chăm và người
Việt nhằm chứng tỏ khả năng xây tháp cao của mỗi bên. Lúc bấy giờ, người
Chăm dựng tháp bằng gạch, người Việt lại dùng tre. Kết quả, tháp của người
Việt cao hơn nhưng lại nhanh chóng bị đổ bởi gió bão còn tháp gạch của người
Chăm vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Câu 6: Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt? Vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình
thành và quá trình phát triển phát triển vủa văn minh Đại Việt?
Khái niệm:
- Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong
thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài 1000 năm. Kể tên những
thành tựu của văn minh Đại Việt còn được lưu giữ,tồn tại cho đến ngày nay mà
em biết? Hãy nêu giá trị của các thành tựu đó?
- Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn 1000
năm đấu tranh chống Bắc thuộc, được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh
đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt.
Câu 7: Kể tên những thành tựu của văn minh Đại Việt còn được lưu giữ,tồn tại
cho đến ngày nay mà em biết? Hãy nêu giá trị của các thành tựu đó?
 Nông nghiệp trồng lúa nước mang đậm bản sắc dân tộc (yêu nước) và
nhân dân mà tinh thần quán xuyến là nhân ái, hoà hợp với tự nhiên,
người với người, làng với nước.
 Nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng trên cả nước với những sản phẩm đa
dạng, phong phú như gốm Bát Tràng (Hà Nội).
 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì. 
 Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du
khách, đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển về mọi mặt
của thủ đô cũng như của cả nước. 
Câu 8: Kể tên các dân tộc đã và đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai? Lựa
chọn viết và giới thiệu về 1 dân tộc mà em biết?
Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Một số dân tộc như: Kinh, H-
mông, Dao,Tày,Thái,Nùng…..
Lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên
kỷ thứ nhất trước Công nguyên.
Hoạt động sản xuất: Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm
ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp
thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới
ruộng .Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả...
Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông
cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý. Nổi
tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là
một hoạt động kinh tế quan trọng.
Ăn: Trước kia, ở một số nơi, người Tày ăn nếp là chính và hầu như gia đình nào
cũng có ninh và chõ đồ xôi. Trong các ngày tết, ngày lễ thường làm nhiều loại
bánh trái như bánh chưng, bánh giày, bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh rán,
bánh trôi, bánh khảo... Ðặc biệt có loại bánh bột hấp dẫn nhân bằng trứng kiến
và cốm được làm từ thóc nếp non hơ lửa, hoặc rang rồi đem giã.
Mặc: Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm
chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo
cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài
Ở: Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc
Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến
Lào Cai, Yên Bái. Họ thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng
trăm nóc nhà.
Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì
kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung
quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.
Phương tiện vận chuyển: Với những thứ nhỏ, gọn người Tày thường cho vào
dậu để gánh hoặc cho vào túi vải để đeo trên vai, còn đối với những thứ to,
cồng kềnh thì dùng sức người khiêng vác hoặc dùng trâu kéo. Ngoài ra, họ còn
dùng, mảng để chuyên chở.
Câu 9: Trình bày nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng & Nhà
nước ta hiện nay.Nêu những hành động mà em có thể thực hiện để góp phần
xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các
DTTS có trách nhiệm giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết
của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật.

- Xây dựng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ việc đầu tư, giữ gìn, bảo tồn các di tích
lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.

- Đồng bào DTTS được ưu đãi, hưởng thụ văn hóa; hỗ trợ xây dựng, khai thác
sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào DTTS. -
Bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc,
định kỳ tổ chức các ngày hội văn hóa – thể thao dân tộc theo từng khu vực
hoặc từng dân tộc ở vùng đồng bào DTTS.

Những hành động mà emcó thể thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn
kết dân tộc:
- Nâng cao tinh thần yêu nước và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Tuyên truyền đến toàn dân về vai trò to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Là một công dân nên mang trên mình một trách nhiệm to lớn, sát cánh cùng
Đảng và Nhà nước trong công cuộc dựng nước và bảo vệ Tổ quốc.

You might also like