You are on page 1of 9

BÀI 7.

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ HIỆN ĐẠI


I. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
1. Khái quát
- Thời gian: từ khoảng những năm 40 đến cuối thế kỉ XX
- Các quốc gia:
- Tên Thành tựu cơ bản:
2. Thành tựu
Máy tính - Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ năm 1946, chạy bằng điện tử chân không. Sự ra đời của
điện tử máy tính điện tử dẫn đên tự động hoá trong quả trình sản xuất.
- Đến những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiêu ngành nghề đã được điều khiển bằng
máy tính.
- Sự ra đời của máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet và trình duyệt web đã đánh dấu sự ra
đời của cuộc cách mạng số hoá.
Internet - Internet được phát minh năm 1957 bởi Văn phòng Xử lí Công nghệ thông tin của ARPA (Cơ
quan nghiên cứu các Dự án kĩ thuật cao của Mỹ). Đây là cơ quan xây dựng nguyên mẫu đâu tiên
của internet và đặt những nên tảng cho mạng Internet ngày nay.
- Năm 1969, internet được khai thác sử dụng. Công cụ đơn giản và miễn phí để thu thập thông
tin từ internet là World Wide Web (WWW). Từ năm 1991, khi WWW bắt đầu đi vào hoạt động,
web và Internet phát triên đồng nhất với tốc độ chóng mặt.
Công Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kĩ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu giữ,
nghệ bảo vệ, xử lí, truyền tải và thu thập thông tin. Máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có
thông tin khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn
cầu.
Thiết bị Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế tạo, như thiết bị viễn thông, thiết bị thu thanh và truyền
điện tử hình, thiết bị y tế => làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều
kiện làm việc.
Lĩnh vực Đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công nghiệp vũ
khác trụ, cách mạng xanh trong nông nghiệp, công nghệ sinh học...
II. Những thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1. Khái quát
- Thời gian: bắt đầu từ đầu thế kỉ XXI và tiếp diễn đến nay
- Các quốc gia:
- Tên Thành tựu cơ bản:
2. Thành tựu cụ thể
- Trí tuệ nhân tạo:
+ Là khoa học và kĩ thuật sản xuất máy móc thông minh,
+ Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như nhà máy thông minh, rô-bốt thông minh, giao thông vận tải, y tế,
giáo dục, xây dựng...
+ Góp phần không nhỏ trong việc giúp con người tiết kiệm sức lao động, đẩy nhanh quá trình tự động hoá và
số hoá nền kinh tế với chi phí rẻ hơn so với những cách thức truyền thống.
- Internet kết nối vạn vật:
+ Được mô tả là mối quan hệ giữa các sự vật như sản phẩm, dịch vụ, địa điểm... và con người, hình thành nhờ
sự kết nối của nhiều công nghệ và nhiều nền tảng khác nhau.
+ Có phạm vi ứng dụng rất rộng lớn, điển hình như điều hành sản xuất, xe thông minh, nhà máy thông minh,
giao thông vận tải, quản lí môi trường, mua sắm trực tuyến, học tập trực tuyến,...
- Dữ liệu lớn:

1
+ Là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, bao gồm các khâu phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm,
chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. Với đặc điểm như trên, + Được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, quản lí nhà nước, giáo dục và đào tạo....
- Công nghệ sinh học:
+ Là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như chọn tạo
giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới.
+ Chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ
thực vật; ứng dụng trong y học và dược phâm, chân đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải,...
- Đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực vật lí với rô-bốt thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ na-nô, các vật
liệu mới, điện toán đám mây,...
III. Ý nghĩa của CMCN lần 3 và 4
Tác động Đối với xã hội Đối với văn hóa
Tích cực - Sự xuất hiện của giai cấp công nhân hiện đại. - Mở rộng mối giao lưu và quan hệ giữa con
+ Số lượng công nhân có tri thức, kĩ năng và người với con người.
trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng - Thúc đẩy các cộng đồng, các dân tộc, các
+ Số lượng công nhân lao động phổ thông có nền văn hoá xích lại gần nhau hơn.
xu hướng giảm dần. - Đưa tri thức thâm nhập sâu vào nền sản xuất
- Giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục giữ vật chất.
vai trò là lực lượng chính trị - xã hội chủ yếu - Tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng
trong các cuộc đấu tranh chính trị. của người dân.
Tiêu cực - Làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu - Làm tăng sự lệ thuộc của con người vào
và người nghèo ở các nước. công nghệ, như máy tính, điện thoại thông
minh, hệ thống mạng internet,...
- Làm xói mòn bản sắc văn hoá, giá trị truyền - Phát sinh tình trạng văn hoá “lai căng”.
thống của các cộng đồng,... - Nguy cơ đánh mất văn hoá truyền thống.
- Xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trị văn hoá
truyền thống và hiện đại.
Việt Nam đang thích nghi với cuộc cách mạng đó như thế nào?
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của CM công nghiệp lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt
Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản:
- Về thuận lợi:
+ Giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. + Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn,
nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện.
+ Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước
ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng
cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến.
+ Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa,
được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến
sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong
tương lai…
- Về khó khăn:
+ Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn,
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công
nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế.
+ Đa phần công nhân có nguồn gốc từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.

2
BÀI 8. HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
I. Hành trình phát triển của văn minh Đông
Nam Á được chia thành ba giai đoạn
1. Từ những thế kỉ Trước Công nguyên
đến thế kỉ VII
- Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII:
+ Hình thành một số quốc gia cổ, lớn mạnh
nhất là Phù Nam.
+ Sự ra đời và bước đầu phát triển của các
nhà nước là thành tựu văn minh nổi bật nhất trong giai đoạn này.

2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV.


- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:
+ Hình thành thêm một số quốc gia mới.
+ Một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu
là Ăng-co, Sri vi-glay-a.
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
+ Hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở ĐNA như Đại Việt, Ăng-co, Chăm-pa,...
+ Định hình bản sắc văn hóa truyền thống với những thành tựu văn minh đặc sắc và sáng tạo
+ Tiếp thu chọn lọc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Hoa
+ Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo => tạo nên những sắc thái mới cho văn minh ĐNA.
=> Đông Nam Á phát triển thống nhất (điểm tương đồng) trong đa dạng (nét khác biệt)
3. Từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
- Là giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến, quá trình xâm nhập của các nước
phương Tây.
- Sự du nhập văn hoá phương Tây cũng đem đến nhiều yếu tố văn hoá mới, tiếp tục phát triển và đạt nhiều
thành tựu quan trọng, đặc biệt là văn học, nghệ thuật.

BÀI 9. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
1. Tín ngưỡng và tôn giáo
* Tín ngưỡng
Cư dân Đông Nam Á có chung nhiều tín ngưỡng bản địa, như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần tự nhiên,
thờ thân động vật,...
* Tôn giáo
- ĐNA là nơi hội tụ các tôn giáo lớn của thế giới là Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo Có
ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống của cư dân trong khu vực.
- Cư dân tiếp thu Phật giáo và Hin-đu giáo từ Ấn Độ thông qua con đường thương mại và truyền giáo từ những
thế kỉ tiếp giáp Công nguyên.
- Người Việt chủ yếu tiếp nhận hệ tư tưởng Nho giáo và các tôn giáo từ Trung Quốc.
2. Văn tự và văn học
- Văn tự:
+ Sáng tạo chữ viết trên cơ sở tiếp thu hệ thống chữ Phạn của Ấn Độ như: Chữ Chăm cổ, chữ Campuchia,...
+ Sáng tạo chữ viết trên cơ sở tiếp thu hệ thống chữ Hán của Trung Quốc như: chữ Nôm của người Việt.
- Văn học:

3
+ Kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại, như truyền thuyết, sử thị, truyện cổ tích, truyện
thơ, ca dao, tục ngữ,... (Nêu tên tác phẩm tiêu biểu)
+ Văn học viết ở Đông Nam Á ra đời khá muộn (khoảng thế kỉ X - thế kỉ XIII).
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và phương Tây.
3. Kiến trúc và điêu khắc
* Kiến trúc: có 3 loại hình chính
- Kiến trúc dân gian: nhà sàn là biểu tượng văn hoá thích hợp của cư dân Đông Nam A.
- Kiến trúc tôn giáo:
+ Đa dạng với hệ thống chùa, tháp, đền, miếu, lăng mộ, thánh đường, nhà thờ.
+ Chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình kiến trúc Hin-đu giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
- Kiến trúc cung đình: hệ thống cung điện tại các kinh đô.
* Điêu khắc
Đạt đến trình độ cao, với nhiều tác phẩm được chạm khắc công phu, độc đáo và chịu ảnh hưởng rõ nét
của điêu khắc Ấn Độ, Trung Quốc, là các tác phẩm điêu khắc mang tính chất tôn giáo, như tượng thần, tượng
Phật và phù điêu.
Một số câu thực hành
Câu 1. Một trong những biểu hiện trong tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á từ thể kỉ VII đến thế
kỉ X là
A. Một số quốc gia nhỏ trước đây bị thôn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn.
B. Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh trong khu vực.
C. Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc hùng mạnh bậc nhất khu vực.
D. Sự hoàn thiện của các nhà nước quân chủ với nền kinh tế phát triển thịnh đạt.
Câu 2. Trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, thành tựu nổi bật nhất của văn minh Đông
Nam Á là:
A. Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước. B. Hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh.
C. Các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh. D. Các quốc gia có nhiều chuyến biển mới về văn hoá.
Câu 3. Yếu tố văn hoá mới bên ngoài du nhập vào và có tác động tới sự chuyển biến về văn hoá ở Đông Nam
A trong khoảng thể kỉ X - XV là:
A. Phật giáo. B. Hin-đu giáo. C. Hồi giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Câu 4. Yếu tố văn hoá nào sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp biến văn
hoá giữa phương Tây với Đông Nam Á?
A. Lễ hội. B. Ngôn ngữ. C. Kiến trúc. D. Văn học.
Câu 5. Một trong những yếu tô tác động đến sự khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến
Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là:
A. Sự du nhập của Thiên Chúa giáo. B. Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.
C. Sự xâm nhập và lan toả của Hồi giáo. D. Sự bành trướng và xâm lược của Trung Hoa.
Câu 6. Quá trình xâm nhập của các nước phương Tây vào ĐNÁ được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?
A. Bồ Đào Nha đánh chiếm Ma-lắc-ca. B. Pháp đánh chiếm Đông Dương.
C. Tây Ban Nha đánh chiếm Phí-lip-pin. D. Anh đánh chiếm Miễn Điện.
Câu 7. Thánh lễ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Đông Nam Á diễn ra ở quốc gia nào sau đây?
A. Xin-ga-po. B. Ma-lay-xi-a. C. Phi-lip-pin D. In-đo-nê-xi-a.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á?
A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ thần tự nhiên. C. Thờ thần động vật. D. Thờ chúa trời.
Câu 9. Chữ viết của Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến chữ viết của quốc gia nào sau đây?
A. Khơ-me. B. Ma-lay-xi-a C. Việt Nam. D. Cam-pu-chia.
Câu 10. Thành tựu văn học tiêu biểu của Ma-lay-xi-a thời kì cổ - trung đại là tác phẩm:
A. Đẻ đất đẻ nước. B. Truyện sử Me-lay-u.
C. Po-rắc Thon. D. Pun-hơ-nhan-hơ.

4
BÀI 10. VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC
1. Cơ sở hình thành
Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn có tên gọi là Văn minh sông Hồng, Văn minh Việt cổ, gắn liền với sự phát
triển của Văn hóa Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.
a) Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí:
+ Thuộc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
+ Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay; phía đông giáp biển; phía Tây giáp Lào ngày nay  Thúc đẩy
sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác.
- Hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả  Hằng năm đất phù sa bồi đắp,
hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ.
- Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều.
 ĐKTN thuận lợi đảm bảo nguồn thức ăn đa dạng ban đầu cho cư dân Việt cổ.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú: như sắt, đồng, chì, thiếc,… Cư dân Đông Sơn thuận lợi chế tác các
loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
b) Cơ sở xã hội
- Cư dân sớm định cư sinh sống trong các xóm làng.
- Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội:
+ Quý tộc: những người giàu, có thế lực.
+ Nông dân tự do: sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số dân cư.
+ Nô tì: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chủ yếu phục vụ trong gia đình quý tộc.
- Hình thành mối liên kết gắn bó giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ trên cơ sở:
+ Đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
+ Đắp đê, trị thủy.
+ Khai hoang mở rộng địa bàn cư trú, hợp tác sản xuất nông nghiệp
2. Những thành tựu tiêu biểu
a) Đời sống vật chất

Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang – Âu Lạc


Ăn Mặc Ở Đi lại
- Nguồn lương thực, thực - Nam: đóng khố, đi chân - Nhà sàn có mái cong - Phương thức di
phẩm: gạo nếp, gạo tẻ; các đất. hình thuyền hay mái chuyển trên sông chủ
loại rau, củ, quả; gia súc, - Nữ: mặc váy, đi chân đất. tròn, hình mui làm yếu chủ yếu là dùng
gia cầm (lợn gà vit), thủy - Vào dịp lễ hội: trang phục bằng gỗ, tre, nứa, lá. thuyền, bè.
sản (tôm, cua, cá). có thêm đồ trang sức như
- Biết dùng gia vị, làm vòng, nhẫn, khuyên tai, mũ
bánh, nấu rượu,... gắn lông vũ.
- Trong bữa ăn có mâm,
bát, muôi,...

b) Đời sống tinh thần


Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc
Điêu khắc, luyện kim, kĩ Âm nhạc, ca múa Tín ngưỡng Lễ hội, phong tục
thuật làm gốm
- Điêu khắc, luyện kim, kĩ - Âm nhạc, ca múa có vị Tín ngưỡng sùng bái các - Lễ hội: cư dân
thuật làm gốm đạt đến trình trí quan trọng trong đời lực lượng tự nhiên thể thường đua thuyền,
độ thẩm mĩ và tư duy khá sống tinh thần của cư hiện qua các nghi thức: đấu vật.
cao. dân với các loại nhạc cụ thờ thần Mặt trời, thần - Phong tục: ăn trầu,
- Hoa văn trang trí trên đồ như trống đồng, chiêng, núi, thần sông; thờ cúng nhuộm răng, xăm
đồng, đồ gốm phản ánh cồng, chuông,... tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh; mình.
5
sinh động cuộc sống của - Các hoạt động múa thực hành nghi lễ nông
người Việt cổ. giao duyên nam nữ. nghiệp cầu mong mùa
màng bội thu.

c) Tổ chức xã hội và nhà nước


Tổ chức xã hội và nhà nước Văn Lang
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang:
+ Thời gian ra đời: khoảng thế kỉ VII TCN.
+ Phạm vi: ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay.
+ Kinh đô: Phong Châu (Phú Thọ ngày nay.)
- Tổ chức nhà nước Văn Lang:
+ 15 bộ, giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính.
+ Xã hội bao gồm những người quyền quý, dân tự do (nông dân công xã, thợ thủ công) và nô tì.
- Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:
+ Nhà nước hình thành từ trung ương đến địa phương nhưng sơ khai, tổ chức đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có
vài chức quan).
+ Chưa có quân đội, chưa có luật pháp, nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản nhà nước. Khi có chiến
tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.
Tổ chức xã hội và nhà nước Âu Lạc
- Sự ra đời nhà nước Âu Lạc:
+ Ra đời năm 208 TCN.
+ Tổ chức bộ máy: An Dương Vương đứng đầu, giúp việc là các lạc hầu.
- Chức năng của kinh đô: thành Cổ Loa “dài đến ngàn trượng, cao và xoáy trôn ốc” để phòng vệ, là kinh đô,
vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
- Nước Âu Lạc vừa kế thừa vừa có nhiều phát triển hơn so với nước Văn Lang (..................)
Thực hành
I. Một số câu trắc nghiệm
Câu 1. Nền văn minh Văn Lang - Ân Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?
A. Khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. B. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn. D. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.
Câu 2. Điều kiến tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh.
B. Đất đai phì nhiêu, máu mỡ, có nhiều sông lớn
C. Khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
D. Địa hình chủ yếu là núi với nhiều cảnh quan đẹp.
Câu 3. Cơ sở kinh tế tác động đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là:
A. Kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
B. Hoạt động thương mại đường biển phát triển từ sớm.
C. Các tuyến đường biển thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển.
D. Trồng trọt, chăn nuôi phát triển, đặc biết là nghệ nóng trồng lúa nước.
Câu 4. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây?
A. Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội.
B. Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thế lực.
C. Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến.
D. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì.
Câu 5. Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. Ở nhà sàn, di chuyển bằng voi, ngựa.
B. Ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.
C. Ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa.
D. Ở nhà trệt, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không thể hiện nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu
Lạc?
6
A. Có nghi thức thờ thần Huỷ diệt, thần Sáng tạo.
B. Hoạt động âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống.
C. Có tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh.
D. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình.
Câu 7. Những biểu hiện nào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang?
A. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng nó bắn trăm phát trăm trúng, có thành lũy
vừa là kinh thành, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.
B. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kĩ thuật quân sự ngày càng hiện đại.
C. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn.
D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên mỗi lần, có thành luỹ vừa là kinh đô vừa là
căn cứ quân sự vững chắc.
Câu 8. Hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là
A. Thạp đồng B. Trống đồng C. Cày đồng D. Cung nỏ thần Kim Quy.
Câu 9. Tín ngưỡng đặc trưng nhất của người Việt cổ còn lưu truyền đến ngày nay là
A. thờ cúng tổ tiên. B. thờ cúng các linh vật.
C. tín ngưỡng phồn thực. D. sùng bái linh vật.
Câu 10. Việc thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông...là biểu hiện
A. tín ngưỡng sùng bái các lực lượng tự nhiên. B. tín ngưỡng đa thần của người Việt
C. của tục mê tín dị đoan. D. người Việt cổ muốn hòa nhập với thiên nhiên.
II. Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn bè về các lễ hội của người Việt cổ còn lưu truyền đến nay
(ví dụ: lễ hội Đền Hùng, lễ hội Cầu mưa...)
+ Địa điểm.
+ Ngày tổ chức lễ hội.
+ Đặc điểm.
+ Giá trị đối với ngày nay.

BÀI 11. VĂN MINH CHĂM-PA, VĂN MINH PHÙ NAM


1. Văn minh Chăm-pa
a) Cơ sở hình thành
* Điều kiện tự nhiên
- Hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.
- Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
- Có những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.
- Đường bờ biển dài. Là nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài.
* Dân cư
- Cư dân bản địa là những người nói tiếng Môn cổ sáu đó một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo di
cư đến  2 Nhóm cộng cư trở thành chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.
b) Những thành tựu tiêu biểu
* Đời sống vật chất
- Ăn: Gạo nếp, gạo tẻ, các loại kê, đậu, cá, tôm, ốc...
- Trang phục: quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.
- Ở: + Vua thường ở trong lầu cao; + Dân thường ở nhà sàn dựng bằng gỗ.
- Đi lại: thuyền là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đều uốn cong.
- Kĩ thuật làm đồ gồm và xây dựng đền tháp phát triển. Sản phẩm từ nghề gốm: tượng phù điêu trang trí kiến
trúc đền tháp, gốm trắng men, gốm gia dụng....
* Đời sống tinh thần
- Chữ viết: tiếp thu chữ Phạn, sử dụng phổ biến trên các văn bia.
- Văn học:(Nêu tên tác phẩm tiêu biểu)
+ Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, văn bị kí, sử thi,...
+ Văn học viết: thơ, trường ca,...
7
- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mộ chum.
- Tôn giáo:
+ Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, sùng bái các vị thần Hin-đu.
+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội.
- Nghệ thuật: Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo thể hiện qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang
sức,... (Nêu tên công trình tiêu biểu)
- Âm nhạc và ca múa: phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trống,...
- Lễ hội đa dạng: (Sưu tầm lễ hội tiêu biểu)
* Tổ chức xã hội và nhà nước
- Tổ chức xã hội:
+ Sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.
+ Cư dân nhận ruộng đất cày cấy và thực hiện nghĩa vụ thuế khoá, lao dịch với nhà nước.
- Tổ chức nhà nước:
+ Thời gian ra đời...............
+ Được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế.
 Nhà vua là chủ sở hữu tối cao.
 Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương.
+ Cả nước chia thành nhiêu châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.
2. Văn minh Phù Nam
a) Cơ sở hình thành
* Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí - Hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu Long.
- Tiếp giáp biển, có nhiều nơi thuận lợi cho việc tránh bão, neo đậu thuyền bè của các
thương nhân nên cư dân Phù Nam sớm có điều kiện giao lưu với nền văn minh của
nhiều quốc gia khác, đặc biệt là nền văn minh Ấn Độ.
Sông ngòi Hệ thống Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đổ ra biển.
Địa hình Khu vực thấp, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng lúa nước.
* Dân cư
Chủ nhân của văn minh Phù Nam chủ yếu là cư dân bản địa (người Môn cổ) kết hợp với một bộ phận
cư dân di cư đến.

b) Những thành tựu tiêu biểu


* Đời sống vật chất
- Ăn: lúa gạo, các loại rau, củ, quả, tôm, cá,...
- Trang phục:
+ Dân nghèo dùng vải may quần áo; nhà giàu dùng tơ lụa, gấm.
+ Phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quấn làm váy.
+ Thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, vàng, bạc,...
- Ở: sống chủ yếu trong các nhà sàn bằng gỗ.
- Đi lại: thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển.
* Đời sống tinh thần
- Chữ viết: các loại văn tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn.
- Nghệ thuật: kĩ thuật chế tác đồ trang sức, kĩ thuật dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc.
- Tín ngưỡng và tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo được tôn sùng; sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn.
*Tổ chức xã hội và nhà nước
- Tổ chức xã hội: Các xóm làng (phum, sóc), gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, cùng sinh sống trên
một khu vực.
- Tổ chức nhà nước:
+ Thời gian ra đời:
+ Được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao. Giúp việc cho
vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

8
+ Tiến hành chinh phục nhiều vương quốc.
Một số câu hỏi trắc nghiệm thực hành
Câu 1. Nền văn minh Chăm-pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Vùng duyên hải và một phân cao nguyên miền Trung.
B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trưng Bộ.
C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung.
D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ.
Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nền
văn minh Chăm-pa:
A. Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.
B. Khi hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.
C. Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
D. Bờ biển dài tạo điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài.
Câu 3. Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm-pa là:
A. Những người nói tiếng Thái và tiếng Môn - Khơ-me.
B. Sự hòa hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt.
C. Những người nói tiếng Môn có và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
D. Cư dân nó tiếng Mã Lai - Đa Đảo với cư dân đến từ bên ngoài.
Câu 4. Những thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của cư dân Chăm-pa là kĩ thuật:
A. Làm đồ gốm và xây đựng đền tháp. B. Đúc đồng và kĩ thuật in.
C. Rèn sắt và làm thuốc súng. D. Đúc đồng và làm thuốc súng.
Câu 5. Nền văn minh Phù Nam được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung.
D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.
Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng cơ sở hình thành của nền văn minh Phù Nam?
A. Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực đồng bằng sông Cửu Long.
B. Nguồn nước dồi dào, hệ thông sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi làm nông nghiệp và đi lại.
C. Có vị trí địa li tiếp giáp biển, thuận lợi cho việc giao lưu với các nền văn minh bên ngoài.
D. Chủ nhân của nên văn minh Phù Nam là cư dân nói tiếng Mã Lai - Đa Đảo.
Câu 7. Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh:
A. Trung Hoa. B. Ấn Độ. C. Ai Cập. D. Hy Lạp.

Chú ý làm bài Luyện tập cuối mỗi bài học

You might also like