You are on page 1of 102

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ


XVII
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI: 10
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể
thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 01 trang
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ hiểu biết về thành tựu của nền văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại, em hãy:
a. Lựa chọn và trình bày ba thành tựu tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay.
-Thành tựu về chữ viết, chữ số:
+ Người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên chữ cái của người Phê-ni-xi để tạo nên hệ thống chữ
cái a,b,c. Người La Mã đã kế thừa, tiếp thu chữ cái Hy Lạp phát triển thành chữ La-tinh.
Chữ cái Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát là nền tảng
cho hệ chữ La tinh ngày nay, được nhiều quốc gia học hỏi tạo nên chữ viết riêng.
+ Bảng chữ số La Mã do cư dân Hy Lạp, La Mã cổ đại sáng tạo trên cơ sở chữ cái để tạo
ra chữ số có giá trị quốc tế, là một thành tựu quan trọng được ứng dụng đến tận ngày nay.
-Văn học: Sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me ra đời sớm nhất thể hiện triết lí về số phận
con người, ca ngợi lòng dũng cảm, trí thông minh, ca ngợi hòa bình, tình yêu gia đình,
quê hương...là những tác phẩm quý giá của văn minh thế giới; tư liệu quý về văn học để
hiểu về lịch sử của hai nền văn minh Hi Lạp và La mã
-Công trình kiến trúc, điêu khắc:
+Đấu trường Cô-li-dê ở Rô-ma: là một kiến trúc được xây dựng oai nghiêm và đồ sộ, có
giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cao; là cơ sở để tìm hiểu và tư liệu quý để nghiên cứu về
nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Hy lạp- La Mã cổ đại... phát triển du lịch
văn hóa, phim ảnh, bảo tàng.
b. Giải thích: Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu
hiện đại?
-Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho văn hóa nhân loại nói
chung và văn hóa châu Âu nói riêng với hàng loạt cống hiến vĩ đại trong suốt chiều dài
lịch sử:
+ Khái quát một số thành tựu tiêu biểu: chữ viết, văn học, nghệ thuật, khoa học - kỹ
thuật, tôn giáo - tín ngưỡng, thể thao, kiến trúc – nghệ thuật....
- Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản,
có tầm ảnh hưởng, nhiều thành tựu vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay, hiện
diện ở cả châu Âu và khắp nơi trên thế giới.
+ Ví dụ: hệ thống chữ La-tinh là cơ sở của hơn 200 ngôn ngữ trên thế giới hiện nay; các
định lí, định đề khoa học của Hy Lạp - Lã Mã vẫn được giảng dạy trong các trường học
hiện nay; tinh thần của văn minh Hy Lạp - La Mã là một trong những cơ sở cho sự bùng
nổ và phát triển của phong trào văn hóa Phục hưng ở châu Âu (thế kỉ XIV - XVII)….
- “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại”.(Ph.
Ăngghen trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”): Hai nền văn minh này là một trong những
cơ sở cho sự hình thành nền văn minh thời phục hưng ở Tây Âu và văn minh phương Tây
sau này.

Câu 2 (5,0 điểm)


Trên cơ sở trình bày những thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, hãy chỉ ra những điểm mới của cuộc cách mạng này. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đã tác động đến đời sống người dân Việt Nam như thế nào?
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) bắt đầu từ đầu
thế kỉ XXI, thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là kĩ thuật số,
công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành…
+ Kĩ thuật số: Trí tuệ nhân tạo: tạo ra những cỗ máy thông minh, hoạt động và phản ứng
như con người, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh. Trí tuệ nhân tạo được
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông
vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,...
Internet kết nối vạn vật: Là sự kết hợp của internet, công nghệ và công nghệ không dây
như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải, quản lý
môi trường, mua sắm thông minh, học tập trực tuyến,...
Dữ liệu lớn (Big Data): cho phép thu thập, lưu giữ lượng dữ liệu khổng lồ, dữ liệu lớn
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lý
nhà nước, giáo dục và đào tạo.
+ Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết phẩm, sản xuất các chế
phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng trong và cuộc
sống như chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi mang các đặc tính mới, chế biến và bảo quản
thực y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải,... Ba công
nghệ chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen (công nghệ
di truyền), nuôi cấy mô và nhân bản.
+ Ngoài ra, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực rô-
bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới (gơ-ra-phen, sơ-
kai-mi-on điện toán đám mây,...
- Những điểm mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
+ Tập trung vào công nghệ kĩ thuật số, kết nối vạn vật thông qua Internet.
+ Tạo ra các sản phẩm, các chuỗi cung ứng, các nhà máy thông minh hơn; Tốc độ xử lí
thông tin cao hơn, nhanh chóng hơn, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp, dịch vụ
ở mọi quốc gia; Có sự kết hợp giữa người và robot; giữa thế giới thực và thế giới ảo; Các
hệ thống điều khiển thông minh, bộ não của mọi hệ thống kĩ thuật ra đời, các robot thông
minh thay thế dần con người trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.
+ Đáp ứng các hệ thống sản xuất và nhu cầu của khách hàng; Thay đổi toàn bộ các hệ
thống sản xuất, quản lí, quản trị; dịch vụ, nghỉ ngơi, giải trí của con người (phạm vi toàn
cầu)
+ Đánh dấu bằng hàng loạt các phát minh ra đời như: Robotics, trí tuệ nhân tạo, công
nghệ Na-no, máy tính lượng tử, công nghệ sinh học…
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động đến đời sống người dân Việt Nam:
+ Trong vài thập niên gần đây, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về
viễn thông và công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến
người dân và ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội. Đây là một thuận lợi
rất lớn về hạ tầng cho Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân Việt Nam.
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của
người dân, tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng: lựa
chọn, mua sắm hàng hóa bằng hình thức trực tuyến; thông qua thương mại điện tử, người
tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với thương mại thế giới.
+ Sự phát triển của khoa học - công nghệ giúp con người có thể làm nhiều loại công việc
bằng hình thức làm việc từ xa.
+ Giao tiếp, ứng xử có thể thực hiện giao tiếp bằng nhiều cách thông qua mạng Internet,
như sử dụng Zalo, Viber, Skype, Instagram, Facebook…
+ Tác động tiêu cực: làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, như máy tính,
điện thoại thông minh, hệ thống mạng Internet, phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng”,
nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống, xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hoá
truyền thống và hiện đại...

Câu 3 (5,0 điểm)


Khái quát những cơ sở dẫn tới sự hình thành của nền văn minh Đại Việt. Chứng
minh văn minh Đại Việt trong các thế kỉ XI – XV phát triển phong phú, đa dạng và
mang tính dân tộc sâu sắc.
* Cơ sở dẫn tới sự hình thành của nền Văn minh Đại Việt:
- Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn
Lang - Âu Lạc.
- Văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc
gia Đại Việt, nhân tố quan trọng chủ yếu.
- Văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Hoa, Ấn
Độ về thể chế chính trị, chữ viết, tư tưởng và giáo dục - khoa cử; nghệ thuật kiến trúc, tôn
giáo...
* Chứng minh văn minh Đại Việt trong các thế kỉ XI – XV phát triển phong phú, đa
dạng và mang tính dân tộc sâu sắc.
- Tính đa dạng, phong phú:
Trên lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Từ thời Bắc thuộc, hệ tư duy phong kiến Nho giáo và các tôn giáo lớn như Phật giáo,
Đạo giáo được truyền vào nước ta từng bước hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân ta.
Trên lĩnh vực giáo dục và văn học:
+ Sự phát triển của giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức giỏi cho đất nước: Nguyễn Hiền,
Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh...
+ Văn học chữ Hán, chữ Nôm rất phát triển: các tác phẩm văn học... mang đậm tình cảm
yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đánh sự hình thành văn học dân tộc.
Về mặt nghệ thuật:
+ Nhiều công trình kiến trúc Phật giáo:...
+ Nghệ thuật điêu khắc độc đáo: bệ cột hình hoa sen, phù điêu hình rồng nổi cuộn trong
lá đề, hình xông các nhiều cảnh, các hình vũ nữ...
+ Nghệ thuật chèo, tuồng, hề, ca nhạc, rối nước, múa vui ngày hội.... được tổ chức trong
nhân dân.
- Về khoa học - kĩ thuật, phát triển khá toàn diện:
+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kí toàn thư, ...
+ Khoa học quân sự: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư, ...
+ Địa lí: Dư địa chí, tập bản đồ An Nam hình thăng đô.
+ Chính trị: Hoàng triều đại điển, Thiên Nam dư hạ (Lê Thánh Tông).
+ Y học, toán học: Đại hành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toản pháp (Vũ
Hữu),...
* Tính dân tộc sâu sắc:
- Tư tưởng, tôn giáo: Mặc dù tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ nước ngoài
nhưng người Việt đã hòa lẫn với tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng, truyền thống của mình
để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.
- Văn học: Phát triển với nhiều thể loại mang đậm tính dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự
hào dân tộc. Trên cơ sở chữ Hán của Trung Hoa, chữ Phạn của Ấn Độ, người Việt sáng
tạo ra chữ viết riêng để ghi chép, sáng tác văn thơ - chữ Nôm, xuất hiện vào thế kỷ XI -
XII.
- Nghệ thuật dân tộc được hình thành với nhiều loại hình: múa rối nước, kiến trúc,... tinh
tế, độc đáo, đậm tính dân tộc.
- Khoa học kỹ thuật: phát triển với nhiều bộ sử dân tộc, địa lý, lịch sử... có giá trị lớn đối
với dân tộc. Ngoài ra, người Việt còn tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật của
phương Tây để chế tạo được súng thần cơ, thuyền chiến có lầu,...

Câu 4 (3,0 điểm)


Trình bày vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong thời kì đổi mới, Chủ trương ưu tiên
thực hiện các chính sách dân tộc đối với các dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước
có mâu thuẫn với nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng
phát triển” hay không? Vì sao?
* Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công
cuộc xây dựng đất nước.
+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng
lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của
thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch,...
+ Đặc biệt là trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố
không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
* Chủ trương ưu tiên thực hiện các chính sách dân tộc đối với các dân tộc thiểu số
của Đảng và Nhà nước không mâu thuẫn với nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển” vì:
- Vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa có điều chỉnh trước yêu cầu phát triển và hội nhập
quốc tế nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc hiện nay và trong tương lai, từ đó
nâng cao hiệu quả của chính sách dân tộc.
- Khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra khối sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ổn định tình hình an ninh, chính trị của đất nước.

Câu 5 (3,0 điểm)


Cho hai di sản văn hóa sau:

Hình 1. Hình 2.
Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Long (Hà Nội)
Nguồn: https://scov.gov.vn/
Em hãy:
a. Giới thiệu những nét cơ bản về một trong hai di sản văn hóa trên.
b. Liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị
của di sản văn hóa.
1. Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long:
+ Được xây dựng trải qua nhiều giai đoạn, nằm trên địa bàn quận Ba Đình hiện
nay gồm khu di tích khảo cổ học 18 phố Hoàng Diệu và Khu di tích thành cổ Hà Nội.
+ Có giá trị lịch sử nổi bật, gắn liền với lịch sử Thăng Long – Hà Nội và nhiều
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc; nhiều di tích lịch sử và khảo cổ học tiêu
biểu như nền nhà, trụ móng, tiền đồng, đồ gốm sứ, Điện Kính thiên, Cột cờ Hà Nội, Đoan
Môn, tường bao....
+ 2010, UNESCO đã ghi dạnh trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là di sản văn
hóa thế giới.
2. Thánh địa Mỹ Sơn.
+ Là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp có lối kiến trúc độc đáo, được xây
dựng khoảng từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Nay thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
+ Là thánh địa Ấn độ giáo quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa, được coi là
trung tâm đền đài chính của Hin-đu giáo ở Đông Nam Á, là nơi mà các giáo sĩ, quý tộc tế
thờ, giao tiếp với các đấng thần linh, là trung tâm văn hóa tín ngưỡng và khu lăng mộ của
vua quan, quý tộc vương triều Chăm-pa.
+ Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản
văn hoá thế giới với tiêu chí: là điển hình nổi bật thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa Ấn Độ
với các quốc gia Đông Nam Á; phản ánh sinh động tiến trình phát triển của văn hoá
Chăm-pa,…Năm 2009, được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt ở Việt Nam.
* Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn
hóa: Gợi ý:
- Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa là trách nhiệm chung của Nhà
nước, tổ chức xã hội, cộng đồng, nhà trường và mỗi công dân theo quy định pháp luật.
- Mỗi cá nhân cần: + Chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát
huy giá trị của di sản văn hóa.
+ Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, tham gia vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị của
di sản văn hóa bằng những hành động cụ thể: tìm hiểu di sản văn hóa, trân trọng giá trị di
sản, quảng bá di sản văn hóa, đấu tranh chống lại hành vi phá hoại di sản...
+ Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy
giá trị của di sản văn hóa...

…………………………………HẾT……………………………..

SỞ GD VÀ ĐT HOÀ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII


BÌNH NĂM HỌC 2022 – 2023
TRƯỜNG THPT
CHUYÊN ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 10
HOÀNG VĂN THỤ Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1 (4,0 điểm)
Ph. Ăng-ghen đã viết: “… Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế
La Mã thì không có châu Âu hiện đại”. Anh/chị có đồng ý với nhận định này không?
Vì sao?
* Khẳng định: đồng ý với nhận định của Ph. Ăng-ghen.
* Giải thích:
- Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại có nhiều thành tựu ảnh hưởng đến sự phát
triển của văn hóa châu Âu và nhân loại, có giá trị sử dụng đến ngày nay.
+ Chữ viết: Chữ Latinh… khắc phục những hạn chế của chữ tượng hình phương
Đông. Là loại văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Hệ thống chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng cũng là một cống
hiến lớn của người La Mã cổ đại.
+ Khoa học – kĩ thuật:
Những hiểu biết về khoa học đến thời Hy Lạp - La Mã mới thực sự trở thành khoa
học vì có độ chính xác cao, đạt tới trình độ khát quát hoá, tổng hợp hoá thành định lý, lý
thuyết…
Những thành tựu này có tính ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và là nền tảng
của khoa học hiện đại.
+ Thiên văn học và lịch:
Người Hi Lạp - La Mã có nhiều hiểu biết về thiên văn… Việc tính lịch và quan
sát thiên văn vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống đương thời, vừa là cơ sở cho cách tính lịch
(Dương lịch) sau này. Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều dùng Dương lịch.
+ Văn học - nghệ thuật:
Đạt tới trình độ cao, mang tính thực tế, tinh tế và tính dân tộc sâu sắc. Đó là hình
mẫu cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật của châu Âu trong các giai đoạn sau như
thời Phục hưng, cận - hiện đại.
Ví dụ…
+ Tư tưởng, tôn giáo:
Thành tựu triết học đặt cơ sở cho nhiều thành tựu tư tưởng và tri thức của phương
Tây thời cận, hiện đại…
Tôn giáo: đạo Cơ đốc - một trong ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
+ Thể thao:
Hi Lạp - La Mã cổ đại là quê hương của nhiều môn thể thao. Từ năm 776 TCN
người Hy Lạp đã tổ chức Đại hội Olympic theo định kì 4 năm/lần. Đây là nền tảng, cơ sở
của Đại hội thể thao Olympic hiện nay.
- Văn minh Hy Lạp và La Mã có nhiều điểm nổi bật:
+ Tính kế thừa…
+ Mang tính hệ thống, khái quát cao. ..
+ Tính thực tiễn..
+ Đề cao dấu ấn cá nhân…
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công
nghiệp thời kì hiện đại. Việt Nam cần có biện pháp gì để chủ động, tích cực tham gia
vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thực hiện thành công Chương trình
Chuyển đổi số quốc gia hiện nay?
* Phân tích ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì
hiện đại:
- Kinh tế:
+ Mở rộng đa dạng hóa hình thức sản xuất, quản lí.
+ Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian,…
+ Người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn với thương mại toàn cầu.
+ Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế thế giới,…
- Xã hội:
+ Tích cực:
Giải phóng con người khỏi các công việc nguy hiểm;
Phân hóa lực lượng lao động;
Làm việc từ xa, tiết kiệm thời gian, chi phí…
+ Tiêu cực:
Nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm;
Phân hóa giàu-nghèo sâu sắc;
Con người bị lệ thuộc nhiều vào các thiết bị thông minh, ít quan tâm các mối quan
hệ xã hội…
- Văn hoá:
+ Tích cực:
Tìm kiếm, chia sẻ thông tin nhanh chóng, thuận tiện;
Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng, thuận tiện;
Trao đổi, giao tiếp thông qua internet thuận tiện, nhanh chóng…
+ Tiêu cực:
Phát sinh vấn đề bảo mật thông tin, tính chính xác thông tin;
Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc…
* Liên hệ:
- Cách mạng 4.0 là cơ hội lớn, nếu không nắm bắt thì sẽ bị tụt hậu. Việt Nam cần
có chiến lược đón đầu cuộc cách mạng 4.0 để hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.
- Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về viễn thông và công nghệ
thông tin. Đây là một thuận lợi lớn về hạ tầng trong cuộc Cách mạng 4.0 và thực hiện
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, nhằm mục tiêu kép: vừa phát triển Chính phủ số,
kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng
lực đi ra toàn cầu.
- Biện pháp:
+ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tốt để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo
quốc gia…
+ Cải cách, hoàn thiện bộ máy hành chính, hệ thống pháp luật … tạo môi trường
thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế.
+ Lựa chọn những công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của nước ta. Để làm
được như vậy cần đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ, nâng cao tay
nghề cho người lao động…
+ Liên hệ trách nhiệm của thế hệ trẻ: cần mạnh dạn xông pha nơi trận tuyến kinh
tế và tri thức, tiên phong tiếp cận và làm chủ công nghệ…

Câu 3 (5,0 điểm)


Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các
thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc
những ảnh hưởng từ bên ngoài. Theo anh/chị, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và
phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay.
* Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ
trên đất nước Việt Nam:
- Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
được bảo tồn qua hơn nghìn năm Bắc thuộc. Những di sản và truyền thống của văn minh
Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ
- Chính trị: Thiết chế nhà nước từ thời Văn Lang – Âu Lạc được phát huy với trình
độ cao, thể hiện qua việc xây dựng bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng chặt chẽ và
hoàn thiện hơn…
- Kinh tế: nghề nông trồng lúa nước tiếp tục được kế thừa và phát triển ở trình độ
cao hơn… Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền như rèn sắt, đúc đồng, dệt vải… tiếp tục
phát triển, nhân dân ta còn học hỏi bên ngoài: nghề làm giấy, khắc in bản gỗ.... Hoạt
động buôn bán, trao đổi trong và ngoài nước tấp nập thông qua các thương cảng…
- Văn hóa - tư tưởng: bên cạnh việc giữ gìn những nét bản sắc, phong tục tập quán
của người Việt cổ: tục nhuộm răng ăn trầu, lòng biết ơn tổ tiên, truyền thống tôn trọng
phụ nữ..., nhân dân Đại Việt tiếp thu tư tưởng bên ngoài, phù hợp với lối sống của mình:
đạo Phật, Nho… đồng thời sáng lập giáo phái riêng – phái Trúc Lâm; Tinh thần yêu nước
chống giặc ngoại xâm phát huy cao độ, nâng thành nghệ thuật quân sự.
* Văn minh Đại Việt tiếp thu chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài:
- Văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Trung Hoa
về thể chế chính trị, chữ viết, tư tưởng Nho học và giáo dục, khoa cử…
+ Thể chế chính trị: thể chế quân chủ của Đại Việt dựa trên sự tiếp thu của Trung
Hoa.
+ Chữ viết: chữ Hán của Trung Quốc du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc…
Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán, nhân dân ta đã sáng tạo ra chữ Nôm cho dân tộc, tiếng Việt
được bảo tồn.
+ Nho giáo: du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, được nhà Lý chính thức
thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu, trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp
thống trị dưới thời Lê sơ…
+ Giáo dục, khoa cử: Đại Việt tiếp thu chế độ giáo dục, khoa cử của Trung Hoa
như: giáo dục theo tư tưởng Nho giáo để đào tạo tầng lớp quan lại. Tầng lớp Nho sĩ ngày
một phát triển…
+ Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, tượng điêu
khắc, tứ linh (Long, Lân, Quy, Phượng)… có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung
Hoa.
+ Phong tục, tập quán: tiếp thu một số phong tục có nguồn gốc từ Trung Quốc: tết
Hàn thực, tết Đoan Ngọ, Trung thu,... nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với sinh
hoạt văn hoá của người Việt …
- Văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ về
tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc:
+ Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo được truyền vào nước ta. Thời Bắc thuộc, Phật
giáo được phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý - Trần thì phát triển cực thịnh…
+ Kiến trúc: Sự ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ thể hiện qua các công
trình kiến trúc mang tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu…
- Văn minh Đại Việt đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh phương
Tây về tôn giáo, chữ viết:
+ Tôn giáo: Ki-tô giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI…
+ Chữ viết: chữ Quốc ngữ ra đời vào thế kỉ XVII…
* Biện pháp:
- Nhiều thành tựu của nền văn minh Đại Việt còn nguyên giá trị, tồn tại đến ngày
nay (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công; các loại hình nghệ thuật sân
khấu; các thành tựu khoa học...)
- HS phát biểu được niềm tự hào của bản thân về những giá trị văn hóa cha ông đã
xây dựng trong lịch sử; ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn phát huy
những giá trị văn hóa dân tộc.
- Trong xu thế hội nhập, nhiều thời cơ và thách thức đặt ra, cần đảm bảo nguyên
tắc “hoà nhập chứ không hoà tan”, nêu cao ý thức giữ gìn các giá trị bản sắc của dân tộc
bằng hành động thiết thực, lối sống theo thuần phong mĩ tục....
- Phải biết tận dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật để học hỏi, tiếp thu một
cách có chọn lọc những trào lưu tiên tiến của thế giới để xây dựng một nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 4 (3,0 điểm)
“Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là
động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.158)
Phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay để làm rõ cho quan điểm trên. Vì sao
ngày 18/11 hằng năm được chọn là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc?
* Quan điểm của Đảng: Đảng luôn xác định công tác dân tộc và thực hiện chính
sách dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong mọi thời kì cách mạng.
Nhận định trên nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân
tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là động lực và nguồn lực to
lớn, quyết định thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.
- Là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và
cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức
của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, dịch
bệnh…
- Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không
thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền, biên giới, biển đảo của Việt Nam.
- VD: Toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: ủng hộ lũ
lụt miền Trung, “Tết vì người nghèo”, Quỹ vắcxin phòng Covid 19, Quỹ “Vì biển đảo
quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc”…
* Ngày 18/11 được chọn là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, vì:
- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập (1930), khối đại đoàn kết dân tộc
ngày càng được củng cố, mở rộng thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng
thời kì cách mạng.
- Hình thức mặt trận đầu tiên được thành lập ngày 18/11/1930 với tên gọi Hội
phản đế Đồng minh Đông Dương, nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ năm 1986,
Đảng quyết định lấy ngày 18/11 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Mặt trận dân tộc
thống nhất Việt Nam, cũng là ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức tại các khu dân cư nhằm
tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn
bó tình làng, nghĩa xóm trong toàn thể nhân dân.
Câu 5 (3,0 điểm)
Thế nào là di sản văn hoá? Phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hoá.
Thông tin về việc Thành phố Hội An áp dụng bắt buộc việc mua vé tham quan
Khu phố cổ Hội An từ 15/5/2023 nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Quan điểm
của anh/chị như thế nào về việc thu phí khi tham quan di sản.
* Khái niệm di sản văn hóa:
Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng
tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế
hệ sau. Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hoá riêng, đặc trưng cho cộng đồng đó.
* Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá:
- Bảo tồn: bảo vệ, giữ gìn sự tồn tại và những giá trị của di sản theo dạng thức vốn có của
nó.
- Phát huy giá trị di sản: là những hành động đưa di sản vào thực tiễn xã hội, coi đó như
nguồn nội lực, tiềm năng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những lợi ích
cho cộng đồng sở hữu di sản đó.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có mối quan hệ biện chứng, thống nhất, gắn
bó chặt chẽ với nhau và đều nhằm mục đích chung là lưu truyền và phát triển những giá
trị của di sản văn hoá.
- Bảo tồn được coi là cơ sở nền tảng để phát huy giá trị của di sản. Phát huy tốt giá trị của
di sản trong đời sống thực tiễn góp phần tạo ra nguồn lực vật chất, tinh thần… để bảo tồn
di sản tốt hơn.
- Để bảo tồn không trở thành gánh nặng và rào cản của sự phát triển, cần giải quyết hài
hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- HS lấy ví dụ chứng minh…
* Quan điểm về việc thu phí khi tham quan di sản:
- Việc thu phí tại các di sản sẽ là hợp lý nếu đáp ứng được ba yếu tố: phục vụ tốt cộng
đồng, bảo tồn giá trị di sản và tăng sức hấp dẫn của điểm đến. Nhìn ở góc độ cân bằng
giữa bảo tồn và phát triển, thu phí là một hình thức để thể hiện trách nhiệm của cộng
đồng với di sản.
- Nhiều di sản, di tích tại Việt Nam đã thực hiện việc thu phí nhiều năm qua, như: Văn
Miếu - Quốc Tử Giám, Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn… mang lại nguồn thu lớn và được
sử dụng để tái đầu tư cho chính di sản.
- Hội An có đặc thù là “quần thể di tích sống”. Vấn đề đặt ra với Khu phố cổ Hội An
không chỉ đơn giản ở việc bảo tồn nguyên vẹn các di tích có giá trị, mà còn phải giảm áp
lực lên di sản nhưng vẫn giữ gìn được sinh kế cho người dân sống trong vùng lõi.
- Việc thu phí vào "vùng lõi" di sản thực chất là mô hình “lấy di tích nuôi di tích”, vừa
tăng thêm trách nhiệm cộng đồng với di sản, vừa giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và
phát huy giá trị di sản.
-----------HẾT-----------

TRƯỜNG THPT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


CHUYÊN CAO BẰNG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII NĂM 2023
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1: (4,0 điểm)


Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại được hình thành dựa trên những cơ sở
nào? Em hãy tóm tắt những thành tựu chính của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Giải:
a. Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại:
*Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế:
- Có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải: bán đảo Ban -căng và bán đảo I-ta-li-a.
- Lãnh thổ phần lớn là đồi núi, xen giữa là những cánh đồng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn, có
nhiều khoáng sản, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.
- Kinh tế: chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp, trong đó buôn bán bằng đường
biển khá phát triển...
- Dân cư: Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người khác nhau như người Ê-ô-li-êng, người I-ô-
niêng…Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-an, trong đó có một bộ phận trở
thành người Rô-ma. Ngoài ra còn có người Gô-loa, người Hy Lạp…Họ là chủ nhân của
văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
*Chính trị, xã hội:
- Chính trị: Nhà nước Hy Lạp và La Mã cổ đại ra đời vào khoảng thế kỉ VIII – VI TCN.
Hy Lạp là quốc gia thành bang theo chế độ dân chủ cổ đại điển hình. Nhà nước La Mã
theo thể chế cộng hòa quý tộc hoặc đế chế.
- Xã hội: gồm chủ nô, bình dân và nô lệ, trong đó chủ nô là tầng lớp có thế lực về chính
trị và kinh tế; nô lệ chiếm số đông trong xã hội, là lực lượng sản xuất chính và là “công
cụ biết nói” thuộc quyền sở hữu của chủ nô.
*Kế thừa nền văn minh phương Đông cổ đại: Vì ra đời sau nên văn minh Hy Lạp và La
Mã cổ đại có điều kiện tiếp thu, kế thừa thành tựu của văn minh phương Đông về Lịch
pháp, Toán học, Thiên văn học…
b. Tóm tắt những thành tựu chính:
- Chữ viết: Cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái A,B,C…và người La Mã đã kế thừa,
phát triển thành chữ La-tinh, trở thành nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay.
- Văn học: gồm nhiều thể loại như sử thi, kịch, thần thoại…với nhiều thành tựu lớn, nổi
bật là sử thi I-li-at và Ô-đi-xê.
- Tư tưởng, tôn giáo: triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại với hai trường phái duy vật và
duy tâm, được xem là những thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, đặt nền móng
cho triết học châu Âu sau này; có tín ngưỡng thờ đa thần với các nghi lễ hiến tế, cầu
nguyện; Thiên Chúa giáo ra đời vào khoảng thế kỉ I và được lan tỏa mạnh mẽ.
- Lịch pháp và Thiên văn học: nhờ quan sát chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt
Trời, họ tính được 1 năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
- Khoa học, kĩ thuật: có nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác nhau, gắn liền với tên tuổi
của các nhà khoa học nổi tiếng như Pi-ta-go, Ta-lét, Ác-si-mét…
- Kiến trúc, điêu khắc: tạo nên nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc tinh xảo như đền
Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng thần Vệ nữ…
- Thể thao: nổi bật là Đại hội thể thao Ô-lim-pic ở Hy Lạp cổ đại được tổ chức 4 năm một
lần hướng tới mục tiêu rèn luyện sức khỏe, giải trí và gắn kết.
Câu 2: (5,0 điểm)
Quan sát hai
hình ảnh
sau:

Hình ảnh 1. Rô-bốt


Xô-phi-a (Nguồn Internet)

Hình ảnh 2. Internet vạn vật (Nguồn Internet)


Bằng những hiểu biết của mình, em hãy:
a. Cho biết hai hình ảnh trên thuộc thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ mấy? Viết một đoạn văn giới thiệu về một trong hai thành tựu đó.
Hai hình ảnh trên thuộc thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CM
4.0). Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu từ đầu thế kỉ XXI. Thành tựu cơ
bản là kĩ thuật số với những yếu tố cốt lõi như Trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối
vạn vật, dữ liệu lớn; công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa
ngành
*Giới thiệu về một trong hai thành tựu
- Học sinh có thể lựa chọn và giới thiệu về một trong hai thành tựu trên nhưng
phải trình bày được những nét nổi bật về sự ra đời, nội dung và ứng dụng của
thành tựu đó.
b. Trình bày ý nghĩa của những thành tựu trên.
* Kinh tế:
- Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí, ứng
dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau như giao thông vận tải, y tế, giáo dục,
xây dựng
- Tiết kiệm sức lao động của con người, đẩy nhanh quá trình tự động hóa và số
hóa nền kinh tế
- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngàng kinh tế.
Nhờ sự phát triển của internet và thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể
lựa chọn mua sắm hàng hóa trực tuyến, tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu
- Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới..
* Đối với xã hội
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động, lực lượng lao động ngày càng có trình độ
chuyên môn cao.
- Nhờ có trí tuệ nhân tạo và internet kết nối vạn vật giúp cho đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được nâng cao.
* Đối với văn hóa, giáo dục
- Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua nhiều ứng dụng trên internet thuận
tiện, nhanh chóng…
- Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin nhanh chóng và thuận tiện, thúc đẩy giao lưu
văn hóa giữa các quốc gia, khu vực …
c. Nêu những thách thức của Việt Nam khi ở trong giai đoạn của cuộc cách mạng
này.
* Kinh tế
- Cạnh tranh khốc liệt từ các nước lớn
- Nguy cơ tụt hậu, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước
- Đào tạo nguồn lao động chất lượng cao
- Tai nạn lao động, Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
- Rủi ro kinh doanh, Khủng hoảng tài chính; Nợ công…
* Chính trị, văn hóa
- Phát sinh các vấn đề liên quan tới bảo mật thông tin cá nhân…
- Nguy cơ bị xâm phạm chủ quyền, đe dọa đến nền an ninh quốc gia
- Làm tăng xung đột nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thông và hiện đại
* Xã hội:
- Khiến nhiều người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm…
- Gây ra sự phân hóa xã hội, gia tăng khoảng cách giàu nghèo…
- Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh; ít quan tâm đến các mối quan hệ
gia đình, xã hội…

Câu 3: (5,0 điểm)


Trên cơ sở trình bày và nhận xét những nét chính về giáo dục Đại Việt trong
các thế kỉ X – XV, em hãy rút ra bài học cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam
hiện nay?
a. Trình bày và nhận xét những nét chính của giáo dục Đại Việt thế kỉ X - XV
* Trình bày…
- Hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy
chính quyền, đặt nền móng từ thời Lý…
- Thời Trần khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn…
- Thời Lê sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt. Nội dung học tập được quy định chặt
chẽ. Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng…
- Các triều đại đều có chính sách khuyến khích giáo dục và khoa cử: Nhà Lê sơ tổ chức lễ
xướng danh, vinh quy bái tổ. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi Tiến sĩ, vinh
danh nhân tài của đất nước.
* Nhận xét…
- Tích cực: Giáo dục Đại Việt đã góp phần
+ Nâng cao trình độ dân trí cho quần chúng nhân dân;
+ Bồi dưỡng, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước;
+ Tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lúc bấy giờ.
- Hạn chế: Nội dung học tập và chương trình thi cử nặng về kiến thức kinh sử, chưa chú
trọng đến khoa học tự nhiên và kĩ thuật nên không tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
b. Rút ra bài học cho sự phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay?
- Coi trọng giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu
- Cần phải đổi mới giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực của
người học, dạy học theo chuẩn đầu ra của xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước…
- Đào tạo công dân toàn cầu có khả năng hội nhập…
- Có chính sách thu hút nhân tài ....
Câu 4: (3,0 điểm)
Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành như thế nào trong lịch sử Việt
Nam? Vì sao nói: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò, tầm quan trọng đối với việc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
*Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc:
- Khối đại đoàn kết được hình thành trước hết dựa trên cơ sở tỉnh cảm gia đình và tình
yêu quê hương, đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống
ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Trong thời kì cổ - trung đại: các vương triều phong kiến coi trọng đoàn kết chặt chẽ
trong nhân dân, coi trọng sự hòa thuận trong nội bộ triều đình để tạo nên sức mạnh, đề
cao mối quan hệ giữa các tộc người...
- Trong thời kì cận – hiện đại: khối đại đoàn kết dân tộc từng bước được xây dựng thành
công, đưa cách mạng Việt Nam đạt được nhiều thắng lợi; từ khi có sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức
mặt trận phù hợp
*Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
công cuộc xây dựng đất nước: khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, thúc đẩy đổi
mới, sáng tạo, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp
nhân dân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
- Đại đoàn kết dân tộc đóng vai trò đặc biệt quan trọng để khẳng định vị thế của quốc gia
trước những thách thức của thời đại, đặc biệt không tách rời với việc khẳng định chủ
quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam
Câu 5: (3,0 điểm)
Di sản văn hóa là gì? Vì sao phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa?
Em hãy liên hệ với việc bảo tồn và phát huy một di sản văn hóa cụ thể ở địa phương
em.
*Khái niệm “di sản văn hóa”
- Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, do
con người sáng tạo nên và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác...
- Là hệ giá trị cơ bản và bền vững trong văn hóa của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng
đồng và là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa
*Vì sao phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với
nhau vừa để giữ nguyên giá trị gốc của di sản như dạng thức vốn có, vừa để kế thừa, phát
triển, khai thác và sử dụng hiệu quả di sản phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trước hết xuất phát từ giá trị to lớn của di sản
văn hóa đối với cộng đồng như giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, giáo dục, thẩm mĩ, kinh
tế...
- Do thực trạng của di sản văn hóa đang bị xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của
thời gian, tác động của thiên nhiên và tác động của con người, sự phát triển của khoa học
– công nghệ và xu thế hội nhập toàn cầu làm cho các di sản văn hóa phi vật thể có nguy
cơ bị mai một
- Thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước thông qua các văn bản pháp quy
nên các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và cá nhân liên
quan phải tiến hành công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tiêu biểu là Luật
di sản văn hóa năm 2001 và được điều chỉnh, bổ sung năm 2009, năm 2013...
*Liên hệ với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cụ thể ở địa phương
- Học sinh lựa chọn một di sản văn hóa tiêu biểu ở địa phương
- Học sinh giới thiệu được một số nội dung liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa đó

______________________________Hết_______________________________

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN


TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI: 10
Ngày thi: 04 tháng 8 năm 2023

Câu 1 (4.0 điểm).


Nền dân chủ cổ đại đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, văn hóa, xã hội của các
quốc gia cổ đại phương Tây?
a. Nền dân chủ cổ đại đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, văn hóa, xã hội của các
quốc gia cổ đại phương Tây.
- Vào khoảng thế kỉ VIII – VI TCN, các nhà nước Hi Lạp – La Mã ra đời. Ở Hi Lạp là
quốc gia thành bang tiêu biểu là thành bang A-ten và Xpác. Tại La Mã, nhà nước điển
hình là nền cộng hòa quý tộc. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh giữa các chủ nô,
chủ xưởng và các quý tộc xuất thân là bô lão thị tộc. Uy thế của quý tộc thị tộc bị đánh
bạt. Quyền lực xã hội chuyển vào tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Thắng lợi của
cuộc đấu tranh này là cơ sở để hình thành thể chế dân chủ.
- Đứng đầu nhà nước là Đại hội công dân. Đại hội bầu ra quan chức nhà nước, quyết định
mọi công việc của nhà nước.
- Người ta không chấp nhận có vua, có 50 phường, mỗi phường cử ra 10 người thành Hội
đồng 500 (có vai trò như Quốc hội), có nhiệm kỳ 1 năm. Hội đồng 500 bầu ra 10 viên
chức điều hành công việc (như kiểu một chính phủ), có nhiệm kì 1 năm và có thể bị bãi
miễn nếu như không hoàn thành nhiệm vụ.
- Các công dân (trừ kiều dân, nô lệ và phụ nữ) mỗi năm họp một lần tại quảng trường
được quyền phát biểu và biểu quyết các việc lớn
- Bản chất của nền dân chủ ở Phương Tây cổ đại là nền dân chủ chủ nô. Mặc dù có những
hình thức khác nhau (nhà nước cộng hòa quý tộc La Mã, nhà nước dân chủ chủ nô -
Aten) thì nó vẫn là công cụ của giai cấp chủ nô để thống trị, đàn áp, bóc lột nô lệ, bảo vệ
quyền lợi cho chủ nô.
b. Ảnh hưởng của nền dân chủ
* Về kinh tế
- Tạo bầu không khí tự do trong sản xuất. Thợ thủ công không chịu sự ràng buộc bởi các
quy định khắt khe trong sản xuất. Họ làm ra những sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với
đủ loại bình, bát, chum…mẫu mã đẹp, số lượng nhiều, chất lượng tốt.
- Không khí tự do và sự phát triển của thủ công nghiệp đã tạo điều kiện cho kinh tế hàng
hóa được phát triển. Thương nhân ở đây được quyền quyết định buôn bán với nước nào,
mặt hàng gì… Họ đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ôliu, đồ mĩ nghệ, đồ
dùng kim loại…đi bán ở mọi vùng miền Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc
vật…Nô lệ cũng là một mặt hàng quan trọng đem lại lợi nhuận lớn. Các thị quốc luôn giữ
mối quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa. Nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu
có. Sự phát triển của kinh tế công thương thúc đẩy sự ra đời của thành thị - trung tâm
chính trị, kinh tế các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưu thông tiền tệ. Các thị quốc
đều có đồng tiền riêng của mình. Đồng tiền Đênariuxơ của Rôma, đồng tiền có hình chim
cú của Aten.
* Về văn hóa
- Sự tiến bộ trong đời sống chính trị đã tạo ra bầu không khí tự do, đem lại giá trị nhân
văn và hiện thực cho nội dung văn hóa. Cư dân đã thể hiện được trình độ tư duy, khả
năng sáng tạo, trí tưởng tượng của mình, đề cao vai trò cá nhân…
- Sự tiếp xúc và giao lưu trên biển đã tạo điều kiện cho cư dân phương Tây cổ đại được
tiếp thu những thành tựu của các nền văn minh khác. Đó là cơ sở để họ đạt tới trình độ
sáng tạo văn hóa cao hơn trước, đưa những hiểu biết của con người trở thành tri thức
khoa hoc, có tính chính xác, khái quát hóa và có tính ứng dụng cao.
* Về xã hội
- Hình thành hai giai cấp cơ bản, đối kháng giữa chủ nô và nô lệ… Sự bóc lột của chủ nô
đối với nô lệ đã làm cho mâu thuẫn xã hội nẩy sinh và ngày càng trở nên gay gắt. Nô lệ
đã phản kháng mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cút lãnh đạo năm 73
TCN.
- Ngoài ra còn có những người bình dân thành thị và thợ thủ công – một bộ phận trong xã
hội sống an nhàn, được hưởng trợ cấp xã hội, trở thành lực lượng nghiên cứu và sáng tạo
văn hóa.
Câu 2 (5.0 điểm).
Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp thời kì hiện
đại. Phân tích tác động của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Vì sao
Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển khoa học – kĩ thuật?
a. Trình bày một số thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
* Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
- Lí thuyết Toán, Lý, Hóa, Sinh…tạo cơ sở lí thuyết
- Công cụ sản cuất mới: năm 1946, máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ…, Rôbôt, hệ
thống máy tự động…
- Năm 1957, Văn phòng Xử lý Công nghệ thông tin của Cơ quan nghiên cứu các Dự án
kĩ thuật cao Mỹ (ARPA) đã phát minh ra Internet. Năm 1969, internet được khai thác sử
dụng. Năm 1990, kĩ sư mạng điện toán người Anh tên là Tim Béc-nơ-ly, đã sáng tạo ra
công cụ đơn giản và hầu như miễn phí để thu thập thông tin từ internet - một giao thức
mang tên World Wide Web (WWW). Từ năm 1991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động,
web và internet phát triển động nhất với tốc độ chóng mặt
- Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Từ
đây, máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các
mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.
- Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế tạo, như thiết bị viễn thông (điện thoại, ti-
vi,...), thiết bị thu thanh và truyền hình (ra-đa, kinh thiên văn, vệ tinh nhân tạo,...), thiết bị
y tế (tia X-quang, bức xạ,...)
- Bên cạnh đó con người còn đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực: chế tạo vật liệu mới,
chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, sử dụng nguồn năng lượng
mới, công nghệ sinh học,….
* Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
- Những thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là kĩ thuật số,
công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành. Kĩ thuật số gồm
những yếu tố cốt lõi là Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật và Dữ liệu lớn…
- Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, Rô-bốt
thông minh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, xây dựng,...
- Internet kết nối vạn vật có phạm vi ứng dụng rất rộng lớn, điển hình như điều hành sản
xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh, giao thông vận tải, quản lí môi trường, mua
sắm thông minh, học tập trực tuyến,…
- Dữ liệu lớn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như sản xuất, xây dựng, giao thông
vận tải, quản lý nhà nước, giáo dục và đào tạo,...
- Công nghệ sinh học và sự phát triển của các công nghệ liên ngành, đa ngành,... cũng đạt
nhiều thành tựu to lớn.
+ Công nghệ sinh học gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn
tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tỉnh mới, chế biến và bảo quản thực phân, sản
xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật,…
+ Ba công nghệ chủ yếu tác động đến sự thay đổi cuộc sống con người là công nghệ gen
(công nghệ di truyền), nuôi cấy mô và nhân bản.
- Ngoài ra, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực vật lí
với rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới, điện toán
đám mây,..
b. Tác động
* Tích cực:
- Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất, nâng cao chất lượng cuộc sống..; dẫn đến
những thay đổi to lớn về cơ cấu dân cư,chất lượng nguồn lực; những đòi hỏi về giáo dục
và đào tạo nghề nghiệp…
- Hình thành một thế giới với xu thế toàn cầu hóa
- Đưa con người chuyển sang nền văn minh mới, văn minh trí tuệ…
* Tiêu cực:
- Làm cạn kiệt tài nguyênthiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tai nạn lao
động và giao thông…
- Xuất hiện các loại dịch bệnh mới…; việc chế tạo vũ khí hiện đại có sức công phá và
hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh…
- Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm...; làm gia tăng khoảng
cách giữa người giàu và người nghèo ở các nước; vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, tính
chính xác của các thông tin được chia sẻ; làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công
nghệ, như máy tính, điện thoại thông minh, hệ thống mạng Internet…; mối quan hệ xã
hội, gia đình lỏng lẻo…
- Làm xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của các cộng đồng...; Phát sinh tình
trạng văn hoá “lai căng”, nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống; xung đột giữa nhiều
yếu tố, giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại.
c. Việt Nam cần phải đẩy mạnh khoa học – kĩ thuật vì
- Việt Nam xuất phát điểm thấp, là nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh mún, thủ
công lại bị thực dân đô hộ và phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm…
- Khoa học là chìa khóa đưa đất nước phát triển nhanh chóng, là một trong những yếu tố
quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…
- Những cơ hội của Cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với VN: nhanh chóng thay đổi cơ
cấu ngành nghề; có lực lượng lao động chất lượng cao; rút ngắn khoảng cách chênh lệnh
với các nước phát triển…
- Việc ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật đưa lại tăng trưởng cao ở các nước phát
triển đã để lại bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước…
Câu 3 (5.0 điểm).
Chứng minh nền văn hóa Đại Việt (thế kỉ X – XV) đạt đến trình độ phát triển cao và
toàn diện. Vì sao nói văn hóa là hồn cốt của dân tộc?
a. Nền văn hóa Đại Việt phát triển cao và toàn diện
- Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: Các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian như
thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc... tiếp tục duy trì, phát triển. Tư tưởng Nho
giáo, các tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo... song song tồn tại.
- Về chữ viết: Bên cạnh chữ Hán, chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XI – XII và trở thành chữ
viết riêng của dân tộc.
- Văn học: gồm văn học dân gian với nhiều thể loại….Văn học viết bao gồm văn học chữ
Hán và chữ Nôm… nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Văn học chữ
Hán: Nam quốc sơn, Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bạch Đằng giang phú (Trương
Hán Siêu), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)..... ; văn học chữ Nôm: Thơ Nôm của
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông…
- Về giáo dục: Nền giáo dục Nho học hình thành. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập
Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. Năm 1075, nhà Lý tổ chức thi đầu tiên… Thời Trần
các khoa thi được tổ chức đều dặn hơn. Việc phát triển giáo dục đã tạo nên nhiều tri thức
tài giỏi cho đất nước như Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Hiền…Thời lê sơ, nên giáo dục Nho
học tiếp tục phát triển và mở rộng, tiêu biểu là thời vua Lê Thánh Tông…
- Về nghệ thuật: Có bước phát triển trên các phương diện: kiến trúc (Hoàng Thành Thăng
Long, chùa Một Cột, chùa Dâu; tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh.....), điêu khắc (chuông,
tượng được đúc, tạc nhiều...); sân khấu, âm nhạc, ca múa, nghệ thuật dân gian... Nghệ
thuật sân khấu, chèo tuồng, hề phát triển phong phú mang đậm bản sắc dân tộc.
- Về khoa học - kỹ thuật:
+ Khoa học: nhiều ngành khoa học đạt được những thành tựu có giá trị (Sử học có: Đại
Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư....; Địa lí có: Dư địa chí, Hồng Đức
bản đồ...; Quân sự có: Binh thư yếu lược...; Toán học có: Đại thành toán pháp, Lập thành
toán pháp......
+ Kĩ thuật: có nhiều bước phát triển như: gốm sứ, dệt, luyện kim, đóng tàu thuyền, đúc
súng, xây thành...
b. Văn hóa là hồn cốt dân tộc
- Văn hóa Việt Nam là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân Việt Nam
sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
- Lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nên có một tảng văn hóa
đồ sộ, phong phú. Bản sắc văn hóa Việt Nam được hình thành từ thời Văn Lang - Âu
Lạc, được bảo tồn và gìn giữ trong suốt ngàn năm Bắc thuộc; được kế thừa phát huy
trong thời kì văn minh Đại Việt và bảo tồn, phát huy cho đến ngày nay. Do vậy có thể
khẳng định, văn hóa Việt Nam có nền tảng vững chắc, có bề dày lịch sử hàng ngàn năm,
là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam.
- Nền văn hóa Việt Nam ngày nay là sự hội tụ những giá trị vật chất và tinh thần của 54
dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, qua hàng ngàn năm tạo dựng, có di sản văn hóa
vật chất, có di sản văn hóa tinh thần, có di sản văn hóa phi vật thể…đã được UNESSCO
ghi công nhận, cho thấy giá trị của văn hóa Việt Nam.
- Văn hóa Việt Nam hiện nay là sự kế thừa và phát triển văn truyền thống văn hóa của
dân tộc đồng thời có sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa giá trị của văn hóa thế giới.

- Văn hóa Việt Nam còn là biểu tượng, hồn cốt của dân tộc Việt Nam trong xu thế hội
nhập thế giới.
Câu 4 (3.0 điểm).
Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, anh/chị hãy làm rõ những chính sách của nhà
Trần trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân và kết quả của việc xây dựng khối
đoàn kết đó.
a. Khái quát về cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên
- Đầu thế kỉ XIII, quân M-N trở thành ác mộng của nhiều quốc gia trên thế giới, vó ngựa
của họ đi đến đâu là bản đồ bành trướng của họ đến đó, họ thống trị 1 đế quốc rộng lớn từ
bờ biển Thái Bình Dương đến Biển Đen.
- Năm 1257, để tạo ra một hướng tiến công thôn tính Nam Tống, quân Mông-Nguyên
quyết định xâm lược Đại Việt, nhưng cả 3 lần xâm lược 1258, 1285, 1288 đều bị quân
dân Đại Việt đánh bại.
b. Chính sách đoàn kết toàn dân trong kháng chiến
* Nhà Trần đã đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân
- Nhà Trần đã “Khoan thư sức dân …”, tạo ra được niềm tin của nhân dân với triều đình,
nhờ đó khi giặc tới, toàn dân đã hưởng ứng cùng nhà Trần đánh giặc.
- Xây dựng khối đoàn kết trong nội bộ triều đình để làm hạt nhân khối đoàn kết dân tộc,
từ đó mở rộng khối đoàn kết toàn dân: Hội nghị Bình Than… Quý tộc, vương hầu chủ
động giải quyết mâu thuẫn, sự bất hòa trong nội bộ, đặt quyền lợi dân tộc lên trên dòng
họ … tiêu biểu là việc Trần Quốc Tuấn chủ động giải quyết mối bất hòa với Trần Quang
Khải.
* Nhà Trần mở rộng, củng cố khối đoàn kết toàn dân, quân dân quyết tâm đánh giặc
- Hội nghị Diên Hồng (1285) mà nhà Trần tổ chức, bao gồm các vị bô lão trong cả nước,
là những người uy tín, đại diện cho toàn dân. Hội nghị đã thể hiện sự đoàn kết và quyết
tâm kháng chiến của toàn dân.
- Huy động mọi tầng lớp nhân dân đánh giặc, từ vương hầu quý tộc nhà Trần cho đến các
binh sĩ và tướng lĩnh đều chung quyết tâm đánh giặc:
+ Các binh sỹ và tướng lĩnh đều khắc lên tay chữ “Sát Thát”, Trần Quốc Toản giương
cao lá cờ…Trần Thủ Độ… và Trần Quốc Tuấn cũng thể hiện ý chí trước nhà vua: “Nếu
bệ hạ muốn hàng, thì hãy chém đầu thần trước”, Thông điệp hành động của Trần Bình
Trọng “Ta thà làm ma nước Nam, còn hơn làm vương nước Bắc…”, rồi lòng trung thành
của Yết Kiêu … tất cả thể hiện lòng trung thành của toàn dân.
+ Nhân dân tích cực hưởng ứng kế “Thanh dã” của nhà Trần. Kế “Thanh dã” đã góp phần
làm suy yếu giặc, phá tan âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của giặc, là cơ sở để
đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Các gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng...cũng tham gia đánh giặc...
c. Kết quả của việc thực hiện chính sách đoàn kết toàn dân
- Nhân dân hưởng ứng kế hoạch đánh giặc của nhà Trần, phá cầu đường để cản bước tiến
của giặc; ngăn cách đạo quân kị binh của Trịnh Bằng Phi ra khỏi đạo quân thủy trong
cuộc kháng chiến lần thứ ba (1287-1288)…
- Lực lượng dân binh ở các địa phương đã phối hợp cùng quân triều đình đánh giặc.
Những người dân bình thường cũng tham gia kháng chiến bằng khả năng của mình: bà
hàng nước đã chỉ cho Trần Quốc Tuấn biết được những con nước sông Bạch Đằng lên
xuống; nhân dân tích cực tham gia xây dựng thế trận mai phục ở sông Bạch Đằng…-> Ba
lần kháng chiến chống Mông – Nguyên thắng lợi. Chủ quyền quốc gia dân tộc được giữ
vững.
Câu 5 (3.0 điểm).
Giới thiệu một di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức UNESCO ghi
danh. Trình bày giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đó.
a. Giới thiệu một di sản văn hóa tiêu biểu được UNESCO ghi danh
Giới thiệu một di sản văn hóa được UNESCO ghi danh: Nêu được tên di sản, loại hình,
địa danh, đặc điểm và giá trị nổi bật của di sản, năm được ghi danh.
b. Giải pháp bảo tồn và phát huy
* Tuyên truyền giáo dục ý thức, đẩy mạnh công tác quảng bá, phát huy di sản
- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thúc bảo vệ, nâng cao ý thức của tập thể, cá nhân,
cộng đồng để mỗi người dân hiẻu sâu sắc và toàn diện về giá trị của di sản, tự hào và trân
trọng các giá trị của di sản, qua đó giáo dục tinh thần trách nhiệm của cộng đồng đối với
di sản.
* Đổi mới cơ chế chính sách và đầu tư cơ sở vật chất
- Đổi mới cơ chế chính sách về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa….
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động bảo tồn. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
nguồn vốn, đảm bảo tính xác thực, tính nguyên vẹn, giá trị nổi bật…
- Kết hợp chặt chẽ vai trò của Nhà nước với cộng đồng xã hội và cá nhân...
- Đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp và hiệu quả công tác bảo tồn, quản lí di
sản.
* Tăng cường biện pháp bảo vệ
- Tăng cường biện pháp quản lí, bảo vệ; nâng cao năng lực tổ chức, quản lí nhà nước về
di sản;
- Gắn liền hoạt động bảo tồn với cộng đồng dân cư tại địa phương;
- Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội;
- Thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa và hợp tác quốc tế về di sản;
- Xử lí nghiêm theo pháp luật những hành vi vi phạm công tác bảo vệ và khai thác di sản.
-------- HẾT --------

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII


TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG- TỈNH BẮC GIANG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề thi có 02 trang)ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
LỚP 10 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4.0 điểm)
a. Quan sát logo của tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO) và cho biết: Logo đó được lấy ý tưởng từ công trình nổi tiếng nào của
Hy Lạp cổ đại? Chọn một thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại
để giới thiệu vài nét về thành tựu và ý nghĩa của thành tựu đó đối với văn minh thế
giới.

* Logo được lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng của Hy Lạp: đền Pac tê nông
* Chọn một thành tựu...
- HS lựa chọn một thành tựu văn minh bất kì. Nêu rõ lí do chọn...
- Giới thiệu nét cơ bản về thành tựu
- Làm rõ ý nghĩa/giá trị của thành tựu đối với VMTG
b. Vì sao văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại đạt được thành tựu phát triển cao và rực
rỡ?
- Văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại hình thành trên cơ sở phát triển cao của trình độ sản
xuất: công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến.
- Dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đây
vừa là cơ sở vật chất vừa là sự thúc đẩy cho văn hóa phát triển.
- Chế độ chiếm hữu nô lệ tồn tại dựa trên sự bóc lột nặng nề sức lao động của nô lệ, vừa
tạo ra nguồn của cải vật chất nuôi sống xã hội, vừa tạo nên một tầng lớp quý tộc chủ nô
chỉ chuyên lao động trí óc làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học, nghệ thuật.
- Sự tiến bộ của chính trị, nhất là thể chế dân chủ cổ đại đã tạo nên bầu không khí tự do
tư tưởng đem lại giá trị nhân văn, hiện thực cho nội dung văn hóa.
- Sự kế thừa, tiếp thu nền văn minh phương Đông cổ đại: VM Hy Lạp và La Mã ra đời
sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông trên
nhiều lĩnh vực.
Câu 2 (5.0 điểm)
a. Em hiểu thế nào về khái niệm “cách mạng công nghiệp”? Phân tích tác động của
các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại về mặt xã hội, văn hóa.
* CM công nghiệp: trước tiên là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, tạo bước
chuyển biến quyết định từ nền sản xuất nhỏ, giản đơn dựa trên lao động thủ công sang
một nền sản xuất lớn dựa trên máy móc.
* Tác động của các cuộc CMCN thời kì hiện đại về mặt xã hội
- Tích cực:
+ Tự động hóa giúp giải phóng sức lao động của con người, đặc biệt trong những công
việc nguy hiểm, trong môi trường độc hại; Tri thức đưa đến sự phân hóa trong lực lượng
lao động, số lượng người lao động có kĩ năng và trình độ chuyên môn cao ngày càng
tăng; Ngày nay, con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, giúp tiết
kiệm thời gian,…
- Tiêu cực:
+ Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm; Gây ra sự phân hóa
trong xã hội, mở rộng khoảng cách giàu – nghèo; Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào
các thiết bị thông minh; ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội.
* Tác động của các cuộc CMCN thời kì hiện đại về mặt văn hóa:
- Tích cực:
+ Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên vô cùng nhanh chóng và thuận tiện; Con người
có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên internet rất thuận tiện, nhanh
chóng; Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận
tiện.
- Tiêu cực:
+ Phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các
thông tin được chia sẻ,…; Làm gia tăng sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa
truyền thống và hiện đại; xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
b. Theo em, đội ngũ trí thức có vai trò như thế nào trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư hiện nay?
- Là lực lượng tiên phong trong nghiên cứu, học tập và áp dụng cuộc CMCN 4.0 vào
cuộc sống, sản xuất, VH- GD…
- Định hướng dẫn dắt xã hội thích ứng với CM 4.0
c. Chọn một thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại để chỉ rõ tác
động của thành tựu đến cuộc sống của bản thân em.
Câu 3 (5.0 điểm)
Đọc đoạn tư liệu và quan sát hình ảnh dưới đây:
- Bài ký khắc trên bia đề danh Tiến sĩ khoa thi năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo 3
(1442) có đoạn viết “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế
nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế
các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén
chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp”.
- Hình ảnh: Bia tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Cho biết:
a. Đoạn tư liệu và hình ảnh trên phản ánh thành tựu nào của nền văn minh Đại
Việt? Nêu chính sách của các triều đại phong kiến tạo điều kiện cho việc phát triển
thành tựu đó.
* Đoạn tư liệu và hình ảnh phản ánh thành tựu giáo dục/ giáo dục và khoa cử của nền văn
minh Đại Việt.
* Chính sách của các triều đại phong kiến tạo điều kiện cho việc phát triển giáo dục:
- Mở rộng hệ thống giáo dục: thời Lý: xây Văn Miếu (1070); mở Quốc Tử Giám (1076).
Thời Trần: lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Cạnh trường học của nhà
nước còn có lớp học tư nhân ở các làng xã. Từ thời Lê sơ, con em bình dân học giỏi cũng
được đi học, đi thi. Hệ thống trường mở rộng trên cả nước.
- Tổ chức thi cử đều đặn, thể lệ thi cử được qui định chặt chẽ: các kì thi Hương, Hội,
Đình được tổ chức đều đặn, hệ thống. 1247, thời Trần, đặt lệ “Tam khôi” dành cho những
người đỗ đầu (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). Thời Lê sơ, cứ 3 năm lại tổ chức thi
Hương ở địa phương, thi Hội tại kinh thành...
- Có các chính sách khuyến khích, coi trọng giáo dục: tổ chức lễ xướng danh và vinh quy
bái tổ (từ 1442). Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia đá ở Văn Miếu để khắc tên
những người đỗ Tiến sĩ. Thời Nguyễn, nhà nước đặt ở mỗi tỉnh một chức quan Đốc học
để chuyên trách việc giáo dục, khoa cử.
- Những người đỗ đạt cao trong các kì thi đều được trọng dụng vào bộ máy quan lại của
nhà nước PK, nhiều người giữ các chức vụ cao và có nhiều đóng góp với đất nước: Lê
Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn,...
b. Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám (Hà Nội) có giá trị gì đối với nền văn
hóa giáo dục dân tộc?
- Giá trị lịch sử:
+ Là nguồn tư liệu phong phú góp phần nghiên cứu lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong
kiến: tình hình phát triển giáo dục và quan điểm về giáo dục, nhất là việc đào tạo, sử
dụng nhân tài (qua các bài ký).
+ Ghi chép về những người đỗ đạt của các khoa thi theo thứ tự từ cao đến thấp; ghi chép
về các địa phương, dòng họ có truyền thống khoa bảng.
- Giá trị nghệ thuật: các bia Tiến sĩ có phong cách điêu khắc với nghệ thuật trang trí tiêu
biểu: hình dáng bia, nghệ thuật tạo rùa, nghệ thuật trang trí chạm khắc trên bia…
- Là cơ sở cho việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác như: chữ viết, văn học, triết học, pháp
luật đương thời…
- Có tác động xã hội to lớn đối với người đương thời và hậu thế, là niềm khích lệ lớn
trong việc học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước và xã hội. Bia Tiến
sĩ cùng là biểu tượng và niềm tự hào của sự thành đạt và trí tuệ.
- Bia tiến sĩ là những di vật giá trị bậc nhất của di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám, được
UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới và được Chính phủ công nhận là Bảo vật
Quốc gia.
c. Từ tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, hãy đề xuất một số biện pháp
hiệu quả để góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.
* Một số gợi ý:
- Phát hiện, tìm kiếm nhân tài…
- Trọng dụng, tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học, nhất là trong việc dạy và học ở
những nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…
- Có chính sách khuyến khích khen thưởng, động viên kịp thời, phù hợp đối với người
tài…
- Ưu tiên cho giáo dục và đào tạo…
Câu 4 (3.0 điểm)
Trong bài viết “Nên học sử ta” đăng trên báo “Việt Nam Độc lập” số ra ngày
1/2/1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân
ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta
không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.
a. Bằng những dẫn chứng lịch sử (có chọn lọc) trong công cuộc giữ nước của nhân
dân Việt Nam từ thế kỉ XI đến hết thế kỉ XV, hãy làm rõ nhận định của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
- Nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò của đoàn kết dân tộc trong công
cuộc giữ nước từ thế kỉ XI- XV. Đoàn kết dân tộc là một trong những nguyên nhân quan
trọng dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
+ Kháng chiến chống Tống thời Lý (XI): sức mạnh đoàn kết được thể hiện từ đoàn kết
trong nội bộ triều đình (Lý Thường Kiệt và Lý Đạo Thành gạt lợi ích riêng, thù riêng mà
đoàn kết lại) đến đoàn kết nhân dân thực hiện kế “tiên phát chế nhân”, thực hiện chủ
động phòng ngự và phản công …-> thắng lợi trên sông Như Nguyệt..
+ Kháng chiến chống Mông Nguyên (XIII): thể hiện rõ tinh thần đoàn kết: hội nghị Bình
Than (1282) của các quý tộc Trần; Hội nghị Diên Hồng của các bô lão trong cả nước
(1285); đoàn kết trong nội bộ quý tộc Trần (Trần Hưng Đạo- Trần Quang Khải); đoàn kết
trong tướng – sĩ; đoàn kết với các dân tộc thiểu số… => Giành thắng lợi to lớn: Chương
Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… => Trần Hưng Đạo tổng kết “vua tôi đồng lòng, anh em
hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay”...
+ Khởi nghĩa Lam Sơn (XV): đoàn kết chiến đấu bảo vệ chủ tướng (Lê Lai liều mình cứu
Lê Lợi), chăm lo sức mạnh của nhân dân, huy động nhân dân đoàn kết tham gia (bà hàng
nước ở Cổ Lộng, ả đào ở làng Đào Đặng…) => Thắng lợi ở Tốt Động, Chúc Động, Chi
Lăng- Xương Giang…
- Khi không tập hợp được sức mạnh đoàn kết dân tộc -> kháng chiến thất bại, mất độc lập
dân tộc.
+ Phong trào kháng chiến chống Minh thời Hồ: nhà Hồ không đoàn kết được sức mạnh
của nhân dân khi tham gia kháng chiến “thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không
theo”…
b. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, khối đại đoàn
kết dân tộc có vai trò như thế nào? Nêu những hành động thiết thực em có thể thực
hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
* Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công
cuộc xây dựng đất nước.
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp
nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
- Là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong khi các quốc gia và toàn nhân loại đang
đứng trước những vấn đề lớn của thời đại như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn
kiệt tài nguyên, đại dịch…
- Đặc biệt, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không
thể tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của VN.
* Nêu những hành động thiết thực em có thể thực hiện…
- Tuyên truyền về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc…
- Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để tăng cường sự đoàn kết, gắn bó…
- Lên án các hành động gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc…
Câu 5 (3.0 điểm)
Em hiểu thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa được phân loại như thế nào? Nếu
là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với
bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào? Vì sao? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng
7-10 câu) giới thiệu về di sản đó theo cách của em.
* Di sản VH:
+ Là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo ra, tích
lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
+ Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hóa riêng, đặc trưng cho cộng đồng đó.
* Phân loại di sản VH:
- Theo khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người:
+ Di sản văn hóa vật chất: là những di sản VH thỏa mãn nhu cầu về vật chất (ăn, mặc, ở,
đi lại…) của con người.
+ Di sản văn hóa tinh thần: là các di sản văn hóa thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con
người
- Theo hình thái biểu hiện của di sản:
+ Di sản văn hóa vật thể: là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
+ Di sản VH phi vật thể: là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, có giá trị
lịch sử, VH, khoa học… được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng
nhiều hình thức khác nhau (truyền miệng, truyền nghề, trình diễn…)
=> Sự phân loại mang tính chất tương đối.
* Nếu là đại diện cho HS VN…
- HS tùy chọn một di sản bất kì để giới thiệu.
-------- HẾT --------
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2023
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 3 (5,0 điểm).
Phân tích những cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt. Em hãy lựa chọn và lí giải
1 cơ sở hình thành theo em là quan trọng nhất.
* Những cơ sở hình thành…
- Kế thừa văn minh văn Lang, Âu Lạc…
- Dựa trên nền độc lập, tự do của dân tộc…
- Sự tiếp thu văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Quốc…
*Lý giải
- Hs tự lựa chọn và lí giải 1 nguyên nhân theo bản thân là quan trọng nhất và có cách lí
giải phù hợp…(ví dụ: có thể chọn: cơ sở quan trọng nhất là : Dựa trên nền độc lập, tự do
của dân tộc vì: Độc lập tự do là yếu tốt quan trọng nhất của mỗi quốc gia; Có độc lập tự
do sẽ có điều kiện hòa bình để xây dựng đất nước về mọi mặt, có điều kiện giao lưu với
các nước bên ngoài… trên cơ sở đó hình thành văn minh.
Câu 5 (5,0 điểm).
Trình bày về các giá trị của 3 di sản của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di
sản Thế giới. Nêu những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng: Năm 2003, lần đầu tiên được UNESCO ghi danh
là Di sản Thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo. Năm 2015, được UNESCO
ghi danh lần thứ hai là Di sản Thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học, sinh
thái.
+ Vịnh Hạ Long: được UNESCO ghi danh là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên
vào năm 1994 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo và quan trọng về mặt thẩm
mĩ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ hai vinh dự được công nhận bởi những giá trị địa
chất, địa mạo đặc trưng, qua quá trình Trái Đất kiến tạo hàng tỉ năm.
+ Khu di tích Mỹ Sơn: là khu vực đền tháp của người Chăm cổ, được học giả người Pháp
M.C.Paris tìm thấy trong chuyến thám hiểm vùng Đông Nam Á vào năm 1898. Toàn bộ
khu di tích nằm lọt trong thung lũng Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh
Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hướng Tây-Tây Nam.
Được khởi công từ thế kỷ 4, Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang
nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của dân tộc Chăm. Đây được coi là một
trong những trung tâm đền đài chính của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam
Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế
giới.
* Các Biện pháp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa trong cộng
đồng...
- Đổi mới cơ chế chính sách bảo tồn giá trị di sản, văn hóa...
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa...
-------- HẾT --------

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH


TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY
******** ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KÌ THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2023
MÔN: LỊCH SỬ 10
Thời gian làm bài: 180 phút
( Đề này gồm 05 câu, 01 trang)
Câu 1. (4 điểm)
Trình bày những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và
cho biết ý nghĩa của những thành tựu đó? Tại sao nói: phải đến thời cổ đại phương
Tây thì các hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học?
a. Những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại và ý nghĩa của những
thành tựu đó
Dựa trên sự phát triển cao của một nền kinh tế, thể chế chính trị dân chủ và một xã hội
tự do, cư dân cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã sáng tạo được một nền văn hóa cổ đại phát triển
với những thành tựu rực rỡ…
- Chữ viết
+ Cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ thống chữ cái A, B, C và cư dân La Mã đã kế thừa,
phát triển thành chữ La-tinh. Đó là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay.
+ Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hóa.
- Lịch pháp, Thiên văn học
+ Cư dân Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa theo sự chuyển động của Trái Đất quanh
Mặt Trời. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12 tháng.
+ Việc tính lịch và quan sát thiên văn vừa phục vụ trực tiếp cuộc sống cư dân cổ đại, vừa
là cơ sở cho cách tính lịch (Dương lịch) sau này.
- Văn học
+ Văn học Hy Lạp cổ đại phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại,...) và đạt
dược nhiều thành tựu lớn. Tiêu biểu là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, kịch Ơ-đíp
làm vua của Xô-phốc-lơ.
+ Văn học đạt tới một trình độ cao, mang tính dân tộc sâu sắc. Là hình mẫu cho các tác
phẩm văn học châu Âu trong giai đoạn sau, như thời Phục hưng, cận đại, hiện đại.
- Nghệ thuật
+ Cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại đã tạo nên nhiều công trình như: Đền Pác-tê-nông ở
A-ten (Hy Lạp), đấu trường Cô-li-dê ở La Mã, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng Vệ nữ thành
Mi-lô.
+ Thành tựu nghệ thuật đạt tới một trình độ cao, mang tính thực tế, tinh tế và dân tộc sâu
sắc.
+ Là hình mẫu cho các tác phẩm nghệ thuật châu Âu trong giai đoạn sau, như thời Phục
hưng, cận đại, hiện đại.
- Khoa học
Nhiều nhà khoa học đã tìm ra những định lí, định đề, tiên đề khoa học:
+ Toán học: Tailét, Pi-ta-go, Ơ-clít.
+ Vật lí: Ác-si-mét.
+ Y học: Hi-pô-crát.
+ Sử học: Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít.
Những hiểu biết về khoa học được cư dân Hy Lạp - La Mã ứng dụng hiệu quả trong cuộc
sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
- Tư tưởng
Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại chia làm hai trường phái chính: triết học duy vật và
triết học duy tâm. Triết học được xem là những thành tựu rực rỡ của nền văn minh
phương Tây. Tạo cơ sở hình thành của triết học châu Âu sau này.
- Tôn giáo
Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã là sự ra đời của Thiên
Chúa giáo (thế kỉ I)...Từ thế kỉ IV được lan tỏa mạnh mẽ và sau đó trở thành một trong
những tôn giáo lớn trên thế giới.
- Thể thao
Ô-lim-píc là Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hi Lạp cổ đại. Đại hội được tổ chức bốn năm
một lần vào mùa hè ở Ô-lim-pi-a, với nhiều môn thi đấu. Ý nghĩa nghia của Đại Hội là
rèn luyện sức khỏe, giải trí, gắn kết. Thể thao Hy Lạp cổ đại đặt cơ sở cho nhiều môn thể
thao trên thế giới sau này.
b. Tại sao nói: phải đến thời cổ đại phương Tây thì các hiểu biết khoa học mới thực sự
trở thành khoa học
- Ở các thời kì trước, những hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở những tri thức đơn lẻ,
rời rạc, chưa chính xác. Phải đến thời Hi Lạp và La Mã cổ đại, những hiểu biết ở thời kì
này đã đạt tới trình độ chính xác của khoa học, có giá trị khái quát hóa cao thành những
định lí, những tiên đề, được ứng dụng rộng rãi (định lí Pitago, tiên đề Ơcơlit…)…
- Những thành tựu của khoa học của Hi Lạp- Rô đã đặt nền móng cho sự ra đời của các
ngành khoa học hiện đại.
Câu 2. (5 điểm)
Thông qua những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
ba em hãy cho biết đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp này? Tại sao
Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển khoa học kĩ thuật? Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải
làm gì để đưa trình độ khoa học - kĩ thuật của nước nhà vươn lên bắt kịp trình độ
khoa học quốc tế?
a. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và đặc điểm lớn
nhất của cuộc cách mạng công nghiệp này
* Thành tựu cơ bản: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bùng nổ từ những năm 40
thế kỉ XX khởi đầu ở nước Mỹ, sau đó phát triển ở các nước khác như Liên Xô, Nhật
Bản, Anh, Đức... Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là tự
động hóa dựa vào máy tính, Internet, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử...
- Máy tính điện tử
+ Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân không. Sự ra
đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hóa trong quá trình sản xuất...
+ Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều kiển
bằng máy tính.
- Sự ra đời của Internet
+ Internet được phát minh năm 1957 bởi văn phòng Xử lí Công nghệ thông tin ARPA
(Mỹ)...
+ Năm 1969, Internet được khai thác sử dụng, từ năm 1991 Web và internet phát triển
một cách nhanh chóng.
- Sự bùng nổ công nghệ thông tin
+ Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kĩ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi,
lưu giữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
+ Từ đây, máy tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi
các mạng truyền dữ liệu, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.
- Các thiết bị điện tử
+ Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép
tự động hóa trong các quá trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm. Nhiều thiết bị được chế
tạo, như thiết bị viễn thông, thiết bị thu thanh và truyền hình, thiết bị y tế…
+ Nhờ vậy thiết bị điện tử trực tiếp làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.
- Cách mạng công nghiệp còn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chế tạo vật liệu
mới, chinh phục vũ trụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, sử dụng nguồn năng lượng
mới, công nghệ sinh học…
* Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là khoa học đã trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những kết quả
nghiên cứu của khoa học. Khoa học tham gia vào sản xuất trực tiếp, trở thành nguồn gốc
chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
b. Giải thích tại sao Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển khoa học kĩ thuật
- Xuất phát điểm nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu lại nhiều năm dưới chế độ phong
kiến thực dân kìm hãm, muốn dân giàu nước mạnh ngoài sự cố gắng của toàn dân, tranh
thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì phải đẩy mạnh phát triển khoa học -
kĩ thuật. Chúng ta phải rút ngắn thời gian xây dựng đất nước, đi tắt đón đầu vì vậy càng
coi trọng phát triển khoa học công nghệ, khoa học công nghệ chính là chìa khóa giúp
nước ta phát triển nhanh chóng, nếu không coi trọng hay bỏ lỡ thành tựu của khoa học kĩ
thuật chúng ta tiếp tục tụt hậu…
c. Liên hệ
- Là người trẻ tuổi có nghĩa vụ đóng góp sức lực xây dựng quê hương, đất nước…
- Có lợi thế và cơ hội tiếp thu những kiến thức mới, hiện đại để sáng tạo…
- Tích cực học hỏi, tiếp thu cái mới nâng cao trình độ kiến thức hiểu biết của bản thân để
có cơ hội đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước…
- Bản thân mỗi người sẽ đóng góp cho quê hương đất nước ở bất kỳ vị trí nào trong xã
hội …
- Hiện tại, là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em phải ra sức tích cực học tập, có
kiến thức khoa học cơ bản vững chắc, kiến thức khoa học chuyên ngành sâu sắc, phát
triển năng lực bản thân để có khả năng tự tiếp thu kiến thức mới…
Câu 3. (5 của điểm)
Phân tích cơ sở hình thành, phát triển của nền văn minh Đại Việt? Sự phát
triển giáo dục của Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ được thể hiện như thế nào?
Em có nhận xét gì về giáo dục nước ta thời bấy giờ?
a. Phân tích cơ sở hình thành, phát triển của nền văn minh Đại Việt
Văn minh Đại Việt là nền văn minh tồn tại và phát triển cùng quốc gia Đại Việt, trải
gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX). Nền văn minh Đại Việt được hình thành
và phát triển dựa trên 3 cơ sở: Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc, Dựa trên nền
độc lập – tự chủ của quốc gia Đại Việt, Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh
bên ngoài.
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc: Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ
nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Bước
sang thời kỳ độc lập, tự chủ, những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang – Âu
Lạc tiếp tục được phục hưng và phát triển.
- Dựa trên nền độc lập – tự chủ của quốc gia Đại Việt: Độc lập, tự chủ là nhân tố quan
trọng của việc hình thành, phát triển văn minh Đại Việt. Kể từ năm 905 Khúc Thừa Dụ
dựng quyền tự chủ, năm 938 Ngô Quyền xưng vương, đến năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô
ra Thăng Long… Trải qua nhiều triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục
được củng cố vững chắc. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển 1 nền văn
hóa với nhiều nét độc đáo, tạo nên nền văn minh Đại Việt.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: Trong quá trình hình thành,
phát triển nền văn minh Đại Việt, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc và cải biến những
tinh hoa văn hóa từ bên ngoài, đặc biệt là văn minh Trung Hoa, văn minh Ấn Độ để làm
phong phú thêm nền văn minh Đại Việt.
b. Sự phát triển giáo dục của Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ.
Do nhu cầu xây dựng đất nước, hệ thống giáo dục được mở rộng, chủ yếu nhằm đào
tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền.
* Thời Lý:
+ Năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, tạc tượng Khổng
Tử, Chu Công……
+ Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên ở kinh thành (kì thi « minh kinh
bác học » và thi « nho học tam trường »). Nhà nước quan tâm đến giáo dục, chữ Hán trở
thành chữ chính thức.
+ Năm 1076, cho xây dựng Quốc tử giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa - nơi đây
chính thức trở thành nguồn đào tạo quan lại và nhân tài cho đất nước.
* Thời Trần:
- Triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Bên cạnh trường học của
nhà nước còn có lớp học tư nhân ở các làng xã. Các khoa thi được tổ chức đều đặn
hơn….
- Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy Tam khôi (ba người đỗ đầu) dành cho những người đỗ
đầu trong kì thi Đình, quy định rõ nội dung học tập, ...
- Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển của giáo dục đã tạo ra nhiều trí
thức giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi…
* Thời Lê sơ:
- Độc tôn Nho giáo. Giáo dục Nho học thịnh đạt. Con em bình dân học giỏi cũng được đi
học, đi thi; hệ thống trường học được mở rộng trong cả nước.
- Từ năm 1463, các khoa thi được tổ chức đều đặn: cứ 3 năm có 1 kì thi Hương tại địa
phương, thi Hội ở kinh thành để chọn nhân tài... Thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tổ
chức 12 khoa thi Hội. Ngoài những kì thi Hương, Hội theo thường lệ, nhà Lê còn tổ chức
các kì thi kiểm tra trình độ văn hóa của các quan lại tại chức ….
- Năm 1484, nhà nước dựng bia, ghi tên tiến sĩ. Những người đỗ Tiến sĩ đều được khắc
tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “vinh quy bái tổ”. Nhiều trí thức đã góp phần
quan trọng vào việc xây dựng đất nước…
c. Nhận xét về giáo dục nước ta thời Lý – Trần –Lê sơ
- Tích cực: đào tạo quan chức và nhân tài cho đất nước, nâng cao dân trí, góp phần quan
trọng vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục được quan tâm nên Nho giáo
dần dần được nâng lên thế độc tôn.
- Hạn chế: nội dung giáo dục chủ yếu là về thiên văn, triết học, đạo đức, chính trị…
không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Câu 4. ( 3 điểm)
Nêu và phân tích các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước hiện nay? Theo em, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay khối
đại đoàn kết dân tộc có vai trò và tầm quan trọng như thế nào?
a. Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
* Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến chính sách
dân tộc, coi đây là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách
hiện nay.
* Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính
sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ
nhau cùng phát triển”. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản , chỉ đạo cho việc xây dựng quan
hệ giữa các dân tộc – tộc người trong quá trình phát triển đất nước.
- Bình đẳng
+ Các dân tộc Việt Nam, dù có sự khác nhau về số dân, trình đã phát triển, phong tục tập
quán,... song đều có quyền ngang nhau.
+ Sự bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và
bảo đảm bằng hiến pháp và pháp luật.
- Đoàn kết
+ Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
+ Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp củng cố,
tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
- Tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
+ Các dân tộc tôn trọng , giúp nhau cùng phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Các dân tộc có trình độ phát triển về kinh tế- xã hội sẽ giúp đỡ cho các dân tộc còn khó
khăn để cùng vươn lên.
b. Vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc hiện nay.
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công trong công
cuộc xây dựng đất nước...
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng
lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng khẳng định vị thế quốc
gia trước những thách thức của thời đại mới: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn
kiệt tài nguyên, đại dịch...
- Đặc biệt, trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không
tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.
Câu 5. (3 điểm)
Thế nào là di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa? Hãy làm
rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hoá? Giới thiệu một số nét cơ bản về di sản phức hợp đầu tiên ở Việt
Nam được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới?
a. Khái niệm về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Di sản văn hóa: Là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người
sáng tạo và tích lũy được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
- Bảo tồn di sản văn hóa là việc giữ gìn nguyên dạng giá trị gốc của
di sản hoặc giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó.
- Phát huy giá trị di sản văn hóa là sự kế thừa, phát triển, khai thác, sử dụng hiệu quả
những giá trị của di sản văn hóa trong đời sống hiện tại và tương lai.
b. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hoá
- Nhà nước:
+ Ban hành các văn bản pháp quy về di sản văn hoá.
+ Tổ chức, quản lí di sản văn hoá.
- Tổ chức xã hội:
+ Huy động các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
+ Thực hiện quản lí di sản văn hoá theo phân cấp.
- Cộng đồng:
+ Trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
+ Khai thác, sử dụng di sản văn hoá hợp lí vì mục tiêu phát triển bền vững.
+ Giao lưu, quảng bá các giá trị của di sản văn hoá.
- Nhà trường:
+ Giáo dục, nâng cao nhận thức của người học về giá trị di sản văn hoá.
+ Phát huy giá trị di sản văn hoá thông qua các hoạt động giáo dục.
- Công dân:
+ Chấp hành luật pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn
hóa.
+ Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy
giá trị của di sản.
c. Giới thiệu một số nét cơ bản về di sản phức hợp đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO
ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
- Khẳng định: di sản phức hợp đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh
mục Di sản thế giới là Quần thể danh thắng Tràng An ở Ninh Bình.
- Giới thiệu một số nét cơ bản về Quần thể danh thắng Tràng An:
+ Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực giáp danh giữa huyện Hoa Lư với các
huyện Gia Viễn, Nho Quan, Thành phố Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Vùng lõi
TRàng An chủ yếu thuộc địa phận hai xã Trường Yên và Ninh hải (huyện Hoa Lư)
+ Về phương diện lịch sử, nơi đây từng là môi trường sống của người tiền sử, gắn với
văn hóa vùng và văn hóa tâm linh, đồng thời là bằng chứng về sự tồn tại của các triều đại:
Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu triều Lý.
+ Với giá trị to lớn về địa chất, địa mạo, lịch sử, văn hóa, kinh tế, năm 2014 Quần thể
danh thắng Tràng An chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh mục di sản thế giới,
thuộc loại hình Di sản phức hợp. Đây là di sản phức hợp đầu tiên của Việt Nam và cũng
là Di sản thế giới kép duy nhất ở được UNESCO ghi danh ở khu vực Đông Nam Á.
****** HẾT******
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC Năm 2022-2023
ĐỂ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài 180 phút
( Đề này gồm có 01 trang, gồm 5 câu)

Câu 1 (4,0 điểm): Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại:


a. Trình bày những thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.
b. Ph. Ăng-ghen đã viết: “Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La
Mã thì không có châu Âu hiện đại”. Em có đồng ý với nhận định này không? Vì
sao?
a. Những thành tựu của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại:
* Chữ viết
Sáng tạo hệ thống chữ cái A, B, C. Lúc đầu có 20 chữ sau thêm 6 chữ và có hệ chữ số La
Mã để đánh số đề mục lớn.
* Văn học
- Thần thoại: là một kho tàng phong phú các câu chuyện về các vị thần, giải thích sự hình
thành của vũ trụ, cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài.
- Thơ ca và văn xuôi: Hai tập sử thi ra đời sớm nhất là I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me. Nhà
văn Ê-dốp nổi tiếng về truyện ngụ ngôn.
- Kịch: phát triển mạnh trên cả hai thể loại bi kịch (triết lí về số phận con người) và hài
kịch (châm biếm, phê phán trong đời sống), thường biểu diễn tại các nhà hát ngoài trời.
* Nghệ thuật
- Kiến trúc
+ Hy Lạp: đền Pác-tê-nông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Mô-sô-lớt,…
+ La Mã: đấu trường Cô-li-dê, đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,...
- Điêu khắc: Tác phẩm tiêu biểu: tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa,
tượng Thần Dớt, các bức phù điều,…
* Khoa học, kĩ thuật
- Khoa học tự nhiên
+ Toán học và Vật lí: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét,..
+ Y học: Hi-pô-crát được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” đã đề ra phương
pháp chữa bệnh bằng thuốc và giải phẫu.
- Thiên văn học
Người Hy Lạp biết làm ra lịch, sau đó người La Mã kế thừa, phát triển thành bộ lịch Giu-
li-an. Đến thời trung đại, bộ lịch này được hoàn chỉnh thành Công lịch (Tây lịch), sử
dụng cho đến ngày nay.
- Sử học: Vượt qua giới hạn của việc ghi chép tản mạn, thuần túy…biết tập hợp tài liệu,
phân tích và trình bày một cách có hệ thống.
+ Hy Lạp: Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư (Hê-rô-đốt), Lịch sử cuộc chiến
tranh Pê-lô-pô-nê-dơ (Tuy-xi-đít),…
+ La Mã: Pô-li-bi-út, Ti-tut Li-vi-út,…
- Kĩ thuật: Người Hy Lạp và La Mã cổ đại có nhiều ứng dụng kĩ thuật vào thực tiễn cuộc
sống như sử dụng đòn bẩy, máy bắn đá, máy bơm nước, chế tạo bê tông,..
* Tư tưởng, tôn giáo
- Các triết gia duy vật đồng thời là những nhà khoa học: Ta-lét, Hê-ra-clit, Êm-pê-đô-clét,

- Tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần.
- Thế kỉ I, Cơ đốc giáo ra đời ở Pa-le-xtin, một thuộc địa của La Mã. Đến thế kỉ IV, các
hoàng đế La Mã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã, đưa đời sống
tín ngưỡng của người La Mã bước sang thời kì mới.
* Thể thao
- Từ thế kỉ VIII TCN, người Hy Lạp đã tổ chức các cuộc thi đấu thể thao bốn năm một
lần tại Ô-lim-pi-a, gọi là Thế vận hội Ô-lim-pic nhằm tôn vinh các vị thần.
- Các môn thi đấu gồm: đấu vật, thi chạy, đua ngựa và đua xe ngựa,…
- Người chiến thắng được vinh danh và nhận vòng nguyệt quế.
b. Ph. Ăng-ghen đã viết: “Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì
không có châu Âu hiện đại”.
* Đồng ý với ý kiến của Ph. Ăng-ghen: “Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế
chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại”.
* Giải thích:
- Văn minh Hy Lạp – La Mã là cơ sở hình thành văn minh phương Tây. Trong thời kì hậu
trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp, La Mã và những tiến bộ
không ngừng của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị đã khiến văn minh Tây Âu đạt
được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận và hiện
đại.
- Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt
phát kiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự
phát triển của nhân loại hiện nay.
- Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:
+ Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều
thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại).
+ Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.
+ Dấu ấn cá nhân được đề cao.
Câu 2 (5,0 điểm): Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại:
a. Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
b. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng công
nghiệp thời kì hiện đại như thế nào?
a. Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
* Kinh tế
- Tạo ra bước nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, làm
thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành
công nghiệp mới.
- Đưa nhân loại bước sang nền văn minh thông tin.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới.
* Xã hội
- Làm cho sự phân công lao động và chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc. Các ngành sản
xuất phi vật chất (giáo dục, du lịch, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng,...) ngày càng
được nâng cao, với nội dung, tính chất và hình thức lao động hoàn toàn khác biệt đã làm
thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong xã
hội.
- Làm xuất hiện giai cấp công nhân hiện đại, số lượng người lao động có kĩ năng và trình
độ chuyên môn cao ngày càng tăng.
- Con người có thể làm nhiều việc bằng hình thức từ xa, giúp tiết kiệm thời gian.
- Sự tự động hoá ngày càng cao làm cho tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu gia tăng;
những nguy cơ bất ổn về chính trị và xã hội; làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo; con
người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh,…
* Văn hoá
- Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người. Thúc đẩy các
cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn.
- Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.
- Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng.
- Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”; nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống;
xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại;…
b. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng công
nghiệp thời kì hiện đại:
* Cơ hội:
Các nước đang phát triển như Việt Nam có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật
công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài nhất là tiến bộ khoa học - kĩ thuật để có
thể “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, rút ngắn khoảng
cách với các nước phát triển.
* Thách thức:
- Việt Nam là nước từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân
lực đào tạo có chất lượng còn hạn chế. Vì vậy sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế
giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng sẽ gây ra nhiều thiệt hại
- Nếu không nắm bắt được khoa học - kĩ thuật hiện đại, không sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn vay nợ sẽ dẫn đến tụt hậu về kinh tế, bị biến thành thị trường của nước khác.
- Sự giao lưu về văn hoá, du lịch, văn học - nghệ thuật, y tế và giáo dục, khoa học – kĩ
thuật giữa các dân tộc đặt ra để giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc nếu không sẽ bị
“hoà tan”.
Câu 3 (5,0 điểm): Chứng minh kinh tế hàng hóa nước Đại Việt từ thế kỉ XVI đến thế
kỉ XVIII phát triển và mở rộng hơn thời kỳ trước. Vì sao trong thời kỳ này nền kinh
tế hàng hóa nước ta lại có sự phát triển như vậy?
* Kinh tế hàng hóa nước Đại Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII phát triển và mở rộng
hơn thời kỳ trước biểu hiện như sau:
- Trên lĩnh vực thủ công nghiệp: Bộ phận thủ công nghiệp chuyên nghiệp ở thành thị và
nông thôn ngày càng phát triển và có xu hướng trở thành bộ phận sản xuất chính. Những
làng thủ công chuyên nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều... Đặc biệt nghề khai mỏ không
chỉ phát triển nhanh mà còn xuất hiện hiện tượng thuê mướn nhân công trong sản xuất.
Nghề trồng mía, làm đường phát triển mạnh với kỹ thuật đạt trình độ cao, số lượng xuất
khẩu ngày càng lớn.
- Trên lĩnh vực nội thương: Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương
được mở rộng hơn trước. Các làng xã lớn đều có chợ. Nhiều làng, hầu hết dân làng đều
tham gia buôn bán. Nhiều vùng liên kết với nhau thành chu kỳ chợ, đảm bảo quanh năm
đều có họp chợ. Hình thành các luồng buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền...
Mối quan hệ buôn bán giữa hai Đàng được duy trì và mở rộng...
- Trên lĩnh vực ngoại thương: Quan hệ buôn bán với các nước phương Đông không
những được duy trì mà có xu hướng phát triển hơn trước. Nhiều kiều dân Trung Quốc và
Nhật Bản định cư lâu dài ở nước ta để buôn bán.... Việc buôn bán với thương phương
Tây như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan cũng hình thành và ngày càng phát triển, nhiều
thương điếm được xây dựng...
- Sự hưng khởi của các đô thị: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các đô thị
xuất hiện ngày càng nhiều ở cả hai đàng, tiêu biểu như: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An,
Thanh Hà, Gia Định... Các đô thị là trung tâm trao đổi, buôn bán, hội tụ nhiều thuyền
buôn, thương điếm của các nước phương Đông và phương Tây...
* Trong thời kỳ này nền kinh tế hàng hóa nước ta lại có sự phát triển như vậy là bởi vì:
- Do lãnh thổ đất nước được mở rộng, nhất là mở rộng về phía Nam, tạo điều kiện thúc
đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, trong đó có kinh tế hàng hóa.
- Sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển nên đã tạo ra được nhiều sản phẩm,
trong đó có nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu trao, đổi mua bán trên thị
trường.
- Trong thời kỳ này, luồng “thương mại Biển Đông” phát triển mạnh mẽ, trong khi đó,
nước ta có nhiều cảng biển... thúc đẩy thương nhân các nước phương Đông và phương
Tây đến nước ta trao đổi, buôn bán...
- Chính quyền phong kiến ở cả hai Đàng đều có những chủ trương, biện pháp khuyến
khích sự phát triển kinh tế hàng hóa như mở chợ, mở cửa đất nước, tạo điều kiện cho hoạt
động trao đổi, mua bán...
Câu 4 (3 điểm): Phân tích vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng
nước và giữ nước.
- Từ rất sớm, cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã khai phá đất đai,
tiến hành sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, sáng tạo các giá trị vật chất và tinh
thần,… Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng các
dân tộc đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.
- Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã chung vai
sát cánh trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang. Lịch
sử đã ghi nhận sự tham gia của đồng bào các dân tộc thiểu số vào cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng,… trong thời kì Bắc thuộc.
- Sang thời kì phong kiến độc lập, các dân tộc thiểu số tiếp tục có những đóng góp trong
các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX, đồng bào các dân tộc Khmer, Xtiêng,
Mnông, Ba-na, Mường, Thái, Hmông, Dao,… đã tổ chức và tham gia các cuộc đấu tranh
lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản.
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân tộc tích cực đóng góp sức
người, sức của góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945 – 1954), chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc sau năm 1975.
Câu 5 (3 điểm): Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa như thế
nào? Theo em, ngành du lịch cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?
* Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Bảo tồn là bảo vệ, giữ gìn sự tồn tại và những giá trị của di sản theo dạng thức vốn có
của nó.
- Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ
cho được “ yếu tố gốc cấu thành di tích” hay phải đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn, giá trị
nổi bật của di sản trên các cơ sở cứ liệu và phương pháp khoa học.
- Bảo tồn và phát huy có mối quan hệ biện chứng, thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau và
đều nhằm mục đích chung là lưu truyền và phát triển những giá trị của di sản văn hoá.
+ Bảo tồn được coi là cơ sở, nền tảng để phát huy giá trị của di sản.
+ Phát huy giá trị di sản trong đời sống thực tiễn góp phần tạo ra nguồn lực vật chất và
tinh thần… để bảo tồn di sản tốt hơn.
- Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản, để bảo tồn không
trở thành gánh nặng và rào cản của sự phát triển.
* Du lịch đã đóng góp to lớn cho bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản:
- Du lịch di sản văn hóa là yếu tố quan trọng để xây dựng các sản phẩm quảng bá, từ đó
các địa phương có thể khai thác để phát triển du lịch.
- Du lịch di sản văn hóa cũng là một trong những cách thức hữu hiệu, hỗ trợ tích cực
trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam nói chung và du lịch địa
phương nói riêng.
- Du khách có thể tham quan di tích lịch sử văn hóa, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm văn
hóa, lễ hội, lối sống địa phương,…
- Một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hóa đã được dùng cho việc bảo tồn, tôn tạo,
phục dựng và quản lý di sản.
- Du lịch phải hướng tới phát triển bền vững nếu không sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, thậm
chí có những tác động tiêu cực tới di sản văn hóa, thiên nhiên, cảnh quan môi trường.
...............Hết..............

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN


LAI CHÂU

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN: LỊCH SỬ 10 NĂM 2023


Câu 1 (4,0 điểm): Trình bày những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật
của văn minh Hi Lạp - La Mã cổ đại? Ph. Ăng-ghen đã viết: “Không có cơ sở của
nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại.” Em có đồng ý
với nhận định này không? Vì sao?

* Những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật của văn minh Hi Lạp - La Mã
cổ đại

- Lịch và thiên văn học: Người Hi Lạp - La mã đã có nhiều hiểu biết về thiên văn,
họ nhận ra trái đất hình cầu, cho rằng mặt trời và các thiên thể chuyển động quanh Trái
Đất. Người Hi Lạp đã biết tính lịch theo chu kì chuyển động của Mặt Trời. Về sau người
La Mã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày. Lịch của họ đã rất gần với hệ thống
dương lịch được sử dụng phổ biến ngày nay.

- Toán học: Đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệt để hình
thành các định lí, định đề có giá trị khái quát cao với nhiều nhà toán học tên tuổi vẫn còn
đến tận bây giờ: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít…

- Vật lí: Ác-si-mét với nhiều phát minh quan trọng như đòn bẩy, ròng rọc, bánh có
răng…

- Triết học: Platôn, Đêmôcrít, A-ri-xtốt.

- Sử học: Vượt qua giới hạn của sự ghi chép tản mạn, thuần túy biên niên của thời
kì trước. Các nhà sử học Hi Lạp và Rô-ma đã biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày
có hệ thống, với các nhà sử học tiêu biểu là Hê-đô-rốt, Tu-xi- dít.

- Địa lí: Nhà địa lí học Xtra-bôn đã khảo sát xung quanh Địa Trung Hải để lại
nhiều ghi chép và khảo sát địa lí có giá trị.

- Y học: Hi-pô-crát với 87 bộ sách y học có nhan đề Công trình Hi-pô-crát là bộ


bách khoa toàn thư về y học sớm nhất phương Tây.

- Người Hi Lạp - La Mã cổ đại cũng biết ứng dụng những hiểu biết khoa học vào
thực tiễn cuộc sống như: Chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá,
máy bắn tên, máy bơm nước….

* Ý kiến cá nhân về nhận định và giải thích

Em đồng ý với nhận định của Ph. Ăng-ghen: “Không có cơ sở của nền văn minh
Hi Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại” vì:

- Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng
loạt phát hiện vĩ đại, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân
loại và vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

- Văn minh Hi Lạp và La Mã có nhiều điểm nổi bật


+ Tính kế thừa (văn minh Hi Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa
nhiều thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại).

+ Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.

+ Dấu ấn cá nhân được đề cao.

Câu 2 (4 điểm): Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra chủ yếu trên
các lĩnh vực nào? Trình bày đặc trưng của nó? Tình hình Việt Nam trong cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của nó đến đời sống của người dân?
* Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra chủ yếu trên các lĩnh vực sau:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh
vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có
tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
* Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu
lớn, điện toán đám mây và kết nối Internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc
tự động hoá và hệ thống sản xuất thông minh.
- Sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất
thể hóa và các dây chuyền sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ -
công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương
pháp phi truyền thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có
thể.
- Công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng
rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
- Trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa, không
giới hạn về khôn gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
* Tình hình Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động
của nó đến đời sống của người dân
- Tình hình
+ Trong vài thập niên gần đây, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ
về viễn thông và công nghệ thông tin.
+ Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng
hoạt động kinh tế, xã hội. Đây là một thuận lợi rất lớn về hạ tầng cho Việt Nam trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tác động
+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng
của người dân, tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng.
Nhờ sự phát triển của Internet, thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng lựa
chọn, mua sắm hàng hoá bằng hình thức trực tuyến. Thông qua thương mại điện tử,
người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với thương mại thế giới.
+ Sự phát triển của khoa học - công nghệ giúp con người có thể làm nhiều loại
công việc bằng hình thức làm việc từ xa, không nhất thiết phải đến trụ sở, văn phòng,
không phải giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí cả với đối tác... mà vẫn
hoàn thành công việc.
+ Giao tiếp, ứng xử của con người Việt Nam trước đây chủ yếu qua phương thức
trực tiếp và thiên về sự kín đáo, tế nhị, theo khuôn phép, thậm chí còn nghi thức, nhưng
nay, với tốc độ, nhịp độ nhanh hơn, con người có thể thực hiện giao tiếp bằng nhiều cách
thông qua mạng Internet, sử dụng Zalo, Facebook,VInstagra,...
Câu 3 (4,0 điểm): Hãy phân tích cơ sở hình thành của nền văn minh Đại Việt.
Theo em, trong những cơ sở đó, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?

* Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt

- Dựa trên nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc
thuộc, nhân dân ta đã bền bỉ, kiên trì đấu tranh anh dũng để giành và bảo vệ nền độc lập
dân tộc, đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước.

+ Chế độ quân chủ chuyên chế từng bước được hoàn thiện qua các triều đại Ngô,
Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ. Năm 1010, Lí Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, mở ra
thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc. Năm 1054 vua Lí Thánh Tông đổi tên nước là
Đại Việt.

+ Cùng với xây dựng nhà nước phong kiến, phát triển kinh tế, nhân dân ta phải
tiến hành nhiều cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc.
Chính trong các cuộc chiến đấu đó đã xuất hiện tư tưởng chủ đạo trong xây dựng văn hóa
Đại Việt.

- Sự kết thừa và phát huy những thành tựu văn minh Văn Lang - Âu lạc được bảo
tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.

+ Văn minh Đại Việt kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Kinh tế chủ yếu
vẫn là nền nông nghiệp lúa nước; Ăn, mặc, ở, đi lại vẫn giản dị, đơn giản. Tuy nhiên, nền
kinh tế phát triển mới quy mô lớn hơn, trình độ kĩ thuật cao hơn.

+ Văn minh Đại Việt vẫn tiếp thu, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tinh
thần của người Việt cổ, đặc biệt là các tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ các
anh hùng có công với làng, với nước,…

- Tiếp thu kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn minh của nhân loại

+ Văn minh Đại Việt đã tiếp thu từ Trung Quốc thiết chế nhà nước quân chủ
chuyên chế, hệ tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, nhân dân ta đã biết Việt hóa để tạo ra
những nét riêng biệt, mang bản sắc dân tộc. Dựa trên cơ sở chữ Hán, nhân dân ta đã biết
sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Việt Nam chịu ảnh hưởng từ Văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực tôn giáo, kiến
trúc đến văn học.

+ Những dấu ấn của văn minh Chămpa đã tạo cơ sở tiền đề cho sự phát triển của
văn minh Đại Việt. Trong quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam, Chăm pa từng bước
trở thành bộ phận của lãnh thổ Đại Việt, từ đó góp phần tạo nên một nền văn minh phong
phú, đa dạng.

+ Sau các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI, văn hóa phương tây (Công giáo,
chữ Latinh) từng bước du nhập vào Việt Nam.
- Như vậy, văn minh Đại Việt được hình thành trong điều kiện của quốc gia độc
lập tự chủ, có gốc rễ bền chặt, cộng hưởng với việc tiếp thu có chọn lọc từ nền văn minh
lớn của nhân loại, từ đó tạo ra nền văn minh đặc sắc, mang dấu ấn riêng.

* Cơ sở quan trọng nhất, giải thích

- Cơ sở quan trọng nhất là dựa trên nền độc lập tự chủ của Quốc gia Đại Việt, vì:

- Độc lập tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển văn minh
Đại Việt. Năm 905, Khúc Thừa Dụ bước đầu dựng nền tự chủ. Đến năm 938 sau chiến
thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài của dân
tộc.

- Sau thời gian phát triển, năm 1010 vua Lí Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, trải
qua các triều đại khác nhau, nền độc lập tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc.
Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa rực rỡ trên
mọi lĩnh vực.

Câu 4 (4 điểm): Hãy cho biết vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc? Thông
qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
* Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc:
- Thời kỳ dựng nước đầu tiên, khối đại đoàn kết giữa các liên minh công xã chính là một
trong những cơ sở xã hội dẫn tới sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
- Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, nếu được phát
huy sẽ quyết định sự thành công của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và bảo vệ
độc lập dân tộc.
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết có vai trò to lớn, là
cơ sở để phát huy sức mạnh toàn dân tộc phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế văn hóa,
giữ gìn an ninh, ổn định xã hội, sự bền vững của môi trương, đảm bảo quốc phòng và
toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền quốc gia – dân tộc.
* Lấy ví dụ cụ thể:
- Khẳng định: Khối đại đoàn kết dân tộc có tầm quan trọng và nguyên nhân quan trọng
quyết định đến kết quả thắng lợi hoặc thất bại của cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống
giặc ngoại xâm.
- Học sinh lựa chọn phân tích vai trò của khối đại đoàn kết trong thắng lợi của một cuộc
kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm…
- Học sinh lựa chọn một cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm thất bại để phân
tích một trong những nguyên nhân thất bại cơ bản là bộ phận lãnh đạo đã không thể cố
kết, tạo ra khối đại đoàn kết toàn dân để chống ngoại xâm….
Câu 5 (4 điểm): Ở Việt nam có bao nhiêu loại di sản? Có quan điểm cho rằng:
“Di sản văn hoá vật thể là các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc”. Em
có đồng ý với quan điểm này không? Phân tích giá trị một di sản văn hóa vật thể
tiêu biểu ở Việt Nam để bảo vệ ý kiến của em.
* Di sản văn hóa là:
- Di sản văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng
người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ
trước cho thế hệ sau
* Các loại di sản ở Việt Nam
Di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể
Di sản thiên nhiên
Di sản hỗn hợp
* Ý kiến cá nhân về quan điểm:
Không đồng ý
* Lấy ví dụ cụ thể:
Thí sinh lấy một một di sản vật thể tiêu biểu được UNESCO công nhận để chứng
minh: Ngoài giá trị về kiến trúc, di sản văn hóa vật thể còn có các giá trị khác (dẫn chứng
cụ thể) như:
- Di sản văn hóa vật thể có giá trị về kiến trúc.
- Di sản văn hóa vật thể có giá trị về lịch sử
- Di sản văn hóa vật thể có giá trị văn hóa
- Di sản văn hóa vật thể có giá trị giáo dục
- Di sản văn hóa vật thể có giá trị khoa học….

------------------------------------Hết-------------------------------------

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII NĂM
CHU VĂN AN – LẠNG SƠN 2023
Môn thi: Lịch sử lớp 10
ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang, 05 câu)

Câu 1 (4,0 điểm).


Quan sát các hình ảnh 1,2,3,4 và trả lời câu hỏi:

Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4

a. Các hình 1,2,3,4 đại diện cho những lĩnh vực nào của nền văn minh Hy
Lạp, La Mã? Nêu hiểu biết của em về các lĩnh vực đó.
b. Vì sao nền văn minh Hy Lạp, La Mã đạt được các thành tựu to lớn như
vậy?
a. Các lĩnh vực:
- Hình 1: Chữ viết: Cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C và La Mã đã
kế thừa, phát triển thành chữ La-tinh. Đó là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện
nay. Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát cao,
- Hình 2: Văn học: Văn học Hy Lạp cổ đại phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch,
thần thoại,…) và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong đó nổi bật nhất là sử thi I-li-át và
Ô-đi-xê của Hô-me, kịch Ơ-đíp làm vua của Xô-phốc-lơ.
- Hình 3: Kiến trúc: có nhiều công trình như đấu trường Cô-li-dê ở La Mã, đền
Pác-tê-nông ở Hy Lạp,…
- Hình 4: Khoa học: có nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khác nhau, gắn liền với
tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng. Toán học có Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-clít; Vật lí có Ác-
si-mét, Y học có Hi-pô-crát, …. Nhiều nhà khoa học đã tìm ra được những định lí, định
đề, tiên đề khoa học. Những hiểu biết về khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được
ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.
b. Giải thích:
- Về kinh tế: các quốc gia cổ đại ra đời khi đã có đồ sắt, đạt được trình độ phát
triển cao hơn. Kinh tế công thương nghiệp là chủ đạo.
- Về chính trị: thể chế dân chủ chủ nô, khuyến khích sáng tạo văn hoá nghệ thuật.
- Về xã hội: nô lệ là lực lượng sản xuất chính, một bộ phân dân cư có thể thoát ly
khỏi các hoạt động sản xuất, chuyên tâm nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật,…
Câu 2 (5,0 điểm).
Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại:
a. Lập bảng thống kê nội dung các thành tựu của cuộc Cách mạng công
nghiệp thời kì hiện đại theo mẫu sau:
Thành tựu Nội dung
Máy tính
Internet
Trí tuệ nhân
tạo
Dữ liệu lớn
b. Đánh giá ý nghĩa của những thành tựu trên đối với sự phát triển kinh tế
của thế giới.
c. Những thành tựu đó đã tác động như thế nào đến việc học tập của em?

a, Lập bảng thống kê:


Thành tựu Nội dung
- Máy tính ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân
Máy tính không. Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hoá
trong quá trình sản xuất….
- Internet được phát minh năm 1957 bởi Văn phòng Xử lí Công
Internet nghệ thông tin của ARPA. Năm 1969, Internet được khai thác, sử
dụng…
- Trí tuệ nhân tạo là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông
Trí tuệ nhân tạo minh, đặc biệt là chương trình máy tính thông minh. Trí tuệ tạo
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực…
- Dữ liệu lớn là tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, bao gồm các
Dữ liệu lớn
khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu,…

b. Đánh giá ý nghĩa:


- Việc ứng dụng các thành tựu trên đã góp phần hiện đại hoá toàn bộ nền sản xuất, tạo ra
các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao.
- Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới.
- Tạo ra các ngành kinh tế mới như ngành thương mại điện tử.
c. Tác động:
HS có thể trình bày những tác động khác nhau nhưng cần đảm bảo nêu được những tác
động tích cực và tiêu cực đối với việc học tập.
- Tích cực: có nhiều phương tiện giúp cho việc học tập và tiếp thu kiến thức thuận tiện và
linh hoạt, đa dạng và cập nhật, tăng khả năng tự học, mở rộng không gian học tập,…
- Tiêu cực: phụ thuộc vào công nghệ, lười suy nghĩ, không biết cách chọn lọc thông tin
chính thống, khoa học,…
Câu 3 (5,0 điểm).
Văn minh Đại Việt:
a. Phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt? Theo em cơ sở nào là
quan trọng nhất? Vì sao?
b. Nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt
(trong các thế kỉ X-XV). Em hãy đề xuất một số biện pháp để góp phần bảo vệ và
quảng bá những thành tựu này.
* Cơ sở hình thành:
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc: văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ
nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
- Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Năm 905, Khúc Thừa Dụ dựng
quyền tự chủ bước đầu,… Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp
tục được củng cố vững chắc.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: văn minh Trung Hoa (thể
chế chính trị, luật pháp, chữ viết,…), văn minh Ấn Độ (Phật giáo, kiến trúc,…) góp phần làm
phong phú nền văn minh Đại Việt. Nhiều thành tựu của các nền văn minh bên ngoài khi du
nhập vào Đại Việt đã được cải biên, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.
* Cơ sở quan trọng nhất: Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
* Lí giải:
- Có độc lập, tự chủ thì mới có nhà nước.
- Nhà nước có những chính sách phát triển những thành tựu văn minh.
- Độc lập, tự chủ tạo cơ sở tiếp thu văn hoá bên ngoài.
* Thành tựu tiêu biểu:
- Nghệ thuật kiến trúc: phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành
quách được xây dựng ở nhiều nơi với quy mô lớn. Tiêu biểu là Hoàng thành Thăng Long,
thành nhà Hồ, … Kiến trúc đình làng cũng phát triển mạnh.
- Nghệ thuật điêu khắc: đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú như hoa văn
trang trí hình sóng nước, hoa sen, hoa cúc,…
- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,…) và
nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, …). Từ thời Lê sơ, âm nhạc cung đình có vai trò
quan trọng trong các sự kiện lớn của triều đình. Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại
hình như chèo, tuồng, hát quan họ, …
- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được
tổ chức hàng năm với nhiều loại hình như hội mùa, tết Nguyên đán,…
* Đề xuất một số biện pháp:
HS có thể nêu nhiều biện pháp khác nhau, nhưng số điểm không vượt quá điểm quy
định. Gợi ý một số biện pháp:
- Có ý thức tự tìm hiểu và giữ gìn các nghệ thuật truyền thống.
- Tuyên truyền giá trị tốt đẹp của các nghệ thuật truyền thống như làm phim, làm poster
tuyên truyền, …
- Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo tồn các giá trị
nghệ thuật truyền thống….
Câu 4 (3,0 điểm).
Phân tích những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước. Trình bày ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính
sách đối với các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
* Nội dung cơ bản trong chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước
- Chính sách về phát triển kinh tế vùng
dân tộc thiểu số hướng đến phát triển tiềm
năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân
tộc....
- Chính sách xã hội tập trung vào vấn đề
giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng
giữa các dân tộc….
- Chính sách văn hoá, nội dung bao trùm là xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc….
- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh hướng đến củng cố các địa bàn
chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc .…
* Ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính sách đối với các
dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, vì vậy chính sách dân tộc có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc, giữ gìn khối đại đoàn
kết dân tộc, bảo đảm sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của đất nước.
- Vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa có điều chỉnh trước yêu cầu phát triển và hội
nhập quốc tế nhằm giải quyết vấn đề dân tộc hiện nay và trong tương lai.
- Các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hướng tới khai thác mọi tiềm
năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Những chương trình kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hoá, xã hội các địa phương
miền núi, hải đảo; củng cố giữ vững biên giới, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Câu 5 (3,0 điểm).
Giải thích khái niệm di sản văn hoá. Đô thị cổ Hội An có phải là di sản văn
hoá không? Vì sao?
* Khái niệm di sản văn hoá:
(HS có thể trình bày 1 trong 2 khái niệm sau):
- Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, do
con người sáng tạo nên trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ
trước cho thế hệ sau trong một nhóm cộng đồng hoặc xã hội, được giữ gìn, phát huy đến
ngày nay.
- Hoặc di sản văn hoá là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của
mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới
và giao lưu văn hoá.
* Đô thị cổ Hội An: Là một di sản văn hoá.
* Giải thích:
- Đô thị cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam). Thương cảng Hội An
được hình thành vào khoảng thế kỉ XV-XVI.
- Hội An đã thu hút nhiều thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và một số
nước châu Âu đến buôn bán. Nhiều thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản đã được chúa
Nguyễn cho ở lại lập phố, sinh sống theo phong tục riêng,..
- Quá trình giao lưu văn hoá để lại cho Hội An hệ thống di sản phong phú, được bảo tồn
khá nguyên vẹn đến ngày nay: công trình kiến trúc, hệ thống giao thông, nghề thủ công
truyền thống, …
- 1999, Đô thị cổ Hội An được ghi danh vào Di sản văn hoá thế giới dựa trên hai tiêu chí:
Di sản nổi bật của sự giao lưu các nền văn hoá qua các thời kì của một thương cảng quốc
tế và là điển hình về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn khá nguyên vẹn.
-------------------HẾT---------------

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


LẦN THỨ XVII – VĨNH PHÚC MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 10
2023 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian
TRƯỜNG THPT CHUYÊN giao đề)
NGUYỄN TẤT THÀNH –YÊN
BÁI
(Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Câu 1 (4,0 điểm)


Ph. Ăng-ghen đã viết: “Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La
Mã thì không có châu Âu hiện đại”. Em có đồng ý với nhận định này không? Vì
sao?
*Đồng ý với ý kiến của Ph. Ăng-ghen “Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp
và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại”.
*Giải thích
-Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng
loạt các thành tựu vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền
tảng cho sự phát triển của châu Âu và cả nhân loại hiện nay.
- Các thành tựu nổi bật có ý nghĩa to lớn như:
+ Chữ viết, chữ số:
. Người Hy Lạp xây dựng bảng chữ cái ghi âm từ thế kỉ IX – VIII TCN. Đến
khoảng thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp được hoàn thiện với 24 chữ cái.
. Người La Mã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp để xây dựng chữ La-tinh. Đến nay,
chữ La-tinh là văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
. Người La Mã còn tạo ra hệ thống chữ số với 7 chữ cơ bản, gọi là chữ số La Mã (I,
II, III,…)
 Là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La tinh hiện nay.
+ Văn học
. Nền văn học đồ sộ của Hy Lạp và La Mã đã đặt nền móng cho văn học phương
Tây. Các tác phẩm không chỉ là sáng tác nghệ thuật quý giá mà còn là nguồn tư liệu quan
trọng để tìm hiểu về lịch sử của 2 nền văn minh này.
. Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú bắt nguồn từ thần thoại.
. Thơ, văn xuôi, kịch, sử thi, thần thoại,… đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
. Tiêu biểu: I-li-át và Ô-đi-xê...
=> Là hình mẫu cho những tác phẩm văn học của châu Âu giai đoạn sau.
+ Triết học: Hy Lạp – La Mã là quê hương của triết học phương Tây.
Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp – La Mã gắn liền với cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: Triết học duy vật ( Ta- lét, Hê-
ra- clit), triết học duy tâm (Xô- crat, A- rít-x tốt..)
=> Được xem là những thành tựu rực rỡ tạo nên cơ sở, nền tảng cho sự hình
thành của triết học châu Âu thời cận và hiện đại.
+ Tôn giáo: Người Hy Lạp – La Mã thờ đa thần. Thường xuyên hiến tế, cầu nguyện,
tổ chức lễ hội để tôn vinh các vị thần.
+Tôn giáo Hy Lạp – La Mã để lại nhiều dấu ấn và ảnh hưởng đối với đời sống văn
hóa phương Tây sau này.
+Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật đó là sự ra đời của Thiên Chúa giáo
(thế kỉ I).
=> Trở thành một trong những tôn giáo lớn trên thế giới ngày nay.
+ Lịch , thiên văn học: Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch theo sự chuyển
động của trái đất quanh mặt trời; tính được 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia thành 12
tháng.
=> Có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống đương thời, là cơ sở cho cách tính lịch
sau này.
+ Khoa học: Có nhiều phát minh về khoa học trên các lình vực: Toán, Vật lí, Y học,
Sử học…Tiêu biểu như các nhà khoa học:Tailét, Pi-ta-go, Ơ-clít, Ác-si-mét
=> Được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống, là nền tảng của khoa học hiện
đại.
+ Kiến trúc, điêu khắc: Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: Đền Pác-tê-nông, Đền
thờ thần Dớt,…
. Các tác phẩm điêu khắc, hội họa: Lực sĩ ném đĩa, Tượng A-tê-na, tượng thần Vệ
nữ thành Mi-lô,…
=> Là hình mẫu cho nghệ thuật của châu Âu giai đoạn sau.
*Đánh giá chung:
- Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:
+ Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa
nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại).
+ Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao, có thể khẳng định đến Văn
minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, các khoa học mới thực sự trở thành khoa học với các định
lý, tiên đề còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.
+ Dấu ấn cá nhân được đề cao với rất nhiều cá nhân nổi bật trong từng lĩnh vực như
nhà văn Hô-me, Ơ-c-lít, Ác-si-mét,…
-Văn minh Hy Lạp – La Mã là cơ sở hình thành văn minh phương Tây. Trong thời
kì hậu trung đại, với phong trào văn hoá Phục hưng đã “phục hồi” lại nhiều giá trị từ văn
minh Hy Lạp, La Mã và những tiến bộ không ngừng của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá,
chính trị đã khiến văn minh Tây Âu đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển
của châu Âu trong thời kì cận và hiện đại…
Câu 2 (5,0 điểm)
Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: Cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất
hàng loạt.
* Đồng ý với ý kiến của Clau-xơ Sơ-goát
*Làm sáng tỏ nhận định
1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước
để cơ giới hoá sản xuất.
*Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
- Thời gian xuất hiện: Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.
-Khởi đầu từ Anh, sau đó là các nước tư bản Pháp, Đức, Mĩ,…
- Một số thành tựu tiêu biểu về những cải tiến máy móc sử dụng năng lượng nước
và hơi nước:
+1769: Ri-chác Ác-rai tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
=> Ý nghĩa: Tạo sản phẩm chắc hơn, giảm sức lao động của con người
+ 1784: Giêm Oát chế tạo máy hơi nước
->Tăng năng suất, giải phóng sức lao động, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa.
+ 1785: Ét-mơn Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước ->Tăng năng suất
lên gấp 40 lần
=> Nhận xét: Máy hơi nước do Giêm Oát phát minh năm 1784 là phát minh quan
trọng nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vì:
+ Đã khắc phục được các hạn chế của máy chạy bằng sức nước (thoát khỏi sự lệ
thuộc vào thiên nhiên), nhờ đó các nhà máy có thể được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt, làm giảm sức lao động cơ
bắp của con người
+ Lao động thủ công dần thay thế bằng máy móc.
-> Khởi đầu cho quá trình công nghiệp hoá.
- Với việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước đã thúc đẩy cơ giới hóa sản xuất,
tức là mở đầu quá trình sử dụng máy móc trong quá trình sản xuất, thúc đẩy một số
ngành kinh tế khác phát triển, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải với việc sử dụng
đầu máy hơi nước…
2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản
xuất hàng loạt.
- Thời gian xuất hiện: Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
- Tiến hành ở Mĩ, Anh, Pháp, Đức,…
- Một số thành tựu tiêu biểu:
+ Nhờ các phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm, Pha-
ra-đây, Pre-xcốt Giun, Len-xơ đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
+ Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn đã phát minh ra bóng đèn điện.
+ Năm 1891, Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ xoay
chiều
-> Máy phát điện được sử dụng để cung cấp điện cho nhiều nhà máy.
=> Nhận xét chung: Những khám phá về điện của Mai-cơn Pha-ra-đây, Tô-mát Ê-
đi-xơn, Ni-cô Tét-la là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô
tuyến điện, thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống, nhất là trong
lĩnh vực sản xuất với việc xuất hiện các dây chuyền sản xuất hàng loạt…
+ Đặc trưng cơ bản cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chính là sử
dụng năng lượng điện, quá trình tự động hóa và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất
hàng loạt trên quy mô lớn…
Câu 3 (5,0 điểm)
1. Em hiểu thế nào là văn minh Đại Việt? Nền văn minh Đại Việt được hình
thành trên những cơ sở nào? Cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?
2. Đánh giá ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
1.a. Khái niệm văn minh Đại Việt
-Là nền văn minh tồn tại và phát triển gắn liền với quốc gia Đại Việt.
- Gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê,
Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn.
-Văn minh Đại Việt phát triển trong điều kiện đất nước có độc lập, tự chủ, kinh đô
chủ yếu đặt tại Thăng Long
-> còn có tên là văn minh Thăng Long.
b.Cơ sở hình thành văn minh Đại Việt
*Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
-VM Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ VM Văn Lang – Âu Lạc được bảo tồn qua
hơn 1.000 năm Bắc thuộc.
-> Tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kỳ độc lập, tự chủ.
*Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt
-Độc lập tự chủ là nhân tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển của văn
minh Đại Việt.
+905…; 938…; 1009…; 1010…
->Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập tự chủ tiếp tục được củng cố -> Là
điều kiện thuận lợi để nhân dân ta xây dựng và phát triển một nền văn minh rực rỡ.
*Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu từ bên ngoài
-Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá bên ngoài, nhất là từ văn minh Trung Hoa,
Ấn Độ,… làm phong phú thêm văn minh Đại Việt.
=> Cơ sở quan trọng nhất: Nền độc lập tự chủ của quốc gia.
Vì: + Có độc lập tự chủ mới có quốc gia, nhà nước.
+Nhà nước có những chính sách khuyến khích phát triển văn hoá.
+Có độc lập mới tạo cơ sở vững chắc để kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, tiếp
thu thành tựu văn hoá bên ngoài,…
2. a.Ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt
Ưu điểm
*Phát triển rực rỡ, toàn diện…
*Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn
và tính cộng đồng sâu sắc…
*Nho giáo góp phần làm cho xã hội ổn định …
Hạn chế
*Hạn chế sự phát triển của thương nghiệp, ít phát triển kinh tế hàng hoá…
*Tâm lí cào bằng, bình quân, thụ động do đó hạn chế sự sáng tạo của cá nhân …
* Đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm. ..
b. Ý nghĩa
- Thể hiện sự sáng tạo và truyền thống lao động của dân tộc Việt Nam trước những
thách thức của tự nhiên, ngoại xâm đã xây dựng nên một nền văn hóa mang đậm bản sắc
dân tộc
-Những thành tựu văn minh Đại Việt là tiền đề và điều kiện quan trọng đã tạo nên
sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong chống ngoại xâm
- Là nền tảng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Việt Nam vững
bước vào kỉ nguyên hội nhập quốc tế.
Câu 4 (3,0 điểm)
Trình bày và nhận xét Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Theo em, một công dân có thể thực hiện những hành động nào để góp phần xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
a/ Quan điểm của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay
-Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến chính sách
dân tộc, coi đây là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách.
-Trong suốt quá trình phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
chính sách dân tộc là nhất quán trên 3 nguyên tắc: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau
cùng phát triển. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các
dân tộc – tộc người trong quá trình phát triển đất nước.
b/Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- Với quan điểm cách mạng là sáng tạo không ngừng, trong thời kỳ đổi mới, chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước vừa đảm bảo tính nhất quán, vừa có sự điều chỉnh
trước yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế nhằm giải quyết thành công vấn đề dân tộc
trong hiện tại và tương lai:
+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số hướng tới phát huy tiềm
năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc, gắn với kế hoạch phát triển chung của cả
nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc,…
+ Chính sách văn hoá - xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục – đào tạo, văn hoá,
y tế,… nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề
và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; Xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bao gồm các giá trị và bản sắc văn hoá
của 54 dân tộc,…
+ Chính sách liên quan đến quốc phòng – an ninh hướng đến củng cố các địa bàn
chiến lược, giải quyết tốt các vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên
hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.
=> Nhận xét:
- Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với từng thời kì,
từng vùng, miền, địa phương, từng dân tộc nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại
đoàn kết dân tộc.
-Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của nhà nước Việt Nam hiện nay là tính
toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, nhưng có những
chính sách đặc thù phù hợp cho từng khu vực, dân tộc…
-Các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hướng tới khai thác mọi tiềm năng
của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
-Những chương trình kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
phát huy hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống, làm thay đổi diện mạo kinh tế, văn hoá, xã
hội các địa phương miền núi, hải đảo; củng cố và giữ vững biên giới, toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia.
c/ Một công dân có thể thực hiện những hành động nào để góp phần xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc
- HS diễn đạt theo ý hiểu của mình, nội dung hợp lý có thể cho điểm tối đa.
Gợi ý:
+Hiểu được sức mạnh, vai trò của khối đại đoàn kết trong lịch sử dân tộc…
+ Tôn trọng “cái riêng” của mỗi dân tộc, tộc người; Không phân biệt vùng miền, tôn
giáo, dân tộc…
+ Khi cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cần có sự chắt
lọc, tỉnh táo trước các nguồn thông tin không chính thống có nguy cơ làm rạn nứt khối
đại đoàn kết dân tộc…
Câu 5 (3,0 điểm)
1.Thế nào là di sản văn hoá? Nêu ý nghĩa của di sản văn hoá.
2. Kể tên một di sản văn hoá vật thể hoặc phi vật thể của Việt Nam được
UNESCO công nhận mà em biết. Đề xuất một vài giải pháp để bảo tồn và phát huy
những giá trị của di sản văn hoá này.
1. Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền
qua các thế hệ trong một cộng đồng xã hội, được giữ gìn phát huy đến ngày nay.
2. Ý nghĩa
- Lưu giữ những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng; Là tài sản vô giá của
cộng đồng dân tộc, của quốc gia tạo nên giá trị cốt lõi, đặc sắc của mỗi dân tộc…
-Tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học…
- Giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ…
-Là cơ sở xây dựng nền văn hóa mới, giao lưu văn hóa quốc tế; Thúc đẩy hoà bình,
đoàn kết quốc tế thông qua hoạt động giao lưu văn hoá và tôn trọng tính đa dạng…
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội , tạo sinh kế cho cá nhân và cộng
đồng, là một trong những nguồn lực phát triển đất nước.
- Góp phần thiết thực vào quá trình bảo vệ môi trường…
3. Kể tên một di sản văn hoá vật thể hoặc phi vật thể của Việt Nam được UNESCO
công nhận trong số các di sản sau:
+ Nhã nhạc cung đình Huế; Dân ca quan họ; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương;
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên; Hội Gióng; Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca
ví, giặm Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người
Việt; Nghệ thuật Bài chòi; Hát Xoan; Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái; Nghệ
thuật Xoè Thái.
+ Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long,
Thành nhà Hồ.
*Giải pháp: HS nêu các giải pháp phù hợp để bảo tồn và phát huy những giá trị của
di sản văn hoá đã nêu ở trên.
Gợi ý các giải pháp chung:
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong cộng
đồng, nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.
+ Đồng thời, chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng và cá nhân đôí
với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hoá… tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất cho việc nghiên cứu, khảo sát di sản, nâng cao chất lượng quản lí di sản; Bảo
đảm tính xác thực, tính nguyên vẹn và giá trị nổi bật của di sản trong quá trình bảo tồn;
Kết hợp chặt chẽ vai trò của Nhà nước với cộng đồng và cá nhân trong bảo tồn; đaò tạo
đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp và hiệu quả vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản
văn hoá,…
-Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá như nâng cao năng lực tổ chức,
quản lí nhà nước về di sản; xã hội hoá hoạt động văn hoá và hợp tác quốc tế về di sản; xử
lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản; Giải quyết hài
hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội,…
---HẾT---

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2023
Môn thi: Lịch sử
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Khối: Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút,
(không tính thời gian phát đề)

(Đề thi gồm có 01 trang)


Câu 1 (4,0 điểm).
a. Nêu những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Hy Lạp và Rôma cổ đại.
b. Tại sao nói văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu
Âu hiện đại?
1.1 Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma.
a. Chữ viết
- Người Hy Lạp cổ đại dựa trên chữ cái của người Phênixi để tạo nên hệ thống 24
chữ cái vào khoảng cuối thế kỉ IV TCN.
- Về sau, người La Mã tiếp thu chữ cái Hy Lạp tạo thành chữ Latinh, ban đầu gồm
20 chữ cái, sau hoàn thiện thành hệ thống 26 mẫu tự Latinh; Họ cũng dùng chữ cái để tạo
ra chữ số La Mã, còn được sử dụng cho đến ngày nay.
b. Văn học
* Thần thoại
- Thần thoại là một kho tàng phong phú các câu chuyện về các vị thần, giải thích
sự hình thành của vũ trụ, cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài. Các thần đều có gia
phả, mang hình hài và có đời sống tình cảm như con người.
* Thơ ca và văn xuôi
- Thơ ca và văn xuôi lấy kho tàng thần thoại làm chất liệu.
- Hai tập sử thi ra đời sớm nhất là I-li-át và Ô-đi-xê của Hôme. Nhà văn Êdốp nổi
tiếng về truyện ngụ ngôn.
* Kịch
- Kịch phát triển mạnh trên cả hai thể loại bi kịch (triết lí về số phận con người) và
hài kịch (châm biếm, phê phán trong đời sống), thường biểu diễn tại các nhà hát ngoài
trời.
c. Nghệ thuật
* Kiến trúc
- Hy Lạp: đền Páctênông, đền thờ thần Dớt, lăng mộ vua Môsôlớt,…
- La Mã: đấu trường Côlidê, đền Pactênông, Khải hoàn môn Côngxtantinút,...
* Điêu khắc
- Tác phẩm tiêu biểu: tượng thần Vệ nữ thành Milô, tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng
Thần Dớt, các bức phù điều,…
- Thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp hình thể của con người,
đạt được tính chuẩn xác trong tạo hình.
d. Khoa học, kĩ thuật
* Khoa học tự nhiên
- Toán học và Vật lí: Talét, Pitago, Ơclít, Ácsimét,..
- Y học: Hipôcrát được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” đã đề ra
phương pháp chữa bệnh bằng thuốc và giải phẫu.
* Thiên văn học
- Từ thế kỉ III TCN, Arixtác đã nêu lên thuyết Nhật tâm.
- Êratôxten đã tính được chu vi của Trái Đất với sai số rất nhỏ.
- Người Hy Lạp biết làm ra lịch, sau đó người La Mã kế thừa, phát triển thành bộ
lịch Giulian. Đến thời trung đại, bộ lịch này được hoàn chỉnh thành Công lịch (Tây lịch),
sử dụng cho đến ngày nay.
* Sử học
- Hy Lạp: Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư (Hêrôđốt), Lịch sử cuộc chiến
tranh Pêlôpônêdơ (Tuxiđít),…
- La Mã: Pôlibiút, Titut Liviút,…
* Kĩ thuật
- Người Hy Lạp và La Mã cổ đại có nhiều ứng dụng kĩ thuật vào thực tiễn cuộc
sống như sử dụng đòn bẩy, máy bắn đá, máy bơm nước, chế tạo bê tông,..
e. Triết học
- Hy Lạp là “quê hương của triết học phương Tây” với nhiều quan điểm, học
thuyết khác nhau nhưng chủ yếu xoay quanh hai trường phái duy vật và duy tâm.
- Các triết gia duy vật đồng thời là những nhà khoa học: Talét, Hêraclit,
Êmpêđôclét,…
- Các triết gia Lêcíppớt, Đêmôcrít, Êpikiurớt đã hình thành thuyết Nguyên tử.
- Trường phái duy tâm với các đại diện tiêu biểu: Xôcrát, Platôn, Arítxtốt,…
f. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng đa thần, thờ cúng các vị thần.
- Thế kỉ I, Cơ đốc giáo ra đời ở Pa-le-xtin, một thuộc địa của La Mã. Đến thế kỉ
IV, các hoàng đế La Mã công nhận Cơ đốc giáo là quốc giáo của đế quốc La Mã, đưa đời
sống tín ngưỡng của người La Mã bước sang thời kì mới.
g. Thể thao
- Từ thế kỉ VIII TCN, người Hy Lạp đã tổ chức các cuộc thi đấu thể thao bốn năm
một lần tại Ôlympia, gọi là Thế vận hội Ôlympic nhằm tôn vinh các vị thần.
- Các môn thi đấu gồm: đấu vật, thi chạy, đua ngựa và đua xe ngựa,…
- Người chiến thắng được vinh danh và nhận vòng nguyệt quế.
1.2 Giải thích: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu
hiện đại vì
- Nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được tạo dựng từ sức sáng tạo phi thường
của cư dân Địa Trung Hải trên cơ sở tiếp biến những giá trị tiêu biểu của văn minh
phương Đông.
- Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã có tính hiện thực cao, mang tính
nhân bản, là cơ sở của văn hoá châu Âu về sau. Nhiều di sản của nền văn minh Hy Lạp -
La Mã cổ đại vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay như chữ viết, lịch pháp, khoa học,
thể thao,…
Câu 2 (5,0 điểm).
Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư đối
với lĩnh vực văn hóa, xã hội. Việt Nam đã làm gì để đáp ứng yêu cầu của các cuộc
cách mạng đó?
a/ Phân tích tác động
* Tác động đối với văn hóa
- Tích cực:
+ Mở rộng khả năng giao lưu của con người với con người thông qua các ứng
dụng internet.
+ Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, cộng đồng, các quốc gia,

+ Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất (khoa học trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp).
- Hạn chế:
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Xung đột giữa các yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại
+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”.
+ Cuộc sống con người ngày càng lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.
* Tác động đối với xã hội:
- Tích cực:
+ Đưa tới sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. Số lượng công nhân có tri
thức, kĩ năng và trình độ chuyên môn ngày càng cao, số lượng lao động phổ thông có xu
hướng giảm.
+ Tự động hóa giúp giải phóng sức lao động của con người, đặc biệt trong những
môi trường nguy hiểm, nhiều độc hại.
+ Con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, giúp tiết kiệm
thời gian,…
- Hạn chế:
+ Nhiều lao động đối mặt với nguy cơ bị mất việc làm; Làm gia tăng khoảng cách
giàu - nghèo.
+ Làm xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của các cộng đồng.
b. Việt Nam thích nghi với các cuộc cách mạng bằng các biện pháp như:
1/ Coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; Xây dựng chiến lược tổng thể
phát triển khoa học - công nghệ quốc gia đồng thời và phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
2/ Đẩy mạnh chuyển đối số; khuyến khích các cá nhân và tổ chức nghiên cứu và
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và cuộc sống;
3/ Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu và ứng dụng kịp thời các thành tựu
khoa học - công nghệ tiên tiến vào gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống;
tiếp thu có chọn lựa các tinh hoa văn hóa thế giới;
4/ Tận dụng triệt để các thành quả, thế mạnh của các cuộc Cách mạng công nghiệp
vào phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhu cầu
thông tin của nhân dân;
5/ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu, năng lực tiếp
cận, ứng dụng các thành quả công nghệ mới để phát huy năng lực sáng tạo của các nhà
nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa…
Câu 3 (5,0 điểm).
Tóm tắt những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Đại Việt thế kỷ XI - XV.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn
hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.
a/ Tóm tắt những thành tựu tiêu biểu
- Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian
như thờ cúng tổ tiên, thờ người có công… tiếp tục được duy trì, phát triển. Tư tưởng Nho
giáo, các tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo… song song tồn tại.
- Về giáo dục: Giáo dục khoa cử Đại Việt từng bước hoàn thiện và phát triển, trở
thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước: Năm 1070, nhà Lý cho lập
Văn Miếu, năm 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên; nhà Trần tổ chức thi Thái sinh học, nhà
Hồ tiến hành cải cách Giáo dục, nhà Lê sơ quy định chặt chẽ việc thi cử, cho dựng bia
Tiến sĩ,…
- Về chữ viết, văn học: trên cơ sở chữ Hán của người TQ, người Việt đã sáng tạo
ra chữ Nôm. Dòng văn học dân gian, văn học viết (chữ Hán và chữ Nôm) phát triển để lại
nhiều tác phẩm có giá trị cả nội dung và nghệ thuật,…
- Về nghệ thuật: có bước phát triển trên các phương diện: kiến trúc (Hoàng thành
Thăng Long, thành nhà Hồ, chùa Một Cột,…), điêu khắc (chuông, tượng phật,…) sân
khấu, âm nhạc,…
- Khoa học - kỹ thuật:
+ Khoa học có nhiều thành tựu có giá trị (Sử học: Đại Việt sử kí toàn thư, Địa lý:
Dư địa chí, Quân sự: Binh thư yếu lược, Toán học: Đại hành toán pháp…)
+ Kĩ thuật: có nhiều bước phát triển như gốm sứ, dệt, luyện kim, đóng tàu,...
b/ Nhận định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, …”.
* Khẳng định: Đây là nhận định đúng
* Giải thích:
- Văn hóa là hồn cốt của dân tộc:
+ Văn hóa Việt Nam là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân
Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
+ Lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước nên có một nền
văn hóa đồ sộ, phong phú, đa dạng, bởi vậy cần được bảo tồn và phát huy.
+ Nền văn hóa Việt Nam ngày nay là sự hội tụ của những giá trị vật chất và tinh
thần của 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, qua hàng ngàn năm tạo dựng, có di
sản văn hóa vật chất, di sảnn văn hóa tinh thần, di sản văn hóa phi vật thể,… được
UNESSCO ghi nhận.
- Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất
+ Trên thế giới có nhiều dân tộc không còn tồn tại khi bị các thế lực bên ngoài
xâm lược, đồng hóa hoặc tự đánh mất giá trị văn hóa của dân tộc mình. (VD: Mông Cổ,
nhà Thanh bị đồng hóa ngược trở lại). Nhưng có những dân tộc bị đô hộ cả nghìn năm
vẫn không bị xóa bỏ do nhân dân bảo tồn được các giá trị vh, bảo tồn được phong tục tập
quán, tiếng nói, ngôn ngữ, điển hình là dân tộc Việt Nam.
+ Trong suốt chiều dài của lịch sử, dân tộc Việt Nam đã bị nhiều thế lực ngoại
xâm đô hộ và thống trị, thời kì nào các thế lực ngoại xâm cũng tìm cách xóa bỏ các giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam (thời Bắc thuộc…, Pháp thuộc…) Song dân
tộc Việt Nam vẫn trường tồn do nhân dân đã gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, đồng thời đã tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của các
nền văn hóa bên ngoài để làm phong phú nền văn hóa của dân tộc.
+ Trong bối cảnh hiện nay cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy, phát triển
những giá trị bản sắc của dân tộc….
Câu 4 (3,0 điểm).
Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào
trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Bản thân em có thể làm gì để góp
phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
a. Biểu hiện của sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc Việt
Nam. Khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng trên nhiều cơ sở và hun đúc qua hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước.
- Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức
mạnh quyết định cho mọi thắng lợi bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Sau các cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên (TK XIII), Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn đã tổng kết bài học: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả
nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay”.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) và cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi (1945 - 1975) là minh chứng sinh động về sức mạnh
đồng thuận của cả dân tộc Việt Nam, khi có đường lối đúng đắn, quyết tâm thống nhất
đất nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc.
- Trong thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng
xây dựng, phát triển đất nước.
+ Trên cơ sở tư tưởng lấy dân làm gốc, các vương triều Lý. Trần, Lê sơ đã từng
bước đưa quốc gia Đại Việt phát triển phồn thịnh trong các thế kỉ XI-XV.
+ Sau Cách mạng tháng Tám (1945), với tinh thần “người có ít góp ít, người có
nhiều góp nhiều”, tạo nên “Quỹ Độc lập”, góp phần thiết thực đưa công cuộc kháng
chiến, kiến quốc đến thành công.
+ Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung đã được tiến hành (ngày 25-4-1976) đã
thống nhất đất nước về mặt nhà nước là điều kiện cơ bản để phát huy sức mạnh khối đoàn
kết toàn dân, tạo cơ sở để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ
với các nước trên thế giới.
b/ Nêu những hành động của bản thân em có thể thực hiện để góp phần xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc:
Hs nêu được luận điểm của mình một cách thuyết phục, mỗi ý đúng cho 0.25
điểm, nhưng không vượt quá 1.0 điểm:
+ Tôn trọng những nét văn hóa khác biệt của các thành phần dân tộc trong “đại gia
đình” các dân tộc Việt Nam.
+ Đoàn kết, giúp đỡ những công dân khác thuộc các thành phần dân tộc trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam, nêu cao tính cộng đồng và truyền thống tương thân tương
ái….
+ Hiểu đúng về quan điểm, nội dung và thực hiện những hành động phù hợp với
chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.
+ Nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kích động, chia rẽ khối đoàn kết dân
tộc của các thế lực phản động.
Câu 5 (3,0 điểm).
Trình bày mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hãy
nêu các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
a/ Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có mối quan hệ biện chứng, thống
nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau và đều nhằm mục đích chung là lưu truyền và phát triển
những giá trị của di sản văn hoá.
- Làm tốt công tác bảo tồn là cơ sở để phát huy giá trị to lớn của di sản văn hoá.
Phát huy giá trị của di sản văn hoá sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, bảo vệ sự tồn
tại của di sản văn hoá theo dạng thức vốn có.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phải đặt trong bối cảnh phát triển bền
vững của quốc gia, gắn liền với sự phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là ngành dịch vụ
du lịch; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, mở rộng
giao lưu văn hoá với nước ngoài.
b/ Nêu giải pháp:
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong cộng
đồng, như nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản văn hoá. Đồng
thời, chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng và cá nhân đối với công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hóa, như tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất cho hoạt động bảo tồn và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn; bảo đảm
tính xác thực, tính nguyên vẹn và giá trị nổi bật của di sản trong quá trình bảo tồn; kết
hợp chặt chẽ vai trò của Nhà nước với cộng đồng và cá nhân trong bảo tồn; đào tạo đội
ngũ cán bộ tham gia trực tiếp và hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá, như nâng cao năng lực tổ chức,
quản lí nhà nước về di sản; gắn liền hoạt động bảo tồn với cộng đồng dân cư tại các địa
phương, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội;
thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá và hợp tác quốc tế về di sản.
-----------Hết-------------

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


LẦN THỨ XVII-VĨNH PHÚC MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 10
2023 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian
giao đề)
Đề thi gồm có 01 trang

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Câu 1 (4,0 điểm)


Trình bày những thành tựu về chữ viết, khoa học, kĩ thuật của văn minh Hi
Lạp – La Mã cổ đại. Theo em, vì sao ở thời đó văn minh Hi Lạp - La Mã phát triển?
1. Thành tựu về chữ viết, khoa học, kĩ thuật
* Chữ viết: Đơn giản và linh hoạt:
- Người Hi Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái ghi âm của mình, về sau được hoàn
thiện với 24 chữ...
- Người La Mã đã dựa trên cơ sở chữ viết Hi Lạp để xây dựng một loại chữ - chữ La tinh.
Hiện nay chữ La-tinh được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
- Người La Mã còn sáng tạo ra hệ thống chữ số...
* Khoa học, kĩ thuật
- Thiên văn: Những hiểu biết của người Hi Lạp và La Mã rất gần với những hiểu biết của
con người ngày nay: Họ nhận ra Trái Đất hình cầu, Mặt Trời và các thiên thể chuyển
động quanh Trái Đất. Tính lịch theo chu kì chuyển động của Mặt Trời 1 năm 365 và ¼
ngày...
-Toán học, Vật lí: Đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệt. Họ đã
khái quát thành những định lí, định đề... vật nổi, phát minh cơ học... như Ta lét, Pi-ta-go,
Ác-si-mét...
-Y học: Các thầy thuốc đã đạt được nhiều tri thức về chẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc,
giải phẫu, gây mê... tiêu biểu nhất là Hi-pô-crat
-Sử học: Vượt qua giới hạn của việc ghi chép tản mạn, thuần túy, biên niên thời trước.
Các sử gia đã biết tập hợp tài liệu, phân tích, trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay
một cuộc chiến tranh: Chiến tranh Hi Lạp – Ba tư của Hê-rô-đốt...
-Văn minh Hi Lạp La Mã cổ đại đạt được những thành tựu rực rỡ, có ảnh hưởng rộng
khắp, trở thành nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của văn minh Tây Âu
trong các thời đại tiếp theo.
2. Lí giải
- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn nên đxa kế thừa được tinh hoa văn hóa cổ
đại phương Đông.
- Việc sử dụng đồ sắt sớm, từ đó kinh tế phát triển, văn hóa có điều kiện phát triển.
- Cuộc sống bôn ba trên biển nên có cơ hội giao lưu , tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên
thế giới.
- Thể chế dân chủ cổ đại tạo điều kiện cho con người phát huy tài năng, sáng tạo của
mình.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ ba . Phân tích ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp hiện
đại.
1.Bối cảnh: Cách mạng công nghiệp lần ba diễn ra vào nửa sau thế kỉ XX
-Những thành tựu của CMCN lần thứ nhất và lần thứ hai...
-Nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao...
-Các vần đề toàn cầu: bùng nổ dân số, vơi cạn tài nguyên, ô nhiễm môi trường,
dịch bệnh...
-Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra yêu cầu phát minh ra các loại vũ khí mới...
-Khủng hoảng năng lượng, đặc biệt sự vơi cạn tài nguyên đòi hỏi phải phát minh
ra những nguyên liệu thay thế.
-Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đặc biệt ở các nước TBCN...
2.Ý nghĩa, tác động
-Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế
+ Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí...
+ Tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nâng
cao chất lượng sản phẩm...
+ Giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm hàng hóa với hình thức phi
truyền thống, tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu, thị trường mở rộng xuyên biên
giới
+ Thúc đẩy khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
-Tác động đối với xã hội
+ Giải phóng sức lao động con người trong môi trường độc hại, công việc nguy
hiểm...
+ Phân hóa lực lượng lao động, số lượng người lao động có kĩ năng và trình độ
chuyên môn ngày càng tăng...
+ Xuất hiện nhiều loại hình công việc với những hình thức làm việc phong phú...
+ Tuy nhiên, khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm, gây
ra phấn hóa xã hội, nới rộng khoảng cách giàu nghèo, con người lệ thuộc vào các thiết bị
thông minh, ít quan tâm đến các mối quan hệ...
-Tác động đối với Văn hóa:
+ Việc tìm kiếm chia sẻ thông tin, giao tiếp, trao đổi trở nên nhanh chóng và thuận
tiện.
+ Dễ dàng, thuận tiện hơn trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu
vực
+ Tuy nhiên, phát sinh vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin các nhân, tính chính
xác của thông tin được chia sẻ, gia tăng xung đột giữa các yếu tố văn hóa truyền thống và
hiện đại, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 3 (5,0 điểm)
Nêu những thành tựu chủ yếu của nền văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế
kỉ XV. Hãy làm sáng tỏ nhận định: “văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì
dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.
1. Thành tựu
- Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian
như thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc...tiếp tục duy trì, phát triển. Tư tưởng Nho
giáo, các tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo...song song tồn tại.
- Về giáo dục: Giáo dục khoa cử Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát
triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước (Năm 1070 nhà Lý
cho lập Văn Miếu, năm 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành Thăng Long...).
- Về văn học: Văn học dân gian, văn học viết (chữ Hán và chữ Nôm) phát triển
mạnh, để lại nhiều tác phẩm có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật; Tác phẩm “Nam
quốc sơn hà”, Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán
Siêu), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) ...; Thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông...
- Về nghệ thuật: có bước phát triển trên các phương diện: kiến trúc (Hoàng Thành
Thăng Long...; chùa Một Cột...; tháp Báo Thiên....),
2. Có ý kiến cho rằng “văn hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn,
văn hóa mất thì dân tộc mất”. Đây là một nhận định hoàn toàn chính xác.
- Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do lao động của người sáng tạo
ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng
xã hội.
- Dân tộc Việt Nam có hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nên có bề dày văn
hóa dân tộc, xây dựng được nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc... là kết
quả của quá trình giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: Trung Quốc, Ấn Độ,
Chămpa...
- Nhiều dân tộc trên thế giới khi bị nước ngoài xâm lược, đô hộ, đã không giữ
được văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của mình nên đã bị “xóa sổ”... Việt Nam dù bị hơn
1000 năm Bắc thuộc nhưng vẫn giữ được văn hóa dân tộc, tiếng nói, tập quán quê hương,
không bị “đồng hóa”...Điều đó chứng tỏ rằng còn văn hóa thì còn dân tộc; mất độc lập
chủ quyền cho dù hàng ngàn năm vẫn chỉ là tạm thời, nhưng nếu mất văn hóa là mất vĩnh
viễn
- Văn minh Đại Việt đặc biệt ở thời Lý - Trần, Hồ, Lê sơ chính là một sức mạnh
tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể, là một tố chất cố kết cộng đồng
người Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong 20 năm đô hộ của nhà
Minh, văn hóa chính là sức mạnh tinh thần chống chọi lại sự đồng hóa của kẻ thù.
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển
đất nước: giáo dục từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan
chức và người tài cho đất nước, văn học thể hiện niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu
sắc…
- Văn hóa đã trở thành một trong những sức mạnh tinh thần trong kháng chiến
chống ngoại xâm thời kì này: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ... Tinh thần đoàn kết, ý chí
quyết chiến quyết thắng trong kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt...
Tinh thần dân tộc, yêu chuộng chính nghĩa nhưng không sợ chiến tranh...
Câu 4 (3,0 điểm)
Hãy làm rõ cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Theo em,
sức mạnh đại đoàn kết được thể hiện như thế nào ở giai đoạn Đại Việt thế kỉ XI-
XV?
1.Cơ sở của khối Đại đoàn kết dân tộc: Khối đại đoàn kết được hình thành
-Từ sự liên kết để trị thủy làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
-Từ tập hợp lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền
+ Khối đại đoàn kết hình thành từ thời Văn Lang-Âu Lạc
+ Được củng cố, bền bỉ đấu tranh chống lại sự đồng hóa của 1000 năm Bắc thuộc, giành
lại độc lập.
+ Thời kì phong kiến độc lập, tự chủ càng tăng cường đoàn kết giữa người Kinh với các
dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức khác nhau, đoàn kết để vừa xây dựng đất nước vừa
đấu tranh các thế lực ngoại xâm...
+ Từ khi Đảng cộng sản VN ra đời, khối đại đoàn kết được củng cố, mở rộng, phát triển
thông qua các Mặt trân... đó là nhân tố quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp giải phóng
dân tộc, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc
2.Vai trò
- Phát huy sức mạnh đoàn kết để xây dựng, phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ: Đoàn
kết để xây dựng các công trình thủy lợi: đắp đê, đào kênh, mương... Đoàn kết để khai
hoang, mở rộng diện tích canh tác...
-Phát huy sức mạnh đại đoàn kết để đánh thắng giặc ngoại xâm hùng mạnh bảo vệ độc
lập và giành lại độc lập cho dân tộc: Đoàn kết trong nội bộ triều đình, đoàn kết giữa triều
đình với nhân dân, đoàn kết giữa các tầng lớp, giai cấp trong chống giặc ngoại xâm của
nhà Lí, Trần. Đoàn kết giữa bộ chỉ huy với nhân dân, giữa các tầng lớp giai cấp trong xã
hội trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn...
Câu 5 (3,0 điểm)
Hãy kể tên 4 di sản văn hóa và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của Việt
Nam được tổ chức UNESCO công nhận. Phân tích vai trò của Sử học với công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
1. Kể tên
-Thí sinh có thể kể tên các di sản khác nhau. Mỗi di sản đúng được 0,25 điểm. Sau
đây là một số gợi ý: Vịnh Hạ Long, Quần thể thắng cảnh Tràng An, Quần thể Thăng
Long, cố đô Huế, Phong Nha Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, Hát quan họ, Hát xoăn,
ghẹo (Phú Thọ), Xòe Thái, Cồng Chiêng Tây nguyên...
2.Vai trò...
-Sử học và công tác bảo tồn giá trị di sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết
quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và
phát huy giá trị đích thực của di sản.
-Đối với di sản văn hóa vật thể: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp
phần quan trọng nhất trong việc hạn chế, khắc phục hiệu quả những tác động tiêu cực từ
tự nhiên và con người.
-Đối với di sản thiên nhiên: Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị
của di sản.
-Đối với di sản phi vật thể: Góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền
-Góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

………………………HẾT……………………..

SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2023


TRƯỜNG THPT Môn: Lịch sử 10
CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Việt Trì, ngày 22 tháng 07 năm 2023
Câu 1 (4 điểm). Phân tích cơ sở hình thành và phát triển của nền văn hóa Hi Lạp và La
Mã cổ đại. Văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại có đặc điểm gì nổi bật?
1.1. Cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh cổ đại Hi Lạp và La Mã
a. Điều kiện tự nhiên
* Văn minh Hi – La cổ đại được hình thành trên các bán đảo Nam Âu phía Bắc Địa Trung Hải.
Điều kiện tự nhiên ở đây tạo ra nhiều điện kiện thuận lợi song cũng đặt ra không ít khó khăn
đối với cư dân thời cổ đại.
* Thuận lợi:
- ĐTH có bờ biển dài gồm nhiều bán đảo và nhiều đảo nhỏ, có nhiều cảng, vũng, vịnh là điều
kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa với khu vực và thế giới.
- Khí hậu ấm áp, trong lành, phong cảnh đẹp đẽ màu sắc.
- Những dãy núi cao chạy từ lục địa ra biển ngăn cách thung lũng này với thung lung kia, tạo
thành nhiều đồng bằng cho sự sinh sống và phát triển nông nghiệp.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,… tạo
điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.
* Khó khăn:
- Địa hình nhiều núi và cao nguyên xen giữa các cánh đồng nhỏ hẹp, đất ít, khô, rắn, không
màu mỡ chỉ thích hợp với loại cây lâu năm như nho, oliu.
- Thiếu lương thực, Hi Lạp và La Mã phải nhập của Ai Cập và Tây Á.
b. Dân cư và xã hội
- Cư dân Hi Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Ê-ô-li-niêng, người I-ô-niêng, người
A-kê-ăng và người Đô-ni-êng. Cư dân La Mã cổ đại chủ yếu là người I-ta-li-ốt sống ở đồng
bằng I-ta-li-um. Ngoài ra còn có người Gô-loa, Ê-tơ-rux-cơ, người Hi Lạp. Họ chính là chủ
nhân sáng tạo ra những thành tựu văn minh Hi Lạp – La Mã cổ đại.
- Trong xã hội có 3 giai cấp: chủ nô, người bình dân và nô lệ. Chủ nô sống nhàn hạ, sung
sướng dựa trên sự bóc lột tàn bạo với nô lệ.
c. Kinh tế
- Nền kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Bên cạnh đó kinh tế điền trang
trong nông nghệp cũng phát triển. Nông nghiệp Hi Lạp La Mã đạt trình độ kĩ thuật cao (sử
dụng đồ sắt).
d. Chính trị
- Hi Lạp, La Mã là những quốc gia dân chủ cổ đại.
+ Ở Hi Lạp là quốc gia thành bang, tiêu biểu là thành bang A-ten và Xpác. Đây là những nhà
nước dân chủ chủ nô điển hình.
+ Ở La Mã, nhà nước điển hình là nền cộng hòa quý tộc, nhà nước đế chế.
e. Sự tiếp thu thành tựu văn minh phương Đông
Văn minh Hi Lạp, La Mã cổ đại ra đời sau văn minh phương Đông nên có điều kiện tiếp thu,
kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông trên tất cả các lĩnh vực.
1.2. Đặc điểm nổi bật của văn minh Hi Lạp, La Mã
- Hình thành muộn dựa trên nền tảng kinh tế, chính trị cao hơn các nền văn minh phương
Đông cổ đại: Hình thành vào thiên niên kỉ I TCN trên nền tảng kinh tế thủ công nghiệp và
thương nghiệp là chủ đạo gắn với các thể chế chính trị dân chủ cổ đại với các mô hình như dân
chủ chủ nô, cộng hòa quý tộc,…
- Đạt được những thành tựu rực rỡ, đỉnh cao ở hầu khắp các lĩnh vực.
- Có tính hiện thực cao, ở trình độ khái quát, tinh xảo và mang tính nhân bản.
- Là nền văn minh mở, kế thừa, và phát triển lẫn nhau, tiếp thu văn minh phương Đông và
truyền bá rộng rãi ra bên ngoài.
Câu 2 (5 điểm). Hãy phân tích ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp
thời kì hiện đại. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại tạo ra thời cơ và thách
thức gì cho các quốc gia, dân tộc?
2.1. Ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
a. Ý nghĩa với sự phát triển kinh tế
- Với sự xuất hiện của CMCN hiện đại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế
của các quốc gia, dân tộc và cũng như toàn thế giới.
+ Với sự xuất hiện của nền sản xuất mới dựa trên công nghệ điện tử, mức độ đóng góp của
khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới ngày
càng lớn.
+ Việc sử dụng máy móc công nghiệp được coi là phương tiện kĩ thuật quan trọng hợp thành
chương trình hiện đại hoá toàn bộ nền sản xuất, tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất
lao động mà không có sự tham gia của con người.
+ Việc sử dụng máy điện toán trong thiết kế, chế tạo máy, lĩnh vực hàng không, tên lửa, vũ trụ,
điện tử,... đã cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại
và đem lại hiệu quả kinh tế to lớn.
+ Sự ra đời của các nhà máy thông minh ứng dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo
đã giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên, nhiên
liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,…
+ Sự xuất hiển của Internet, thương mại điện tử đã giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua
sắm hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức trực tuyến. Thông qua thương mại điện tử, người tiêu
dùng có thể tiếp cận gần hơn và tham gia vào chuỗi thương mại toàn cầu.
- Những ứng dụng của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã giúp mở rộng và đa
dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí. Con người có thể tiếp cận thông tin một cách
nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ trợ của Internet, dữ liệu lớn, sự phát triển của hệ thống thông
tin trực tuyến, mạng xã hội,… do đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định một cách nhanh hơn và
chính xác hơn.
- Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành kinh tế và hoạt
động xã hội, đưa nhân loại sang nền văn minh mới – văn minh thông tin.
- Sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã thúc đẩy quá
trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới.
b. Tác động về xã hội, văn hóa
* Tác động về xã hội
- Tích cực:
+ Tự động hóa giúp giải phóng sức lao động của con người, đặc biệt là trong những công việc,
môi trường nguy hiểm và độc hại./-strong/-heart:>:o:-((:-h+ Đời sống vật chất và tinh thần của
con người được nâng cao.
+ Tri thức đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động, số người lao động có kĩ năng và
trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng.
+ Tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân hiện đại: số công nhân có trí thức, kĩ năng, trình
độ chuyên môn cao ngày càng tăng, số lượng công nhân lao động phổ thông có xu hướng
giảm dần. Giai cấp công nhân vẫn giữ vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu trong cuộc
đi tranh chính trị. Những cuộc đấu tranh của công nhân hiện đại mang tính chất kinh tế - xã bị
nhiều hơn.
+ Xuất hiện hình thức lao động mới. Ngày nay, con người có thể lao động, kiếm sống bằng
nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, giúp tiết kiệm thời gian.
- Tiêu cực:
+ Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
+ Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, phân hóa văn hóa trong xã hội.
+ Con người lệ thuộc hơn vào các thiết bị điện tử thông minh mà ít quan tâm hơn đến những
mối quan hệ gia đình, xã hội.
+ Làm xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống của các cộng đồng.
* Tác động về văn hóa
- Tích cực:
+ Mở rộng mối giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc khu vực dễ dàng và thuận lợi hơn.
+ Con người có thể gặp gỡ, chia sẻ, kết nối với nhau diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi một cách dễ
dàng, nhanh chóng thông qua các ứng dụng trên Internet.
+ Việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên vô cùng nhanh chóng và thuận tiện.
+ Thúc đẩy cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn.
+ Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất.
+ Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân.
- Tiêu cực:
+ Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ và các thiết bị công nghệ như máy tính,
điện thoại thông minh, hệ thống Internet,…
+ Phát sinh tình trạng văn hóa “lai căng”, nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống.
+ Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
+ Phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật cá nhân, tính chính xác của thông tin được chia
sẻ.
2.2. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại tạo ra thời cơ và thách thức cho các quốc
gia, dân tộc
a. Thời cơ
- Cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại sẽ mang lại thời cơ cho các dân tộc vươn lên phát triển
kinh tế.
- Cuộc cách mạng CN hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế,
nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người
- Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại tạo ra cơ hội để các dân tộc tham gia hội nhập sâu rộng
hơn và hiệu quả hơn vào nền kinh tế quốc tế, qua đó nhằm phát triển và bảo vệ an ninh đất
nước.
- Các quốc gia có cơ hội tiến thẳng và lĩnh vực công nghiệp mới, tranh thủ các thành tựu khoa
học – công nghệ để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng
cách phát triển.
b. Thách thức
- Các quốc gia dân tộc trong thời kì các cuộc CMCN hiện đại cũng phải chịu những thách thức
mới như: sự cạnh tranh, tụt hậu, thiếu công bằng, về năng lực sản xuất, năng lực quản lí,…
- Bên cạnh những thách thức an ninh truyền thống, các quốc gia dân tộc còn đối mặt với
những nguy cơ an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh thông tin, an ninh mạng, an ninh kinh
tế, an ninh nguồn nước, năng lượng, lương thực,…
- Vấn đề giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc.
- Những tác động tiêu cực khác như: ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, bệnh dịch, nóng
lên của Trái Đất, các loại vũ khí hủy diệt,…
Kết luận: Cách mạng công nghiệp hiện đại vừa là thời cơ vừa là thách thức của tất cả các quốc
gia dân tộc. Vì vậy, các dân tộc cần tận dụng thời cơ để không bị tụt hậu vừa hạn chế những
tác động tiêu cực để phát triển.

Câu 3 (5 điểm). Có ý kiến cho rằng: Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa
dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Anh chị hãy nêu và giải thích về ý kiến trên.
3.1. Khẳng định: Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân
tộc sâu sắc là ý kiến hoàn toàn đúng/ hoàn toàn chính xác.
3.2. Giải thích
a. Tính phong phú, đa dạng
* Về chính trị:
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Tổ chức bộ máy chung là tổ chức nhà nước theo mô hình quân chủ chuyên chế trung
ương tập quyền. Thiết chế đó ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại. Mỗi triều đại
đều có những đặc trưng riêng.
+ Trong quá trình phát triển, các triều đại quân chủ có đặt ra yêu cầu cải cách. Tiêu biểu
là cải cách của Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV), cải cách Lê Thánh Tông
(cuối thế kỉ XV), cải cách Minh Mạng (đầu thế kỉ XIX).
- Luật pháp:
+ Các vương triều Đại Việt đều chú trọng xây dựng luật pháp. Các bộ luật như: Hình thư
thời Lí, Hình luật thời Trần, Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) thời Lê sơ và Hoàng
Việt luật lệ (Luật Gia Long) thời Nguyễn là những thành tựu lập pháp tiêu biểu.
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Nông nghiệp lúa nước và văn hóa làng xã tiếp tục là một trong những đặc
trưng của văn minh Đại Việt. Các nhà nước phong kiến đặc biệt chú trọng đến sản xuất
nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp: tục duy trì và phát triển ở các địa phương với nhiều ngành nghề thuộc
lĩnh vực thủ công nghiệp truyền thống (dệt, làm gốm, đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng, làm
giấy, nhuộm, làm tranhsơn mài, làm giấy, khắc bản in,... với các sản phẩm thủ công
phong phú, đa dạng và tinh xảo; thủ công nghiệp nhà nước do triều đình trực tiếp quản lí
với các mặt hàng sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí
cho quân đội,...
- Thương nghiệp: Buôn bán trong nước và trao đổi buôn bán với bên ngoài phát triển.
+ Nội thương: Chợ làng, chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn
bán giữa các làng, các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp. Kinh đô Thăng Long với 36
phố phường trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.
+ Ngoại thương: trao đổi, buôn bán với nước ngoài (cả thương nhân phương Đông và
phương Tây) với nhiều mặt hàng phong phú. Việc thông thương với nước ngoài góp phần
mở rộng thị trường trong nước và thúc đẩy sự hữu thịnh của các đô thị và cảng thị.
* Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Tư tưởng:
* Khoa học kĩ thuật: Các công trình nghiên cứu về Sử học, Địa lí, Toán học, Quân sự, Y
học của các tác giả nổi tiếng qua các thời kì khác nhau.
b. Mang tính dân tộc sâu sắc
* Về chính trị:
- Vương triều phong kiến Đinh – Tiền Lê tiếp thu mô thiết chính trị quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc nhưng không ngừng được cải cách
hoàn thiện qua các triều đại phong kiến. Môi triệu đại có những đặc trưng riêng, có nhà
nước mang tính chuyên chế, quan liêu có nhà nước mang tính thân dân.
- Luật pháp qua các triều đại phong kiến Đại Việt không ngừng được phát triển và hoàn
thiện, bao gồm các điều khoàn liên quan đến nhiều nội dung: Đề cao tính dân tộc và chủ
quyền quốc gia; Bảo vệ quyền lực của vua, quý tộc, quan lại, bảo vệ sức kéo trong nông
nghiệp; Ngoài ra, còn bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ.
* Về kinh tế: phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế dân tộc (nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp). Trong đó kinh tế nền tảng là kinh tế nông nghiệp lúa nước.

* Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: Tiếp nhận Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo từ nước
ngoài nhưng người Việt đã hòa lẫn với tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng truyền thống của
mình để tạo nên lối sống và cách ứng xử riêng.
* Giáo dục, chữ viết, văn học, nghệ thuật:
- Giáo dục khoa cử: được phát triển và ngày càng hoàn thiện để tuyển chọn được nhiều
người tài cho đất nước.
- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Hán, chữ Phạn, người Việt sáng tạo ra chữ viết riêng để ghi
chép, sáng tác văn thơ – chữ Nôm. Người Việt cũng đã tiếp thu ngữ hệ Latinh để phát
triển chữ Quốc ngữ.
- Văn học: Phát triển với nhiều thể loại mang đậm tính dân tộc, lòng yêu nước, niềm tự
hào dân tộc.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật dân tộc được hình thành với nhiều loại hình: múa rối nước, kiến
trúc… tinh tế, độc đáo, đậm tính dân tộc.
* Khoa học kĩ thuật: phát triển với nhiều bộ Lịch sử dân tộc, Địa lí, Toán học… Ngoài ra,
người Việt còn tiếp nhận các thành tựu khoa học kĩ thuật của phương Tây để chế tạo
được súng thần cơ, thuyền chiến có lầu…
Câu 4 (3 điểm). Khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam được hình thành trên những
cơ sở nào? Nêu và phân tích các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện
nay.
4.1. Cơ sở hình thành khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam
- Trước hết là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước.
- Trong quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên nhất là yêu cầu liên kết để trị thủy,
làm thủy lợi phục vụ sản xuất.
- Trong quá trình đấu tranh xã hội, đấu tranh chống ngoại xâm.
=> Khối đoàn kết dân tộc được hình thành rất sớm từ thời dựng nước Văn Lang, Âu Lạc
và không ngừng được củng cố và phát triển qua các thời kì lịch sử.
4.2. Các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện nay
* Về quan điểm:
- Đặc biệt quan tâm đến chính sách dân tộc, coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.
- Chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ nhau cùng phát triển”.
* Các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện nay
- Về kinh tế:
+ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số hướng đến phát huy tiềm
năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.
+ Đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, từng bước khắc phục chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc.
- Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bao gồm
các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc.
- Về xã hội: Tập trung vào các vấn đề giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế,… nhằm nâng cao
năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc
có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
- Về an ninh, quốc phòng: Củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết
dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc
gia trong xu thế toàn cầu hóa.
Câu 5 (3 điểm). Những di sản văn hóa của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với
sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Hãy nêu một số
biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và liên hệ trách nhiệm của
bản thân.
5.1. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống
ở vùng di sản
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI TRẠI HƯỚNG
HÈ HÙNGDẪNVƯƠNG
CHẤM NĂM 2023
LÀO
LÀO CAI
CAI ĐỀ THI TRẠI HÈ HÙNG
Môn: LịchVƯƠNG
sử NĂM 2023
Môn:
Thời gian: 180 phút Lịch kể
(không sử thời gian giao đề)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Ngày thi tháng năm 2023
(Đề thi gồm 05 câu, in trong 01 trang)

- Khái niệm di sản văn hóa: là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng
người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ
trước cho đến thế hệ sau. Mỗi cộng đồng đều có những di sản văn hóa riêng, đặc trưng
cho cộng đồng đó.
- Ý nghĩa:
+ Lưu giữ giá trị vật chất, tinh thần của cộng đồng. Di sản là tài sản vô giá của cộng
đồng, dân tộc và tạo nên giá trị cốt lõi của cộng đồng, dân tộc đó.
+ Tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Giáo dục truyền thống dân
tộc cho thế hệ trẻ.
+ Góp phần thúc đẩy hòa bình và tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia thông qua quá
trình giao lưu cũng như tôn trọng đa dạng văn hóa.
+ Góp phần tạo ra kế sinh nhai cho cá nhân và cộng đồng; là nguồn lực để phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
+ Là cơ sở cho những sáng tạo những giá trị văn hóa mới.
+ Đóng góp thiết thực vào việc bảo vệ môi trường.
5.2. Một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa trong cộng đồng như:
nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản văn hóa. Đồng thời chú
trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng và cá nhân đối với công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hóa như tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất, đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát di sản, sử dụng hợp lí, hiệu quả, tiết kiệm
nguồn vốn đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào công tác bảo tồn di
sản văn hóa.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản như nâng cao năng lực tổ chức và quản lí của
nhà nước với di sản; gắn liền hoạt động bảo tồn với cộng đồng cư dân tại địa phương,
giải quyết hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện xã hội hóa
hoạt động văn hóa và hợp tác quốc tế về di sản.
* Liên hệ trách nhiệm của bản thân: Là một công dân, HS có trách nhiệm: chấp hành luật
pháp, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản; trực tiếp tham gia
bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa; sẵn sàng đóng góp và vận động người khác
cùng tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
---------------- Hết ----------------

Câu 1 (4.0 điểm). Hãy phân tích cơ sở hình thành và đặc điểm của nền văn
minh Hi lạp- Rô ma cổ đại.
Yêu cầu 1. Cơ sở hình thành nền văn minh Hy lạp- Rô ma
- Nền văn minh Hy lạp – Rô ma hình thành trên cơ sở điều kiện thuận lợi về tự nhiên, dân
cư, kinh tế, chính trị và xã hội: hình thành ven biển và đồng bằng nhỏ hẹp; có nền kinh tế
thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, và một chế độ dân chủ chủ nô.
- Ngoài ra còn có sự kế thừa của nền văn minh phương Đông cổ đại. Văn minh Hy Lạp
và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh
phương Đông. Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn
học,...
Yêu cầu 2. Đặc điểm của nền văn minh
- Nền văn minh Hy lạp - Rô ma phát triển khá toàn diện: một nền kinh tế công thương
nghiệp phát triển, thể chính trị dân chủ và nền văn hóa đạt đến đỉnh cao: Lịch, thiên văn
học, chữ viết, kiến trúc, điêu khắc...
- Là nền văn minh đầu tiên của châu Âu hiện đại. Là nguồn gốc tạo nên nền văn hóa, văn
minh thời kì Phục hưng, và văn minh thời cận đại ở châu Âu. Văn minh Hy lạp- Rô ma
còn có sự tiếp thu, kế thừa nền văn minh phương Đông Cổ đại.
- Xét về thời gian ra đời, nền văn minh Hy Lạp- Rô ma xuất hiện muộn hơn nền văn
minh phương Đông cổ đại, nhưng phát triển cao hơn nền văn minh phương Đông: kinh
tế, chính trị, chữ viết, lịch pháp, toán học...
- Nền văn minh Hy lạp- Rô ma ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của quốc gia. Đồng
thời có ảnh hưởng to lớn đến nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
Câu 2. (5.0 điểm) Từ thập niên 40 (thế kỷ XX) đến đầu thế kỉ XXI, thế giới đã
diễn ra hai cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại (lần thứ ba, lần thứ tư)
a. Hãy trình bày nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba. (2.0 điểm)
b. Phân tích ý nghĩa lịch sử và những tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư (3.0 điểm)
Yêu cầu 1. Trình bày nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ ba
+ Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống và sản xuất; đáp ứng nhu cầu về tinh
thần và vật chất ngày càng cao của con người.
+ Do tình trạng bùng nổ dân số, sự vơi cạn ngườn tài nguyên, ô nhiễm môi
trường trong hành tinh, cũng như trong vũ trụ.
+ Do bắt nguồn từ các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ hai
- Đặc điểm: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; khoa học đi trước
mở đường cho kĩ thuật, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất.
Yêu cầu 2. Ý nghĩa lịch sử:
- Tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao. Có thể giải
quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất công nghiệp hiện đại và đem lại
hiệu quả kinh tế to lớn
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đã đưa nhân loại sang nền
văn minh thông tin
- Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần
thứ tư đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Yêu cầu 3. Phân tích những tác động của hai cuộc cách mạng công nghiệp hiện
đại
+ Đối với xã hội: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư tác động
mạnh mẽ đến xã hội với sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại; gia tăng
khoảng cách giàu nghèo, tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng
+ Đối với văn hóa:
Tích cực: Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với con người;
thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các nền văn hóa xích lại gần nhau hơn;
đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất;
Tiêu cực:
Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ; Phát sinh tình trạng văn
hóa “lai căng”; Nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống; Xung đột giữa nhiều
yếu tố, giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
Câu 3 (5.0 điểm). Hãy phân tích cơ sở hình thành và đặc điểm của nền văn
minh Đại Việt (thế kỉ X-XIX)
Yêu cầu 1. Cơ sở hình thành nền văn minh
- Nền văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu sa là Nền văn minh Văn Lang Âu Lạc
qua hơn 1000 năm Bắc thuộc. Những di sản của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc được
phục hồi, phát huy ở thời kì độc lập tự chủ. Vì vậy nền nền văn minh Đại Việt ra đời nhờ
sự kế thừa nền văn minh Văn Lang Âu Lạc.
- Thế kỷ X, nước ta giành được quyền độc lập, tự chủ. Năm 905, Khúc Thừa Dụ
bước đầu đạt quyền tự chủ. Năm 938, sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, Ngô Quyền xưng vương và mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc ta, nhà
nước độc lập theo chế độ quân chủ được thành lập và từng bước hoàn chỉnh qua các triều
đại. Nền độc lập tự chủ của Đại Việt ngày càng được củng cố vững chắc.
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc; tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa
văn hóa bên ngoài: văn minh Trung Hoa ( tiếp thu thể chế trính trị, chữ viết, giáo dục
khoa cử, luật pháp, tư tưởng nho giáo,…) và văn minh Ấn Độ ( Phật giáo, nghệ thuật kiến
trúc,…). Nhiều thành tựu của các nền văn minh bên ngoài khi du nhập vào Đại Việt đã
được cải biên, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn
Yêu cầu 2. Đặc điểm của nền văn minh
- Hình thành trên cơ sở nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc và nền văn minh phương
đông, phương tây.
- Về vị trí, nền văn minh Đại Việt là nền văn minh thứ hai trong lịch sử dân tộc
Việt Nam ( sau văn minh Văn Lang Âu Lạc, trước văn minh Hiện Đại ).
- Phát triển liên tục và kéo dài suốt 10 thế kỉ ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ) và trải
qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ( học Khúc, họ Dương, Ngô, Đing, Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn )
- Chủ nhân của nền văn minh bao gồm tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Đại
Việt (dân bản địa, di cư ). Trong đó vai trò lớn nhất để tạo nên nền văn minh là sự đóng
góp của dân tộc kinh.
- Bản chất, văn minh Đại Việt là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước,
văn minh xóm làng. Nền văn minh Đại việt là cơ sở, nền tảng để phát triển văn minh hiện
nay của dân tộc
- Về quy mô, văn minh Đại Việt phát triển toàn diện ở mọi mặt: chính trị văn hóa,
giáo dục, kinh tế,… phát triển mạnh nhất trên lĩnh vực xã hội – nhân văn
- Nền văn minh Đại Việt mang tính dân tộc sâu sắc: thể hiện đoàn kết dân tộc; hình
thành trên cơ sở tiếp thu nền văn minh trước đó; phản ánh khát vọng sống, truyền thống
yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, tâm tư, tình cảm, mong ước của nhân dân.
Câu 4 (3.0 điểm). Trên cơ sở khái quát sự hình thành khối đại đoàn kết dân
tộc Việt Nam, Anh/chị hãy chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân
tộc.
Yêu cầu 1. Khái quát
- Khối đại đoàn kết dân tộc được xây dựng trên nhiều cơ sở và hun đúc qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước.
- Trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn
kết trong các cuộc chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu
nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Trong các thời cổ, trung, cận, hiện đại, giai cấp cầm quyền luôn chú trọng củng cố, phát
triển khối đoàn kết dân tộc.
Yêu cầu 2. Vai trò, tầm quan trọng
- Trong quá trình dựng nước và giữ nước: Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở hình thành các
quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (Văn Lang, Âu Lạc, Chăm Pa, Phù Nam); các
triều đại phong kiến độc lập.
- Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh
quyết định cho mọi thắng lợi và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc (Đại Việt đánh bại
quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Xiêm. Thế kỉ XX, Việt Nam Dân chủ cộng
hòa giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.
- Trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề
có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước. Là sức
mạnh nền tảng, tập hợp. phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng
người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5 (3.0 điểm). Hãy giải thích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy những
giá trị di sản văn hóa. Trình bày một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá.
Yêu cầu 1. Giải thích mối quan hệ
- Bảo tồn di sản văn hóa là bảo vệ, giữ gìn sự tồn tại và những giá trị của di sản theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có mối quan hệ mật thiết,
gắn bó với nhau và tác động lẫn nhau.
- Muốn phát huy giá trị của di sản, trước hết cần phải giữ gìn và bảo vệ sự tồn tại của di
sản theo đúng dạng thức vốn có của nó. Do đó, bảo tồn được coi là cơ sở nền tảng để phát
huy giá trị của di sản.
- Ngược lại, khi phát huy tốt giá trị của di sản trong đời sống thực tiễn sẽ góp phần tạo ra
nguồn lực vật chất, tinh thần,... để bảo tồn di sản tốt hơn.
Yêu cầu 2. Nêu một số giải pháp
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản: Nâng cao nhận thức của tập thể và cá
nhân về giá trị của di sản. Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và
cộng đồng về việc bảo vệ di sản.
- Đầu tư cho cơ sở vật chất: Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,... Đầu tư cơ
sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư
đó,... Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.
- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản: Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước
đối với di sản. Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa
phương. Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội. Xử lí kịp
thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.
……………………………….. HẾT…………………………………..

SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG, NĂM 2023
THÁI NGUYÊN Môn: Lịch sử 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT đề)
(Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm)


Nêu thành tựu và ảnh hưởng của nền văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rôma đối với
đời sống của nhân loại? Nguyên nhân văn minh Hi Lạp – La Mã phát triển đỉnh
cao?
a. Thành tựu của nền văn hóa cổ đại Hy Lạp – Rôma
- Chữ viết: cư dân Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C và La Mã đã kế thừa, phát
triển thành chữ La-tinh đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt, mang tính khái quát hóa. Đó là nền
tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh hiện nay.
- Văn học: Văn học Hy Lạp cổ đại phong phú, nhiều thể loại (sử thi, kịch, thần thoại,...)
và đạt nhiều thành tựu lớn….
- Triết học: Triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại chia làm hai trường phái chính: triết học
duy vật và triết học duy tâm….
- Tôn giáo: Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã là sự ra đời
của Thiên Chúa giáo (thế kỉ I)….
- Trên lĩnh vực khoa học:
+ Về Lịch pháp và Thiên văn học: tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành 12
tháng. Việc tính lịch và quan sát thiên văn vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống đương thời
vừa là cơ sở cho cách tính lịch (Dương lịch) sau này.
+ Cư dân Hy Lạp và La Mã có nhiều thành tựu về khoa học trên các lĩnh vực khác nhau,
gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng….
- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa: Cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại đã tạo nên nhiều công
trình kiến trúc, điêu khắc tinh xảo…
- Thể thao: Ô-lim-píc là Đại hội thể thao nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại….
b. Văn hóa cổ đại Hy Lạp-Rôma ảnh hưởng đến đời sống của nhân loại, trong đó có
nhiều thành tựu văn minh vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay…
c. Nguyên nhân văn minh Hi Lạp – La Mã phát triển đỉnh cao
- Ra đời sau nên được kế thừa và phát huy những thành tựu của phương Đông cổ đại….
- Nền kinh tế công – thương nghiệp phát triển…
-Thể chế dân chủ, sự tiếp xúc với biển…
Câu 2 (5,0 điểm)
Khái quát những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Đại Việt thế kỉ XI-XV.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn
hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.
a) Tóm tắt những thành tựu tiêu biểu…
- Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng: các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian như thờ
cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc... tiếp tục duy trì, phát triển. Tư tưởng Nho giáo,
các tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo... song song tồn tại.
- Về giáo dục: Giáo dục khoa cử Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở
thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước (năm 1070 nhà Lý cho lập Văn
Miếu, năm 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành Thăng Long; nhà Trần tổ chức thi
Thái học sinh; nhà Hồ có cải cách về giáo dục; nhà Lê sơ qui định chặt chẽ về thời gian
thi, nội dung, qui chế, dựng bia ghi tên Tiến sĩ....)
- Về chữ viết, văn học: Chữ Nôm xuất hiện…; văn học dân gian, văn học viết (chữ Hán
và chữ Nôm) phát triển để lại nhiều tác phẩm có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.
+ Văn học chữ Hán: Nam quốc sơn hà (đọc trong kháng chiến chống Tống 1075 - 1077),
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu), Bình Ngô đại
cáo (Nguyễn Trãi).....
+ Văn học chữ Nôm: Thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông......
- Về nghệ thuật: có bước phát triển trên các phương diện: kiến trúc (Hoàng Thành Thăng
Long, thành nhà Hồ; chùa Một Cột, chùa Dâu; tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh.....), điêu
khắc (chuông, tượng được đúc, tạc nhiều...); sân khấu, âm nhạc, ca múa, nghệ thuật dân
gian...
- Về khoa học - kỹ thuật:
+ Khoa học: nhiều ngành khoa học đạt được những thành tựu có giá trị (Sử học có: Đại
Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư....; Địa lí có: Dư địa chí, Hồng Đức
bản đồ...; Quân sự có: Binh thư yếu lược...; Toán học có: Đại thành toán pháp, Lập thành
toán pháp......
+ Kĩ thuật: có nhiều bước phát triển như: gốm sứ, dệt, luyện kim, đóng tàu thuyền, đúc
súng, xây thành...
b) Phát biểu ý kiến về nhận định “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc
còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.
- Nhận định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất
thì dân tộc mất” là một nhận định đúng, phù hợp với thực tiễn lịch sử.
Thí sinh đưa ra được luận giải của mình một cách thuyết phục. Mỗi ý đúng cho 0,25
điểm, xong không vượt quá 1,0 điểm.
Cán bộ chấm thi có thể tham khảo các ý sau:
- “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”
+ Văn hóa Việt Nam là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân Việt Nam
sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
+ Lịch sử Việt Nam có hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nên có một tảng văn hóa
đồ sộ, phong phú, bởi vậy cần phải lưu giữ, bảo tồn và phát huy.
+ Nền văn hóa Việt Nam ngày nay là sự hội tụ những giá trị vật chất và tinh thần của 54
dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam, qua hàng ngàn năm tạo dựng, có di sản văn hóa
vật chất, có di sản văn hóa tinh thần, có di sản văn hóa phi vật thể…đã được UNESSCO
ghi công nhận, cho thấy giá trị của văn hóa Việt Nam.
+ Văn hóa Việt Nam hiện nay là sự kế thừa và phát triển văn truyền thống văn hóa của
dân tộc đồng thời có sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa giá trị của văn hóa thế giới.
- “Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”
+ Trên thế giới có nhiều dân tộc bị mất đi, không còn tồn tại là do bị các thế lực bên
ngoài xâm lược, đồng hóa, đánh mất giá trị dân tộc mình. Nhưng có những dân tộc bị đô
hộ cả ngàn năm vẫn không bị xóa bỏ, do nhân dân dân bảo tồn, giữ gìn được các giá trị
văn hóa: phong tục tập quán, ngôn ngữ. Điển hình là dân tộc Việt Nam, Do Thái…giá trị
của nền văn minh Văn Lang Âu Lạc trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc…
+ Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, trong các thời kì bị xâm lược,
các thế lực ngoại xâm luôn thực hiện chính sách đồng hóa, nô dịch về văn hóa… Bắc
thuộc, Pháp thuộc… song dân tộc Việt Nam vẫn gìn giữ, phát huy những giá trị của văn
hóa dân tộc và đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ từ bên ngoài để làm phong
phú nền văn hóa dân tộc bởi vậy dân tộc Việt Nam mãi trường tồn…Hội nhập về văn hóa
song chúng ta không bị hòa tan, vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Trong bối cảnh hiện nay cần coi trọng việc giữ gìn bản sắc dân tộc…
Câu 3 (5,0 điểm)
Trình bày nguồn gốc của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra nửa
sau thế kỷ XX. Phân tích tác động của cuộc cách mạng đó đối với văn hóa.
a) Nguồn gốc của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra nửa sau thế kỷ XX
- Cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại diễn ra đầu tiên tại Mỹ. Sau đó phát triển ở
các nước Liên Xô, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức vào nửa sau thế kỉ XX là cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba.
- Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh
thần ngày càng cao của con người.
- Do yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu: bùng nổ dân số thế giới và sự vơi
cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên…
- Để phục vụ Chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đều muốn sản xuất những
loại vũ khí hiện đại sát thương cao, hủy diệt lớn.
- Kế thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
diễn ra từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt ở các nước tư bản là tiền đề và động lực
thúc đẩy tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất, trở thành
nguồn gốc chính của những tiến bộ khoa học - công nghệ.
b) Phân tích tác động của cuộc cách mạng đó đối với văn hóa.
- Tích cực: Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con người với nhau, đưa tri thức thâm
nhập sâu vào nền sản xuất vật chất, tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người
dân…
- Tiêu cực: Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào công nghệ, phát sinh tình trạng văn
hóa “lai căng”, nguy cơ đánh mất văn hóa truyền thống, xung đột giữa nhiều yếu tố, giá
trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
Câu 4 (3.0 điểm)
Phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong các
thời kì lịch sử. Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựng khối
đoàn kết dân tộc?
1. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong các thời kì lịch sử
a. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- Đại đoàn kết dân tộc là di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Khối
đại đoàn kết được xây dựng trên nhiều cơ sở và hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước.
- Đại đoàn kết dân tộc giữ vai trò quan trọng tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng
lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc trong tất cả các giai đoạn của lịch sử dân tộc…
- Sự liên minh, cố kết của một số dân tộc là một trong những cơ sở quan trọng cho việc
hình thành Nhà nước Văn Lang…
- Là nhân tố quan trọng, quyết định đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm
lược, giành lại độc lập dân tộc…
- Trong thời kì hòa bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây
dựng, phát triển đất nước.
b. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công
cuộc xây dựng đất nước.
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp
nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi các quốc gia và toàn
nhân loại đang đứng trước những vấn đề lớn của thời đại, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm
môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc,

c. Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc?
- Ủng hộ, tham gia các hoạt động xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc;
- Không có lời nói và những hành vi gây chia rẽ đoàn kết dân tộc;
- Tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc;….
Câu 5 (3.0 điểm)
Giải thích khái niệm di sản văn hóa. Hãy làm rõ mối quan hệ giữa bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa.
a. Khái niệm di sản văn hóa
- Di sản văn hóa là sự biểu hiện lối sống của cộng đồng, do các cộng đồng sáng tạo nên
và được truyền từ đời này sang đời khác.
- Di sản văn hóa bao gồm các thành tố mang tính phi vật thể như phong tục, nghi lễ, lễ
hội, tri thức địa phương, niềm tin, hệ giá trị, nghệ thuật,... và các thành tố mang tính vật
thể như đình, đền, miếu, nhà ở.
- Di sản văn hóa thường được nhấn mạnh ở khía cạnh giá trị là tài sản văn hóa, thể hiện
bản sắc và sự kế tục.
b. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có mối quan hệ biện chứng, thống nhất, gắn
bó chặt chẽ với nhau…
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đều nhằm mục đích chung là lưu truyền và
phát triển những giá trị của di sản văn hóa. Làm tốt công tác bảo tồn là cơ sở để phát huy
giá trị to lớn của di sản văn hóa.
- Phát huy giá trị của di sản văn hóa sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, bảo vệ sự
tồn tại của di sản văn hóa theo dạng thức vốn có…
----------------- HẾT -----------------

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TUYÊN QUANG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG 2023
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI: 10
Hướng dẫn chấm có 05 trang

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


TUYÊN QUANG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG 2023
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10
ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 02 trang, gồm 05 câu)
Câu 1 (4,0 điểm):
a. Khái quát những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
trên các lĩnh vực: lịch pháp và thiên văn học, chữ viết, văn học, khoa học, nghệ
thuật.
b. Vì sao văn minh cổ đại Hy Lạp - La Mã phát triển hơn văn minh cổ đại phương
Đông?
a. Khái quát những thành tựu
- Về lịch pháp và thiên văn học: có những hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt
trời, họ nhận ra Trái Đất hình cầu. Họ tính được một năm có 365 ngày 6 giờ, chia thành
12 tháng...đặt cơ sở cho cách tính lịch(Dương lịch) sau này.
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái A, B, C(chữ La tinh) gồm ký hiệu đơn giản, ngắn gọn,
có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người, ban đầu
gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay...
- Văn học: đạt tới trình độ cao với nhiều thể loại phong phú như sử thi, kịch, thần thoại,...
tiêu biểu là sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me, kịch “Ơ-đíp làm vua” của Xô-phốc-
lơ..đặt nền móng cho nền văn học phương Tây sau này.
- Khoa học: đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Toán học, Vật lý học, Y học, Sử học…
gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học đã tìm ra những định lí, định đề, tiên đề khoa
học như nhà toán học Ta-lét với định lý nổi tiếng về hình học, nhà toán học Pi-ta-go với
định lý về các cạnh của tam giác vuông; nhà toán học Ơ-clít với định đề về đường thẳng
song song..; nhà vật lý nổi tiếng Ác-si-mét với nguyên lý về vật nổi...Những hiểu biết về
khoa học của cư dân Hy Lạp - La Mã đã đạt tới trình độ khái quát, được ứng dụng hiệu
quả trong cuộc sống và là nền tảng của khoa học hiện đại.
- Nghệ thuật: đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc
+ Nghệ thuật kiến trúc: đạt đến trình độ tinh xảo bao gồm các công trình tượng và đền
như: đền Pác tê nông ở A ten, đền thờ thần Dớt (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở La Mã.
+ Nghệ thuật điêu khắc: đạt trình độ tuyệt mỹ với các tác phẩm như tượng lực sĩ ném đĩa,
tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…
-> Nghệ thuật Hy Lạp – La Mã đã đạt trình độ cao hoàn mĩ, là hình mẫu cho các tác
phẩm nghệ thuật châu Âu trong giai đoạn sau
b. Giải thích: Sở dĩ văn minh Hy Lạp – La Mã phát triển hơn văn minh phương Đông cổ
đại vì:
- Thời gian hình thành: ra đời muộn hơn do đó có điều kiện tiếp thu, kế thừa nền văn
minh của các quốc gia cổ đại phương Đông
- Do điều kiện tư nhiên thuận lợi tiếp giáp biển, là cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp
xúc với biển tạo cơ sở cho cư dân Hy Lạp-La Mã phát triển văn minh lên những bước
sáng tạo cao hơn
- Văn minh Hi Lạp- La Mã được hình thành trên cơ sở phát triển cao của trình độ sản
xuất. Sự phát triển của sản xuất (đồ sắt phổ biến) đặc biệt sự phát triển của nền kinh tế
công thương nghiệp đã mở ra cho cư dân Địa Trung Hải một chân trời mới, là cơ sở để
họ đạt tới trình độ văn minh cao hơn thời trước
- Sự tiến bộ của chế độ chính trị, nhất là thể chế dân chủ, tạo nên bầu không khí tự do,
kích thích sự sáng tạo giúp con người có điều kiện thuận lợi cho sáng tạo nghệ thuật.
- Chế độ chiếm hữu nô lệ dựa trên sự bóc lột nặng nề sức lao động của nô lệ, vừa tạo ra
nguồn của cải vật chất nuôi sống xã hội, vừa tạo nên một tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ
chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học, nghệ thuật..tạo điều kiện
cho văn minh phát triển.
Câu 2 (5,0 điểm):
Về cuộc Cách mạng công nghiệp thời hiện đại:
a. Kể tên một số thành tựu tiêu biểu trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại.
Chọn và phân tích một thành tựu có tác động đến cuộc sống của bản thân.
b. Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với sự
phát triển kinh tế thế giới. Các cuộc cách mạng đó tạo ra những thách thức nào cho
Việt Nam? Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học - kĩ thuật
của nước nhà vươn lên bắt kịp trình độ khoa học quốc tế?
a. Kể tên một số thành tựu tiêu biểu trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại
- Trong cách mạng công nghiệp lần 3...
+ Sự xuất hiện của máy tính, công nghệ rô-bốt...
+ Sự xuất hiện của mạng internet, mạng kết nối internet không dây...
+ Những vật liệu mới như Pô-li-me, nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử,
năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều; công nghệ sinh học. ..
- Trong cách mạng công nghiệp lần 4:
+ Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật(IOT) và Dữ liệu lớn(Big Data)
+ Rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật liệu mới, điện toán
đám mây,...
b. Thành tựu có tác động đến bản thân và giải pháp
(HS lựa chọn 1 thành tựu của cách mạng công nghiệp lần 3 hoặc lần 4 có tác động đến
bản thân; giới thiệu được về thành tựu và nêu được tác động tích cực và tiêu cực của
thành tựu đó đến bản thân....lập luận chặt chẽ thì cho điểm tối đa)
c. Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
+ Giúp cho việc mở rộng và đa dạng hoá các hình thức sản xuất và quản lí, chuyển sang
nền sản xuất tự động hóa. Nhờ những thành tựu của tự động hóa, công nghệ thông tin…
làm năng suất lao động nâng cao, giảm bớt lao động cơ bắp, thay vào đó là lao động trí
tuệ.
+ Giúp con người có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ nhờ sự hỗ
trợ của Internet, sự phát triển của hệ thống thông tin trực tuyến, mạng xã hội ....do đó có
thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.
+ Giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên,
nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,... mở rộng các lĩnh vực hoạt động của con
người, sáng tạo những công cụ và kĩ thuật sản xuất mới, cải tiến việc sản xuất và quản lí
lao động.
+ Giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn, mua sắm hàng hoá, dịch vụ bằng hình thức trực
tuyến. Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với thương mại
toàn cầu.
+ Thúc đẩy quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Cách mạng công
nghiệp hiện đại đã khơi dậy, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, làm cho chuyên môn hóa sản
xuất quốc tế ngày càng mở rộng, các nước liên hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào
nhau, giao lưu tư bản ngày càng phát triển, làm tăng quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế
giới và đời sống các dân tộc.
c. Thách thức của Việt Nam
- Nguy cơ tụt hậu: Nếu Việt Nam không bắt kịp những tiến bộ về khoa học, công nghệ
đặt nghệ thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu hơn nữa so với thế giới; gia tăng khoảng cách giàu
nghèo với các nước phát triển trên TG và khu vực.
- Nguy cơ mất việc làm của người lao động: Nhiều lao động trong các ngành nghề của
Việt Nam có thể thất nghiệp do tốc độ thay đổi công nghệ cách mạng công nghiệp lần thứ
4 diễn ra quá nhanh.
- Nguy cơ mất an toàn, an ninh: Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bị xâm phạm chủ
quyền, đe dọa đến nền an ninh quốc gia...ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai,
dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao…
- Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc: Làm tăng xung đột giữa các yếu tố, giá trị văn hóa
truyền thống và hiện đại, hình thành lối sống thờ ơ, ít quan tâm đến các mối quan hệ gia
đình, xã hội, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc…
d. Liên hệ
- Thế hệ trẻ Việt Nam là lực lượng xung kích, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước..
- Trong bối cảnh kinh tế tri thức, kinh tế số và hội nhập quốc tế hiện nay, thế hệ trẻ là lực
lượng có lợi thế và cơ hội tiếp thu những kiến thức mới, hiện đại...
- Để đưa trình độ khoa học - kĩ thuật của nước nhà vươn lên bắt kịp trình độ khoa học
quốc tế thế hệ trẻ Việt Nam cần:
+ Nhận thức tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với cuộc sống của con người...
+ Phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện trau dồi kiến thức, tiếp thu sáng tạo các thành
tựu về khoa học kỹ thuật, làm chủ công nghệ hiện đại...
+ Nâng cao ý thức trong học tập, rèn luyện; truyền bá và chuyển giao, ứng dụng khoa
học, công nghệ trong cộng đồng.
+ Chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế...
Câu 3 (5,0 điểm):
Phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Khái quát và nhận xét về
những thành tựu văn hóa của nền văn minh Đại Việt trong các thế kỉ X-XV.
a. Phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt
- Nền văn minh Đại Việt được hình thành và phát triển trong điều kiện nước ta đã giành
được độc lập, tự chủ...
- Nền Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển dựa trên cơ sở kế thừa văn minh Văn
Lang - Âu Lạc...
- Nền văn minh Đại Việt hình thành và phát triển và phát triển gắn liền với quá trình
hình thành và phát triển của quốc gia Đại Việt... Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938,
nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ được thành lập.. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô
ra Thăng Long, năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt...
- Nền văn minh Đại Việt ra đời và phát triển trong điều kiện nhân dân ta phải liên tục tiến
hành các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc..như hai lần kháng chiến chống quân xâm lược
Tống ( năm 981 và 1075-1077); kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế
kỉ XIII)...
- Nền văn minh Đại Việt được hình thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu
văn minh bên ngoài đặc biệt là văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, Champa .. trên các mặt
chính trị, tư tưởng, tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật, góp
phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
b. Khái quát thành tựu...
* Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng.
- Tư tưởng:
+ Nho giáo: hệ tư tưởng Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và từng bước được
nâng cao. Thời Lí, Trần, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp
thống trị, chi phối giáo dục, thi cử…đến thời Lê sơ (XV) nho giáo chiếm địa vị độc tôn.
- Tôn giáo:
+ Phật giáo: Phật giáo phổ biến sâu rộng trong tầng lớp thống trị và quần chúng nhân
dân. Thời Lý- Trần, phật giáo giữ vị trí quan trọng từ vua đến quan và dân đều sùng đạo
phật..Chùa chiền mọc lên khắp nơi...Đến thời Lê sơ Phật giáo không còn vị trí như thời
Lý Trần nhưng vẫn có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân.
+ Đạo giáo phổ biến trong nhân dân, được các triều đại phong kiến coi trọng, có vị trí
nhất định trong xã hội, nhiều đạo quán được xây dựng.
- Tín ngưỡng dân gian tiếp tục duy trì, phát triển như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh
hùng dân tộc....
* Giáo dục: Hệ thống giáo dục được mở rộng với mục đích chủ yếu là tuyển chọn quan
lại:
+ Thời Lý: lập Văn Miếu (1070), tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên (1075) đặt nền móng
cho nền giáo dục Việt Nam.
+ Thời Trần các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn, năm 1247 nhà Trần đặt lệ lấy “Tam
khôi”, quy định rõ nội dung học tập..
+ Thời Lê sơ giáo dục phát triển đến thinh đạt, các khoa thi được tổ chức đều đặn: 3 năm
có 1 kì thi Hội để chọn nhân tài...Những người thi đỗ được khắc tên trên bia đá dựng ở
Văn Miếu và được “Vinh quy bái tổ”....
* Chữ viết, văn học
- Chữ viết: Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra
chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc. Bên cạnh chữ Hán là văn tự chính thức thì chữ
Nôm cũng được đề cao và sử dụng rộng rãi từ thế kỉ XIII.
- Văn học: phát triển phong phú
+Văn học chữ Hán phát triển mạnh từ thời Lý - Trần với nhiều tác phẩm tiêu biểu như
Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo..thể hiện tinh
thần yêu nước, tự hào dân tộc, đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.
+ Văn học chữ Nôm xuất hiện từ thế kỉ XIII, phát triển mạnh từ thế kỉ XV với các tác
phẩm tiêu biểu Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Qua đèo
ngang của Bà Huyện Thanh quan....
* Về Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kiến trúc: phát triển mạnh mẽ, chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Hệ thống cung
điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng nhiều nơi như Hoàng thành Thăng Long,
thành nhà Hồ, thành Lam Kinh... Nhiều công trình kiến trúc phật giáo được xây dựng như
chùa Diên Hựu, tháp Báo Thiên, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Quỳnh Lâm...
- Nghệ thuật điêu khắc: phát triển đến trình độ cao thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc
trên đá, trên gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú như
hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa sen, hoa cúc, lá đề, hình rồng, tượng người ....
- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ,
hát ví, hát giặm. Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung
đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, tiêu, đàn tranh..)
* Khoa học kĩ thuật: đạt thành tựu có giá trị, nhiều công trình khoa học ra đời như về Sử
học có bộ Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư....; về địa lí có Dư
địa chí, Hồng Đức bản đồ...; về quân sự có Binh thư yếu lược; toán học có Đại thành toán
pháp...Chế tạo được súng thần cơ và thuyền chiến có lầu phục vụ trong chiến đấu..
c. Nhận xét những thành tựu văn hóa:
- Thể hiện tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Đại Việt… đã xây dựng 1 nền
văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu
văn hóa từ bên ngoài.
- Những thành tựu văn hóa tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ, làm
phong phú di sản văn hóa dân tộc Việt Nam… nhiều thành tựu văn hóa có giá trị lớn,
được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới.
- Những thành tựu văn hóa, đã góp phần hoàn thiện bản sắc VH Việt Nam khẳng định
được sự phát triển của một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, là cơ sở bền vững cho việc
giữ gìn và lưu truyền văn hóa truyền thống của dân tộc và là sức mạnh để hội nhập với
thế giới tiên tiến bên ngoài.
Câu 4 (3,0 điểm):
Trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền
Nam (họp tại Pleiku, ngày 19-4-1946) có đoạn viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường
hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con
cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng
đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...”
a. Đoạn tư liệu trên phản ánh nội dung gì?
b. Nêu nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Vì sao
trong bối cảnh hiện nay Đảng và Nhà nước ta cần thực hiện chính sách đoàn kết các
dân tộc?
a. Nội dung phản ánh của đoạn tư liệu:
- Đoạn tư liệu đã hàm chứa nội dung về tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, khẳng định nước ta là một đất nước thống nhất gồm nhiều dân tộc, các dân tộc
anh em sinh sống trên mọi miền đất nước đều có chung nguồn cội(con rồng cháu tiên), là
“đồng bào”, là anh em một nhà và đều là thành viên không thể chia cắt của đại gia đình
các dân tộc Việt Nam...
b. Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
- Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách trên tất cả các lĩnh vực kinh tế
- văn hóa - quốc phòng - an ninh..nhằm gìn giữ, phát huy, phát triển khối đại đoàn kết
dân tộc:
+ Về kinh tế: Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số
nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các dân tộc, từng bước khắc phục chênh lệch
giữa các vùng, dân tộc..
+ Văn hóa: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bao gồm
các giá trị và bản sắc văn hóa của 54 dân tộc.
+ Xã hội: Thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung
vào các vấn đề giáo dục – đào tạo, văn hóa, y tế,… thực hiện quyền bình đẳng giữa các
dân tộc, tạo cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
+ Quốc phòng- an ninh: Củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết vấn đề đoàn kết dân
tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia
trong xu thế toàn cầu hóa.
c. Lí giải: Sở dĩ trong bối cảnh hiện nay Đảng và Nhà nước ta cần thực hiện chính sách
đoàn kết các dân tộc vì:
- Nêu bối cảnh..: Tình hình thế giới và khu vực hiện nay đang có những diễn biến phức
tạp, các nước lớn tăng cường cạnh tranh chiến lược; tranh chấp chủ quyền biên giới, biển
đảo diễn biến, mâu thuẫn, xung đột dân tộc, tôn giáo...đặc biệt là các hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch đã tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, do đó đoàn kết dân tộc là yêu cầu cần thiết.
- VN là quốc gia đa dân tộc, trong tiến trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, các
dân tộc luôn kề vai sát cánh đấu tranh kiên cường trước mọi kẻ thù xâm lược, do đó kết
các dân tộc luôn là một yêu cầu khách quan, cấp thiết.
- Đại đoàn kết toàn dân tộc vốn là truyền thống quý báu, được hun đúc qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước, trở thành là di sản vô giá của dân tộc Việt Nam.
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công
cuộc xây dựng đất nước, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự
nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, gìn giữ sự ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia đặc biệt ở các vùng biên giới, cả
trên đất liền và ngoài biển đảo.
- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp
nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Câu 5(3,0 điểm): Cho các hình ảnh

Hình a Hình b Hình c


Từ quan sát các hình ảnh, anh/chị hãy:
a. Nêu tên và xác định loại hình di sản văn hóa.
b. Các di sản văn hóa của Việt Nam có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của đất
nước và cộng đồng? Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hoá, từ đó nêu trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn các di sản văn hoá.
a. Nêu tên và xác định loại hình di sản văn hóa
- Hình a: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) – Di sản thiên nhiên
- Hình b: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) – Di sản văn hóa vật thể
- Hình c: Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể
b. Ý nghĩa của di sản đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng
- Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản vô giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là
một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân Việt Nam và có giá trị to lớn trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội:
+ Giá trị về khoa học, lịch sử, văn hóa: lưu giữ những giá trị, vật chất tính thần của dân
tộc giúp con người nhận diện quá khứ, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Qua các di
sản sẽ góp phần tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, mở rộng giao
lưu văn hóa quốc tế.
+ Giá trị về giáo dục: thông qua các di sản văn hóa sẽ góp phần giáo dục truyền thống
dân tộc cho thế hệ trẻ qua đó gìn giữ truyền thống lịch sử, vun đắp tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
+ Giá trị về kinh tế: Góp phần tạo ra sinh kế cho cá nhân, cộng đồng; là nguồn lực để
phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
c. Giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
- Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cần có nhiều giải pháp được tiến hành
đồng bộ với sự phối hợp thực hiện của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng:
+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hóa trong cộng đồng,
như nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản văn hóa. Đồng thời
chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng và công dân đối với công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hóa, như tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất cho hoạt động bảo tồn và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn; bảo đảm tính
xác thực, tính nguyên vẹn và giá tị nổi bật của di sản trong quá trình bảo tồn; kết hợp chặt
chẽ vai trò của Nhà nước với cộng đồng xã hội và cá nhân trong bao tồn; đào tạo đội ngũ
cán bộ tham gia trực tiếp và hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa.
+ Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hóa, như: nâng cao năng lực tổ chức, quản
lí nhà nước về di sản; gắn liền hoạt động bảo tồn với cộng đồng dân cư tại các địa
phương giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội;
thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa và hợp tác quốc tế về di sản;…
* Liên hệ:
- Để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản, em sẽ:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về bảo
tồn và phát huy giá trị di sản.
+ Trực tiếp tham gia bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá ở địa
phương, quê hương, đất nước.
+ Sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia bảo tồn, phát huy giá trị của
di sản.
----------------- HẾT -----------------

You might also like